Trong kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ, đức Phật bảo:
– Nếu người sắp lâm chung, dự biết thời khắc, chánh niệm rõ ràng, tắm gội mặc áo, an lành qua đời, ánh sáng chiếu thân, thấy tướng hảo Phật, các điềm lành đều hiện ra, biết chắc người này quyết định vãng sanh Tịnh Độ.
– Nếu người niệm Phật trì giới không có tâm tinh tấn, lúc sắp mạng chung không có tướng lành, không có tướng ác. Địa phủ không thâu, An Dưỡng chẳng nhận, như ngủ mà đi. Người này lòng nghi ngờ chưa đoạn dứt nên sanh về Nghi Thành(*), thọ hưởng vui vẻ trong năm trăm năm, tu Tín, Nguyện thêm mới được về Tịnh Độ.
– Nếu người khởi tâm thương xót, chánh niệm hiện tiền, đối với tài sản, vợ con tâm không luyến ái, đôi mắt trong sáng, ngẩng mặt mỉm cười, nghĩ tưởng thiên cung sẽ đến rước ta, tai nghe thiên nhạc, mắt thấy đồng tử cõi trời. Lúc bỏ báo thân này, nhất định sanh về Thiên giới.
– Nếu người sanh tâm nhu nhuyến, khởi tâm phước đức, thân không bệnh hoạn, nghĩ nhớ cha mẹ vợ con, đối với việc thiện ác tâm không lầm lẫn, tâm tư ngay thẳng, di chúc gia tài từ biệt mà đi. Người này nhất định sanh về cõi người.
– Nếu người giận dữ mà nhìn quyến thuộc, đưa tay nắm bắt hư không, tiểu tiện không hay, thân thường hôi thối, hai mắt đỏ hoe, thường nằm úp mặt, co về bên trái, toàn thân đau nhức. Hoặc thấy tướng ác, miệng không nói được, rên rỉ kêu gào, oan trái hiện ra, tâm thức tán loạn, mê hoặc điên đảo, toàn thân lạnh buốt, bàn tay nắm chặt, thân cứng như đá. Người này lúc mạng chung nhất định sanh về cõi Địa ngục.
– Nếu người hay liếm môi, thân nóng như lửa, thường lo đói khát, ưa nói về ăn uống, miệng há không ngậm lại, tham luyến tài sản, mạng sống dây dưa khó dứt, chết không nhắm mắt. Người này nhất định vào đường Ngạ quỷ.
– Nếu người thân mang bệnh nặng như ở trong mây mù, tâm hồn mê man tán loạn, sợ nghe danh hiệu Phật, ưa thích ăn mùi vị máu thịt, không chịu nghe lời khuyên bảo, ái luyến vợ con, tay chân co quắp, toàn thân xuất mồ hôi, nói lời thô ác, thường nuốt nước miếng. Tướng ấy hiện ra, nhất định đi vào đường súc sanh.
CHÚ THÍCH:
(*) Nghi Thành: Nơi sanh về của các hành giả tu các công đức bằng tâm nghi hoặc trong các cõi Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà. Hành giả dù được vãng sanh Tịnh Độ Cực Lạc, nhưng vẫn còn chưa hiểu thật tướng, nên đức Phật mới đáp ứng căn cơ của họ mà thị hiện cõi hóa sanh, đó là Nghi Thành.
Trích LIÊN TÔNG BẢO GIÁM
Đại Sư Ưu Đàm
Thích Minh Thành dịch
Bạn đang thật bận rộn chính là tâm bạn đang chết dần.
A Di Đà Phật!
Khi nghiệp đến…!
Ở xóm tôi, có một bà nọ chuyên cho vay lấy lãi từ thời còn trẻ. Tuy không lấy lãi quá đáng như thời nay nhưng bà rất hung dữ, hay chửi mắng những người không trả lãi hoặc hoàn vốn đúng kỳ hạn.
Bà có ba đứa con trai, hai con gái. Sau 1975, con trai lớn của bà đi nghĩa vụ quân sự, được điều ra Hoàng Sa. Không biết vì lý do gì, cậu ta té xuống biển, chết mất xác mặc dù bơi rất giỏi. Cậu con kế học hành chẳng được, chỉ ăn chơi xài phá. Cậu ta lại có một sở thích là nuôi chim hót. Có lúc mua, có lúc đi đánh bẫy, hoặc trao đổi buôn bán rất nhiều. Ngày qua ngày, cậu ta mua rất nhiều sâu, dế, châu chấu,… để nuôi chim. Không biết bao nhiêu sinh mạng của loài côn trùng đã phải chết để chim của cậu hót hay, có lông đẹp, và có giá trị.
Bác và ba của cậu có nghề thợ hàn gò rất giỏi. Vì muốn cậu học một nghề ổn định để sau này kiếm sống nên đưa cậu đến xưởng của gia đình để học. Hôm nào bận “thi chim hót” thì cậu không đến. Làm việc hoàn toàn theo sở thích của riêng mình.
Một hôm có người đặt làm một máy xay cà phê loại lớn. Ba và bác của cậu sai cậu mang hàng đi giao cho khách. Việc của cậu chỉ là mở máy, bỏ cà phê nguyên hạt vào, sau đó vận hành cho người mua kiểm tra. Người mua máy chỉ đứng nhìn một lát rồi bỏ đi làm việc khác, còn cậu phải đứng lại để chờ xay xong. Chuyện không có gì đáng nói, nhưng bỗng nhiên cậu nhìn thấy có một hột màu đen lẫn vào trong cối cà phê đang xay. Cậu vội lượm một cành cây khô ở bên cạnh và cố hất cái hột đen kia ra khỏi cối cà phê. Kỳ lạ thay, cậu hất mãi không được. Cậu trân trối nhìn vào cối xay và thấy cái que khô trên tay cậu đang dần dần đi vào họng cối. Trong đầu cậu rất muốn bỏ cái que ấy ra nhưng không hiểu sao lại không buông tay ra được. Cậu rất sợ hãi, đầu óc cuống cuồng nhưng vẫn không bỏ được chiếc que ra…
Cái que dần dần biến mất vào họng cối, rồi đến bàn tay của cậu cũng đi vào…Máu đỏ thấm ướt vào cà phê. Một nỗi đau đớn và sự khiếp hãi tràn ngập trong đầu cậu nhưng cậu lại không kêu la được và không làm được gì. Hầu như cậu đã bị thôi miên. Chỉ đến khi cái họng cối cà phê nuốt dần đến khuỷu tay thì cậu mới hét được một tiếng đầy kinh hãi và ngất xỉu. Người chung quanh chạy lại tắt máy rồi đưa cậu đi bệnh viện. Tuy nhiên, cánh tay đã dập nát, đành phải cưa bỏ. Bây giờ, cậu ta đã mất hẳn cánh tay phải, chỉ còn độ 15cm từ vai xuống.
Không ai lý giải được, không ai hiểu nổi tại sao sự việc lại xảy ra như vậy. Khi cậu tỉnh lại, chỉ kể được như thế này: “Không buông tay được và không kêu la được, dù rất đau đớn…”.
Chuyện này xảy ra khoảng vài năm về trước. Bà mẹ thì bị bệnh tiểu đường hành hạ mấy năm, mới chết hồi năm ngoái. Gia đình tàn tạ, hai cô con gái và cậu con trai út cũng đổ nợ, sống tha phương.
Chúng ta không chê cười họ, nhưng hãy tự cảnh tỉnh bản thân mình. Cuộc sống hiện tại rất dễ sợ, vì ham muốn vật chất và mưu cầu cho bản thân mà rất dễ sa vào sai lầm.
A Di Đà Phật! Hãy luôn luôn cảnh tỉnh, ít muốn biết đủ, làm theo lời Phật dạy là an toàn.
Niệm A Di Đà Phật để tiêu bớt nghiệp chướng, để sau này cùng hội ngộ về quê nhà Tây Phương Cực Lạc.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật, quả báo thật là đáng sợ, mong mọi người luôn niệm danh hiệu Phật
Cảm ơn bạn Thanh vy đã chia xẻ đoạn video rất hay và ý nghĩa.
1/Trong giờ kiểm tra bạn hỏi bài thì mình nên làm thế nào ạ? Nếu mình không trả lời thì có thể gây xích mích mà nếu trả lời thì cũng không đúng. Mình nhiều lần cũng cố làm ngơ và không trả lời nhưng mình cảm thấy đó giống như 1 áp lực sẽ gây xích mích mà mình cũng chẳng thể nói dối “không biết” được.
2/ khi lớp mình chấm bài chéo thì cũng có lần mình chấm thấy bài bạn nát quá mình cũng bứt rứt và không nỡ cho bạn con điểm quá xấu nên con kế bên cũng đã dùng bút sửa lại và cũng nói rõ với mình về chuyện này và khuyên mình nên đặt vị trí của mình vào người khác nên mình cũng thắc mắc thêm nữa.
Xin các đạo hữu góp ý cho mình được không ạ
A DI ĐÀ PHẬT. Thật ra TP cũng trải qua trường hợp như vậy, vì TP ở lớp cũng học khá giỏi nên cũng nhiều bạn hỏi bài giờ kiểm tra, có bạn hỏi một câu ( ở đây là thi trắc nghiệm nhá) thì TP cũng tùy duyên giúp, có bạn hỏi câu này xong, lại tham hỏi thêm 4,5 câu nữa, mình cũng được phần nào hay phần ấy, mặc dù không phải là Phật, Bồ Tát hay sở hữu trí tuệ siêu đẳng, nhưng cứ quay đi không giúp, chỉ nghĩ đến điểm cao cá nhân, thì cũng chẳng hay ho gì, có bạn lên bảng hay ngồi làm bài mà cầu cứu TP tha thiết lắm vì gặp bài khó với họ, Đạo Hữu biết không họ kêu TP cứu họ, TP liền cứu nhưng không có nhiều đâu, mình giúp được mấy bạn này rồi nhưng lại thêm nhiều bạn nữa, số lượng này nhiều quá, tôi sao cứu được đây, phải như Quán Thế Âm Bồ Tát thì tôi mới giúp được, nhiều lúc nhìn mấy bạn đó không giải được bài mà cầu cứu vầy cũng thương lắm chứ, cũng muốn họ được điểm tốt mà an vui, nên tùy duyên giúp đỡ, nếu có chỗ không giúp được thì đừng chấp quá, kẻo sanh phiền não, TP được phân công ghi lại những lần giơ tay phát biểu hay lên bảng làm bài của các bạn giờ Toán, có những bạn tổng kết chỉ được 2 gạch, bởi giơ tay đủ 10 mới được 10 cơ, nhưng TP thấy chương trình cấp 3 khó, chưa quen, các bạn ấy cũng lo cho phẩy của mình, cũng sợ bố mẹ mắng, khổ sở nên TP cho từ 2 gạch lên 8 gạch là 8 điểm, có bạn 9 gạch rồi thì thôi cho thêm một gạch cho tròn, 5 gạch thì chẳng lẽ để 5 điểm thì không hay ,thôi, cho thêm 3 gạch 8 điểm, các bạn được TP tổng hợp cho có điểm dao động từ 8 đến 10 là nhiều, thấy vậy nhiều bạn có vẻ hài lòng, lại còn cảm ơn, khen TP tốt, còn bản thân TP cũng không có thêm gạch nào đâu, đó cũng là kết duyên tốt, các bạn biết mình hay giúp thì sẽ có thiện cảm hơn, nói chung là miễn họ được an vui là được rồi, mình chỉ cần tùy điều kiện giúp đỡ thôi
Cảm ơn bạn TP. Sau khi đọc hồi đáp của bạn mình thấy bản thân cũng cứng nhắc trong việc giúp đỡ chúng sanh mình nhất quyết sẽ sửa đổi.
A Di Đà Phật. Cho con xin hỏi điều này, khi con niệm Phật con nên vừa niệm vừa quán tưởng đức Phật A Di Đà hay là chỉ cần nhiếp tâm vào niệm sao cho tâm không vọng tưởng là được, không cần phải quán tưởng. A Di Đà Phật.
Niệm theo thập niệm của ngài Ấn Quang là ít vọng tưởng nhất
Ví dụ: A Di Đà Phật (miệng đọc) Tâm biết đó là 1, lòng thầm cầu thành Phật hoặc về với Phật đến 10 câu niệm lại từ đầu….
Vì sao niệm nhiều năm vẫn chưa thể đạt đến công phu thành phiến?
Người học Phật, niệm Phật đích xác là chẳng dễ gì thành tựu, vì sao niệm nhiều năm ngần ấy, vẫn chưa thể đạt đến công phu thành phiến? Khoan nói tới nhất tâm bất loạn! Nếu quý vị truy tìm nguyên nhân, [sẽ thấy] chính là do quý vị biết quá nhiều chuyện, quen biết quá nhiều người, nên quý vị niệm Phật chẳng có cách nào niệm đến mức công phu thành phiến, chẳng có cách nào niệm đến mức nhất tâm bất loạn, đạo lý ở ngay chỗ này. Quý vị mới biết phạm vi hoạt động của chúng ta càng nhỏ sẽ càng thanh tịnh, mới thật sự có thể đạt đến mục tiêu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới trong lý tưởng của chúng ta.
Lão hòa thượng Tịnh Không