Người học Phật, từ khi quy y Tam Bảo trở về sau, nhất định phải quy y thời khoá tu tập. Bắt đầu cần cầu tự mình mỗi ngày thực hành lạy Phật và niệm Phật. Số mực tu hành nhiều hay ít có thể căn cứ vào tình huống thời gian của mình mà sắp xếp. Mỗi ngày cứ theo thời khoá đều đặn lấy đó làm định kế lâu dài cho đời tu của mình. Một thời gian sau, dần dần tăng thêm phần lượng số mục tu hành, khiến cho đạo nghiệp của mình ngày càng tiến bộ. Cách quy định thời khoá này mới có thể thật sự được lợi ích trong Phật pháp. Nếu không thì quy y uổng ghi tên suông; giống như học sinh đến trường ghi tên báo danh lại chẳng lên lớp học, thì làm sao có thể đạt đến chỗ tốt đẹp của việc học Phật!
Ngoài thời khoá tu hành lễ Phật, lạy Phật mỗi ngày, người học Phật phải chú trọng vào việc sửa đổi thói quen xấu nơi thân, khẩu, ý của mình. Sửa đổi thói quen xấu chính là ngừng lại và diệt tham, sân, si. Cuộc sống sinh hoạt hằng ngày phải kiểm thảo mỗi lời nói và từng cử chỉ của bản thân. Nhất cử nhất động quán chiếu xét lại chính mình, từng bước vững chắc cố gắng đem thói quen xấu sửa đổi ngay.
Trích Liên Trì Cảnh Sách
Thích Quảng Ánh dịch
Nam mô quán âm bồ tát
Sao con lại bỏ chỗ sáng đi vào chỗ tối
Sao trời sinh con lại nhút nhát vậy
Sao con lại bỏ công việc về làm kẻ thất nghiệp
Xin các thầy, các cô chỉ dạy cho con biết với ạ
Con vẫn niệm phật hàng ngày mà sao con ngu muội suy nghĩ nông cạn thế ạ
có thể mình niệm chưa nhiều, hoặc công phu chưa đắc lực thôi. Trăm người niệm Phật thì chỉ có vài người thành tựu là ở chỗ còn quyến luyến trần gian, chưa chịu buông xuống thật thàniệm Phật. Nếu ta thật tâm tu hành thì phải chịu cực chịu khổ ngày đêm niệm Phật, lạy Phật, tùy duyên có thể in kinh, phóng sanh. Làm được như vậy công đức vô lượng, phật A DI ĐÀ nhất định không để chúng ta thiệt thòi.
Tâm và ý là hai hay một? Xin chư vị thiện tri thức khai thị cho được rõ vì lúc mình niệm Phật thì miệng niệm tai nghe, tâm nhớ câu Phật hiệu nhưng trong đầu mình lại hiện lên suy nghĩ khác hình ảnh khác?
Ấn Quan Đại Sư có dạy chúng ta nên niệm thêm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát để tiêu trừ nghiệp chướng vậy là vừa niệm A DI ĐÀ PHẬT vừa niệm QUÁN THHẾ ÂM cả hai danh hiệu vô cùng thù thắng không thể nghĩ bàn thế nhưng mình có nghe được bài giảng của TỊNH KHÔNG PHÁP SƯ dạy rằng oan gia trái chủ có khả năng biến ra những vị Phật khác nhưng không giả mạo được vị Phật Bổn Tôn
Phật Bổn Tôn là hàng ngày mình niệm một vị Phật duy nhất thì vị Phật đó chính là Phật Bổn Tôn ví dụ như ngày thường chúng ta niệm A DI ĐÀ thì A DI ĐÀ PHẬT chính là Phật Bổn Tôn, hàng ngày niệm Đức Bổn Sư Thích Ca thì Thích Ca Mâu Ni chính là Phật Bổn TÔN của bạn, bạn niệm Qán Thế Âm Bồ Tág thì Quán Thế Âm chính là Bổn Tôn của mình. Ma không thể biến giả ra vị Phật được” Nếu vậy mình niệm cả hai danh hiệu luon thì lúc lâm chung gặp khó khăn rồi?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Lê Kim Thuý,
Tu thì có chánh hạnh và trợ hạnh. Người niệm Phật thì lấy niệm Phật làm chánh, tụng kinh, bái sám, niệm hồng danh Bồ tát là trợ hạnh. Quán Thế Âm Bồ Tát là Đại Bồ tát phát nguyện tầm thinh cứu khổ và nguyện độ tận chúng sanh khổ. Hơn thế Quán Thế Âm còn là một Đại Bồ Tát luôn cùng Đại Thế Chí Bồ Tát cùng hiện thân tiếp dẫn chúng sanh về Tịnh Độ. Vì thế việc niệm thêm hồng danh Quán Thế Âm nhất quyết không có vấn đề trở ngại, kể cả khi cận tử nghiệp ập tới, nếu bạn nhiếp tâm niệm Quán Thế Âm, bạn vẫn có thể được Ngài tiếp dẫn về Tịnh Độ. Lý do? Bởi đó là hạnh nguyện của Ngài. Vấn đề chỉ còn ở nơi bạn: Tín sâu-nguyện thiết-thực tâm hành và hàng ngày lấy gì làm chánh và lấy gì làm trợ hạnh thôi.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Lê Kim Thuý,
*Tâm và ý là hai hay là một? Để các bạn Sen hiểu rõ hơn về tâm và lý do tại sao khi niệm Phật thường có vọng tưởng đan xen trong các Phật hiệu, TN xin kể câu chuyện của Ngài Huệ Khả. Một lần Ngài Huệ Khả đến xin gặp Tổ Đạt Ma, nhưng Tổ không tiếp và ngài Huệ Khả đã quỳ trong tuyết xuốt 1 ngày 1 đêm. Sáng tới, Tổ thấy vậy bèn hỏi:
– Ông tới đây làm gì?
– Ngài Huệ Khả đáp: Xin hãy an Tâm cho con.
Tổ trả lời rằng: Hãy đưa Tâm đây ta an cho.
Huệ Khả thưa: Con tìm Tâm không được!
Tổ trả lời: Ta đã an tâm cho ông rồi!
Ngay đó ngài Huệ Khả hoát nhiên đại ngộ.
Có 2 chi tiết trong câu chuyện chúng ta nên tư duy thật kỹ:
– Tâm bất an, xin người khác an tâm cho mình/Đem tâm ra đây, ta an cho.
– Tìm không ra tâm / Ta đã an rồi.
*Tâm bất an là tâm gì?
Trong đạo gọi là vọng tâm, tâm phan duyên, tâm phóng dật – tâm khởi lên từ sự phân biệt, chấp trước khi các căn tiếp xúc các trần. Tất cả những vọng này sẽ được ghi lại rất đầy đủ vào bộ nhớ (còn gọi là a lại da) và chúng sẽ nằm vĩnh viễn trong đó, không bao giờ mất, nhưng khi đủ duyên, chúng sẽ hiện lên rõ mồn một như từng cảnh trong phim vậy. Khi chưa niệm Phật, hàng ngày, mọi nơi, mọi thời chúng ta đều sống trong vọng tưởng và đã quen, coi vọng như bạn nên thấy rất bình thường. Nay niệm Phật, thay vì khởi nghĩ lăng xăng hết chuyện đông-tây kim cổ…vui, buồn, thương, ghét, tham, sân, si… nay chúng ta dùng hồng danh A Di Đà Phật để khắc chế cái tâm lăng xăng nói trên, đương nhiên những niệm lăng xăng đó sẽ hiện khởi không ngưng nghỉ. Hiện khởi không phải khi niệm Phật nó mới hiện, mà vốn dĩ nó thường khởi, nhưng chúng ta quen, quá quen nên không để ý nữa, nay dùng pháp niệm Phật, niệm niệm tiếp nối nên nhất thời vọng niệm bị đè xuống không thể khởi. Điều này giống như ta lấy hòn đá nặng đè lên cỏ. Cỏ nhất thời bị đè xuống, nhưng chỉ cần khẽ nhấc hòn đá lên, cỏ tất sẽ trồi lên như cũ. Tới đây chúng ta đã hiểu: tại sao khi niệm Phật, lúc tâm an, lúc bất an, lúc ít vọng, lúc nhiều vọng?
Như vậy “tâm bất an, xin được an tâm cho” đây là ý niệm của vọng tưởng, phân biệt, chấp trước khởi. Các vọng này khởi lên không ngừng nghỉ nhưng không biết cách khắc chế, sanh tâm hoảng sợ, chạy tìm người an tâm cho mình. Thực tế không ai làm được chuyện đó, bởi vọng khởi từ tâm phân biệt, chấp trước của chúng ta khi căn tiếp xúc cảnh trần. Nay muốn giảm, triệt vọng thì ngay lúc các căn của chúng ta tiếp xúc cảnh trần, đừng để chúng (các căn) khởi vọng thức: đẹp-xấu, giàu-nghèo, sang-hèn, chánh-tà, thiện-ác… Cụ thể: khi mắt nhìn thấy bông hoa đẹp, chỉ cần ghi nhận cái đẹp là đủ, ngoài đẹp ra không khởi thêm một niệm nào khác=nhãn căn (mắt) tiếp xúc trần (bông hoa) nhưng không sanh vọng thức (tức phân biệt, chấp trước không khởi). Tương tự khi niệm Phật: Miệng niệm A Di Đà Phật – Tai nghe rõ A Di Đà Phật – Tâm phải nhớ rõ A Di Đà Phật = trong đầu không thể hiện thêm niệm khác ngoài A Di Đà Phật. Sở dĩ có niệm khác khởi là do tâm không nhớ rõ A Di Đà Phật nên niệm khác mới lên vô được; nói khác đi là lúc này hòn đá bị nhấc lên nên cỏ mới có dịp trồi lên vậy. Do vậy để khắc chế hiện tượng này chúng ta đừng hoảng sợ mà ngưng việc niệm Phật, mà phải niệm chậm lại, rõ ràng hơn bình thường để đè vọng niệm xuống, không cho chúng khởi nữa. Cách tốt nhất lúc này là nên dùng Thập Niệm Ký Số. Tới đây chúng ta có thể hiểu: tâm bất an từ đâu khởi? và ai có thể an tâm cho chúng ta?
*Đem tâm ra đây, ta an cho!
Người hỏi: tâm con bất an, nhờ Tổ an tâm cho.
Người đáp: đem tâm ra, ta an cho.
Ngụ ý của Tổ: cái tâm mà Phật nói đến vốn dĩ vô phương sở, không có xứ lai, nguồn gốc, trong cả 3 thời quá khứ, hiện tại, vị lai đều không thể tìm và nắm giữ. Tại sao? Vì nó là vọng. Vọng chỉ có khi căn-trần tiếp xúc rồi có phân biệt, chấp trước. VD bông hoa đẹp nói trên: đẹp là 1 niệm, ngoài niệm này không khởi thêm niệm nào nữa=vọng không có duyên để khởi. Vọng=sanh-diệt không ngưng nghỉ, niệm nọ nối niệm kia không gián đoạn, vì thế muốn tìm, đem vọng ra là điều không thể, nói gì an cho hết vọng?
Trở lại khi niệm Phật, vọng lăng xăng khởi liên tục, chúng ta hoặc chạy theo, hoặc lo để an những niệm lăng xăng đó=giống ngài Huệ Khả, đến nhờ Tổ Đạt Ma an tâm cho mình vậy.
*Tâm-ý là 2 hay 1?
Nói 2 thực tế chỉ 1, bởi chúng có gốc khi các căn tiếp cảnh trần rồi sanh ra ý thức. VD: hoa đẹp. Nếu dừng lại niệm đẹp=cái đẹp tịnh lặng, nhưng nếu có có đẹp hơn, đẹp kém, đẹp vừa phải, đẹp ít, đẹp nhiều…thì trùng trùng ý thức phân biệt khởi, lúc này được gọi là tâm sanh. Hễ có sanh, ắt có diệt. Phật gọi tâm sanh-diệt đó là vọng. Diệt vọng là chân.
*Tìm tâm không được/Ta đã an cho ông rồi:
Tại sao tìm tâm không được? Vì tâm là vọng. Vọng=sanh-diệt không ngưng nghỉ. Đi tìm cái sanh-diệt đó vốn chẳng thể nên Ngài Huệ Khả nói: không tìm được! điều này khéo tư duy 1 chút chúng ta sẽ hiểu: vọng không tìm được=không nên níu kéo, truy tìm nó=tâm an. Cách an tâm của Tổ Đạt Ma chỉ đơn giản vậy.
Vấn đề an hay bất an khi niệm Phật vốn phụ thuộc vào chúng ta, chẳng do hồng danh cũng chẳng do Phật A Di Đà. Điều này chúng ta phải thực tư duy chân chánh ắt sẽ nhận ra.
Cảm ơn Thiện Nhân đã giải đáp thắc mắc cho mình, còn câu hỏi thứ hai không biết có vị thiện tri thức nào giúp mình không vì mình còn phân vân tại sao danh hiệu A DI ĐÀ PHẬT một niệm thành tâm tiêu được tám mươi vạn ức trọng tội vậy tại sao Ấn Quan Đại Sư lại khuyên ta nên trì thêm danh hiệu Quán Thế Âm? Pháp sư Tịnh Không thì dạy rằng ma (oan thân trái chủ) có thể biến ra vị Phật khác nhưng vị Phật bổn tôn thì không có khả năng biến hiện ra! Bây giờ mình niệm cả hai danh hiệu vậy khi mình lâm chung ma có thể biến ra Quán Thế Âm Bồ Tát không? Mình còn chưa rõ điều này xin chỉ dạy thêm! NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật
Chào bạn Lê Kim Thúy!
*niệm một câu A Di Đà Phật có thể tiêu trừ được trọng tội trong 80 ức kiếp sanh tử, câu này chính từ kim khẩu Đức Bổn Sư Thích Ca nói ra thời không nghi ngờ gì nữa. Chỉ có điều Phật dạy như vậy, song không có nghĩa là niệm danh hiệu các chư Phật- Bồ Tát khác không tiêu trừ được tội nghiệp. Nếu bạn đã đọc Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện phẩm thứ 9 “Xưng danh hiệu Chư Phật” sẽ thấy rằng có hằng sa ức chư Phật như thế, khi xưng niệm danh hiệu các Ngài đều đạt sự lợi ích không thể nghĩ bàn.
Ấn Quang Đại Sư khuyên người niệm Phật niệm thêm danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát, cứ 1000 câu A Di Đà Phật thì niệm 500 lần danh hiệu Bồ Tát Quan Thế Âm mỗi khi có bệnh khổ. Cũng bởi bổn nguyện của Bồ Tát là tầm thinh cứu khổ cứu nạn, Ngài có nhơn duyên rất lớn với chúng sanh trong cõi Diêm Phù Đề, và sẽ là vị Phật kế vị làm giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc. Tổ Ấn Quang dạy người niệm Phật như vậy, nhưng nếu chúng ta chỉ niệm A Di Đà Phật thời cũng được Phật gia trì không khác. Tổ dạy như vậy, nhưng tùy vào duyên của chúng sanh với vị Phật, Bồ Tát khác nhau mà họ xưng niệm danh hiệu vị Phật, Bồ Tát cũng không giống nhau và đều nhận được sự gia trì không khác.
Điều lưu cẩn ở đây, Phật Thích Ca khuyên người niệm Phật và các vị Tổ Liên Tông đều giải bày phương tiện: lấy niệm Phật làm chánh với đầy đủ tín- nguyện- hạnh thì chắc chắn vãng sanh.
*”Pháp sư Tịnh Không thì dạy rằng ma (oan thân trái chủ) có thể biến ra vị Phật khác nhưng vị Phật bổn tôn thì không có khả năng biến hiện ra”. Điều này nếu chậm rãi quán xét sẽ hiểu vì sao Ân Sư Tịnh Không lại dạy như vậy. Oán thân trái chủ có thể có thể biến ra các hình cha mẹ, người thân quyến, các vị Phật, Bồ Tát. Nhưng người sắp lâm chung, oán thân trái chủ chẳng thể giả dạng A Di Đà Từ phụ bởi nếu giả dạng sẽ “phạm” với bổn nguyện tiếp dẫn, giả như có một A Di Đà Phật thứ hai thì lẽ nào bổn nguyện của Từ phụ là không đáng tin hay sao? Chắc chắn thần hộ pháp sẽ không để cho bất kỳ chúng sanh nào “vi phạm” vào bổn nguyện tiếp dẫn chúng sanh của A Di Đà Phật. Vì thế chúng ta niệm Phật A Di Đà, cầu A Di Đà Phật tiếp độ, thì nhất định phải đợi A Di Đà Phật đến.
Hòa Thượng Tịnh Không cũng dạy: hình tượng Phật A Di Đà để chiêm ngưỡng lễ bái chỉ nên chọn một tướng hảo duy nhất. Vì hàng ngày chúng ta chiêm ngưỡng, lễ lạy tướng hảo A Di Đà Phật nào thì nhất định lúc lâm chung A Di Đà Từ phụ sẽ đến tiếp độ chúng ta bằng chính tướng hảo ấy.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin chào chị Mỹ Diệp! Gọi bằng chị vì thấy kiến thức của chị cao hơn em và tuổi Đạo chắc cũng nhiều hơn em^-^. Xin cảm ơn chị đã giải đáp thắc mắc cho em. Nói thật mình cũng ngại lắm khi đăng câu hỏi lên đây vì mình nghĩ mọi người đều rất bận, ai cũng lo tròn trách nhiệm của mình với gia đình với công việc trong cuộc sống giữa đời thường rồi thời khóa công phu tu tập…v.v
Cho nên khi đăng câu hỏi mà thấy không được trả lời thì mình cũng không buồn đâu ạ và biết đâu câu hỏi của mìmh đã trùng với câu hỏi trước đây của người khác cũng không chừng. Bản thân mình căn cơ thấp kém nghiệp chướng sâu dày cho nên lời văn cao thâm mình không lãnh hội được xin sám hối ạ, mọi người bỏ thời gian bỏ công sức ra trả lời chỉ dẫn cho mình mà mình đọc vẫn không hiểu thấy có lỗi vô cùng ạ!
Mình đang gặp một vấn đề có thể nói là nan giải với mình! Mình đang sống ở Hàn cùng với gia đình có ba mẹ chồng cùng chồng và hai con. Mẹ chồng mình lúc trước có đi chùa nhưng giờ lại chuyển qua tôn giáo khác không tin Phật nữa. Nơi mình ở có âm khí nặng, mọi người đều cảm nhận được đều này. Mẹ chồng tuy không tin Phật nhưng không phản đối chuyện mình đi chùa tụng kinh niệm Phật, có hôm bà bảo mình sống ở Hàn thì phải tụng kinh niệm Phật bằng tiếng Hàn chứ bằng tiếng Việt ai mà nghe được! Cho nên mình có thỉnh máy niệm Phật bằng tiếng Hàn và mở liên tục. Đây là điều tốt đúng không ạ? Thế nhưng mình thì hồi còn sống ở Việt Nam quen niệm bằng tiếng Việt nhưng không nhiều và cũng chưa biết gì đến Tịnh Độ, sau khi qua Hàn có thời gian tìm hiểu qua trên mạng nghe những bài giảng của quý thầy và Khuyên Ngườ i Niệm Phật của cư sĩ Diệu Âm Minh Trị cùng với nghe giảng của Tịnh Không Pháp Sư nên mình mới biết về Tịnh Độ và Cầu vãng sanh.Hồi nhỏ trước khi ngủ sợ ma nên cứ niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT có lẽ vì vậy mà đã vô tình gieo được chủng tử Phật vào a lại gia thức chăng? Có lúc trong mơ mình thấy mình bị rơi xuống vực, rơi xuống nước chơi vơi mà trong mơ vẫn niệm được NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT nhờ vậy mà đánh mình tỉnh giấc, lúc nằm mơ này là khoảng thời gian mình sống ở Hàn và chuyển sang niệm 4 chữ A DI ĐÀ PHẬT. Niệm 4 chữ thì số lượng câu nhiều hơn 6 chữ trong cùng một thời gian và theo quán tính cứ A DI ĐÀ PHẬT…thế nhưng có lần mình nghe được tiếng niệm của tịnh tông học hôi Đài Loan NAM MO A MI FOFO trên mạng nghe rất là an lạc và tự dưng cảm động nước mắt tự dưng rơi. Tại sao mình niệm Phật thời gian qua mà không có cảm giác này tại sao nghe câu Phật hiệu của ngôn ngữ khác mà lại như vậy? Rồi có lần lên chùa người Hàn nghe giọng của Sư cô tụng kinh cũng lại có cảm giác như vậy mặc dù là bằng tiếng Hàn! Phải chăng do oai lực với năng lượng từ trường của người niệm Phật và nơi niệm Phật lan tỏa ra ảnh hưởng lên không gian?
Bây giờ mình vẫn niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT nhưng trong thời khóa công phu chỉ phát nguyện vãng sanh vừa niệm vừa lạy 300 lạy lúc này thì không mở máy niệm Phật khi nào công phu xong thì mới mởi mấy. Có lúc mình nghĩ như vầy có khi nào bị tẩu quả nhập ma không sao mà xen tùm lum vậy tự hỏi bản thân mình như vậy nhưng mình nghĩ rẳng tiếng Hàn hay việt thì cũng đều là danh hiệu của một vị Phật A DI ĐÀ là Giác Chánh Tịnh cho nên mình không chấp thế nhưng mình lo là tiếng niệm của mấy cứ văng vẳng bên tai rồi khi lâm chung không biết phải làm sao khó nhiếp tâm lắm ạ!
A Di Đà Phật
Bạn Kim Thúy.Người mới học thì có những lý luận về pháp môn niệm Phật chưa rõ nên đụng cảnh thì dễ sanh nghi,nên thời đầu vừa niệm Phật vừa nghe giảng kinh,giảng kinh cũng là giúp đoạn nghi sanh tín.
Muốn có niềm tin về điều nào đó thì bí kíp ở đây chính là sự lặp lại về nó thường xuyên.Người xưa có nói đọc kinh ngàn lần sẽ hiểu.Trong kinh A Di Đà,sáu phương chư Phật đều lặp lại cũng chỉ một câu:”Chúng sanh các người nên tin kinh Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm này”.Nếu ko lặp đi lại e rằng chúng sanh quên mất điều quan trọng này.
Vì thế,bạn có niềm tin về điều gì đó hãy đọc và nghe nó lặp đi lặp lại tới từ một vạn lần trở nên thì nó sẽ trở thành niềm tin một cách hết sức tự nhiên,còn chỉ vài trăm lần thì như gió thoảng qua.
Khi nghe tới 1 vạn lần thì bạn không thể nghe nhiều bài được vì không có thời gian,do đó bạn hãy chọn một bài tâm đắc nhất để nghe thường xuyên hàng ngày,còn các bài khác thì tùy duyên .Cá nhân tôi xin chia sẻ với bạn 2 cuốn Quán Kinh Tứ Nhiếp Sớ và Niệm Phật Kính của Đại Sư Thiện Đạo.Nếu bạn có đủ kiên nhẫn thực hành nghe một trong 2 cuốn tới 1 vạn lần thì lý luận về pháp môn này sẽ có niềm tin mãnh liệt sẽ chẳng đến nỗi hoài nghi,khi đó mỗi câu dù niệm Phật dù là ít nhưng cũng tương ưng
https://www.youtube.com/watch?v=Yt0nO-s3_aY
http://www.bodetam.org/ThuVien/PDF/Quan%20Kinh%20Tu%20Thiep%20So.pdf
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Tất nhiên con số 1 vạn là mình minh họa thôi,tùy từng hoàn cảnh căn cơ mỗi người,nếu đã tin sâu rồi thì chỉ cần niệm Phật là được rồi.
Tâm và ý, Ý át tâm làm con thấy có lỗi quá xin chỉ cho con con đường tốt nhất ạ. Con rất khó trong thời gian này. Con không biết phải làm sao. Xin thầy, cô cứu vớt con qua đường đời này
Theo mình nghĩ thì những câu niệm có tạp sẽ không thể thâm nhập vào được trong thân tạng của Phật và Bồ Tát, vì thân tạng của Phật và Bồ Tát là bất khả, miễn nhiễm tất cả những thứ độc hại xấu xa. Chỉ những câu niệm nào thành tâm không có tạp niệm thì mới được cảm nhận. Khi niệm Phật mà có những ý nghĩ khác xen vào thì biết đó là oan gia trái chủ phá mình rồi, cần hồi hướng tích cực cho những oan gia đó, dần dà những câu niệm sẽ được thành tâm. Khônh biết mình nghĩ thế có đúng không, nếu sai mong các bạn góp ý sửa sai cho mình. Xin chân thành cảm ơn!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát!
Thưa các liên hữu cho em hỏi này chút
1/Em có nghe tới chữ thiểu dục tri túc, ít muốn biết đủ nên em hơi có thắc mắc không rõ em tham ăn hay không. Thường là trưa em ăn cơm xong em thuờg cảm thấy mình ăn chưa đủ muốn ăn thêm tráng miệng. Em cảm thấy có lỗi vì em nghĩ mình có gì đó tham ăn nhưng có những lúc em ăn xong em cảm thấy thức ăn tiêu hóa trong bụng quá nhanh cảm thấy bụng mình rỗng rỗng em hơi khó chịu thậm chí có lúc nghe tiếng kêu.
Nên em muốn lên đay hỏi cho chắc là do em quá tham ăn hay cơ thể có vấn đề và em cần bổ sung chất dinh dưỡng?
2/ Em hơi mờ mịt về chuyện tu. Ý em là em biết mình tu thiện bỏ ác hiểu thì dễ nhưng lúc trong sinh hoạt em thừa nhận em có nhiều lúc không rõ là tham si hay đó là điều bình thường giống như chuyện ở (1) em mới nêu trên. Em thừa nhận em không biết tu lắm có những cái em biết được nhưng có những cái em không biết là vi tế hay là điều bình thường. Em cảm thấy em cần có sự chỉ dẫn rõ ràng và bám sát từ người có rất nhiều kinh nghiệm. Em cảm thấy rất khó khăn khi lẳng lặng tu 1 mình như thế này. Em sợ sai mà em tưởng là đúng rồi dẫn tới hành sai rồi thối thất vân vân.
Xin các liên hữu có ai góp ý cho em được không ạ?
Định Nghĩa
Thiểu Dục là muốn ít; Tri túc là biết đủ. Muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có. Như muốn có cái nhà ở vừa sạch, vừa che kín nắng mưa; cần đi cho mau, muốn có một phương tiện giao thông gì cho tiện lợi, chỉ cốt đỡ mỏi chân, đỡ tốn thì giờ là được, chứ không muốn một chiếc xe hơi lộng lẫy, mấy trăn nghìn, quá sức tài chánh của mình.
Biết đủ, gặp hoàn cảnh nào cũng đều an phận tùy duyên. Đối với việc ăn, mặc và ở, tự thấy mình có đủ dùng rồi, không tham cầu nhiều hơn nữa, mà phải khổ sở về tinh thần. Người Đời Thường Tham Muốn Những Gì?
Người đời thường bị năm thứ tham muốn sau đây sai khiến:
a) Tham muốn tiền của
b) Tham muốn sắc đẹp
c) Tham muốn danh vọng
d)Tham muốn ăn ngon
đ) Tham muốn ngủ kỹ
Người tham muồn tiền của, thì tiền kho bạc đống, nhà ngang dãy dọc, đất ruộng cò bay thẳng cánh, cũng chưa cho là vừa, mà vẫn còn mong muốn được làm giàu thêm nữa.
Người tham muốn sắc đẹp, thì suốt đời rong ruổi đi tìm hoa; thấy ai có nhan sắc là mê mết, tìm cách này cách khác để gần gũi cho kỳ được. Một khi đã thỏa mãn, thì lại ruồng bỏ người đẹp này để chạy theo người đẹp khác; luôn luôn bị vật dục sai khiến, mất hết cả nhân cách.
Người tham muốn danh vọng, thì suốt đời rong ruổi theo chức cả, quyền cao, tiếng danh hay tốt. Họ còn cúi hết chỗ này đến chỗ khác, để mong được cái địa vị cao sang. Họ lao tâm, khổ trí, tìm mọi cách để nắm giữ cho được cái hư danh.
Người tham muốn ăn ngon, thì suốt đời lân la bên cạnh những cao lương mỹ vị, quanh quẩn bên những tiệc bàn, tìm khoái khẩu trong những rượu ngon, vị lạ. Thế giới của họ thu hẹp lại trong những món ăn và những người bạn rượu.
Người tham muốn ngủ nghỉ, thì quá nửa đời mình lẩn quẩn trên chiếc giường; ăn xong lại nghỉ chuyện đi nằm, nằm là ngủ, ngủ xong lại muốn ngủ nữa, mất cả tự chủ của mình.
Tóm lại, khi đã tham muốn những thứ ấy, thì cuộc đời của những kẻ ham muốn kia, chỉ còn thu hẹp lại trong sự ham muốn của mình và làm tôi mọi cho vật dục mỗi ngày mỗi thêm chặt chẽ. Xét cho cùng thì những sự tham muốn trên, ngoài sự tham muốn danh vọng là do kiêu căng ngã mạn, còn các thứ tham vọng khác, đều do ngũ dục là động lực chính cả. Ngũ dục là: Sắc dục, thanh dục, hương dục, vị dục và xúc dục.
Bạn Unknown, “Thiểu dục tri túc, ít muốn biết đủ” thì mình cũng mù tịt. Nhưng theo mình nghĩ bụng bạn hay sôi lên và kêu réo có thể do thói quen ăn mặn. Mình nghĩ trong bụng chúng ta thường có rất nhiều giun, sán. mình ăn mặn là chúng cũng có thói quen ăn mặn, ăn chưa no một chút là chúng kêu gào quậy phá gây ra hiện tượng sôi sục bụng và cảm giác đói. Mình mới ăn chay được khoảng 1 tuần, trước kia ăn mặn bia rượu nhiều cũng hay bị hiện tượng đó lắm, khi mới ăn chay được 2 – 3 ngày cũng có hiện tượng đó, đêm nằm bụng nó kêu réo dữ lắm, nhưng bây giờ thì cũng ổn rồi, khi đói bụng cũng ít kêu réo hơn. Theo mình nghĩ ăn chay sẽ khiến giun sán trong bụng cũng trở lên lành tính hơn. NHưng hôm qua do không biết ăn chay kiêng trứng nên mình lỡ ăn 1 quả trứng luộc thế là bụng lại kêu réo lại và đau bụng cả ngày.
Con biết cách để nhìn thấy phật rõ hơn nhưng con lại do dự bởi chữ nhẫn và chữ sĩ nếu nói ra thì quả thật rất khó. Con rất do dự nếu nói ra lại thêm chữ khổ cho người và thêm chữ họa cho con. Nhưng không nói ra thì người niệm phật lại niệm một câu “nam mô quán âm bồ tát”cả một đời như thế mà chưa thấy được quán âm thì con lại phạm phải chữ sát. Người ta một đời niệm mà mình không nói. Nếu 10 niệm vãng sinh ngay con lại phạm vào chữ hiếu vì nhà chỉ có con con trai, bố mẹ kì vọng vào con. Quả thật con biết quán âm là người phù hộ độ trì con. Con không biết phải làm sao giữa “nam mô quán quán âm bồ tát ” và nhiều thứ trần gian nữa. Buông bỏ, buông xả sẽ vào chữ tâm các chữ của Phật đều liên quan đến nhau. Con biết các chữ con học này chỉ quán âm chỉ. Nếu là a di đà phật thì chắc phải những chữ khác, con vẫn còn do dự là nên nói hay là không.vậy nên con sẽ không cố cầu vãng sanh mà ắt vãng sinh. Con biết nhưng phải làm sao với người niệm cả đời. Chữ tâm và chữ sát. Xin các vị thiện Chi thức, các vị đồng tu, các cô, chú, các chú tiểu ai hiểu thì chỉ cho con con đường đi ạ. Làm người tốt lại là người xấu, làm người xấu cũng là người tốt vậy con làm người tốt hay là người xấu đây ạ
A Di Đà Phật
Bạn Nguyễn Đăng Kiêm,
1/ Người học Phật tư duy và lời nói không nên úp mở như vậy. Chánh là chánh, tà là tà, thiện-ác, phải-quấy, đen-trắng cũng như vậy. Nếu bạn cứ tư duy kiểu lưỡng thiệt như vậy, đường tu học của bạn sẽ gặp ma chướng.
2/ Quán Thế Âm chỉ dạy người bỏ ác, hành thiện, dùng tứ vô lượng tâm và hành bình đẳng tâm. Việc bạn thủ ngữ, cho rằng những điều bạn đang hành, đang do dự đều có liên quan tới Quán Thế Âm thì bạn phải cẩn trọng, bởi Phật, Bồ Tát thị hiện để giúp chúng sanh phá mê khai ngộ lìa khổ được vui chứ không dạy chúng sanh lối tư duy hành pháp loanh quanh như bạn đang hành.
Hiện bạn đang trở ngại rất lớn trong tư duy và hành trì giáo pháp của Phật. Bạn phải thận trọng và cảnh giác cao độ để không lọt vào ma chướng mà cứ ngỡ mình đang được Bồ tát gia hộ.
Vậy TĐ có thể dạy cho con biết tứ vô lượng tâm và bình đẳng tâm là gì không ạ. Con chỉ biết vô lượng thọ và kinh cầu an đã từng đọc qua một vài lần thôi ạ
Phúc Bình gặp tình huống hơi khó xử, mong các vị liên hữu cho ý kiến để giải quyết được: Vốn là phòng thờ tại gia nhà PB ko hiểu sao ong hay về làm nơi trú ngụ. Mà con ong vò vè này nó đốt thì đau lắm, nó bay vù vù trong phòng khiến mình cũng phát hoảng. Cũng nghĩ ong bay mà vẫn thời khóa đc mới tốt nhưng không làm được. Nếu thắp hương khói mù lên ong sẽ phải bay đi nhưng sợ đoạn mất thiện căn của chúng vì phòng thờ tại gia PB lúc nào cũng mở đâí tiếng Niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Khó quá ạ!
Kính chào huynh Phúc Bình,
PH nghĩ huynh có thể dùng một tấm lưới lớn, hoặc vải mùng (mắt lưới nhỏ đủ để ngăn không cho ong chui qua) ngăn tổ ong với phần còn lại trong phòng, để ý dành đủ không gian cho ong bay đi kiếm ăn (ví dụ qua đường cửa sổ). Như vậy huynh sẽ không lo bị chích nữa. Nếu thắp hương mà mở cửa sổ, hoặc cửa phòng thì khói sẽ tỏa ra, ong không bị ngộp. Nếu không thể thì huynh có thể thắp nến thơm thay cho nhang. Còn về tiếng ồn thì chắc huynh phải ráng nhẫn thôi. Ý tưởng là vậy, huynh tham khảo để có biện pháp phù hợp.
PH thấy các bạn sen trên đây thường chia sẻ cách đọc kinh/chú/niệm Phật, xin các bạn kiến, gián,..dời nhà. Huynh hãy thử xem.
Kính chúc huynh tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Phúc Bình huynh kính mến!
Các loài thấp sanh đến nhà trú ẩn có khi chúng ta hoài nghi: có thể tâm chúng ta chưa tịnh nên bị quấy nhiễu chăng? Thật ra cũng chưa hẳn như vậy. MD có nghe một người bạn đạo kể: bạn ấy thường mở máy niệm Phật ở gian thờ lúc về đêm, một lần chuẩn bị lễ lạy Phật thì thấy một chú Thằn Lằn đang đứng gần máy niệm Phật chắp tay bằng 2 chi trước lạy Phật rất hăng say (rất đáng yêu phải không ạ?)
Nếu các chú Ong đến đây để tu tập chắc chắn sẽ ko làm hại, còn giả như huynh không an tâm có thể áp dụng: cách hóa giải nạn kiến bằng cách trì 20 biến chú Đại Bi như huynh Trung Đạo xem sao. Nhà MD hôm nọ có cả một ổ Kiến Lửa, mẹ MD một mực đòi mua phấn kiến về vẽ, MD ngồi niệm thánh hiệu A Di Đà Phật cầu Phật gia hộ mách bảo cho đàn kiến chuyển đến nơi khác an toàn, niệm chừng gần 10 phút thì chúng lảng đi thật.
🙏
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Phúc Bình,
*Có hai điều TN khuyên bạn:
– Nhất quyết không được khởi niệm xua đuổi hay sát hại đàn ong
– Không được khởi niệm sợ hãi.
*Bạn phát tâm thanh tịnh thực hành theo bài sám hối nguyện sau để hoá giải nhé. Nếu bạn tịnh tâm hành, chỉ trong vòng vài tiếng, vài ngày ắt có hiệu quả.
Các vị Bồ tát (ong, kiến, ruồi, muỗi, mối, gián…) kính mến! Rất có thể từ vô thỉ kiếp, hoặc kiếp này vì tôi hay thân quyến của tôi vì vô minh, không hiểu nhân quả nên đã ra tay sát hại sinh mạng của quý vị, khiến cho quý vị phải bỏ mạng trong sân hận và oán thù. Hôm nay đối trước Tam Bảo, trước Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, trước Đức Phật A Di Đà, Chư Đại Bồ Tát, chư A La Hán, chư hiền Thánh Tăng, chư Long thiên, Hộ pháp tôi (Pháp danh nếu có) xin thành tâm sám hối mọi tội lỗi, tội chướng mà tôi hoặc thân quyến của tôi vì mô minh, mê mờ nhân quả nên đã tạo ra những nghiệp chướng tội, khiến cho chư vị phải sống trong sân hận và oán thù. Tôi xin nguyện từ nay vĩnh viễn về sau không bao giờ sát sanh, hại vật nữa và nguyện phát tâm tu học thanh tịnh, đem công đức đó hối hướng cho các chư vị cùng thân quyến nhiều đời, nhiều kiếp của các chư vị, nguyện cho các chư vị đồng phát tâm tu học thanh tịnh, cùng với tôi niệm Phật A Di Đà để khi xả báo thân sanh về Tây Phương Tịnh Độ, vĩnh ly sanh tử luân hồi. Phật dạy muốn sanh về Tịnh Độ phải quy y Tam Bảo, bỏ ác, hành thiện và sám hối nghiệp chướng. Nay tôi hướng dẫn quý vị thọ lễ quy Y Tam Bảo, mong chư vị tịnh tâm lắng nghe để thọ trì:
Đệ tử chí tâm quy mạng:
Quy y Phật, Quy Y Pháp, Quy y Tăng.
Quy y Phật, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y thiên thần quỷ vật.
Quy y Pháp, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y tà ma, ngoại đạo.
Quy y Tăng, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y tổn hữu, ác đảng.
Chư vị đã quy Phật, quy y Pháp, quy y Tăng rồi, nay quý vị phải phát tâm sám hối tam nghiệp để làm nhân sanh về Tịnh độ:
Đệ tử xưa nay thường tạo nghiệp
Đều do vô thỉ tham, sân, si
Từ thân, miệng, ý mà khởi khởi
Đệ tử chí thành xin sám hối.
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Nguyện chư Phật, Chư Bồ tát đồng thuỳ gia hộ, giúp cho chư vị (ong, kiến, ruồi, muỗi, mối, gián…) từ nay về sau phát tâm thanh tịnh, không oán thù, và gây trở ngại cho cuộc sống của chúng con nữa; nguyện chư Bồ tát an bài cho các chư vị đến một nơi khác mà an trú, không bị tổn hại, và khi xả báo thân được sanh về Tịnh Độ.
Giờ tôi xin niệm hồng danh A Di Đà Phật để hồi hướng cho quý vị, nguyện cho quý vị khi xả báo thân, sanh về Tịnh Độ.
Chúc bạn sớm an lạc.
Phúc Bình cảm ơn các quý liên hữu đã quan tâm, hướng dẫn rầt nhiều, PB sẽ cố gắng thực hành theo lời quý liên hữu. PB tin rằng những chú ong này nhờ những lời pháp nhũ trên sẽ thêm phần thiện căn, chuyển nguiệp mà mau thoát kiếp bàng sanh về miền Tịnh độ.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Bạn Nguyễn Đăng Kiêm,
Để bạn và các liên hữu khác hiểu rõ hơn về Tứ Vô Lượng Tâm, TĐ xin trích đăng bài giảng của HT Thích Thiện Hoa về chủ đề này. Mong các bạn đọc thật kỹ để tư duy và hành trì đúng pháp.
_________________________________________________________
PHẬT HỌC PHỔ THÔNG
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành 1997
KHOÁ THỨ 4: DUYÊN GIÁC VÀ BỒ TÁT THỪA PHẬT GIÁO
Bài Thứ 9
Bốn Món Tâm Vô Lượng
A. Mở Đề
Đứng về phương diện tuyệt đối, hay chơn như môn, thì tâm của chúng sinh hay tâm của Phật cũng vẫn là một, không có rộng hẹp, thấp cao, sai khác, ngăn cách.
Nhưng đứng về phương diện tương đối hay sinh diệt môn, thì tâm có muôn hình vạn trạn, tùy theo chủng tánh của chúng sinh mà có cao thấp, rộng hẹp không đồng. Hễ nghĩ đến tham, sân, si, mạn v.v…thì tâm trở thành nhỏ hẹp, lớn bé, ngàn sai, muôn khác,cũng như cùng một thứ bột mà do người thợ làm bánh, khéo hay vụng mà có bánh ngon, bánh dở, bánh tốt, bánh xấu, bánh lạt, bánh mặn v.v…Cho nên Tôn cảnh Lục có chép: ” Tâm tạo chư Phật, tâm tạo chúng sinh, tâm tạo thiên đường, tâm tạo địa ngục. Tâm vọng động thì ngàn sự sai biệt tranh khởi, tâm bình thì thế giới thản nhiên, tâm phàm thì ba món độc trói buộc, tâm thánh thì sáu món thần thông tự tại, tâm không thì nhứt đạo thanh tịnh, tâm hữu thì vạn cảnh tung hoành. Tự mình đạp mây mà uống nước cam lồ, chẳng có ai cho mình. Nằm trong lửa hừng mà uống máu mủ cũng tự mình gây nê, không phải trời sanh ra, cũng không phải do đất mà có “.
Xem thế thì cũng đủ biết tâm là động lực chính để làm cho ta sướng hay khổ, vui hay buồn, trầm luân hay giải thoát.
Vậy muốn thoát khỏi khổ sanh tử luân hồi, muốn được quả vị thánh nhân, Bồ Tát, chúng ta cần trau giồi cho được một tâm vô cùng rộng lớn, một “vô lượng tâm”.
B. Chánh Đề
I. Định Nghĩa
Vô lượng là gì? Vô lượng nghĩa là nhiều, rộng lớn, không thể lường tính được.
Tâm vô lượng là tâm vô cùng rộng lớn thoát ra khỏi sự ràng buộc của các thứ phiền não đê hèn của phàm phu, phá vỡ được các thứ quan niệm chấp trước hẹp hòi của Nhị thừa, là tâm có một vùng thương yêu rộng lớn có thể bao trùm đến vô lượng chúng sinh, và tìm phương cứu cho tất cả. Vô lượng tâm cũng có nghĩa là “Đẳng tâm”, cái tâm bình đẳng, phổ biến; bình đẳng, vì tâm này chỉ tự nhiên, không phân biệt so đo thấp cao, hơn kém; phổ biến, bởi nó trang trải mọi nơi chẳng khu biệt, giới hạn.
Và dĩ nhiên, nhân nào quả nấy: do thi hành bình đẳng, phổ lợi cho vô lượng chúng sinh, nên chi tâm này có công năng dẫn sinh vô lượng phước đức, làm cho sự kiện căn bản để cảm thành vô lượng quả báo tốt đẹp, ấy là quả vị Bố tát và Phật đà.
Hơn nữa, tâm này không những làm lợi ích cho vô lượng chúng sinh, dẫn sinh vô lượng phước đức, và tạo thành vô lượng quả vị tốt đẹp trong một thế giới và trong một đời, mà còn lan rộng ra đến vô lượng thế giới trong vô lượng kiếp sau này, và tạo thành vô lượng chư Phật.
Tóm lại, chữ vô lượng ở đây hàm ngiều nghĩa, vô lượng nhân lành, vô lượng quả đẹp, vô lượng chúng sinh, vô lượng thế giới, vô lượng đời kiếp, vô lượng chư Phật và Bồ Tát.
II. Thành Phần Và hành Tướng Của Bốn Món Tâm Vô Lượng
Tâm vô lượng gồm có bốn phần là: bi vô lượng, từ vô lượng, hỷ vô lượng và xả vô lượng.
1. Bi vô lượng. Bi là lòng thường xót rộng lớn trước những nỗi đau khổ của chúng sinh và quyết tâm làm cho dứt trừ những đau khổ ấy. Nhưng chúng ta đã học trong khóa thứ ba nói về Tứ đế, cái khổ của chúng sinh thật là mênh mông, rộng lớn không thể nói hêt. Nó bao trùm cả nhân lẫn quả, cả thời gian lẫn không gian, cả phàm lẫn thánh, thật đúng là vô lượng khổ.
Khổ nằm trong nhân. Trong các kinh điển thường có câu: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”. Chúng sinh vì không sáng suốt cho nên chỉ khi nào quả khổ hiện ra mới lo sợ, chứ trong khi đang gây nhân thì lại không nhận thấy, mà vẫn cứ thản nhiên như không. Họ đang sống trong cảnh khổ mà họ không biết, nhiều khi lại là cho vui. Họ hoan hô tán thán và khuyến khích nhau gây khổ mà cứ tưởng là vui, như những đứa trẻ quẹt diêm quăng lên mái nhà lá, rồi vỗ tay reo mứng với nhau. Vì thiếu sáng suốt cho nên đôi khi họ gây khổ để cứu khổ, chẳng khác gì làm cho đỡ khát bằng cách uống nước mặn.
Khổ nằm trong quả. Đã gây nhân quả, thì tất phải chịu quả khổ, đó là lẽ tất nhiên. Có ai trồng khoai mà được đậu bao giờ? Thế mà người đời ít ai chịu công nhận như thế. Người ta oán trời trách đất, rren khóc thảm thiết, làm cho cõi đời đã đen tối lại càng đen tối thêm, cuộc sống đã khổ sở lại càng khổ sở thâm.
Khổ sở bao tùm cả thời gian. Từ vô thỉ đến nay, cái khổ chưa bao giờ dứt, mà cứ trông thêm lên mãi. Nó gây nhân rồi lại kết quả, kết quả rồi lai gây nhân, cứ thé tiếp tục mãi trong một vòng lẩn quẩn, nmhư bánh xe lăn tròn trên đường thiên lý, không bao giờ dừng nghỉ.
Khổ bao trùm cả không gian. Cái khổ không có phương sở và quốc độ; ở đâu có vô minh thì ở đó có khổ ! Mà vô minh thì như một tấm màn vô tận, bao trùm không chỉ một thế giới khác nữa. Khoảng không gian mênh mông vô tận như thế nào, thì nỗi khổ đau cũng mênh mông vô tận như thế ấy:
Khổ chi phối cả phàm lẫn thánh. Chúng sinh ở địa ngục, ngạ quỷ, sauc sanh đã đành là khổ vo cùng, loài người vì say đắm nguc dục lạc, và tham sân, si chi phối, nên cũng quay cuồng lặn hụp trong biển khổ như còn chư thiên mặc dù không khổ như người, nhưng cũng không tránh được cái khổ vì ngũ suy tướng hiện. Cho đến các hàng thánh như Thanh Van, Duyên giác, vì còn mê pháp, trụ trước Niết Bàn, nên cũng không tránh khỏi nỗi khổ biến dịc sanh tử. Xem thế đủ biết nõi khổ thật là lớn lao vô lượng. Có được một lòng thương xót lớn lao vô lượng cân xứng với nỗi đau khổ vô lượng và có một chi nguyện cứu độ tất cả thoát khỏi nỗi đau khổ vô lượng, ấy là tâm Bi vô lượng.
Các vị Bồ Tát nhờ có lòng đại bi nên đã phát tâm bồ đề rộng lớn, thệ nguyện độ khắp tất cả. Các Ngài nhận thấy mình có sứ mạng vào trong sah tử để hóa độ chúng sinh, nên không chấp trệ ở Niết Bàn. Sứ mạng chính của các Ngài là gần gũi chúng sanh để:
Làm cho chúng sanh nhận được mặt thật của cõi đời, rõ thế nào là tà là chánh, là khổ là vui.
Làm cho chúng sanh nhận rõ được thân phận của mình mà thôi làm các điều ác, chừa các điều tội lỗi.
Xem như thế đủ biết lòng đại bi chính là động lực chánh để đi đến quả vi bỗ tát và Phật. Trong đại hội Hoa Nghiêm đức bồ tát Phổ hiền cũng tự nhận và nói như thế này: “Nhơn vì chúng sanh mà khởi lòng đại bi. Nhơn lòng đại bi mà phát tâm bồ đề. Nhơn phát tâm bồ đề tiến thành ngôi chánh giác”.
Câu nói của Ngài Phổ Hiền đã rõ ràng, không còn nghi ngờ gì nữa. Phật đã dạy: “Hạt giống Bồ đề, không thể gieo trên hư không, chỉ trồng trên đát chúng sinh mà thôi”. Vậy, chúng ta là Phật tử, muốn tu bồ tát hạnh, tất phải mở rộng lòng Bi, thương xót tất cả, không phân chia nhân, ngã, bỉ, thử, và phải phát nguyện độ khắp tất cả, nghĩa là phải tu luyện cho có được một lòng Bi vô lượng.
2. Từ vô lượng. Từ là mến thương và vì mến thương mà gây tạo cái vui cho người. Từ vô lượng là lòng mến thương vô cùng rộng lớn, đối với toàn thể chúng sanh, và gây tạo cho chúng sanh cái vui chân thật.
Vui của thế gian sở dĩ gọi là giả tạm, vì cái vui ấy không bền, cái vui ấy còn phiền não chi phối: khi tham, sân, si, mạn được thỏa mãn thì vui, nhưng có bao giờ những thứ dục vọng ấy có thể thỏa mãn được hoàn toàn và lâu bền đâu?
Còn vui xuất thế gian là cái vui chân thật, vì nó lâu bền, thoát ra ngoài vòng phiền não của tham, sân, si, mạn; nó không bị dục vọng chi phối. Cái vui này không ồn ào, sôi nổi nhưng vĩnh viễn nhẹ nhàng, vì là cái vui của cảnh giới giải thoát siêu phàm.
Muốn có được cái vui này, thì trước tiên phải dứt trừ cho hết các khổ do phiền não gây ra. Nếu không ngăn chặn được tham,sân, si hoành hành, thì chỉ có thẻ có được mmọt cái vui nhất thời giả dối.
Bởi thế, các vị Bồ Tát muốn ban vui cho chúng sanh, thì trước tiên phải có lòng từ bi vô lượngnhư đã nói trên, để luôn luôn răn nhắc chúng sanh đừng gây tội dìu dắt chúng sanh tránh xa những hố hầm nguy hiểm.
Qua các giai đoạn ầu tiên ấy rồi, các Ngài mới hướng dẫn chúng sanh đi lên con đường quang minh chánh đại, con đường sáng để tiến địa vị giải thoát mà hưởng cái vui vĩnh viễn. Nói mọt cách rõ ràng hơn là lòng Từ phải đi theo lòng Bi: Bi để chỉ nguyên nhân của đau khổ và khuyên bảo chúng sanh đừng gây nhân khổ; Từ để chỉ rõ phương pháp diệt khổ và được vui.
Tỷ dụ Bồ Tát muốn cho chúng sanh hưởng cảnh Niết Bàn, thì trước hết các Ngài chỉ cho biét thế nào là khổ (khổ đế) và đâu là nhơn của khổ (tập đế), sau mới chỉ cho thấy cái vui Niết Bàn như thế nào (diệt đế). Nếu chúng sanh y theo lời dạy của các Ngài mà thi hành, thì cái vui Niết Bàn sẽ xuất hiện. Như thế, động lực dạy cho chúng sanh biết khổ đế và tập đế là Bi, còn động lực dạy cho chúng sanh biết diệt và đạo đế là Từ.
Nhưng nói khỏ của chúng sanh đã là vô lượng, lòng Bi đã là vô lượng, thì lòng Từ cũng phải như thế. Muốn thành tựu tâm Từ này, Bồ Tát phải dùng đủ phương tiện để làm lợi lạc cho chúng sanh. Tựu trung có hai điểm quan trọng sau đây mà Bồ Tát không thể bỏ qua trong khi hóa độ chúng sanh là: Tùy cơ và tùy thời.
Tùy cơ: Nghãi là quan sát trình độ căn bản của chúng sanh như thế nào rồi tùy theo đó mà dạy bảo. Tâm bệnh của chúng sanh vô lượng, nên thuốc pháp của Bồ Tát cũng vô lượng. Nhưng chính vì bệnh vô lượng mà thuốc cũng vô lượng nên cho thuốc đúng với bệnh là một điều mà chỉ có các vi lương y đại tài như Hoa Đà, Biển Thước mới làm được.
Các vị bồ tát sở dĩ hóa độ được nhiều chúng sanh là nhờ, ngoài trí huệ sáng suốt, còn có một tâm Từ vô lượng, không quản khó khăn, không nagị gian nguy, một lòng kiên nhẫn vô biên như lụòng kiên nhẫn của người mẹ đối với người con, quyết tâm tác thành cho con nên người mới thôi. Nếu không có được trí huệ, chí kiên nhẫn và nhất là lòng từ bi vô lượng như các vị bồ tát thì kho tránh khỏi cái nạn thối chuyển vì trần sa hoặc.
Dưới đây là một đoạn văn chương trong Kinh Hoa Nghiêm có thể chứng minh một cách hùng hồn lòng Từ vô lượng của đức Phổ hiền:
“…Hằng thuận chúng sanh là như thế nào? Nghĩa là có bao nhiêu chúng sanh ở cõi nước mười phương trong cả pháp giới, hư không giới…tôi đêù tùy thuận mà chuyển mọi thứ thừa sự, mọi cách cúng dường, như kình cha mẹ, như phụng sự sư trưởng và A La Hán cho đến bực như lai đều đồng không khác. Với kẻ bịnh khổ thì làm lương y cho họ, với kẻ lạc đường, chỉ lối thẳng cho họ, với kẻ trong đêm tối, làm cho họ được sáng lên và với ke nghèo cùng, khiến cho họ được gặp của…Bồ Tát làm lợi ích bình đẳng với tất cả chúng sanh như thế là vì bò tát nhận thấy rằng tùy thuận chúng sanh tức là tùy thuận cúng dường chư Phật nên tôn trọng thừa sự chúng sanh tức là tôn trọng thừa sự Như lai..”.
Tùy thời. Tức là thích ứng với thời đại với giai đoạn mà hóa độ chúng sanh. Thời gian xoáy vần cuộc thế biến chuyển mỗi khi một khác. Thời tiết có khi mưa, khi nắng, thay đổi theo bốn mùa, thì lòng người cũng có khi thích cái này khi ưa cái khác. Nếu phương pháp hóa độ không biến chuyển, không thay đổi để cho thích nghi với hàon cảnh, với giai đoạn thì phương pháp dù hay ho bao nhiêu, cũng chẳng thu được kết quả gì tốt đẹp. Bồ Tát hiểu rõ như thế, nên khi dạy chúng sanh cũng phải theo thời thế, biết khi nào là tượng pháp, khi nào mạt pháp để cho giáo pháp được thích hợp với căn cơ.
Tóm lại, muốn hóa độ chúng sanh một cách có hiệu qủa thì Bồ Tát bao giờ cũng không quên hai điều chính là tùy cơ và tùy thời. Kinh “Tâm Địa Quán” cũng có dạy:
” Các đức Phật chuyển pháp luân, vẫn tùy cơ mà nói pháp, bao giờ cũng tránh bốn điều sai lạc; một là nói không phải chỗ; hai là nói không phải thời; ba là nói không phải là căn cơ; bốn là nói không phải pháp”.
Bởi những lẽ trên nên Bồ Tát trong lúc hóa độ khi thì hiện thân, khi thì ẩn thân lúc làm thuận hạnh, lúc lại nghịch hạnh, khi dùng oai dũng, lúc lại Từ hòa. Công hạnh của bồ tát sai khác nhiều đến vô lượng, nhưng chỉ phát sinh từ một ý duy nhất là tạo cái vui chân thật cho chúng sanh.
Nên nhớ “tạo cái vui chân thật” ở đây, không có nghĩa là tạo ra cảnh giới thiên đàng hay cảnh giới cực lạc để cho những chúng sanh thân yêu của mình vào hưởng, như người ta ban phép lạ, mà chỉ có nghĩa là tạo cho chúng sanh cái mầm an vui chân thật bằng cách thức tỉnh dắt dẫn chúng sinh tránh các điều dữ làm các điều lành một cách tích cực mạnh mẽ, cho đến khi cái mầm vui, nhưò các hành động lành ấy mà kết quả vui mới thôi.
Đấy, lòng Từ vô lượng là thế. Như trên đã nói Từ phải đi theo với B. Nếu chỉ có Bi không, thì đại nguyện của Bồ tát chưa thành, vì mới chỉ cứu hkổ, chứ chưa ban vui. Chúng ta là Phật tử, muốn tu hạnh Bồ Tát phải luyện tập cho lòng Từ mở rộng, mở rộng mãi cho đến vô lượng vô biên.
3. Hỷ vô lượng. Hỷ là gì? Nói cho đúng là tùy hỷ, nghĩa là “vui theo”. “Vui theo” có nhiều cách:
Phóng tâm vui theo những cảnh trần: nào sắc, nào thanh, nào hương, nào vị, nào xúc, nào pháp..để mặc cho nó làm chủ, không biết phản giác, không biết tỉnh ngộ mà dẹp trừ những hiện hành phiền não, ấy là vui theo dục vọng, theo thói quen phóng túng của lòng phàm.
Vui theo ác nghiệp, như khi thấy một người sát sanh, uống rượu, trộm cướp..đáng lẽ ta nên khuyên can mà lại không, còn bằng lòng theo họ đi vào con đường ác. Sự vui theo ở đây có nghĩa là khuyến khích đồng lỏa với kẻ ác vậy.
Vui theo những việc nhưon từ phước thiện, như khi thấy người đem của ra bố thí, lập nhà thương, ta tán thành, gíup đỡ vui theo với công việc của họ.Sự vui theo này là một bước tiến đi đến con đường thiện nghiệp. Tuy thế, ta nên phân biệt hai trường hợp tốt sẽ được nhiều phước báo, còn nếu không vì lòng thiện, nhưng vì thấy người làm thiện được người ta ca tụng, danh tiếng vang lừng mà mình cùng hùa theo tán thành, giúp đỡ để được tiếng khen lây, thì không khéo chỉ gây thêm ngã ái ngã mạn.
Khác với những lối vui trên, là những lối vui tầm thường của thế gian, hàng Nhị thừa chỉ vui theo cảnh giới Niết Bàn tịch tịnh. Thứ vui theo này, tuy không có tánh cách trụy lạc ác độc, nhưng theo chánh giáo, thì cũng còn hẹp hòi, thiếu lòng Từ bi rộng rãi và chưa phải đúng nghĩa “hỷ” vô lượng tâm. Đức Phật còn quở đó là cái vui “Khôi thân diệt trí” hay “thu tịch Niết Bàn”.
Chỉ có sự “vui theo” sau đây của Bồ Tát mới đúng với nghĩa tâm Hỷ vô lượng.
Trong khi thật hành phương tiện Từ bi để độ sinh và sau khi công hạnh này được kết quả, nhận thấy chúng sinh hết khổ, hưởng vui, tâm của Bồ Tát tự nhiên cũng vui theo. Trong luận Đại Thừa Trang nghiêm Ngài Trần Na Bồ Tát dạy rằng: “Sự vui này còn nhiều gấp bội sự vui của chúng sinh được hưởng”. Bồ tát còn xác nhận rằng:”Nếu làm chúng sinh được vui, tức làm cho tất cả chư Phật được vui mừng”. Đó là lời nói của đức Phổ Hiền.
Nên nhớ cái “Hỷ” của bồ tát có những đặc điểm sau đây:
Chẳng những không làm cho chúng sinh mê lầm mà còn giác ngộ cái mê và được giải thoát.
Không còn bị buộc trong vòng vui tự đắc làm tăng trưởng ngã mạn, chấp trước ở thế gian, mà trái lại, làm cho chúng sinh xuất thế.
Thoát ra khỏi phạm vi tư lợi mà phổ biến và bình đẳng đối với tất cả chúng sinh. Tóm lại, sự vui ở đây bắt nguồn từ lòng Từ bi mà phát ra. Lòng Từ bi rộng lớn bao nhiêu thì cái “hỷ” này cũng rộng ớn như thế.
Chúng ta là Phật tử, tu hạnh Bồ tát, chúng ta phải tập cho được cái vui trong sạch, giải thoát của các vị bồ tát, chứ đừng quay cuồng theo cái vui nhiễm ô ích kỷ, hẹp hòi của phàm phu hay hàng Nhị thừa.
4. Xả vô lượng. Xả là cái gì? Xả là bỏ, không chấp không kể.
Thói thường, khi chúng ta làm điều gì, nhất là khi được két quả tốt, thia hay tự hào, đắc chí đôi khi ngạo nghể kho chịu. Sự bất bình, cãi vả xung đột giữa bạn bè thân thuộc hay giữa nhóm này và nhóm khác cũng do tánh chấp trước. tự cho là quan trọng ấy. Nguyên nhân của tánh nầy là do sự chấp ngã, chấp pháp mà ra.
Phàm phu thì vừa thấy có mình làm (chấp ngã) vừa thấy có công việc kết quả mình đạt được (chấp pháp) nên cứ bị trói buộc trong cái giới hạn phân chia nhân nãg, bỉ thử và do đó, không bao giờ thoát được cảnh giới phàm phu.
Còn hàng Nhị thừa tuy đã xả được chấp ngã, nhưng chưa xả được chấp pháp. Sau khi nhờ tu tập, các Ngài thoát ly được tam giới chứng được quả Hữu dư y Niết Bàn, các Ngài coi như đó là phần thưởng xứng đáng của bao công phu tu tập và yên trí nơi cảnh giới sở đắc ấy. Do đó, hàng Nhọ thừa vẫn còn bị biế dịch sanh tử.
Chỉ có các vị bồ tát là những bậc chừn được pháp không, nên đã ly khai quan niệm pháp chấp. Khi các Ngài ra công cứu khổ cho chúng sinh, thì đó là một sự cảm ứng tự nhiên, giữa các Ngài với chúng sinh, các Ngài dùng trí hoàn toàn vô phân biệt để được bình đẳng phổ biến theo đồng thể đại bi.
Chúng sinh có hưởng được vui chăng, Bồ tát không thấy mình là kẻ ân nhân chủ động. Trai lại, các Ngài còn thấy chúng sinh là ân nhân của mình trên bước đường lợi tha tiến đến công hạnh viên mãn. Bởi thê, lòng Từ, lòng Bi của Bồ Tát thoát khỏi vòng ái kiến và trụ trước, túc là xả vậy. Đến như lòng “Hỷ” cũng thế, Bồ Tát vui lòng từ bi, thấy chúng sinh được vui chứ không phải lối vui tự đắc, vui vì thàh thật tán thán công đức chung cùng chư Phật, chư Bồ tát và chúng sinh, chứ không phải vui vì dắm miếng riêng tư. Cho nên tâm tùy hỷ đây cũng hoàn toàn giải thoát, nghĩa là cũng thanh tịnh trên tinh thần “Xả”.
Như vậy, Xả là một tâmlượng quảng đại cao cả. ở đó, không kiến lập một tướng nào. Ke fần Ngài xa đeù bình đẳng, kẻ trí người ngu vẫn như nhau, mình và người không khác; làm tất cả mà thấy như không làm gì cả; nói mà thấy mình có nói gì cả, chứng mà không thấy mình có chứng và quả gì được.Cho nên trong kinh Tú thập nhị chương có chép “Niệm mà không chấp nơi niệm mới là niệm, hành mà không chấp nơi hành là hành, nói mà không chấp nơi nói mới là nói, tu mà không chấp nơi tu mới là tu. Lý hội nghĩa ấy là gần đạo, mê mờ không rõ là xa đạo”.
Làm như thế tức là Xả: Xả hết tất cả mới thật là Bồ tát. Nếu còn chấp một tướng gì, dù nhỏ nhặt bao nhiêu cũng chưa phải là Bồ tát. Hãy nghe trong kinh Kim Cang Phật dạy ông Tu Bồ Đề. “Này ông Tu Bồ Đề, nếu có vị Bồ Tát còn tướng ngã, tướng nhưon, tướng chúng sinh, tướng thọ giả, tức chẳng phải là Bồ Tát”.
Ý nghĩa chữ Xả đã rõ ràng. Bây giờ chúng ta chỉ còn cố gắng tu tập dần dần cho được cái tâm xả ấy. Thành tựu được cái Xả một cách hoàn toàn cái Xả vô lượng tức là chứng quả Bồ đề.
III. Sự đối Trị Của Bốn Món Tâm Vô lượng
Bốn món tâm vô lượng là bốn trạng thái của Tâm Bồ Tát, nhưng đó cũng là bốn pháp tu của những Phật tử tu hạnh Bồ tát.
Trong mỗi con người đều có hai xu hướng: xu hướng thiện và xu hướng ác. Hai xu hướng này cứ xung đột nhau luôn: hễ thiện thắng thì ác lùi, hễ ác thắng thì hiện lùi.
Khi lòng Giận hừng hẩy, thì tâm Bi bị lấn.
Khi lòng sân bừng dậy, thì tâm Từ bị che khuất.
Khi Ưu não dẫy đầy, thì tâm Hỷ không phát hiện.
Khi lòng Ái dục còn nặng nề, thì tâm xả không sanh.
Trái lại, khi tâm Bi lớn mạnh, thì lòng Hận phải yếu mòn.
Khi tâm từ lan rộng, thì lòng sân phải lùi.
Khi tâm hỷ bừng lên, thì lòng Ưu não phải dẹp xuống.
Sự chiến đấu với phiền não cũng như sự chiến đấu với giặc cướp, phải tiếp tục mãi cho đến khi toàn thắng mới dừng lại. Nếu chúng ta mới chiến thắng vài ba trận đã vội thỏa mãn và dừng nghỉ, thì giặp cướp sẽ tai phát và hoành hành trở lại.
Cũng thế, trong trận chiến đấu của Từ, Bi, Hỷ, Xat chống sân, hận, ưu, dục chúng ta phải tiếp tục thi hành cho đến toàn thắng, gnĩa là Bành trướng các đức từ, bi hỷ, xả cho đến vô cùng tận để sân, hận, ưu, dục hoàn toàn bị tiêu diệt mới thôi. Một khi bóng tối đang còn, là vì ánh sáng chưa mạnh, muốn bóng tối hoàn toàn tiêu tan, thì ánh sáng phải đủ sức chiếu soi cùng khắp. Khi từ bi, hỷ xả, đã trở thành vô lượng thì phiền não sẽ không còn và hành giả đạt đến quả vị Bồ tát. Đó là ý nghĩa “phiến não tức là Bồ đề” mà Ngài Bồ tát Trần Na đã dạy trong Luận Đại Thừa Trang nghiêm.
C. Kết Luận
Chúng ta thướng nghe quen tai và nói quen miệng bốn tiếng “từ bi hỷ xả”. Những chính vì “quen” quá mà chúng ta không để ý phân tách ý nghĩa sâu xa của nó. Bốn đức tánh ấy có một sự tương quan mật thiết và bổ túc cho nhau, thiêu một không được:
Vì thấy chúng sinh vô cùng khổ sở, nên thương xót chúng sinh. Vì thương xót chúng sinh nên ra tay cứu chúng sinh khỏi khổ (Bi). Cứu chúng sinh khỏi khổ cũng chưa phải làm xong nhiệm vụ của tình thương, nên cần phải tiếp tục làm cho chúng sinh được vui (Từ). Khi chúng sinh hết khổ được vui, mình mới vui được (Hỷ). Nhưng nếu cái vui này mà còn vướng ngã mạn, tụ đắc vì tự cho mình đã thành tựu những công hạnh lớn lao, thì cái vui ấy trở thành ái dục, dơ bẩn nặng nề, kéo hành giả xuống hàng phàm phu. Vậy cái vui ấy cần phải là một thứ vui trong sạch, hoàn toàn xa lìa các thứ chấp trước như nhân, ngã, bỉ, thử, chúng sinh, Bồ tát…(Xả).
Đó là về phần phẩm, còn nói về phần lượng thì bốn đức tánh này cần phải rộng lớn vô cùng, hay nói theo danh từ thường dùng, là phải vô lượng. Có vô lượng mới đủ sức cứu độ chúng sinh cũng nhiều vô lượng. Có vô lượng mới lấn át tất cả những phiền não và không cho chúng có đất sống để tái phát và nhiễu loạn.
Đó là hành tướng và ý nghĩa của bốn món Tâm vô lượng, hay của bốn đức: Đại từ, Đại bi, Đại hỷ, Đại xả, mà chúng ta thường tán thán mỗi khi niệm các danh hiệu Bồ tát hay Phật.
Phải công nhận rằng có được bốn món Tâm vô lượng không phải là dễ, mặc dù bốn đức ấy đã nămg sẵn trong bản tánh thanh tịnh của chúng sinh. Nhưng cùng đừng thấy khó mà lại chùn chân, lùi bước. Có công việc gì được thành công lớn lao, rực rỡ mà dễ dàng đâu?
Yếu tố quan trọng gíup cho sự thành công là sự quyết tâm và lòng kiên nhẫn. Người tu hành cũng như kẻ trèo núi. Đừng thấy núi cao mà nản chí, sờn lòng. Trước tiên phải lập chí quyết trèo lên trên cho đến chót núi, rồi sau đó tuần tự kiên nhãn bước từng bước một, đừng hấp tấp và cũng đừng trễ nải thì một ngày kia thế nào cũng đặt chân lên được chót núi cao.
Người tu hành cũng vậy, hãy phát bốn lời thệ nguyện lớn, rồi cứ tuần tự, kiên nhẫn, mà tu tập theo những pháp môn Phật đã chế cho đến khi thành tựu mới thôi.
Cầu mong quí vị Phật tử đều phát tâm dõng mãnh tu bốn món Tâm vô lượng.
Phúc Bình không làm được rồi, ong càng ngày càng nhiều. Loại này là ong vàng, đốt vài phát là về Tây ạ. Mình vừa mở cửa là nó xùa đến. Không lẽ do PB hôm trước có khuyên một người bỏ đạo Mẫu mà theo Phật chăng, rồi dẫn họ lên phòng thờ nhà mình. Ngay sau là ong về một bầy. Trên phòng thờ thì thời khóa mới thực hành được, cảm giác nó có lực – ra nơi khác dễ tán tâm loạn động. Khó nghĩ quá! Khả năng PB thuộc thành phần tu hú nên bị quấy nhiễu rồi 🙁
Phật pháp nhiệm mầu, sau lúc bế tắc PB thực hiện theo lời hướng dẫn của huynh Thiện Nhân thì ong đi hết rồi. Lúc trước PB chỉ có tụng kinh, niệm Phật thì ong không đi, làm đúng lời huynh Thiện Nhân thì có kết quả. Đa tạ huynh. Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Huynh Phúc Bình kính mến!
Nhận định của huynh ở bài phúc đáp này có gì đó không ổn rồi. MD không biết đạo Mẫu là vị nào; tuy nhiên Phật là bậc Vô Thượng Chánh Giác, là Thầy của hàng trời, người, và tất cả chúng sanh; chúng ta quy y Phật cùng khuyến hóa người khác cùng quy y- đây chính là Đạo lý = chân lý; dù đạo Mẫu là Thần Thánh, hay Quỷ Thần đều không dám vượt qua Đạo lý, nếu không ủng hộ, sao dám nhiễu hại đệ tử Phật? Huống chi nhân quả tự làm tự chịu, nếu hành đúng- sao lại tương ưng với quả báo xấu ác được?
Đây chỉ là sự trùng hợp, đàn ong bị lạc vào nhà và làm tổ. Cũng có thể là một thử thách cho lòng nhẫn tịnh của huynh. Hai chữ nhẫn tịnh- huynh phải để ý thật kỹ hai chữ này nhé! Nếu chúng ta chưa đủ định lực để khuyên bảo chúng rời đi nơi khác, nên một lòng cầu Phật gia hộ, những sự cầu có lợi cho việc tu hành niệm Phật ắc sẽ nhận sự cảm ứng gia trì của Phật. Song chúng ta phải có lòng nhẫn tịnh.
Nam Mô A Di Đà Phật
@Mỹ Diệp: Phúc Bình sức định còn kém lắm, phải cố nhiều để vượt qua hết thảy chướng ngại trên đường tu tập. Ân đức của Phật A Di Đà dành cho PB quá lớn, nhờ thời khóa hàng ngày … mà 2 đứa bị phá thai, 1 đứa bị xảy là con của PB đều đã được Phật tiếp dẫn về Tây Phương. Khi mình tụng kinh, niệm Phật… đều có chúng sanh ở cõi âm nương theo mà tu tập. Lạ kỳ là ở cảnh giới đó vãng sanh nhiều lắm, đúng như lời HT Tịnh Không giảng là cõi âm giờ tu tốt hơn người dương thế. PB lại lên thời khóa thôi. Chúc Mỹ Diệp và các vị liên hữu luôn là theện tri thức soi sáng cho phàm phu PB trên đường tu. Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Phúc Bình huynh kính mến!
Phúc Bình là một trong những vị tiền bối mà MD mang lòng kính yêu. Hai chữ kính yêu này mang ý nghĩa rất sâu sắc với MD (kính ngưỡng và mến yêu) khi chúng ta cùng chung nhiều sự phấn đấu, trong đó sự phấn đấu để thoát ly sanh tử là điều cao quý nhất. Các bài phúc đáp của huynh, MD đều có đọc, và vô cùng kính ngưỡng- luôn lấy sự tu tập của huynh làm sự so sánh với chính bản thân mà phấn đấu. Tất cả những chia sẻ cùng huynh- đó đều là tình anh em, bằng hữu thân mật, chứ phải là mang tư tưởng của một “vị thiện tri thức”. Sự khiêm nhường của huynh đáng để MD học tập, song ép MD làm “thiện tri thức” lại khiến MD hổ thẹn mất rồi 😊
Mong rằng tất cả mọi người cùng thắp đuốc mà tự mình bước đi, nếu cầm đuốc nhưng bước trong đêm tối thì thật đáng tiếc thay.
Nam Mô A Di Đà Phật
@ Mỹ Diệp: Hẹn gặp Mỹ Diệp nơi miền Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà ( PB biết mình đã nói lời này với Mỹ Diệp nhưng muốn nhắc lại để cho khỏi rớt lại phía sau). Đời này không thoát ly được sinh tử thật là cô phụ lòng Từ của Chư Phật, Chư Bồ Tát, của những vị thiện tri thức như huynh Thiện Nhân và Mỹ Diệp.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin chào các đạo hữu em biết mọi người ai cũng phải bận bịu với cuộc sống cá nhân và thời khóa công phi của mình nhưng thật tình hoàn cảnh em không có điều kiện nên đối với em duongvecoitinh là nơi em thực sự có thể giải tỏa vấn đề của mình. Em năm nay mới là học sinh và theo em cách hiểu thì bớt 1 câu chuyện thêm 1 câu Phật hiệu nhưng mà lúc bước vào trường em nhận ra nghe thì dễ hiểu nhưng em thấy có rất nhiều trường hợp phức tạp mà không phải lúc nào em cũng bám chặt lời khuyên lời răn dạy được. Em nghĩ nếu em chỉ nói chuyện với người khác khi thực sự cần thiết thôi thì người bên cạnh em sẽ cố đẩy không khí lên nên em đaz bắt đầu nói nhiều và bây giờ em nhận ra em trở nên chủ động hơn trước em biết nghĩ nhiều hơn trước khi em chia sẻ với người khác về bản thân em thì có người đã giúp em chút ít trong chuyện tu tuy rằng họ không biết chuyện tu học. Mặt khác em thấy tháng nào em cũng bị dính mắc vọng nhưng em sẽ cố gắng nên em thắc mắc thông qua những lời nói của em là em đang hành Phật pháp có đúng hướng không? Tại em nghĩ tuổi em là phải như vậy phải giao tiếp nhiều chủ động nhiều hơn nhưng em sẽ cố không đi quá giới hạn.
Kính chào bạn Niệm Phật,
Lời khuyên “bớt một câu chuyện, niệm thêm một câu Phật hiệu” là hoàn toàn chính xác nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Không thực hiện được bởi vì chúng ta thường cảm thấy có nhu cầu cần hành động, cần nói.. PH nghĩ người thực hiện được lời khuyên trên là người đã thấy được tính vô thường trong tất cả các hành động, lời nói và từ đó mà buông xả được nhu cầu đó và cố gắng niệm Phật cho nhiều. PH nghĩ tùy trình độ cũng như hoàn cảnh cuộc sống mà chúng ta thực hành. Nếu chưa thực hiện được lời khuyên như trên thì khi nói chúng ta cần để ý giữ gìn khẩu nghiệp, tập nói lời chân thật, nói lời ái ngữ, tránh nói những chuyện vô bổ, lời dối trá, thô ác.. thì sẽ không gieo nhân xấu, như vậy cũng là một cách thực hành theo lời Phật dạy.
Kính chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Em nhận thấy ở tuổi teen có nhiều rắc rối. Vậy cho em hỏi em không chửi tục nhưng kiểu như hay giỡn với nói chuyện bựa bựa có sao không? Em từng đọc một phúc đáp của đạo hữu trên đây thì theo em hiểu những lời nói giỡn nói đùa có quả báo không hay nhưng trong hoàn cảnh của em, với 1 đứa tuổi teen nếu em không” mặn mà” thì em nghĩ không ai muốn thật sự gần gũi với em cả.
Em không có ý gì em chỉ cảm thấy đó giống như việc nên làm.
Kính chào bạn Niệm Phật,
Không chỉ ở tuổi teen, trong cuộc sống hàng ngày hầu như lúc nào cũng có những tình huống “khó xử”, PH xin chia sẻ những điều cần lưu ý để bạn có thể tùy tình huống mà áp dụng như sau.
-Mọi suy nghĩ, hành động, lời nói của chúng ta đều là gieo Nhân, như vậy quả báo tốt hay xấu là tùy ở Nhân mình gieo.
– Thiện và Ác: Thiện nghĩa là lợi cho người (ở mức độ nhân rộng, cao hơn là tất cả các chúng sanh bao gồm cả những con vật,..), lợi cho mình. Ác nghĩa là hại người, hại mình. Nếu có lợi cho mình mà có hại cho người thì đó là Ác. Nếu có lợi cho người mà mình có bị tổn thất thì cũng tính là Thiện. Căn bản khi tu theo Phật thì phải cố gắng hành Thiện, dứt Ác.
Trở lại câu hỏi của bạn, bạn cần xét những lời nói đùa giỡn, nói vui,.. của bạn có làm hại đến ai khác hay không. Ví dụ, khi bạn đem khiếm khuyết của người khác ra để chế giễu, làm trò vui cho mình và cho người khác thì đó là hành động Ác vì đã gây tổn thương đến người bị đem ra trêu chọc. Nếu bạn đem khiếm khuyết, thói xấu của chính bản thân mình ra để nói vui, làm người khác cười vui, thì chấp nhận được.
Như PH đã chia sẻ, mỗi hành động nào cũng có quả báo của nó. Đừng cho là việc Ác nhỏ mà buôn lung, đừng cho là việc Thiện nhỏ mà bỏ qua, không làm. Tu Phật không có nghĩa là mình phải khác với mọi người, nhưng cũng không có nghĩa là ai làm gì thì mình cũng làm theo cho giống họ. Đạo Phật là đạo của trí tuệ, bạn cần phải sáng suốt trong từng hành động để không gieo nhân xấu.
PH cũng đã trải qua tuổi teen giống như bạn, bạn đừng cho rằng mình phải cười đùa với mọi người thì mới hòa đồng. Chỉ cần bạn biết yêu mến, quan tâm, giúp đỡ mọi người bằng sự chân thành thì ắt sẽ có rất nhiều bạn muốn gần gũi, làm bạn với bạn. Những việc cười đùa với nhau chỉ là hình thức bên ngoài; sự giúp đỡ, quan tâm đến bạn bè khi họ cần mình mới chính là “vàng ròng”, là giá trị đích thực làm cho bạn bè muốn gần gũi, thân cận với mình.
Hi vọng giúp được bạn chút ít.
Kính chúc bạn an vui, học tập và tu tập đều tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính chào bạn Niệm Phật,
Bạn hãy tham khảo thêm về Thiện và Ác trong đường link bên dưới nhé.
https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=37C401
Cuộc sống vốn dĩ phức tạp, có những hành động tưởng là Thiện nhưng lại là Ác và ngược lại. Ví dụ, đứa con đang bị vật vã vì nghiện ma túy, người mẹ thấy con đau đớn, không đành lòng nên đưa tiền cho nó mua ma túy để sử dụng, hành động đó tưởng là Thiện nhưng thật ra là Ác (vì tiếp tay cho ma túy phá hoại cơ thể con mình). Hoặc, những người làm từ thiện không xuất phát từ sự chân thật thương người, chân thật muốn giúp đỡ người, mà chỉ vì muốn có được danh tiếng là người tốt, thì hành động đó dù Thiện nhưng đã ngầm chứa Nhân Ác ở bên trong.
Cho nên, bạn cần phải có sự xem xét, ngẫm nghĩ cho thấu đáo cho những hành vi, lời nói, ý nghĩ của mình.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cho mình hỏi làm thế nào để hành đúng Pháp? Mình chỉ mới sơ phát tâm mình cảm thấy mình giống 1 đứa trẻ mình nhiều lúc không phâm biệt tà chánh không phân biệt đúng sai may ra có những lúc nghe Pháp còn phát hiện chút nhưng mình cảm thấy khá lo sợ vì mình sợ bị đi sai hướng. Mình thực sự cần giúp đỡ.
Kính chào bạn Kelly Kelly,
Với người mới bắt đầu tu tập, bạn cần tìm hiểu cho thật rõ về quy y Tam Bảo và năm giới rồi thực hành cho đúng thì đó là hành đúng Pháp (ví dụ, quy y Phật rồi thì không thờ các vị quỷ thần, quy y Pháp rồi thì không tin vào các việc xem bói, cúng sao, giải hạn, phong thủy,…).
Bạn cũng cần phân biệt cho rõ giữa Thiện và Ác và tập thực hành Thiện thì đó là hành đúng Pháp. Bạn có thể tham khảo phần hồi âm có liên quan mà PH đã chia sẻ với bạn Niệm Phật ở bên trên.
Bạn hãy tìm xem quyển Phật Học Phổ Thông do hoà thượng Thích Thiện Hoa biên soạn để nắm vững những giáo lý Phật pháp cơ bản rồi hành theo đó thì sẽ không sợ bị sai đường.
Kính chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính chào cư sĩ Phước Huệ!
Con có vài thắc mắc cá nhân không tiện nói ra mong cô có thể chia sẽ riêng cho con qua mail của con được không ạ? Chân thành cảm ơn cô.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
[email protected]