Vào đời Tống, thiền sư Thanh Thảo Đường nghiêm trì giới hạnh, đã sống đến hơn chín mươi tuổi. Có nhà họ Tăng thường cúng dường thiền sư rất nhiều lần, đủ các món y phục, thức ăn uống… Thiền sư cảm lòng thành ấy, hứa sẽ thác sinh vào nhà họ Tăng.
Về sau, nhà họ Tăng có vị phu nhân sinh con trai, sai người đến chỗ thiền sư Thảo Đường xem thì thấy ngài đã ngồi mà viên tịch. Đứa con trai sinh ra đó, sau chính là Tăng Lỗ Công. Vì đời trước từng tu phước tuệ, nên còn trẻ tuổi đã đỗ đại khoa, sau làm một vị quan Tể tướng hiền đức.
Lại vào cuối đời nhà Minh, vùng Chiết Giang có vị tăng hiệu là Đại Thành, thường xuống núi hóa duyên rồi mang về chùa cúng dường chúng tăng. Đường về chùa đi ngang qua nhà họ Sử. Nhà ấy tin kính Phật, bất cứ khi nào có chư tăng hóa duyên đi ngang qua đều giữ lại cúng dường. Hôm nào vị tăng Đại Thành quay về chùa mà cơm không đầy bát, Sử quân lập tức vào nhà lấy cơm thêm vào cho đầy.
Nhà họ Sử từ lâu chưa có con trai. Một hôm, người vợ của Sử quân bỗng có thai. Lúc sắp đến ngày sinh nở, chợt thấy vị tăng Đại Thành đến nhà, chạy thẳng vào phòng ngủ. Mọi người nhìn thấy đều lấy làm kinh dị, vội đuổi theo vào thì không thấy gì cả. Sau đó, phu nhân hạ sinh một bé trai. Ngày hôm ấy không thấy vị tăng Đại Thành đi hóa duyên ngang qua nhà, liền lên chùa dò hỏi mới hay trong cùng ngày hôm đó ngài đã viên tịch. Sử quân nhân đó liền đặt tên cho con trai là Sử Đại Thành.
Đứa bé hết sức thông minh, hiếu hạnh, từ lúc ở trong thai đã khiến người mẹ chỉ ăn toàn thức ăn chay lạt, về sau cũng giữ giới đến suốt đời. Đến khoảng năm Ất Mùi niên hiệu Thuận Trị thi đỗ Trạng nguyên.
- Lời bàn:
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Niệm Phật Cầu Sinh Tịnh Độ
Nguyên tác Hán văn: Tây Quy Trực Chỉ
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
A Di Đà Phật…
Xin chào các liên hữu:
Cho đệ hỏi:
Niệm Phật như thế nào thì mới thành tựu???
Niệm Phật như thế nào mới nắm chắc mình vãng sanh Tây phương cực lạc trong đời này???
Xin chân thành cảm ơn các liên hữu lý giải dùm cho.
A Di Đà Phật………
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi Huynh Tịnh Độ cùng các bạn Sen,
Chúng ta cùng tham khảo 7 điều HT Tịnh Không chỉ dạy về niệm Phật, từ đó cùng nhau tư duy, quán xét xem mình đang niệm Phật ở giai đoạn nào để tự mình sửa đổi và tinh tấn tu đạo nhé.
BẢY LỜI DẠY HỮU ÍCH CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG
1. Duyên hợp duyên tan, khi hợp thì không sanh tham luyến, khi tan thì cũng không bi thương, mãi mãi gìn giữ tâm bình thường của bạn. Bình là bình đẳng, không khởi sóng động, thường là vĩnh viễn giữ gìn cái tâm bình lặng đó của bạn, tâm thanh tịnh không khởi sóng động, trong nhà Phật có một danh từ gọi là Tam muội (chánh định), cũng gọi thiền định. Cho nên thiền định không nhất định ngồi chéo chân quay mặt vào vách, thiền định chân thật chính là mỗi giờ mỗi phút đều giữ gìn tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, đó là chánh định, nên gọi là đi đứng nằm ngồi đều ở trong định. Vào được cảnh giới này, trong Phật Pháp gọi là Thánh Nhân, đó là Phật Bồ Tát, vậy thì không phải là người thông thường. Người thông thường luôn là có tâm tư, tâm tư luôn là không tránh khỏi tham-sân-si-mạn, những phiền não này đang làm chủ.
2. Phiền não tập khí quá sâu, quá nặng, chẳng thể sửa đổi trong một sớm, một chiều, nhưng nhất định phải thay đổi. Thay đổi là gì? Mỗi năm một nhẹ hơn, mỗi tháng một nhẹ hơn, đó là hiện tượng tốt. Nếu hoàn toàn chẳng thay đổi, chắc chắn vãng sanh bị chướng ngại. Nếu càng học Phật, càng ngạo nghễ, ngã mạn, càng cảm thấy chính mình phi phàm, phiền phức lớn lắm, chẳng những không thể vãng sanh, mà sợ rằng trong đời này, còn chuốc phải ma chướng. Vì thế, đối với chúng sanh phải cung kính.
Đối với hết thảy các thứ văn hóa, nghệ thuật trong thế gian phải buông xuống, những thứ ấy là chuyện để sướng mắt khoái lòng trong thế gian, tăng trưởng cái tâm tham, tăng trưởng sự si luyến của con người. Vì thế, phải buông xuống, chớ nên chấp trước (dính mắc). Có thể xem, nhưng quyết định đừng chấp trước. Một bức danh họa, một tác phẩm nghệ thuật, một món đồ cổ mấy ngàn năm, trong nhà quý vị cất giữ những món đồ quý báu. Thôi rồi! Lòng quý vị vướng mắc nơi đó, sẽ chẳng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới được đâu! A Di Đà Phật đến tiếp dẫn quý vị, quý vị còn vương vấn đồ cổ, làm sao đi được? Vậy là không xong rồi! Vì thế, người học Phật đối với hết thảy các pháp trong thế gian chớ nên yêu mến, hễ có món gì yêu mến sẽ đều là chướng ngại.
3. Tâm thanh tịnh của chúng ta, tâm từ bi của chúng ta vĩnh hằng không thay đổi, phải làm cho nó ngày ngày thêm lớn, mỗi năm tăng trưởng; nguyện của chính mình, bổn nguyện thanh tịnh, vì tất cả chúng sanh phục vụ, mỗi niệm vì người khác không vì chính mình, phải vĩnh hằng mà kiên trì. Đó gọi là trị gốc. Cái thế gian này tai nạn có nhiều hơn, bạn cũng không nhiễm phải, vì sao vậy? Bạn không có tạo cái nghiệp này. Ôn dịch cũng là oan nghiệp, bạn không kết với chúng cái nghiệp này thì chúng sẽ không tìm bạn, bạn cùng với những chúng sanh kết cái oán này thì họ sẽ tìm đến bạn, đó là cảm ứng tương thông, không sót mảy trần. Chúng ta thường hay tụng kinh niệm Phật hồi hướng cho tất cả chúng sanh khổ nạn, chúng không thể chuyển, chúng ta hồi hướng cho chúng là trị ngọn, chính chúng ta thì phải trị gốc, chúng ta không có gốc thì chúng ta không có đủ sức mạnh để trị ngọn, rất khó có ra hiệu quả. Chính chúng ta chân thật có tu hành, chân thật quay về thanh tịnh, vậy thì hồi hướng của chúng ta đích thực sẽ sanh ra sức mạnh, sẽ có sự giúp đỡ đối với xã hội.
4. Tâm của bạn không thanh tịnh, tâm không lương thiện thì bạn chắc chắn không thể vãng sanh, bạn phải ghi nhớ. Không thể nói niệm Phật thì có thể vãng sanh, không hề có việc dễ dàng như vậy.
Niệm Phật là phương tiện. Phải niệm đến tiêu chuẩn nào thì mới có thể di dân qua được? Phải niệm đến tâm thanh tịnh, tâm từ bi. Tâm thanh tịnh và tâm từ bi đều là chân tâm. Tâm địa của bạn không thanh tịnh, tâm địa không từ bi, người xưa nói, cho dù bạn một ngày niệm mười vạn danh hiệu Phật, có câu là: “Đau mồm rát họng cũng chỉ uổng công”. Đây chính là người thông thường nói: “Tu học nhà Phật là trọng thực chất, không trọng hình thức”, hình thức không quan hệ gì. Thực chất là gì? Tâm thanh tịnh, tâm từ bi của bạn. Chúng ta tổng hợp Kinh Giáo Đại Thừa dạy bảo chúng ta, chúng ta viết hai mươi chữ: “Chân Thành, Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Chánh Giác, Từ Bi”; “Nhìn Thấu, Buông Xả, Tự Tại, Tùy Duyên, Niệm Phật”. Quả nhiên chúng ta đầy đủ những điều kiện này thì chắc chắn vãng sanh, khi lâm chung một niệm – mười niệm đều được sanh. Cho nên, làm việc, đối nhân xử thế tiếp vật ngay trong cuộc sống thường ngày, chúng ta phải dùng tâm chân thành, phải dùng tâm thanh tịnh. Chân thành thì chắc chắn không có hư ngụy, chắc chắn không có hư giả. Tâm thanh tịnh thì chắc chắn không có vọng tưởng (vọng niệm), phân biệt, chấp trước (dính mắc). Có chấp trước thì không thanh tịnh, có phân biệt thì không bình đẳng, có vọng tưởng thì không chân thành. Chân thành, thanh tịnh, bình đẳng chính là thảy đều đoạn hết vọng tưởng, phân biệt, chấp trước.
5. Chúng ta niệm A Di Đà Phật, niệm A Di Đà Phật là phương pháp tu định, điểm này các bạn nhất định phải hiểu cho rõ ràng. Sự tu hành của Phật Pháp, bất kể Đại Thừa, Tiểu Thừa, Tông môn, Giáo Hạ, Hiển giáo, Mật giáo, tất cả đều là tu thiền định, pháp môn nào cũng không thể lìa khỏi Giới Định Huệ. Định là điểm then chốt của tu hành. Nếu như phương pháp tu học của họ mà trái ngược với giới định huệ, đây chắc chắn không phải Phật Pháp. Nếu như là Phật Pháp, bất kể pháp môn nào, nhất định là tương ưng với giới định huệ, chỉ là phương pháp tu giới định huệ không giống nhau, cách thức không như nhau, nhưng phương hướng và mục tiêu chắc chắn là nhất trí. Đây là Phật Pháp. Cho nên, Kinh Điển Phật Pháp gọi là tam tạng Kinh-Luật-Luận, sao có thể trái ngược tam tạng? Tương ưng với tam tạng, đó là phước huệ song tu. Một câu A Di Đà Phật này, bạn niệm đến tâm địa thanh tịnh, tham sân si mạn không khởi, đây là huệ, bên trong có định, có huệ. Bạn đem tâm đại từ bi ở trong tự tánh thanh tịnh của mình niệm ra rồi. Nếu như nói cạn một chút, đây là đem Từ Bi Hỷ Xả, Tứ Vô Lượng Tâm ở trong tâm tánh của mình niệm ra rồi. Đây là phước báo. Thiên nhân Sơ Thiền đã đem Từ Bi Hỷ Xả niệm ra rồi.Càng lên trên nữa thì Tứ Vô Lượng Tâm này sẽ càng là đích thực vô lượng. Không cần người khác mời gọi, vẫn toàn tâm toàn lực vì chúng sanh phục vụ. Khởi tâm động niệm, lời nói việc làm, không có gì không phải vì lợi ích chúng sanh, giúp đỡ chúng sanh lìa khổ được vui, đây là tu phước. Chúng ta niệm Phật, cách niệm này mới gọi là phước huệ song tu, mới có thể thọ dụng được đất phước của Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Bản thân chúng ta có phước, đất phước người phước ở. Người có phước mới có thể vãng sanh Thế giới Cực Lạc, người không có phước không thể vãng sanh. Nghĩ đến chỗ này chúng ta mới hiểu rõ, biết mình cần phải làm như thế nào.
6. Nếu như bạn tu hành không thể thành tựu, hay nói cách khác, ý niệm tự tư tự lợi bạn không thể quên đi, danh vọng lợi dưỡng, tham-sân-si-mạn không hề xả bỏ. Vì sao vậy? Bên trong chỉ cần có những thứ này tồn tại, bên ngoài hoàn cảnh nhân sự sẽ nhiễu loạn bạn, chướng ngại bạn, hoàn cảnh vật chất cũng sẽ quấy nhiễu bạn, cũng sẽ chướng ngại bạn, vậy thì bạn không thể thành tựu. Nếu như bên trong bạn thanh tịnh, thì người và sự vật bên ngoài quấy nhiễu đều không khởi được tác dụng. Phàm hễ bạn bị quấy nhiễu từ bên ngoài là do bên trong có nội tặc, có nội ứng. Nếu bên trong không có nội ứng thì thế lực bên ngoài có lớn hơn, nó cũng không có cách nào quấy nhiễu bạn. Nội tặc của chúng ta chính là phiền não, chính là phải quấy nhân ngã, tham-sân-si-mạn không thể buông xả. Cho nên sóng động nho nhỏ bên ngoài mà chúng ta không thể giữ vững thì liền bị chướng ngại. Đây là nguyên nhân khiến chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay, đời đời kiếp kiếp tu hành không thể thành công. Ngay trong đời này bạn tường tận rồi, có thể đem nhân tố không thể thành công này tiêu trừ đi, con đường vãng sanh Tịnh Độ của bạn chẳng phải không có chướng ngại hay sao? Ổn định, vững vàng, thuận lợi, bền chắc thì thành tựu rồi.
Thân thể này của chính mình vẫn chưa rời khỏi, tận lượng đem pháp môn niệm phật này giới thiệu cho người khác. Chúng ta hy vọng chính mình vãng sanh Cực Lạc, luôn là muốn dẫn thêm nhiều người cùng đi. Nếu chỉ có một mình ta đi đến bên đó thì thật là hổ thẹn, cho nên dẫn được càng nhiều người thì càng thù thắng. Dẫn đi bằng cách nào? Trước tiên chính mình phải y giáo phụng hành. Đây là khuyên bảo người khác phải dùng thân giáo, còn chính ta phải thật làm thì người khác mới chịu tin tưởng. Ta chính mình không thể y giáo phụng hành, dùng lời nói để khuyên người khác, người khác chưa chắc tin tưởng, “Anh nói được hay như vậy, tại vì sao anh không làm? Anh bảo tôi làm, tại vì sao anh không làm?”, họ sẽ nghi hoặc. Vì vậy bạn làm rồi thì mới nói, như vậy thì mọi người không có lời gì để nói, chân thật có thể khuyên người. Cho nên, ý niệm bố thí cúng dường mỗi giờ mỗi phút phải có, không thể không có cái tâm này, không thể không có cái ý niệm này. Nếu nói được rõ ràng hơn một chút, ý niệm tận tâm tận lực giúp đỡ người khác. Quan trọng nhất ngay trong tất cả giúp đỡ, pháp cúng dường là cao nhất.
Trong “Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm” nói được rất rõ ràng, rất tường tận: “Bố thí bảy báu đại thiên thế giới đều không sánh bằng cúng dường pháp bốn câu kệ”. Vì sao vậy? Cúng dường pháp có thể khiến cho chúng sanh giác ngộ. Cúng dường tài có nhiều hơn, họ không thể giác ngộ, họ không đạt được lợi ích chân thật, hay nói cách khác, họ không thể ra khỏi sáu cõi luân hồi, không thể ở ngay trong một đời này thành Phật, không thể ở ngay trong một đời giải thoát, vậy thì sự cúng dường đó không phải là chân thật. Đạo lý này chúng ta nhất định phải hiểu. Cho nên, chúng ta phải biết tu pháp cúng dường. Pháp cúng dường chính là đem Kinh Điển này (Kinh Vô Lượng Thọ), phương pháp tu hành này (pháp môn niệm phật) giới thiệu cho người khác. Người khác không tiếp nhận cũng không hề gì, một lần không tiếp nhận thì mười lần, mười lần không tiếp nhận thì một trăm lần, một ngàn lần, một vạn lần, đến sau cùng cũng sẽ miễn cưỡng tiếp nhận.
Một câu A Di Đà Phật chúng ta niệm đến cùng, quyết không thay đổi. Chúng ta làm như vậy và cũng dạy người khác làm như vậy. Niệm câu Phật hiệu này nhất định có chỗ tốt. Họ hỏi bạn: “Tốt ở chỗ nào vậy?”. Nếu có thể nói thì nói cho họ nghe, còn không thì bạn có thể nói với họ: “Bạn cứ niệm đi thì nhất định có chỗ tốt, sau này bạn chính mình sẽ biết được”, vậy thì được rồi. Lời nói này đều là thật, không hề giả chút nào.
7. Người tu Tịnh Độ phải đặc biệt chú ý tâm tịnh. Tu điều gì? Tu tâm thanh tịnh. Tâm tịnh, ắt cõi Phật sẽ tịnh.
Tâm thanh tịnh là gì? Trong tâm có phiền não bèn chẳng thanh tịnh. “Phiền não” chỉ thất tình, ngũ dục, tham, sân, si, mạn, có thị phi (phải quấy), nhân ngã (ta người), có phân biệt, chấp trước (dính mắc) là chẳng thanh tịnh! Tâm thanh tịnh khó lắm! Tuy khó, chẳng thể không tu! Dẫu cho thời gian giữ được thanh tịnh không dài, nhưng hằng ngày quý vị phải đạt thanh tịnh trong một thời gian ngắn. Cái tâm niệm Phật là tâm thanh tịnh. Trong tâm quý vị chỉ có một câu A Di Đà Phật, đó là tâm thanh tịnh. Một câu Phật hiệu tương ứng với đại nguyện lực của Tây Phương Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật. Quý vị phải nhớ: Tâm niệm Phật là tâm thanh tịnh. Khi niệm Phật khởi vọng tưởng (vọng niệm), tâm chẳng thanh tịnh. Chúng ta niệm Phật để tu điều gì? Tu tâm thanh tịnh. Quý vị phải hiểu rõ đạo lý này. Do vậy, người niệm Phật phải thấy thấu suốt và buông xuống thân tâm, thế giới, bớt một phần tham luyến, bớt một phần chấp trước, sẽ nắm vững vãng sanh thêm một phần. Điều này rất quan trọng.
(Nguồn chuaadida.com)
Niệm Phật đến công phu thành khối trở lên thì được coi là thành tựu nha bạn !
Việc tu hành, sám hối ,… tốt nhất nên tự hỏi bản thân mình là hay nhất bạn à. Mình tu tới đâu , sửa lỗi được bao nhiêu chỉ có bản thân mình là rõ nhất.
Chúc bạn sớm thành tựu !
A Di Đà Phật!
Cứ chân thành và nỗ lực niệm Phật thôi. Đừng nghĩ nhiều
Cố gắng ăn chay và thực hành phóng sinh hoặc bố thí nữa thì càng tốt
Xin chia sẻ quan điểm của tôi là vậy
Mình tu trì hời hợt quá, câu niệm phật thật giống như là nhai cơm nguội vậy, rất chán. Các vị thiện tri thức cho mình lời khai thị với, làm sao để thật vì sanh tử
A Di Đà Phật
Đạo hữu Tịnh Hòa kính mến!
Hữu duyên MD có mấy lần đọc phúc đáp của TH, biết TH cũng là người có kiến thức về Phật pháp, song hôm nay lại “nhờ” các đạo hữu khai thị cho mình. Hẳn TH cũng biết chúng ta đều là vâng giữ lời dạy của Phật, Tổ; sau đó dung nạp và truyền tải những lời di huấn các Ngài. Vậy sao TH không tự mình đọc và ngẫm xem bản thân cần tăng thêm sự gì, giảm sự gì để trở về trung đạo?
Riêng MD nghĩ hạn hẹp rằng: việc niệm Phật nếu TH cảm thấy “giống như nhai cơm nguội” thì chắc chắn sinh tử sẽ giống như việc nấu cơm rồi… Không biết nơi TH ra sao, ở MD cứ vài ba ngày đều nghe tiếng trống, có sáng vừa ngủ dậy bỗng nghe vọng lại ba tiếng trống, cảm giác rợn cả tóc gáy vì cái chết rồi sẽ đến lượt mình.
Tối hôm qua niệm Phật rất giãi đãi, vừa chợp mắt thì ác mộng kéo đến, trong mơ lập tức nhiếp tâm niệm Phật. Tỉnh giấc chợt nhận ra “mấy vị này” đúng là đại ân nhân, vì nếu “họ” không “hù nhát” chắc mình sẽ tiếp tục giãi đãi. Thật sự họ là ai? Cũng là bà con của ta từ nhiều đời nhiều kiếp, vì thấy mình không tu hành siêng năng nên sanh tâm tức giận, họ ở nơi ác đạo đều từng giây phút mong ngóng chúng ta thành tựu. Thật đáng thương thay! Thương cho chúng sanh ở ác đạo thì ngày đêm ngóng trông, thương cho chúng ta có cơ hội tự giải thoát- độ chúng sanh giải thoát mà để luống qua.
Đôi dòng tâm tư cùng TH như vậy, MD không chỉ gửi đến TH mà đấy cũng là lời cảnh tỉnh bản thân “kiếp này không thoát khỏi Tam giới, phải đợi đến vô lượng kiếp sau… ”
Nam Mô A Di Đà Phật
Mình mới phát tâm không lâu cho mình hỏi vài câu hỏi:
Mình nghĩ nếu chúng ta tu để vãng sanh về Cực Lạc để làm Phật nhưng mà chúng ta thành Phật để làm gì? Mình biết mình phải thanh tịnh bình đẳng giác nhưng mình không rõ sao thành Phật lại có ý nghĩa tới mức như vậy? Em không thối tâm mà em chỉ nghĩ rằng em biết là lựa chọn mục tiêu này là đúng là con đường sáng nhưng em không hiểu rõ lắm tại sao nó lại sáng tới vậy?
2/ Em coi một bài đăng của PS Tịnh Không trên facebook thì em không hiểu khúc này
“Vô lượng phiền não được quy nạp thành một trăm lẻ tám loại, rồi lại quy nạp thành hai mươi sáu thứ, bao gồm sáu căn bản phiền não và hai mươi tùy phiền não. Lại quy nạp thành sáu căn bản phiền não là tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, rồi lại quy nạp thành ba độc tham, sân, si. Ba độc lại quy nạp thành một thứ là Tham.”
Tại sao ba độc tham sân si lại quy nạp về tham?
A Di Đà Phật
Bạn Ly ly
Theo mình hiểu thì những thứ không thuộc về mình mà mình cứ nhận nó thuộc về mình thì cũng gọi là tham.Mọi thứ thế gian đều là huyễn tướng,không thuộc về mình,cuối cùng rồi nó cũng sẽ rời bỏ mình mà đi.Nếu ta cứ nhận nó thuộc mình thì sẽ muốn nắm bắt,tức là tham.Đến khi nó đi rồi,cứ muốn níu kéo nó mà ko được thì sẽ sanh ra SÂN.Khi sân rồi thì lại tiếp tục hành động mù quáng gọi là SI.Khi đã SI rồi thì lại càng tham phi tham tức là tham cái không thể tham được nhưng vẫn cứ tham.Cho nên nói dàn trải thì là ba độc tham,sân,si.Nhập 3 vào 1 thì một chữ THAM cũng hàm chứa đủ mọi phiền não
-Người học Phật mà không THAM thì như thuyền đi xuôi gió.Thật sự không tham rất khó.Nhiều người thông minh,vẫn biết chuyện này là ko nên nhưng vì tham người ta vẫn làm.Tham tiền,tình,danh,tri thức,…đều là tập khí sâu dày nên rất khó bỏ.
Thành Phật thì khôi phục lại tánh linh của mình,giống như người bệnh khôi phục lại sức khỏe vốn sẵn có trước kia của mình.Có ai đang bệnh mà lại không muốn khôi phục lại sức khỏe của mình. Thanh tịnh bình đẳng giác là chân tâm vốn sẵn có cuả mỗi chúng sanh khi chưa bị phiền não che phủ.
A Di Đà Phật
Kính chào bạn Ly Ly,
PH xin phép được chia sẻ với bạn đôi điều như sau.
1. Tu thành Phật là tự độ mình thoát khổ lại độ người khác thoát khổ. Phật dạy có 8 loại khổ. Trong đó có hai loại khổ mà tất cả chúng sanh nào cũng đều cũng phải trải qua đó là Sanh khổ và Chết khổ. Sanh khổ thì có thể bạn chưa hình dung được, nhưng Chết khổ thì chắc bạn có thể thấy được. Người chết phải lìa xa tất cả những người thân yêu, đang dở tất cả những ước muốn, nên trong lòng rất đau thương, thống khổ. Với người có bệnh thì lúc đó cơ thể lại đau đớn không tả xiết, rất là khổ sở. Đến khi chết đi nếu may mắn được sanh làm người thì còn đỡ, nếu do nghiệp ác đã tạo tác mà tái sanh vào các đường ác như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì rất khổ. Ví dụ như sanh vào làm súc sanh, tùy ý bị người ta giết hại, có đau đớn khổ sở kêu than thì cũng không tài nào thoát được, khổ biết chừng nào! Khi ta tu thành Phật thì vĩnh Viễn lìa hết tất cả các loại khổ, thân tâm an lạc thanh tịnh lại giúp cho các chúng sanh có duyên được an lạc thanh tịnh như ta. Cho nên, việc tu tập thành Phật mới có ý nghĩa đến như vậy.
2. Tham ở đây theo PH hiểu là tham chấp Ngã. Tất cả chúng sanh do tham chấp ngã mà luân hồi không dứt, sanh đây chết kia liên tục không ngừng. Tham chấp Ngã nghĩa là tham chấp có một cái là Ta đang hằng hữu, chấp này có các mức từ Thô đến Tế. Tham chấp Ngã là Si, do tham chấp ngã nên sanh ra Tham (1), Sân. Tham (1) này là tham tất cả những gì liên quan đến Ngã: tham được có thân, tham các thứ làm thân và tâm khoái lạc như vợ con, của cải, danh vọng,.. tham các ý niệm của Ngã (chấp rằng ý mình thì đúng, khác ý mình thì là sai)… Khi Tham (1) không được thỏa mãn thì sanh ra Sân. Từ 3 độc tham sân si này mà sanh ra vô số phiền não. Cho nên, theo PH hiểu cái tham mà ngài Tịnh Không quy nạp là tham chấp Ngã và nó có ý nghĩa khác với cái Tham( 1) trong ba độc Tham Sân Si. PH chia sẻ theo cách hiểu của mình như vậy, bạn tham khảo nhé. Có thể không giống với ý ngài Tịnh Không. Để chắc chắn, bạn cần tìm xem các bài giảng có liên quan đến ý này từ Hoà thượng Tịnh Không thì mới đảm bảo là hiểu đúng ý của ngài.
Kính chúc bạn thường tinh tấn.
Năm Mô A Đi Đà Phật.
Cảm ơn hai đạo hữu đã hồi đáp. Cho mình hỏi thêm câu này
1/ Mình từng thấy một hồi đáp của một đạo hữu trên đây. Thì theo mình hiểu là ý của đạo hữu ấy nếu niệm Phật mà tham sân si nghi mạn chấp trước không giảm thiểu thì việc học pháp không có lợi lạc. Mà mình cảm thấy có gì đó quá khó với mình, với một người tu học không biết tâm sự tất cả mọi chuyện tu với ai cả. Mình chỉ đôi lúc có thể đè nén được bằng câu niệm hoặc kiểu kiểu như bên ngoài mình chỉ giỡn giỡn với bạn bè là cố kìm nén sân si hết sức có thể. Mình nhiều lúc không biết quán xét tâm mình, mình không thấy những chỗ vi tế. Mình thừa nhận mình có tính chấp nặng mình đang cố để kìm nhưng những lúc mình bị dính mắc mình không biết quán xét nhất là mấy ngày nay mình rất hay bị dính mắc vì 1 người trong lớp mình.
Nên mình thắc mắc làm thế nào để hiểu rõ tâm mình? Mình chỉ là cần niệm Phật nhưng niệm với tâm chấp trước sân si thì mình nghĩ không thực sự lợi lạc
Kính chào bạn Ly Ly,
Với những người phàm phu mới tu, hạ căn như chúng ta thì việc giảm được các loại Tham Sân Si là điều vô cùng khó. Đó là kết quả của cả một quá trình dài lâu chứ chẳng phải có thể đạt được trong một vài ngày hay một vài tháng. PH xin chia sẻ với bạn các việc có thể giúp bạn như sau.
– Nghe pháp: để hiểu rõ tại sao phải giảm và chấm dứt các tập khí tham, sân, si,… Đây chỉ là bước khởi đầu, bởi vì dù nghe và hiểu nhưng vẫn chưa thể áp dụng được nên đó là chỉ hiểu suông thôi, do chưa có công phu thật sự.
– Niệm Phật: cần phải siêng năng và chú tâm. Siêng năng nghĩa là ngoài thời khóa niệm Phật thì những lúc rảnh rỗi cũng đều nhớ cố gắng niệm Phật, dần dần phải tập bỏ các thú vui vô bổ của thế gian như xem phim, nghe nhạc,.. để có được nhiều thời gian niệm Phật hơn. Chú tâm nghĩa là sự tập trung, đem hết cả tâm ý vào câu Phật hiệu. Đây là bước khó nhất so với hai việc nghe pháp và siêng năng. Khi niệm Phật bạn cần tập trung hết cả tâm ý của mình vào câu niệm Phật, không nghĩ qua việc khác. Nếu nghĩ qua việc khác thì phải nhanh chóng nhớ lại và tập trung vào câu niệm Phật. Cố gắng khi miệng niệm hoặc tâm niệm một chữ thì chú tâm nghe cho rõ chữ đó. Cứ từng chữ, từng chữ cho rõ ràng thì dần dần sẽ có kết quả. Đừng tham niệm nhanh, niệm nhiều mà không rõ, không tập trung. Quan trọng là phải rõ từng tiếng, niệm tới đâu thì tâm theo sát tới đó. Như PH đã chia sẻ, đây là việc rất khó. Dù vậy, chỉ cần kiên trì là bạn sẽ làm được. Lúc ban đầu có thể ngay cả trong một câu Phật hiệu bạn cũng không tập trung được, tuy nhiên chỉ cần bạn kiên trì, dần dần sẽ có kết quả. Tới một lúc, bạn sẽ dễ nhận thấy được các ý niệm đổi thay trong tâm, nghĩa là bạn sẽ thấy được cái tâm mình khi nó mới bắt đầu muốn khởi sân, muốn niệm Phật… Lúc đó, tùy theo mức công phu, tập khí nặng nhẹ, nghiệp duyên sâu, cạn,.. mà bạn có thể vẫn sân, hoặc sân nhẹ, hoặc kềm lại được. Kiên trì một thời gian, sẽ có lúc bạn ít nhiều tự nhiên nhận thấy được sự vô thường của các ý niệm, sự nhận thấy này là tự nơi bạn, chứ không phải do đọc trong kinh sách. Đây là do ở công phu chú tâm niệm Phật mà được. Tới mức này, thì sân sẽ từ từ được hoá giải từ ngay trong tâm mình, chứ không phải do kềm nén.
Tóm lại, để niệm Phật có lợi lạc, thì cần phải tập niệm Phật một cách chú tâm chứ không thể hời hợt ở nơi miệng. Tâm bạn bây giờ dĩ nhiên là có đầy đủ tham sân si, lúc bắt đầu ai cũng vậy cả, bạn đừng ngại. Chỉ cần kiên trì tập trung chú ý, thật sự niệm Phật như PH đã chia sẻ, bạn sẽ dần giảm được các loại tham sân si và tâm sẽ có được chút an lạc. Trong lúc chưa có công phu, các việc hành xử hằng ngày bạn hãy dựa trên nhân quả, giới luật mà áp dụng.
Kính chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin chia sẻ với các thiện tri thức Phẩm Thứ Ba: Quán Chúng Sanh Nghiệp Duyên trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện.
(Mong các thiện tri thức hãy chia sẻ cho những người khác để họ cùng thọ ích đồng thời mang lại những điều tốt đẹp cho chính mình) ___________________________________
1) Phật Mẫu Thưa Hỏi – Lúc đó, đức Phật-Mẫu là bà Ma-Gia Phu-Nhơn chắp tay cung kính mà hỏi Ngài Địa-Tạng Bồ Tát: ‘Thánh-giả! Chúng sanh trong cõi Diêm-Phù-Đề tạo nghiệp sai khác, cảm thọ quả báo ra thế nào?’.
Ngài Địa-Tạng Bồ Tát đáp rằng: ‘Trong nghìn muôn thế giới cho đến quốc độ, hoặc nơi thời có địa ngục, nơi thời không có địa ngục, hoặc nơi thời có hàng nữ nhơn, nơi thời không có hàng nữ nhơn, hoặc nơi có Phật Pháp, nơi không có Phật Pháp, nhẫn đến bực Thanh Văn và Bích Chi Phật, v.v… Cũng sai khác như thế, chớ chẳng phải riêng tội báo nơi địa ngục sai khác thôi đâu!’.
Bà Ma-Gia Phu-Nhơn lại bạch cùng Bồ Tát rằng: ‘Tôi muốn nghe tội báo trong cõi Diêm Phù Đề chiêu cảm lấy ác đạo’.
Ngài Địa-Tạng đáp rằng: ‘Thánh-Mẫu! Trông mong ngài lóng nghe nhận lấy, tôi sẽ lược nói việc đó’.
Thánh-Mẫu bạch rằng: ‘Xin Thánh-Giả nói cho’.
2) Bồ Tát Lược Thuật – Bây giờ, Ngài Địa-Tạng Bồ Tát thưa Thánh-Mẫu rằng: ‘Danh hiệu của những tội báo trong cõi Nam-Diêm-Phù-Đề như dưới đây:
– Như có chúng sanh chẳng hiếu thảo với cha mẹ, cho đến giết hại cha mẹ, kẻ đó phải đọa vào Vô-Gián địa ngục mãi đến nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi được.
Như có chúng sanh nào có lòng ác, làm thân Phật bị thương chảy máu, khinh chê ngôi Tam-Bảo, chẳng kính Kinh-điển, cũng phải đọa vào Vô-Gián địa ngục, trong nghìn muôn ức kiếp không khi nào ra khỏi được.
Hoặc có chúng sanh xâm tổn của thường trụ, ô phạm Tăng, Ni, hoặc tứ tình làm sự dâm loạn trong chốn chùa chiền, hoặc giết hoặc hại … Những chúng sanh đó phải đọa vào Vô-Gián địa ngục, trong nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi được.
Như có chúng sanh giả làm thầy Sa-Môn kỳ thật tâm chẳng phải Sa-Môn, lạm dụng của thường trụ, trái phạm giới luật, gạt gẫm hàng bạch y, tạo nhiều điều tội ác. Hạng người như thế phải đọa vào Vô-Gián địa ngục, trong nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi được.
– Hoặc có chúng sanh trộm cắp những tài vật lúa gạo, đồ ăn uống y-phục, v.v… của thường trụ, cho đến không cho mà lấy một vật, kẻ đó phải đọa vào Vô-Gián địa ngục trong nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi được.
Ngài Địa-Tạng Bồ Tát thưa rằng: ‘Thánh-Mẫu! Nếu có chúng sanh nào phạm những tội như trên đó thời phải đọa vào địa ngục ngũ Vô-Gián, cầu tạm ngừng sự đau khổ chừng khoảng một niệm cũng không được’.
Bà Ma-Gia Phu-Nhơn lại bạch cùng Địa-Tạng Bồ Tát: ‘Thế nào là Vô-Gián địa ngục?’.
Ngài Địa-Tạng Bồ Tát thưa rằng: ‘Thánh Mẫu! Bao nhiêu địa ngục ở trong núi Thiết Vi, lớn có 18 chỗ, thứ kế đó 500 chỗ danh hiệu đều riêng khác nhau, thứ kế lại có nghìn trăm danh hiệu cũng đều riêng khác nhau.
Nói về địa ngục Vô Gián đó, giáp vòng ngục thành hơn tám muôn dặm, thành đó thuần bằng sắt cao đến một muôn dặm. Lửa cháy trên thành không có chỗ nào hở trống. Trong ngục thành đó có các nhà ngục liên tiếp nhau đều có danh hiệu sai khác.
Riêng có một sở ngục tên là Vô Gián. Ngục này châu vi một muôn tám nghìn dặm, tường ngục cao một nghìn dặm, toàn bằng sắt cả. Lửa cháy hực hở suốt trên suốt dưới. Trên tường ngục rắn sắt, chó sắt, phun lửa đuổi nhau chạy bên này sang bên kia.
Trong ngục có giường rộng khắp muôn dặm. Một người thọ tội thời tự thấy thân mình nằm đầy chật cả giường, đến nghìn muôn người thọ tội cũng đều tự thấy thân của mình nằm chật cả trên giường. Đó là do vì những tội nghiệp đã tạo ra nó cảm vời như thế.
Lại những người tội chịu đủ sự khổ sở: trăm nghìn quỉ Dạ-Xoa cùng với loài ác quỉ, răng nanh bén nhọn dường gươm, cặp mắt chói sáng như chớp nhoáng, móng tay cứng như đồng, móc ruột bằm chặt.
Lại có quỉ Dạ-Xoa khác cầm chỉa lớn bằng sắt đâm vào mình người tội, hoặc đâm trúng miệng mũi, hoặc đâm trúng bụng lưng… rồi dồi lên trên không, lấy chỉa hứng lấy để lại trên giường. Lại có diều hâu bằng sắt mổ mắt người tội.
Lại có rắn sắt cắn đầu người tội. Nơi lóng đốt khắp trong thân thể đều lấy đinh dài đóng xuống giường, kéo lưỡi ra rồi cầy bừa trên đó, lôi kéo người tội, nước đồng đổ vào miệng, dây sắt nóng đỏ quấn lấy thân người tội, một ngày một đêm, muôn lần chết muôn lần sống lại. Do vì tội nghiệp mà cảm lấy như thế, trải qua ức kiếp, không lúc nào ra khỏi được.
Lúc thế giới này hư hoại thời sanh nhờ qua địa ngục ở thế giới khác. Lúc thế giới khác đó hư hoại thời lại sanh vào cõi khác nữa. Lúc cõi khác đó hư hoại thời cũng xoay vần sanh vào cõi khác. Đến khi thế giới này thành xong thời sanh trở về thế giới này. Những sự tội báo trong ngục Vô Gián như thế đó.
Lại địa ngục đó do có năm điều nghiệp cảm, nên kêu là Vô Gián. Năm điều đó là những gì?
1) Tội nhơn trong đó chịu khổ ngày lẫn đêm, cho đến trải qua số kiếp không lúc nào ngừng ngớt, nên gọi là Vô Gián.
2) Một người tội thân đầy chật cả địa ngục, nhiều người tội mỗi thân cũng đều chật đầy cả địa ngục, nên gọi là Vô Gián.
3) Những khí cụ để hành hình tội nhơn như: chỉa ba, gậy, diều hâu, rắn, sói, chó, cối giã, cối xay, cưa, đục, dao mác, chảo dầu sôi, lưới sắt, dây sắt, lừa sắt, ngựa sắt, da sống niền dầu nước sắt nóng rưới thân, đói thời ăn hoàn sắt nóng, khát thời uống nước sắt sôi. Từ năm trọn kiếp, đến vô số kiếp những sự khổ sở nối nhau luôn không một giây ngừng ngớt nên gọi là Vô Gián.
4) Không luận là trai hay gái, Mường, Mán, Mọi rợ, già trẻ, sang hèn, hoặc là Rồng, là Trời, hoặc là Thần, là Quỉ, hễ gây tội ác theo đó mà cảm lấy, tất cả đều đồng chịu khổ nên gọi là Vô Gián.
5) Nếu người nào bị đọa vào địa ngục đó, thời từ khi mới vào cho đến trăm nghìn kiếp mỗi một ngày đêm muôn lần chết, muôn lần sống lại, muốn cầu tạm ngừng chừng một khoảng niệm cũng không đặng, trừ khi tội nghiệp tiêu hết mới đặng thọ sanh. Do vì lẽ liên miên mãi nên gọi là Vô Gián.
Ngài Địa-Tạng Bồ Tát thưa Thánh Mẫu rằng: ‘Nói sơ lược về địa ngục Vô-Gián như thế. Nếu nói rộng ra thời tên của những khí cụ để hành tội cùng những sự thống khổ trong địa ngục đó, dầu đến suốt một kiếp cũng không thể nào nói cho hết được.’
Bà Ma-Gia Phu Nhơn nghe Ngài Địa-Tạng Bồ Tát nói xong, không xiết lo rầu. Bà chắp tay đảnh lễ Bồ Tát mà lui ra.
Thưa các đạo hữu mình đọc Liễu Phàm Tứ Huấn và có 2 khúc này mình không hiểu:
“Một người làm việc thiện nhưng tâm không khởi niệm chấp trước việc thiện ấy, tựa hồ như chính người ấy khó có thể làm trọn.”
” Tỷ như đem tiền cứu giúp người, cần phải bên trong không thấy cái ” ta” bố thí, bên ngoài không thấy người nhận bố thí ở giữa không thấy tiền bố thí.” tức là làm thế nào vậy?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Mỹ An,
Bạn có thể hoan hỉ trích dẫn đường link đoạn kinh văn bạn thắc mắc không?