Họ Trịnh ở Hàng Châu mở quán ăn, có bán rượu, giết thịt đủ loại vật mạng. Đến khi sắp chết, ông ta nhìn thấy cả đàn súc vật cùng kéo đến đòi mạng, miệng la “gà đến kìa” thì hai tay dang ra đập xuống, dao động nhanh như cánh gà khi bị giết; lại la lên “ngỗng đến kìa” thì làm bộ dạng như ngỗng, lập tức vươn dài cổ, hai tay xuôi xuống dao động qua lại, miệng phát âm thanh đau đớn như khi ngỗng bị cắt cổ; rồi lại la lên “ba ba đến kìa”, lập tức làm bộ dạng giống hệt ba ba, đầu rụt lại, tay chân co quắp vào… Cứ như thế, miệng hô tên một loài vật thì thân hình lại bắt chước giống hệt như con vật ấy khi bị giết, đau đớn như bị cực hình rồi mới chết.
- Lời bàn:
Có người hỏi rằng: “Tất cả đều do tâm tạo tác. Họ Trịnh sinh thời giết hại nhiều loài vật khác nhau, nên khi lâm chung nhìn thấy cảnh đòi mạng cũng có nhiều loài vật khác nhau. Như vậy chắc rằng trong đời sắp tới phải thọ thân duy nhất làm một trong các loài vật ấy? Hay là không thọ thân làm loài vật nào trong số đó, mà có cách riêng khác để thọ nhận quả báo ấy?”
Đáp rằng: “Nghiệp giết hại đã nặng, ắt phải chịu quả báo nặng nề trong ba đường dữ. Sau khi quả báo nặng trong ba đường ấy đã hết, sau đó mới tùy theo những oan nghiệt đã tạo mà phải dần dần đền trả từng món, từng món bằng mạng sống. Nếu ngày trước giết gà nhiều, ắt thọ báo giết gà trước nhất; nếu giết ba ba nhiều, ắt thọ báo giết ba ba. Đối với các loài vật khác cũng thế, giống như một người thiếu nợ nhiều người, món nợ nào gấp rút hơn ắt phải trả trước.”
Vào mùa hạ thuộc niên hiệu Khang Hy năm thứ 17 (1678), ở Nam Kinh có một người chuyên bán món bún nấu lươn, người đến mua lúc nào cũng rất đông.
Một hôm, vợ ông ta có thai đã đến lúc sinh nở, bỗng từ trong bụng bò ra một con rắn lớn. Không bao lâu sau lại tiếp tục sinh ra hàng trăm con rắn nhỏ, bò lúc nhúc khắp trong nhà. Bà ta thấy vậy sợ quá mà chết.
- Lời bàn:
Người chuyên giết hại cắt xẻ thân xác loài vật, trong tâm địa vốn đã sớm hóa rắn trước rồi, sao có thể tránh được quả báo xấu ác quái lạ như thế!
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Bỏ Sự Giết Hại
Nguyên tác Hán văn: Vạn Thiện Tiên Tư
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Dạ con xin sám hối vì sự ngu ngốc của con mà hỏi ra câu hỏi này nhưng con vì chưa lí giải thấu đáo nên xin các cô chú chỉ dạy cho con hiểu: Nhà hàng là sát sanh các loài súc sanh nên ác nghiệp phải lớn vậy nhưng tại sao bên nước ngoài có những nhà hàng mở bán gần 300 năm ngày nào cũng đỏ lửa giết hại nấu nướng nhưng vì sao lại lâu như thế vẫn còn tồn tại mà thậm chí lại càng nổi tiếng nữa ạ. Đúng ra họ phải lụi bại dần chứ sao còn tồn tại lâu quá như vậy ạ, xin cô chú dạy con hết si mê ngu ngốc ạ. Con xin cám ơn ạ A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Sơn thân mến,
Ở nước ngoài, nhà hàng mà bạn muốn nói, theo mình hiểu là một chuỗi những nhà hàng thuộc những công ty cổ phần lớn, đa quốc gia; họ phát hành cổ phiếu cho mọi ngườI mua để có cổ phần. Ai có cổ phần nhiều hay ít cũng được xem là “ông chủ”, nên công ty của họ có cả hàng ngàn, hàng vạn “ông chủ”. Ông nào bị “bại liệt” hay không muốn làm chủ cổ phần nữa thì ông khác nhào vô đứng tên thay thế, nên bạn mới thấy rằng công ty của họ không bị sụp đổ là vậy; nhưng bạn đâu có biết rõ bản thân của từng “ông chủ” ấy, phải không? Hơn nữa, mỗi người đều có duyên nghiệp, phước báu riêng, nên mình chưa thấy quả báo không có nghĩa là không có quả báo!
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Chào bạn Sơn!
Thiện có thiện báo, ác có ác báo. Nhà hàng tồn tại 300 năm không phải của một chủ nhân mà được sở hữu rất nhiều người, rất nhiều thế hệ; người này không còn, thế hệ này lụi tàn, lập tức người khác lên thay thế. Tất cả chủ nhân của nhà hàng họ giàu có không phải vì nhờ nhà hàng, mà vốn dĩ trong mạng của họ có phước báo tiền tài; nếu họ không kinh doanh nghề sát sanh mà làm một công việc khác họ cũng sẽ giàu có, giả như mở một nhà hàng chay có khi họ còn giàu có hơn gấp bội lần. Vậy nên những chủ nhà hàng- họ giàu có không phải nhờ vào việc kinh doanh nhà hàng, song nhà hàng nổi tiếng đến 300 năm đều nhờ vào họ, chứ chẳng phải nhờ vào việc giết thịt nấu nướng. Nếu thế giới này có một nhà hàng chay, tập trung các đầu bếp, sáng tạo ra những món chay ngon, chắc chắn nhà hàng cũng sẽ rất nổi tiếng; nhưng thật đáng tiếc người thế gian lại quen theo tánh ác, thích giết hại, thích ăn thịt chúng sanh nên chỉ ưu tiên sáng chế thật nhiều món đa dạng dựa trên thịt chúng sanh mà thôi.
Chúng sanh trong lục đạo có hai nghiệp căn bản: thiện nghiệp và ác nghiệp. Dù thiện nghiệp hay ác nghiệp đều phải được tiêu. Chúng sanh có quả báo thiện thì liền đến đường thiện để tiêu nghiệp thiện này; cũng như những ông chủ nhà hàng, vì được quả thiện nên tạm được giàu có, lại kinh doanh thịt chúng sanh nên khi thiện báo hết rồi, ác nghiệp vây quanh. Giờ đến ác nghiệp thì họ liền tái sanh vào ba đường ác để tiêu hết. Vậy nên cái nhà hàng thì không thể lụi bại bởi nó là vật vô tri, chỉ có con người mới lụi bại, mà lụi bại ở đây chính là khi thọ mạng hết rồi sẽ bị đọa vào tam đồ chịu vô lượng sự thống khổ. Nếu như tất cả họ không bị mê mờ, có ai dám đánh đổi sự giàu có trong một đời ngắn ngủi để phải chịu đọa đày trong vô lượng kiếp không?
Nam Mô A Di Đà Phật
@Sơn
Bạn thân mến, nghiệp sát quả từ bệnh tật cho đến mất mạng. Về mặt hiện tượng bạn thấy họ sát sanh để làm lợi giàu có, nhưng đó chỉ là cái thấy của thế gian, là bề nổi của một tảng băng chìm. Người đó, hoặc con cháu đời sau, hoặc kiếp sau của họ sẽ gánh chịu các quả báo như thân không lành lặn, thiếu căn, thường hay đau bệnh, bệnh nan y, bệnh kì hiếm, mạng yểu, chết bất đắc kì tử… Quả báo sẽ đến, gần hay xa sớm hay muộn còn nhờ vào phước của họ nữa. Luật nhân quả rất công bằng, có vay ắt có trả, một khi nào ác nghiệp quá nhiều mà phước cũ đã cạn, thì quả ác mới phát tác. Nếu ví phước như nước, ác nghiệp như muối, thì 1 nắm muối bỏ vào 1 li nước và cùng 1 nắm muối như vậy bỏ vào một thùng, hay một hồ nước vậy. Cũng 1 nắm muối như vậy, nhưng độ mặn nó sẽ khác nhau. Nói như vậy để bạn hiểu và vững niềm tin hơn về thuyết nhân quả trong Phật giáo.
Mặc dù vậy cũng phải nói là một số câu chuyện nhân quả như trên, đôi khi cũng là một cách phương tiện, về độ chính xác khó mà xác định được đa phần là truyền miệng.
Những câu chuyện tương tự như trên xảy ra rất nhiều, ngay cả từ thời đức Phật còn tại thế đã xảy ra. Trong Kinh Pháp Cú kể rằng thời Đức Phật còn tại thế, gần tinh xá có người đồ tể tên là Cunda sống bằng nghề mổ lợn. Mỗi lần giết lợn, ông ta trói thật chặt con vật vào cột và nện nó bằng một cây chày vuông, rồi banh hàm và rót nước sôi vào họng, kế đến đổ nước sôi lên lưng, làm tuột lớp da và thui lớp lông cứng bằng một bó đuốc. Cuối cùng, Cunda cắt đầu lợn bằng một thanh kiếm nhọn rồi xẻ thịt, lột da. Cunda đã sống bằng nghề mổ và bán thịt như thế gần hai mươi năm.
Vào cuối đời, Cunda mắc bệnh kỳ lạ, kêu eng éc, bò bằng hai tay và đầu gối. Người nhà kinh khiếp tìm mọi cách bịt miệng, chặn các cửa và nhốt ông ở trong nhà. Sau 7 ngày chịu sự đau khổ, kêu eng éc như lợn, Cunda qua đời. Ngay khi sống, cực hình địa ngục đã hiện ra với Cunda. Đức Phật nói sau khi chết, ông ta bị đọa vào địa ngục A Tỳ.
Thời nay thì những chuyện sát sanh bị quả báo nhãn tiền như trên còn nhiều hơn xưa. Chúng ta có thể tìm thấy trong các video Phật Pháp Nhiệm Màu (Lời sám hối của vị đồ tể). Hay chúng ta có thể lắng nghe lời kể của cố lão hòa thượng Thích Giác Nhiên đã từng thấy trong đời ngài về những chuyện quả báo sát sanh.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/09/nhan-qua-ba-doi/
Dạ con rất rất cám ơn Cô Lựu, Cô Diệp, Cô Hồng, Chú Dũng vì sự ngu si kém hiểu biết không tin nhân quả của con mà chỉ bày cho con hiểu rất rõ ràng, con đọc từng câu từng chữ Cô Chú chỉ dạy cho con để hiểu biết và tin thêm về nhân quả. Sau này kính mong cô chú chỉ dạy con tiếp ạ, con xin tùy hỷ công đức Cô Chú ạ. A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Có Thể Giết Một Con Gà Cho Bữa Ăn Của Mình Không?
Dạ xin tùy hỷ công đức cô chú Tâm Từ, cô chú hành đúng thật như Pháp Danh của mình ạ. A Di Đà Phật.
Làm Phước Nhiều Nhưng Không Tu Giải Thoát Bị Đọa Làm Rùa
Ngày 25/06/2011 tôi (Quả Trụ) cùng một số Phật tử đến chùa Thúy Phong ( núi Cửu Hoa) để tham dự pháp hội cầu siêu cho tất cả chúng sinh tử nạn vì chiến tranh, động đất, thiên tai .v.v.
Lúc mọi người chuẩn bị rời khỏi Sư Tử Hống Đường, thì có một đạo hữu kể: ”Hôm nay có người đem cặp rùa già mới mua được, mang tới chùa để phóng sinh! Nghe nói hai cụ rùa này sống đã mấy trăm năm, hiện đang để tại điện Ngài Địa Tạng.”
Chúng tôi cùng nhau đến xem, hai con rùa này đang nằm yên trên đất, dài khoảng 70cm, nặng khoảng mấy chục kg.
Mọi người cùng niệm quy y cho chúng ba lần, rồi bảo:
– Hai vị cần sám hối, cải ác hướng thiện, cố tu hành cho tốt, phát tâm nguyện tương lai mình lìa khổ được vui, xả bỏ thân súc sinh, sinh về Tây Phương Cực Lạc, thoát khỏi lục đạo luân hồi…
Bỗng nhiên một vị reo lên:
– Mọi người xem, rùa gật đầu kìa!
Mọi người cùng nhìn theo… Thấy con rùa to nhất nãy giờ đầu rụt trong mai, giờ thò ra, liên tục gật đầu trước Phật, giống như tỏ thái độ nó đã nghe và hiểu những gì mọi người nói…
Quả Tịnh cũng từ Tứ Xuyên đến tham gia pháp hội, cô sinh ra tại Vân Nam, Đại Lý, kiếp trước cô vốn tu Thiền nên đời này cô được thừa hưởng thành quả đặc biệt từng tu tập ở kiếp trước, đó là từ nhỏ cô đã có thể nhìn thấy những việc mà người thường không thể nhìn thấy, cô có khả năng thông linh, giao tiếp cùng các cảnh giới không phải loài người, thậm chí biết được tiền kiếp của các chúng sinh khác. Sẵn dịp nhìn thấy hai con rùa này, cô kể cho mọi người nghe nhân quả tiền kiếp của chúng:
“ Con rùa to là rùa đực, đời trước vốn là người tu hành. Vào một kiếp ở Ấn Độ, nó vốn là người xuất gia, nhưng chỉ biết tạo thiện tích phước, rất thích phóng sinh nên đã phóng thích vô số sinh mệnh, tích được nhiều phúc báo…
Nhưng do không hiểu được rằng: Tu hành là phải có chí cầu thoát ly sinh tử, nó chỉ nghiêng về tích phúc mà không tu trí tuệ, nên nội tâm còn đầy phiền não, tham, sân, si…Kết quả, nó không cách nào giải thoát sinh tử.
Đến đời sau nhờ phước thiện từng tạo nên nó sinh làm một người rất giàu có, nhưng sống si mê, mặc sức thụ hưởng, hoàn toàn quên chuyện cần tu tập, cứ thế trọn đời nó sống trong hưởng thụ, dục lạc…
Đến đời sau nữa, nó sinh làm gã lái thuyền đưa người qua sông, do quen với tính thích hưởng thụ kiếp trước, bị tâm tham sai khiến, nên thấy tiền thì mê, thấy sắc thì đắm, lý trí hoàn toàn bị che mờ. Nó chiêu mộ thêm nhiều tên lưu manh cùng xúm nhau làm ác. Hễ thấy khách qua sông mang theo tiền bạc, hành lý… Thì chờ khi thuyền đến giữa sông, nó ra tay cướp hết tiền của rồi xô họ xuống sông cho chết chìm. Còn nếu thấy gái đẹp thì nó bỏ thuốc cho các nàng mê man rồi cưỡng hiếp, sau đó bán họ vào kĩ viện lấy tiền chia nhau”.
Do trong quá khứ con rùa này đã tạo ác nghiệp vô lượng, đúng ra là tội nặng phải đọa địa ngục, nhưng nhờ xưa có tạo phước, quả lành hưởng chưa hết, nên sau khi chết rồi nó chỉ đầu thai vào cõi thú, sinh làm rùa đen. Nó được trường thọ là nhờ quá khứ đã phóng sinh vô số loài vật, phước đang còn nên tiếp tục hưởng…Thật đáng tiếc, do còn tham, sân, si mà hành sự điên đảo, nên giờ mang thân súc sinh chỉ hưởng được phước báo trường thọ mà thôi.
“Còn con rùa nhỏ hơn, nằm cạnh bên, chính là vợ hắn trong các kiếp trước. Do khi chồng làm ác, vợ cũng vui mừng tiêu tiền bất chính, mặc sức hưởng thụ vui vẻ cùng chồng, không hề biết can ngăn mà còn hùa theo, tán thán việc ác chồng mình làm.
Do bị cộng nghiệp đó mà cùng sinh vào cõi thú, sống bên nhau”.
Nhân quả không mảy may sai lệch, hôm nay người đã cứu chúng thoát khỏi tay đồ tể, đem đến đây phóng sinh, chính là một vị trong kiếp trước được con rùa này phóng sinh.
Sau khi nghe Quả Tịnh kể về các tiền kiếp, hai con rùa dường như đã nhớ lại sự tình, nước mắt rơi xuống… Tôi cúi gập người để quan sát, rõ ràng cặp rùa này đang khóc, mắt chúng nhòe đi, ướt đẫm, như đang sám hối các tội lỗi trong quá khứ…
Bỗng có một đạo hữu nghi ngờ hỏi:
– Khoa học từng chứng minh, rùa biển có thể khóc, vừa để đào thải muối ra, vừa giúp làm cho mắt tươi, có phải không?
Quả Tịnh đáp:
– Đúng vậy! Nhưng hiện tại chúng khóc không phải vì tình huống này đâu, mà vì chúng xúc động, tôi nhìn thấy nơi ánh mắt nó lộ ra nét sầu thảm, ảo não…
Quả thực là chúng đang buồn rầu, khóc lóc, hiện tại chúng không những hối hận các lỗi đã tạo ra trong quá khứ, mà còn nhớ đến những quyến thuộc cháu con đang bị ly tán…
Hiểu ra mọi chuyện, mọi người xúm lại an ủi cặp rùa, bỗng Quả Tịnh bảo tôi: “Lão rùa muốn hỏi:” Các vị đều khuyên nó nguyện tương lai cầu Vãng Sinh Cực Lạc, nhưng trước đây nó chưa từng nghe tên địa phương này, nó muốn biết vùng này như thế nào? Có tốt không? Muội không dành giảng kinh, xin huynh vui lòng giảng Phật Pháp cho chúng hiểu rõ hộ muội.”
Tôi (Quả Trụ) liền giảng đại ý ”Phật thuyết A Di Đà Kinh” cho chúng nghe, rồi nương theo đó giải thích Tây phương Tịnh độ là nơi chư thượng thiện nhân đồng cư , thọ mệnh vô tận, cảnh giới trang nghiêm, tu hành không thoái lui, nhất định sẽ đạt Phật quả thù thắng… Hai con rùa tỏ ra rất chăm chú nghe tôi giảng và liên tục gật đầu.
Chiều ngày 26 pháp hội kết thúc, chúng tôi từ biệt tự viện.
Chuyện cặp rùa khiến mọi người xôn xao xúc động…Vì Thấy tam giới như nhà lửa, luân hồi là khổ, thân người là quý báu, nếu phiền não không trừ, nhất định phải chuyển sinh vào cõi thấp kém… Do vậy mà tất cả cùng nguyện” Đời này không lưu luyến ta bà, vĩnh biệt sinh tử, cầu sinh Tịnh Độ”.
Tất cả chúng sinh đều có đủ Phật tính, nhưng vì vô minh che lấp nên xin khuyên mọi người chớ để thời gian trôi qua uổng phí, hãy tinh tấn tu tập để giải thoát khỏi luân hồi sinh tử.
Nguyện cho tất cả chúng sinh đều tin thọ Phật pháp, biết quý trọng sinh mạng, đoạn trừ sát sinh, dứt ác hành thiện, đều ngộ ra giáo lý của đức Phật, cùng tu tập tinh tấn để sớm chứng Bồ Đề.
Lạm bàn:
Có một số điểm rất thú vị về nhân quả trong câu chuyện này, đáng để chúng ta suy ngẫm. Điều đầu tiên, đó là sự định hướng trong việc tu hành. Nhiều người tìm đến đạo Phật, chỉ chăm chăm chú ý đến việc làm phước để cầu quả báo giàu sang, quyền quý,… hay những phước báo khác của thế gian. Nhưng ít ai biết cái định hướng như thế rất nguy hiểm.
Như trong câu chuyện này, kiếp đầu của con rùa là một người xuất gia, xong không lấy mục tiêu tu để giải thoát luân hồi, mà tu thiện tích phước chỉ cầu những mục tiêu thế gian. Và kết quả ?
Đúng là kiếp sau được giàu sang. Nhưng rồi kiếp sau nữa ? là sự sa đọa. Từ một người thích hành thiện ở kiếp đầu, do quen hưởng thụ phước báo, dục lạc ở kiếp thứ hai, nên tâm THAM sẽ bùng phát trỗi dậy, sản sinh ra những tính xấu khác, khiến cho bản tính thay đổi hoàn toàn ở kiếp thứ ba, biến thành một con người tàn ác, giết người, cưỡng hiếp, gây đủ loại tội ác, nghiệp chướng chồng chất.
Và thế là…kiếp thứ tư sẽ phải lĩnh đủ những quả báo khốc liệt. Nặng thì địa ngục, nhẹ thì ngạ quỷ, súc sinh, bệnh tật, tai nạn.v.v… Vậy nên, khi tu hành, làm thiện tích phúc, chúng ta nên hồi hướng công đức để cầu vãng sinh Tịnh Độ, cầu giải thoát khỏi luân hồi sinh tử, cầu viên mãn thành Phật, cứu độ chúng sinh mà thôi.
Điểm thứ hai, đó là PHƯỚC có thể cấn trừ cho Nghiệp chướng. Cùng tạo tội như nhau, nhưng một người không hề có tạo phước gì, sẽ phải vào địa ngục. Một người khác cũng nghiệp như thế, xong vì có tạo phước, nên quả báo sẽ được giảm nhẹ đi, thậm chí, nếu phước quá lớn, sẽ cấn trừ hoàn toàn quả báo. Như trong chuyện, đáng lí người lái đò giết người, cướp của, hiếp dâm, buôn người… thì bình thường sẽ phải vào địa ngục. Xong vì tiền kiếp phóng sinh rất nhiều, phước còn chưa hết, nên thoát cảnh địa ngục, chịu một quả báo nhẹ hơn là đọa làm súc sinh. Rất nhiều người tạo tội ác tày trời mà mãi không thấy quả báo giáng xuống, cũng vì lí do này, là vì họ có tạo những phước khác, phước tội cấn trừ nhau, nên không bị quả báo, hay nói đúng hơn, là chỉ bị giảm phúc.
Điểm thứ ba, đó là ngoài người trực tiếp tạo nghiệp, sẽ phải chịu quả báo, thì người hưởng thụ những tài vật từ việc tạo ác, cũng sẽ chịu chung quả báo đó. Trong chuyện này, người vợ dù không trực tiếp tạo tội, nhưng cổ vũ và cùng hưởng những đồng tiền bẩn do chồng kiếm về, nên qua kiếp sau cũng chịu chung quả báo giống chồng, cùng phải sinh làm rùa.
Nhân quả luôn công bằng, xong lại hết sức linh hoạt, không phải dễ dàng mà hiểu thấu được. Cầu mong cho nhân loại ai ai cũng hiểu sâu nhân quả, kinh sợ tội ác, khát khao hành thiện, thế giới sẽ bớt đi bao nhiêu đau khổ, cuộc đời sẽ nở rộ thêm bao nhiêu thiện pháp.
Trích: Báo Ứng Hiện Đời 7
Tác giả: Quả Trụ
Biên dịch: Hạnh Đoan
Hiệu đính: Thiện Như
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
sau khi đọc phần lạm bàn ( Một người khác cũng nghiệp như thế, xong vì có tạo phước, nên quả báo sẽ được giảm nhẹ đi, thậm chí, nếu phước quá lớn, sẽ cấn trừ hoàn toàn quả báo)con có sở nghi như vầy.nếu một người làm ác 10 năm rồi sau đó hối cải làm thiện 10 năm cứ giả thuyết là thiện và ác họ làm bằng nhau như vậy khi cấn trừ xong thì họ thành người vo tội khi làm ác và vô phước khi làm thiện sao?vậy thì nhân quả ở đâu.Con thấy lạm bàn như vậy thât nguy hiểm cho người sơ cơ.nếu một người làm việc ác nhưng kiếm rất nhiều tiền họ nghĩ rằng cấn trừ được hoàn toàn thì họ đâu lo quả báo gi nữa nếu họ nghĩ làm kiếm tiền một thời gian sau đó lấy tiền đi làm nhiều việc thiện vẫn có phước như thường
Theo con hiểu thì nhân quả không có bù trừ vì nhân quả không sai hào ly mà
Chỉ là khi gieo nhân thì có nhiều có ít
Nhân nào gieo nhiều thì trổ quả nhân đó trước
Lấy thí dụ như cái cân bàn ngày xưa chúng ta để thiện một bên và ác một bên nếu bên thiện nhiều thì bàn cân bên thiẹn hạ xuống và ngược lại như vậy khi hưởng hết quả thiện chắc chắn một điều là phải trả báo cho việc ác đã làm chứ không phải miển tội đâu
Con xin góp ý như vậy nếu có sai xót gì cho con xin thành tâm xám hối
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Chánh Ngộ Hiếu,
*Nghi vấn của bạn rất đúng. Phật nói: nhân-quả báo ứng 3 đời không sai chệch. Hễ gieo nhân, ắt có quả. Quả muốn thành tựu lại phải nhờ duyên. Vì vậy nhiều khi duyên chưa đủ, quả chưa chín nên chúng sanh chúng ta mê mờ vọng cho là không có nhân quả, hoặc nhân quả bất minh.
*Một người 10 năm tạo nghiệp không gián đoạn, 10 năm sau “hối cải làm thiện” có thể tiêu trừ tất cả mọi nghiệp tội đã gây? Không hẳn và không dễ. Lý do? Vì nghiệp ác đã thành thục, ngay tức thời giác ngộ không phải chuyện dễ, chưa nói cả đời tạo nghiệp, phút cận tử nghiệp hồi đầu, không phải không có. Tuy nhiên đó là những trường hợp trong đạo gọi là nhân duyên thù thắng: chủng tử thiện tiền kiếp chín mùi+gặp thiện tri thức khai thị kịp thời+thân quyến đồng hiểu đạo, quyết tâm hộ trợ. Những người này ngay phút giác ngộ đó lập tức có thể siêu phàm, nhập thánh=tiêu nghiệp, hoặc giả như cận tử nghiệp chưa trổ, nghiệp cũ không có cơ hội phát tác nên có thể coi là nghiệp được tiêu giảm. Nhưng con số này là đếm trên đầu ngón tay.
*Chúng ta Phát tâm tu đạo phải rành rõ nhân quả để không phạm vào nhân quả, bởi hễ có phạm, ắt phải trả quả. Bao giờ trả? chỉ còn là nhân duyên hội đủ mà thôi. Đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo, Ngài cũng vẫn phải trả những nghiệp quả đã gieo từ tiền kiếp. Điều đó cho thấy: một hạt lúa đã gieo xuống đất ắt sẽ nảy mầm. Người tỉnh giác phải luôn tìm cách làm sao cho nghiệp đừng trổ quả, muốn thế đừng tạo nhân ác.
Vì lẽ này Phật nói: Bồ tát sợ nhân. Chúng sanh sợ quả.
Quả Báo Rùng Rợn Của Việc Hành Nghề Giết Mổ Súc Sinh