Trong Tịnh Độ Thập Môn dạy rằng: “Người tu Tịnh Độ phải bỏ ác làm lành mới thành tựu được công đức”. Nếu người tuy niệm Phật Di-đà, nhưng tâm tật đố mạnh mẽ, gọi là “dấu dao nhọn trong lòng”, người này lúc lâm chung toàn thân đau nhức như ngàn mũi dao đâm vào mình. Hoặc nói ta có thể trì giới, người kia không làm được; ngạo mạn đối với sư tăng; chê bai, xem thường tất cả mọi người thì hiện đời tổn phước đoản thọ, bị bệnh lao, thổ huyết mà chết. Nếu người niệm Phật trần cấu chưa sạch, khi niệm ác sinh khởi phải lập tức tự kiểm điểm. Hoặc có tâm tham lam keo kiệt, tâm sân hận, tâm si ái, tâm tật đố, tâm dối trá, tâm nhân ngã, tâm cống cao, tâm nịnh hót, tâm tà kiến, tâm khinh mạn, tâm kia đây và tất cả tâm bất thiện sinh khởi, đều do sự đắm nhiễm từ các cảnh giới thuận nghịch.
Nếu lúc chúng sinh khởi, cần phải gấp rút to tiếng niệm Phật, nhiếp vọng niệm trở về chánh niệm, chớ để cho tâm ác tiếp nối. Ngay khi ấy dẹp trừ hết sạch, dứt hẳn không còn sinh khởi trở lại. Tất cả tâm tin sâu, tâm chí thành, tâm phát nguyện hồi hướng, tâm từ bi, tâm khiêm hạ, tâm bình đẳng, tâm phương tiện, tâm nhẫn nhục, tâm trì giới, tâm hỷ xả, tâm thiền định, tâm tinh tấn, tâm Bồ đề cùng tất cả tâm niệm lành thường nên giữ gìn. Lại cần phải xa lìa những điều phi phạm hạnh, đoạn trừ luật nghi tà ác, cẩn thận chớ nuôi dưỡng gà, chó, heo, dê, săn bắn, bắt cá, những việc ấy đều không nên làm.
Nên biết, trong cõi nước Cực Lạc, các bậc Thượng thiện nhân do vứt bỏ việc ác làm theo các điều lành mà được sinh về Tịnh độ, không thối chuyển ở nơi đạo Bồ đề. Người niệm Phật nên học theo Phật, lấy việc bỏ ác làm lành làm điều răn mình. Chỉ hay y theo đây mà tu trì, đó là chánh hạnh của Tịnh độ.
Như thế, thật đáng gọi là:
Gió cuốn, mây tan, tầng không tịnh
Một vầng trăng sáng giữa trời không.
Trích LIÊN TÔNG BẢO GIÁM
Đại Sư Ưu Đàm
Thích Minh Thành dịch
Thưa các đạo hữu mình có thắc mắc về tham sân si. Ví dụ trong trường hợp người khác thấy em hiền quá nên họ lấy đồ em tự tiện thì em có nên giận dữ để mình phải tôn trọng mình? Hoặc ví dụ trong giờ kiểm tra có người quay xuống tự tiện nhìn bài em thì em giận “phản ứng mạnh” người kia quay lên thì công đức có mất hết không ạ? Kiểu như mình giận vì nó tự tiện với mình nhưng nghĩ theo mặt khác mình không làm vậy là không chừng 2 đứa bị..
Kiểu như có những trg hợp em thắc mắc k sân thì người đó coi mình k ra gì mà sân lại bị mất công đức? Mà em dạo này rất cố kìm giữ tuy không phải triệt để vì em còn miễn cưỡng.
Nếu người khác lấy đồ của bạn, đó là do quả báo mình đã từng lấy đồ của người khác. Nếu món đồ có giá trị không quá lớn thì bạn hãy nên buông xả cho tiêu nghiệp chướng (bằng không cũng mất đầu này mất đầu kia), mặt khác bạn nên cất giữ đồ đạc cho kín đáo để hạn chế những việc như vậy xảy ra, dẫn đến phiền não. Còn chuyện người khác nhìn bài, do tâm ích kỷ của mình chưa dứt nên mới có phiền não, là người học Phật, những chuyện nhỏ nhặt đó không nên để trong lòng làm gì, học cách buông xả, nhẫn nhục, tâm địa bình thản, hướng tâm về Phật, về Tây Phương Cực lạc.
Mình hiểu nhưng mình cucng khá phân vân. Sau khi đọc Liễu Phàm Tứ Huấn về đoạn thiện thiên lệch và ác thiên lệch nên nhiều lúc mình cũng không rõ việc mình làm là thiện và ác. Có ai giúp mình gỡ khúc mắc này được không?
http://www.tinhdo.net/phathoccanban/232-phuongphaptichthien.html
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Mỹ An,
TN xin trích lại đoạn giải thích trong bài Liễu Phàm Tứ Huấn do HT Thích Thiện Siêu dịch, bạn đọc thật chậm rãi, tư duy thật kỹ, kế đó cho TN và các liên hữu biết cụ thể đoạn văn nào bạn thấy khó hiểu nhé.
——————————————————————–
PHƯƠNG PHÁP TÍCH THIỆN
Bọn chúng ta ở thời mạt pháp nầy chẳng nên thấy mình có chỗ sở trường mà khinh khi chèn ép người, chẳng nên lấy chỗ hay giỏi của mình mà đem so sánh xét người. Ẩn ác dương thiện tức là thấy người ta dở, có lỗi lầm thì gặp riêng khuyên bảo đừng ra ngoài nói xấu làm người ta mất hết danh dự, gặp được việc làm tốt của ai thì nên ghi nhớ mà học theo đồng thời hết sức ca ngợi để mọi người cùng được biết.
Liễu Phàm
1. Bàn luận rõ ràng về thiện
Nếu xét một cách tinh tường mà nói, thì thiện có chân có giả, có ngay thẳng có khuất khúc, có âm dương, có phải hay chẳng phải, có thiên lệch hay chính đáng, có đầy có vơi, có tiểu có đại, có dễ hay khó, đều cần bàn luận rõ ràng.
Làm việc thiện mà không hiểu rõ đạo lý, cứ tự cho việc mình làm là hành thiện, ắt không khỏi tạo nghiệp, uổng phí mất tâm tư một cách vô ích.
– Thế nào là chân thiện và giả thiện?
Xưa có một số nho sinh yết kiến Trung Phong hoà thượng (một vị cao tăng triều đại nhà Nguyên), mà hỏi: Nhà Phật bàn thiện ác báo ứng như bóng theo hình, tức làm lành gặp lành, làm ác gặp ác, nay có người nọ thiện mà con cháu không được thịnh vượng, mà kẻ kia ác thì gia đình lại phát đạt, vậy là Phật nói về việc báo ứng thực vô căn cứ sao?
Hoà thượng nói: Người phàm tâm tính chưa được tẩy sạch, chưa được thanh tịnh, tuệ nhãn chưa khai, thường nhận thiện làm ác, cho ác là thiện; người như vậy không phải là hiếm có, đã tự mình lẫn lộn phải trái cho ác là thiện, cho thiện là ác, điên đảo đảo điên mà không hay lại còn oán trách trời cho báo ứng là sai, là không công bằng ư.
Bọn nho sinh lại hỏi: Mọi người thấy thiện thì cho là thiện, thấy ác thì cho là ác, sao lại bảo là lẫn lộn đảo điên vậy?
Hoà thượng bảo họ thử thí dụ xem sự tình thế nào là thiện thế nào là ác. Một người trong bọn nói: mắng chửi đánh đập người là ác, tôn kính lễ phép với người là thiện.
Hoà thượng nói không nhất định là như vậy.
Một người khác cho là tham lam lấy bậy của người là ác, gìn giữ sự thanh bạch liêm khiết là thiện.
Hoà thượng cũng bảo không nhất định là như vậy.
Mọi người đều lần lượt đưa ra thí dụ về thiện và ác, nhưng Trung Phong hoà thượng đều bảo là không nhất định là như vậy.
Nhân thế bọn họ đều thỉnh hoà thượng giảng giải cho.
2. Định nghĩa chữ thiện
Hoà thượng Trung Phong chỉ dạy rằng: Giúp ích người gọi là thiện, chỉ vì ích mình gọi là ác. Vì giúp ích người cho nên dù có đánh mắng cũng vẫn là thiện, trái lại chỉ vì ích mình nên dù có kính trọng người cũng vẫn là ác.
(1). Vì vậy người làm thiện đem lại ích lợi cho người là công, mà công tức là chân, còn vì lợi mình ấy là tư, mà tư tức là giả.
Lại việc thiện tự lòng phát ra là chân, tập theo thói cũ là giả, không trước tướng mà làm chân, trước tướng mà làm giả…
Lại nữa làm việc thiện mà xuất phát từ tấm lòng thành là chân thiện, còn hời hợt chiếu lệ mà làm là giả thiện. Hơn nữa hành thiện mà không nghĩ đến một sự báo đáp nào cả là chân thiện, trái lại còn hy vọng có sự đền đáp là giả thiện, đó là những điều tự mình cần khảo sát kỹ lưỡng.
– Thế nào là âm thiện, dương thiện?
Phàm làm việc lành mà người ngoài biết được là dương thiện, làm việc lành mà người ngoài không biết được là âm đức. Âm đức được phúc báo, dương thiện hưởng danh thơm. Nhưng danh thơm thường là điều đáng húy kỵ vì xưa nay biết bao nhiêu người vì háo danh thành thử bị danh làm hại, lâm vào cảnh tai họa, ngược lại những người không tội lỗi mà cứ bị thiên hạ chê oan, thì lắm lúc con cháu họ được phát đạt.
Cái lẽ âm dương như thế, phải để tâm nhiều mới hiểu hết.
– Thế nào là phải và chẳng phải ?
Nước Lỗ xưa có luật người Lỗ nào chuộc được người bị bắt làm kẻ hầu hạ ở nước khác về thì được quan phủ thưởng tiền. Tử Cống (học trò đức Khổng Tử tên là Tứ) chuộc người về mà không nhận tiền thưởng.
Đức Khổng nghe biết lấy làm buồn phiền mà bảo rằng: Tứ làm việc thất sách rồi. Ôi thánh nhân xử sự nhất cử nhất động có thể cải sửa phong tục thay đổi tập quán, làm gương mẫu cho bách tính noi theo, chẳng phải cứ nhiệm ý làm những việc thích hợp với riêng mình.
Nay nước Lỗ người giàu thì ít người nghèo thì nhiều,nếu nhận thưởng cho là tham tiền là không liêm khiết còn không lãnh thưởng thì người nghèo sao có tiền tiếp tục chuộc người? Từ nay về sau chắc không ai chuộc người ở các nước chư hầu về nữa.
Tử Lộ (tên Do, học trò đức Khổng) cứu người khỏi chết đuối, được tạ ân một con trâu, Tử Lộ nhận lãnh. Khổng Tử hay chuyện hoan hỷ bảo rằng:Từ nay về sau ở nước Lỗ sẽ có nhiều người lo cấp cứu kẻ chết đuối.
Cứ lấy mắt thường tình mà xem, việc Tử Cống không nhận tiền bồi thường là cao quí, Tử Lộ nhận trâu là thấp hèn, nhưng Ðức Khổng Tử lại khen Tử Lộ mà chê Tử Cống.
Vậy nên biết người không nên chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt mà cần xét xem hành động đó có ảnh hưởng tệ hại gì về sau nầy không.
Không nên bàn tới lợi ích nhất thời ở đời nầy mà phải nghĩ tới tương lai xa, mà cũng chẳng nên chỉ nghĩ riêng cho cá nhân mình mà phải nghĩ cho cả thiên hạ đại chúng nữa.
Việc làm hiện nay tuy bề ngoài là thiện nhưng trong tương lai lại di hại cho người, thì thiện mà thực chẳng phải thiện.
Còn việc làm hiện thời tuy chẳng phải thiện nhưng về sau nầy lại có lợi ích cứu giúp người thì tuy ngày nay chẳng phải thiện mà chính thực là thiện vậy.
Ở đời có nhiều sự tình tương tự,chẳng hạn như tưởng là hợp lễ nghĩa, là có trung tín, từ tâm mà thực ra lại trái lễ nghĩa, không phải trung tín hay từ tâm, đều phải quyết đoán chọn lựa kỹ càng.
– Thế nào là thiên lệch và chính đáng?
Xưa ông Lã Văn Ý, lúc mới từ chức tể tướng , cáo lão về quê, dân chúng 4 phương đến nghênh đón như thái sơn bắc đẩu. Nhưng có một người làng say rượu mạ lỵ ông. Lã công điềm nhiên bất động bảo gia nhân: kẻ say chẳng chấp làm gì , đóng cửa lại mặc kệ hắn.
Qua một năm sau, người đó phạm tội bị tử hình. Lã công hay biết sự tình mới hối hận rằng: giá mà ngày ấy ta bắt hắn đưa quan nha xử phạt thì hắn có thể bị phạt một tội nhẹ mà tránh khỏi phạm trọng tội về sau.
Ta lúc đó chỉ muốn giữ lòng nhân hậu tha thứ cho hắn, không ngờ hóa ra nuôi dưỡng tính ngông cuồng của hắn để phạm tội tử hình như ngày nay vậy.
Đó là một sự việc do lòng thiện hóa ra làm ác. Cho hay có khi tâm lành mà hành sự lại ác, có khi tâm ác mà hành sự lại lành.
– Thế nào là đầy và vơi (bán và mãn)
Kinh dịch nói việc thiện mà không tích lũy cho nhiều không đủ để được danh thơm tiếng tốt, việc ác mà không đọng lại nhiều chẳng đủ để mang họa sát thân.
Kinh thư có nói nhà Thương tội ác quá nhiều như nước vỡ bờ vì thế mà Trụ Vương bị diệt. Việc tích thiện cũng như lưu trữ vật dụng, nếu chăm chỉ cất giữ ắt sẽ đầy kho, còn biếng nhác không chịu tích lại thi vơi chứ không đầy. Chuyện làm thiện được đầy hay vơi bán hay mãn là vậy.
Xưa có một nữ thí chủ vào chùa lễ Phật, muốn cúng dường nhưng lại nghèo, trong túi chỉ còn hai đồng, đem cả ra để cúng.
Vị trụ trì đích thân làm lễ bái sám hồi hướng cho. Sau nữ nhân đó được tuyển vào cung, tiền tài phú quý có thừa, đến chùa lễ Phật đem cả ngàn lượng bạc cúng dường. Hòa thượng trụ trì chỉ sai đồ đệ thay mình làm lễ hồi hướng mà thôi. Nữ thí chủ nọ thấy vậy liền hỏi: Trước đây tôi chỉ cúng dường có hai đồng mà phương trượng đích thân làm lễ bái sám hồi hướng cho, nay cúng cả ngàn lượng bạc mà ngài không tự mình làm lễ là sao vậy?
Vị hoà thượng đáp: Trước kia tiền bố thí quả thật ít ỏi nhưng xuất phát từ tấm lòng thật chân thành, nếu bần tăng không đích thân làm lễ thì không đủ báo đáp được ân đức ấy. Nay tiền cúng dường tuy nhiều nhưng tâm bố thí thì không được chí thành như trước, nên bảo đồ đệ thay bần tăng làm lễ cũng đủ.
Với lòng chí thành bố thí cúng dường chỉ hai đồng mà việc thiện được viên mãn, còn bố thí cả ngàn lượng bạc mà lòng không được chí thiết thì công đức đó chỉ được bán phần mà thôi.
Chung Ly Quyền chỉ dạy cho Lã Đồng Tân cách luyện đan điểm sắt thành vàng có thể đem dùng để cứu giúp người đời.
Lã Đồng Tân hỏi rằng vàng đó sau có thể biến chất không?
Chung Ly Quyền bảo 500 năm sau vàng đó sẽ trở về nguyên bản chất là sắt, thì họ Lã nói: Như vậy sẽ gia hại cho người đời 500 năm về sau, ta chẳng học phép ấy làm gì.
Chung Ly Quyền bảo:Muốn tu tiên cần tích lũy công đức 3000 điều, nhưng chỉ một lời của nhà ngươi nói đó cũng đủ mãn 3000 công đức rồi.
Đây lại thêm một thuyết nữa về đầy vơi hay bán mãn vậy.
Lại làm lành mà tâm không chấp trước thì mỗi việc đều được viên mãn, trái lại tuy làm suốt đời mà việc lành cũng chỉ có được một nửa.
Ví như đem của giúp người mà trong không thấy mình giúp, ngoài không thấy người nhận, trung gian không thấy vật đem giúp thì được gọi là bố thí tam luân không tịch hay nhất tâm thanh tịnh.
Bố thí như vậy, dù một lon gạo cũng có thể gây vô lượng phước, một đồng bạc có thể tiêu ngàn kiếp tội. Nhược bằng tâm khư khư chấp trước, thời tuy bố thí cả thoi vàng, phước đức cũng chỉ có được một nửa.
Ðây lại một cách xét việc lành đầy, lưng, nửa, toàn vậy.
– Thế nào là đại và tiểu
Xưa Vệ Trọng Đạt, một quan chức ở Hàn lâm viện bị nhiếp hồn đưa xuống âm phủ. Diêm vương sai các phán quan trình những cuốn sổ ghi điều thiện và ác ra để xét. Nếu đem so sánh thì những sổ ghi điều ác chất đầy một đống còn sổ ghi điều thiện có mỗi quyển mỏng dính.
Diêm Vương cho đem lên bàn cân thì bên một cuốn sổ mỏng dính kia lại nặng hơn tất cả các cuốn ghi điều ác cộng lại.
Trọng Đạt nhân thế mới hỏi: Năm nay tôi mới chưa đến 40 tuổi đời mà sao tội lỗi lại có thể nhiều đến thế? Diêm Vương bảo: Mỗi một niệm ác kể là một tội không cần đợi đến lúc có thực sự phạm phải hay không.
Trọng Đạt lại hỏi trong cuốn sổ mỏng kia có ghi việc thiện gì vậy.
Diêm Vương bảo: triều đình đã từng dự tính khởi đại công tác tu sửa cầu đá ở Tam Sơn, nhà ngươi dâng sớ can gián, sớ văn đó có ghi chép vào sổ vậy. Trọng Đạt thưa: Bản chức tuy có dâng sớ,nhưng triều đình không y theo lời tấu trình, thì sự việc đâu có ích gì? Thì Diêm Vương lại bảo cho hay là tuy triều đình không y theo lời tấu, nhưng một niệm thiện đó của nhà người là vì lợi ích của toàn dân muốn cho họ khỏi bị đi lao công vất vả, khỏi bị sưu cao thuế nặng, nếu mà lời tấu trình được triều đình y theo thì công đức nhà người thật vô cùng lớn lao. Cho nên nếu có chí nguyện làm việc lợi ích cho quốc gia thiên hạ , cho đại chúng thì tuy việc làm đó có nhỏ mà công đức lại lớn, còn nếu chỉ nghĩ làm lợi riêng cho thân mình thì tuy có làm nhiều mà công đức lại nhỏ vậy.
– Thế nào là khó và dễ?
Các vị tiên nho xưa có nói muốn khắc phục mình, muốn thắng được tâm mình thì nên bắt đầu từ chỗ khó khắc phục mà khởi tâm trước.
Đức Khổng Tử bàn về nhân ái cũng nói bắt đầu từ chỗ khó mà thi hành trước, tức là từ chỗ phải thắng được lòng mình vậy, bởi lẽ khó mà làm được thì dễ ắt cũng làm xong.
Chẳng hạn như ở Giang Tây có ông già họ Thư làm nghề dạy học, nhân gặp một người nghèo thiếu tiền quan, vợ người ấy sắp bị quan bắt làm tôi tớ, ông liền bỏ số tiền nhập học của học trò mà ông đã dồn được trong hai năm ra chuộc, nhờ đó vợ chồng người kia khỏi bị ly tán. Ông già họ Trương ở tỉnh Trực Lệ, nhân gặp một người bị nợ khốn, phải đem cầm vợ con. Ông liền bỏ số tiền mình để dành được trong 10 năm ra chuộc, nhờ đó vợ con người kia được an toàn. Bỏ tiền cứu người như hai trường hợp trên thật là hiếm có, ít ai làm nổi. Lại như ông già họ Cận ở Trấn Giang tuổi đã cao, không có con nối dõi, lân gia có người đem đứa con gái còn trẻ đến nạp cho làm thiếp, nhưng ông không nhẫn tâm thu nạp mà đem hoàn trả lại. Đó là chỗ khó có thể nhẫn mà nhẫn được.
Vậy nên phúc báo trời cho hưởng sẽ hậu.
Phàm những người có tiền tài, có quyền thế mà họ muốn làm phúc thì thực là dễ , dễ mà chẳng làm là tự hủy hoại mình. Người nghèo hèn khốn cùng muốn làm phúc thật là khó, khó nhưng mà làm được, đó mới thực là đáng quý vậy.
3. Tuỳ duyên hết sức tu thập thiện
Tùy lúc gặp duyên lành cứu giúp người, hay tùy hỷ công đức mà hành thiện, nếu phân biệt ra từng loại thì rất nhiều, nhưng đại khái có mười loại như sau: trợ giúp người cùng làm thiện, giữ lòng kính mến người, thành toàn việc thiện của người, khuyến khích người làm thiện, cứu người gặp nguy khốn, kiến thiết tu bổ có lợi ích lớn, xả tài làm phúc, gìn giữ bảo hộ chánh pháp, kính trọng tôn trưởng, thương tiếc mạng sống loài vật.
– Thế nào là trợ giúp người cùng làm thiện?
Xưa vua Thuấn lúc chưa tức vị thấy những người đánh cá ở đầm Lôi Trạch, đều tranh chiếm chỗ nước sâu dầy nhiều cá, còn người già yếu phải tìm chỗ nước nông cạn chảy xiết ít cá mà đánh, nên có lòng trắc ẩn bất nhẫn, bèn cùng tới đánh cá. Thấy người nào tranh dành chỗ thì ông im lặng không đá động gì đến tánh xấu ấy, còn thấy người nào mà có lòng nhường chỗ thì ông hết lời khen ngợi mà theo gương đó cũng nhường chỗ cho người khác. Một năm sau những người đánh cá ở chỗ nước sâu ai cũng có lòng nhường chỗ cho nhau mà không tranh dành nữa.
Ôi vua Thuấn thực sáng suốt, há chẳng phải mất lời mà khuyên bảo giáo hóa được người sao! Tuy không dùng lời mà dùng chính bản thân mình làm gương mẫu cho người khác sửa đổi. Đây là chỗ khổ tâm và khéo dụng công của vua Thuấn vậy.
Bọn chúng ta ở thời mạt pháp nầy chẳng nên thấy mình có chỗ sở trường mà khinh khi chèn ép người, chẳng nên lấy chỗ hay giỏi của mình mà đem so sánh xét người. Ẩn ác dương thiện tức là thấy người ta dở, có lỗi lầm thì gặp riêng khuyên bảo đừng ra ngoài nói xấu làm người ta mất hết danh dự, gặp được việc làm tốt của ai thì nên ghi nhớ mà học theo đồng thời hết sức ca ngợi để mọi người cùng được biết.
– Thế nào là thành toàn việc thiện của người?
Một hòn đá trong có ngọc nếu bị ném bỏ ắt sẽ vỡ tan như hòn ngói, nhưng nếu đem mài dũa chạm trổ ắt sẽ thành khuê trượng hốt ngọc. Cho nên phàm thấy người làm việc thiện hoặc thấy ý chí và tư chất của họ có thể tiến thủ thành công thì đều nên khuyến dụ trợ giúp họ; hoặc khen ngợi khích lệ hoặc gìn giữ bảo bọc họ; hoặc biện bạch hộ cho họ hay chia xẻ cùng họ nỗi oan ức bị người ghen tị mà vu họa phỉ báng họ, cốt sao giúp cho họ được thành công mà thôi.
Đại khái con người thường không ưa thích những người không giống như mình, chẳng hạn như ác không ưa thiện, tiểu nhân không thích quân tử. Người trong một xóm làng, thiện thì ít mà xấu ác thì nhiều, vì thế người thiện ở đời bị kém thế khó có thể tự lập được vững vàng.
Hơn nữa người hào kiệt, thông minh tài cán, tính tình cương trực không trọng bề ngoài, không ưa tiểu tiết nên hay bị người ta hiểu lầm mà chỉ trích phê bình; vì thế cho nên việc thiện thường dễ bị hư hỏng mà người thiện thường bị nhạo báng, cười chê, chỉ duy có người trưởng giả nhân hậu mới hiểu rõ được sự tình mà khuông phù trợ giúp cho họ được thành công. Thành toàn cho người thì công đức thực là lớn lao vô cùng.
– Thế nào là khuyến khích người làm thiện
Con người ta sinh đã sinh ra làm người, ai mà không có lương tâm.
Đường đời mênh mông mù mịt rất dễ bị sa đọa chìm đắm vì lợi danh.
Đối với những người còn mải mê tham danh tham lợi tạo thành nghiệp ác, ta nên tìm cách cảnh tỉnh họ cho thoát khỏi sự mê hoặc, cũng giống như họ đang trải qua một giấc mộng lớn trong đêm dài mà ta giúp họ đoạn diệt, bạt trừ hết thì ân huệ đó thật vô biên vô lượng.
Hàn Dũ đời nhà Đường có nói: dùng lời thì khuyên người được một đời, làm sách thì khuyên người được trăm đời. Việc khuyên người làm lành ở đây đem so với việc cùng người làm lành ở trên có phần sút kém, song theo bệnh cho thuốc, theo thời khuyên răn vẫn thâu được hiệu quả rất nhiều. Còn như dùng chính bản thân mình hành động làm mẫu mực, làm gương cho người trông thấy để họ tự nhiên tỉnh ngộ biết được lỗi lầm mà sửa đổi thì hiệu quả cũng chẳng kém mà không để lại hình tích gì; có hai phương tiện nầy đều chẳng thể bỏ qua. Muốn giúp người, khuyên người cần phải thông minh sáng suốt, biết tùy thời, tùy người không để mất lời tức phí lời mình nói mà người không nghe, cũng không để mất người, tức là gặp người có thể khuyên cải được mà mình không hành động để lỡ mất dịp làm lành, như thế là kém hiểu biết không có trí tuệ vậy.
– Thế nào là cứu người nguy cấp
Người ta ai cũng có lúc gặp phải sự tai ương hoạn nạn xảy ra. Vậy khi gặp ai lâm cảnh ách nạn hãy xem như chính mình lâm nạn mà lo vội vã cứu trừ, hoặc lấy lời biện bạch an ủi, hoặc dùng phương chước khôn ngoan giải trừ. Thôi Tử có nói: Làm ân không cần phải đợi lớn lao mới làm, chỉ cần cứu kịp người lúc cấp nạn là quý.
Ðó thật là lời của kẻ có lòng nhân vậy.
Người đời lấy cơm ăn áo mặc làm mạng sống, cho nên rất quý trọng đồng tiền, nay chúng ta có thể xả bỏ được tức là trong lòng bỏ được tính keo kiệt, ngoài mặt thì cứu giúp được người lúc cần cấp; lúc mới bắt đầu thì có vẻ miễn cưỡng mà làm, nhưng rốt cuộc xả bỏ quen rồi thì an nhiên tự tại hành động, có thể rửa sạch được lòng riêng tư, vị kỷ, trừ bỏ được tính biển lận.
– Thế nào là giữ gìn bảo hộ chánh pháp?
Góp phần công đức xây dựng chùa chiền, chăm làm việc Phật sự, ấn tống kinh điển, lưu truyền sách báo bài giảng của quý thầy là bảo hộ chánh pháp.
Bản thân mình thì học, hiểu và thực hành đúng chánh pháp rồi đem chánh pháp đó lan truyền đi cho những người khác, ấy cũng là bảo hộ chánh pháp.
Trích Liễu Phàm Tứ Huấn
Dịch Việt: Hoà Thượng Thích Thiện Siêu
Mình không hiểu chỗ thiên lệch và chính đáng, âm và dương. Kiểu như việc Lã Công không chấp trước thì mình nghĩ đó là điều mình nên làm, phải nhẫn nhục sao lại cho là ác? Sao mình có thể chấp trước, nổi sân người khác được? Với lại cái đoạn có người không tội mà bị oan lắm lúc con cháu phát đạt. Mình không rõ ý là gì và làm mình khá mơ hồ về báo ứng. Thêm định nghĩa của Hòa Thượng về thiện thì khiến mình khá phân vân chuyện mình nổi sân phản ứng mạnh với bạn để khỏi nhìn bài mình. Mình thừa nhận nổi sân là sai nhưng mình nghĩ hành động mình làm vậy lại không sai vì lúc đầu mình nói nhưng bạn đó k nghe mà lỡ cô bắt được hay gì thì sao? Với lại tập theo thói cũ là giả thiện là sao mình không hiểu? Mình không thấy phần này ở trong sách.
Mình biết mình hỏi lắm nhưng thật sự mình cảm thấy rất mơ hồ và mình không muốn đi lệch đường.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Mỹ An,
TN xin được chia sẻ cùng bạn đôi chút về điều bạn khó hiểu:
* thiên lệch và chính đáng:
“Xưa ông Lã Văn Ý, lúc mới từ chức tể tướng, cáo lão về quê, dân chúng 4 phương đến nghênh đón như thái sơn bắc đẩu. Nhưng có một người làng say rượu mạ lỵ ông. Lã công điềm nhiên bất động bảo gia nhân: kẻ say chẳng chấp làm gì, đóng cửa lại mặc kệ hắn. Qua một năm sau, người đó phạm tội bị tử hình. Lã công hay biết sự tình mới hối hận rằng: giá mà ngày ấy ta bắt hắn đưa quan nha xử phạt thì hắn có thể bị phạt một tội nhẹ mà tránh khỏi phạm trọng tội về sau.
Ta lúc đó chỉ muốn giữ lòng nhân hậu tha thứ cho hắn, không ngờ hóa ra nuôi dưỡng tính ngông cuồng của hắn để phạm tội tử hình như ngày nay vậy.
Đó là một sự việc do lòng thiện hóa ra làm ác. Cho hay có khi tâm lành mà hành sự lại ác, có khi tâm ác mà hành sự lại lành”.
Giải thích: Việc làm của Lã Công theo người đời là cao thượng, là có nhân ái và được tán dương là người chính nhân, quân tử, nhưng lấy giáo lý của đạo Phật để lý giải thì việc nhẫn nhục không đơn thuần ở việc „mũ ni che mắt“ trước tất cả mọi chuyện đời, trái lại cái ác không hành, không tán thán, không khích lệ, nhưng (nếu đủ duyên) phải biết ngăn chặn kịp thời để cái ác không có nguy cơ phát tán; còn thì phải chờ nhân duyên thích hợp để độ kẻ hành ác, giúp họ hồi đầu hướng thiện. Điều này Lã Công đã không làm mà chỉ đơn thuần là “mũ ni che mắt” cho qua chuyện của mình, nghĩa là đừng để kẻ say nọ quấy phá sự bình an của riêng mình là OK. Trong đạo gọi đó mới là thiện một nửa hay còn gọi là tự tư tự lợi. Người tự tư tự lợi=không phải chân thiện.
* âm và dương:
„Phàm làm việc lành mà người ngoài biết được là dương thiện, làm việc lành mà người ngoài không biết được là âm đức. Âm đức được phúc báo, dương thiện hưởng danh thơm. Nhưng danh thơm thường là điều đáng húy kỵ vì xưa nay biết bao nhiêu người vì háo danh thành thử bị danh làm hại, lâm vào cảnh tai họa, ngược lại những người không tội lỗi mà cứ bị thiên hạ chê oan, thì lắm lúc con cháu họ được phát đạt.
Cái lẽ âm dương như thế, phải để tâm nhiều mới hiểu hết“.
Giải thích: dương thiện=bề nổi, có thể nhận ra được, vì dễ nhận ra nên người thường đắm nhiễm=kẹt trong thiện rồi vì kẹt nên sanh kiến chấp mà tạo nghiệp lúc nào không hay.
Ví thử: bạn học cùng bàn với bạn học lười biếng, dốt, chuyên quay cóp bài. Bạn thấy thương bạn mình nên phát tâm kèm cặp, khuyến giúp bạn học tiến bộ. Đó là việc thiện. Ai nhìn thấy cũng tán thán bạn và bạn rất lấy làm hả hê=bạn đang hưởng dương thiện. Nhưng nếu bạn dừng cái tâm hả hê chốc lát này rồi xả bỏ, tiếp tục làm những việc thiện khác với tâm thanh tịnh, không cầu báo đáp, tán dương=bạn đang hưởng âm thiện. Âm thiện này bạn không nhìn thấy (nói là không thấy là hàm ý: thấy mà chẳng thấy, nghe mà chẳng nghe), nhưng nó được tích luỹ để rồi rất có thể, người bạn nọ cả đời không thể báo ân bạn, nhưng, những người khác sẽ trợ giúp bạn, khi bạn gặp khó. Vì thế Phật mới dạy: Thi ân đừng cầu báo đáp vì cầu báo đáp là có vụ lợi.
* Kiểu như việc Lã Công không chấp trước thì mình nghĩ đó là điều mình nên làm, phải nhẫn nhục sao lại cho là ác? Sao mình có thể chấp trước, nổi sân người khác được?
Giải thích: Bạn đọc kỹ phần „thiên lệch và chính đáng“.
*Thêm định nghĩa của Hòa Thượng về thiện thì khiến mình khá phân vân chuyện mình nổi sân phản ứng mạnh với bạn để khỏi nhìn bài mình. Mình thừa nhận nổi sân là sai nhưng mình nghĩ hành động mình làm vậy lại không sai vì lúc đầu mình nói nhưng bạn đó không nghe mà lỡ cô bắt được hay gì thì sao?
Hoà thượng Trung Phong chỉ dạy rằng: Giúp ích người gọi là thiện, chỉ vì ích mình gọi là ác. Vì giúp ích người cho nên dù có đánh mắng cũng vẫn là thiện, trái lại chỉ vì ích mình nên dù có kính trọng người cũng vẫn là ác.
Giải thích: Bạn cùng lớp copie bài của bạn đó là việc xấu, nhưng nếu trong giờ kiểm tra bạn nổi sân, nói lời thô ác với bạn hoặc sẽ khiến bạn bị tổn thương, hoặc khiến cô giáo phát hiện, tất bạn sẽ bị điểm hạnh kiểm kém, các bạn xung quanh sẽ chê cười=gây tổn hại cho người. Việc phản ứng trước việc sai trái của bạn học là thiện, nhưng phản ứng với thái độ nhẫn nhục, từ hoà, tức có thể nói tế nhị hay ra hiệu cho bạn không được phép copie bài. Rất có thể ngay lúc đó bạn không chấp nhận thì cứ để bạn copie đã, giờ ra chơi, tìm cách tiếp cận, nói rõ sự nguy hại của việc copie bài để bạn hiểu; tìm cách giúp, dìu dắt bạn học, ôn bài để cùng tiến bộ, sau này không phải quay cóp bài nữa=thiện. Nhưng muốn đạt chân thiện thì giúp bạn rồi, bạn tiến bộ rồi, việc giúp đó mình không tính kể đến nữa, cho dù ai tán thán, bạn hàm ơn cũng chẳng quá vui ưa, đắm nhiễm=đang tạo âm thiện. Vui ưa, đắm nhiễm=dương thiện.
* Với lại tập theo thói cũ là giả thiện là sao mình không hiểu?
„Hoà thượng Trung Phong chỉ dạy rằng: Giúp ích người gọi là thiện, chỉ vì ích mình gọi là ác. Vì giúp ích người cho nên dù có đánh mắng cũng vẫn là thiện, trái lại chỉ vì ích mình nên dù có kính trọng người cũng vẫn là ác.
(1). Vì vậy người làm thiện đem lại ích lợi cho người là công, mà công tức là chân, còn vì lợi mình ấy là tư, mà tư tức là giả.
Lại việc thiện tự lòng phát ra là chân, tập theo thói cũ là giả, không trước tướng mà làm là chân, trước tướng mà làm là giả…“
Giải thích:
Thế nào là tập theo thói cũ? Thói cũ của chúng sanh là tự tư tự lợi. Hễ thấy gì lợi cho mình thì mới làm, trong đạo gọi là tham danh lợi dưỡng. Làm như vậy gọi là thiện tự tư tự lợi.
Ví dụ: Thấy ai nói phóng sanh rất tốt, được khoẻ mạnh, sống lâu. Chúng ta không cần hiểu rõ đạo lý phóng sanh để làm gì, bèn bỏ tiền ra mua vật phóng sanh, không kể thọ mạng của chúng dài hay ngắn; thậm chí còn đặt người chuẩn bị sẵn vật phóng sanh, tới ngày giờ là tới lấy; khi phóng sanh chỉ lo hồi hướng cho bản thân được tiêu tai ách nạn, được trường thọ; lúc phóng sanh cũng mặc tình nơi chốn, miễn sao phóng sanh được là được. Phóng sanh như vậy gọi là có phóng mà không có sanh, bởi khi con vật đã quá yếu, không đủ sức sống mà chúng ta mặc ý mua về rồi chưa kịp phóng sanh thì chúng đã bỏ mạng hoặc vừa phóng sanh đầu này, đầu kia đã có người chặn bắt lại…; thứ đến phóng sanh cũng chính là thực hành hạnh từ bi, thí xả, nhưng vì không khéo quán chiếu nên tâm từ bi hỉ xả chẳng thể phát khởi, trái lại chỉ còn tâm duy nhất là tự tư tự lợi. Những chuyện khác: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định…cũng có thể quán chiếu theo ý trên.
Người đời thấy chúng ta chăm chỉ phóng sanh như vậy thì tán dương, cho chúng ta đang hành thiện; thực tế chúng ta đang tạo nghiệp bất thiện mà không hay. Do vậy mới nói: trong thiện có ác, trong ác có thiện=chấp việc mình làm cho đó là thiện=ác; không chấp, làm với tâm thanh tịnh=thiện=không trước tướng mà làm là chân, trước tướng mà làm là giả.
Kính chào bạn Mỹ An,
Để có thể sáng tỏ ý “thiện/ác” trong việc gieo nhân, PH xin chia sẻ với bạn vài điều quan trọng để căn cứ như sau:
1. Khởi ý: Trong gieo nhân, “khởi ý” là tối quan trọng, nếu chỉ căn cứ trên hành động, tình trạng mà xét thì sẽ không chính xác vì đôi khi cùng một hành động, nhưng với tâm ý khác nhau thì quả báo sẽ có sai biệt.
Ví dụ như trường hợp của bạn, thông thường có các ý khởi lên như sau:
– Ích kỷ, thành quả của mình mà người khác copy, nên nổi sân không cho xem: đây là ý xấu ác, nên quả sẽ xấu.
– Nghĩ bạn xem như vậy lỡ thầy cô nhìn thấy, sẽ phiền phức cho cả hai: ý này có xấu, có tốt, nhưng ý xấu (sợ mình bị phiền phức, nghĩa là nghĩ đến lợi ích của mình) vượt trội hơn nên cũng tính là ác.
– Nghĩ bạn xem như vậy, bạn sẽ huân tập tính ỷ lại, dối trá,.. gieo nhân xấu, như thế ắt sẽ có ngày nhận quả báo xấu. Nghĩ vậy rồi, nên không cho bạn xem. Đây là thiện, biết nghĩ đến lợi ích của bạn (tuy nhiên, tự mình phải thành thật với mình, mình có thực lo nghĩ như thế hay là chính thói ích kỷ của mình đang nằm dưới vỏ bọc).
-Nghĩ đến lợi ích lâu dài cho bạn, nên kềm cặp bạn cho bạn học tốt hơn. Đây là thiện, so với ý thứ 3, nhân thiện này sâu và lớn hơn.
2. Hiểu nhân quả: Một hành động gieo nhân, có thể gặt quả ngay hiện đời, nhưng cũng có khi phải trải qua nhiều đời. Cho nên, với sự kiện xảy ra trước mắt, khoan hãy vội cho đó là quả của hành động hiện tại. Xin bàn về câu chuyện Lã Công.
-Nhân mà Lã Công gieo: Nếu ông không quan tâm, kiểu như “sống chết mặc bây” thì là đang gieo nhân ác. Tuy nhiên, trong tình huống này, PH cho rằng ông là người nhân hậu, thấy người xúc phạm mình, cố giữ tâm ý không sân, nên không bắt tội, ông không hề có ý dung dưỡng cái xấu đó để người đó phạm tội lần sau. Dĩ nhiên, nếu ông nghĩ sâu xa hơn, thì chắc có cách khác (như ông đã hối hận về sau). Tuy nhiên, PH tin rằng, với tâm ý thiện như vậy của ông thì ông đã gieo được thiện duyên với người ấy, kiếp nào đó gặp lại, ắt họ sẽ tự nhiên có cảm tình mà giúp ông, hoặc nếu ông muốn độ họ tu học, cũng sẽ thuận lợi.
– Quả mà người say rượu nhận lấy: Ở điểm này, cần phải thận trọng. Để phạm tội tử hình thì ắt người này phải gây ra một tội rất nặng. Để gây ra tội nặng, thì nhân, duyên mà người này đã gieo với người mà anh ta đã phạm tội đến ắt là rất sâu nặng. Nếu ở điểm này, mình không rõ, lại cho là chính vì Lã Công làm sai nên anh ta mới bị như vậy thì mình đã không phân minh nhân quả. Việc làm của Lã công, chẳng qua chỉ là một duyên nho nhỏ trong việc xảy ra sau này, đâu thể nào là cái nhân to lớn cho việc phạm tội nặng kia được, huống hồ, vị Lã công này không hề có ý định dung dưỡng cho anh ta làm việc ác. Cho nên, ở đây nếu trách Lã công thì PH nghĩ oan cho ông quá. Còn nhiều tình huống khác có thể xảy ra nữa. Ví dụ, anh ta tỉnh rượu, nghe người kể lại, tự thấy sợ và xấu hổ, nên thay đổi tâm tính. Hoặc, nếu Lã công vì muốn răn dạy mà đánh phạt anh ta, gặp người ít thiện căn, họ bị đánh đau, ôm lòng căm hận, thì nghiệp ác lại càng chất chồng.
Tóm lại, ý ở đây là, thấy sự việc xảy ra như vậy, cần hiểu rõ nhân quả sâu xa, chứ không nên tưởng là do mình gieo nhân nên quả thế (bởi vì có khi đó là quả của một hành động gieo nhân khác). Nhân duyên, quả nghiệp phức tạp trùng trùng, tương tác qua lại tinh tế, đôi khi không đơn giản là 1+1=2 như mình có thể thấy được trước mắt, chỉ có bậc Thánh chứng quả mới có thể thấy biết rõ quả này là của nhân nào. Với người tu học theo Phật, hãy tâm niệm gieo nhân tốt ở cả 3 nghiệp ý, khẩu, thân; với thiện/ác cần có sự suy xét cho phân minh rõ ràng.
Xin được chia sẽ thêm với bạn về sân. Nếu cho rằng mình khởi ý tốt, nhưng cần phải giả vờ sân để răn dạy người thì sẽ không sao, nhưng thật ra, quả nào thì cho nhân đó. Nếu nói, là giả vờ nổi sân chứ thật không sân, thì phải nên cẩn trọng coi chừng phạm tội “vọng ngữ” vì chỉ có bậc Thánh mới hết sân nên mới có thể nói câu “giả vờ nổi sân” được, còn phàm phu như chúng ta,tuyệt đối chớ có nghĩ mình làm được như vậy. MÌnh muốn tốt cho người, và mình nổi sân thì quả báo sẽ tương ưng có tốt, xấu chứ không phải là hoàn toàn tốt, cho nên cần phải cẩn trọng, chớ có tập “giả vờ” nổi sân.
Mong là giúp được bạn chút ít, nếu có thắc mắc thì bạn hãy chia sẻ thêm nhé.
Kính chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Chào bạn Mỹ An!
*”Kiểu như việc Lã Công không chấp trước thì mình nghĩ đó là điều mình nên làm, phải nhẫn nhục sao lại cho là ác? Sao mình có thể chấp trước, nổi sân người khác được?”
Sự việc của Ông Lã Công, chúng ta chưa thể kết luận ông này: người thiện hay ác. Thiện hay ác phát khởi tại tâm, nếu người khác đánh giá chỉ là phiến diện. Người tu Tịnh độ, khi đọc Liễu Phàm Tứ Huấn chúng ta phải cần nhận định rõ: đời này chúng ta liễu phàm, hay liễu sanh tử? Nếu quả thực liễu sanh tử thì cần buông bỏ, thiện cũng bỏ, bất thiện cũng bỏ= chân thiện. Trong một tình huống (như ông Lã Công chẳng hạn), chúng ta vì chữ thiện, phân vân làm thế nào cho phải thì sẽ sinh ra không ít phiền não. Niệm Phật rồi, cầu Tây Phương rồi, nhất định sẽ không vì chữ thiện mà tự trói buột mình nữa. Người đến mắng ta, đánh ta giúp chúng ta tiêu nghiệp, ta đã gieo nhân nay trả được quả, họ là đại ân nhân của chúng ta; song lại đem cái xấu cái ác của họ đi phát tán để hòng giúp tốt cho họ (ngăn ngừa người này không phạm những trọng tội về sau), cái đạo lý này không được học hỏi theo. Giả như có người đến trộm tiền chúng ta, vì muốn tốt cho họ mà đi báo, ở đây có còn được gọi tuân theo nhân quả mà trả nghiệp không? Im lặng chấp nhận, hoan hỷ trả nghiệp- Phật cùng chư Tổ dạy như vậy, ta hành như vậy nhứt quyết không có mảy may sai sót. Đừng vì đọc sách thánh hiền mà cái thiện và cái ác lẫn lộn, không khéo tự chuyển biến sẽ bị đọa vào đại địa ngục.
Với người khác, chúng ta luôn thấy họ không tốt. Nhưng vì do đâu thấy họ không tốt- vấn đề này nằm ở chính mình. Người này không tốt, xã hội này không tốt, đất nước này không tốt, chúng ta nhìn nhận như vậy, nhưng không nhìn lại mà suy xét chính mình, có phải vì mình không tốt? Đây gọi là oán hận, vì cái gì cũng không vừa ý, đó chính là oán hận. Giả như ai cũng mang tâm oán hận này thì sẽ tạo ra một oán khí và biến thế giới này thành ngày tàn (lời của Ân Sự Tịnh Không) và chúng ta- đệ tử Phật nhưng rồi chúng ta góp phần làm cho trái đất này biến thành ngày tàn thì vĩnh viễn không vượt thoát được luân hồi. Vì vậy, với người học Phật niệm Phật, cái thiện lớn nhất là mỗi ngày chúng ta sanh tâm từ hỷ, làm được như vậy tức đang giúp cho đất nước này, cho thế giới này được an định rồi. Đừng học nhiều, suy nghĩ nhiều mà tự phiền phức, chướng đạo.
*”Với lại cái đoạn có người không tội mà bị oan lắm lúc con cháu phát đạt.”
Gọi là cộng nghiệp. Cộng nghiệp tức chúng sanh từng tạo nghiệp giống nhau, kết duyên ác rồi cùng sanh trong một gia đình, dòng họ… sẽ chịu chung nghiệp giống nhau. Nếu người bị tội oan (họ hoan hỷ chấp nhận) thì lắm lúc (lắm lúc nghĩa là rất hiếm khi xảy ra) con cháu được phát đạt bởi người bị tội oan kia đời này đã trả được ác nghiệp, con cháu của ông không phải nương theo công đức của ông mà được phát đạt; mà vì ông đã được quả báo xấu, những chúng sanh có phước báo cũng vì cộng nghiệp (đã từng kết thiện duyên) sẽ tái sanh vào nhà ông, làm con cháu của ông.
Đôi dòng ngắn ngủi, hy vọng giúp bạn giải quyết được vấn đề của bạn, và giúp ích phần nào trong việc tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật
Em hiểu rồi ạ và cảm ơn các đạo hữu đã giải đáp thắc mắc của em và giúp em nhận ra sai sót của mình trên con đường tu học. Em cũng chúc các đạo hữu tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật
Quả báo của tà dâm
Có một lần nọ, Trung tướng Lữ Cố (tên thật đã được thay đổi) đến tìm tôi, bảo rằng:
– Liên Sư phụ, nghe người ta nói thầy tiên đoán rất tài, nên hôm nay tôi đến thỉnh ý. Tôi nhớ hồi đó, cha mẹ tôi có đi hỏi Diệp Sư phụ (cũng là vua thần toán, nổi danh tiên tri không hề sai), nhờ xem vận mệnh cho tôi. Ông Diệp nói tôi 18 tuổi đậu thủ khoa toàn quốc, sau đó đi lính được tuyển vào Viện nghiên cứu. 27 tuổi thi lấy bằng tiến sĩ rồi đi Mỹ ba năm, lấy thêm được bằng tiến sĩ khác nữa. Đến năm 53 tuổi thì tôi thăng quan, làm Thượng tướng.
Lữ Cố kể thêm:
– Vị họ Diệp này, không như các thầy khác. Ai muốn ông xem vận mệnh cho, phải trả giá rất cao, lại còn phải xếp hàng, hẹn trước, nếu tùy tiện mà đến thì ông ấy không thèm xem đâu. Mà người nào mệnh nhỏ ông cũng không xem. Ông Diệp coi cho tôi vô cùng chuẩn xác. Đúng là năm 18 tuổi, tôi chiếm giải thủ khoa toàn quốc. Còn như đoán năm 27 tuổi tôi lấy bằng tiến sĩ thì hơi bị sai một chút, vì tới hai năm sau, tức 29 tuổi tôi mới lấy bằng tiến sĩ). Còn vụ tiên tri tôi qua Mỹ ba năm, lấy bằng tiến sĩ khác nữa thì đúng chóc. Thế nhưng ông ta nói tôi 53 tuổi thăng quan làm Thượng tướng lại bị sai. Vì hiện nay tôi đã 56 tuổi rồi mà vẫn còn làm Trung tướng, chưa chạm đến chức Thượng tướng được. Vậy nên, tôi muốn nhờ Liên Sư phụ xem giùm, vì lý nào mà tôi chưa được thăng lên Thượng tướng vậy?
Tôi dùng phương thức bói quẻ xem cho Lữ Cố. Tôi bắt ấn và niệm chú xong thì Thần Phúc Lộc như vì sao nhỏ hiện ra, lớn dần và tỏa hào quang sáng chói. Tôi liền hỏi số mệnh cả đời của ông Lữ. Thần Phúc Lộc đáp y chang như thầy Diệp đã đoán.
Tôi thắc mắc:
– Nhưng vì sao ông Lữ lấy bằng Tiến sĩ bị chậm mất hai năm?
Thần Phúc Lộc giải thích:
– Lẽ ra ông Lữ có thể lấy bằng đúng như tiên đoán, nhưng do hồi tuổi trẻ đó, ông ta sau một chầu nhậu thì cùng bạn bè dẫn nhau đến kỹ viện để mua vui. Nghe bạn bè đốc xúi, ông cũng muốn chứng tỏ mình là tay dũng cảm, chịu chơi, nên cũng đã ngủ với gái thanh lâu. Vì lỗi này mà công danh ông ta bị chậm lại hai năm.
Tôi hỏi:
– Vì sao lại như thế?
Thần Phúc Lộc nói:
– “Đừng đến gặp kỹ nữ thanh lâu, đừng tựa cổng giai nhân bán sắc”. Phải biết quân tử luôn yêu quý thân mình, luôn gìn giữ đức hạnh mình sáng trong như ngọc nên rất sợ, rất kỵ mấy cái chuyện bậy bạ này. Ông Lữ do không hiểu biết, nên tự cam đọa lạc, tự làm cho phẩm hạnh mình bị tỳ vết, khiến đời bị nhiễm ô. Bởi cách sống sai lầm nên ông bị phá tài hại thân, tình dục sa đà không những gây nhiễm bệnh lậu, mà còn chiêu họa lớn…
Thần Phúc Lộc còn giải thích thêm:
– Lấy bằng chậm hai năm chỉ là sự báo ứng nhỏ thôi. Bị nhiễm bệnh độc ắt phải chết. Lãnh bằng Tiến sĩ, rồi tiến sĩ nữa…nhưng sau này sẽ thành tiến…tử!
Tôi thụt lưỡi hết nói năng, lại hỏi Thần Phúc Lộc:
– Lữ Cố đúng ra 53 tuổi thăng làm Thượng tướng, nhưng vì sao đến giờ đã 56 tuổi rồi vẫn còn làm Trung tướng. Ông ta chưa được thăng quan là do đâu?
Thần Phúc Lộc im lặng viết ra hai chữ: “Mạc Thư”.
Tôi ngơ ngác hỏi:
– Mạc Thư? Là ý gì vậy ạ?
Thần Phúc Lộc đáp:
– Là tên một người.
– Người này có liên hệ với ông Lữ ư?
– Tất nhiên. Số mệnh Lữ Cố vốn rất tốt, ông là bậc kỳ tài trong thế gian, văn võ kiêm ưu. Nhưng đáng tiếc thời trai trẻ đã phạm lỗi ngủ với kỹ nữ khiến cho đường công danh bị chậm mất hai năm. Quả báo nhỏ này không đáng kể. Sau thời trung niên, ông lại không biết sám hối mà sửa đổi lỗi lầm, lại khởi tâm tà, ưa nam sắc, sinh tâm đồng tình luyến ái cùng một nam nhân tên Mạc Thư. Người này tuấn tú tài hoa, khôi ngô phong nhã, là thuộc hạ dưới quyền ông ta. Lữ Cố ở chung với Mạc Thư tính đến nay đã 8 năm. Phạm phải lỗi này, hắn còn giữ được chức quan là may lắm rồi, há có thể mơ làm Thượng tướng được ư? Hắn chỉ biết ham cầu lộc vị cho mình, lại hoàn toàn chẳng hiểu rõ nghiệp chướng mình đang tạo tác! PHẢI BIẾT LÀ NGƯỜI CÓ PHÚC NHIỀU MÀ PHẠM GIỚI TÀ DÂM THÌ BỊ GIẢM QUYỀN LỘC, CÒN NGƯỜI PHÚC ÍT KHÔNG CÓ LỘC, QUYỀN THÌ BỊ GIẢM THỌ.
Tôi hỏi tiếp:
– Vậy…tương lai Lữ Cố sẽ ra sao?
– Sẽ ứng vào con cháu trong gia đình hắn.
– Như thế nghĩa là sao?
– Bị tuyệt tự, chết yểu!
– Nhưng ai làm nấy chịu, vì sao con cháu hắn phải gánh?
– Đây là CỘNG NGHIỆP CHIÊU CẢM (kiếp trước cùng tạo tác chung nghiệp rồi đầu thai sinh ra cùng một nhà, nghiệp giống nhau nên cùng chịu quả báo giống nhau). Cha tích phúc cũng bồi thêm cho mình và con mà.
Tôi nghe xong rất kinh hãi.
Trước tiên, tôi chỉ kể cho Lữ Cố nghe lý do vì sao ông lấy bằng bị chậm mất hai năm.
Lữ Cố nói:
– Quả là có việc này. Hồi trẻ khi đi chơi với bạn bè, bị họ rủ rê nên cùng đi mua…vui. Không ngờ lại lãnh cái hậu quả xấu như vậy, đúng là ngoài sức tưởng tượng!
Tôi lại giải thích vì sao ông không thể làm Thượng tướng. Tôi viết lý do bằng hai chữ “Mạc Thư”. Ông vừa xem qua liền cúi đầu im lặng, không nói tiếng nào.
Tôi hỏi:
– Có việc này chăng?
Ông gật đầu đáp:
– Có.
Rồi Lữ Cố đứng dậy bảo tôi:
– Liên Sinh, ông quả là vua tiên tri, đoán việc như thần. Cuối cùng thì tôi cũng minh bạch, SỐ MỆNH CON NGƯỜI TUY ĐƯỢC ĐỊNH SẴN, NHƯNG CÓ THỂ BIẾN ĐỔI. BIẾN TỚI ĐỔI LUI, TẤT CẢ ĐỀU DO TÂM TẠO RA THÔI.
– Nói rất hay! Hi vọng ông tự hiểu, từ nay trở đi hãy tự lo sửa đổi chính mình cho tốt để tránh không bị Quả báo xấu.
Lúc Lữ Cố đi, tôi đưa cho ông một tờ giấy ghi mấy câu nhắc nhở:
Phu thê nam nữ ở chung
Đó là đúng lẽ – chăng dung sai lầm
Hạnh tà chiêu hại sâu thâm
Ta – người đều tổn, mất luôn lộc quyền
Tử tôn bị tuyệt đã phiền
Tiền tài tán thất, muôn niên khổ sầu
Dừng chân tỉnh giác mau mau
Tránh cho con trẻ lâm vào nạn tai
Làm người nên sống thẳng ngay
Báo ứng Nhân Quả không sai, rõ ràng!
Sau đó không bao lâu thì tôi nghe tin đứa con trai duy nhất của Lữ Cố bị xe tông chết. Phần bản thân ông cũng bị thảm nạn, đúng là tuyệt tự như đã tiên đoán.
(Trích từ quyển Nhân quả giải theo Phật giáo – Hạnh Đoan dịch)
Kính thưa quý thầy cùng quý cư sĩ, con đang chuẩn bị thỉnh tượng A DI ĐÀ để thờ nhưng không biết là nên thỉnh tượng đứng hay ngồi? Thường thì con thấy tranh hoặc tượng Phật A DI ĐÀ tiếp dẫn đa số là ở dáng đứng. Xin cho con lời khuyên!
A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật
Bạn chọn tượng đứng,vì tướng như vậy thể hiện sự khẩn trương cấp tốc,gấp rút,mau chóng giống như cứu người trong nhà lửa,phải đứng lên chủ động duỗi tay dài ra để đón người bị nạn.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Chào Lê Kim Thúy!
Theo thiển ý của MD bạn nên chọn Tôn ảnh thay vì Tôn tượng (kích thướt phù hợp nhất là 40 x 60 cm). Tôn ảnh dễ dàng lau chùi mỗi ngày, lại có thể tránh được có sự cố va vỡ, bởi MD thấy nhiều trường hợp vì một lý do mà Tôn tượng bị vỡ và sau đó nảy sinh không ít phiền não (nỗi lo lớn nhất không biết làm sao khi tượng Phật, Bồ Tát đã bị vỡ).
Kim Thúy nên chọn hình A Di Đà Phật tướng hảo đứng, hoặc chọn thỉnh Tây Phương Tam Thánh tướng hảo đứng cũng đặng. Việc bài trí bàn thờ Phật sao cho Tôn ảnh cao ngang đầu hoặc trên đầu một chút, tránh bố trí bàn thờ quá cao, mỗi khi thắp hương lễ Phật hoặc lau chùi bàn Phật đều khó khăn.
Nam Mô A Di Đà Phật
Dạ xin cảm ơn lời chỉ dạy của chị Mỹ Diệp và đạo hữu Hãy Niệm A Di Đà Phật.
Nam mô quán âm bồ tát
Cho con mạn phép hỏi
Dạo này những thứ phim ảnh đồi truỵ và những thứ dâm dục trong con nổi nên mạnh mẽ những thứ này ắt sẽ lấy đi nhiều phước và tiền của con. Con đã biết rõ căn bệnh của mình cố gắng ngăn chặn nhưng giờ nó đang rất mạnh mẽ con sợ một lúc nào đó Con không thể kiềm chế được nữa sẽ có những thứ hao tốn về tiền đến với con. Con mong các thầy các sư cô cho con thuốc chữa để Mau chóng lành bệnh để tiếp tục học tính ngạo mạn ạ. Con đã biết bệnh và biết đường đi nhưng lại không kiềm chế được nó nên phải nhờ các thầy Khống chế con ma dâm này dùm con ạ. Con mới qua bước tham, học giữa chừng nút sân thì gặp ngay nút si.con mong các thầy giúp con. Sau này con muốn làm một người lịch sự để giúp người. Cho dù con hiền lành đến nỗi ngta bắt nạt con cũng cam chịu.
A DI ĐÀ PHẬT. Đạo hữu đã muốn trừ bệnh này vậy, thì thuốc trụ bệnh đã nằm ngay đầu bài phúc đáp của Đạo Hữu rồi đó, “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát”, “Nếu có chúng sanh nào nhiều lòng dâm dục thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền đặng ly dục.”
Đừng quá bận tâm đến việc không thể lo cho cha mẹ
Trong việc niệm Phật, tôi lại thưa cùng quý vị: Nay chúng ta coi vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ là chuyện to lớn nhất. Thế giới này khổ quá, thế giới này chẳng đáng lưu luyến!
Nếu quý vị nói: Trong nhà tôi còn có cha mẹ, còn có con cái, chẳng thể không bận tâm! Quý vị có thể thật sự bận tâm được sao? Quý vị thật sự chăm sóc họ được ư? Chăm sóc chẳng được! Phải giác ngộ điều này! Chính mình chưa thể vượt thoát luân hồi, làm sao có thể chăm sóc người khác, có năng lực gì để chăm sóc người khác? Đúng là mê hoặc, điên đảo!
Chẳng phải là bảo quý vị hãy mặc kệ cha mẹ, quyến thuộc, chẳng phải vậy. Điều kiện thứ nhất trong pháp môn Tịnh Độ là “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng”, đủ thấy pháp môn này được kiến lập trên cơ sở luân lý. Hiện thời, [ta và thân quyến] tụ hội một chỗ, hãy tận tâm tận lực chiếu cố, nhưng cái tâm của chính mình nhất định phải an trụ nơi Tây Phương.
Làm như thế nào thì mới có thể chiếu cố người nhà và quyến thuộc? Thưa quý vị, cách chiếu cố viên mãn rốt ráo nhất chính là khuyên họ niệm Phật. Họ niệm một câu Phật hiệu thành công cũng có thể vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, đấy mới là đạt đến rốt ráo, mới là đạt đến viên mãn.
Khuyên họ chẳng nghe thì nêu gương cho họ thấy. Bà Hoàng rất tuyệt vời, chồng, con trai, con gái bà ta đều tin Phật, đều chẳng hoài nghi, do nguyên nhân nào vậy? Thấy bà ta vãng sanh, bà ta độ không ít người. Ngay cả bác sĩ trong bệnh viện thấy hiện tượng ấy cũng phải động tâm, rốt cuộc chuyện này là như thế nào vậy? Bất cứ bệnh nhân nào cũng không nhịn đau nổi, bà ta tỉnh như không! Khi mất, mặt còn lộ nét tươi cười, một tí đau khổ cũng chẳng có! Độ không ít người! Chính mắt chúng tôi trông thấy chuyện này, chẳng giả tí nào hết. Do vậy, nhất định phải hiểu: Chỉ có sanh về Tây Phương Tịnh Độ mới là rốt ráo.
Trích A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA- tập 27- phần 14
Cho các đạo hữu em hỏi cái này
Trong lớp em có 1 người bạn em thấy kì lạ khi bạn này dạo này có vẻ cởi mở thân với em.Nói chung đó là 1 câu chuỵen dài và theo cách nghĩ của em là bạn này không thực sự muốn thân với em mà em nghĩ là lấy em ra khi cần và kiểu như chủ yếu nhắm tới bạn kia, tức là người em khá thân thiết trong lớp. Em nghĩ khi tu là mình nên yêu thương chúng nhau như nhau không phân biệt vân vân nhưng mà em không phải là thứ lúc người ta cần thì tìm đến kiểu như một đồ chơi thích thì dùng và em không thích cảm giác đó và hành động đó và em muốn tránh xa tạo khoảng cách nhưng em sẽ không nói xấu hay gì hết thì cho em hỏi có được không ạ? Chứ 1 người đối với em như vậy em thừa nhận em rất khó gần gũi.
A DI ĐÀ PHẬT. Đạo Hữu thử khéo tìm hiểu, quan sát xem tình hình bạn đó thế nào, xem nguyên nhân tiếp cận là gì? mục đích?Có thể hỏi thẳng bạn đó luôn để biết thêm. Cuộc sống có nhiều điều phức tạp lắm, nó có thể xấu hoặc tốt với mình, Đạo Hữu nên tìm hiểu chứ đừng nên kết luận vội vàng
Các quý thầy ơi, con đã từng thấy rất nhiều cảnh người chịu khổ, sau khi xem hoàn cảnh khổ của họ, con không thể quên được.
Mỗi lần con nhớ về họ, con có cảm giác tội lỗi khi tạm quên đi để làm việc thường ngày của mình, liệu con tạm quên những cảnh khổ của người khác trong đầu để làm việc thường ngày của mình có phải là tội không ạ?
Con cứ thấy mình vô tâm làm sao khi mỗi lần nhớ về họ mà lại tạm quên họ đi để làm việc của mình, con thấy cứ như mình mặc kệ họ vậy…
Nói chung là… các quý thầy ạ, con nên làm sao đây? Con hiện giờ không thể tập trung vào bất kì điều gì cả… con nên làm sao đây thưa các quý thầy?
A DI ĐÀ PHẬT. Nếu có thể giúp được thì tốt, cứ tùy duyên nếu không thể giúp được thì đành thôi. Có thể nguyện cầu tương lai mình thành Phật có thể gặp lại họ, độ cho họ được an vui, lìa khổ
Các quý thầy ơi, con đọc được rằng (theo như con nhớ mang máng thì là)… khi vọng niệm (là vọng niệm không tốt) khởi lên mà trong vòng một niệm hồi chuyển lại được thì tích được phước.
Điều đó có đúng không ạ?
Ví dụ như khởi tâm sân với cha mẹ mà trong vòng 1 niệm nhận ra lỗi lầm thì không có tội mà còn tích được phước, phải không ạ?
Các quý thầy đã đọc qua điều này trong kinh nào chưa ạ?
Với lại, một niệm là bao lâu thưa các quý thầy?
Con còn xót điều này, con xin bổ sung đoạn ở giữa của con trong phúc đáp trên: “… trong vòng 1 niệm nhận ra lỗi lầm và đồng thời chuyển tâm sân đó thành tâm thanh tịnh hoặc tâm tốt…”
Theo kinh Lăng Nghiêm, Ngài A-Nan cũng lầm như chúng ta, cho nên đức Phật bảo Ngài La Hầu La đánh chuông để chỉ bày cho Ngài A-Nan phân biệt cái “biến đổi tiêu diệt”, và cái “thường còn không thay đổi”. Khi tiếng chuông do Ngài La Hầu La đánh ngân lên, đức Phật hỏi Ngài A-Nan có nghe không?
Ngài A-Nan đáp:
– Bạch Thế Tôn! Nghe.
Khi tiếng chuông dứt, Phật lại hỏi:
– A-Nan có nghe chăng?
Ngài A-Nan đáp:
– Bạch Thế Tôn! Không còn nghe nữa. Ðức Phật lại bảo Ngài La Hầu La, đánh tiếng chuông thứ hai, rồi Phật cũng hỏi như lần trước, và Ngài A-Nan cũng đáp có nghe.
Ðức Phật quở:
– A-Nan, sau ông trả lời lẩn quẩn như thế?
Ngài A-Nan ngạc nhiên, đáp:
– Chẳng những một mình con mà mọi người ai cũng thừa nhận có tiếng thì có nghe, tiếng dứt thì không còn nghe.
Ðức Phật gặng lại:
“Ông và mọi người đều cho có tiếng là có nghe, tiếng dứt, thì không có nghe nữa; thế là “tánh nghe” theo tiếng mà mất, thì có lẽ không bao giờ nghe nữa. Tại sao lúc tiếng thứ hai ngân lên, lại còn nghe nữa? Nếu nghe được tiếng thứ hai, thì nhất định biết không phải tiếng dứt mà không nghe. Tiếng có lúc còn lúc mất, “tánh nghe” vẫn thường không dời đổi. Vả lại, nếu tiếng dứt rồi mà tánh nghe không còn, thì cái gì biết được sự không nghe ấy?”
Cho biết, Phật dạy “vô thường” để đối trị chấp thường còn của chúng sinh. Ðến khi chúng sinh đã hiểu lẽ vô thường, thì Phật lại chỉ bày lẽ chơn thường bất biến.
Mình cảm thấy mơ hồ đoạn này cái gì mà tánh nghe rồi mất còn là sao mình không hiểu
Bạn Lan thân mến,
Trong khi chờ đợi quý thiện tri thức giải thích cặn kẽ cho bạn, mình xin nói nhanh gọn cái mà mình hiểu nhé! “Tính nghe” là tính nghe và biết có âm thanh khi chuông được đánh; khi chuông không được đánh thì nghe và biết rằng không có âm thanh.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Bạn Lan,
Hai dữ kiện bạn cần phân biệt là “nghe tiếng” và “tánh nghe”.
Tai còn gọi là nhĩ căn chỉ có chức năng đón nhận âm thanh. Khi Ngài La Hầu La thỉnh một tiếng chuông, Ngài A Nan và Đại chúng đều “nghe được tiếng” chuông. Nhưng để biết được tiếng chuông to hay nhỏ, chát chúa hay êm dịu, vang lên hay ngừng dứt thì phải nhờ “tánh nghe” mới nhận biết được. Tánh nghe khởi lên từ đâu? Để dễ hiểu là từ chân tâm tự tánh thanh tịnh của mỗi chúng sanh mà phát xuất. Điều này tương tự cho nhãn căn. Khi tiếp cảnh, mắt chỉ có chức năng nhìn thấy, nhưng nhận biết cảnh đó là người hay vật, đen hay trắng, xinh hay xấu là do tánh thấy nhận biết.
Chức năng nghe, thấy, ngửi, nếm, xúc, ý có thể bị đoạn còn gọi là có sanh diệt, nhưng tánh nghe, thấy, ngửi, nếm, xúc, ý thì không sanh diệt. Vì nó không sanh diệt, nên khi chuông dứt Ngài A Nan mới nhận biết được: chuông dứt. Nhưng khi Ngài La Hầu La khởi tiếng chuông thứ 2, Ngài A Nan lại biết có tiếng chuông thứ 2 vang lên, rồi lại dứt. Điều này tương tự Phật ví một người mù được hỏi họ nhìn thấy gì? họ đáp: chỉ thấy bóng tối. Mắt không có lấy gì để thấy? Tánh thấy giúp họ biết chỉ có bóng đêm đen.
Ngài A Na Luật khi ngồi nghe Phật thuyết Pháp nhưng thường ngủ gật, bị Phật quở nên tự trách bằng cách cả tuần thức trắng không ngủ, hệ quả bị đui 2 mắt, nhưng khi Phật ban cho pháp giải thoát thì Ngài A Na Luật đã đắc thiên nhãn thông. Mắt không có sao lại nói có thiên nhãn thông?
Vì vậy bạn phải đọc thật kỹ đoạn kinh văn nói trên rồi tư duy thật kỹ, thật chậm rãi thì mới ngộ ra được. Để bạn dễ hiểu hơn TĐ xin tách đoạn Phật cắt nghĩa ra làm từng phần nhỏ.
“Ông và mọi người đều cho có tiếng là có nghe, tiếng dứt, thì không có nghe nữa;
thế là “tánh nghe” theo tiếng mà mất, thì có lẽ không bao giờ nghe nữa.
Tại sao lúc tiếng thứ hai ngân lên, lại còn nghe nữa? Nếu nghe được tiếng thứ hai, thì nhất định biết không phải tiếng dứt mà không nghe.
Tiếng có lúc còn lúc mất, “tánh nghe” vẫn thường không dời đổi. Vả lại, nếu tiếng dứt rồi mà tánh nghe không còn, thì cái gì biết được sự không nghe ấy?”
Kính chào bạn Lan,
Để hiểu đoạn này trong kinh Lăng Nghiêm, bạn cần phân biệt cho được giữa vật/cái được nghe và tánh nghe. Cũng dựa trên kinh Lăng Nghiêm, PH có hai ví dụ như sau.
Ví dụ 1: Hỏi về cái được nghe (vật)
Một người đánh chuông.
-HỎi: Có tiếng chuông không?
-Đáp: Có.
Tiếng chuông dứt.
-Hỏi: Có tiếng chuông không?
-Đáp: không.
Rất dễ hiểu phải không? Đây là hỏi về vật/cái được nghe (trong tình huống này là tiếng chuông).
Ví dụ 2: Trong ví dụ này sẽ không hỏi về vật nữa, mà hỏi về cái sự nghe của bạn, bạn chú ý nhé.
Một người đánh chuông.
-HỎi: Bạn có nghe tiếng chuông không?
-Đáp: Có nghe.
Tiếng chuông dứt.
-Hỏi: Bạn có nghe không?
Đây là chỗ mà bạn và đa phần chúng ta đều lầm lẫn. Thông thường chúng ta sẽ trả lời là “không nghe”. Cách hiểu và trả lời “không nghe” là sai, bởi vì thật ra là chúng ta có nghe, có nghe mới biết là không có tiếng chuông. Vì lúc nào bạn cũng có nghe nên khi có tiếng thì biết có tiếng, khi không có tiếng thì biết không có tiếng. Cho nên khi ngài A Nan trả lời “không nghe” thì Phật mới quở, đại ý là “ông lầm lẫn điên đảo, bỏ mình theo vật”. “Vật” ở đây là tiếng chuông, cái được nghe. Còn “mình” là tánh nghe hằng hữu, vì lúc nào tánh này cũng có nên bất kỳ âm thanh nào xuất hiện, hoặc mất đi, ta đều nhận biết rõ ràng. Trở lại câu hỏi phần ví dụ 2, câu trả lời đúng là:
-Đáp: Có nghe không có tiếng chuông (hoặc chỉ đơn giản là “có nghe”).
Như vậy, Phật quở ngài A Nan bởi vì ngài đã lẫn lộn như PH đã nêu trong ví dụ 2. Bạn chỉ cần phân biệt cho rõ giữa vật (cái được nghe) với tánh nghe thì sẽ không bị “lộn xộn”.
Như vậy, bạn có thể thấy tánh nghe này không bao giờ bị mất đi, luôn luôn hằng hữu. Tuy nhiên, chúng ta thường quên mất nó, vì “bỏ mình theo vật”. Có tiếng thì mới xài tới nó, không có tiếng thì quên mất nó ngay lập tức, mặc dù nó vẫn hiện diện trong từng sát na. Nên đoạn kinh này Phật chỉ dạy cho chúng ta thấy được nó.
Hy vọng giúp được bạn chút ít, nếu vẫn còn thắc mắc thì bạn cứ chia sẻ nhé.
Kính chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Vậy thì cách dùng tánh nghe để niệm Phật như thế nào?
Nam mô A di đà phật
Kính chào bạn Thanh Trúc,
Để có thể dùng Tánh Nghe mà niệm Phật thì đầu tiên phải được cái Tánh Nghe ấy trước đã. Đa phần người mới tu niệm Phật (trong đó có PH) đều chưa được cái Tánh Nghe ấy, nói gì đến chuyện sử dụng được. Tuy nhiên, với phàm phu như chúng ta, theo lời dạy của ngài Quán Thế Âm trong kinh “Niệm Phật Ba La Mật” có thể dùng nhĩ căn/sự nghe để niệm Phật. PH xin trích dẫn như bên dưới, bạn lưu ý là mục đích cuối cùng của cách niệm Phật này là đạt Nhĩ Căn Viên Thông, chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn, thâm nhập Như Lai tạng, nghĩa là mục đích này khó và rôt ráo hơn cả việc niệm Phật cầu vãng sanh về Cực Lạc.
“Khi xưng niệm danh hiệu Phật, hành giả không để tâm dong ruổi theo thanh trần, mà xoay cái nghe trở vào Chơn-tánh, đó là danh hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng Tâm, mà mỗi mỗi sát-na đều hiển hiện Chơn-như-tánh. Chính nó thật là Tánh Nghe của mình, chẳng còn hai tướng động và tịnh, toàn là thể vắng lặng, soi chiếu khắp mười phương.
Tiếp tục hành trì niệm Phật như thế, chẳng bao lâu thì Tánh Nghe cũng không còn. Khi ấy, Phật Trí tự nhiên tỏa rạng, danh hiệu Phật vẫn tương tục, không gián đoạn.
Khi xưng niệm danh hiệu Phật, hành giả không để tâm dong ruổi theo thanh trần, mà xoay cái nghe trở vào Chơn-tánh, đó là danh hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng Tâm, mà mỗi mỗi sát-na đều hiển hiện Chơn-như-tánh. Chính nó thật là Tánh Nghe của mình, chẳng còn hai tướng động và tịnh, toàn là thể vắng lặng, soi chiếu khắp mười phương.
Tiếp tục hành trì niệm Phật như thế, chẳng bao lâu thì Tánh Nghe cũng không còn. Khi ấy, Phật Trí tự nhiên tỏa rạng, danh hiệu Phật vẫn tương tục, không gián đoạn.
Nầy Vi-Đề-Hy, trong pháp hội Thủ-Lăng-Nghiêm, tôi đã trình bày nhân địa tu hành Nhĩ Căn Viên Thông cho đại chúng. Nhưng, thời Mạt pháp các kinh điển dần dần ẩn mất, mà nên biết kinh Thủ-Lăng-Nghiêm, sẽ bị diệt trước nhất, tiếp sau là kinh Lăng-Già, kinh Kim-Cương, kinh Ma-Ha Bát-Nhã, kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa … Nếu không nương nhờ pháp niệm Phật thì rất khó chứng đắc Nhĩ Căn Viên Thông. Bởi vì sao ? Bởi vì Niệm Phật Tam-muội chính là món Viên-thông đệ nhất.
Nầy Vi-Đề-Hy, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, vì lăn lộn trong đêm tối vô minh, nhận giặc làm cha, lấy vọng kiến làm chỗn nương về, lấy tà kiến làm bạn lữ, lấy biên kiến làm lương dược. Nhận ngã chấp, ngã kiến làm Tâm. Rời xa Tri-kiến Giải-thoát Vô-thượng. Do đó, khởi tâm phân biệt, thấy đúng sai, tà chánh, thiện ác, chân ngụy … nếu lọc sạch ngã kiến, ngã chấp thì thân tâm sẽ quang minh, thường tại, chiếu suốt mười phương pháp giới. Tức đồng đẳng với Tri Kiến giác ngộ của chư Như-Lai.
Nếu muốn gạn lọc ngã kiến, ngã chấp, thì không chi hơn là phát huy năng lực vô biên của danh hiệu Phật. Thật vậy, nhờ chuyên tâm xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật mà hành giả tuần tự chuyển Thức thành Trí. Ngã chấp tự nhiên rơi rụng, ngã kiến tự nhiên tan mất như bong bóng nước dưới ánh mặt trời. Lúc bấy giờ, tuy không lìa cung Đâu-Suất mà vẫn phân thân khắp vi trần quốc độ để chuyển pháp luân vô thượng, và khai thị tuệ giác cho vô lượng chúng sanh, giúp hết thảy tứ sanh, cửu hữu cùng ngộ nhập Phật Tri Kiến.
Khi xưng niệm danh hiệu Phật, hành giả không để Thức nương theo nhân duyên mà dấy động, nên chẳng thành tựu pháp Y-tha-khởi. Vì không có sự tham dự của ngã và ngã sở nên Biến-kế Sở-chấp cũng chẳng tồn tại. Chỉ có danh hiệu Phật vẫn tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng tâm, mà mỗi mỗi sát-na đều biểu hiện Vô-thượng Diệu-viên Thức-tâm Tam-Muội, tức là Chân Duy Thức Tánh.
Tiếp tục hành trì niệm Phật như thế chẳng bao lâu, thì chẳng còn nhìn thấy huyễn tướng của vạn pháp ở bên ngoài và cũng chẳng còn bắt gặp Tám thức ở bên trong. Trong hay ngoài đều giả dối, không thật. Ngay cả tướng Duy-thức cũng chẳng có nữa. Vì ba đời mười phương Như-Lai, vi trần sát quốc độ, hư không, sắc pháp, tâm vương, tâm sở … đều không một thứ nào ra ngoài Chân Duy Thức Tánh mà tự hữu, tự sanh, tự diệt, danh hiệu Phật vẫn tương tục, không gián đoạn, như có, như không, cho đến khi Chân Duy Thức biến mất, Đại Viên Cảnh Trí tự nhiên phơi bày, danh hiệu Phật sẽ dẫn dắt hành giả đi vào tánh Viên Thành Thật, chứng Vô-sanh Pháp-Nhẫn.”
Hết trích.
Theo lời dạy này thì bước đầu tiên là “không để tâm dong ruổi theo thanh trần, mà xoay cái nghe trở vào Chơn-tánh, đó là danh hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng Tâm, mà mỗi mỗi sát-na đều hiển hiện Chơn-như-tánh.”. Hầu hết chúng ta đều chưa thể hoàn thành được bước đầu tiên này. Ta vẫn chưa hoàn toàn chú tâm vào câu niệm Phật và câu niệm Phật cũng chưa được “tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng Tâm”. Cho nên, bước đầu vẫn là phải tập chú tâm và giữ danh hiệu Phật làm sao cho không gián đoạn. Làm được tới đây rồi mới có thể bàn đến bước kế tiếp là ngộ ra được ” Chính nó thật là Tánh Nghe của mình, chẳng còn hai tướng động và tịnh, toàn là thể vắng lặng, soi chiếu khắp mười phương.” Đáp án cho câu bạn hỏi chính là từ bước này trở đi.
Theo kinh A Di Đà, với người hoàn thành được bước đầu tiên trong lời dạy này, cùng với Tín, Nguyện thì đã nắm chắc phần được vãng sanh về Cực Lạc.
Kính chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cho mình hỏi thì theo mình nghĩ là 1 Phật tử thì mình cho dù có trí cao, đức cao, hạnh cao, đối với tất cả người, việc, vật nên có biểu hiện khiêm tốn, không có gì bằng người. Áp dụng đạo lý này vào trong cuộc sống, thì mình đối với bất kỳ ai – bao gồm người ngu ngốc nhất, người nghiệp chướng sâu dày, đều khiêm tốn cung kính.
Nên mình thắc mắc ở trường môn Anh là môn mình khá tự hào về bản thân và mình muốn ganh đua với những người giỏi môn đó trong lớp kiểu như có động lực để tiến lên còn nếu mình thấp hơn mình cũng sẽ không bài xích hay gì hết chỉ ganh đua lành mạnh thôi thì có sao không ạ?
Kiểu như mình cảm thấy cũng có gì đó” ngạo mạn” vì mình khiêm tốn nhưng chỉ ganh đua lành mạnh để tiến lên thì có gì sai? Nhưng mình vẫn muốn tham khảo ý kiến của đạo hữu cho chắc vì mình thừa nhận ý niệm vi tế mình đôi lúc hơi mơ hồ
Kính chào bạn Hoa,
Trong phần câu hỏi của bạn có ý “nên có biểu hiện khiêm tốn”, “biểu hiện” chính là bên ngoài tỏ ra. Khiêm tốn phải từ trong tâm thật có khiêm tốn, chứ trong tâm ngạo mạn mà bên ngoài tỏ vẻ khiêm tốn thì chỉ là “lừa mình, lừa người” thôi, rất có hại.
Theo như chia sẻ của bạn thì có vẻ trong tâm bạn chưa được chân thật khiêm tốn, điều này cũng bình thường vì đây là đức tính rất quý, rất khó đạt được. Để có thể thật sự khiêm tốn, bạn hãy thử đọc nhiều lần và suy gẫm phẩm “Thường Bất Khinh Bồ tát” trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, mong là sẽ có chút thâm nhập.
Có hai khái niệm mà chúng ta dễ nhầm lẫn, đó là “ganh đua” và “tinh tấn”. “Ganh đua” nghĩa là thấy người khác tốt, giỏi, hơn mình cái gì thì mình cũng nhất quyết bằng mọi cách phải làm sao cho bằng được hoặc hơn người đó. “Tinh tấn” là siêng năng, luôn luôn cố gắng phấn đấu, học hỏi, trau dồi để hoàn thiện chính mình, nghề nghiệp, việc tu tập,..mà mình đang theo đuổi. “Ganh đua” thì thường sẽ không “lành mạnh” bởi vì nó xuất phát từ tâm ý bất thiện. “Tinh tấn” mới là đức tính mà người tu học Phật cần học tập và trau dồi.
Hy vọng giúp bạn chút ít.
Kính chúc bạn tu tập, học tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cho mình hỏi người tu Tịnh Độ thì có được sử dụng mỹ phẩm có cồn không? Hoặc mỹ phẩm thử nghiệm trên động vật và 1 số thành phần từ động vật? Vì mình suy nghĩ những điều đó cũng làm tổn hại đến chúng sanh. Mong moị người giúp đỡ để mình hiểu rõ hơn để không phạm lỗi
Và công việc và con đường mình đang theo đuổi thì cần diện mạo cá nhân nên mình phải sử dụng mỹ phẩm và mình có hồi hướng cho nếu những sản phẩm mình sử dụng có làm tổn hại đến sanh linh nào thì mình xin hồi hướng công đức của mình cho những sanh linh đó đều được vãng sạn về Tây Phương Cực Lạc. Không biết làm như vậy thì có đắc tội không ạ?
A Di Đà Phật
Chào bạn Gia Hưng!
Tình cờ MD có đọc một bài báo có nói về thành phần của kem dưỡng da, trắng da, trong đó thành phần chính của các loại kem đều làm từ nhau thai của động vật (chẳng hạn nhau thai cừu), từ đó có thể suy ra không những người ta dùng nhau thai mà còn sử dụng nhiều bộ phận khác của động vật để lấy các dưỡng chất làm nên các loại kem.
Một ý nữa, bạn cho rằng sự nghiệp cần đến diện mạo, điều này không thật đúng. Trên thế giới này có không ít người diện mạo vì quá xấu mà được thành công (người mẫu, diễn viên…), người đời thì cho rằng họ may mắn. Nhưng người học Phật thì hiểu trong mạng của họ vốn có danh vọng, có tiền tài; cho nên dù ngoại hình, diện mạo không xinh đẹp họ vẫn thành công. Thêm vào đó, hình hài, gương mặt đẹp hay xấu cũng là quả của nhân đã gieo từ kiếp trước; chẳng hạn như có người dùng mỹ phẩm thì da dẻ đẹp đẽ, người thì dị ứng da càng xấu. Vậy y theo nhân quả mà thực hành, chúng ta không nên cưỡng cầu việc chi, kể cả là diện mạo; nếu chú ý, có thể mỗi ngày chăm sóc da dẻ bằng những dưỡng chất từ hoa quả, không mất quá nhiều thời gian, tiết kiệm được chi phí và quan trọng hơn cả là không sợ tổn hại đến chúng sanh.
Chúc bạn ai vui!
Nam Mô A Di Đà Phật