Bà Huỳnh-Ngọc-Tuyết, Pháp danh Diệu Âm theo chúng tôi biết, là nữ cư sĩ đầu tiên ở hải ngoại, sau khi lâm chung làm lễ hỏa táng lưu lại Xá-Lợi. Cái chết của bà Huỳnh-Ngọc-Tuyết có nhiều điều lạ lùng đáng được cho người chuyên tu Tịnh Độ tìm hiểu tường tận, để áp dụng cho mình, nếu thật sự người ấy quyết tâm vãng sanh Cực-Lạc.
Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật là Kinh Tịnh Độ sau cùng Đức Phật dạy pháp môn Niệm Phật thành Phật. Bà Diệu Âm Huỳnh-Ngọc-Tuyết thực hành đúng theo Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật, với lời dạy của Đức Phật: “Nếu có chúng sanh nào chí thành xưng niệm danh-hiệu Nam-Mô A-Di-Đà Phật, thì uy lực bất-khả tư-nghị của danh-hiệu khiến Tâm thể thanh-tịnh mà chúng sanh ấy không hề hay biết, tự nhiên chứng nhập Sơ-Phần Pháp-Thân, âm thầm ứng hợp với Bi-Trí Trang-Nghiêm của Phật”.
Như vậy chắc-chắn bà Huỳnh-Ngọc-Tuyết đã chứng nhập chẳng những Sơ-Phần Pháp-Thân, được Phật và Thánh Chúng tiếp dẫn về Thế-Giới Cực-Lạc. Vì Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật có nói thêm:
“Chúng sanh nào sống thuần bằng tư tưởng, thì bay lên hóa sanh nơi các cõi Trời. Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm có phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyên lực của mình mà sanh về Tịnh Độ”.
Như đã nói bà Huỳnh-Ngọc-Tuyết tu đúng với ý nghĩa thâm sâu của Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật. Chẳng những bà sống thuần tưởng và còn dứt cả mọi tình cảm ở thế gian nầy.
Cái chết đau đớn của chồng!
Bà Diệu Âm Huỳnh-Ngọc-Tuyết qua đời để lại ba đứa con gái và ba đứa cháu ngoại. Cô con gái lớn của bà tên Huệ-Nghi đã kể lại với chúng tôi:
“Bà Huỳnh-Ngọc-Tuyết sanh tại Việt-Nam, người Hoa ở Chợ Lớn, chồng là Trần Hòa Bình, khi còn ở Việt-Nam cư ngụ tại đường Hai Bà Trưng, nguyên chủ trại chim bồ câu Đông Phương Thủ Đức và Công Ty Đông Phương Mật Ong. Vào năm 1979 ông Bình đưa vợ và 3 con gái sang Mỹ định cư theo diện di dân được sự bảo lãnh của em trai, và ngụ tại Dallas, Texas.
Ở Dallas, vài năm sau ông ta mở tiệm buôn bán, với kinh nghiệm sẵn có, ông đạt được thành tựu, nhưng không may mắn, vào một hôm buổi trưa tiệm ông bị cướp, ông bị giết tại hiện trường bởi con dao bé nhỏ đâm vào ngực. Ông Bình qua đời hưởng thọ 55 tuổi. Thế rồi từ đó vì cái chết đột ngột của chồng, bà Tuyết trở nên buồn chán. Rất đau khổ, bà ta không chấp nhận sự thật, và bà đi tìm câu hỏi tại sao thế gian này có nhiều đau khổ như vậy?
Sau khi an táng chồng, do sự giúp đỡ của Chùa Pháp-Quang. T.T. Thích-Trí-Hiền nhìn thấy cảnh đau thương của gia đình bà, Thầy tặng cho bà Tuyết và 3 đứa con gái mỗi người một quyển kinh “Địa Tạng” bằng Hán văn và khuyên đừng khóc nữa, hãy về đọc kinh và hồi hướng cho ông Bình. Từ ngày đó bà Tuyết bắt đầu tụng kinh thường xuyên, lần lần tâm sám hối bắt đầu trổ ra và tâm bố thí được mở rộng. Thế rồi bà thường lui tới những ngôi Chùa ở vùng phụ cận Dallas. Và cuối cùng bà quy y tại Chùa Tịnh Độ với Pháp sư Tịnh-Không được đặt pháp danh Diệu Âm.
Vào năm 1991 chùa Tịnh Độ tại Dallas chỉ là một tu viện rất nhỏ của người Đài Loan chỉ niệm Phật và tụng kinh Vô Lượng Thọ, nhưng bên trong tu viện là một kho tàng đựng nhiều sách kinh, đặc biệt chỉ cho không có bán. Được biết mỗi lần sách tới là được phân phát đi khắp mọi nơi trên toàn thế giới.
Hãy sống với chánh nghiệp
Và từ đó bà Tuyết bắt đầu vui vẻ, ăn chay trường, mỗi ngày đến chùa tụng kinh niệm Phật chung với các Sư, làm công quả cho chùa, cạo tóc giùm cho các cư sĩ, may vá cho các Sư. Khi Sư đau chăm sóc và đưa đi bác sĩ, nấu ăn chay cho bữa trưa, giúp thâu những cuốn băng thuyết pháp, đóng sách gởi đi, v.v…, có khi mãi đến tối mới về. Có một hôm tôi thắc mắc và hỏi mẹ: Ở chùa buồn quá có gì vui đâu, sau mẹ đi hoài vậy? Mẹ tôi trả lời nói rằng: “Bây giờ là lúc vui nhất, sống một cuộc đời có nghĩa, bố con vô lộn nghề rồi, con đọc kinh nhiều rồi sẽ thấy sự thật” và mẹ tôi khuyên 3 đứa tôi nên tụng kinh niệm Phật. Chị em chúng tôi nghe vì chiều mẹ cho vui thôi.
Trong khoảng thời gian đó, là năm 1991 cho tới năm 1996, nếu ai có đi chợ VN Market hay chợ Tàu, phố Tàu, những tiệm bán sách hay là tiệm bán bánh, ở trong tiệm sẽ thấy có kệ đựng sách kinh và những cuốn băng thuyết pháp được chất gọn với nhau để chúng sanh được thỉnh free về đọc, đây là một trong những công việc của mẹ tôi thường làm.
Quyển kinh Địa Tạng đầu tiên do Sư Thích-Trí-Hiền biếu, khiến cho tâm mẹ tôi được khai mở và từ đó về sau, mẹ tôi thường tới thăm Thầy, giúp Thầy những gì khi cần, ví như ấn tống tượng Phật, sách kinh, tu sửa Chùa, hay với những gì mà mẹ tôi học được ở Chùa Tàu mà cảm thấy có thể giúp ít được, hoặc là những cụ khí trợ duyên khi ngồi niệm Phật. Cái gì hay thì mẹ tôi sẽ kể cho các cư sĩ nghe để cùng nhau học hỏi chung.
Vào năm 1992 chùa Tịnh Độ được khai mạc tên là Tịnh Trung Học Viện, do sư Ua Sieng đảm nhiệm và Bà quản lý tên Hàn-Anh. Bà Hàn-Anh là người phụ trách đại sự của tu viện ở nội địa hay ở các nước ngoài, và bà cũng là người duy nhất hộ pháp cho pháp sư Tịnh Không đã hơn 30 năm qua. Mẹ tôi hợp với bà quản lý, mỗi lần bà về đây đều phải gặp mặt ăn cơm trò chuyện với nhau. Chắc là đồng cảnh ngộ quả phụ, và đồng tâm hướng về đạo pháp. Bà Hàn-Anh chỉ dạy mẹ tôi đủ thứ, cách dùng pháp khí, các phương thức khi làm lễ, nghi thức tụng niệm, và thường khuyên mẹ tôi hãy giúp đỡ các sư, cư sĩ, cùng nhau tu hành làm phước, tạo phước để vượt thoát luân hồi cùng vãng sanh chung. Được sự khuyến khích của bà Hàn-Anh, mẹ tôi thường ở lại tu viện. Mẹ tôi rất thông minh, chỉ học một lần là nhớ, ví dụ như cách dùng pháp khí khi tụng kinh, cái nào cần đánh cần gõ, trước hay sau; phương thức làm lễ Phật thất, đại lễ khai kinh, quy y; mẹ tôi đều nhớ hết cho nên bà Hàn-Anh thường kêu mẹ tôi làm giùm. Tịnh Trung Học Viện thời đó rất vui, vì sư và cư sĩ hòa đồng với nhau cùng đọc kinh, cùng làm Phật sự. Lúc bấy giờ chủ trì Ua Sieng, hướng dẫn niệm Phật cho những người lâm chung. Lần lần Tịnh Trung Học Viện tổ chức thành một “phái đoàn niệm Phật”. Ai cần thì họ sẽ tới hộ niệm, trong đó có mẹ tôi. Nghe bà Âu Thục Anh thuật lại rằng: “mẹ của con có cái gan to lắm, tụi tôi thì nhát gan, khi mà tới hộ niệm thì mình phải đứng xung quanh người chết, rồi niệm A-Di-Đà Phật, cũng ớn ghê lắm chớ, tôi thì sợ lắm chỉ đứng ở đằng sau, mẹ của con luôn luôn được đứng hàng đầu, mẹ con nói sợ gì niệm Phật rồi một hồi sẽ quên thôi, cho nên ngày nay bác bạo hơn xưa nhiều, cũng chính nhờ mẹ con đó”.
Bà Tuyết lâm bịnh ung thư
Huệ-Nghi kể tiếp: Rồi một ngày kia, tự nhiên mẹ tôi bị xuất huyết, liền chở vào nhà thương, thí nghiệm xong, kết quả cho biết bị ung thư tử cung. Nhớ ngày đó, mẹ từ nhà thương gọi điện thoại về cho tôi biết, y bị ung thư, hai chữ ung thư tôi vừa được nghe tự nhiên nghẹn ngào không nói ra lời, tôi chỉ yên lặng tay cầm điện thoại, rồi nghe tiếng mẹ tôi khóc và nói: “Tuấn nó còn nhỏ quá, mẹ ráng sống cho tới ngày nó được đi học, để con đỡ khổ”
Sau khi mổ xong xuất viện được về nhà dưỡng bệnh, vài tháng sau, mẹ tôi lại trở về tu viện tụng kinh niệm Phật, làm công quả như những ngày cũ. Lần nầy mẹ tôi chỉ đi có 5 ngày ở chùa, còn 2 ngày kia thì đi làm việc xã hội từ thiện cho hội “tzu chi”. Cháu Tuấn được 2 tuổi, không được theo ngoại đi chùa thường xuyên nữa, trong 1 tuần chỉ đi được hai ba bửa thôi. Tôi không muốn mẹ tôi cứ lo cho cháu hoài, vì tôi thường nghe Sư ông Tịnh Không thuyết pháp trong băng, nên tôi cũng hiểu được chút đỉnh, mặt khác vì sợ mẹ tôi yếu sức. Nhờ vậy chiều thứ năm nào mẹ cũng tới thăm và kể cho tôi nghe thật nhiều chuyện về hội từ thiện, mẹ đi theo những bà cụ già đã về hưu đến thăm viếng các nhà dưỡng lão, làm từ thiện hỏi thăm sức khỏe, vô trong bệnh viện viếng thăm bịnh nhân, đi xin người quen cho quần áo cũ đem về giặt rồi xếp lại để phát cho những người nghèo, đi quyên tiền cho nạn bão lụt, có khi mẹ tôi đi xuyên bang phát lương thực giùm cho các hội từ thiện, v.v… đủ thứ. Đôi lúc tôi nào có để ý tới, chỉ thấy mẹ vui, lạc quan hơn. Ngày tháng trôi qua mau, vào năm 1994, có một hôm mẹ tôi vừa nói, tay vừa chỉ cái cổ của y cho coi, thấy có cụt nhỏ nhỏ, không biết là cái gì, rồi đi bác sĩ khám lại thì cho biết triệu chứng ung thư bộc phát, từ từ đi lên, đây là chu kỳ thứ hai, cục hạch rất nhỏ cần phải đốt quang tuyến, nhưng không biết mẹ tôi nghĩ sao, y không chịu, lại nói để vậy được rồi, không sao. Từ đó, mẹ tôi sống rất bình thường, nhưng ốm hơn xưa, ít đi ra ngoài, bớt đi chùa, ở nhà tụng kinh Vô Lượng Thọ, niệm Phật, lạy Phật, và nghe băng giảng mỗi ngày. Có một ngày, Sư cô Mãn Ya (chủ trì của chùa Tây Lai Dallas) tới thăm và hướng dẫn cách ăn uống. Mỗi sáng mẹ tôi uống nước cỏ, mỗi ngày chỉ uống có một muỗng canh là đủ, loại cỏ nầy do mẹ tôi tự trồng lấy. Cọng rất nhỏ có màu xanh đậm, cắt ra bỏ vào máy vắt ra uống. Tôi thử qua, thơm thơm thanh thanh dễ uống không có mùi, vì mẹ tôi thường quảng cáo cho mọi người biết. Các đạo hữu rất từ bi, thường tới nhà thăm chỉ cách thức ăn uống để trị liệu, và đem những tài liệu giúp ít cho ung thư được chậm lại. Nói chung đa số là lương thực và uống nước trái cây. Mẹ tôi làm theo, khi tái khám lại, bác sĩ khuyên nên làm quang tuyến, nếu không sẽ bộc phát ra nhiều không được tốt đâu.
Quyết xả bỏ nhục thân !
Mẹ tôi từ chối, cả ba đứa tôi thật là đau lòng. Chắc có lẽ mẹ tôi hiểu, nên mẹ nói: “tất cả đều là chúng sanh, cùng một nhà, nếu tôi có nợ gia đình họ, thì tôi sẽ trả, tôi không muốn cảnh chia ly, tôi đã nói với họ rồi, tôi sẽ không làm gì hết, hãy an tâm”.
Thế rồi từ đó, ba đứa chúng tôi không nói, cũng không hỏi gì cả, chỉ chiều theo mẹ, không cãi nhau nữa.
Nhớ lại, có một bữa chiều thứ năm, đi làm về nhà, thấy mẹ tôi đang trò chuyện với chồng tôi, lúc tôi bước vào bàn định ngồi thì thấy chồng tôi đứng dậy đi ra, không vui cho lắm. Một hồi mẹ nói với tôi: “2 năm nữa mẹ đi vãng sanh”. Và mẹ cười, còn tôi thì la lên “trời ơi, khổ quá má ơi”.
Đầu năm 1995, mẹ tôi bị ho, bác sĩ nói trong phổi mẹ có những đốm nhỏ, nên bị ho, có cho thuốc uống nhưng không hết. Mặt khác mẹ tôi có đi bác sĩ Tàu. Và cũng vào thời gian nầy, mẹ tôi bắt đầu sắp xếp công việc, chuẩn bị hành trang. Từ từ mẹ tôi lại ho thêm, khạc ra đờm, nên trở nên ít nói; không có ra ngoài, chỉ ở trong nhà, thân lại hơi yếu và ốm; bạn bè, bà con cũng thường tới thăm. Rồi một hôm, sau cơn ho dữ dội thì nghe mẹ nói: “vạn duyên buông xuống, vạn ngữ buông xuống, nhất tâm niệm Phật”.
Từ đó về sau, ba chị em tôi thay phiên nhau săn sóc mẹ, Út thì nghĩ làm ở nhà canh giữ không cho ai đến thăm. Theo lời mẹ dặn từ chối tất cả các điện thoại, kể cả người thân ruột thịt, chỉ khi nào cần ra ngoài như là đi bác sĩ, hay những chuyện cần thiết. Chị em chúng tôi làm phật lòng rất nhiều người, thân nhân, ruột thịt, bà con, họ hàng, bạn bè xa gần trong thời gian nầy. Chỉ trừ những Pháp sư, Sư cô Mãn Ya, Thầy Trí-Hiền được vô nhà thăm mẹ tôi.
Có một đêm khuya, nửa đêm thì phải, nghe tiếng mẹ kêu, giựt mình thức dậy chạy qua coi, thì thấy mẹ đang nằm ở dưới đất, y nói: “mắc tiểu quá, muốn tự mình đi, ai dè bị té, không ngờ chân yếu, không có sức, mẹ không muốn phiền các con, không muốn cũng không được nữa, hết cách rồi”. Từ đêm đó trở đi, hai em tôi ngủ chung phòng, một người bên trái, một người bên phải, rồi mẹ tôi dặn khi đêm về thì mặt tả giùm cho y.
Mua quà từ tạ bác sĩ
Cuối năm 1995, mùa Giáng Sinh sắp đến, mẹ bảo em tôi đi mua tấm thiệp Giáng Sinh, hộp kẹo chocolat và viết lên vài chữ “rất cám ơn bác sĩ, từ trước tới nay đều do ông săn sóc trị bịnh cho tôi, từ nay trở đi, tôi sẽ không tới nữa”và mẹ dặn là phải đem tới phòng mạch tận tay giao cho ông và nói, tôi rất là cám ơn. Rồi ngày hôm sau, phái đoàn hospice tới, do bác sĩ gởi tới, cô y tá nói bác sĩ dặn là 1 tuần phải tới 5 lần, mẹ tôi từ chối, mỗi tuần đến 1 lần là đủ, bác sĩ không chịu, ít nhất cũng phải 2 lần, sau đó mẹ đồng ý, thôi 2 lần cũng được. Mỗi lần cô y tá đến, cô mang theo thuốc đau, thuốc ho, băng, thuốc dán, đủ thứ, và nghe mạch, đo máu, kiểm soát thân thể, lần nào cũng vậy, y cũng nói “rất bình thường”, có điều mẹ không có nói cho cô ấy biết là mẹ tôi không có uống thuốc, và mẹ căn dặn, “lấy thuốc cất đi để dành, mai sau mẹ đi rồi mới đem trả lại cho cô y tá, vì thuốc nầy có thể trị bịnh được cho người khác, còn mẹ tự biết, bệnh mình không còn cách nào chữa được nữa”.
Tôi phải công nhận rằng hội hospice của Mỹ thật là tốt, rất đạo đức, chăm sóc tận tình, chu đáo, cô y tá cứ đòi tắm rửa, lau phòng giùm mẹ tôi, tất cả đều được từ chối, sau đó cô ta dẫn người Việt-Nam tới, mẹ nói không cần đâu, con tôi làm được rồi, không sao. Từ từ mẹ yếu đi, càng ốm hơn nữa, quần áo mặc hết vừa, nhưng triệu chứng ho cũng lạ thất thường, có khi to, có khi không có, có lúc tưởng là vì nói chuyện mới bị ho, rồi có khi nói tới 1, 2 tiếng mà lại không bị ho. Trong khoảng thời gian nầy, mẹ chỉ nói chuyện trong bữa cơm trưa, mỗi ngày chỉ được một lần, ngày nào cũng vậy, chỉ được nghe đừng có hỏi. Mẹ nói: “Hãy lo Niệm Phật. Niệm Phật sẽ giúp ít cho các con về sau, lúc đó sẽ hiểu không cần phải nói”.Mỗi ngày mẹ kể chuyện đều khác nhau, nhưng mỗi lần trước khi đi vô phòng nằm nghỉ, thì mẹ đều nói giống nhau “các con đi niệm Phật, tụng kinh, lạy Phật, lúc nầy là lúc tốt nhất cho các con, hãy giữ lấy cơ hội nầy, về sau thời gian nầy sẽ không có nữa”. Cả ba đều nghe lời làm theo.
Ngày xưa Tổ Triệu-Châu, năm 90 tuổi Ngài ngộ Thiền. Từ đó suốt 30 năm mỗi ngày ngài Triệu-Châu đều vào thường định, chỉ có 2 thời cơm cháo Ngài mới xuất định để cầu nguyện hầu đền ơn cho đàn na thí chủ; còn thì Ngài luôn luôn ở trong định. Bà Ngọc-Tuyết cố gắng niệm Phật giữ tâm được định, một ngày bà nói chuyện với con 2 lần (Lời người sưu giải).
Tết sắp đến, mẹ tôi rất yếu, phải dùng máy thở oxygen, nhưng lại không có ho, chỉ là thở không được. Có một hôm, cô y tá hỏi tôi, mẹ tôi có phải đang chờ, mong mỏi chuyện gì đó không? Ý cô muốn nói mẹ tôi còn nắm nuối diều gì đó nên chưa chết. Tôi trả lời không có, cô nói “thông thường một người bị ung thư không thể kéo dài lâu vậy đâu, da của mẹ cô màu vàng hết cả rồi!”
Tôi nói, có thể do mẹ tôi ngồi Thiền và niệm Phật nên có sức chịu đựng lâu dài. Cô y tá không sao hiểu được điều nầy.
Trong dòng họ của Huệ-Nghi có 3 người bị ung thư là bà nội, cậu hai và mẹ Huệ-Nghi. Hai vị kia đều rên la kêu gào ngày đêm. Chỉ có mẹ của Huệ-Nghi bình thản niệm Phật.
Sống trong lo âu … chờ đợi
Đã qua hết ba ngày rồi, phải sống trong sự lo âu, hồi hộp, chờ đợi. Mẹ tôi phải thở bằng oxygen, mẹ ngủ hơi nhiều, lúc thức dậy, bỗng nghe mẹ nói một câu: “Tôi không cần phải niệm Phật nữa”.Vừa dứt lời, cả ba đứa tôi sợ đến muốn đứng tim, nhưng rồi không thấy gì thay đổi. Cuộc sống trở lại bình thường, có khi lại nghe mẹ nói: “đừng có lo nấu nướng chi cho nhiều, hãy tập ăn uống giản dị là tốt nhất, mẹ thích nhất là các con cùng niệm Phật chung với mẹ là mẹ vui sướng nhất”. Thế là cả ba đều chung vô phòng với mẹ và ngồi niệm Phật hoài, giống như mấy ông Sư.
Ngày hôm sau. lúc đi làm về, em nó gọi điện thoại cho biết, “cả ngày hôm nay tự nhiên mẹ muốn gặp cậu Đức (em trai của y) nên em tìm cậu biểu cậu tối nay qua nhà thăm mẹ, vì mẹ muốn gặp cậu, nhưng cậu nói bận để ngày mai, bây giờ phải làm sao chị hả? Vừa nghe xong, tôi liền quát trong điện thoại “đồ ngu, sao không điện cho tao trước”? Em nó nói “mẹ muốn tìm, cả ngày rồi, gấp lắm” tôi vừa tức vừa khóc chửi “mầy ngu quá, coi chừng tao, tao qua nhà bây giờ”. Bỏ điện thoại xuống, tôi qua nhà mẹ tôi tức thì, vừa bước vô nhà, Út chận lại nói, chị làm gì, nếu chị khóc thì đừng có vô thăm mẹ. Tôi đẩy út ra nói “đi chỗ khác”, Út chạy theo đi vô phòng. Lúc đó tôi khóc tức tưởi và nói với mẹ con có chuyện muốn nói riêng với mẹ, sau đó Út ra ngoài, chỉ còn tôi với mẹ trong phòng, tôi vừa khóc vừa nói “con xin mẹ đừng có gặp cậu”; mẹ nói: “tôi rất muốn gặp y”. Tự nhiên tôi khóc nức nở, một hồi sau tôi lại nói “đừng, đừng làm vậy, xin mẹ hãy giao cho con”. Mẹ nói tiếp: “tôi có phương pháp”. Tôi vội trả lời “mẹ không đủ sức, con còn trẻ, con đủ sức chống, đời mà khổ lắm, xin mẹ hãy buông xuống, đây là duyên cuối cùng, giao cho con, tụi con sẽ làm được “Rồi tôi khóc tiếp, vì tôi hiểu mẹ tôi rõ lắm, cũng chỉ vì chuyện bà ngoại. Ngoại tôi đang ở với cậu Đức. Chưa bao giờ tôi được khóc trước mặt mẹ tôi. Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng, tôi vừa khóc vừa nói, tôi không nhớ tôi nói những gì, đã gần hai tiếng, khi ngửng mặt nhìn lên, thấy mẹ tôi mặt bình thản đang nhìn, làm tôi có cảm giác mẹ tôi không có nghe gì cả. (Huệ-Nghi linh cảm mẹ cháu sắp mất).
Rồi mẹ hỏi “con gặp sư phụ có một hai lần, mà sao con tin tưởng ông vậy”? Tôi đáp liền “con thích vì Sư ông thật thà và thành thật”. Một lát sau mẹ nói “bảo cậu ấy khỏi tới nữa, không có gì hết, con gắng lo nhá”. Và mẹ đi ngủ, ngủ hoài, làm cho em tôi thật là lo.
2/26/96, sáng thứ hai, em út tôi gọi điện thoại cho Sư ông Tịnh Không và hỏi “sao mẹ con ngủ nhiều quá, không biết có lỡ mất cơ hội đi vãng sanh không?”
Sư ông trả lời “không thể”, rồi Út hỏi tiếp” thưa sư phụ, khi nào con mới có thể cho mẹ con uống cái hột Xá-Lợi”?
Em tôi nói “bị sư phụ chửi cho một trận”.
Chuyện là như vầy, hồi tháng 12 có một người cư sĩ rất tốt bụng từ Houston lên thăm mẹ và biếu cho mẹ tôi một hột Xá-Lợi, viên tròn tròn nhỏ, dặn là bỏ vào một cái tách và đựng nước để ở trên bàn thờ, mỗi ngày đổ nước ra dâng cho mẹ uống, tới khi nào cần thì hãy uống hột Xá-Lợi vô, thì rất tốt. Nghe vậy em tôi làm theo, nhưng vì không biết khi nào mới có thể uống được, nên mới hỏi Sư ông, ai ngờ bị Sư ông la “học Phật pháp tại sao không biết tôn trọng hột Xá-Lợi” và Sư ông nói tiếp: “nhắn với mẹ là, Tây Phương Tam Thánh đang ở ngoài cửa, mẹ con hãy an tâm mà đi, bất cứ lúc nào cũng được”.
2/27/96, như thường lệ, sau khi tan sở, qua thăm mẹ tôi. Hôm nay mẹ tôi rất khôi hài, ăn cơm xong, súc miệng, thay quần áo sạch sẽ, nhưng sao mẹ tôi có vẻ thích chọc tôi. Mỗi ngày những công việc nhà thường là do em tôi nó làm. Hôm nay lạ ghê, không hiểu sao, cái gì mẹ tôi cũng nói hãy để Huệ-Nghi làm, rồi tối đến trong lúc thay tã cho mẹ, mẹ lại nói với em tôi “kêu Huệ-Nghi thay tã giùm”, làm cho hai em tôi cười lăng ra khoái chí, rồi mẹ nói: “cười vui quá, mai mốt mẹ đi rồi, ba đứa con sẽ khóc chết luôn, sau nầy nếu có ai nhớ tới mẹ thì nhớ niệm A-Di-Đà Phật; tối nay kêu Huệ-Nghi, nó ở lại niệm Phật đừng có về”.Nghe vậy tôi liền chạy “thôi má ơi, bye bye, con phải đi về, có hai đứa nó được rồi, ngày mai còn phải đi làm”, và sau đó tôi đi về ngay.
Vong hồn đến đòi nợ?
Trên đây là lời của cháu Huệ-Nghi. Văn nói của cô gái Việt gốc Hoa thật chân chất. Chúng tôi ghi nguyên văn; nếu để ý quí vị sẽ thấy. Ông Trần-Hòa-Bình, chồng của bà Huỳnh-Ngọc-Tuyết sống bằng nghề nuôi bồ câu bán cho người ta ăn thịt và nuôi ong lấy mật bán. Sau khi ông Bình chết, Thượng-Tọa Thích-Trí-Hiền tặng cho mẹ con mấy cuốn Kinh Địa Tạng bằng chữ Tàu. Bà Ngọc-Tuyết xem qua biết rõ tại sao chồng mình chết thảm! Từ đó bà lo sám hối, cầu nguyện cho chồng được siêu-thoát và tự mình niệm Phật cầu vãng sanh. Bà hiểu rõ luật nhơn quả. Bà luôn luôn nhắc các con niệm Phật và nói: – Bố các con vô lộn nghề rồi. Các con đọc kinh nhiều rồi sẽ thấy sự thật!
Ý bà muốn nói sẽ thấy luật nhơn quả. Có vay là có trả. Đức Phật cấm sát sanh. Ông Bình sống bằng nghề nuôi sinh vật bán cho người ta ăn thịt, lấy mật của loài ong bán cho người dùng. Dù ông Bình đã chết đi; nhưng bà Ngọc-Tuyết vẫn phải chung cộng nghiệp, nên giữa ban ngày thường thấy những vong hồn hiện đến. Cháu Huệ-Nghi kể về việc nầy như sau:
“Tháng hai, vào một buổi chiều, Thầy Trí-Hiền dẫn 2 đệ tử đến thăm mẹ tôi, lúc đó mẹ tôi nói với thầy “Họ đứng ở ngoài cửa đông lắm, tụi nó đứng chen nhau đầy cả phòng”. Rồi đôi khi lại nghe mẹ nói “có khi đang ngủ trông thấy những người xưa, mẹ gặp cô tài tử, nhưng mà mẹ cũng biết y chết đã mấy chục năm rồi, ủa sao không quen mà lại gặp?Tự nhiên mẹ ngộ rồi, niệm A-Di-Đà Phật là tất cả biến mất”.Nhiều khi nghe mẹ nói, có những lúc “không có nghĩ mà họ cũng tới; có khi đang ngồi niệm Phật mà họ vẫn cứ đứng đó, đến nỗi mẹ phải nói “A-Di-Đà Phật, xin ngài hãy đuổi họ đi hết, để tôi niệm Phật, tức thì họ biến mất hết”.Mẹ nói đó là “Phật độ”, các con gắng niệm Phật, chuyện gì cũng qua hết.
Kinh nói “Niệm Phật ác ma tránh xa 40 dặm”, chắc đúng như vậy. Đó là chuyện nhân quả mà chúng ta cần phải biết đến.
Dấu hiệu sắp vãng sanh
Lúc nầy bà Huỳnh-Ngọc-Tuyết dùng ý niệm Phật chứ không còn sức niệm Phật nữa, nhưng vẫn không quên nhắc các con gái niệm Phật.
Cháu Nghi nói: Nghĩ lại cũng vui, vì trong cái khổ lại có cái vui, mấy ngày trước khi mẹ tôi đi, trong nhà như có sự thay đổi bất thường. Mẹ tôi rất là yên lặng, bình thản, dễ chịu, nhìn hiền như cục bột, làm sao cũng được, y không có la nữa, mặc sức mấy con muốn làm gì thì làm. Nhìn mẹ tôi rất tội nghiệp ốm như cây tăm, da lại vàng, nhưng tay chân sạch sẽ bóng lưởng. Chúng tôi thường hay đấm bóp cho mẹ, để máu thông, cứ nấn nấn tay và chân. Tay mẹ tôi vừa cầm lên thì đụng tới xương, vừa lấy tay ra thì thấy cả dấu tay của mình, phải đợi chút mới bung lên được. Em tôi thì nấn tay phải, còn tôi thì cầm tay trái, đùa giỡn với nhau, tay mầy thì mập quá, vừa bóp một cái thì lủng cả tay, đúng là tay voi, còn mầy thì làm sao, tay thon đẹp quá há, rồi cũng phải lủng tới xương. Chị em tôi khoái bóp bóp tay và chân mẹ tuy là nói để máu thông, thật ra thì để được gần gũi mẹ, và cũng tò mò hiếu kỳ. Có lần tôi đưa cánh tay của mẹ, đưa qua đưa lại, lên lên xuống xuống, đưa tới đẩy lui, sao cánh tay cứ xuôi theo mình, không có cảm giác gì cả. Thấy hơi kỳ, mấy đứa tôi nói chuyện với nhau lia lịa, kể nhau nghe chuyện vui và cười. Một hồi nhìn lên coi mẹ tôi có phản ứng gì không, nhưng mẹ tôi ngồi im ru mắt nhắm lại, không biết có nghe không, tôi cảm giác mẹ tôi chỉ có cái đầu không có cái thân. Mỗi lần trước mặt mẹ, mẹ không thích ai nói chuyện, sao hôm nay mẹ hiền ghê, không có một lời! Rồi đêm nay tôi dìu mẹ đi cầu, lúc trở về tới giường, tôi hơi vô tình, để thân mẹ ngồi trên giường trước, tính quay thân mình lại rồi mới đỡ mẹ lên sau. Ai dè toàn thân mẹ tôi được tâng lên theo thế ngồi 2 cái, thật nhẹ hửng. Tôi giựt mình khiếp sợ, đây cũng là lần đầu, thường do em tôi săn sóc, không biết sao tôi đứng yên như chết, suy nghĩ và nhìn mẹ. Tại sao thân thể không còn tự giác được. Rồi em nó nói: “không phải ngồi, thân mẹ rất nhẹ, đỡ chút rồi ẵm lên giường là được”.
Mẹ quay lại nhìn tôi một cái và nhắm mắt cười mỉm chi. Còn tôi thì sợ, từ lần đó không dám đụng thân mẹ nữa. Chắc mẹ tôi biết tôi sợ, nên cứ kêu tôi hoài, sai tôi làm đủ chuyện, làm cho 2 đứa em tôi cười lăn ra đắc chí, đã quá. Nói chung tôi rất là hồi hộp, cứ lo sợ mình làm sai chuyện, còn mẹ tôi thì bình thản như không có gì hết. Những hiện tượng sẽ đi ngược lại với cái gì mình đang nghĩ và thật là khó mà giải thích được. Đôi lúc ngôn ngữ quá thừa thãi cho đến lúc mình cần dùng tới thì không tài nào mà diễn tả được. Nói tóm lại, trong cái khổ sẽ có cái vui, tôi rất cám ơn mẹ, … vì mẹ cho chúng con sống, … Nam-Mô A-Di-Đà Phật.
Biết trước ngày vãng sanh
Cháu Nghi kể, mẹ nói với chồng con rằng: “2 năm nữa mẹ đi vãng sanh!” Huệ Nghị nói, chồng Huệ-Nghi không có đạo. Có lẽ vì thế mà bà Huỳnh-Ngọc-Tuyết báo trước cho chồng Huệ-Nghi để sau này sự thật diễn ra thì y sẽ triệt để tin tưởng nơi Phật Pháp Nhiệm Mầu.
Chẳng những bà Huỳnh-Ngọc-Tuyết biết trước mình sẽ vãng sanh mà còn biết mẹ của bà cũng sẽ vãng sanh. Tất cả đều đúng như bà Tuyết nói.
Vào tháng 8 năm 1995, bà Ngọc-Tuyết viết một di-chúc bằng chữ Hán giao cho Huệ-Nghi giữ.
Một trăm ngày sau khi tang mẹ, Huệ-Nghi nhớ lại lá thơ, liền đem ra xem, thì kêu lên: “Hỡi ơi là trời … tại sao tôi đọc thơ này mà lúc đó tôi không tin điều mẹ đã nói trước. Tôi liền tìm sư Tịnh Không hỏi: “Thưa Sư ông, sao mẹ con biết trước được là y sẽ vãng sanh!?” Sư Ông trả lời rằng: “người vãng sanh có thể biết trước được 2 năm”.
Huệ-Nghi tự trách mình: Tôi thật ngu xuẩn quá!
Cắt đứt mọi tình cảm thế gian
Trở lại việc bà Diệu Âm Huỳnh-Ngọc-Tuyết cắt đứt mọi tình cảm thế gian – Như đã nói, thuần là tình sẽ chìm xuống như Kinh Lăng-Nghiêm và Niệm Phật Ba-La-Mật dạy.
Bà quyết cắt đứt mọi tình cảm thế gian để vượt thoát khỏi Tam giới, vãng sanh nơi hoa sen Cực-Lạc. Bà không có cháu nội, nên tình thương đặt vào cháu ngoại 2 tuổi tên Tuấn. Bây giờ bà phải cương quyết rời cháu cưng. Một năm trước ngày lìa thế gian, bà ôm Tuấn vào lòng và nói: “Bà có bịnh phải đi, không phải chết. Cháu đừng có buồn mà khóc. Khi nào nhớ bà thì cứ niệm một câu A-Di-Đà Phật, vì bà bị ung thư phải ngủ thật nhiều. Cháu ráng học cho giỏi để sau này giúp các sư dịch Kinh sách”.
Từ đó cháu bà không đến thăm bà nữa.
Rồi bà đến thăm mẹ lần chót. Lúc từ giã bà nói: “Vú gắng niệm Phật (Vú là tiếng mẹ mà bà thường gọi) tôi về nhá, từ nay tôi không đến thăm vú nữa. Nam-Mô A-Di-Đà Phật!”
Phần với bà con, anh em, bạn bè, bà Tuyết từ giã bằng cách mua tặng hình Phật, xâu chuỗi, đèn, chuông mõ. Bà gởi hình Tây Phương Tam Thánh về Việt-Nam tặng cho anh em và gởi qua Cali cho đứa em trai út tên là Huỳnh-Hớn-Vinh và viết thơ như sau:
“Lúc nầy chị ho dữ lắm. Nhưng không sao, chị vui vẻ chấp nhận, nghiệp chướng sẽ chuyển. Người càng ngày càng ốm (còn 39 ký lô), nhưng lòng chị càng ngày càng sáng, cũng nhờ Phật độ cho mình đã biết đường hướng nào phải đi cho đúng.
Vài lời thăm gia đình em.
Chị Huỳnh-Ngọc-Tuyết
Bà Tuyết đắc được pháp gì?
Trong Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật có các đoạn: “Bất cứ chúng sanh nào thậm thâm tin hiểu hoan-hỷ thọ trì danh-hiệu Nam-Mô A-Di-Đà Phật hoặc một ngày, hoặc bảy ngày, cho tới nhiều lần của bảy ngày, thì sẽ đắc mười pháp quyết định bất khả tư nghị. Như là:
1. Quyết định an trụ trong bản nguyện vĩ đại của Đức Phật A-Di-Đà, chắc-chắn được Ngài tiếp dẫn.
2. Quyết định hòa hợp thân và tâm vào trong Kim thân của chư Phật.”
Trên đây chúng tôi chỉ trích đăng hai pháp trong mười pháp quyết định bất khả tư nghị, mà Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật nói.
Lấy Kinh để ấn chứng thì chắc-chắn bà Huỳnh-Ngọc-Tuyết đã được Phật A-Di-Đà tiếp dẫn. Nhưng nếu nói bà Tuyết đắc được pháp gì, thì phàm phu như chúng tôi không dám nói chắc.
Hãy nói đến việc bà Huỳnh-Ngọc-Tuyết sống thuần bằng tưởng. Bà luôn luôn sống bằng sự tưởng nhớ đến Đức Phật A-Di-Đà. Đại Đức Wu-Kai, cùng ở Tịnh Trung Học Viện tại Dallas với Pháp sư Tịnh-Không, viết ký sự sau khi bà Huỳnh-Ngọc-Tuyết mất, có đoạn:
Mấy tháng cuối cùng chỉ có sáu vị Pháp sư của Tịnh Trung Học Viện Dallas (Hoa-Kỳ) đến nhà niệm Phật, Bà quyết tâm vãng sanh Cực-Lạc. Bà chặt dứt tất cả tình cảm, vật chất. Ngoài con đường giải thoát bà không còn mong muốn gì nữa: “Nếu như không dứt tất cả thì mình sẽ đi không kịp nữa”.
Bà dứt hết tất cả tình cảm gia đình, tình bằng hữu, bạn đạo, cho dù họ muốn tụng kinh cho bà, bà cũng từ chối. Bà nhứt quyết ra đi. Bà không tiếc một điều gì. Bà chỉ biết bố thí. Trong phòng của bà chỉ có một bàn thờ, một tượng Phật, một giường, một ghế. Người nào đến hộ niệm thì ngồi vào chiếc ghế duy nhứt ấy.
Cần Niệm Phật liên tiếp 8 giờ đồng hồ
Trước khi bà trút hơi thở cuối cùng chỉ có Pháp sư của Tịnh Trung Học Viện, Dallas, đến nhà của bà. Bà muốn như vậy, bà không muốn người ngoài đến hộ niệm.
Bà Tuyết từng nhắc các con gái hãy đọc kỹ và nhớ quyển sách “lâm chung, những điều cần biết” vì bà mong rằng quí Sư cùng các con bà niệm Phật trong suốt 8 gờ đồng hồ. Sau đó thì tùy các con xử lấy, bà Tuyết có nói với con gái của bà là chỉ cần 8 tiếng thôi, sau đó thì không có nghĩa lý gì hết. Nhớ đừng có mua cái hòm loại đắt tiền, đừng phí tiền mà mua hoa đẹp; tất cả chỉ làm cho người ta coi thôi, còn đối với mẹ chỉ là cái xác vô nghĩa. Bà đã xin bác sĩ được phép để nhục thân của bà trong nhà trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ, bác sĩ đã đồng ý và đã ký giấy phép, vì về phương diện luật pháp, có thể được. Trong nước Mỹ, người chết được đưa vào nhà xác lập tức. Trong Phật Giáo, sau khi chết, linh hồn chưa rời khỏi thân thể cho nên ít nhứt sau tám tiếng đồng hồ mới được di chuyển xác. Trong tám tiếng đồng hồ ấy, không thay quần áo, không tắm rửa, không đưa vào phòng lạnh nghĩa là không chạm tới nhục thân. Không đưa vào phòng lạnh để tránh cho người chết không đau khổ, lúc ấy tâm sân nổi lên, thần thức sẽ xuống địa ngục.
Phật A-Di-Đà đến rước!
Ngày 28/2/1996, vào lúc 7 giờ sáng, cháu Ái Nhi gọi điện thoại cho Pháp sư của Tịnh Trung Học Viện cho hay mẹ của cháu sắp mất. Đến 8 giờ 30 Pháp sư vào phòng của bà bắt đầu hộ niệm. Lúc bấy giờ bà chỉ còn thở rất yếu, không nhúc nhích nữa. Sau mười một giờ trưa, ánh sáng giống màu hạt gạo hơi vàng chiếu qua cửa sổ, xuyên qua bức màn màu trắng khiến cho nguyên cả phòng đều sáng rực. Ánh sáng ấy xuyên qua như thế thì khuôn mặt của bà thay đổi. Hôm ấy là một ngày u ám, không có ánh sáng mặt trời. Ngôi nhà kế bên thật cao cho nên suốt cả năm không có ánh sáng chiếu vào nhà của bà, căn nhà của bà thường âm u. Nhưng bấy giờ tất cả căn nhà của bà đều sáng rực, hoàn toàn sáng rực, không có bóng của vật, cũng không có bóng của người. Ánh sáng ấy sáng hơn ánh sáng mặt trời, không thể nói được, chữ nghĩa dân gian không thể tả được ánh sáng ấy. Ánh sáng ấy tỏa xuống làm mất tiêu hết tất cả các bóng.
Nói chuyện với chúng tôi, cháu Huệ-Nghi bổ túc vào bài của Đại-Đức Wu-Kai: Khoảng 10 giờ sáng hôm đó, tự nhiên ngửi được một mùi thơm thoáng không biết từ đâu tới, đang niệm Phật bỗng nhiên phải trố mắt ra nhìn tìm coi chuyện gì sao thơm quá, rồi chị em tôi đổ thừa cho nhau ai xức dầu thơm đó, có bị khùng không, đang niệm Phật lại đi xức dầu thơm. Khi bước ra phòng ngoài thì không ngửi thấy mùi.
Đại Đức Wu-Kai viết tiếp:
11 giờ 23 phút bà đi vào thế giới Cực-Lạc, đi trong ánh hào quang của Phật một cách an nhàn, thanh thản. Sau đó con của bà bắt đầu báo tin cho những bạn đạo biết để đến hộ niệm cho bà. Có tất cả khoảng chừng từ 50 đến 60 người bạn đạo đến thay phiên nhau trợ niệm suốt 26 tiếng đồng hồ.
Cháu Nghi thêm:
Và buổi tối hôm đó, mùi thơm lại tỏa thoáng từ phòng mẹ ra tới ngoài phòng khách, cư sĩ đang ngồi niệm Phật ở hành lang và phòng ngoài đều ngửi được. Về sau có hỏi Sư ông Tịnh-Không, Ngài cho biết đó là “Chư Thiên xuống coi, vì có người vãng sanh”.
Niệm Phật được 8 giờ, sau đó mới gọi bác sĩ tới để làm chứng. Cô y tá tới lập tức vào phòng bà Tuyết, sư Wu-Kai nhấc nhẹ tấm khăn phủ mặt để cô y tá coi, cô ấy chỉ nhìn không có đụng, gật đầu đồng ý. Tôi đem trả lại những hộp thuốc được để dành lúc trước, cô ta rất ngạc nhiên cầm lên coi, những cái bao ni lông còn nguyên chưa có mở. Cô nhìn mẹ tôi, trong lúc đó có một người đang đứng lạy, cô ta cũng bắt chước làm theo, y lạy một lạy và bắt chước đọc A-Mi Thò-Phò một câu và cô ấy đi về.
Đại Đức Wu-Kai thuật tiếp:
Sau 26 tiếng đồng hồ phải di chuyển nhục thân của bà, nhục thân ấy vẫn còn mềm, không có mùi hôi. Thực sự, trong vòng một tháng trước bà không tắm, không gội vậy mà lúc ấy nhục thân của bà vẫn không hôi.
Thân nhân của bà lúc bấy giờ không khóc lóc, ngược lại rất vui vẻ, Ba đứa con gái của bà biết được rằng mẹ của họ đã vãng sanh, họ rất đỗi vui mừng. Tình mẫu tử như thế, người ngoài khó hiểu được. Bạn bè của bà cũng lộ vẻ vui mừng.
Bà Tuyết lưu lại Xá-Lợi
Vào ngày 4 tháng 3 năm 1996 đoàn xe tang đưa linh cữu của bà Tuyết vào nghĩa trang Restland thị xã Garland để làm lễ hỏa táng. Lễ cáo biệt, mọi người cùng nhau tụng Kinh A-Di-Đà để đưa Bồ-Tát ra đi. Lễ xong, đưa nhục thân của Bồ-Tát đến chỗ hỏa thiêu, một đoàn xe đưa tiễn vừa đi vừa niệm Phật bỗng từ trên không trung tỏa xuống mùi thơm không rõ từ đâu tới. Ngày 5 tháng 3 năm 1996, chúng tôi tới phòng thiêu để lấy tro, trong mớ tro ấy có ngọc Xá-Lợi gồm có hạt Xá-Lợi và hoa Xá-Lợi. Những ngọc Xá Lợi nầy được đưa về Tịnh Trung Học Viện, Dallas để mọi người chiêm ngưỡng.
Từ giã Bồ-Tát, xin chúc mừng Bồ-Tát đã thoát khỏi một đêm dài luân hồi. Chúng tôi không để cho Bồ-Tát đợi lâu, chúng ta sẽ cùng gặp nhau trên cõi Tây Phương Cực-Lạc.
Đại Đức Wu-Kai
Lý Tuyết Mai (Dallas) và Châu Gia Vu (Colony) dịch sang Việt Ngữ
Cuối bài viết, Đại Đức Wu-Kai gọi bà Huỳnh-Ngọc-Tuyết là Bồ-Tát, gởi lời từ giã và xin chúc mừng Bồ-Tát Huỳnh-Ngọc-Tuyết đã thoát khỏi một đêm dài luân hồi. Quý sư chùa Tàu cũng thừa nhận bà Huỳnh-Ngọc-Tuyết chứng quả vị Bồ-Tát, do chỗ Đức Phật và Thánh Chúng đến tiếp dẫn nên đã có hào quang của Phật và Bồ-Tát, có mùi hương thơm tỏa khắp nhà, khắp trời và sau lễ Trà Tỳ Huỳnh-Ngọc-Tuyết đã lưu lại Xá-Lợi. Cái chết của bà Huỳnh-Ngọc-Tuyết, đối với chúng tôi, là một bài học rất cần thiết và có giá trị. Đó là, người ở xứ Mỹ nầy, khi già và đau yếu có thể chết ở tại nhà và được kéo dài 24 tiếng đồng hồ, mới đưa nhục thể đến nhà quàn, nếu có giấy của Bác sĩ. Nhờ vào việc nầy, chúng tôi có nói chuyện với bác sĩ Nguyễn Đức Bỉnh-Khiêm, bác sĩ Khiêm nói; vì lý do tôn giáo có thể lưu xác lại 72 tiếng đồng hồ. Điều cần thiết là phải xin giấy của bác sĩ.
Trong Kinh và sách nhà Phật, như trong cuốn Tạng Thư Sống Chết, Lạt Ma Sogyal Rinpoche khuyên nên chết ở tại nhà, vì không nên lay động di chuyển thân xác người chết trong vòng từ 7 đến 8 giờ đồng hồ. Trong sách Liễu Sanh Thoát Tử của Thầy Thích-Quang-Phú và sách Bí Mật Thân Trung Ấm của Nguyễn Pram (thuộc về Mật Tông); cũng nói như vậy. Vì chết ở nhà thương, sẽ bị người nhà quàn đến mang xác đi bất cứ lúc nào, khiến nhục thể bị chuyển động.
Sách Liễu Sanh Thoát Tử, do thầy Thích-Quang-Phú dịch, có nói rõ: “Không nên gấp rút động đậy như dọn dẹp mền nệm, chùi rửa thay đổi quần áo, cần phải để yên tám tiếng đồng hồ, rồi sẽ tắm rửa thân thể, thay đổi quần áo và nhập liệm. Nếu không theo như thế, thì khi nghiệp thức chưa hoàn toàn bỏ thân, bị xúc động phải cảm thọ sự đau đớn nhân đó mà sinh ra sân hận tức phải đọa vào ác đạo”,tức có thể rơi vào Địa Ngục, Ngã Quỷ hay Súc Sanh.
Theo sự chứng đắc Pháp-Thân của bà Huỳnh-Ngọc-Tuyết, ông Nguyễn Pram viết trong sách Bí-Mật Thân Trung-Ấm rằng: “Người mà ngộ cao thì thân thể không hôi thúi lại tỏa ra hương thơm ngạt ngào, thế gian ít có mùi hương nào có thể sánh bằng. Đó là bực đã ngộ Pháp-Thân Viên Mãn, vì chính nó là Kim Cang Thân”.
Giống như trường hợp của Bà Diệu-Âm Huỳnh-Ngọc-Tuyết vậy.
Cổ-Đức nói:Có mười hạng người lâm chung không niệm Phật được
1.Không gặp bạn lành (Thiện Tri Thức), nên chẳng ai khuyên niệm Phật.
2.Bịnh hoạn khổ đau bức bách, không yên ổn để niệm Phật.
3.Trúng phong cứng họng, không thể xưng niệm danh hiệu Nam-Mô A-Di-Đà Phật.
4.Cuồng loạn mất trí, không thể giữ chánh niệm để niệm Phật.
5.Bất ngờ gặp nạn nước lửa, hay tai nạn xe cộ máy bay, không thể niệm danh hiệu Phật.
6.Bỗng gặp cọp beo, ác thú bất ngờ làm hại, không sao niệm danh hiệu Phật được.
7.Khi lâm chung bị bạn ác phá hoại lòng tin.
8.Bạo bệnh hôn mê bất tỉnh mà qua đời.
9.Bị bom đạn chết giữa quân trận.
10.Từ trên cao té xuống mà vong mạng.
Tất cả đều không niệm Phật được. Do đó nên tập niệm Phật, khiến lúc nào cũng giữ chánh niệm.
Trích Những Chuyện Niệm Phật Lưu Xá Lợi
Cố cư sĩ Tịnh Hải – Vãng Sanh Lưu Lại 13.000 Viên Xá Lợi – biên soạn
Cho mình hỏi này một chút. Thường 1 tình bạn tốt chắc chắn không thể thiếu sự tôn trọng. Mà ví dụ mình không thích 1 cái hành động gì đó mà 1 người bạn lại làm với mình thì mình có nên nói thẳng không hay cam nhịn? Cái gì cũng phải nhịn?
Cô chú cho con hỏi khi thắp hương nhà con hay nói nhang cong mới linh được chứng, xin cô chú giúp con giải thích vấn đề này ạ. A DI ĐÀ PHẬT. Con cám ơn
A Di Đà Phật
Bạn Sơn thân mến,
Những ý nghĩ này là hết sức mê tín. Người làm nhang đã nắm bắt được tâm ý mê tín của người dùng nên đã ráng tạo ra một chất liệu khiến cho tàn nhang không thể rụng trực tiếp khi cháy, thế đó nó sẽ cong vắt theo hình tròn, rồi nén nhang nọ đốt kế nén nhang kia, bát nháng tràn nhóc toàn chân và tàn nhang, nhiều khi chủ nhà để cả năm trời không dọn dẹp, bởi cho đó là bát nhang rất linh thiêng. Nếu bạn muốn phát tâm tu theo đạo Phật thì việc đầu tiên bạn cần làm là phải phá tan cái ý nghĩa mê tín này.
Hãy lấy căn nhà của bạn làm ví dụ: nếu bạn để cả năm không dọn dẹp, rác rưởi ngổn ngang trong nhà, liệu bạn có muốn bước vào căn nhà đó không? Cá nhân bạn hẳn là không, nói gì tới khách?
Bàn thờ Phật hay tổ tiên cũng giống như căn nhà của bạn vậy. Nếu hàng ngày bạn không dọn dẹp, lau chùi cho bàn thờ sạch sẽ, nơi ấy sẽ làm nơi để chuột, bọ, côn trùng làm tổ, chứ thần, linh cũng không dám bén mảng. Đơn giản vì nơi đó bất tịnh.
Phật, Bồ tát là người chỉ cho chúng ta con đường sáng để tu học, giác ngộ mà giải thoát. Thực tế chư Phật, bồ tát không cần nhang, đèn, hoa, trái…chúng ta dâng lên cúng Phật, bồ tát, cúng tổ tiên rồi cũng là sau khi hương tàn lại mang xuống để hưởng dụng. Do vậy việc dâng hương cúng Phật, cúng tổ tiên sâu xa hơn là nói tới cái tâm trong sáng, lành mạnh của người dâng. Tâm đó là gì? là tâm bỏ ác, hành thiện, tâm luôn hành trì theo lời dạy của chư phật và chư bồ tát, tâm mang lại niềm vui an lạc cho mình và cho người.
Hàng ngày bạn lấy cái tâm đó để dâng cúng phật và bồ tát, ắt sẽ được Phật, bồ tát và tổ tiên chứng minh.
Con rất cám ơn chú Trung Đạo ạ, con cũng nghĩ như vậy là mê tín nhưng không giải thích được hay như vậy của chú và cũng không đủ trí huệ như chú để nói rõ với gia đình để gia đình hiểu, vậy để tùy duyên từ từ chứ cũng không biết làm sao, con còn kém lắm A Di Đà Phật. Con xin tùy hỷ công đức ạ.
GIẢI CỨU MỘT LINH HỒN THOÁT KHỎI ĐỊA NGỤC
Đây là một câu truyện có thật , hết sức ly kì và xảy ra ngay giữa thế giới hiện đại của chúng ta. Qua câu chuyện này, chúng ta xác quyết được những điều Đức Phật thuyết giảng trong kinh về những cảnh giới siêu hình khác không hề hư dối, dù ngàn vạn năm trôi qua, dù là thởi đại nào đi nữa thì những lời dạy của Phật vẫn là tuyệt đối chân thật.
Lê Thị Ngọc Mỹ ( sinh năm 1991) hiện đang sống tại TP.HCM (Địa chỉ : 29/19 Cách Mạng Tháng 8, Q. Tân Bình) Cô đã kết hôn và có một cơ sở kinh doanh online khá ổn định.
Vào tháng 8/2015 , do có vài khúc mắc trong cuộc sống , Mỹ đã nhắn tin hỏi Quang Tử về cách giải quyết những khúc mắc đó.
Khi đó, tôi khuyên cô rằng cô nên thường xuyên tụng kinh Địa Tạng và sám hối các nghiệp chướng. Mỹ đã thực hành theo , hơn nữa lại thực hành rất tinh tấn, sáng tối đều siêng năng tụng kinh.
Nguyên là ngay từ nhỏ , Mỹ đã có khả năng đặc biệt là cảm nhận được các vong linh xung quanh . Khi mới về nhà chồng, cô cảm nhận có một vong linh nào đó luôn theo mình , dù vậy nhưng cô cũng chẳng hề sợ hãi . Sau khi tụng kinh Địa Tạng khỏang vài ngày, Mỹ bắt đầu dần thấp thóang nhìn thấy vong linh đó . Rồi càng tụng kinh nhiều, cô lại càng nhìn thấy rõ gương mặt của vong linh đó hơn.
Đó là một vong linh nữ cực kì đau khổ, tóc tai rã rượi, tay không ngừng cào xé thân thể, hễ cào tới đâu, máu tuôn ra đến đấy, khắp thân máu me đầm đìa, nhìn rất rùng rợn. Mỗi ngày một vẻ, vong linh đó cào nát thân ra, xé từng miếng từng, miếng thịt một thấy tận xương, rồi chết , chết đi rồi lại sống lại , rồi lại tiếp tục cào xé , cứ thế liên tục ….Có vẻ vong nữ đó rất muốn cưỡng lại, nhưng không thể ngăn được tay mình cứ tự cào xé mãi. Có lần trong mơ, Mỹ thấy vong nữ đó hiện ra, van xin cô hãy tìm cách cứu cô ấy thóat khỏi cảnh đọa đày này…
Khi tỉnh dậy, Mỹ rất muốn làm gì đó để giúp đỡ vong nữ này , nhưng lúc đó cô thực không biết làm sao .
Trưa ngày 27/ 10/ 2015, Mỹ đang ngồi tụng kinh Địa Tạng, tự nhiên cô nảy ra ý nghĩ muốn gặp vong linh đó , và hỏi rõ ngọn ngành vì sao vong linh đó khổ sở như vậy.
Bất chợt cô té xỉu ngay ra đó , tâm trí thấy mình đã đi qua một cảnh giới khác, và vong linh nữ kia đang cầm tay cô kéo đi , máu và nước mắt tuôn lã chã , rơi cả lên tay Mỹ .
Mỹ nhìn quanh, không biết đây là cảnh giới nào mà quá sức rùng rợn. Nền trời u tối , ảm đạm , có màu đỏ sẫm như máu, mặt đất thì ngợp một màu đen cực kì âm u .
Xung quanh có nhưng cái cây khô màu đen, không lá, nhìn rất đáng sợ. Khắp nơi ẩm ướt và bốc lên một mùi hôi thối nồng nặc như mùi con vật gì đó chết lâu ngày. Và ở đây, còn có không biết bao nhiêu những vong hồn khác, họ ngồi cách xa nhau, cũng cào xé thân thể giống vong nữ kia . Những móng tay sắc nhọn , cào đến đâu máu tuôn ra đến đấy , máu càng chảy, họ càng cào xát mạnh lên thân , thịt rớt ra từng mảng, lộ cả xương . Cứ thế họ gục xuống, chết đi rồi sống lại, và tiếp tục cào xé … Còn có vong ướt sũng vì máu , vơ tay trúng người Mỹ , khiến cô giật bắn người. (Theo mô tả này, rất có thể đây là Địa ngục, do cơ duyên nào đó không rõ mà vong nữ kia được hiện hiện hồn trên dương gian để cầu cứu )
Lúc này, vong nữ kia nắm chặt tay cô mãi không buông, cô sợ hãi gần như hoảng loạn. Khi ấy, tâm cô liền nhớ tới Phật, và lập tức cô niệm Phật không ngừng ” NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT ! NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !…” , cứ thế cô niệm rất nhiều . Một lúc sau , Mỹ thấy một luồng ánh sáng từ từ hiện ra trên nền trời. Và Đức Phật xuất hiện , như mặt trời ló rạng lúc ban mai , Phật hiện thân lớn khắp bầu trời, phá tan màn đêm tăm tối , được nhìn thấy Phật, cô vui mừng khôn siết …
Mỹ vẫn không rời mắt khỏi Phật, cô gắng sức nhìn thật rõ ràng , Đức Phật đẹp không bút mực nào tả siết , với hào quang màu vàng nhạt tỏa ra từ phía sau . Ngài xoay chuyển càng nhanh , ánh sáng càng rực rỡ hơn . Gương mặt Đức Phật đầy đặn , dù ngài không cười nhưng tràn đầy sự hoan hỷ , khiến người ta an vui đến lạ thường. Có thể nói, ngôn từ của thế gian không cách nào có thể diễn tả hết được vẻ đẹp của Đức Phật, ngài cũng không giống với bất kì hình Phật, hay tượng Phật nào ở thế gian để có thể so sánh .
Nhưng giường như ngoài Mỹ ra, không chúng sinh nào trong cõi khủng khiếp kia nhìn thấy Phật. Mỹ chỉ thấy vong nữ kia trở nên sợ hãi đối với cô và bị đẩy ra xa . Có lẽ từ trong cô, do sức niệm Phật đã phát ra một sức mạnh nào đó .
Ngay lúc đó , cô giật mình tỉnh lại, và thấy mình đang nằm trong bệnh viện ( lúc này là 3h sáng ) người nhà vây quanh. Bác sĩ nói cô có dấu hiệu bị đột tử như chết lâm sàng. Cô nhìn thấy tay mình vẫn còn vết bầm mà vong nữ kia nắm lấy khi ở bên cõi kia .
Cảm thấy mình thật may mắn được Phật gia hộ , cô không ngừng hướng về Phật mà dâng lên lòng cảm ân sâu sắc .
Qua ngày sau , Mỹ khám tổng quát và được bác sĩ đảm bảo là sức khỏe cô bình thường . Cô trở về nhà với gia đình , cô vẫn tiếp tục thấy vong nữ kia , nhưng bây giờ có vẻ sợ hãi cô, không dám đứng gần nữa. Ánh mắt hướng về cô với vẻ van lơn, thảm thiết như muốn nói với cô ” cứu tôi, cứu thôi với …. ”
Để tìm cách giúp vong nữ kia, Mỹ đã nhắn tin cho tôi, giãi bày đầu đuôi câu truyện và hỏi cách siêu độ cho vong nữ kia. Khi ấy, tôi nhớ đến kinh Hoa Nghiêm từng ca ngợi công đức vô tận vô biên của việc PHÁT TÂM VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ ( còn gọi là ” Sơ phát tâm ” ) , và nữa, trong kinh Địa Tạng, chính nhờ phát Đại Nguyện mà Ngài Quang Mục ( tiền thân của Địa Tạng Bồ Tát ) đã cứu được mẹ Ngài vĩnh viễn thoát khỏi Địa Ngục . Sau này còn trở thành một vị Đại Bồ Tát . Dựa vào đó , tôi mạnh dạn hướng dẫn Mỹ phát Đại Nguyện mỗi ngày 10 lần, liên tục 10 ngày, lời nguyện như sau :
” Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát !
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát !
Nam Mô Mười Phương Ba Đời Chư Phật !
Con xin đem hết thảy căn lành của con , nguyện từ nay đến tột kiếp vị lai con sẽ độ thoát cho tất cả chúng sinh khắp pháp giới mười phương đều sẽ chứng thành Phật quả , trọn không thiếu sót một chúng sinh nào . Xin Mười Phương Ba Đời Chư Phật chứng minh ”
Rồi hồi hướng công đức phát nguyện đó cho vong nữ kia được siêu thoát, dứt khỏi mọi khổ đau . Mỹ liền thực hiện theo , trong khoảng thời gian này cô không còn thấy vong nữ kia theo mình nữa . Được hai ngày một truyện lạ lại xuất hiện.
Chiều hôm đó, chợt chồng của Mỹ đánh thức cô dậy . Sắc mặt chồng cô rất lạ, mặt cứ ngây ra, nói với cô :
– Em làm việc gì cũng phải kiên trì, duy trì liên tục, lời đã hứa thì cố gắng giữ, đừng có lúc nhớ lúc quên.
Mỹ cũng ngây ra , chẳng hiểu chồng mình đang nói chuyện gì
Chồng cô lại nói tiếp :
– Em đã hứa sẽ tụng niệm cầu sám hối , cầu siêu cho người ta mà sao em không làm hết sức cho trọn vẹn. Em cầu siêu mà sát sinh , công đức chưa thành , tội nghiệp đã dày nặng .
– Em mấy bữa nay ăn chay mà sao lại gọi là sát sinh ?
– Tối hôm thứ 6, em thấy mấy con kiến bò thành dây trên tường. Lúc ấy em đã nghĩ đến chuyện giết chúng để chúng không đốt con em. Sáng nay em đã dùng bình xịt diệt côn trùng giết không biết bao nhiêu kiến chết ngạt . Em đừng có sát hại vô cớ, kiến đến là do e vệ sinh nhà cửa không sạch , chứ không phải tự nhiên chúng đến .
Khi ấy Mỹ mới nghĩ ra quả là khi sáng cô có dùng bình xịt để diệt kiến . Cô liền hỏi lại :
– Em sẽ sám hối việc này. Nhưng nói cho em làm sao anh biết việc đó ?
Thay vì trả lời câu hỏi này , chồng Mỹ lại tiếp tục giảng giải :
– Khi học tu thì phải tu từ tâm trước, tâm thiện rồi sẽ làm việc thiện, tâm không sáng làm việc sẽ không rõ ràng , tâm mù quáng làm nhiều việc xấu thì nghiệp phải mang .
– Em hiểu rồi , em sẽ sửa đổi và cố gắng hơn .
– Em hãy vì lời hứa mà giữ tâm trong sạch , độ người giải thoát cũng là độ mình được vãng sinh Cực Lạc .
– Sao hôm nay anh lạ quá vậy ?
Câu trả lời chỉ là sự im lặng , chồng cô cứ im lặng như vậy rất lâu , từ chiều cho tới tối, có người bạn qua chơi mới trở lại tự nhiên như cũ . Lấy làm lạ , Mỹ lại cố gắng hỏi anh thêm lần nữa :
– Sao hôm nay anh nói nhiều điều hay vậy ?
– Em cứ lảm nhảm cái gì anh không hiểu . Anh có nói gì đâu ? Sao em hỏi hoài vậy ?
Thực ra , đó là một vị Thần , hoặc một vị Thánh nào đó , muốn nhắc nhở Mỹ kịp thời, nên đã dựa vào thân chồng của cô mà răn dạy . Thực sự phải là người căn duyên rất lớn với Đạo mới được sự gia hộ , dẫn dắt như vậy. Từ hôm đó, cô càng tinh tấn hơn, tụng nhiều kinh và sám hối để hồi hướng cho vong nữ kia mau siêu thoát.
Trải qua 10 ngày , vừa phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề, vừa tụng kinh Địa Tạng, sám hối hồi hướng cho vong nữ kia . Vào khuya ngày 7/11/2015, Mỹ thấy vong nữ ấy xuất hiện trở lại , nhưng không còn sự đau khổ như trước nữa . Thay vào đó là khuôn mặt sáng ngời và thanh thản ( lần này Mỹ thấy vong nữ ấy rõ hơn mọi lần )
Vong nữ đó đến cầm tay Mỹ, và bọn họ nói chuyện ( không phải nói chuyện bằng miệng như ta vẫn nói , mà nói trực tiếp từ ‘tâm qua tâm’ )
Qua cuộc trò truyện ” tâm qua tâm ” này , Mỹ biết được vong nữ theo mình bấy lâu tên là Nguyễn Như Tâm.
Trong kiếp trước, Tâm đã hành nghề chuyên nạo phá thai cho người khác , thường dùng những máy, dao, kéo, đồ gắp, dụng cụ sắc nhọn để cắt nhỏ thai nhi rồi lấy ra . Vì tội này nên Tâm phải vào cảnh giới địa ngục khủng khiếp đó .
Đây là nơi chứa các tội hồn hay dùng vật sắc nhọn gây đau đớn , thống khổ cho người khác, phải vào nơi đây , lấy tay như những con dao sắc nhọn tự cào xé mình , đau đớn không sao tả siết .
Cũng trong kiếp trước, hai người là bạn, một lần Mỹ có hứa với Tâm rằng
” Khi có khổ đau cứ tìm tới tôi ”
Chính vì câu nói này mà Tâm đã tìm được và đi theo Mỹ, chờ đủ nhân duyên để mình được cứu . Nhân duyên hội đủ là khi Mỹ bắt đầu tụng Kinh , chuyên tâm sám hối. Khi cô bắt đầu phát tâm Bồ Đề và tụng Kinh hồi hướng cho Tâm, Tâm dần dần buông bỏ được cái chấp mê vào thân xác giả tạm này , buông bỏ được cái ” Tôi ” để hướng về sự thanh thản . Khi không còn luyến tiếc, chấp trước gì nữa thì đau khổ cũng không còn . Tâm đã thấy được ánh sáng hiện ra…
Tâm nói lần cuối gặp gỡ này , tha thiết xin Mỹ cùng nhiều người tụng niệm cho Tâm được giải thoát hẳn khỏi thế giới đó và được siêu thoát về cõi lành.
Tâm vô cùng cảm kích sự giúp đỡ của cô, nếu không nhờ có người tạo công đức rồi hồi hướng cho, các chúng sinh đọa đày nơi cảnh giới này chẳng biết đến kiếp nào mới được thóat ra. Ở nơi khủng khiếp ấy, họ tha thiết vạn lần mong ngóng thân nhân, hay bậc đại từ đại bi nào đó phát tâm vì họ mà tu tạo công đức, cứu họ thóat khổ. Tâm cũng cho biết thêm rằng cô đã gieo được những chủng tử Phật vào tâm, cầu mong những kiếp sau được trợ duyên, sớm ngày ngộ đạo.
Ngày hôm sau , Mỹ liền đến gặp Hội Phật Tử , nhờ mọi người cùng nhau tụng niệm để hồi hướng cho Tâm. Còn cô tiếp tục hàng ngày tụng Kinh cầu siêu như mọi khi . Khoảng một tháng sau, Mỹ nằm mơ thấy Tâm, trong giấc mơ đó, cô thấy Tâm đang ở trong một cảnh giới ngập tràn hoa rất đẹp, và Tâm nói cô sắp được sinh về cõi này.
Tỉnh giấc, Mỹ thấy lòng mình hết sức hoan hỉ và thanh thản. Cầu cho Như Tâm sớm sinh về cõi lành , thân tâm an lạc , sớm ngày viên thành Phật Đạo .
Quang Tử
A Di Đà Phật.
Xin cảm ơn bạn Nguyễn Mây đã cho YC đọc một câu chuyện có thật rất hay.
Cho mình hỏi mình nghe là cạnh tranh là không lành mạnh với lại theo những gì mình thấy mình nghĩ là Phật tử hình như không được kinh doanh không biết có phải không? Tại mình có đam mê 1 ngành nghề cũng có liên quan đến kinh doanh nên mình hỏi cho chắc ăn
A Di Đà Phật. Nếu bạn cảm thấy công việc của bạn đang định theo đuổi không hại người, không hại chúng sinh thì hãy cứ theo đuổi. Mỗi người một đam mê riêng, quan trọng là có cái TÂM là được, thích thì cứ theo. Chúc bạn thành công. A Di Đà Phật
Bạn My thân mến,
Mình xin chia sẽ với bạn trang web này để tham khảo:
http://vuonhoaphatgiao.com/phat-phap/giao-phap/loi-phat-day-ve-dao-duc-trong-kinh-doanh/
Nam Mô A Di Đà Phật!
Cảm ơn các đạo hữu mình hiểu rồi hm cho mình hỏi 1 câu nữa về đoạn mình tìm thấy trên trang web
“Phật pháp gọi là nội học, thời thời khắc khắc tự mình quán sát, không nên đi nhìn người khác, phải tiêu trừ mâu thuẫn trong nội tâm thì tâm của anh mới được thanh tịnh”
Thì mình có khuyết điểm mình khi niệm Phật không buông xả được mà mình lại sợ theo vọng nên nhiều lúc mình cũng không biết tiêu trừ mâu thuẫn trong tâm hay khiếm tâm an được hết.
Các đạo hữu ơi cho mình tâm sự chuyện này mình biết là người đi theo những bước chân , nhữg lời dạy của Đức Phật là không nên như thế này nhưng mình không buông được.
Trong lớp mình có 1 bạn nam lúc đầu mình có mê bạn vì thấy bạn đẹp trai bà mình nhiều lần cũng cố lơ và niệm Phật nhưng nó vẫn cứ xuất hiện thêm lần khác nữa và dạo gần đây mình thừa nhận mình không thích bạn đó. Nói chung ban đầu 2 đứa quý nhau lắm nhưng năm lớp 10 mình đã có lần làm sai với bạn mình đã khiến cho bạn đó nghĩ mình nhiều chuyện và năm lớp 11 giờ mình thừa nhận mình cũng đã có lần mắc lôzi sai với bạn đó nữa nói chung khiến cho bạn đó nghĩ mình ” đụng chạm” nhưng cái vấn đề đây là bạn đó không tha thứ gì cho mình hết vẫn vui cười với mình giờ và thậm chí có những lần mình chỉ nói giỡn với bạn bạn đó quay qua hoặc có khi mình còn cảm nhận bạn đó cười khinh đằng sau mình và mình chắc chắn là mình không hề nhạy cảm chuyện này. Với lại lúc đầu bạn này cũng có mấy lần tính nhờ vả mình nhưng mình không thích làm rõ ràng có tay có chân chả bận gì sao không tự làm? Mình thừa nhận cảm giác của mình giờ là có hơi sợ bởi mình không phải là người có mối quan hệ rộng, không tiếng nói nói chung ứng xử kém thiếu kỹ năng mềm nên mình không biết đối phó sao cho bạn đó phải tôn trọng mình thậm chí có lần mình xin bố mẹ cho mình đi du học sớm chứ ở trong lớp này bạn này cũng rất “săm soi” tới mình kiểu như rất để ý tới người khác mình không thích như vậy thực sự kiểu như đã không ưa mà trước mặt cười cười mình thấy rất giả tạo mình chỉ muốn tránh xa khỏi con người này.
Mình cũng đã niệm Phật bất quá nó chỉ tạm lặng chút xíu rồi lần khác nó lại trỗi cho dù mình biết đây là luật nhân quả đi chăng nữa mình không buông được. Mình cũng nghĩ tới chuyện tránh nó tỏ thái độ không muốn gần luôn nhưng mình không muốn ai cũng biết kiểu mình hơi khép kín với lại là phật tử phải đối nhân xử thế = chân tâm nhưng khó quá cái ý niệm ghét người này của mình từ thô có thể dẫn tới vi tế. Mình thực sự không biết làm thế nào nữa. Xin các đạo hữu giúp mình.
Làm Cách Nào Để Chuyên Tâm Niệm Phật?
Chúng ta nghe câu chuyện về người thợ vá nồi, một câu Phật hiệu niệm mệt bèn nghỉ ngơi, nghỉ xong lại tiếp tục niệm. Chúng ta rất ngưỡng mộ, rất muốn học theo và bắt chước ông ta. Người xưa miêu tả:
“Bách bát luân châu lục tự Kinh,
Tiêu ma tuế nguyệt độ quang âm”.
Trăm lẻ tám hạt châu dùi mài câu Kinh sáu chữ,
Tiêu mòn ngày tháng chẳng uổng thời gian trôi qua.
Nhưng lúc thật sự làm chuyện này, chúng ta làm chẳng nổi. Lúc vừa khởi đầu thì rất tinh tấn, dần dần trở nên giải đãi. Giải đãi, cứ thường giải đãi, cuối cùng thất bại không phấn chấn khắc phục được nữa. Đối với chuyện thường giải đãi, Ấn Quang Đại Sư có dạy: “Lý do quý vị giải đãi vì chẳng suy xét cho kỹ sự khổ trong tương lai. Nếu có thể cân nhắc và suy xét cho kỹ, sẽ chẳng đến nỗi giải đãi mãi”.
Đó là vì tâm sanh tử chẳng tha thiết, chẳng suy xét cho kỹ: Nếu chẳng Vãng Sanh, sự thống khổ đời sau khi đọa vào ba đường ác sẽ dễ sợ vô cùng. Do vậy, Ấn Quang Đại Sư dạy cho chúng ta bí quyết niệm Phật:
Dán một chữ Chết trên trán.
Chữ Chết này có ý nghĩa ẩn kín vô cùng sâu sắc. Người xưa có câu “Chưa thấy quan tài chưa rơi lệ”. Người đời nay nhìn thấy quan tài cũng không rơi lệ, chẳng sợ chết, chẳng sợ luân hồi! Đồng tu chúng ta thường đi trợ niệm cho người khác, nhìn thấy tình huống đau khổ của người sắp lâm chung, thường có tâm cảnh giác, âm thầm hạ quyết tâm “Lần này về nhà tôi nhất định sẽ buông xuống vạn duyên, niệm Phật đàng hoàng”. Nhưng rồi qua vài hôm sau, tật cũ cứ hiện ra, đáng nên bận rộn những chuyện không đâu thì vẫn bận rộn những chuyện ấy. Kết quả ra sao? Chết đi đáng luân hồi như thế nào, thì vẫn luân hồi như thế ấy. Do vậy, Tổ Sư dạy chúng ta dùng chữ “Chết” này để tự nhắc nhở chính mình “Sanh tử là chuyện lớn”. Lão Nhân Gia dạy chúng ta ngắn gọn như sau:
Muốn tâm chẳng tham đắm chuyện bên ngoài, hãy chuyên niệm Phật. Chẳng thể chuyên, phải bắt nó chuyên. Niệm không được, phải ép cho nó niệm được. Không thể nhất tâm, ép cho nó nhất tâm… Cũng chẳng có phương pháp gì đặc biệt. Chỉ lấy một chữ “Chết” dán lên trán, dán rủ lên mi. Trong tâm thường nghĩ: Chúng ta từ vô thỉ kiếp cho đến nay, tạo ra các ác nghiệp vô lượng vô biên. Giả sử ác nghiệp đó có thể tướng, mười phương hư không cũng chẳng thể dung chứa. May mắn làm sao, đời này được thân người, lại được nghe Phật Pháp, nếu không nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương, khi một hơi thở ra không hít vào được nữa, nhất định sẽ rơi vào lò than, vạc dầu, rừng kiếm, núi đao trong địa ngục, chịu khổ chẳng biết trải qua bao nhiêu kiếp. Lúc ra khỏi địa ngục rồi lại phải đọa vào cõi ngạ quỷ, bụng to như biển, cổ họng nhỏ như kim, đói khát nhiều kiếp, cổ họng thiêu đốt, chẳng nghe đến danh từ “Tương hay nước”, hiếm có khi nào được no lòng. Từ cõi ngạ quỷ thoát ra, lại phải làm súc sanh, để cho người ta cưỡi, hoặc cho người ta nấu nướng. Dù cho có được thân người, cũng ngu si, vô tri, chỉ biết tạo nghiệp, chẳng biết tu thiện, chẳng được mấy mươi năm lại phải đọa lạc trở lại. Trải qua số kiếp nhiều như cát bụi, luân hồi trong lục đạo. Tuy muốn thoát lìa, nhưng không thể được”. Nếu có thể nghĩ như vậy, những gì mong cầu nói trên liền có thể được.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG.