Bồ tát tại gia thờ Phật giữ giới, vì mỗi ngày còn lo lắng việc nhà, chưa thể nhất tâm tu hành, thì cần phải dậy sớm thắp hương đảnh lễ Tam Bảo, tùy ý niệm Phật. Mỗi ngày, lúc hoàng hôn cũng lễ niệm như thế, lấy đó làm thời khóa thường ngày. Nếu như bỏ mất thời khóa, thì ngày kế tiếp tự đối trước Phật sám hối.
Pháp môn này không làm trở ngại mọi nghề nghiệp. Kẻ sĩ chẳng trở ngại việc tu tập học hành, nông dân chẳng trở ngại việc cày cấy, người thợ chẳng trở ngại việc làm, doanh nhân không trở ngại buôn bán. Ngoài việc lễ niệm sớm tối, lại có thể trong hai mươi bốn giờ tranh thủ công phu trì niệm danh hiệu Phật trăm ngàn câu, lấy tâm chí thành làm công, mong cầu sinh về Tịnh độ. Hồi hướng rằng:
Đệ tử là….. nay lễ bái và niệm Phật được công đức, nguyện đến lúc mạng chung vãng sinh Tịnh độ. Trong ao hoa sen, tận mắt thấy Phật A Di Đà, bên hàng cây báu, gặp được bạn lành. Nguyện cho cha mẹ, sư trưởng và chúng sinh khắp pháp giới cùng mãn nguyện này.
Như thế, thật đáng gọi là:
Chứa cát bụi gom thành núi cả,
Giọt nước nhỏ dần thành sông lớn.
Trích: Liên Tông Bảo Giám
Đại Sư Ưu Đàm
Thích Minh Thành dịch
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT _()_
Xin chào quý đạo hữu, xin thỉnh giáo quý đạo hữu Thiện Nhân, Trung Đạo,… vài điều để làm hành trang tu tập.
Câu 1: Thời khóa của Lê Hoàng 2 thời gian sáng – chiều( mỗi thời khoảng 45p- 1 tiếng) như sau:
Chiều: Tụng kinh A Di Đà, niệm danh hiệu Phật A Di Đà, rồi đem tất cả công đức của buổi chiều hôm ấy hồi hướng phát nguyện cho bản thân được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, lâm chung ko chướng ngại, chánh niệm vững vàng.
Sáng: Tụng chú Đại Bi, niệm danh hiệu Phật A Di Đà rồi hồi hướng như sau:
-Sáng thứ 2-4-6: sám hối oan gia trái chủ và hồi hướng công đức trì tụng cho các vị ấy, hướng dẫn các vị ấy niệm Phật cầu vãng sanh Cực lạc.
– Sáng thứ 3-5-7: hồi hướng cho thân bằng quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp( hiện tại, quá khứ). Người sống an ổn, khỏe mạnh, biết tu học Phật pháp, gia đạo bình an. Người mất thoát ly cảnh khổ, vãng sanh Cực lạc.
Nguyên ngày Chủ nhật( 2 thời chỉ chuyên niệm Nam Mô A Di Đà Phật): cầu nguyện cho chúng sinh nơi Địa Ngục, Ngạ Quỹ, Súc sinh mau thoát khỏi cảnh khổ biết tu học Phật pháp.
Sau mỗi thời khóa đều thêm 1 câu khấn nguyện. Nguyện cho chúng sinh trong khắp pháp giới biết tu học Phật pháp, được vãng sanh Cực Lạc, mau chóng thành tựu Phật quả tối thượng cứ độ vô lượng chúng sinh.
Câu 2: Trước mỗi thời khóa, Lê Hoàng đều có khấn cầu chư Phật gia hộ cho tất cả chúng sinh trong cõi vô hình, oan hồn vất vưỡng nướng nhờ Phật lực đến đc đây nghe Lê Hoàng Tụng Niệm để tu tập, ko biết việc khấn và hồi hướng Lê Hoàng chia ra các ngày như vậy có hợp lý không. Vì Lê hoàng từng đọc dược nếu ko nhầm thì trong kinh Địa tạng nếu mình làm phước thiện thì bản thân hưởng phần lớn, việc hồi hướng cho ai đốọ chỉ nhận được 1/7(khoảng 14%), nếu hồi hướng cho nhiều vị thì cái 1/7 ấy lại chia nhỏ ra cho số lượng chúng sinh được hồi hướng. Nên Lê Hoàng nghĩ nên có thời khóa chỉ chuyên tụng niệm hồi hướng riêng cho họ mong họ thọ nhận được nhiều hơn mà thoát khổ. Ko biết LH quan niệm và hồi hướng như vậy có đúng ko? Xin được hướng dẫn.
Theo suy nghĩ của PB thì các bài văn phát nguyện, hồi hướng đều đã được chư Tổ hướng dẫn đầy đủ rồi,quý liên hữu cũng không nên nhọc công phân chia làm gì. Thứ nữa việc niệm Phật, tụng kinh, làm công đức …mình không nên suy nghĩ việc hành trì công khóa là cho chúng sanh, cũng không mong mỏi chúng sanh được nghe mình tụng kinh niệm Phật vì khi chúng ta khởi tâm như vậy rất dễ rơi vào tâm ngã mạn,ít nhiều có cảm giác mình đang cứu giúp chúng sanh nơi ba đường ác, nhưng trước hết mình nên suy nghĩ liệu những việc hành trì này so với nghiệp ác mình đã tạo thì đã gọi là có công đức để hồi hướng chưa.
Như lời Tổ Ấn Quang đã dạy, tu tập mình phải cam phận phàm phu, phàm phu thì xác định mình chẳng thể cứu ai nếu chưa tự cứu được chính mình. Mọi việc cứ để tùy duyên thôi thì tự nhiên sẽ có cảm ứng. Tập trung làm tốt công khóa của mình, niệm Phật thời khóa ngày 1 vạn, 2 vạn …lần Thánh hiệu A DI ĐÀ PHẬT cũng chẳng dám móng khởi cho là đủ, cho là tốt cho ai đó, trước hết đó là cho chính mình. Mình có vãng sanh mới có thể thành Phật, thành Phật mới độ được chúng sanh.
Đôi lời chia sẻ.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Bạn Lê Hoàng,
Công khoá được như bạn và đều đặn, không gián đoạn TĐ thật rất ngưỡng mộ. TĐ chỉ xin góp ý cùng bạn 1 chút về phần công khoá và hồi hướng để bạn giảm bớt áp lực tu học.
1/ Công phu sáng và chiều là OK, nhưng việc hồi hướng nên đổi lại: đầu tiên là tận hư không giới chúng sanh, trong đó có lục đạo – kế đó là các oan gia trái chủ – bản thân – thân quyến. Việc chia nhỏ ra từng ngày sẽ khiến bạn khởi tâm phân biệt trong khi tu học.
2/ Việc tu học chân chánh và tinh tấn của bạn hàng ngày chư Phật, Bồ tát đều có sự chứng minh và gia trì, do vậy, nơi bạn tu cũng sẽ có rất nhiều chúng hữu hình, vô hình đến tu. Bạn không cần quá bận tâm phải dành riêng cho những chúng sanh này một ngày làm gì.
3/ Việc hàng ngày bạn luôn hướng tâm đến những chúng sanh cõi vô hình về lý thì thấy rất OK, nhưng khi hành trì thì rất dễ khiến tâm bạn chướng ngại vì luôn phải hướng về họ. Chúng sanh vô hình nghiệp phước khác nhau, lành, dữ có cả. Nếu chúng ta chưa đủ định tâm mà thường hướng quá nhiều về họ sẽ có sự chiêu cảm chúng sanh cõi này huân tụ bên mình, sẽ tạo bất lợi cho việc tu học. Bạn nên thế việc mời họ bằng hồi hướng sau thời công phu là OK rồi.
4/ Độ chúng sanh trong tam ác đạo chẳng dễ. Chư phật, bồ tát thường có mặt nơi này nhưng chỉ để hoá độ chúng hữu duyên, còn vô duyên và nghiệp quá nặng vốn chẳng thể độ. Khi tu học bạn nên khéo léo quán xét, đừng tạo cho mình một gánh quá nặng, để ngay bản thân chưa bứt lên được, nhưng lại cứ lo kéo theo những người khác cùng đi. Đó gọi là chướng đạo.
5/ Công đức 1/7 là nói về con số biểu dụ của tâm thế gian. Thực tế thì khi tâm bạn thanh tịnh, bình đẳng thì con số 1 phần này không còn giới hạn nữa, điều này giống như bạn dâng 1 nén hương, 1 bát cơm cúng Phật, nhưng lại hướng về thập phương chư Phật thì làm sao đủ? Do vậy tâm từ bi, hỉ xả, cúng dường, bố thí thanh tịnh vốn vô ngằn mé vậy.
Chúc bạn tinh chuyên tu học.
Các đạo hữu cho tôi hỏi về hồi hướng:
Khi mình công phu tu tập đúng pháp sẽ có công đức và phước đức. Vậy có công đức thì thay phước đức hay có đồng thời cả hai ?
Khi mình hồi hướng công đức cầu vãng sang về Tây Phương cực lạc (Nguyện đem công đức này trang nghiêm Phật Tịnh độ…) thì còn phần công đức để hồi hướng đến cho chúng sanh khác nữa hay không.
Về điểm này tôi còn mơ hồ chưa rõ, mong các bạn đồng tu hoan hỷ giải thích rõ thêm.
Nam mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Tịnh Châu,
TN chia sẻ cùng bạn đôi hàng.
*Phước thì do bạn tạo: bố thí, cúng dường, phóng sanh…
*Công đức phải do chính bạn tu hành thanh tịnh thì mới có. Nhờ tâm tịnh mà sanh định=sanh huệ. Do vậy Phật gọi là phước+huệ phải luôn song tu. Nếu thiên về phước thì sẽ không có huệ; thiên tu huệ thì phước sẽ không có.
*Khi hồi hướng công đức tức hàm chứa cả phước và huệ. Nếu cả phước và huệ đều thanh tịnh thì sự hồi hướng có thể biến khắp hư không pháp giới chứ không chỉ giới hạn ở Tây Phương Tịnh Độ. Trong đạo gọi đó là một niệm trang nghiêm-thanh tịnh-bình đẳng-giác.
*
Dù chứng thánh quả vẫn bị chết đói vì nghiệp keo kiệt không bố thí
Lúc ấy, Phật ở với chư tỳ-kheo gần thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Trong thành có một người vợ của người bà-la-môn có thai, sinh ra một đứa con trai hình dung cực xấu, thân thể nhớp nhúa. Khi bú vú mẹ, sữa mẹ liền chua đi, chẳng thể bú được. Khi nhờ người khác cho bú lại cũng như thế. Vì vậy, đành phải lấy bơ với mật trét vào miệng cho trẻ ấy mút cầm hơi mà sống. Nhân đó mới đặt tên là Lê-quân-chi.
Đứa trẻ ấy cũng dần dần lớn lên, nhưng thật là xấu số, chẳng lúc nào được ăn no đủ. Thấy các vị tỳ-kheo đi khất thực được người ta cúng dường thức ăn trong bát, Lê-quân-chi sanh lòng hoan hỷ, nghĩ rằng: “Ta nên đến chỗ Phật mà cầu xuất gia, tất sẽ được ăn no.”
Nghĩ rồi liền đến nơi tinh xá Kỳ Hoàn lạy Phật xin xuất gia. Phật nói: “Lành thay đó, tỳ-kheo!” Tức thì, râu tóc tự nhiên rụng sạch, áo cà-sa hiện ra nơi thân, thành một vị tỳ-kheo oai nghi đầy đủ. Chuyên cần tu tập, chẳng bao lâu đắc quả A-La-hán.
Dù đã chứng quả, nhưng mỗi khi tỳ-kheo Lê-quân-chi đi khất thực vẫn thường đói thiếu. Trong lòng tự hối trách, liền vào trong tháp Phật mà lễ bái, thấy có bụi bặm liền chuyên tâm quét dọn sạch sẽ. Hôm ấy đi khất thực được một bữa ăn no. Trong lòng vui vẻ, liền bạch với tăng chúng rằng: “Từ nay về sau xin cho tôi được lo việc quét dọn tháp Phật. Vì nhờ quét tháp Phật tôi mới có thể khất thực được no lòng.” Tăng chúng nghe vậy cũng đều đồng ý.
Đến một ngày nọ, Lê-quân-chi ngủ mê dậy muộn, đã quá giờ quét dọn mà vẫn còn ngủ. Gặp lúc Xá-lỵ-phất và năm trăm vị đệ tử từ nơi khác đến viếng Phật, thấy trong tháp có bụi bặm liền tiện tay quét dọn sạch sẽ ngay. Lê-quân-chi thức giấc thấy Xá-lỵ-phất đã quét tháp rồi, liền nói rằng: “Ngài quét tháp Phật, ấy là khiến tôi hôm nay phải nhịn đói rồi.” Xá-lỵ-phất hỏi nguyên do, nghe xong liền nói rằng: “Ngài không phải lo, hôm nay có thể cùng đi với tôi vào thành khất thực, chắc được no đủ.”
Lê-quân-chi nghe nói vui mừng, đến giờ khất thực liền ôm bát đi theo Xá-lỵ-phất. Đến nhà đàn việt, ngờ đâu gặp lúc vợ chồng cãi nhau chẳng ai cúng dường, đành ôm bát không mà về.
Ngày thứ hai, đến giờ khất thực Xá-lỵ-phất liền nói rằng: “Hôm nay có người trưởng giả trong thành thỉnh đến cúng dường, ngài nên cùng đi với tôi, chắc được no đủ.” Liền cùng nhau đến đó. Lễ cúng long trọng, người ta dọn thức ăn rất nhiều. Chư tỳ-kheo ngồi thành hàng dài, những người dọn thức ăn đặt từ phía dưới lên, đến chỗ Lê-quân-chi thì vừa hết mất. Những người người dọn từ phía trên xuống, đến chỗ ông lại cũng vừa hết. Vậy là trong chúng hội chỉ mỗi mình ông chẳng có thức ăn. Ông liền lớn tiếng gọi rằng: “Tôi chưa có thức ăn.” Nhưng chẳng hiểu sao chủ nhân chẳng nghe thấy tiếng ông gọi. Đành nhịn đói mà về.
Khi ấy, ngài A-nan nghe kể lại sự việc, sanh lòng thương xót, đến ngày thứ ba liền đến nói với Lê-quân-chi rằng: “Sáng nay tôi được cùng đi với Phật thọ nhận cúng dường, sẽ vì ông mà mang thức ăn về, giúp ông được no đủ.” Nói vậy rồi mới đi.
Ngài A-nan vốn là người đa văn đệ nhất, nghe và nhớ được hết tất cả những kinh Phật thuyết dạy, chưa từng quên mất điều gì. Vậy mà hôm ấy bỗng nhiên quên khuấy mất lời hứa với Lê-quân-chi, thọ thực xong lại ôm bát không mà về!
Đến ngày thứ tư, ngài A-nan lại vì Lê-quân-chi mà nhận thức ăn vào bát mang về. Ngờ đâu nửa đường gặp con chó dữ, chồm lên hất bát đổ hết thức ăn. Đành ôm bát không mà về, Lê-quân-chi phải nhịn đói thêm một hôm nữa.
Ngày thứ năm, ngài Mục-kiền-liên biết chuyện, liền vì Lê-quân-chi mà xin thức ăn mang về, lại gặp con chim Kim-sí cực lớn giật lấy bát mà mang luôn ra ngoài biển. Lại phải nhịn đói thêm ngày nữa.
Ngày thứ sáu, ngài Xá-lỵ-phất liền quyết ý giúp Lê-quân-chi. Xin được thức ăn cẩn thận mang về đến tận cửa phòng rồi, cửa bỗng nhiên đóng chặt. Xá-lỵ-phất liền dùng thần lực mà hiện vào trong phòng, chẳng ngờ nhanh quá nên sẩy tay rơi bát. Ngài lại dùng thần lực mà ngăn giữ, thu hồi nguyên vẹn lại mà đưa cho Lê-quân-chi. Cầm bát thức ăn trên tay, miệng liền dính cứng chẳng mở ra được. Giờ ăn qua rồi, miệng liền tự mở ra được.
Vào ngày thứ bảy, Lê-quân-chi sinh tâm xấu hổ cùng cực, liền ra trước đại chúng vốc cát mà ăn, ăn xong uống nước rồi nhập Niết-bàn.
Chư tỳ-kheo thấy sự việc của Lê-quân-chi thảy đều kinh quái, liền thưa hỏi Phật về nguyên do các nghiệp thiện ác mà tỳ-kheo Lê-quân-chi đã làm. Phật bảo chư tỳ-kheo: “Các ngươi hãy chú tâm lắng nghe, ta sẽ vì các ngươi mà phân biệt giảng nói. Về thuở quá khứ cách đây đã vô số kiếp, xứ Ba-la-nại có vị Phật ra đời hiệu là Đế-tràng, cùng với chư tỳ-kheo đi giáo hóa nhiều nơi.
“Bấy giờ có người trưởng giả tên là Cù-di, thấy Phật với chư tăng thì sanh lòng kính tín, liền thỉnh về nhà mà cúng dường, ngày nào cũng vậy. Một thời gian sau, trưởng giả ấy chết đi. Người vợ tiếp tục cúng dường, nhưng đứa con trai lòng tham lam chẳng thuận việc cúng dường, bố thí, liền ngăn cản mẹ. Người mẹ không nghe, con trai liền lường thức ăn cho mẹ mỗi ngày. Người mẹ lại nhịn một nửa phần ăn của mình, tiếp tục cúng dường Phật với chư tăng.
“Đứa con thấy vậy thì tức lắm, liền nhốt mẹ vào một cái phòng trống, chẳng cho ăn uống gì cả. Cho đến bảy ngày, mẹ đói quá cầu khẩn xin ăn, đứa con đáp rằng: ‘Sao chẳng ăn cát mà uống nước, lại phải theo ta xin ăn?” Nói vậy rồi lại bỏ mà đi mất. Rốt cục, người mẹ đói quá mà chết.
“Người con ấy sau mạng chung liền sanh vào địa ngục A-tỳ, chịu khổ báo qua vô số kiếp. Mãn nghiệp ấy rồi, được sanh làm người lại phải chịu đói khổ như vậy.”
Phật lại dạy rằng: “Người con trai chẳng cho mẹ ăn ngày trước, nay là tỳ-kheo Lê-quân-chi đó. Nhờ phước cúng dường trước đó, nên nay được gặp Phật, xuất gia đắc đạo.”
Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.
Trích Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)
Đoàn Trung Còn, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
ai đó xin chỉ cách hóa giải giúp con với ạ.
xin cho con hỏi nếu có duyên nợ với 1 người và đã gặp rồi, chỉ là vì duyên đó mà con đau khổ rất nhiều. dù có cố như nào cũng không quên được, học phật cũng chỉ là phút chốc quên đi rùi sẽ có lúc nhớ lại. không biết kiếp trước duyên này như nào nhưng thực sự rất nặng
ai đó chỉ con cách quên hoặc bỏ qua nó với ạ.
Nam Mô A Di Đà Phật
mình xin mạo muội nhắn nhủ đến Quý bạn đôi lời, những lời nhắn nhủ của mình là mình đây nhắn nhủ lại lời dạy của bậc cổ đức, nếu như làm Quý bạn không hài lòng mình xin được lượng thứ. Chữ ” duyên ” mà Quý bạn đề cập đến e rằng đối với Quý bạn lúc này mà nói đó là ác duyên, bởi duyên này đang làm bạn ưu tư, phiền não. Việc trên đời vốn là nhân trước quả sau, chúng ta làm cho người khác ưu sầu đến thời điểm thích hợp chúng ta sẽ nhận lại thống khổ đó. Thiếu tiền hoàn tiền, nợ mạng hoàn mạng, thiếu nước mắt phải hoàn trả nước mắt, Quý bạn hãy tìm nghe quyển Báo ứng hiện đời tập 7 trên Youtube mong là Quý bạn sẽ đạt được nhiều lợi ích. Tâm chúng ta vốn chấp chặt vào tình ái và dục vọng, cái duyên mà bạn gặp lúc này nếu không nỗ lực niệm Phật, dùng chay giữ Ngũ giới, nghe pháp HT Tuyên Hóa, HT Tịnh Không…giảng để đẩy lui phiền não thì tình ái sâu đậm sẽ rất phức tạp không những cho đời này và đời sau. Sắc tình nam nữ là điều mê hoặc chúng ta, nếu đã nhỡ đi quá đà dẫn đến quan hệ rồi ( nếu không phải là vợ chồng chính thức ) sẽ can tội tà dâm dẫn đến việc giảm phúc giảm thọ, ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại. Quý bạn hãy tìm nghe thêm cuốn Thọ Khang Bảo Giám nữa do Đại Sư Ấn Quang tăng đính sẽ đạt thêm nhiều điều lợi ích. Ngưỡng mong Quý bạn chí tâm xưng niệm thánh hiệu của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ ly được dục mà an vui tự tại !
cám ơn tiến chỉ thanh tịnh đã hồi âm. cũng là 1 người học phật, hiểu hơn không ít điều. có lần đau khổ nghe giảng đạo mà đột nhiên tham ái mọi sầu khổ hiểu thông và biến mất.từ đau khổ sản khoái lạ thường như không còn nhớ gì vậy, chỉ là ban đầu không phải ác duyên, lỡ quyết định từ bỏ 1 người vì thấy mình không đáng. mất vài năm người ta mới quên mình, nhưng rồi nhận ra mình mới là người không quên được. do mình tạo trái ngang nên không sao dứt được, là người đó tốt với mình trước, tốt vô điều kiện mà không nhận được lời quan tâm nào từ mình, và cũng là mình bỏ người ta trước. cho dù vô tình lướt qua cũng rung động mạnh, muốn quên nhưng đâu có lí do để quên khi lỗi do mình? không biết không bỏ được, vậy có cách nào để không còn nghĩ về người đó được không? khi gặp không nói, khi không thấy làm sao để không phải nghĩ nữa. ai có cách hay xin chỉ giúp
Bạn hãy lo học hành thật tốt để không phụ công ơn cha mẹ sanh ra & dưỡng dục. Thời gian rãnh nên đọc sách thánh hiền, niệm Phật tích lũy công đức làm hành trang về cõi Phật khi vô thường bất chợt đến. Vào trang Phật pháp không lo học hỏi mà cứ hỏi chuyện tình ái thì ích gì? A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Bậc cổ đức dạy ” Ái bất trọng bất sanh Ta Bà “, nếu quả thật người mà Quý bạn nhắc đến tốt vô điều kiện thì sao mình không thấy Quý bạn nói người này khuyên Quý bạn dùng chay thanh tịnh, giữ Ngũ giới, buông xả dần dần mọi việc thế gian để chí thành niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới. Đó mới là tốt vô điều kiện, còn nếu như tốt vô điều kiện mà dính dáng đến sắc tình nam nữ thì mình đây vô phương, xem ra Quý bạn đây chưa có cái nhìn chân thật về Ta Bà thế giới. Hiện tại và những ngày tháng kế đến là thiện hay là ác là còn tùy thuộc vào tạo tác của Quý bạn, phương pháp hiện tại Quý bạn hãy chí tâm xưng niệm Thánh hiệu của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và đừng tơ tưởng đến đối phương nữa. Đây là đường link HT Tuyên Hóa Khai Thị Về Ái Dục, ngưỡng mong Quý bạn hãy xem qua
https://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Mình chỉ là kẻ phàm phu nghiệp chướng đầy dẫy, nếu như Quý bạn không xem lời mình nhắn nhủ là càn rỡ thì thật là lành thay, kính chúc Quý bạn thời thời khắc khắc giữ được thân tâm thanh tịnh, khang kiện an lạc và có nhiều bước tiến trên con đường học tập Phật Phấp đạt được nhiều lợi ích, chào Quý bạn
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát !
các bạn cũng biết nơi vô thường không phải ai cũng tu đạo và tin đạo.
tốt vô điều kiện cũng chỉ hiểu theo nghĩa nơi vô thường mà thôi, như vậy cũng xem là 1 cái tốt rồi. cũng là ngẫu nhiên vì sợ ma quỷ mà học phật, tại lúc đó còn bé nghe rằng đọc kinh ma sẽ sợ không dám đến gần. rồi sâu dần và học phật.
không phải ai cũng học phật sao họ khuyên mình về tây phương được? trong đau khổ cũng buông xả được nhiều thứ, chỉ có việc này chưa buông được. ngay mình cũng không hiểu ở người đó có điểm gì mà không sao tách được, có cũng chỉ là lúc không gặp. vì nếu về ngoại hình hay những thứ khác thì có thể tìm 1 người tốt hơn rất dễ dàng. vì thế mới nghĩ do duyên nên hỏi cách thoát.
còn như các bạn nói, nếu buông xả chỉ qua 1 lời nói thì đã không phải đau khổ vậy. có lẽ các bạn học phật đã lâu, tinh tấn, hiểu nhiều nên thấy chuyện đời là phù du. mình cũng từng có khoảng nhỏ thời gian không còn tham gì nơi này nên cũng hiểu.
lên đây hỏi vì tin phật pháp mới giúp ngộ được, nhưng có vẻ không phải vậy.
người giúp được là người chỉ cách đi, không phải người nói đáp án hay con đường.
các bạn chỉ mình đường đi và đáp án, nhưng hiểu thông đã không đau khổ. còn người không thông như mình thì cần cả cách để đi được trên con đường đấy, có nhìn thấy đường, có thấy kết quả. cũng không bước được
Nam Mô A Di Đà Phật
Hôm nay thứ hai, mình bị sốt lại đau họng nên nghĩ ở nhà, xem hồi âm của Quý bạn mà mình đây áy náy vô cùng vì đã không thể hỗ trợ được cho Quý bạn vơi đi phần nào phiền não và ưu tư lúc này. Mình nghĩ Quý bạn chắc là nữ nhân, độ tuổi không quá 23t, Quý bạn nói ” nơi vô thường không phải ai cũng tu đạo và tin đạo ” , nơi mình ở cũng vậy. Ta Bà thế giới thiện ít ác nhiều, hết thảy đều do sắc dục chi phối, đời đời kiếp kiếp chúng ta thường hay tham dự vào những tiết mục tình ái và dục vọng. Nên đến đời này khi quả đã trổ cũng là do ác nghiệp dẫn dắt nên chúng ta mơ mơ hồ hồ làm cho mọi việc càng thêm rối ren và phức tạp. Sự việc của Quý bạn lúc này là do tình ái nam nữ làm cho nội tâm không được ổn định, cứ tơ tưởng về đối phương. Mình chỉ là kẻ nghiệp chướng nào dám lạm bàn thêm thắt bày vẽ nhưng mình thiết nghĩ Quý bạn nên tránh tiếp xúc với người mà Quý bạn tơ tưởng, tốt nhất là đoạn tuyệt không gặp gỡ nữa xem như không quen biết. Chỉ nên thiết tha niệm Phật và Bồ Tát, dùng chay thanh tịnh, giữ Ngũ giới và xem quyển Khai Thị về ái dục HT Tuyên Hóa Khai Thị. Nếu Quý bạn còn gặp gỡ đối phương sẽ không tránh khỏi nói năng tiếp xúc dẫn đến hành động cử chỉ thân mật, nếu đi quá giới hạn sẽ hậu hoạn vô cùng. Nữ nhân phải giữ thân như ngọc, đời hiện tại đã thiếu đi hiền nhân là do không có hiền mẫu, đã không có hiền thê lấy đâu ra hiền mẫu. Quan trọng phải có hiền nữ rồi mới đến hiền thê, ngưỡng mong Quý bạn thận trọng đắn đo suy xét thì thật là lành thay, ngày nay trên các trang mạng có rất nhiều bài viết liên quan đến những vụ án tình. Nào là bêu rếu, đánh ghen, sát hại, tẩm xăng thiêu đốt, quay clip tống tình… làm cho đương sự hết đường, ngưỡng mong Quý bạn tự cảnh tỉnh. Quý bạn nói được lời này chứng tỏ quý bạn đã có sự giác ngộ : ” các bạn chỉ mình đường đi và đáp án, nhưng hiểu thông đã không đau khổ. còn người không thông như mình thì cần cả cách để đi được trên con đường đấy, có nhìn thấy đường, có thấy kết quả. cũng không bước được “. Quý bạn nói Quý bạn đang không thông đúng vậy, tâm của Quý bạn luôn tơ tưởng đến đối phương thì làm sao mà thông được, đừng để mọi việc quá tầm kiểm soát rồi có hối thì cũng đã không kịp nữa. Quý bạn phải luôn tâm niệm rằng ta là người học tập Phật Pháp thì làm sao có thể để cho sắc tình nam nữ mê hoặc chứ, nếu tâm khởi lên ý niệm tơ tưởng về đối phương thì Quý bạn hãy tinh tấn chí tâm xưng niệm thánh hiệu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Bồ Tát sẽ gia hộ cho Quý bạn được nghiệp tiêu, chướng tận, trí rạng phước tăng. Tình ái nam nữ vốn không thật thể là do sắc dục chi phối muốn chiếm hữu đối phương, nhưng ma lực của nó rất đang sợ. Quả thật nếu có tình yêu nam nữ chân thật thì chúng ta phải nhắn nhủ đối phương kính tin Tam Bảo, tin sâu nhân quả, bỏ mặn dùng chay thanh tịnh trọn đời giữ Ngũ giới, tín nguyện thiết tha niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Kính chúc Quý bạn sớm giảm thiểu được phiền não để được tự tại.
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát !
Những lời khai thị về tâm sanh tử tha thiết của Ấn Quang đại sư:
a. Niệm Phật [phải niệm] như mình đang bị rơi vào nước, đang bị lửa cháy, như cứu đầu đang bị thiêu đốt thì chẳng có nghiệp chướng và ma chướng gì mà không bị tiêu diệt.
b. Yếu quyết muốn cầu thoát khổ chỉ là mỗi niệm phải sợ chết, khi chết liền bị đọa vào tam đồ ác đạo, được vậy thì niệm Phật tự nhiên sẽ thuần, tịnh nghiệp tự nhiên thành tựu. Hết thảy trần cảnh chẳng thể đoạt mất chánh niệm ấy.
c. Niệm Phật phải thường nghĩ mình sắp chết, nghĩ mình sắp đọa địa ngục, thì không khẩn thiết cũng sẽ khẩn thiết, không tương ứng cũng sẽ tự tương ứng. Dùng tâm sợ khổ để niệm Phật chính là diệu pháp đệ nhất để thoát khổ, cũng là diệu pháp đệ nhất để tùy duyên tiêu nghiệp.
d. Niệm Phật tâm chẳng quy nhất là vì tâm sanh tử chẳng khẩn thiết. Nếu nghĩ mình đang bị nước cuốn, bị lửa thiêu chẳng có cách nào cứu chữa nên gần sắp chết, hoặc nghĩ mình gần bị đọa địa ngục thì tâm tự quy nhất, chẳng cần phải tìm diệu pháp nào khác.
e. Niệm Phật không hôn trầm thì tán loạn, đó là hiện tượng dùng tâm qua quýt làm cho lấy có, làm cho xong chuyện [để niệm Phật]. Nếu [nghĩ mình đang] bị rơi vào nước lửa, gặp giặc cướp, tâm mong cầu mau được cứu vớt thì sẽ hết những khuyết điểm nêu trên.
f. Khi họa hại bức bách thì thành khẩn, tha thiết. Khi nhàn rỗi vô sự thì khoan thai, thong thả. Đó là căn bịnh chung của phàm phu. Trong thời thế hiện nay, tình hình đời đạo như đang nằm yên trên đống củi, phía dưới đã bốc lửa mạnh chưa đốt đến thân, nhưng chớp mắt liền cháy lan ra khắp toàn thể, trọn pháp giới không chỗ nào trốn được, vậy mà vẫn còn lơ là, vẫn coi thường để ngày tháng trôi qua, chẳng thể chuyên chí cầu cứu nơi một câu Phật hiệu thì cái tri kiến đó thiển cận quá mức vậy!
Từ những câu đối mà Ấn Tổ tự họa cũng có thể thấy tâm sanh tử khẩn thiết của lão nhân gia.
a. Đạo nghiệp chưa thành sao dám để tâm tán loạn.
Hạn chết gần kề, tạ tuyệt hết thảy khách khứa.
b. Bảy mươi năm luống qua, chẳng còn mấy chốc, giống như tù nhân đi ra pháp trường, mỗi bước gần kề cái chết.
Tạ tuyệt hết thảy, chuyên tu Tịnh độ, nếu ai xét thấy lòng ngu thành là liên hữu thật sự.
c. Ngươi gần chết, hãy mau niệm Phật, tâm chẳng chuyên nhất, quyết đọa địa ngục, ngạ quỷ súc sanh còn khó được, đừng vọng tưởng phước quả trời người.
Ngươi gần chết, hãy mau niệm Phật, nếu chí chân thành bèn dự hội Liên Trì, Thanh văn Duyên giác còn chưa trụ, nhất định khắc chứng Đẳng Diệu Viên Thừa.
A DI ĐÀ PHẬT!
Kính gửi: các liên hữu
Sau khi hành trì được một thời gian, mình cũng thấy mình đang giống như những điều mà Ấn Quang đại sư đã nói đó là:
“Khi họa hại bức bách thì thành khẩn, tha thiết. Khi nhàn rỗi vô sự thì khoan thai, thong thả… ”
Sau khi đọc xong đoạn này và liên hệ với mình hiện tại, mình chợt nhớ lại trong cuốn “Niệm Phật Thập Yếu” hòa thượng Thích Thiền Tâm cũng từng nói đại để: hành giả mới tu hành thì 1-2 năm đầu thường tinh tấn, nhưng năm thứ 3 và những năm sau thì cách Phật càng xa…
Mình đang rất lo lắng cho việc này, đặc biệt là sợ sau khi lơ là thì sẽ dần dần quên mất trí nguyện dẫn đến quên mất niệm phật.
Rất mong các liên hữu chỉ cách để vượt qua trong thời gian tới.
A DI ĐÀ PHẬT!
Cách hữu hiệu nhất là phải nghe pháp Tịnh Độ mỗi ngày bạn ạ. Như người nhịn ăn lâu ngày thân thể sẽ dần héo mòn và chết. Tâm đạo cũng thế, nếu không trưởng dưỡng bằng pháp thực lâu ngày sẽ thui chột, dần dần tâm giãi đãi sẽ lớn thêm. Hãy nuôi dưỡng đạo tâm bằng cách nghe pháp thường xuyên liên hữu ạ.
Và điều tối quan trọng và rất khó làm, đó là hãy cố gắng cắt bớt ngoại duyên.
A Di Đà Phật.
TRÊN ĐƯỜNG TU PHẢI CẨN TRỌNG DUYÊN NGHIỆP THIỆN ÁC ÂM THẦM DẪN DẮT BÊ TRỄ SỰ TU
Điều này chỉ cho sự thử thách trong âm thầm không lộ liễu, hành giả nếu chẳng khéo lưu tâm, tất khó hay biết. Có người ban sơ tinh tấn niệm Phật, rồi bởi gia kế lần sa sút, làm điều chi thất bại việc ấy, sanh lòng lo lắng chán nản trễ bỏ sự tu. Có vị công việc lại âm thầm tiến triển thuận tiện rồi ham mê đeo đuổi theo lợi lộc mà quên lãng đường lối tu hành. Có kẻ trước tiên siêng năng tụng niệm, nhưng vì thiếu sự kiểm điểm, phiền não ở nội tâm mỗi ngày tăng thêm một ít, lần lượt sanh ra biếng trễ, có khi đôi ba tháng hay một vài năm không niệm Phật được một câu. Có người tuy sự sống vẫn điều hòa đầy đủ, nhưng vì thời cuộc bên ngoài biến chuyển, thân thế nhà cửa nay đổi mai dời, tâm mãi hoang mang hướng ngoại, bất giác quên bỏ sự trì niệm hồi nào không hay.
Trích NIỆM PHẬT THẬP YẾU
HT THÍCH THIỀN TÂM
A DI ĐÀ PHẬT!
Cám ơn các liên hữu đã góp ý.
A DI ĐÀ PHẬT!
Con nay nhờ ơn phật pháp đã thoát ra ngoài sắc dục, đã nhiều lần xem thường cái chết, đã hiểu ra thứ vô ngã, nay con nhớ ân nhân nên đã tìm về cõi tịnh, con còn một việc chưa làm được nữa là báo hiếu cha mẹ, nay con đã hiểu con đường con đi rồi, đường cao thượng quả thật rất khó