Sư Đại Hạnh đời Đường cư trú tại Thái Sơn, tu Phổ Hiền sám pháp ba năm, cảm ứng đến bồ-tát Phổ Hiền hiện thân. Đến lúc tuổi già, sư xem trong Đại tạng, đồng thời phát nguyện thuận tay lấy được một quyển kinh A-di-đà, ngày đêm đọc tụng, đến nửa đêm ngày thứ hai mươi mốt, sư thấy cảnh giới lưu ly hiện ra, Đức Phật và hai vị bồ-tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí hiện thân. Hoàng đế Hi Tông nghe được việc này, liền ban chiếu mời sư vào cung ban hiệu “Thường Tinh Tấn Bồ-tát”. Một năm sau, đất lưu li lại xuất hiện một lần nữa, ngay hôm ấy sư thị tịch, có hương thơm lạ trải qua vài tuần, thân thể của sư không hư hoại.
Đất lưu li từ trên xuống dưới trong suốt, do phúc đức thanh tịnh của sư mà cảm ứng. Như ngài Huệ Vĩnh, Tăng Huyễn có hương thơm lạ bảy ngày, ngài Huệ Thông thì ba ngày, nay sư Đại Hạnh trải qua mấy tuần, ai cũng cho đó là hương thơm của Phạm hạnh (hạnh thanh tịnh của người xuất gia, tại gia tu tập.)
Trích Vãng Sanh Tập
Nguyên tác: Sa-môn Châu Hoằng ở chùa Vân Thê soạn
Việt dịch: Thích Nguyên Lộc – Thích Thọ Phước
Hiệu đính: Định Huệ
NGƯỜI CHỊU THIỆT THÒI LÀ NGƯỜI CÓ HẬU PHƯỚC
Trong xã hội ngày nay, nếu chúng ta tỉ mỉ quan sát sẽ dễ dàng thấy được ngày càng có nhiều tệ nạn, nhiều bệnh hiểm nghèo hơn vài mươi năm trước đây. Nguyên nhân là do đâu? Đây đều là từ trên những ác nghiệp của tất cả chúng sanh mà chiêu cảm ra. Lòng người ngày càng hiểm ác, bài xích tất cả các điều thiện, ưa thích chấp nhận tất cả các điều ác. Nghe nói đến Thập Thiện Nghiệp thì liền lắc đầu bảo khó quá không làm được. Còn đối với sát sanh, trộm cắp, dâm dục, ác khẩu, vọng ngữ… thì liền gật đầu ưa thích. Bạn nói xem còn có cách nào có thể cứu vãng đây?
Phàm sanh ra làm người ai cũng có đều có đủ tham, sân, si ,mạn, hà hiếp, dối trá… Trong mỗi ý niệm đều là mong muốn khống chế và làm chủ người khác, đều muốn gây tổn hại cho người để mong có lợi cho mình. Trong mọi hoàn cảnh chỉ cần có được chút lợi ích thì liền chạy theo mà vứt bỏ mọi đạo nghĩa. Đây đều là những quan niệm sai lầm. Vì sao sai lầm? Vì luôn cho rằng tổn người sẽ có lợi cho mình, nhưng nào biết tổn người chỉ có hại cho mình chứ không hề có lợi. Cái lợi ích mà ta thấy được trước mắt đó thật sự quá nhỏ nhoi so với cái khổ phải đọa vào tam đồ: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh sau khi ta chết đi. Chúng ta đọc trong Kinh Địa Tạng mà biết được cái khổ trong tam đồ kể không hết. Như vậy thì cái lợi ích nhỏ nhoi trước mắt đó không đủ để bù vào cái mất khi đọa vào tam đồ khổ. Do đó tổn người đâu có lợi cho mình.
Hiểu được đạo lý chân thật này rồi, trong cuộc sống hằng ngày có phải chịu 1 chút khổ, 1 chút thiệt thòi để cho người khác được lợi thì cũng có đáng gì đâu! Cổ Đức nói rằng: “Người chịu thiệt thòi là người có hậu phước”. Tương lai nhất định được hưởng phước báo Trời-Người. Càng thù thắng hơn nữa là đem những sự khổ, những sự thiệt thòi này làm động lực để trợ duyên cho ta niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc Thế Giới làm Phật, làm Tổ đây mới là lợi ích lớn lao và chân thật nhất.
Cũng có người cho rằng: “Nay họ ức hiếp ta, họ tranh đoạt lợi ích của ta, mà ta vẫn phải nhường nhịn họ, vậy có phải ta đã quá hèn yếu hay không?” Trong truyện ký về Đức Phật Thích Ca và các đại đệ tử, chúng ta thấy được. Đức Phật Thích Ca năm xưa cũng đã bị Đề Bà Đạt Đa luôn tìm các quấy phá, gây tổn thương cho Ngài, thậm chí 2 lần tìm cách lấy mạng của Phật. Đến cuối cùng thì chính Đề Bà Đạt Đa bị đọa vào A Tỳ địa ngục trong 2 A tăng kỳ kiếp mới hòng ra khỏi. Đức Mục Kiền Liên được xưng tôn là Thần Thông Đệ Nhất trong số những đại đệ tử của Phật, cũng cam tâm để cho các ngoại đạo đánh chết, sau đó chúng ngoại đạo này bằm thây Ngài ra thành nhiều mảnh vụn, rồi vùi xuống hầm phân. Đức Phật Thích Ca và Đức Mục Kiền Liên đối với những sự việc này đều chẳng 1 lời oán thán, đều là cam tâm mà chịu. Trãi qua đến nay đã gần 3000 năm, từng thế hệ từng, từng thế hệ đệ tử đều lấy tấm gương của Phật và Mục Kiền Liên làm ánh đuốc soi đường cho mình trên con đường tu hạnh nhẫn nhục. Vậy thì Đức Phật Thích Ca và Đức Mục Kiền Liên có phải là quá yếu hèn?
Chúng ta phải biết rằng, chỉ có người mê hoặc điên đảo mới muốn đi tranh đoạt, đi hơn thua cùng người. Khi bị 1 chút ủy khuất thì liền không chịu nổi, bị 1 chút oan ức thì liền ôm hận trong lòng, niệm niệm đều tìm cơ hội để trả thù, đến sau cùng thì liền chiêu cảm lấy ác báo không như ý. Chúng ta đều biết, sân hận thì nhất định đọa địa ngục, tham lam thì nhất định đọa ngạ quỷ. Do đó, 1 người thật sự giác ngộ sẽ không đi tranh, không đi giành, không đi hơn thua cùng người. Mà không tranh, không giành, không hơn thua thì sẽ không có phiền não, cuộc sống theo đó mà liền được tự tại an vui.
Tài liệu tham khảo: Pháp ngữ của pháp sư Tịnh Không
TỤNG KINH ĐỊA TẠNG ĐỘ HỒN QUỈ
Trước kia có một vị tín đồ ở thôn Song Đàm làng Tam Nghĩa bị câm, vợ sinh vì thiếu sức đã qua đời, gia cảnh lại hết sức bần cùng, cố gắng lắm mới thỉnh được ba vị đạo sĩ đến tụng kinh làm công đức, song họ không đi được vì đang bận làm pháp sự lớn cho nhà giàu sang gần đó; cuối cùng ông thỉnh một vị sư huynh cùng ba người đến tụng kinh siêu độ.
Trong gian nhà nhỏ hẹp, tôi và mọi người trần thiết bàn thờ Phật hết sức đơn giản, nghĩ vong linh khi còn sống gia cảnh hết sức nghèo khổ, lại gây tạo nhiều nghiệp xấu ác, không biết tu tập. Mọi người bàn tính tụng kinh Tam-Muội Thủy Sám. Đến 10 giờ tối, khi sắp hoàn kinh sám, vị đạo sĩ nhận lời mà không làm từ nhà người giàu ghé qua, nói:
– Mọi người vất vả rồi, tụng xong kinh sám, hãy về nghỉ trước, lát nữa tôi đến thay cho.
Ba người tôi nghe thế, biết họ không muốn mình tụng kinh niệm Phật, không sao, tôi và hai sư huynh đứng dậy từ biệt ra về, sau đó các vị đạo sĩ có qua làm pháp sự không thì không rõ.
Về nhà, cứ mãi nghĩ việc mình làm chưa được viên mãn, phí cả ngày tâm huyết giúp vong linh siêu độ, kết quả chẳng đâu vào đâu; tuy cũng có hồi hướng công đức cho vong linh, nhưng cứ áy náy thế nào, đến ngày hôm sau vẫn còn thấy xấu hổ.
Sáng hôm sau, vừa thức dậy bỗng thấy đầu đau buốt, không phải bị cảm sao lại buốt như thế? Hai ngày, vẫn đau như cũ, càng nghĩ càng thấy vô lí, có thể ở nơi đó có vấn đề. Nghĩ đến việc tụng kinh cho nhà người câm hôm nọ, có thể công đức chưa tròn đầy, không thể giúp vong linh thoát khỏi cảnh khổ, tôi đến nói với hai vị sư huynh hôm trước. Cả ba đến nhà người câm đó, thiết bàn thờ Địa Tạng, cùng quì trước Bồ-tát, chí tâm trì tụng hết một bộ kinh Địa Tạng Bồ-Tát Bổn Nguyện, hồi hướng công đức cho vong linh, nghiệp chướng tiêu trừ, chóng sinh Tịnh độ. Làm như vậy vẫn chưa thể an tâm, tôi thắp hương khấn vái với vong linh xin hãy về báo mộng cho biết. Quả nhiên tối hôm đó mộng thấy rất rõ ràng, thấy một ngôi chùa trang nghiêm thanh tịnh. Tôi bước vào, một vị ni sư đang đứng trên lầu, tôi vừa bước lên, vị ấy liền đảnh lễ; sợ quá, tôi vội né qua một bên và đỡ vị ấy lên, bởi vị ấy làm thế tôi sẽ tổn phước. Nhưng vị ấy nói:
– Đại ân nhân! Xin cho bần ni đảnh lễ, nhờ phước lực tụng kinh Địa Tạng Bồ-Tát Bổn Nguyện của ân nhân, bần ni được sinh trở lại làm người, lại có duyên với Phật pháp, xuất gia thọ giới, sau này sẽ chứng quả vị Bồ-đề.
Tôi nghe xong vui mừng khôn xiết. Một người phụ nữ câm nghèo khổ, không biết tu tập, ấy thế nhờ năng lượng của một bộ kinh Địa Tạng Bồ-Tát Bổn Nguyện, được chuyển sinh trở lại làm người, may mắn hơn được gặp Phật pháp, xuất gia nguyện sống đời tỉnh thức, sau này sẽ chứng quả giải thoát, quả thật Phật pháp mầu nhiệm vô biên.
Kính thưa chư vị thiện hữu! Phật pháp tại ngay thế gian, không lìa thế gian, lìa thế gian mà tìm Bồ-đề, chẳng khác nào tìm sừng thỏ. Phật pháp xuất hiện ở thế gian, mục đích vì chúng sinh, nếu lìa xa chúng sinh, đương nhiên không có Phật pháp để nói. Do đó, trong cuộc sống của chúng ta, đi đứng nằm ngồi, nơi nơi đều không lìa Phật pháp; việc làm, lời nói, ý nghĩ bất chính, ắt trái ngược với Phật pháp. Cần phải phát nguyện độ chúng sinh, nên phát tâm Bồ-đề, chỉ có phát tâm Bồ-đề, đầy đủ nguyện lực rộng lớn, mới có khả năng độ thoát được người.
Trong xã hội loài người, phần lớn bị năm món dục trói buộc, nào ai hay: “Thời gian trăm tuổi chỉ một hơi, thân này rốt cuộc thành tro bụi, thân huyễn cứu cánh không trong sạch, khi vỡ tan rồi đi về đâu?” Người có phước báo có tài lực, bố thí nhiều gieo trồng nhiều ruộng phước. Người biết tụng kinh, nên phát tâm rộng lớn thay vong linh tụng kinh siêu độ; người có khả năng niệm Phật, nên tinh tấn hành trì đạt đến nhất tâm bất loạn mới thôi; người biết giảng kinh, nên nỗ lực hoằng pháp lợi sinh; người giỏi văn chương, nên chịu khó nghiên cứu kinh điển Phật giáo, để có được trí tuệ như biển. Như vậy nguyện khắp, xã hội sẽ đại đồng, Phật pháp hưng thịnh, nhân dân an vui hạnh phúc, dân giàu nước mạnh. Hàng đệ tử Phật chúng ta, hãy cùng nhau nỗ lực!
Khâu Thiện Siêu
Thanh Đức Và Sự Linh Ứng của Địa Tạng Bồ Tát
Rất mong được phúc đáp thắc mắc sau ạ: Con nghe nói phạm tội trộm cắp thì bị quả báo nghèo nàn, thiếu thốn. Nhưng nếu có ai đó lén lút chiếm đoạt những tài vật của mình mà chưa được đồng ý, thì người không tốt đó có còn bị gánh những quả báo xấu(đau bệnh, tai nạn,…) của người bị chiếm đoạt không ạ? Thân!
A Di Đà Phật
Bạn Hồi Hướng Tây Phương!
Nghiệp của mỗi chúng sanh đều riêng biệt, chúng sanh nào gieo nhân tốt- xấu đều nhận quả thiện báo- ác báo bởi chính nghiệp mình đã tạo, không có thể nhận thay, nhận thế cho bất kỳ ai.
Cụ thể, người trộm cắp tài vật của mình, nếu hiểu Nhân quả liền biết đích thực kiếp trước mình từng trộm tài vật của người ta, nay người ta “đòi lại”. Và rồi hoan hỷ trả nợ cho người ta, lại khởi tâm thương xót họ vì phạm phải tội trộm cắp mà bị đọa lạc, nếu cái tâm hành được như vậy thì nghiệp chướng tiêu trừ nên đau bệnh, tai nạn đều được qua khỏi hoặc nặng chuyển thành nhẹ- được như vậy vì chúng ta hoan hỷ chấp nhận trả nghiệp nên tiêu được ác nghiệp. Còn người trộm cắp kia, tuy vì cái nhân tiền kiếp bị trộm nên kiếp này phải đòi nợ cho bằng được (mà trộm cắp), song kiếp này phạm tội trộm cắp thì phải chịu nhận quả báo.
Giả như chính mình không hiểu Nhân quả, sinh tâm oán hận người trộm tài vật kia, thì kiếp vị lai lại tiếp tục tìm gặp người này để trộm, trộm và bị trộm kiếp này kiếp nọ cứ thế dây dưa mãi và trong mỗi kiếp oán kết càng sâu nặng hơn, càng lún vào đường dữ không biết ngày ra.
Nam Mô A Di Đà Phật
Hàng ngày mình niệm Phật, không có tượng Phật chỉ có tấm hình Tây Phương Tam Thánh nhỏ như hình mình chụp bình thường vậy đó,dán trên tường cao để tỏ lòng thành kính nhưng để trên tủ sách cao quá nhìn không rõ vì nhà không có điều kiện lập bàn thờ vì mẹ chồng con không tin Phật. Con thầm cầu xi Quán Thế Âm Bồ Tát với Địa Tạng Vương Bồ Tát cho con có đủ duyên lành để thỉnh tượng Phật A DI ĐÀ để thờ.
Anh chồng con là người nghiện rượu, làm cho ba mẹ chồng con đau khổ rất nhiều, hao tài tốn của…sống dở chết dở nhưng có điều là anh ấy thích những gì liên quan đến Phật, con không biết là anh ấy thấu hiểu giáo lí nhà Phật được bao nhiêu nhưng con thấy trong phòng của anh có sách nhật tụng, có băng tụng kinh Quán Thế Âm toàn bộ tiếng Hàn vì gia đình chồng con là người Hàn, thế nhưng sách vở kinh tụng có hình Phật lại để nơi không sạch sẽ thấy vậy nên con đem qua phòng sách nơi con lễ Phật hàng ngày chỉ để cho anh chồng con khỏi phải mang tội bất kính vì không tôn trọng Pháp bảo, trong thời gian anh ấy mướn nhà trọ ở anh ấy có thỉnh tượng Phật nhỏ khoảng như bàn tay mình, không biết sống như thế nào trong thời gian qua lại dọn về nhà ba mẹ chồng con nữa bức tượng Phật cũng để trong hành lí gói về luôn giờ anh nói anh không cần tượng Phật này nữa nên mẹ chồng con cho con vì biết con tin Phật, nói thật khi nhìn thấy bức tượng ấy con rất vui và cảm động mặc dù tượng không to,tâm thành kính tột độ khó diễn tả bằng lời, vấn đề ở đây là con có nên nhận tượng Ohật này để thờ cúng không ạ vì con không biết đây là tượng A DI ĐÀ hay tượng PHẬT THÍCH CA với lại anh chòng con là người nghiện rượu đầu óc có lúc không tỉnh táo con không muốn nhận bất cứ thứ gì của anh ấy từ trước đến giờ, mẹ chồng con biết tính con như vậy nên bà nói chẳng lẻ bỏ đi uổng tiền! Tâm con rất kính Phật, con tự hỏi phải chăng chư Phật chư Bồ Tát biết được tâm nguyện của con nên ứng hóa thân vào anh chồng con cho con bức tượng Phật này! Phải chăng con còn quá chấp vào việc bức tượng từ đâu ra? Xin chư vị thiện tri thức khai thị chỉ dạy cho con! Xin chân thành cảm ơn! NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Mình nghĩ bạn nhận tượng Phật đi.Có lẽ Phật,Bồ Tát giúp bạn đạt được tâm nguyện.
Nam mô quán âm bồ tát
Xin cho con hết nhút nhát, mạnh mẽ và không sợ chết nữa
Một vị sư về già mới chuyên tu Tịnh Độ cguyên cần 5 năm tự tại vãng sanh
Tăng Huyền Hòa thượng, người Tinh Châu, Hòa thượng thâm đạt Thiền tông, thông giáo lý, giải cùng hạnh đều trọn đủ. Năm 96 tuổi, thấy Đạo Xước Thiền sư giảng Quán Kinh cùng trứ tác Tịnh Độ Luận,Hòa thượng mới hồi tâm lo niệm Phật. Sợ rằng tuổi đã quá già sống không còn bao lâu, nên Hòa thượng tu Tịnh nghiệp rất chuyên cần: mỗi ngày lễ Phật một nghìn lạy, niệm Phật chín vạn câu, luôn như vậy trọn 5 năm không một ngày thiếu trễ.
Một hôm nhuốm bệnh nhẹ, Hòa thượng hội đệ tử lại mà bảo rằng : “Đức A Di Đà Phật trao cho ta chiếc áo thơm đẹp, Quan Thế Âm và Đại Thế Chí cùng Thánh chúng đều đứng trước ta, vô số Hóa Phật chật cả hư không. Ai nấy ở lại gắng tu. Ta xin đi!” Dứt lời, Hòa thượng liền tịch. Mùi thơm lạ ngào ngạt trọn bảy ngày mà chưa tan.
Trích ở bộ : Tống Cao Tăng Truyện