Người tu niệm Phật muốn sanh về Tịnh Độ, phải thường suy nghĩ thế gian tất cả đều vô thường, có thành tất có hoại, có sanh ắt cỏ tử.
Nếu không tận tai nghe pháp Phật thì bỏ thân, nhận thân xoay vần trong ba cõi, bốn loài, sáu đường, không biết bao giờ được giải thoát. Nay ta có nhân duyên được nghe chánh pháp, được tu Tịnh nghiệp, nếu chỉ chuyên niệm Phật thì lúc xả bỏ báo thân này sẽ được vãng sanh Tịnh Độ, vào trong thai sen cảm nhận sự vui thích, thoát hẳn sanh tử, chẳng còn thối chuyển nơi đạo Bồ đề. Đó là việc mà bậc đại trượng phu có thể làm trong một đời.
Lúc vừa có bệnh tật, cần phải hướng về phía trước, thân tâm thản nghiên chớ nghi ngờ lo lắng, nên ngồi ngay ngắn hướng về phương Tây, chuyên tâm tưởng Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí và vô số vị hóa Phật hiện đang ở trước mặt, nhất tâm xưng niệm Nam Mô A Di Đà Phật, niệm mãi không ngừng. Đối với tất cả việc ở thế gian không nên nghĩ nhớ, không được tham luyến. Nếu tâm niệm ấy sanh khởi, chỉ cần gấp rút xưng danh hiệu Phật, trong mỗi niệm mỗi niệm diệt trừ tội lỗi nghiệp chướng.
Nếu người bệnh hôn mê không thể tự niệm thì người săn sóc bệnh nhân nên dùng phương tiện khéo léo khuyên bảo nhắc nhở. Dụng tâm trợ giúp như thế thì đến khi người ấy qua đời, chỉ một niệm này quyết định vãng sanh Tịnh Độ. Nếu mạng chưa hết tự nhiên sẽ được an lành, cẩn thận chớ vọng khởi tâm lưu luyến thế gian. Nếu phải sống tự nhiên được sống, nếu phải chết tự nhiên sẽ chết, chỉ cần được vãng sanh, nghi ngờ lo lắng mà chi! Nếu hiểu lý này, cũng như cởi bỏ áo xấu để mặc áo tốt, vừa bỏ thân phàm liền lên đất Phật. Thật là kỳ lạ thay! Vĩ đại thay! Cùng tột thay! Hoặc nghe thiên nhạc, hương mầu, hoặc thấy sen vàng tòa báu. Đó chính là cảnh Thánh hiện tiền, thận trọng chớ nghi ngờ là ma sự!
Trong kinh nói: “Người tu Tịnh nghiệp nương nguyện lực của Phật, lấy việc quán tưởng tướng hảo của Phật làm cảnh, giống như người ở gần Đế vương thì ai dám xâm phạm. Huống chi Phật A Di Đà có sức mạnh đại trí tuệ, có sức mạnh đại Tam muội, có sức mạnh đại oai thần, có sức mạnh lớn phá dẹp tà vạy, có sức mạnh lớn hàng phục quân ma, có sức mạnh thiên nhãn thấy xa, có ức mạnh thiên nhĩ nghe xa, có sức mạnh tha tâm thông soi thấu suốt, có sức mạnh ánh sáng chiếu khắp thâu nhận chúng sanh, có sức mạnh vô lượng công đức tối thắng chẳng thể nghĩ bàn. Như thế, lẽ nào chẳng thể hộ trì người tu niệm Phật, đến lúc lâm chung khiến không có ma chướng vãng sanh Tịnh Độ hay sao?”
Như thế, thật đáng gọi là:
Xương tan, thịt nát chưa đền xong
Một câu thấu suốt siêu ngàn ức.
Trích: Liên Tông Bảo Giám
Đại Sư Ưu Đàm
Thích Minh Thành dịch
A Di Đà Phật
Con nguyện vãng sanh Cực Lạc đời này
Mọi sự thế gian đều chỉ như bóng trăng trên mặt nước
Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa ở đất nước có nền phật giáo nguyên thủy chính là tại vùng đất Ấn Độ cổ có một người đàn ông nhận thấy thế sự vô thường, xuất tâm đi tìm con đường giải thoát, nên đã quy y Tam Bảo gia nhập tăng đoàn khất thực khổ hạnh tu hành.
Tuy đã xuất gia, nhưng tâm trần còn rất nặng. Ông thường tắm nước nóng và dùng dầu thơm để sát lên thân thể. Khi đi xin ăn, ông cũng lựa chọn những nhà giàu để xin, tâm hồn bị chôn vùi sâu trong vật chất, như bị dây mơ trói thân thể vậy, không lúc nào tự tại. Mặc dù trên hình thức đã thụ giới, nhưng về hành vi và cảnh giới cách thánh đạo Niết Bàn còn quá xa.
Một hôm, khi đang chuẩn bị đi ra ngoài khất thực, vị sư này thấy các tỳ kheo bàn tán sôi nổi về một Tôn giả có tên là Upagupta, một nhà sư nổi tiếng đạo hạnh cao thâm, đang trú ngụ tại nước Ma La. Vị tỳ kheo mới xuất gia này rất tò mò về tôn giả Upagupta nên quyết định tới diện kiến.
Vừa nhìn thấy vị tỳ kheo, Tôn giả Upagupta liền hỏi: “Ông không quản đường xá xa xôi tới đây làm chi?”.
Vị tỳ kheo trả lời: “Tôi mộ danh ngài mà tới. Mong được nghe Tôn giả từ bi khải thị yếu chỉ Phật Pháp”.
Tôn giả Upagupta quan sát vị tỳ kheo một lúc, biết người này căn cơ thâm hậu, chẳng qua vẫn còn bị ái dục trói buộc nên mới thành ra như vậy, bèn hỏi: “Ông có thể hoàn toàn nghe theo lời giảng của ta, chấp nhận giáo huấn của ta, chiểu theo ý chỉ của ta mà làm hay không?”.
Vị tỳ kheo dập đầu trả lời: “Tôi nhất định có thể, hết thảy đều chiểu theo lời dặn dò mà làm”.
“Nếu ông có thể sinh tín tâm, trước tiên ta sẽ dạy ông thần thông, sau đó thuyết Pháp cho ông”, Tôn giả Upagupta cười nói.
“Học thần thông trước, tuyệt quá” vị tỳ kheo sung sướng reo lên.
Sáng sớm hôm sau, tôn giả Upagupta dẫn vị tỳ kheo lên núi, trước tiên dạy ông học tập thiền định sau lại dặn ông phải tuyệt đối phục tùng mới có thể đắc chính quả. Sau khi thuyết giảng một hồi, Tôn giả Upagupta vận dụng lực thần thông, hóa ra một cây đại thụ, rồi bảo: “Ông cần phải trèo lên cái cây này”.
Vị tỳ kheo “dạ” một tiếng rồi nhanh chóng trèo lên cây đại thụ. Lên được nửa chừng, cảm thấy thấm mệt, vị tỳ kheo liền dừng lại, lấy vạt áo lau mồ hôi, bất giác nhìn xuống thì không khỏi giật mình khi thấy một cái hố lớn xuất hiện ở dưới đó từ khi nào, sâu không thấy đáy.
Tôn giả Upagupta ngồi đả tọa ngay cạnh miệng hố, cười bảo: “Giờ hãy thả hai chân của ông ra”. Vị tỳ kheo run cầm cập, không biết phải làm sao, đành cắn răng, buông thõng hai chân.
“Buông nốt hai tay của ông ra nữa”, Tôn giả Upagupta cất tiếng.
Vị tỳ kheo “dạ” một tiếng nhưng rồi cũng chỉ dám buông một tay.
Tôn giả hối thúc: “Ông hãy buông nốt cả tay kia ra”.
“Nếu lại bỏ tay ra, sẽ rơi xuống hố mà chết”, vị tỳ kheo sợ hãi.
Tôn giả nói: “Ông đã có lời ước hẹn với ta, hết thảy tuân theo dạy bảo của ta, giờ lại hối hận rồi sao?”.
Vị tỳ kheo không còn cách nào khác, đành buông tâm không nghĩ gì nữa, vừa buông tay kia ra liền rơi vào cái hố sâu, vừa sâu hoắm vừa đen ngòm. Lúc này ông hồn xiêu phách lạc, toàn thân lạnh ngắt, nhưng khi mở mắt ra nhìn thì thấy cái cây và chiếc hố đã biến đâu mất, chỉ thấy Tôn giả Upagupta đang ngồi trước mặt mình, nhìn ông một cách từ bi: “Giờ ta hỏi ông, khi ông rơi xuống cái hố đó, ông còn thấy thế gian có gì đáng để thích nữa không?”.
Vị tỳ kheo trả lời: “Tôn giả, đã tới bước ngoặt sinh tử, hết thảy đều không còn gì ưa thích nữa”.
Tôn giả từ bi nói: “Là như thế. Hết thảy mọi thứ thế gian đều là hư ảo hết. Khi sắc thân ảo diệt, ái dục cũng theo đó mà ảo diệt. Nếu ông có thể nhìn thấu sắc thân vô thường, thoát khỏi ái chấp trói buộc, thì sẽ giải thoát khỏi nó. Ưa thích là căn nguyên của phiền não sinh tử, hãy cẩn thận với nó, tinh tấn tu hành, chớ mất bản tâm, sẽ thành chính Đạo”.
Vị tỳ kheo lúc này đột nhiên tỉnh ngộ, từ đó tĩnh tâm suy ngẫm, chuyên cần tinh tấn, cuối cùng chứng đắc quả vị La Hán.
Đôi lời cùng bạn quý:
Trong thế giới đang tôn sùng vật chất này thử hỏi ai không ngày đêm mong mỏi suy nghĩ về tiền tài, tiện nghi vật chất? Trong lúc chúng ta liên tục truy cầu vật chất và hư vinh ngoại thân và chưa có thì chúng ta đã và đang mệt mỏi và phí hoài tuổi thanh xuân cho những hư vinh. Để rồi ta lại quên mất quy luật rằng khi con người rời bỏ thế gian này thì cũng chẳng mang theo được gì. Vạn vật và nhân thế đều như ảo mộng. Nhìn thì như cầm chắc trong tay nhưng cũng tiêu tan như chộp không khí mà chẳng giữ được gì.
Ai cũng biết cuộc sống là mộng ảo nhưng không ai có thể thoát khỏi những cám dỗ của danh – lợi – tình. Chỉ khi đến hơi thở cuối đời, người ta mới nhận ra rằng tất cả những truy cầu trước kia đều trống rỗng, hư không. Càng tham đắm mải miết kiếm tiền, đuổi theo danh vọng hư ảo thì càng nhiều đau khổ. Vì thế hãy xem nhẹ vật chất, xem nhẹ mọi dục vọng để sống với tâm hồn thanh bạch và thản đãng, được như vậy bạn sẽ là người giàu có nhất thế gian.
Thực ra, phú quý hay bần tiện trên thế gian cũng như một dòng nước chảy. Nó không ngừng thay đổi vào mỗi thời khắc. Tất cả mọi thứ giống như là bóng trăng trên mặt nước. Mặc dù chúng ta theo đuổi những điều này không biết mệt mỏi, chúng ta thấy rằng cuối cùng chúng chỉ là tạm thời. Không có gì trong những thứ này là điều quan trọng nhất trong đời người cả vậy.
Chân Tâm
Nếu thấy người khác sai, tức tự mình sai rồi!
Biết rõ tập khí, lỗi lầm của mình, tức là khai ngộ. Quý vị không mê hoặc, mỗi ngày đều có thể phát hiện những căn bệnh tập khí của chính mình, đó là khai ngộ hằng ngày. Tập hợp khai ngộ nhỏ thì thành đại khai ngộ, góp đại khai ngộ lại tức thành đại triệt khai ngộ. Nhưng sau khi khai ngộ rồi, điều quan trọng nhất là phải tu hành. Đem những lỗi lầm, tập khí tu chỉnh lại, đó là tu hành. Tu hành thật ra là chỉnh sửa tất cả những hành vi sai trái. Ở đâu để tu hành? Tu từ chỗ khởi tâm động niệm. Biết rõ sự sai trái của mình là giác ngộ, sửa chữa lỗi lầm của mình là chân tu…
Lục Tổ nói rất hay “Nhược chân tu đạo nhân, bất kiến thế gian quá. Nhược kiến tha nhân phi, tự phi khước tương tả” (Nếu là người tu đạo chân thật thì sẽ không nhìn thấy lỗi lầm của thế gian (người khác). Nếu thấy người khác sai, tức tự mình sai, “Tả” theo hướng đọa xuống). Thời xưa ở Trung Quốc, bên phải tiêu biểu cho hướng lên, bên trái tượng trưng cho hạ xuống… Thấy sự phải trái của người khác, thì tự mình đã bị rơi xuống, vì tâm của mình không thanh tịnh, không bình đẳng, tự cho là đúng. Nhất định phải hiểu rõ đây là căn nguyên của tất cả tội ác.
Trích: Niệm Phật Thành Phật
Pháp sư Tịnh Không
Câu chuyện từ địa ngục trở về mới biết cõi âm là có thật
Đây là một câu chuyện có thật, xảy ra ở vùng ngoại ô của một huyện thuộc thành phố Giai Mộc Tư, Trung Quốc hiện nay. Những trải nghiệm chân thực dưới địa ngục đã được người chú của tác giả tiết lộ, một lần nữa khiến chúng ta không thể ngờ vực về sự có thật của linh hồn, quỷ thần.
Đó là vào mùa xuân năm 1942, khi đó người chú thứ 3 của tôi mới hơn 20 tuổi, là công nhân cục đường sắt Giai Mộc Tư ngày nay. Có một ngày kia, bỗng nhiên chú phát sốt rồi nằm mê man, bất tỉnh nhân sự hơn 20 ngày liền.
Người nhà đã chuẩn bị hậu sự cho chú ấy. Nhưng một buổi sáng sớm nọ, chú ấy đột nhiên tỉnh lại. Người nhà mừng rỡ, liền đút chút nước và cháo cho chú ấy, chưa đến mấy hôm thì chú ấy đã khỏi hẳn.
Một ngày kia, bố tôi nói với chú rằng: “Mấy ngày chú hôn mê, lão Phan, người thuê nhà của chúng ta đã chết rồi!”. Chú ấy nói: “Em biết”.
Bố tôi ngạc nhiên hỏi chú rằng sao lại biết. Chú nói:
– Lúc truyền gọi lão Phan em cũng đã đi rồi
– Chú đi đâu? – bố tôi vặn hỏi.
Chú ấy thấy bố tôi vặn hỏi, thì liền không nói nữa. Về sau bố tôi cảm thấy bên trong hẳn có uẩn khúc gì đó, cứ không ngừng vặn hỏi chú ấy mãi, cuối cùng không che giấu được, chú đành phải kể ra:
– Ngay cái buổi tối hôm em ngã bệnh thì có hai quỷ sai đã dẫn em đến một nơi dưới âm phủ. Căn phòng không rộng lắm, có một cái bàn, trên bàn đặt một quyển sổ lớn, bên cạnh bàn có một phán quan ngồi ở đó. Trên bàn treo đầy danh thiếp với những tấm bảng lớn nhỏ được úp lại, hình như là bộ môn quản lý hộ khẩu nơi âm gian. Quỷ sai đi đi lại lại đưa những người đến nơi đây đăng ký, sau đó lại dẫn họ đi mất, bận rộn một hồi, trong phòng chỉ còn lại mình em. Quỷ sai đó nói: ‘Đi đi, dẫn hắn đi xem thử’. Nói xong hai quỷ tốt liền dẫn em đến bên một con đường tối tăm, bảo em hãy nhìn về phía trước và không được nói chuyện.
Em vừa nhìn theo phương hướng mà tay ông ta chỉ, thì không khỏi giật mình. Thì ra ở chỗ cách chỗ em không xa có hai con chó lớn như trâu bò. Không lâu sau, phía trước có một người đi đến, thân hình cao lớn, mắt to mày rậm, trên mặt còn có một vết sẹo, tướng mạo hung tợn, nghênh ngang đi đến. Bỗng nhiên hai con chó lớn nhảy lên một cái, bổ nhào về phía ông ta, không ngừng cắn xé, người đó kêu la thảm thiết, quằn quại đau đớn, khiến em sợ đến nhắm tịt mắt lại.
Một lúc sau, người đó không kêu la cũng không động đậy gì nữa, hai con chó xé xác ăn thịt ông ta, ăn xong liền gặm xương tha đến nơi cách đó không xa, xương người trắng lòa chất thành một đống rất cao. Hai con chó quay trở về, liếm sạch hết máu còn sót lại trên mặt đất, rồi lại nằm ở chỗ cũ.
Một lúc sau lại có một người nữa đi đến, mặt mày hiền từ, ăn mặt giản dị, trong tay cầm tràng hạt. Lúc này toàn thân em run rẩy, mở to mắt theo dõi. Chỉ thấy người đó tiến lại gần, hai con chó kia không hề động đậy, giống như là đã ngủ say vậy, em nghĩ bụng rằng chắc là do con đã ăn no. Một lúc sau, lại có một người đi đến, người này rất mập, toàn thân đen bóng, trên thân còn dính thịt vụn. Em lặng lẽ quan sát, khi người đó gần đến nơi, hai con chó lại đột nhiên lao đến, đẩy người đó ngã xuống rồi cắn xé …
Lúc này quỷ sai hỏi: ‘Đã nhìn thấy chưa?’.
“Nhìn thấy rồi”- em lắp bắp. Tiếp đó quỷ sai liền dẫn em đi. Một lúc sau lại cảm thấy có một mùi hôi thối nồng nặc xông thẳng vào mũi, đến gần xem thử thì ra là bên trong có một hồ rất lớn toàn là máu- phân- nước tiểu, trong ánh sáng lờ mờ nhìn thấy bên trong đó có rất nhiều người, nam nữ già trẻ chìm chìm nổi nổi, hai tay giãy dụa, chỉ cần hễ mở miệng, máu phân nước tiểu liền đổ dồn vào trong miệng.
Lúc này quỷ tốt nhìn em, rồi chỉ vào những người bên trong nói: ‘Những người này đều là khi còn sống làm gái điếm, lừa đảo buôn người, lừa gạt tiền tài người ta, tham ô cưỡng đoạt, bắt cóc tống tiền và mở những nơi phục vụ chuyện dâm loạn, v.v..’. Em không dám lên tiếng, sợ hắn cũng đẩy em vào trong đó.
Lúc này quỷ sai lại hỏi em đã nhìn thấy chưa, em vội vàng nói ‘nhìn thấy rồi’. Nói xong bọn em liền rời khỏi nơi đó. Lại đi đến một nơi, chỉ thấy phía trước từng hàng từng hàng người bị lột sạch quần áo, cột trên cột trụ, dưới đất mọc đầy cỏ màu đỏ.
Chúng em đi đến trước một người vừa trắng vừa mập có cái bụng rất lớn bị trói. Một quỷ dữ trên đầu mọc ba sừng, nhe răng cầm một con dao bén đứng ở đó, nhìn thấy bọn em bèn dùng dao vỗ vỗ vào bụng người đó nói: ‘Dạ dày anh ta thật không được sạch sẽ lắm’.
Nói xong quỷ sai chọc dao vào trong bụng anh ta, kéo mạnh xuống dưới, toàn bộ cái bụng bị tách ra, dạ dày ruột theo đó mà rơi ra, mặt đất toàn là máu đỏ tanh hôi. Có mấy con chó màu đen bên cạnh tranh nhau giành ăn, dạ dày ruột tuy bị tuột ra, nhưng phía bên trên thông với quả tim vẫn không rời khỏi thân thể, bị những con chó tranh nhau dùng miệng nào lôi nào kéo, thật là đau đớn không kể xiết, thảm thương đến chẳng dám nhìn. Sợ quá em nhắm tịt mắt lại, người đó kêu la thảm thiết rồi chết đi.
Quỷ sai hỏi em: ‘Đã nhìn thấy chưa, nhà người chẳng phải không tin báo ứng, muốn đi làm ăn cướp hay sao?’.
Em nói: ‘Nhìn thấy rồi, tôi không làm ăn cướp nữa đâu!’.
Nói xong bọn em lại đi đến một nơi khác, chỉ nghe một vùng kêu la thảm thiết, đầu trâu mặt ngựa đang dùng móc sắt cạy miệng của một người ra, rồi lại móc lưỡi của người đó, dùng con dao sắc bén cắt đứt cái lưỡi, máu nhuộm đỏ lồng ngực. Tuy vậy quỷ sai vẫn còn chưa ngừng tay, lại dùng cái khoan sắt khoan xuyên qua hai bên má, rồi lấy sợi tơ cột lên trên cột, thê thảm vô cùng. Nhìn thấy cảnh này, quỷ sai nói rằng: ‘Không tin vào lời nói thật, phỉ báng Phật Pháp khó tránh khỏi chế tài luật pháp cõi âm, đây thật là đúng người đúng tội, tự làm tự chịu’.
Sau đó bọn em lại đi đến một nơi khác, có địa ngục móc mắt, có địa ngục vạc dầu, có địa ngục moi tim, có địa ngục năm xe phanh thay, có địa ngục nước sôi luộc tay, có địa ngục dây thép đâm xuyên miệng, có địa ngục quỷ đói, có địa ngục bào cách (đốt da người), còn có hang khói lửa dài 40 dặm dành cho những người hút thuốc …
Cuối cùng lại dẫn em trở về nơi ban đầu, vừa đi vào cửa phán quan đó liền hỏi: ‘Đã nhìn thấy chưa?’. Nói xong ông ta lại chỉ về tấm bảng được lật lại trên tường nói với hai quỷ sai rằng: ‘Đi dẫn người này đến đây, cũng dẫn anh ta đi theo’.
Cứ như vậy em và hai quỷ sai đi một lúc lại đến một cổng nhà, em nhìn thử thấy đây không phải là nhà của chúng ta sao? Lẽ nào là bố mình đã hết thọ mệnh rồi? Lúc này bọn em đi vào trong sân nhà, chỉ thấy hai quỷ sai chạy xuống căn nhà phía dưới, chính là hộ nhà họ Phan thuê nhà của chúng ta. Em theo quỷ sai đi vào nhà, sau khi đi vào nhà thì tìm một xó núp ở đó. Chỉ thấy lão Phan nằm trên giường lò, trong phòng có không ít người, bạn già của ông ngồi ở bên cạnh. Qua một lúc những người đó đều đi ngủ cả, chỉ còn lại vợ của lão vẫn ngồi ở đó, lại qua một lúc bà ấy cũng ngủ gật.
Lúc này một quỷ sai nhẹ nhàng đi đến bên cạnh lão Phan, từ trong người móc ra một cái gương nhỏ, chiếu vào thân lão Phan một cái, rồi đút vào trong ngực. Lại thò tay đến phía dưới đầu của lão Phan ra sức lắc lắc rồi nói: ‘Dậy đi, dậy đi nào’.
Lão Phan tỉnh dậy, xuống giường chỉ mang một chiếc giày, trên cổ bị trói bằng xiềng xích, lôi sang một bên. Lão Phan nhìn thấy em muốn trò chuyện cùng em, em liền lảng tránh ông ấy. Lúc này vợ của lão Phan tỉnh lại, luôn miệng kêu la: ‘Ông ơi! Ông ơi!’. Những người đang ngủ bị đánh thức, thấy không ổn rồi, liền khiêng lão xuống dưới. Lúc này mọi người đều cuống quýt cả lên, có người đi đốt giấy.
Một lúc sau quỷ sai dắt theo lão Phan và kéo em theo, bốc lấy một nắm tro giấy rồi rời đi. Khi đi đến giữa sân, vợ của lão Phan khóc òa lên. Lúc này lão Phan muốn trở về, hai quỷ sai một người kéo một người dùng gậy đánh, cứ như vậy đã dẫn lão Phan đi.
Lại quay về căn phòng ban đầu, phán quan nói: ‘Hãy đưa ông ta vào đi’. Từ bên cạnh lại có hai quỷ sai đi đến dẫn lão Phan đi. Lúc nay em mới rõ tấm bảng được lật kia lại chính là tên của lão Phan.
Hai vị quỷ sai chỉ vào em hỏi: ‘Tên này làm sao đây?’
Phán quan lưỡng lự nói: ‘Xem xem dương thọ của y còn bao nhiêu thời gian nữa?’.
Một người khác cầm một cuốn sổ lớn lật một hồi rồi nói vẫn còn sớm lắm.
Lúc này em nói: ‘Người nhà chúng tôi đều ăn chay tu học Phật, sau khi trở về rồi tôi cũng sẽ ăn chay tu học’.
Phán quan cười nói: ‘Nhà ngươi muốn tu học? Thế nhân có ba cuốn sổ hộ tịch. Nguyên tịch là sổ đầu tiên ở Thiên Đường, ghi chép những linh hồn thuở mới đầu thai, gọi là sổ gốc. Ký tịch là sổ ghi lúc còn tại thế. Phân tịch là sổ ghi ở Âm Phủ. Âm phủ vốn không phải là chỗ ở cũ của con người thế gian, vậy nên ở đời nên tu Đạo, để trở về quê nhà nơi thiên đường!”.
Lúc này người xem sổ nói: ‘Hãy để anh ta quay trở về đi! Vạn nhất quy y sẽ tu thành người tốt”.
Phán quan nói: ‘Để ngươi trở về vậy”. Em vội đáp: ” Vâng”
Cứ như vậy hai quỷ sai đã dẫn em trở về. Lúc này nhà em đang làm cơm sáng, em đi vào nhà, nhìn thấy trên giường còn có một người đàn ông nằm đó. Trong lòng liền rất tức giận: ‘Tôi vừa mới vắng nhà có mấy ngày, cô đã tìm một người đàn ông khác’.
Em muốn nhìn xem người đó là ai, liền túm lấy áo của nhà em lôi lên giường lò, vừa muốn nhìn xem người đàn ông kia là ai, thì chỉ trong chốc lát đã hiểu rõ tất cả, thì ra là bản thân em đang nằm ở đó.
Con người ta sống ở trên đời khó tránh sẽ phạm phải một số chuyện sai lầm, chuyện xấu; muốn thoát khỏi cái khổ địa ngục sau khi chết thì chỉ có tu học Phật pháp mà thôi!”.
Chú ấy lại nói tiếp: “Tại sao lại để cho em nhìn thấy những chuyện này đây? Là vi mấy đời dòng họ nhà chúng ta đều ăn chay niệm Phật, tích đức hành thiện trong chùa, chỉ có mình em lòng dạ ác độc, thủ đoạn dơ bẩn, nhân quả, Phật Pháp… cái gì cũng không tin; chính là để em nhìn thử xem rốt cuộc là có quỷ thần hay không, có báo ứng hay không”.
Tiểu Thiện (Theo Tinh Hoa)
A Di Đà Phật!
Kính gửi Thầy Thiện Nhân, tất cả các Thầy ở DVCT!
Kính chào chư vị liên hữu!
HVCL như 1 người con của quê hương đi xa nay đã trở về nhà đây, rất vui được đoàn tụ cùng các liên hữu! 😀 😀
1 năm qua vắng bóng ở DVCT, HVCL đã được trải nghiệm biết bao thực tế. Giống như sự khảo nghiệm, sự thử thách hay1 kỳ kiểm tra ,sát hạch ,sau khi đã được trang bị lý thuyết nhất định..
Lý thuyết được học thì dễ.. nhưng mà có làm được hay không, làm được bao nhiêu phần trăm.. mới là điều quan trọng.
Ngày hôm nay ko biết vì nhân duyên gì, cũng có thể nhờ câu chuyện chính mà HVCL sắp kể sau đây, HVCL mới dám mạnh dạn xuất hiện trở lại .. nếu có duyên sẽ cùng chia sẻ nhiều kinh nghiệm bản thân, những điều đã làm và chưa làm được của 1 người đệ tử Phật, của 1 hành giả Tịnh Độ.. sau 1 năm có cơ hội :” xuống núi” … 🙂
Bài viết mở đầu cho lần quay về DVCT hôm nay, HVCL xin kể 1 giấc mơ, chỉ vừa mới xảy ra chưa đầy 1h đồng hồ.
Cảnh mộng mà chẳng phải mộng..
HVCL ko có công phu gì,ko có tài cán gì, áp dụng lý thuyết vào thực hành cũng dở tệ..tham sân si mạn lúc thì được chánh niệm làm chủ nên ko khởi hoặc khởi ít, còn lại đa phần đã là những niệm mê lầm làm chủ thân tâm..
Cho nên HVCL xấu hổ vì ko như mọi người chia sẻ với chư vị liên hữu về sự tinh tấn trong tu tập ( đi đứng nằm ngồi thường giữ chánh niệm), ngược lại dùng sự thất bại của mình ( sẽ dần dần kể), và chỉ có chánh niệm xuất hiện tức niệm thánh hiệu Phật A Di Đà khi bản thân lâm vào những cảnh mộng nguy hiểm đến tính mạng, hay khi thường nhật những sát na khó khăn nguy hiểm..
Ko biết mọi người có hay mơ giống như vậy ko, mọi người xử trí ra sao.. mà ít thấy các liên hữu chia sẻ .. HVCL biết chỉ có mình lười học, lười niệm nên mới hay bị mê muội, bị mơ mộng.. Người tinh tấn tu tập, niệm Phật thì thân tâm thường an lạc, ít gặp mộng, cho dù có gặp cũng rất ít, và chánh niệm liền hiện tiền.
Cho dù vậy HVCL cũng ko ngại đâu, HVCL tin là câu chuyện về cảnh mộng hôm nay cũng là chia sẻ của HVCL để phần nào giúp mọi người tín nguyện niệm Phật kiên cố, xả thân mạng này đi liền dốc lòng niệm Phật, cấp cấp niệm Phật, nhất tâm niệm Phật.. nhất định được Phật quang A Di Đà thâu nhiếp vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Trước khi đến với câu chuyện cảnh mộng, HVCL mạn phép tự đánh giá vấn đề. Không biết có phải vì gần đây cả nước đang xôn xao vấn đề chùa Ba Vàng hay ko… là người đệ tử Phật thì ko nói thị phi,ko tranh hơn thua với đời. Cho nên HVCL cũng giữ lòng mình, không hay ho gì chuyện đúng sai..
Chỉ có điều,bỗng dưng cảnh mộng này lại xảy ra tại 1 ngôi chùa. HVCL chỉ nhất thời liên hệ, nhớ đến việc ngôi chùa Ba Vàng mấy ngày gần đây.
.. ” lúc đó HVCL đang đi dâng hương và vãn cảnh hoa viên ở 1 ngôi chùa nào đó.
Bỗng nhiên có mấy vị khách thập phương vô cớ lời ra tiếng vào cùng những người đang tu tập tại chùa ( trong mộng ko nói rõ là tăng ni hay Phật tử , vì vẫn để tóc, nên HVCL chỉ viết chung chung là người đang tham thiền tu tập.) Thế rồi lời qua tiếng lại càng lúc rõ hơn, ko bên nào chịu nhún. Lúc đó ở ngoài hoa viên chùa, có 1 cái chòi nhỏ dựng lên, có 2 người đang ngồi mặc áo màu lam.. vậy có lẽ là người Phật tử tại gia chăng.!?
Bên người thế gian tức giận liền cầm mấy viên đất nhỏ hay sỏi nhỏ ném vào bên 2 người đang ngồi tham thiền tu tập. Ngay lập tức bên này cũng ko kiềm chế được nóng giận, lại dùng những đất đá nhỏ khác để ném lại..1 lúc sau thì tình hình đã nghiêm trọng hơn nữa.. họ đã dùng đá to hơn, và đỉnh điểm là dùng đá tảng từ trên núi lăn xuống, từ bên dưới quăng lên.. HVCL ra sức can ngăn nhưng HVCL chẳng là gì để chiến sự ko xảy ra..
.. lập tức xảy ra cơn địa chấn dữ dội..
Lúc đó HVCL thấy đất dưới chân rung chuyển mạnh, cảnh vật xung quanh cũng nghiêng ngả..
Lúc bấy giờ tuy trong lòng có chút sợ hãi và lo lắng, nhưng ngay lập tức HVCL đã nghĩ đến Phật A Di Đà.
Thường ngày lười niệm Phật nhưng hay phát nguyện vãng sanh, nên khi gặp tai nạn trong mơ, HVCL đã nhiếp tâm niệm hồng danh Phật A Di Đà ( ko được nhiều niệm) , và ngay lập tức phát nguyện vãng sanh. Cùng lúc đó đã cảm giác thấy mình như bị cuốn trôi trong lòng 1 trận đại hồng thủy , cảm giác tứ chi rã rời, người mất hết sức lực, dần dần hơi thở chậm lại, nghe rất khó thở.. có lẽ đó là giây phút xả bỏ báo thân.. HVCL đã tự trấn tĩnh mình, ngay lúc này chỉ có Phật lực A Di Đà mới có thể cứu mình, ngay lúc này chính là thời khắc để mình buông xuống tất cả, ngay bây giờ chính là lúc thể hiện mình có tâm muốn vãng sanh về nước Phật hay không, ngay lúc này chính là lúc để mình được đổi cái thân nhơ nhớp này lấy thân kim cang bất hoại.. chính những lời này HVCL thường hay huân tập cho tâm, nên ngay sát na sanh tử đó nó đã hiển hiện trong đầu HVCL, rõ rõ ràng ràng.. lập tức HVCL tâm trí sáng suốt niệm thêm vài câu Phật hiệu và đọc đi lại lần nữa phát nguyện vãng sanh.. ý chí rất rõ nét và mạnh đến mức HVCL đọc chậm nhấn mạnh từng câu từng chữ, chỉ chờ thấy Phật cùng Phật Quang xuất hiện thâu nhiếp lấy HVCL vãng sanh về Tây Phương.
Cuối cùng, cảm giác thân này ko phải là của mình nữa, ko có chút cảm giác đau đớn hay khó chịu gì cả.. vừa dứt lời phát nguyện vãng sanh lần nữa, HVCL tỉnh mộng, thân thể mệt mỏi dã rời.. phải nằm im 1 lúc mới lấy lại chút sinh khí để có thể ngồi dậy..
Thầy Thiện Nhân ơi có phải nếu là người có công phu thì sẽ biết ngay là cảnh mộng và niệm Phật ko mong chờ điều gì hay ko ạ? Chỉ đơn giản là niệm Phật. Còn như HVCL thì vẫn bị mê theo cảnh, chỉ là toàn tâm toàn ý muốn vãng sanh ngay lúc đó!? Xin thầy cho HVCL lời khuyên về điểm này ạ.
..
HVCL đã kể cho 3 con nghe để giúp các con thêm tín nguyện niệm Phật. HVCL cũng chia sẻ cùng các vị liên hữu, nếu có thể có ích thì quá tốt rồi..
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ
Trên đền 4 ân nặng
Dưới cứu khổ 3 đường
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát bồ đề tâm
Hết 1 báo thân này
Đồng sanh Cực Lạc Quốc.
Nam mô A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Hướng Về Cực Lạc,
*Phật dạy tất cả các pháp đều là vọng, giấc mộng của bạn cho dù là thật rõ như ban ngày, khi bạn tỉnh dậy, đồng nghĩa mộng đó cũng tan biến. Tuy nhiên Phật cũng lại nói: Tướng do tâm sanh, cảnh tuỳ tâm chuyển. Tất cả tướng thiện, ác đều do chính tâm chúng ta dấy khởi rồi tuỳ theo nhân duyên mà phát tác. Tâm khởi thiện ắt gặp duyên thiện, sanh tướng thiện; khởi ác, ắt gặp cảnh ác và sanh tướng ác. Những chủng tử đó có thể từ vô thỉ kiếp, có thể là kiếp cận kề và cũng có thể là hiện tại huân tập, tới khi đủ nhân duyên thì chúng sẽ diễn lại cho chúng ta xem. Điều quan trọng khi xem lại những cảnh mộng đó chúng ta đúc kết được điều gì? Trong mộng, bạn đã biết can ngăn người khác đừng tạo ác nghiệp, rồi khi cảnh mộng diễn ra khủng bố bạn đã niệm được hồng danh A DI ĐÀ PHẬT, đó là điều thiện, lành, rất đáng tán thán, bởi không phải ai niệm Phật, khi gặp mộng cảnh, khi gặp vô thường, khi gặp sự bất ý…đều có thể niệm được Phật. Trong giấc mộng bạn kể TN thấy có một chi tiết hơi khiêm cưỡng đó là bạn nhất quyết phải phát nguyện vãng sanh, thay vì chỉ cần nhiếp tâm niệm A DI ĐÀ PHẬT.
Hàng ngày chúng ta niệm Phật mọi nơi chốn, không ngoài một niệm để chuẩn bị khi gặp vô thường ập tới, chúng ta nương nơi nguyện lực của Phật A Di Đà, cấp cấp niệm để vãng sanh về Tịnh Độ. Trong lúc nguy cấp đó mà bạn còn nương chấp hành cho đúng pháp, rất có thể bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội vãng sanh của mình. Điều này chúng ta phải hết sức cẩn trọng để khi gặp sự có thể nhất tâm chánh niệm mà sanh về Tịnh Độ. Trong Kinh Vô Lượng Thọ Phật Thích Ca cũng đã dặn: Chỉ cần chánh niệm Phật, dù cho tam thiên đại thiên thế giới chìm trong lửa lớn, người ấy cũng vẫn có thể sanh về cõi kia (tức cõi Cực Lạc). Điều đó cho chúng ta thấy sức mạnh và nguyện lực bất khả tư nghĩ của câu hồng danh A DI ĐÀ PHẬT.
*Cuộc đời chúng ta chính là giấc mộng. Hàng ngày hàng giờ, hàng phút bạn đang sống trong mộng. Sanh tử-vô thường lại đón chờ trong từng gang tấc. TN hy vọng một năm vắng bóng có thể giúp cho bạn đúc kết được nhiều điều hữu ích cho sự tu học của bản thân, từ đó có thể trợ duyên cho người thân cùng dũng mãnh tu đạo để cuộc sống đời-đạo mỗi ngày thêm an lạc.
Chúc thường tinh tấn và tỉnh giác.
TN
A DI ĐÀ PHẬT!
Kính gửi các thầy, các cô ở DVCT. Cúi xin các thầy, các cô hoan hỷ giải đáp giúp con các vấn để sau đây với ạ, con xin chân thành cám ơn quý thầy, quý cô.
1. Ba con vừa ra đi đột ngột cách đây 23 ngày, con nghe rằng, nếu trì đọc kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện hồi hướng công đức cho ba, thì ba sẽ được giảm nhẹ nghiệp báo mà khi sống ba vô tình tạo nên. Nhưng con sinh sống và làm việc tại TP.HCM, ba con được thờ và an táng tại quê nhà Phú Yên, tại nhà con ở trong TP,HCM ngoài bàn thờ ông Táo, Ông Thiên như nhiều người khác, nên con có để 1 cái bàn con như bàn học nhỏ tại 1 góc nhà tạm xem là yên tĩnh sạch sẽ, mỗi sáng con dậy đọc 1 quyển trong 3 quyển của Bộ Kinh, vì không có thờ Phật hay điều gì khác, nên con tải hình của Đức Địa Tạng Đại Bồ Tác trong điện thoại và mở ra để trên bán phía trước lúc trì đọc rồi vái lạy, sau đó con để quyển kinh trên kệ thờ ong Táo, vì nhà con chỉ có 1 phòng ngủ, còn k dám để trong phòng ngủ vì cảm thấy không được tôn nghiêm và sạch sẽ đối với kinh, phòng khách thì trống trải chỉ để xe. Con không rõ cách làm như vậy của con là đúng hay sai, và chỗ nào cần chỉnh sửa, cách đọc kinh như vậy, ba con có được hồi hướng công đức không ạ, kính mong các thầy các cô hoan hỷ góp ý giúp con.
2. Ba con mất nên nhà con khá là hiu quạnh vắng lặng, nhà con lại là nhà thờ tổ tiên; ở nhà chỉ còn mẹ và 2 em (1 đứa 24 tuổi, 1 đứa 13 tuổi). Cọuôit con và dượng con vì làm ăn thất bại nên bấy lâu nay phải ở nhà trọ, con muốn qua 49 ngày của ba mời cô dượng về ở chung nhà với mẹ và các em để cô dượng khỏi phải nay đây mai đó vô định, lại có thể vui nhà vui cửa, phụ mẹ con nhang khói cho ông bà. Nhưng bà ngoại con lại không đồng ý, cho rằng ba con mất là ngày xấu (ba con mất ngày 10.02.2019 â.l; sinh năm Kỷ Dậu-1969), ngoại bảo là cô dượng con có thờ ai đó thì mang vào nhà mang theo vận khí không tốt, xui xẻo; sợ phạm vào đại kỵ trùng tang kéo theo gây nguy hiểm cho người nhà và đứa em nhỏ của con, trước bàn thờ ba con nói ra những lời khó nghe, con khá là tức giận với suy nghĩ như vậy, con biết bản thân còn sân si khá nặng. nhưng con không chấp nhận được suy nghĩ như vậy, bản thân mình ở nhà cao cửa rộng lại hiu quạnh như vậy, trong khi người thân lại bôn ba bên ngoài, nay chỗ này, mai chỗ kia, con cảm thấy làm như vậy chả khác nào mình tham sống sợ chết sợ này sợ kia mà để người thân phải lang bạt vô định, nay nơi này mốt nơi kia, con cảm thấy như vậy không hợp lẽ thường. Cúi xin các thầy các cô hoan hỷ, giải đáp giúp con những vấn đề trên, con xin chân thành cám ơn ạ!
Nam mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Chào bạn Diễm Thúy!
*Bạn có tâm đọc tụng Kinh điển hồi hướng cho cha là rất tốt. Trước khi đọc Kinh, bạn nên có phần mở đầu, đại khái như: “Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát. Con tên họ… Hôm nay vì cha của con tên họ… đọc tụng Kinh Địa Tạng, ngưỡng cầu chư Phật gia hộ cho cha của con nghiệp tội tiêu trừ, thấy được ánh từ quang trong Chánh pháp Phật mà đặng thác sanh vào cõi lành tu hành giải thoát…” phần mở đầu này có phần đơn giản do đó bạn có thể từ ý này mà viết theo ý mình miễn sao khi đọc, tâm bạn chân thành là được. Hàng ngày ngoài việc đọc tụng Tôn Kinh, bạn nên vì cha mà niệm thánh hiệu A Di Đà Phật mọi lúc mọi nơi, khi niệm đều hướng tâm cầu nguyện Phật A Di Đà tiếp dẫn cha về Tây Phương Cực Lạc và nguyện cho cha cùng niệm A Di Đà Phật theo mình. Ngoài ra, bạn nên làm các việc công đức, đặc biệt là phóng sanh. Khi phóng sanh chỉ nên mua các con vật ở chợ, chớ có đặt người mang vật đến. Bạn cũng cần căn dặn người nhà cúng tuần thất và giỗ chạp thuần bằng chay giản đơn, tránh sát sanh rượu thịt nhé.
*Về việc gia đình, MD không dám bàn nhiều, chỉ đưa ra sự nhìn nhận: ý tốt của bạn vừa nêu đã không nhận được sự đồng tình thì bạn chớ nên vì lẽ này mà tự chuốc thêm phiền não. Dù những lời bà ngoại của bạn là mê tín đi chăng nữa, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chào đón thêm một đại gia đình nữa sống chung với gia đình mình, bạn nên nhớ lòng tốt nếu đặt không đúng chỗ rất có thể nó sẽ tự trói mình vão những tình huống tiến thoái lưỡng nan, dỡ khóc dỡ cười. Bạn phải chuẩn bị tâm thế: nếu như họ (gia đình cô dượng) khi sống chung rồi nảy sinh những chuyện vặt vãn… chúng ta có sẵn lòng bao dung, không toan tính hay không. Ở đời là thế, việc chung chạ như bì bột ngọt, chai nước mắm rất nhỏ là vậy nhưng nếu không có sự rạch ròi sẽ có vô số chuyện nảy sinh sau đó.
Giúp người là việc tốt. Tuy nhiên, giúp chưa đủ mà thật sự đủ khi chúng ta cần sẵn sàng một sự bao dung, thậm chí là chấp nhận thiệt thòi để cưu mang thêm một ai đó. Đừng vì một sự nghĩa hiệp nhất thời mà ngộ nhận đó là lòng tốt.
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính chào bạn Diễm Thúy,
PH xin góp ý về vấn đề số 2. PH xin liệt kê một số vấn đề có thể phát sinh để bạn suy nghĩ thêm nhé.
– Bạn thì không ở nhà ở quê, vậy mẹ bạn và hai em bạn có thấy hiu quạnh và muốn có người ở cùng không? Đây là ý của bạn hay của họ? Suy cho cùng, họ sẽ là người ở cùng nên cần phải theo ý muốn của họ chứ không nên áp đặt họ theo ý mình.
– Cả hai gia đình cùng sống như vậy, sẽ có nhiều vấn đề phức tạp phát sinh: khác nhau về lối sống, sinh hoạt, quan điểm,.. Nếu có vấn đề, ai sẽ là người đứng ra giải quyết? PH e rằng bạn không thể là người đó.
– Mẹ bạn giờ là phụ nữ goá chồng, dượng bạn là một người nam có mối quan hệ họ hàng không gần gũi gì cho lắm (chồng của em chồng), vậy có phù hợp để sống cùng như vậy không?
– Sống chung như vậy, ba bạn đã không còn, liệu mẹ bạn và các em có thể bị cô và dượng bắt nạt không? Hoặc sẽ xảy ra tranh chấp nhà cửa sau này? Con người thường có lòng tham.
– Ngoại của bạn là người già, nên kinh nghiệm sống sẽ phong phú, có thể bà có những lo lắng chính đáng khác nhưng không tiện nói ra.
Bạn nên suy nghĩ rộng và sâu hơn, cũng như nên nghe theo ý muốn của mẹ và hai em, vì chính họ là người phải ở cùng và phải chịu đựng khi có những khó chịu xảy ra.
Kính chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Người ngu niệm Phật đứng vãng sanh
Vào thời nhà Thanh, có ông Vương đạo sĩ người Trực lệ, là người rất ngu dốt. Thân nhân chẳng còn ai, hằng ngày ông ăn không đủ no, ngủ lều tranh nát, không nghề nghiệp ; hoặc có người nào đó cho tiền, ông cũng chẳng biết nó là nhiều hay ít.
Có một vị tu sĩ họ Trần thấy vậy, thu ông Vương làm đệ tử, bảo ông hằng ngày quét chùa, lượm củi, ban đêm công phu niệm danh hiệu Phật vài trăm câu, thắp nhan lạy Phật qua ngày. Ông Vương niệm Phật không thành tiếng, thường hôn trầm ngủ gật, thầy Trần hay dùng gậy đánh vào ông Vương và nói:
– Ông ngu dốt như thế này, còn không biết tin tấn tu hành?
Ba năm như thế trôi qua, bỗng một tối nọ, đang lúc công phu, ông Vương bật cười ha hả, thầy Trần lại dùng gậy đanh ông, ông vương nói:
– Hôm nay thầy không được đánh tôi.
Thầy Trần hỏi vì sao. Ông Vương đáp:
_ Thầy cứ ngồi trơ ra suốt mười tám năm,mà chẳng biết Pháp tu, nếu có thể như Tôi chân thật
Niệm Phật, thì đã sớm vãng sanh Tây Phương gặp Phật rồi.
Thầy Trần lấy làm lạ nhưng không đoán được việc gì xảy ra. sáng hôm sau, thấy ông Vương leo lên vách núi chót vót.đứng chắp tay quay mặt về hướng Tây mà chết. Sau khi hỏa tang, thu được 2 viên xá lợi
( Nhiễm hương tập, Tịnh Độ thánh hiền lục)
Lời bình:
Thánh Đạo môn: Cực trí huê, chứng niết bàn
Tịnh Độ môn: còn ngu si, sanh cực lạc.
Thánh Đạo môn: Tự lực, Khó thực hành, vạn người không được một
Tịnh Độ môn: Tha lực, dễ thực hành, trăm người vãng sanh cả trăm.
Thánh Đạo môn: dù cho căn tánh bậc Thánh cũngcần phải qua ba A tang kỳ kiếp mới có thể chứng quả
Tịnh Độ môn: Ngay cả bà thôi hay Vương đạo sĩ ngu đốt, chỉ nương nhờ vào sáu chữ danh hiệu cũng được vãng sanh thành Phật.
Trích: 100 truyện niệm Phật cảm ứng của Pháp Sư Huệ Tịnh
A DI ĐÀ PHẬT. TP tình cờ đọc được một bài nói về kinh Đại phong thần Quan Âm của Quán Thế Âm Bồ Tát, các vị nào đã từng đọc qua chưa? TP nghĩ kinh này thuộc đạo Cao Đài chăng? Trong kinh Quán Thế Âm Bồ Tát đã phát nguyện lớn, các vị đọc qua rồi xem sao, không biết có được không nữa
A Di Đà Phật!
Kính gửi Thầy Thiện Nhân, các Thầy, các vị CS, các liên hữu!
HVCL cảm ơn Thầy đã chỉ bảo!
Về ý hay huân tập ý nguyện vãng sanh thay vì chăm niệm Phật nhiều hơn, HVCL muốn giải thích 1 chút!
Chắc có lẽ do HVCL đã đọc được ở đâu, rằng là khi mạng chung, ý của mình muốn sanh về đâu( chỉ cần phát tâm muốn sanh về Tịnh Độ Tây Phương) thì sẽ là như vậy, tức là ý làm chủ .
HVCL hiểu như vậy nên áp dụng huân tập vào tâm.
HVCL có hiểu được niệm Phật là pháp thù thắng nhất.! Nhưng tâm muốn vãng sanh mạnh hơn ( cụ thể là HVCL đã trải nghiệm trong giấc mơ), mà niệm Phật lười hơn.
Vậy Thầy ơi HVCL vẫn được toại nguyện có phải không ạ? Xin Thầy nói thêm giúp HVCL về vấn đề này!!
A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Hướng Về Cực Lạc,
*Bạn hiểu đúng rồi, nhưng khi đi vào sự, đặc biệt là lúc cấp nạn thì chúng ta phải khéo léo để ứng dụng pháp sao cho tiện lợi nhất. Trường hợp giấc mộng của bạn là một ví dụ, vì bạn bị chi phối vào nghi thức phát nguyện vãng sanh nên ngay lúc đó đã làm giảm niệm lực của hồng danh A Di Đà Phật. Điều này chỉ cần bạn khéo léo quán chiếu một chút thôi thì bạn sẽ ngộ ra: khi một người bị đứt tay, ngay lúc đó phải lập tức tìm cách để băng bó vết thương, giúp nó không bị chảy máu dẫn tới nguy hiểm tánh mạng; nhưng nếu lúc đó người đó lại đứng đó để nhẩm lại cách thức cấp cứu khi bị đứt tay, kế đó mới chịu băng bó, đồng nghĩa tánh mạng đã bị đe doạ.
*Nghi thức là rất quan trọng, nhưng nó chỉ cần thiết khi chúng ta đang tu học tại đạo tràng, hay đi vào thời khoá công phu hàng ngày, còn khi cấp nạn, chúng ta chỉ cần cấp cấp niệm Phật, lập tức sẽ vượt qua mọi khổ nạn mà đến bờ kia. Bờ kia cũng được hiểu ở sự giác ngộ tâm trong từng phút giây, nhờ đó mà khi lâm nạn chúng ta có thể an nhiên, tự tại niệm Phật.
*Người còn khoẻ, vô sự, mọi chuyện đều rất trôi chảy, nhưng khi lâm trọng bệnh, vô thường ập tới bất chợt, thần thức mê mờ, oan gia trái chủ bủa vây mà chúng ta lại câu chấp vào nghi thức thì chúng ta lập tức bị lôi kéo vào tam ác đạo, thay về đi về Cực Lạc. Đây cũng là điều mà Phật căn dặn trong Kinh Kim Cang: Ngay cả chánh pháp cũng phải xả bỏ huống là phi pháp. Câu này hàm nghĩa: Học chánh pháp rồi, áp dụng nhuần nhuyễn rồi thì chỉ cần giữ lại cốt tuỷ, tuỳ duyên, tuỳ thời mà ứng dụng, còn những gì không cần thiết, phải dũng mãnh xả bỏ. Điều này là hết sức hệ trọng, TN mong HVCL và các liên hữu khác lưu ý thật kỹ chi tiết quan trọng này, để khi vô thường ập tới chúng ta không đánh mất cơ hội vãng sanh của chính mình.
TN
A Di Đà Phật!
Kính gửi Thầy Thiện Nhân, các Thầy, các vị CS, các liên hữu!
HVCL hiểu rồi ạ và sẽ chăm niệm Phật nhiều hơn! Có 1 chi tiết HVCL chưa hiểu rõ ý Thầy là:”Bờ kia cũng được hiểu ở sự giác ngộ tâm trong từng phút giây, nhờ đó mà khi lâm nạn chúng ta có thể an nhiên, tự tại niệm Phật” xin được Thầy lần nữa giải thích cho HVCL hiểu ạ!
Và HVCL cũng được thấy trong 1 lần BHN chuyên nghiệp hộ niệm cho chị dâu họ của HVCL, họ cũng dạy vong linh chị phát nguyện vãng sanh ( quy mạng lễ A Di Đà Phật, ở phương Tây thế giới an lành..).. (chị cũng là Phật tử tin nghe,tu theo pháp môn Tịnh Độ).Vậy phát nguyện vãng sanh dùng trong các thời khóa và khi hộ niệm thì có công năng gì ạ?
A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Hướng Về Cực Lạc,
*”Bờ kia” = bờ giác ngộ. Giữa bờ giác ngộ và bờ mê chỉ là làn ranh mong manh, nói khác đi là trong vòng một niệm. Do vậy nên thường nói: Phật=giác. Năng niệm Phật=năng niệm giác. Một người luôn niệm giác, đồng nghĩa mọi chướng ngại gọi chung là phiền não đều có thể dễ dàng vượt qua, nhờ đó mà cũng dễ dàng để đến bờ kia=giác ngộ=bờ cực lạc.
*Yếu chỉ của hành giả tịnh độ là: Tín-Nguyện-Hạnh. Điều này chúng ta đã chia sẻ quá nhiều rồi nên TN không nhắc lại nữa. Hàng ngày chúng ta tu đều không được rời xa yếu chỉ đó, vì thiếu một trong 3 chúng ta không thể thành tựu pháp niệm Phật. Chính vì lẽ đó mà Phật Thích Ca dặn rất kỹ trong A Di Đà Kinh: “Xá Lợi Phất! Chẳng thể dùng chút ít thiện căn phước báu nhân duyên mà được sanh về cõi kia”. Do vậy có thể nói “công năng” của phát nguyện là củng cố niềm tin cho mỗi hành giả và là động lực để hành giả tinh tấn và chân chánh hành trì pháp niệm Phật. Có điều các bạn phải cẩn trọng với ý niệm “hộ niệm”. Người niệm Phật chính là người đang tự hộ niệm cho chính mình, điều này khác hẳn với người cả đời không niệm Phật (không tu, sống buông thả theo thị dục thế gian), cuối đời khi chết, gọi ban hộ niệm, nhờ họ khai thị, phát nguyện vãng sanh. Trong vạn người, may ra có 1 nhờ thiện căn tiền kiếp, phút cận tử nghiệp nhân duyên chín mùi, được thiện tri thức khai thị đúng pháp, mà được giác ngộ để sanh về cực lạc. Đây cũng là lý do mà có lần Phật nhón chút đất trên ngón tay, rồi hỏi Ngài A Nan: A Nan! Đất trên ngón tay Thế Tôn nhiều hay đất trên đại địa nhiều? Ngài A Nam đáp: Bạch Thế Tôn! Đất trên tay Thế Tôn là quá ít so với đại địa. Phật nói: Cũng như vậy, chúng sanh được sanh thiên, nhân cũng như đất trên đầu ngón tay Thế Tôn, còn chúng sanh đoạ vào tam ác đạo thì nhiều như đất trên đại địa vậy.
*Việc hộ niệm, khám thoại tướng là một trở ngại rất lớn cho pháp niệm Phật hiện nay, bởi rất nhiều người vì không hiểu rõ yếu chỉ Phật pháp và pháp niệm Phật mà chỉ nghĩ đơn thuần, người chết cứ cử người đến hộ niệm 8-12h, sau đó kiểm tra thoại tướng, tay châm mềm mại là vãng sanh. Nếu đơn giản vậy thì Phật Thích Ca đã không phải nhọc sức 49 năm để nói pháp làm gì và chúng ta cũng chẳng cần phải tốn công, nhọc sức hàng ngày lánh ác, hành thiện, tu học, trì giới, công phu niệm Phật, ăn chay, phóng sanh, tạo phước… làm gì. Do vậy TN hy vọng các bạn phải tự mình lý giải thật sâu sắc về yếu chỉ của pháp niệm Phật và đừng bao giờ khởi niệm: khi chết sẽ có người hộ niệm cho mình, thay vì thế, ngay từ bây giờ, còn khoẻ, còn trí lực, mỗi chúng ta phải tự tinh tấn hộ niệm cho chính mình. Được vậy, phút cận tử nghiệp mới có thể tự tại để đi về nơi mình mong muốn.
TN
A Di Đà Phật!
Kính gửi Thầy Thiện Nhân!
Vâng thưa Thầy, HVCL đã hiểu rồi ạ.
Mấy hôm rồi được nghỉ lễ HVCL mãi đi chơi quên check phúc đáp của Thầy trên DVCT..:)
HVCL sẽ cố gắng năng nhớ Phật, niệm Phật nhiều hơn .. HVCL cũng mong được Thầy,các Thầy, các vị CS , các liên hữu ,luôn bên cạnh hộ niệm cho HVCL được Tín Nguyện Hạnh kiên định,vững vàng, ko bao giờ thối chuyển..
A Di Đà Phật!
Kính chào bạn Hướng Về Cực Lạc,
Đa phần các vị ở đây đều là phàm phu, phiền não đầy dẫy, lấy gì mà “hộ niệm” được cho bạn?
Đức A Di Đà Phật và chư Phật mười phương hằng luôn hộ trì, nhiếp thọ người niệm Phật, sao bạn lại mê lầm, không cầu các vị ấy hộ niệm cho, lại đi nhờ các vị phàm phu ở đây?
Bạn cần hiểu và tin cho được sự hộ niệm, gia trì của Phật A Di Đà, cũng như thật có Phật (Phật tánh, tánh giác) trong từng danh hiệu thì tự nhiên sẽ tự gắng sức niệm Phật không ngừng khi có thể.
Kính chúc bạn tỉnh giác, tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật!
Kính gửi CS Phước Huệ!
HVCL hiểu ý của CS ạ.
HVCL hiểu khi hành giả niệm Phật thì không chỉ Đức Phật A Di Đà, mà 10 phương 3 đời tất cả chư Phật,chư vị Bồ Tát đều thường hộ niệm.. ý của HVCL đó là, tất cả mọi người đều là Phật, đều là Bồ Tát, cho dù hiện tại chưa đắc được quả vị đó thì nhất định tương lai cũng sẽ đặng. Nay HVCL được học tất cả các liên hữu, dù là tập khí xấu hay đã có công phu tu tập thì cũng là đang hộ niệm cho HVCL về đúng chánh pháp của Phật, HVCL nhờ đó có thể học hỏi, rút kinh nghiệm bản thân ạ..
HVCL cảm ơn Cs đã chỉ bảo, và luôn mong được các Thầy, các vị CS, các liên hữu chỉ bảo..
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!
Kính gửi Thầy Thiện Nhân, các Thầy, các vị CS,
em là gnười Bắc nên việc quy y và thờ Phật tại gia là rất hiếm.Ông bà cha mẹ cũng chỉ đi chùa ngày 1 và 15 thôi chứ ko niệm phật hay phóng sinh, ăn chay gì cả. Em tự nhận thấy thấy mình có duyên với Phật Pháp nên cũng tìm hiểu rồi nghe pháp.
em muốn hỏi các vấn đề sau mong thấy và các bạn hoan hỉ giúp cho ạ. – Em chưa phải là phật tử vì em chưa quy y, nhà em chưa có nhà kiên cố nên ăn ngủ nghỉ ở một phòng, nên em chưa có nơi trang nghiêm để thờ Phật. vậy em muốn tụng kinh và niệm phật ở đâu ra sao. có nên thắp nhang và hướng về bàn thờ tổ tiên để tụng kinh và niệm phật và sám hối ko ạ. và trình tự như thế nào để em có thể tu tại nhà được đúng ạ.em nên đọc kinh gì ạ,em chỉ biết niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT THÔI a.
– em muốn phóng sinh ạ, nhưng cũng không biết làm những gì trước khi phóng sanh ạ, trước khi chưa biết em mua ở chợ về rồi cứ thế đem thả chứ em cũng ko biết làm thế nào vì nhà em không có ban thờ phật mà thắp nhang ạ
Em mọng các thầy hồi âm hoan hỉ giúp em ạ.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
–
Bạn đã đến websie này tức là bạn có duyên với Tịnh Độ, vậy mình khuyên bạn nên tu tập theo pháp môn này vừa dễ hành vừa đạt kết quả ngay hiện đời là được vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc sau khi mãn báu thân này. Bạn hãy theo bài hướng dẫn niệm Phật hàng ngày này mà tu tập mỗi ngày nhé.
Nghi Thức Niệm Phật Hằng Ngày
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/doi-dong-to-bay/nghi-thuc-niem-phat-hang-ngay/
Nhà chưa có bàn thờ Phật cũng không sao. Bạn có thể quay mặt về hướng Tây (hướng mặt trời lặn) để lễ niệm cũng được. Hoặc nếu bạn còn áy náy về nơi thờ phượng thì có thể mua 1 cái tủ nhỏ có cửa đóng mở, trong đó đủ để hình Phật và chuông mõ. Khi nào tụng niệm thì mở ra, khi xong thì đóng cửa lại. Vừa nhỏ gọn vừa không chiếm nhiều chỗ. Hay dễ hơn bạn có thể mở hình Phật trong máy vi tính lên rồi đối trước hình Phật mà lễ lạy. Xong rồi lại cất đi.
Việc phóng sanh thì có bài phương pháp phóng sanh đơn giản này nhé. http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/06/phuong-phap-phong-sanh-don-gian/
Ngoài thời khóa chính là niệm Phật, khi nào có thêm thời gian bạn có thể tụng Kinh Vô Lượng Thọ, hoặc bản kinh ngắn hơn là Kinh A Di Đà cũng tốt.
Chúc bạn nhiều an lạc nhé. A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Trần Lụa,
*Việc mọi người không tin Phật, không thờ Phật, không hành thiện, không tin nhân quả báo ứng… đó là chuyện của mọi người, quan trọng là bạn có khởi được niềm tin chân chánh nơi đạo Phật, niềm tin sâu nơi nhân quả báo ứng và có phát tâm bỏ ác, hành thiện hay không? Nếu những điều này có thể phát khởi trong bạn, vậy thì việc gia đình có bàn thờ Phật hay không, thực không phải là yếu tố quan trọng, bởi rất nhiều nhà lập một bàn thờ Phật rất hoành tráng, nhưng cũng chỉ ở dạng trang điểm, chứ không có sự tu học, đương nhiên không mang lại sự lợi lạc nào cho sự chuyển hoá tâm thức. Do vậy bạn không cần quá lo lắng khi không có bàn thờ Phật, vì bàn thờ Phật đúng nghĩa ở chính nơi tâm, niềm tin chân chánh của bạn với đạo Phật. Thiếu những yếu tố này cho dù bạn cố gắng tu cũng chỉ là pháp kết duyên.
*Bạn đã có niềm tin nơi Thánh hiệu A Di Đà Phật, cho thấy pháp môn này có duyên với bạn, vì thế bạn hãy bắt đầu từ những giáo lý tịnh độ, trong đó nền tảng là Kinh Vô Lượng Thọ, A Di Đà Kinh và Quán Vô Lượng Thọ, những kinh này được HT Tịnh Không giảng giải rất nhiều, rất kỹ và dễ hiểu. Hàng ngày bạn có thể đối trước bàn thờ Tổ tiên, chọn 1 trong hai kinh Vô Lượng Thọ hay A Di Đà để trì tụng. Các nghi thức trong mỗi quyển đều đầy đủ cả. Sau mỗi thời khoá, hàng ngày bạn nên phát tâm nghe những bài giảng của HT Tịnh Không để tăng thêm niềm tin chánh pháp và củng cố giới-định-huệ. Khi thấy niềm tin đã đủ, lúc đó bạn quy y Tam Bảo, thọ Ngũ giới cũng chưa muộn.
*Tu là sửa chính mình, đổi cũ, thay mới trong từng ý niệm. Ăn chay, tụng kinh, niệm Phật, phóng sanh, bố thí, cúng dường chưa hẳn là tu nếu như mọi ý niệm: tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước không được chuyển hoá. Do vậy tu – đúng nghĩa là quá trình chuyển hoá tâm thức từ những ý niệm nói trên, giúp cho thân, khẩu, ý dần dần thanh tịnh, cuộc sống an lạc.
*Phóng sanh quan trọng ở khai thị giúp những chúng sanh được phóng sanh hiểu phật pháp, sau khi xả báo thân được sanh về tịnh độ. Về lý là vậy, nhưng đi vào sự (thực hành) thì phóng sanh là bố thí vô uý=đem lại sự giải thoát và an lạc cho người khác. Muốn thế thì ngay tâm chúng ta phải có sự an lạc, và luôn phải thực hành sống trong giải thoát, bằng không pháp phóng sanh cũng chỉ đem lại một chút phước báu cho tương lai.
Bạn có thể download Nghi Thức Phóng Sanh kèm dưới rồi in ra hoặc có thể thỉnh tại chùa hay các cửa hàng Phật giáo để thực hành nhé.
Nghi Thức Phóng Sanh ” Nghi Thức Phóng Sanh
Chúc tinh tấn và an lạc.
TN
xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy đặc biệt là Niệm Phật Dzui Làm sao.
Cho em hỏi thêm ạ. Hằng ngày tuân theo nghi thức niệm phật đều phải theo trình tự từ chí tâm đánh lễ rồi đến hết hồi hướng ạ.
Thưa vâng đúng vậy. Mới bắt đầu tu tập bạn hãy đặt ra thời khóa mỗi ngày niệm Phật 10 phút. Sau quen dần bạn có thể tăng lên 15 phút, rồi nửa tiếng… Thời gian mới tu thấy lâu nhưng lần lần bạn sẽ không còn để ý đến điều ấy nữa.
A Di Đà Phật