Thích Tư Ngạn tự Nguyên Đăng, con nhà họ Tạ ở Tiền Đường tại Hàng Châu. Lúc tuổi trẻ ông theo học Nho vào hàng Chư sanh. Không bao lâu cảm thấy việc đời vô thường, nên quy y Tam bảo, đi tham học khắp các bậc tri thức về Tông và Giáo. Sau ông nghe Ngọc Phong pháp sư khai thị: “Muốn cầu thoát khổ, chỉ có pháp môn Niệm Phật là dễ thành tựu”, liền phát tâm mỗi ngày trì Phật hiệu sáu muôn câu lấy làm định khóa. Bình sanh có làm công đức chi, đều hồi hướng về Tịnh độ. Năm Nhâm Thân niên hiệu Đồng Trị, lại phát tâm thọ ngũ giới nơi chùa Hải Triều.
Năm Quang Chữ thứ chín, ông chán cuộc trần lao, muốn sớm cầu giải thoát, nên đem việc nhà giao phó cho hai con, đi thẳng đến chùa Hộ Quốc, l Hòa thượng Kính Phong cầu xuống tóc xuất gia. Mùa đông năm ấy, sư được duyên lành thọ giới Cụ túc nơi chùa Kỳ Viên ở Túc Sơn. Kế đó lại trở về chùa Hộ Quốc chuyên tu tịnh nghiệp. Do gắng công lao nhọc đã lâu, Tư Ngạn lần nhim bịnh, tuy thuốc thang điều trị nhiều phen, song bịnh lành rồi lại tái phát. Hai con trai nhớ mến, rước sư về dưỡng bịnh nơi nhà, mở một gian tịnh thất để làm chỗ tĩnh tu. Mùa thu năm Quang Chữ thứ mười lăm, sư bỗng vương chứng hạ ly, thuốc thang không công hiệu. Từ đó sự ăn uống tuy lần kém giảm, song sức niệm phật lại thêm thành kính thiết tha. Tới ngày mùng mười tháng chín. Tư Ngạn gọi hai con lại bảo rằng: “Thời kỳ vãng sanh của thầy đã đến, hai con hãy đi thỉnh chư Tăng về nhà niệm Phật bảy ngày, để hộ ta về Tây phương!” Sư định sáng sớm ngày mười hai khởi đầu kỳ Phật thất, bảo với vị Tăng là Lăng Phong rằng mình chỉ còn lưu trụ bảy hôm nữa thôi. Sang ngày rằm, lại cầm tay Tăng hữu là Đình Sơn nói: “Chỉ còn ba hôm, tôi sẽ về Cực lạc!”
Đến tối ngày mười bảy, sang canh tư, sư hỏi mấy giờ, hai con đáp là giờ Sửu. Tư Ngạn nói: “Giờ Sửu tức đã qua ngày mười tám, là kỳ hạn thầy vãng sanh. Vậy nên thỉnh chư Tăng xưng hồng danh trợ niệm!” Khi chúng xướng Phật hiệu, sư cũng niệm theo. Ước chừng tàn nửa cây hương, bỗng lặng thinh nhắm mắt. Giây lâu chợt mở mắt chấp tay, đối chúng Tăng xưng tạ và nói: “Tôi đã được đến Tây phương lễ cẩn đức A Di Đà cùng hai vị đại sĩ. Phật rủ lòng thương xót trao tịnh y cho tôi. Còn Quán Âm Bồ Tát thì cầm cành dương rảy nước cam lộ nơi đầu. Nhìn ra xa, tôi thấy Liên Trì đại sư đang thuyết pháp cho các bậc thượng thiện nhơn nghe. Bay dạo trên ao thất bảo rộng lớn mênh mang, nhìn khắp các hoa sen báu, tôi thấy một hoa tòa ghi tên chỗ mình sanh về. Đức Phật dạy tôi hãy tạm trở lại Ta bà, cáo trí cho mọi người biết rằng mình được sanh về tịnh độ. Xin phụng khuyến các vị nên gắng chuyên tinh niệm Phật, để ngày kia cùng gặp nhau nơi cõi Liên bang!” Nói xong bảo đem nước mát uống ba hớp, rồi lại giường nằm nghiêng bên hữu, niệm Phật vài mươi câu mà thoát hóa. Hôm sau, khi nhập quan, đảnh đầu hãy còn nóng.
Trích Mấy Điệu Sen Thanh
Tác giả: Bành Tế Thanh
Việt Dịch: Cố hòa thượng Thích Thiền Tâm
Tiền Bạc Có Thể Hại Ðến Thân Mạng
-Hòa thượng Tuyên Hóa
Các em bạn nhỏ! Các em chớ suy tính: Làm sao để _mình lên chức? Làm sao để mình phát tài? Làm sao để có danh vọng trên thế giới? Hay làm sao trên quốc tế ai cũng biết mình? Mà các em nên nghĩ mình phải làm gì để nhân loại được hạnh phúc, mình phải làm gì để đem lợi ích cho mọi người. Chúng ta phải đem hết sức lực để thế giới được hòa bình, để chúng sanh được an lạc. Không phải là ở trên đời này mình cứ tranh danh đoạt lợi, kình chống lẫn nhau, hãm hại lẫn nhau. Nếu vì mục đích nói trên mà mình không nề bất cứ thủ đoạn nào thì chỉ tạo thêm nghiệp tội mà thôi.
Khi tiền bạc chất chứa nhiều rồi, thì sẽ có hại đến thân mạng. Gần đây ở Los Angeles có một chuyện xảy ra. Có một ông nhà giàu nọ bị sát hại. Ông này là người Mỹ, có rất nhiều tiền, song le cuộc sống của ông vô cùng phóng đãng. Bởi vì có quá nhiều tiền nên bị người khác giết chết. Khi ông còn sống, cũng vì tiền mà ông đã tạo ra rất nhiều nghiệp tội, do đó kết quả mới thê thảm như vậy. Tuy có tiền của nhiều vô cùng, nhưng khi chết đi một đồng cũng chẳng đem theo được. Các em hãy nghĩ xem! Như vậy thì cuộc đời có giá trị gì? Có ý nghĩa gì? Vì thế ở trên đời này mình cần làm một người có trí huệ, không nên làm người ngu si. Kẻ có trí huệ thì thông suốt mọi sự một cách rõ ràng, phân biệt thiện và ác, tuyệt đối không làm những chuyện điên đảo ngu muội. Nhưng người ngu si thì suốt ngày chỉ cầu danh cầu lợi, cầu địa vị, cầu quyền thế. Họ không thể nào nhìn thủng được sự giả dối, không thể buông bỏ được cái hư vọng, cho nên thấy điều gì lợi cho mình thì quên mất đạo nghĩa, do đó khi sống như kẻ say rượu và lúc chết như người nằm mộng, hồ đồ mê muội cả một đời. Chúng ta ở trên đời này cần phải giúp đỡ những người khốn khổ, cứu vớt họ ra khỏi nơi nước sôi lửa bỏng. “Vi thiện tối lạc,” làm việc thiện là niềm vui cao nhất, bởi vì giúp người là căn bản của hạnh phúc.
Kính ngưỡng quý Liên hữu một lần xem qua video Kinh Vô Lượng Thọ mà PB đã update trên kênh youtube Phúc Bình nếu thấy có lợi ích. Video này PB biên tập vất vả nhất, mất khoảng 3 tháng sư tập hình ảnh, trăn trở về hình thức diễn đạt nhưng không hiểu sao lại không thu hút được lượng view như ý, hơi tiếc vì PB thấy cũng không đến nỗi nào. Kênh youtube Phúc Bình với một số video Phật Pháp hoàn toàn không có mục đích quả cáo kiếm tiền ạ. Đơn giản chỉ thêm một cách truyền đạt Phật Pháp đến cộng đồng các quý Liên hữu đồng tu.
Kính mong được quý liên hữu hữu duyên quan tâm đường link: https://www.youtube.com/watch?v=httASgTOe2w&list=PLhtz7lB01yodpitQtZwTeKkpD9NP9MXFK&index=2
Và cũng xin quý liên hữu giới thiệu cho một đề tài mới, PB cạn kiệt ý tưởng từ hơn một năm nay rồi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Phúc Bình,
Cho TN góp ý cùng bạn đôi dòng:
*Chư Cổ Đức luôn dạy: Bố thí phải tam luân không tịch: Không thấy mình bố thí, không thấy pháp mình bố thí, không thấy người được bố thí.
Bạn bố thí pháp đó là đại thí, bởi có thể giúp cho chúng sanh phá mê, khai ngộ, lìa khổ, được vui, chuyển phàm thành thánh. Chuyển được hay không còn phụ thuộc vào thiện căn-phước đức-nhân duyên của mỗi chúng sanh, vì thế bạn chớ nên khởi tâm động niệm: mình làm nhiều công sức như vậy, tâm huyết nhiều vậy mà sao không ai ủng hộ hay quan tâm đến việc mình làm. Nghĩ thế là bạn đang kẹt trong sự làm của mình rồi. Chúng ta đang trên đường chập chững tu tập Pháp của Thế Tôn, vì thế phải luôn kiểm soát cái tâm tham đắm ngũ dục, lục trần của mình. Khi mới tu thì dễ nhận ra vì nó là những niệm thô, nhưng tu càng lâu, những cảnh giới này chuyển thành vi tế niệm, chúng ta rất khó nhận ra, từ đó cũng khó mà chuyển hoá và cứ nương vào những niệm vi tế này để tu=càng tu càng kẹt trong ngã tướng. Điều này xảy ra rất thường, mọi nơi, ngay cả những đạo tràng lớn cũng không ngoại lệ. Do vậy chúng ta phải hết sức thận trọng để không bị vướng vào chướng duyên này.
*Chúng ta tu học cho dù pháp gì chăng nữa cũng nên y theo giáo pháp của Bổn Sư dạy: Buông xả! Mọi pháp nếu tu mà không buông xả thì sẽ kẹt trong pháp và sẽ bị pháp chuyển. Bạn cứ hoan hỉ làm video đi, làm bằng chính cái tâm đạo của bạn, đừng quan tâm có ai đọc hay không, có ai tán thán hay không cũng đừng nghĩ làm vậy có ích gì không? Bởi khi những ý niệm này khởi rất dễ sanh phiền não, chấp trước việc mình làm. Phật pháp là giáo dưỡng pháp, vì vậy chúng sanh nào muốn đón nhận sự giáo dưỡng đó phải tự mình thâm nhập. Thời nay những tin tức, bài, ảnh, video kinh dị, tán tụng yêu đương, khích dục, bắn giết, sát sanh, bất hiếu…thì mọi người đổ xô xem, tán tụng, khuyếch tán, nhưng việc thiện lành thì ít người quan tâm. Nhìn vào xã hội đó chúng ta nhận thấy nơi ấy con người sống đã xa rời nhân quả, xa rời chánh pháp=sống trong khổ nạn.
Kinh Kim Cang Phật dạy: “Tu-Bồ-Đề! Vì thế nên Bồ-tát phải rời lìa tất cả tướng, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác. Chẳng nên trụ-trước nơi sắc mà sanh tâm, chẳng nên trụ-trước nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà sanh tâm. Nên sanh tâm không trụ-trước vào đâu cả. Nếu như tâm còn có chỗ để trụ, thời chính là chẳng phải trụ…”
Chúng ta tu đạo phải luôn thường lấy giáo lý này làm con thuyền để nương, được vậy tâm sẽ không còn vướng kẹt nữa. Chúc bạn tinh tấn tu đạo.
Kính huynh Thiện Nhân.
Những lời chỉ bảo của huynh là rất đúng ạ. Phúc Bình cũng không có dính chấp, suy nghĩ những việc mình đã làm là có gì đánh để gọi là “thành tích” đâu ạ, vì PB quá rõ ác nghiệp mình đúng như lời Phật dạy nếu có hình tướng thì chật cả hư không. Chút nhỏ nhoi kia chỉ là bụi vi trần mỏng manh mà thôi. Đây đơn giản chỉ là mong muốn mọi người phát tâm “Tùy hỷ công đứcđể có thể mang thêm chút lợi ích nào đó cho chúng sanh nhưng đúng là cũng hơi phan duyên và tâm mình có phát khởi lòng tham trái với lời Phật dạy.
Phúc Bình sẽ cẩn trọng hơn trên đường đạo như lời huynh dạy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Phúc Bình huynh kính mến!
Những video Phật pháp của huynh cách một năm trước MD đã hữu duyên ghé thăm. Thật lòng ngoài sự hoan hỷ, MD còn lấy làm ưa thích vì để tạo ra một YouTube với việc lựa chọn hình ảnh, chọn nhạc cùng kỹ thuật ghép hình ảnh, âm thanh- MD hoàn toàn mù tịt (Word và Excel thì MD khá thành thạo).
Các youtube Phật pháp của huynh hình ảnh khá đẹp, phù hợp với nội dung muốn truyền tải. Như lời Tiền bối Thiện Nhân đã nói: những bài báo, video có nội dung sắc tình, bạo lực, giết chóc… được mọi người ưa xem, chia sẻ cùng xem; các Trang Pháp Phật lại ít người đời quan tâm. Bên cạnh đó, có một lý do nữa khiến lượt xem của các Trang Phật pháp rất ít, bởi thời đại của công nghệ, việc dùng điện thoại thông minh nhiều hơn dùng máy tính, đa phần mọi người đều muốn tải về máy xem ngoại tuyến hơn là trực tuyến. Dù có là phan duyên đi nữa nhưng vì lợi ích chúng sanh, mong rằng sẽ còn nhiều hình ảnh, video Phật pháp được đăng tải và đó cũng là một hình thức truyền tải và lưu giữ Pháp Phật không bị mai một…
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa quý thầy con lại làm phiền quý thầy nữa rồi! Trong kinh có câu” phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” ý nói tất cả mọi sự vật có hình tướng đều là giả không phải thật? Vậy cái gì mới là thật? Có cái gì không có hình tướng ạ? Phải chăng đó là Niết bàn? Phàm phu như con có dùng hết sức cũng không tưởng tượng ra Niết bàn là gì. Cõi Tây Phương cực Lạc của Phật A DI ĐÀ là có thật con tin đều này vì Phật không bao giờ vọng ngữ thế nhưng cõi Tây Phương có nằm trong cái gọi là có hình tướng không?
Và nghiệp của chúng sanh tạo ra cũng có hình tướng thế nhưng tại sao nó không phải là giả? Có phải là như vậy cho nên chúng ta mới có thể chuyển được nghiệp nếu tu hành đúng pháp? Con tự hỏi con tự trả lời thế nhưng không biết có đúng không sợ mình bị rơi vào tà kiến! Kính mong quý thầy chỉ dạy?
A Di Đà Phật
Tâm thì không có hình tướng nhưng nó có tác dụng biến hiện ra hình tướng.Tâm thì có chân tâm và vọng tâm
Chân tâm thì hiện ra Thật tướng.Thật tướng là tướng bình đẳng,thanh tịnh,không sanh không diệt,là Thường Lạc Ngã Tịnh
Vọng tâm thì biến ra huyễn tướng.Huyễn tướng là tướng có sanh diệt,sanh lão bệnh tử,thành trụ hoại không,là Vô thường Khổ Vô ngã Bất tịnh.
Trong kinh có câu” phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”.Theo như mình hiểu đây là câu trong kinh Kim Cang,và tướng ở đây là huyễn tướng trong lục đạo luân hồi không liên can gì đến thế giới Tây Phương Cực Lạc cả.
Không thể áp dụng câu này vào Cực lạc được vì đối tượng trong hai kinh hướng tới không giống nhau.Một bên thì chấp nhân ngã,chấp tứ đại ngũ uẩn là tâm tánh của mình,trong cái chấp ấy mà cầu thấy Phật thì là hư vọng.Còn một bên nương vào đại nguyện,niệm Phật mà cầu thấy Phật thì Phật ấy là từ trong bản nguyện mà hiện,không phải hư vọng.
Thế giới Cực Lạc là có tướng nhưng đó Thật tướng.Kinh Kim Cang là quét sách huyễn tướng,chứ không phải quét sạch Thật Tướng.Kinh Tịnh Độ là hiển hiện Thật Tướng.Bạn cần phải biết tông thú của hai kinh là thế.
A Di Đà Phật
Con chào chú Trung Đạo!
Con xin cảm ơn chú đã dành thời gian quý báo để chỉ dạy cho con.
Con còn chuyện này nữa là khi mình gặp con vật nào đó đã chết hay gần chết thì mình phải khai thị cho nó như thế nào trước khi niệm Phật cho nó vì hàng ngày đi trên đường con hay gặp trùng, kiến, rắn…có con thì gần chết có con thì chết rồi không biết phải nói với chúng như thế nào trước khi niệm Phật cho chúng nghe.
Và thời điểm này bên con là mùa đông lạnh ruồi vaò nhà con rất nhiều, từ trước giờ mẹ chồng và chồng của con dùng vĩ đập ruồi đập chết rất nhiều, con có ngăn cản có giải thích thì mẹ chồng con bảo ruồi dơ bẩn nên phải giết nó, con nghe mà đau lòng lắm con có giải thích ruồi cũng là một chúng sanh có Phật tánh giết nó là mang tội rồi lại bị nó báo thù thế nhưng mẹ chồng con không tin. Mùa hè cửa trước cửa sau đều mở ruồi có thể tự do ra vào thế nhưng mùa đông thì chỉ vào mà không ra vì nhiệt độ bên ngoài rất lạnh ruồi không sống nỗi, ruồi bay lòng vòng trong nhà rồi đậu trên sàn nhà rồi bị mẹ chồng và chồng con đập chết nó cứ lòng vòng như thế mãi năm nào cũng vậy vào thời điểm này. Con có làm theo bài chỉ dạy của thầy Thiện Nhân gửi phúc đáp cho chú Phúc Bình trong mấy ngày qua thế nhưng ruồi vẫn còn y nguyên không biết vì trời lạnh ruồi không bay ra ngoài được hay sao con rất buồn rất thành tâm sau thời khóa công phu hồi hướng cho ruồi cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát an bài cho ruồi có nơi ở mới không bị tổn hại thế nhưng con vẫn chưa làm được. Con phải làm sao đây?
Thưa chú! Nếu như con bắt bỏ ruồi ra ngoài thì ruồi sẽ chết cóng vì lạnh ạ! Nếu làm thế con lại gián tiếp mang tội sát sanh rồi.
Con cảm ơn chú đã chỉ dạy, chúc chú luôn an lạc giữa vô thường. Con sẽ cố gắng tu học để không phụ công ơn của mọi người.
A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật
Chào bạn Lê Kim Thúy,
TĐ xin góp một chút kiến thức mọn về câu hỏi của bạn.
1/ ”phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” ý nói tất cả mọi sự vật có hình tướng đều là giả không phải thật? Vậy cái gì mới là thật? Có cái gì không có hình tướng ạ?
– Vậy cái gì mới là thật? Chân tâm hay còn gọi Phật tánh của chúng sanh là thật.
– Có cái gì không có hình tướng ạ? Hư không không có hình tướng và Chân tâm, Phật tánh cũng không có hình tướng. Nói vô tướng là hiểu theo nghĩa phàm, nhưng thánh nghĩa thì dẫu hư không và chân tánh không có tướng nhưng trong hư không và phật tánh không có gì không hiển hiện. Cho nên nói vô tướng-hiện tướng chẳng phải hai, chẳng phải một. Điều này cũng giống như Kinh Bát Nhã nói: sắc tức thị không, không tức thị sắc, sắc bất dị không, không bất dị sắc vậy.
2/ Phải chăng đó là Niết bàn? Niết Bàn có 2 nghĩa: hữu dư và vô dư Niết Bàn. Hữu dư hiểu theo phàm nghĩa thì Niết Bàn vẫn còn có tướng, bởi còn nhìn thấy có diệt độ. Vô dư là không có diệt độ.
Trong Kinh Đại Niết Bàn khi Bồ tát Cao Quý Đức Vương hỏi Phật về Niết Bàn, Phật đáp như sau: “Này Thiện nam tử! Có Niết Bàn chẳng phải là Đại Niết Bàn. Chẳng thấy Phật tánh mà dứt phiền não thời gọi là Niết Bàn chẳng phải Đại Niết Bàn. Bởi chẳng thấy Phật tánh nên không có thường, ngã, chỉ có lạc và tịnh, do đây nên dầu dứt phiền não mà chẳng được gọi là Đại Niết Bàn. Nếu thấy Phật tánh dứt phiền não thời gọi là Đại Niết Bàn, vì thấy Phật tánh nên được gọi là thường, lạc, ngã, tịnh.
Nầy Thiện nam tử! ― “Niết” nghĩa là chẳng, “Bàn” nghĩa là diệt, nghĩa chẳng diệt gọi là Niết Bàn. “Bàn” lại có nghĩa là che, chẳng bị che bèn gọi là Niết Bàn. “Bàn” lại có nghĩa là đi đến, chẳng đi chẳng đến gọi là Niết Bàn. “Bàn” lại có nghĩa là bất định, không bất định gọi là Niết Bàn. “Bàn” lại có nghĩa là mới cũ, không mới cũ gọi là Niết Bàn. “Bàn” lại có nghĩa là chướng ngại, không chướng ngại gọi là Niết Bàn”.
3/ Cõi Tây Phương cực Lạc của Phật A DI ĐÀ là có thật con tin đều này vì Phật không bao giờ vọng ngữ thế nhưng cõi Tây Phương có nằm trong cái gọi là có hình tướng không?
Là có hình tướng nhưng hình tướng của tự tánh thanh tịnh Phật khác với hình tướng của phàm phu sanh-diệt.
4/ Và nghiệp của chúng sanh tạo ra cũng có hình tướng thế nhưng tại sao nó không phải là giả? Có phải là như vậy cho nên chúng ta mới có thể chuyển được nghiệp nếu tu hành đúng pháp?
Tướng và vô tướng là Phật dùng lý phàm phu để diễn giải cho chúng ta hiểu, thực tế dùng liễu nghĩa Phật giải thì nghiệp đó cũng là giả. TĐ dùng một câu trong sám văn mà chúng ta thường tụng làm ví dụ:
Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không
Thế mới thật là chân sám hối.
– Tội và Tâm: Tâm là gì? Tâm có 2 nghĩa: vọng và chân. Vọng thì có phiền não và nghiệp tội, tức có tướng phiền não tội. Ngay nơi tướng đó nhận biết, tu sửa, quyết không phạm lại, lúc này tội đã hết, vọng tâm đã thành chân. Tâm tịnh đồng nghĩa tất thảy đều không. Cho nên nói nghiệp là giả và cũng là thật. Thật hay giả chỉ ở một niệm biết quán chiếu để chuyển hoá.
“Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai”: Trọng yếu chuyển hoá khổ, chuyển hoá nghiệp, chuyển hoá tâm chính ở chỗ này.
A Di Đà Phật
Chào bạn Lê Kim Thúy,
1/ Bạn cứ tiếp tục thanh tịnh tâm ý thực hành theo hướng dẫn của đạo hữu TN, đừng khởi niệm cầu mau thành tựu hay buồn nản khi không thấy chuyển hoá, vì những niệm này sẽ khiến tâm bạn sanh phiền não.
2/ Vì gia đình chồng bạn đã sát hại quá nhiều ruồi như vậy nên bạn phải thay gia đình chồng phát lồ sám hối nghiệp sát sanh này nữa. Những loài thấp sanh không vô cớ mà xuất hiện trong gia đình bạn. Gia đình chồng bạn chưa hiểu rõ nhân quả bạn đừng vội chuyển hoá họ mà khiến họ nổi sân thì sẽ bất lợi cho việc tu học của bạn. Bạn hãy thực hành theo cách này:
– Hãy dùng một chai nước khoáng 1 lít đã uống hết, cắt lấy phần đáy độ cao khoảng 15cm. Dùng phần này để chụp những con ruồi thường bậu trong phòng. Lưu ý là khi chụp được 1 hay nhiều con một lần, bạn dùng một tờ giấy mỏng, cứng, khẽ luồn dưới miệng chai đang chụp lên những con ruồi rồi khéo bịt kín miệng, hất ngửa miệng chai đã phủ kín tờ giấy lại, sao cho những con ruồi ở nguyên trong đó mà không bị tổn hại. Bạn mang vào trước bàn thờ Phật cũng được hay mang ra ngoài ban công cũng không sao, miễn là bạn phải chủ động một mình để sám hối và làm lễ quy y cho những con ruồi này. Sau khi quy y cho chúng xong, hãy niệm 3 biến chú vãng sanh, 3 câu Phật hiệu rồi nguyện cho chúng được chư Phật, Quán Thế Âm Bồ tát an bài, giúp cho chúng có nơi an trú, không trở lại nhà bạn để gây phiền nhiễu cho các thành viên trong gia đình nữa, và nguyện cho chúng khi xả thân thấp sanh được sanh về Tịnh Độ, kế đó nhẹ nhàng mở tờ giấy để cho chúng bay đi.
– Những loài thấp sanh, tuy là thấp sanh nhưng chúng cũng có tánh linh rất cao, chỉ cần bạn khởi tâm từ bi, biết sám hối, muốn cứu độ chúng và nhẫn nhục để thực hành pháp quy y, giáo hoá chúng, sẽ có ngày chúng cảm niệm ân đức bạn rồi không trở lại quấy phá nữa.
Hy vọng nạn ruồi quấy nhiễu trong gia đình bạn sớm được hoá giải.
A Di Đà Phật
Bạn Lê Kim Thuý,
Bạn không cần quá lo như vậy, bởi mọi loài đều biết tìm nơi chốn phù hợp để an trú. Những vị ruồi vào trong gia đình bạn chỉ là thiểu số, vậy vô lượng những vị ruồi khác họ sẽ đi đâu? Điều thứ nữa khi bạn phát tâm thanh tịnh làm lễ quy y và cầu Phật, Bồ tát gia hộ cho các vị ruồi, Chư Phật, Chư Bồ Tát sẽ có cách an bài cho những vị ruồi đó đến nơi an trú thích hợp.
Tội sát sanh được hiểu:
1. Tự mình sát sanh.
2. Bảo người sát sanh.
3. Khen ngợi sự giết.
4. Thấy giết vui sướng.
5. Ðối với người oán ghét thì muốn tiêu diệt.
6. Thấy người oán của mình bị tiêu diệt rồi trong lòng sung sướng.
7. Làm hư thai tạng của người khác.
8. Dạy người hủy hoại (thai tạng).
9. Xây dựng miếu thờ trời để giết hại chúng sanh.
10. Dạy người đánh nhau để hai bên bị tàn hại. (Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt)
Tham khảo:
1/ https://www.youtube.com/watch?v=IAklP4pwKFs&index=84&list=PLtgPvPfGoKfoYDyd4deLiJiHReSbgi3LL
2/ https://www.youtube.com/watch?v=AF4SOvgQ6C0&index=96&list=PLtgPvPfGoKfoYDyd4deLiJiHReSbgi3LL