Muốn tiến đến Bồ đề, tâm từ bi là căn bản. Phàm tu Tịnh nghiệp, lấy việc cứu tế sinh vật làm đầu. Xét các loài phi cầm, tẩu thú, thủy tộc cá tôm, hoặc mắc vào lưới, hoặc bị nhốt trong lồng chậu, xỏ mang bẻ cánh, buộc chân treo ngược. Đem chúng đến chỗ nước sôi lửa đốt, dao bén kề trên cổ, lo buồn sợ hãi, kinh hoàng hốt hoảng, trông trời mây mà hồn tiêu, nhớ suối rừng mà phách lạc. Tuy biết muôn phần chết, những vẫn hy vọng một cơ hội sống còn, mắt đẩm lệ kêu thương cầu cứu vãn. Cho nên, đệ tử Phật thương xót, đem tiền của để chuộc sinh mạng, mở lồng thú thả chậu, cắt dây mở trói, thắp hương rải nước, chắp tay chú nguyện, việc pháp thí đã hoàn tất vui vẻ thả chúng, hoặc thả xuống ao, hoặc thả về rừng núi, đều do Phật đạo mà khai triển lòng từ bi, cho đến trên thì đối với con người, dưới thì thấm nhuần loài trùng kiến.
Nếu hay cứu tử, cần phải phóng sinh, đã phóng sinh tự nhiên trường thọ. Nhờ sự lợi ích thù thắng này, hồi hướng Tây phương, nguyện khắp cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Cho nên, trưởng giả Lưu Thủy cứu sống đàn cá, Sa di hộ mạng bầy kiến, Trịnh Xương Đồ thiêu đốt lưới giăng; thiền sư Trí Khải lập ao phóng sinh; Dương Bảo chữa bệnh cho chim sẻ; Mãn Trọng thả tôm hến; Tổ sư Nguyên có bài tụng về giới sát; thiền sư Mãn thuyết giảng về phóng sinh.
Như thế, thật đáng gọi là:
Ân cần vì mở mối Đinh hương
Nở thắm trên cành xuân tự tại.
Trích LIÊN TÔNG BẢO GIÁM
Đại Sư Ưu Đàm
Thích Minh Thành dịch
A DI ĐÀ PHẬT. Vừa qua, tại nghĩa trang thuộc tỉnh TP, lớp TP đã được thăm viếng và lau dọn, quét tước mộ phần của các liệt sĩ đã hi sinh, các bạn hầu hết đều thực hiện đúng như thế, nhưng đến gần cuối buổi, đột nhiên có nhóm bạn ở cổng hét cả lên chỉ vì một con bọ que, các bạn khác xúm lại nhìn thấy, nhất là đám bạn trai, một số thấy nó đang gặp vấn đề lại còn hoặc là nhặt nó lên quăng lên không trung để rơi xuống đất hoặc quăng lên không trung rồi dùng chổi đập nó như đập bóng chày hoặc có nhiều bạn thấy thế mà chẳng ngăn hoặc có bạn còn chụp ảnh, quay phim hoặc tùy hỷ sát hoặc có bạn cũng nhặt nó lên lúc nó bị thương nhưng không đặt nhẹ nhàng mà lại quăng nó ra chỗ khác, kết quả con bọ bị hành hạ đau đớn, đến mức thân dưới rách lìa, mủ dịch tràn ra. May thay, trong đám học sinh có TP là còn duyên lành với nó, sau khi bị quăng, TP đã lén ra đó, niệm A Di Đà Phật bên nó để gieo chủng tử Phật, đời sau được lợi ích, thiết nghĩ chắc là con bọ này đã từng gây hại cho đám bạn đó như thế nên đời nay đọa làm bọ que chịu sự thống khổ, nhưng vẫ gieo duyên tốt với TP, lại có thiện căn nên được TP niệm câu A DI ĐÀ PHẬT cho.
A Di Đà Phật. Tôi nghiệp con bọ que quá. Cảm ơn bạn rất nhiều Vô Thường đã niệm Phật giúp bọ que siêu thoát.
A di Đà Phật !
Mong các Quý Thầy chư vị hoan hỉ chỉ dạy con cách để loại trừ hết vọng tưởng phân biệt. Vì mỗi khi con niệm phật hoặc đọc sách Thánh hiền đều bị các vọng khởi hàng ngày phân biệt, dục vọng cứ liên tục hiển hiện các hình ảnh đó tốt xấu lẫn lộn. Nghĩ mà thấy hổ thẹn, bất lực vì không cách nào ngăn chặn được chúng .Hoặclàm việc thiện hoặc việc gì đó cho là tốt là có lợi ích cho mọi người thực sự. Con vẫn cản thấy vui vẻ hoan hỷ nhưng đi kèm đó vẫn có những tạp niệm không tốt ngăn cản hành vi hướng thiện, giống như kiểu trong tâm 2 phần không muốn làm mà ở ngoài hành động vẫn cứ muốn làm. Cái làm thiện ở đây theo quán chiếu của con có vẻ hình như do sợ quả báo hay phước đức, nhân quả gì đó chứ không hẳn xuất phát từ Tâm bồ đề. Nên con đang nghĩ theo phương pháp là hãy quen làm dần các việc thiện thì dần dần sẽ thay đổi được chân tâm, làm dần sẽ thành quen và đoạn trừ nghiệp tạo tác mới, chí ít ra trước mắt cũng ngăn cản được hành vi tạo ác nghiệp từ Thân.
A di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Vô Thường,
KHÔNG SỢ VỌNG NIỆM KHỞI CHỈ SỢ GIÁC CHẬM
Hàng ngày chúng ta tụng kinh, toạ thiền, niệm Phật, trì chú, bái sám… không thể tránh những niệm lăng xăng khởi lên. Tâm lăng xăng đó trong đạo gọi là vọng niệm, vọng tâm hay còn gọi là tâm phiền não. Những thứ tâm này khởi lên không phải ngẫu nhiên mà nó phải có nhân duyên, giống như bạn đói, tâm nghĩ đến món ăn, tự nhiên thấy bụng cồn cào, miệng tự tứa nước bọt. Muốn khắc chế cơn đói cồn cào đó bạn phải ăn cho đủ no, không đủ no, tất bụng sẽ lại cồn cào.
Cồn cào để dụ cho vọng niệm. Hồng danh Phật để dụ cho món ăn. Nếu bạn thường dùng món ăn đó mọi nơi, mọi lúc, tất vọng niệm chẳng thể sanh khởi. Sở dĩ nó còn khởi bởi bạn ăn hoặc là không thường xuyên hoặc là còn mất tập trung, và thường nghĩ đến vọng niệm.
Nhưng đó là chuyện bình thường của người tu học chúng ta – chúng ta còn là phàm tục! Phàm tục là phiền não. Còn phiền não là còn phàm tục. Giác được phiền não (vọng niệm) từ đâu khởi, chắc chắn ngày qua ngày chúng ta sẽ biết cách đối trị.
Cổ Đức nói: không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm là nghĩa này.
TN
Sự tích cây huyết dụ
Ngày xưa, có một bác đồ tể chuyên mua lợn về giết thịt để mang bán ở chợ. Nhà bác ta ở bên cạnh một ngôi chùa làng. Hàng ngày, vào lúc mờ sáng là lúc sư cụ bên chùa theo lệ thường dậy tụng kinh. Và cũng theo lệ thường sư cụ thức chú tiểu dậy gõ một hồi chuông mai. Bấy giờ cũng là lúc bác đồ tể sửa soạn giết lợn, cho nên bác ta quen lấy tiếng chương chùa làm chừng thức dậy làm việc hàng ngày. Cứ như thế, ngày nào cũng như ngày ấy không bao giờ sai lạc.
Một đêm nọ, Sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đức con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói “Xin cứu mạng! Xin cứu mạng!” rối rít. Sư hỏi nguời đàn bà:
– A Di Đà Phật! Cứu mạng là thế nào? Bần Tăng phải làm gì đây?
Người mẹ có bộ điệu hãi hùng ấy trả lời:
– Ngày mai xin Hòa Thượng hãy cho đánh chuông chậm lại. Như vậy mẹ con tôi rất đội ơn.
Nhà Sư tỉnh dậy không hiểu thế nào cả. Nhưng tờ mờ sang hôm đó, vâng theo lời báo mộng, Sư cụ chỉ lâm râm đọc kinh cầu nguyện mà không thức chú tiểu dậy thỉnh chuông.
Lại nói chuyện cũng hôm ấy bác đồ tể ngủ một giấc li bì. Mãi đến lúc mặt trời lên chừng một cây sào, tiếng chuông chùa mới bắt đầu vang rền làm cho bác giật mình choàng dậy. Thấy trời đã quá trưa, bác không dám giết lợn như thường lệ, vì nếu làm thịt thì khi đưa ra đến chợ, chợ đã vãn người rồi. Tức mình vì lỡ mất buổi chợ, bác ta lật đật sang chùa trách Sư cụ. Sư cụ cho biết câu chuyện nằm mộng đêm qua để phân trần với ông hàng xóm không phải lỗi tại mình.
Nhưng bước chân về chuồng lợn nhà mình bác đồ tể ngạc nhiên thấy con lợn nái mới mua ngày hôm qua toan giết thịt sáng đó, đã đẻ được năm con lợn con. Vừa mừng vừa sợ, bác ta kể cho mọi người biết sự lạ lùng: “Đúng là linh hồn người đàn bà ẩn trong con lợn cái đã tìm cách cứu bầy con của mình khỏi chết”
Tự nhiên bác đồ tể đâm ra suy nghĩ. Bác thấy bàn tay của mình đã từng vấy máu biết bao nhiêu là sinh mạng. Trong một lúc hối hận đến cực điểm, bác ta cầm cả con dao bầu chạy sang chùa bộc bạch nỗi lòng với Sư cụ. Bác ta quả quyết cắm con dao của mình trước sân chùa, thề trước Phật đài từ nay xin giải nghệ.
Không rõ bác đồ tể rồi sau đó như thế nào, nhưng con dao của bác tự nhiên hóa thành một loại cây có lá đỏ như máu và nhọn như lưỡi dao bầu, người ta vẫn gọi là cây huyết dụ.
Nguyễn Đổng Chi
Truyện cổ Việt Nam tập II
“Trăng sáng sau khi trời mới tạnh
Hiên ngoài thoang thoảng gió hương đưa.
Tiếng chuông ngân nga trong đêm vắng
Thử hỏi lòng ai đã tỉnh chưa?”
Phóng sanh đem lại rất nhiều lợi ích nhưng thiết nghĩ chúng ta cũng cần phân biệt một chút để có hiệu quả theo thứ tự sau:
1. Phóng sanh chúng sanh mua ngoài chợ
– ưu điểm: phóng sanh được loài vật 100% sẽ chết nếu không được cứu
– nhược điểm: sức yếu do thay đổi môi trường thời gian dài, khó sống sau khi được thả
2. Đặt hàng để phóng sanh ( không mua loài chuyên để phóng sanh như lươn phóng sanh, chim phóng sanh…)
– ưu điểm: loài vật còn sức, dễ sống khi thả vào môi trường tự nhiên
– nhược điểm: chưa hẳn nhờ việc phóng sanh mà được sống
3. Mua loài vật được bán để phóng sanh
– ưu điểm: cứu giúp chúng sanh bị khổ nạn giam cầm
– nhược điểm:có thể gián tiếp khuyến khích việc tích trữ gom đồ phóng sanh.
Theo như những vong linh nhập trong lễ cầu siêu, vong linh hoan hỷ hơn cả khi gia quyết phóng sanh theo hình thức 1. Còn phóng sanh theo hình thức nào cũng có công đức như lời Pháp sư Viên Nhân đã dạy.
Nam Mô A Di Đà Phật
Người thật niệm Phật thì chẳng còn tâm tư để nói chuyện tào lao!
Chân thật mà nói, một người chân chánh giác ngộ, một người hy vọng trong một đời này có thể liễu thoát sanh tử ra khỏi Tam Giới, trong tâm chỉ sợ đối với câu Phật hiệu A Di Đà Phật này chính mình niệm không giỏi mà thôi, thì làm gì còn tâm tư để nói chuyện tào lao, để tìm hiểu cái này cái kia. Tôi ở trong nước và nước ngoài hầu như mỗi ngày đều chẳng nghỉ ngơi được bao nhiêu, bởi vì số người tìm đến tôi để hỏi vấn đề quá nhiều, còn người viết thư gởi đến còn nhiều hơn có thể chất thành một đống lớn, tôi đều bỏ cả vào thùng, một lá cũng chẳng xem qua. Bởi vì dù là viết thư cho tôi hay là đích thân đến gặp tôi để hỏi vấn đề đều là những người chẳng lão thật niệm Phật, đều là những người nổi dậy vọng tưởng. Nếu như chẳng nổi dậy vọng tưởng, là người lão thật niệm Phật thì niệm Phật còn không kịp, thì lấy đâu ra thời gian để mà chạy đi hỏi vấn đề? Khi tâm địa thanh tịnh thì việc chi cũng đều chẳng có, cái tâm này mới là đoan chánh.
Nếu vẫn còn nghĩ này nghĩ nọ, thậm chí hỏi đến Kinh điển, thì tôi xin nói thật là Kinh điển có chi để hỏi đâu? Kinh điển anh đến hỏi, tôi giảng cho anh nghe, thì anh có thể hiểu ngay à? Anh đến hỏi, tôi trả lời anh đều là lời vô ích, chi bằng hãy lão thật niệm Phật. Niệm Phật nếu có thể đi đến chổ khai ngộ thì cái chi cũng đều biết cả.
Chúng ta thấy được trong Kinh Địa Tạng, Bà La Môn nữ vì mẹ của cô khi còn sanh tiền bà chẳng kính tin Tam Bảo, gây tạo các điều bất thiện, nên khi bà chết cô dựa vào những ngôn hành của bà khi còn sống mà đại khái biết được bà sẽ thác sanh vào tam ác đạo. Cô vì lòng hiếu thảo muốn cứu mẹ ra khỏi ác đạo, nên cô sắm sửa lễ vật đến chùa để cúng dường Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai. Tâm của cô khi đó rất mực chân thành nên đã cảm được đến Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, Phật từ trên không trung nói cho cô biết nếu muốn biết mẹ cô đang ở đạo nào trong tam ác đạo thì sau khi cô cúng dường xong, hãy mau mau trở về nhà ngồi ngay ngắn giữ cho tâm ý mình đoan chánh mà niệm danh hiệu Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai.
Cô rất có thiện căn, sau khi nghe Phật chỉ bảo xong, cô trở về nhà liền y theo lời Phật dạy đoan chánh thân tâm nhất tâm nhất ý mà niệm Phật. Cô niệm được một ngày một đêm thì cảnh giới địa ngục liền hiện tiền, chứng tỏ Phật chẳng hề gạt cô ta. Cô niệm Phật chỉ trong một ngày một đêm thì liền thành công, vậy cảnh giới của cô đã chứng đó là cảnh giới gì vậy? Là cảnh giới Sự Nhất Tâm Bất Loạn. Đây có thể thấy pháp môn Niệm Phật là bất khả tư nghị, một ngày một đêm liền siêu phàm nhập Thánh. Cô đi tham quan địa ngục nhưng vẫn không gặp được mẹ cô, vì sao không gặp? Là vì mẹ cô đã được sanh lên Trời rồi, mẹ cô nhờ cô niệm Phật thành công mà liền trở thành mẹ của Bồ Tát, bà là nhờ được thơm lây công đức niệm Phật của cô, nên tội được tiêu trừ, phước báo tăng trưởng nên được sanh lên Trời.
Chúng ta phải biết rằng đạo Bà La Môn chính là ngoại đạo, lúc này ngoại đạo lại có một cô gái y theo lời dạy của Phật mà tu hành một ngày một đêm thì liền trở thành Bồ Tát. Điều này khiến cho chúng ta nhìn thấy vừa hâm mộ, vừa hổ thẹn, chúng ta niệm Phật từ trước đến nay đâu chỉ là một ngày một đêm, nhưng vẫn chỉ là phàm phu một tơ hào thay đổi cũng không có. Còn cô gái Bà La Môn này thay đổi nhanh như vậy quả đáng cho chúng ta phản tỉnh và cảnh giác. Ngày nay chúng ta niệm Phật, tuy rằng trên môi có A Di Đà Phật, nhưng tâm thì chẳng đoan, ý cũng chẳng chánh, cho nên câu Phật hiệu này chúng ta cứ niệm hoài mà chẳng thể có được cảm ứng. Đây là chổ sai biệt giữa biết niệm và không biết niệm vậy.
Pháp sư Tịnh Không
A Di Đà Phật. Con ở khu vực Bắc Mỹ. Bây giờ là mùa đông bên ngoài rất lạnh. Con có hôm đi chợ tàu, con thấy họ bán rùa hay baba ( con không rõ) trong cái hồ kính. Con suy nghĩ muốn mua thả một số ra tùy túi tiền của con. Nhưng con suy nghĩ tới mấy tuần nay ma con chưa nghĩ xong. Bởi vì con khong biết nó có sống nổi trong môi trường lạnh khắc nghiệt của mùa đông hay không. Con cứ phải phân vân mãi. Con sợ thả ra chúng sẽ chết. Còn không mua thì trước sau gì cũng bị chết.
Kính chào bạn Ý Châu,
Bạn có thể hỏi người bán để biết chủng loại của các con vật đó (thông thường ở phía trước quầy bán sẽ có dán tên của chúng). Biết chúng là gì rồi thì bạn hãy tìm kiếm thông tin trên mạng để biết nơi chúng thường sinh sống cũng như nhiệt độ thích hợp mà chúng sống được, rồi lúc đó bạn có thể quyết định. Thông thường ở Mỹ có luật cấm người dân thả ra môi trường động vật khác lạ so với hệ sinh thái địa phương, cho nên bạn cũng cần cẩn thận kiểm tra trước thông tin này.
Kính chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Dạ YC xin cảm ơn bạn Phước Huệ rất nhiều.
Thưa các đạo hữu cho mình hỏi này xíu.
Tính mình khi cho ai mượn tiền 1000d,2000d mình cho luôn cũng được nhưng bắt đầu 3000d trở lên là mình nhất định phải đòi nợ. Sáng nay mình đòi bạn mình đòi bằng được nhưng mình không nói kiểu như gắt gao mà chủ yếu là nói nói giống giỡn nhưng cũng có phần nghiêm túc. Nó ra điều kiện kiểu kiểu cũng giỡn với mình rồi sau đó mình vẫn tiếp tục lải nhải nó mới trả mình được 1000d rồi nói mình nhớ nhắc để trả tiếp.
Tự nhiên mình cảm thấy mình hơi chấp trước nhưng có nợ thì phải đòi mà. Cho mình hỏi mình làm vậy là đúng hay sai?
Khỉ mẹ đau buồn không chịu bỏ xác con
Cảnh tượng khỉ mẹ ôm mãi xác con suốt nhiều giờ sau khi khỉ non chết khiến nhiếp ảnh gia Ấn Độ xúc động mạnh vì tình mẫu tử.
Khoảnh khắc khỉ langur đau buồn ôm xác con suốt nhiều giờ vì không nỡ bỏ con được ghi lại trong công viên quốc gia Ranthambhore ở Ấn Độ, Long Room hôm 27/12 đưa tin. Trong video, khỉ langur mẹ ngồi trên cây, hai tay ôm chặt xác khỉ con.
Khỉ mẹ cố gắng cho khỉ con hai ngày tuổi bú sữa và giao tiếp với những con khỉ cùng đàn nhưng vô ích. Một con khỉ khác trèo lên cây và chạm vào mặt con non nhưng không thấy có phản ứng nào liền nhẹ nhàng ôm khỉ mẹ như để an ủi. Khỉ mẹ ngồi xoay lưng lại, dường như muốn đảm bảo khỉ con luôn ở trong lòng nó.
Sau một lúc, khỉ mẹ bế con lên và vỗ vào lưng nhưng xác khỉ non cứ mềm oặt trong tay nó. Khỉ mẹ nhìn quanh nhiều lần trước khi ôm con nhảy khỏi cành cây và chạy ra khoảng đất rộng. Nó đặt con trên nền đất nhưng vẫn ở gần đó để trông coi và nhìn xa xăm với vẻ mặt buồn bã.
Nhiếp ảnh gia Archna Singh đến từ New Delhi, Ấn Độ ghi lại cảnh tượng vào đợt nắng nóng đỉnh điểm, khi nhiệt độ ở công viên Ranthambhore lên tới 49 độ C. “Tôi chụp hình từ xa với ống kính phóng to vì không muốn xâm phạm sự riêng tư của khỉ mẹ ở thời điểm nhạy cảm như vậy. Nó biết khỉ con đã chết nhưng chưa sẵn sàng tin hoặc chấp nhận”, Archna cho biết.
Khi Archna tới nơi, khỉ con đang hấp hối nhưng sau hai giờ, cô chứng kiến khỉ con trút hơi thở cuối cùng. “Đó là cảnh tượng vô cùng xúc động đối với tôi. Tôi khóc suốt cả buổi. Tôi luôn tin động vật cũng có cảm xúc như con người, nhưng việc chứng kiến vẻ đau buồn của khỉ mẹ là điều gì đó rất khác”, Archna chia sẻ. Theo nữ nhiếp ảnh gia, cuối cùng khỉ mẹ khuất bóng trong khu rừng, vẫn ôm theo xác khỉ con.
An Khang