Ở Bà Dương thuộc tỉnh Giang Tây có người thợ nhuộm họ Đổng, ưa thích việc lưới bắt chim. Bắt được rồi dùng que trúc xiên qua đầu chim, đặt trên lửa rơm thui chín, xong làm sạch lông rồi đem bán. Số chim đã bị ông giết hại như thế thật nhiều không đếm xuể.
Về sau họ Đổng bỗng nhiên mắc một chứng bệnh kỳ lạ, da dẻ toàn thân hóa thành thô ráp như vỏ cây, ngứa ngáy lạ lùng không sao chịu nổi, phải dùng rơm khô đốt lên hơ nóng cả người. Sau đó ông lại mắc chứng đau đầu, phải nhờ người dùng que trúc đánh vào đầu mới chịu được. Bị hành hạ đau đớn như vậy đến ba năm rồi mới chết.
- Lời bàn:
Ấy là vì bản tính con người vốn hiền thiện. Lưới bắt chim chóc để giết hại, đó là làm những việc người ta không nên làm, do đó phải chịu quả báo dùng que trúc đánh vào đầu, đốt lửa rơm hơ nóng toàn thân, đều là muốn những việc người khác không hề muốn.
Huyện Côn Sơn có người tên Cung Phúc, dùng súng bắn chim rất giỏi. Vào mùa hạ năm Nhâm Dần thuộc niên hiệu Thuận Trị (tức là năm 1662), một hôm ông cầm que lửa soi vào chỗ thuốc súng, tàn lửa bay ra rơi vào thuốc súng bốc cháy dữ dội, râu tóc ông đều cháy sạch, lại bị một viên đạn sắt xuyên qua ngực vào tận trong bụng, chết một cách hết sức thê thảm.
- Lời bàn:
Đức Phật Thích-ca trong vô số kiếp trước đây đã từng có lần làm vị Thiên vương cõi trời Đao-lợi (tức Thiên Đế Thích hay Đế Thích, cũng gọi là Thích-đề-hoàn-nhân), đánh nhau với loài a-tu-la. Khi ngài định dẫn binh quay về, bỗng nhìn thấy một con chim kim sí làm tổ trên cây đại thụ, liền suy nghĩ: “Nếu quân ta đi ngang đó, trứng chim kim-sí ắt bị phá hoại mất.” Liền ra lệnh cho người đánh xe quay xe trở lại không về nữa. Quân a-tu-la thấy Đế Thích bất ngờ quay xe lại thì kinh hãi lui về. Nhờ một ý nghĩ nhân từ mà lần đó Đế Thích được chiến thắng (chuyện này được chép trong kinh Khởi thế nhân bản).
Đến như vua trời Đế Thích còn không nỡ làm hại chỉ một quả trứng chim, huống chi những kẻ phàm phu phước bạc đức mỏng lại có thể xem mạng sống chúng sinh như cỏ rác được sao?
(*) Địa ngục thiết hoàn: nơi tội nhân bị trừng trị bằng cách bị bắt phải nuốt các viên sắt nóng. Chu vi địa ngục này rộng 80 do tuần, trong đó có 88 tòa thành sắt, trong mỗi thành sắt có 5 núi dao che phủ ở trên, phía dưới thì có 18 con rắn sắt rất độc, lưỡi nó phun ra kiếm sắt, đầu kiếm lửa cháy đỏ rực, tội nhân chết rồi sinh vào thành sắt, rắn sắt quấn thân, trên đầu lửa đốt, lại mưa xuống những viên sắt nóng lớn; từ đỉnh đầu vào, từ dưới chân ra.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Bỏ Sự Giết Hại
Nguyên tác Hán văn: Vạn Thiện Tiên Tư
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Oan gia kiếp trước đến đầu thai đòi mạng nhờ niệm Phật và sám hối thoát được cửa tử
Trước đây tôi luôn cho rằng câu chuyện này là kịch bản hư cấu nổi tiếng do Quan Hán Khanh sáng tác, nào ngờ lại là chuyện thật.
Bảy, tám năm trước thông qua một tu sĩ trong “Vạn Phật Thành”, tôi được đến Đài Loan nghe Trương giáo sư thuật lại tỉ mỉ các việc lạ lùng bà đã trải qua.
Ba mươi năm trước bà làm công tác từ thiện tại Đài Loan, chuyên tư vấn tâm lý, là người tiên phong vực dậy trào lưu tốt cho xã hội, vì vậy mà các uỷ viên công tác từ thiện ở Đài Loan đều gọi bà là “Trương giáo sư “. Tôi biết tên thật của bà, nhưng ở đây chúng ta cứ gọi bà là Trương giáo sư.
Hiện nay Trương giáo sư đang ở Mỹ, tôi có điện thoại trò chuyện cùng bà, bà là cư sĩ tu tại gia, ăn chay trường, nói năng cẩn trọng, chuyên trì “chú Đại Bi” và niệm Phật, thường đi khắp nơi truyền bá Phật pháp. Hiện nay bà hơn 70 tuổi.
Trước khi kể chuyện mình, Trương giáo sư đã mở đầu như sau:
“Những việc xảy ra cho tôi có nhiều linh dị, tôi nghĩ không phải ai cũng gặp chuyện giống như mình. Nhưng chẳng thể vì các vị không gặp những chuyện này mà vội kết luận rằng đây là hoang đường không có thực!
Khi nghe xong câu chuyện của tôi, các vị muốn phê phán sao thì tuỳ, tôi không dám có ý kiến. Nhưng tôi kể hoàn toàn trung thực, quyết không hề vọng ngữ, về điểm này xin hãy tin tôi”.
Đây là câu chuyện nhân quả báo ứng tuyệt hay mà bút giả may mắn được nghe chính miệng Trương giáo sư kể ra, thiết nghĩ những người giữ chức vụ cao, nắm quyền sinh sát trong tay cũng nên xem, sẽ rất có ích. Giờ xin ghi lại chia sẻ cùng quý vị:
“Trương giáo sư vào đại học muộn (do sinh con rồi mới thi), tốt nghiệp lúc 33 tuổi (lúc này bà đã có ba con trai).
Năm 33 tuổi, vào tháng 05 bà phát hiện mình mang thai, dự tính sẽ lâm bồn đúng vào ngày sinh nhật 34 của mình. Khi mẫu thân bà hay tin này thì kiên quyết yêu cầu bà phá thai. Thấy mẹ mình xưa nay tin thờ Phật, lại ăn chay nhiều năm, luôn giữ giới bất sát nghiêm ngặt. Nhưng vì sao bây giờ lại yêu cầu mình phá thai? Bà Trương cảm thấy rất kỳ quái, dù có gặng hỏi đến mấy, mẫu thân vẫn không chịu giải thích nguyên nhân.
Khi Trương giáo sư mang thai, xảy ra hiện tượng rất lạ. Thứ nhất: trong người bà khó chịu khiến phải thường xuyên đập đầu vào tường. Thứ hai: Khi nôn oẹ thì cứ đòi chồng và ba con trai phải đánh mình, còn buộc họ phải dốc hết sức mà đánh (có vậy bà mới thấy dễ chịu). Nếu chồng và con không chấp nhận, thì bà liền trở mặt với họ. Đây là hiện tượng kỳ quái mà những lần mang thai trước bà chưa hề bị qua.
Khi bà Trương mang thai đến tháng thứ tư, thì bạn của thân mẫu bà là một tu sĩ ở Đài Trung có việc đến Đài Bắc nên tiện đường ghé thăm nhà họ. Mỗi lần gặp vị tu sĩ này Trương giáo sư đều đảnh lễ. Lần này bà Trương lễ rồi, lại xin lễ thêm một lần nữa.
Sư hỏi:
– Vì sao lại muốn đảnh lễ ta thêm nữa?
– Dạ, đó là con lễ thay cho hài nhi trong bụng.
Vị Sư hoan hỉ nói:
– Được rồi, ta thu nhận bé. Nếu đã muốn cho cháu làm đồ đệ ta thì sau này có xảy ra chuyện gì, nhớ cho ta hay.
Khi thai nhi được sáu tháng, ngày nọ mẹ của Trương giáo sư muốn ăn một món chay ngon mà tiệm ăn lớn ở Đài Bắc mới có bán. Trương giáo sư là người con chí hiếu, luôn muốn làm mẹ vui lòng nên ráng sức đi mua. Khi bà ra khỏi nhà, bước lên xe buýt rồi, lạ một điều là người trên xe đều thấy bà mang cái bụng to thù lù, nhưng chẳng ai muốn nhường chỗ ngồi cho, thậm chí có kẻ còn vờ nhắm mắt lại để khỏi phải thấy và không ai thèm để ý tới bà.
Vì vậy Trương giáo sư phải đứng suốt. Bỗng nhiên xe tông phải vật nặng, thắng gấp, khiến bà té nhào, dẫn tới động thai; phải chở đi cấp cứu.
Tối đó bà đau bụng dữ dội, lúc này thai nhi chỉ mới hơn sáu tháng, nhưng bà đã sinh non. Bé tuy hình dáng còn rất nhỏ, nhưng có thể nhìn ra đây là một bé trai vô cùng xinh đẹp, tuấn tú.
Bác sĩ bảo do hài nhi sinh quá sớm, họ đã làm hết sức mình, nhưng có cứu sống được bé chăng thì không dám bảo đảm, vì vậy Trương giáo sư đừng quá kỳ vọng…
Trương giáo sư hết sức tự trách, giận mình không chịu an phận ở nhà để con trẻ được bình an sinh ra. Hiện tại bé chỉ có thể nằm trong lồng kính, bà rất mong Phật Bồ tát sẽ gia trì cứu bé. Bỗng bà sực nhớ đến vị sư cách đây không lâu đã ghé qua nhà bà, nên gọi điện báo cáo:
– Thưa sư, con đã sinh rồi, em bé còn quá nhỏ. Nhưng con hy vọng có thể cứu được nó.
Sư hỏi:
– Con muốn cứu nó ư? Tốt! Vậy hãy làm theo yêu cầu của ta. Từ hôm nay hãy bắt đầu ăn chay trăm ngày, con thường tụng kinh gì?
– Dạ con chuyên tụng “Bạch y thần chú” ạ.
– Được rồi, thế thì con cứ tụng chú này, nhưng phải tụng một vạn (10.000) biến nhé, nếu muốn cứu cháu ngay thì buông điện thoại xuống là tụng ngay đi!
Lúc này Trương giáo sư đang ở bệnh viện, nghe sư phụ dạy như vậy thì vội tụng Bạch y thần chú không ngừng. Ngoại trừ lúc ngủ nghỉ ra, thời gian còn lại đều tụng suốt.
Không bao lâu bệnh viện bảo Trương giáo sư có thể về nhà. Về nhà rồi hằng ngày bà ở trước Phật tụng chú. Ngày ngày đều như thế.
Khi bé được một tháng, tối đó bà bỗng thấy ác mộng: Trong mơ đứa bé cứ kéo lôi bà, bà cũng giằng lại. Bỗng bà buông tay ra, mặt đứa bé đen thui. Bà giật mình tỉnh giấc, nghĩ điềm mộng này ắt chẳng lành, bèn bảo chồng gọi điện đến bệnh viện hỏi thăm xem con thế nào rồi? Lúc này đã 3 giờ sáng. Chồng bà ngại nên chưa gọi điện, trong lúc ông do dự thì bệnh viện đã gọi tới báo tin đứa bé vừa qua đời lúc ba giờ khuya.
Trương giáo sư nghe vậy thì bật khóc.
Sáng ra, khoảng hơn 6 giờ, vị sư ở Đài Trung đã bao xe đến nhà họ. Vừa vào cửa, sư liền bảo:
– Chúc mừng bà!
Trương giáo sư ngơ ngác, thầm nghĩ: “Thằng bé con mình vừa mất, sao sư lại chúc mừng?”…
Nhưng sư đã lên tiếng hỏi:
– Phải chăng hài nhi ra đi lúc ba giờ sáng?
Trương giáo sư rất kinh ngạc, nói:
– Sao ngài biết được?
Sư kể rõ nguồn cơn:
– Hồi hôm nay (khoảng 12 giờ khuya), đứa bé ấy đến từ biệt sư. Nó nói: Con vốn muốn đem bà ấy đi, nhưng hiện tại vô phương đoạt mạng bà. Bởi vì bà đối với mẫu thân một bề hiếu thuận, mẹ bà muốn ăn chi, bà dù mang thai cái bụng to thè lè cũng ráng đi mua đồ cho mẹ và do bị gặp tai nạn xe như thế, khiến con không đủ khí lực để sống trong bụng bà. Con vốn định vào đúng ngày sinh nhật (34 tuổi của bà) sẽ bắt bà đi.
Sư hỏi:
– Con theo bà rốt cuộc là có oán thù gì?
Bé đáp:
– Đây là mối thù truyền kiếp. Cách đây nhiều đời bà ấy từng là tham quan, đã phán án sai, khiến con bị chết oan. Vì vậy con để bà từ lúc hoài thai là bắt đầu bị hành hạ, chính là trả mối thù lúc con bị tra tấn trong ngục. Con khiến bà húc đầu vào tường, kêu chồng, con… đánh đập mình, là để rửa mối hận lúc con ở trong ngục thọ cực hình tàn khốc.
Nhưng hiện tại, từ lúc bà sinh con ra rồi thì không ngừng niệm Phật, do bà niệm Phật, nên chung quanh bà luôn được Phật Bồ tát che chở chúc phúc, vì vậy con vô phương tiếp cận, không có cơ hội để bắt bà đi. Do trong nhà bà có Phật đường, con không cách chi vào được, vì trong nhà bà luôn được các tôn tượng Phật bảo hộ che chở cho nên hiện tại con không đủ sức, có muốn kéo bà đi cũng không được, đành phải bỏ đi.
Pháp sư bảo Trương giáo sư, bà không nên lưu luyến đứa bé này, nó đến là để báo thù, muốn đoạt mạng, bắt bà đi…
Nghe vậy, lúc này mẫu thân của Trương giáo sư mới kể ra việc khuất tất trong dòng họ:
Dòng họ Trương giáo sư phát sinh chuyện rất kỳ lạ. Ông nội, ông cố, phụ thân bà đều đúng ngày sinh nhật năm 36 tuổi thì tạ thế. Điều này xảy ra liên tục suốt 5 đời, các trưởng nam của dòng họ đều vô phương sống quá 36 tuổi, số mệnh họ cứ đúng ngày sinh nhật 36 là lìa nhân gian. Còn phía con gái thì các trưởng nữ cứ đến sinh nhật 34 là tạ thế, không ai thoát khỏi…
Chuyện này mặc dù mẫu thân bà biết rất rõ, nhưng không dám nói cho Trương giáo sư nghe, vì sợ con mình sẽ bị kích động, bởi vì Trương giáo sư cũng là trưởng nữ.
Đây là lý do vì sao mẹ Trương giáo sư kiên quyết muốn bà phá bỏ thai đi.
Trương giáo sư có ba trai, mỗi mỗi đều ưu tú, nhất là cậu cả, tốt nghiệp đại học xong thì đi Mỹ du học, sau đó thành gia lập nghiệp. Hai năm trước Trương giáo sư từ Mỹ sang thăm con trai thứ hai và trai út tại Đài Loan thì bỗng nhận được điện thoại báo tin cậu cả đang tắm bỗng bị ngạt thở, hiện đang cấp cứu. Khi bà về đến Mỹ thì cậu cả đã qua đời.
Điều này đối với bà như sét đánh ngang tai, khiến bà suy sụp, té xỉu. Nhờ mẫu thân khuyên giải nên bà ráng nén đau đớn để lo xong 49 ngày cho con. Lúc này hầu như bà đêm ngày đều khóc, ai an ủi cũng vô dụng.
Con trai út của bà cũng tới Los Angeles, thậm chí phải nghỉ công tác để khuyên dỗ mẹ nguôi sầu. Trương giáo sư cũng hy vọng mình có thể thoát ra khỏi nỗi đau, thế là bà nảy ý đến một ngôi chùa mà thuở giờ chưa từng ghé qua, hy vọng Phật Bồ tát có thể giúp tâm tư bà bình ổn lại.
Từ mười năm trước, Trương giáo sư đã biết có ngôi chùa này, nhưng chưa bao giờ đến viếng. Hôm đó bà đi cùng chồng và con trai út, vừa vào cửa thì thấy trong Phật đường có hai người: Một vị là pháp sư Hương Cảng, một vị là cư sĩ tại gia. Vị tu sĩ Hương Cảng vừa thấy bà Trương thì nhìn chăm chăm, mà Trương giáo sư lúc đó hễ thấy người thì khóc, pháp sư liền hỏi nguyên nhân, biết việc rồi, ông luôn mồm bảo Trương giáo sư:
– Bà yên tâm, tôi sẽ lo giúp cho bà.
Tuy mới gặp nhau lần đầu, nhưng pháp sư xin số điện thoại của bà và hẹn ngày mai gặp. Sau đó mỗi tuần ông đều hẹn gặp và trò chuyện cùng bà, ông thường nói: “Thế gian vô thường, luôn có sinh ly tử biệt”… mục đích là để an ủi cảnh tỉnh bà, nhưng bà chẳng thể nào thoát ra khỏi vực thẳm khổ sầu.
Thực sự thì cả đời Trương giáo sư chưa làm điều gì đáng thẹn với lương tâm, tại Đài Loan bà một bề tham gia công tác từ thiện xã hội, giúp đỡ biết bao người, không hiểu sao lại gặp phải cảnh này?
Một hôm pháp sư gọi điện cho bà, mời bà đến rồi bảo:
– Tôi rất muốn giúp bà, nhưng phải đúng bệnh cho thuốc. Nhưng tôi tra không ra nhân quả khuất tất nên vô phương giúp bà. Tôi có thỉnh một tượng Quan Thế Âm từ Đại Lục, hiện để tại Phật đường của mình, bà có thích Bồ Tát Quan Thế Âm chăng?
– Dạ con từ nhỏ đã rất ngưỡng mộ Bồ tát Quan Thế Âm ạ!
Pháp sư bảo:
– Tôi sắp thế này, để thỉnh Bồ tát Quan Âm về nhà, trước tiên bà hãy đi mua 66cm vải vàng, hai bó hoa cúc, cùng hoa trái đèn hương… rồi sáng mai đến thỉnh…
Hôm đó bà cùng con trai đi đến tiệm vải để chọn. Trong đây vải vàng rất nhiều, bà do dự chẳng biết mua loại nào thì bỗng thấy một khúc vải rất đặc biệt, liền cầm lên chuẩn bị trả tiền. Bà chủ tiệm nói:
– Khúc vải này không bán, bởi vì nó ít quá. Mua về cũng không thể dùng làm gì. Trương giáo sư liền đo xem, kết quả vừa đúng 66cm, thế là bà mua ngay. Bà đi qua hàng hoa, tiệm còn đúng hai bó hoa cúc, bà mua luôn và hôm sau đi thỉnh tượng Quan Thế Âm về nhà.
Từ đó trở đi trải qua hai tháng hơn, Trương giáo sư vẫn cảm thấy rất thống khổ, ngày ngày rửa mặt bằng nước mắt, lần nọ bà đến chỗ pháp sư, ông nói:
– Tôi nhất định phải tra cho rõ nhân quả của bà, chuyện bà không giống như người bình thường, tôi phải dùng cách thức đặc biệt để giúp bà.
Rồi ông đưa bà một tờ giấy đỏ và một bao thư, nói:
– Trên tờ giấy này bà hãy viết ra: Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ.
Thấy bà ngơ ngác, ông giải thích:
– Kim: Là viết về gia thế, gốc gác xuất sinh. Mộc: Là viết về bạn bè, công việc. Thuỷ: Là viết ra tên họ toàn gia. Hoả: Kiếp này bà có oan khuất gì? Thổ: Bà có nguyện vọng gì? Thế nhưng cần chú ý một điểm, tuyệt đối không được cho bất kỳ ai xem qua, bao gồm cả chồng, con bà và ngay cả tôi nữa.
Viết xong rồi thì tại ngày, giờ, tháng, năm… đó, đối trước phương hướng đó… đọc năm lần, liên tục ba ngày đọc tổng cộng 15 lần. Xong đem đốt đi rồi bỏ tro vào bao thư này, đặt dưới gối nằm. Trương giáo sư làm y theo lời thầy nói, viết tổng cộng hơn 1.600 từ, đọc đủ 15 lần, rồi đốt đi, bỏ vào bao thư, đặt dưới gối.
Được một tuần, pháp sư gọi điện cho bà, hỏi:
– Trong thời gian này không có hiện tượng gì phát sinh ư?
Trương giáo sư đáp:
– Dạ không ạ.
Đến ngày thứ mười, thầy gọi điện tới nói:
– Chúc mừng bà, tôi đã tra rõ nhân quả của bà, giờ hãy mau đến chỗ của tôi.
Con trai út bà cũng đồng đi với bà.
Đến chỗ pháp sư, bà thấy trên bàn ông đặt một tờ giấy vàng rất lớn, trên ghi chi chít chữ.
Pháp sư nói:
– Đêm qua tôi ngồi tĩnh toạ suốt đến sáng, cuối cùng từ trong thuỷ đàn đã tra được hết rồi. Nghĩa là trong nước hiện chữ gì tôi đều chép ra, phải mất mấy tiếng mới chép xong, tất cả tôi đều ghi hết trong tờ giấy này. Bà xem xong thì sẽ hiểu ngay.
Sau đó pháp sư bảo bà:
– Còn có hai tên cho bà xem đây, bà vừa nhìn liền nói:
– Hai người này đương nhiên con biết, bọn họ đến đòi nợ con.
Pháp sư nói:
– Có phải bà rất hận hai người này?
– Dạ đúng.
Pháp sư nói:
– Bà không nên hận họ, bởi vì đời trước bà nợ họ, đừng hận nữa. Việc gì cũng đều có nhân quả của nó.
– Tiếp đến pháp sư đưa tờ giấy vàng cho bà đọc và nói:
Khi đọc đoạn thứ nhất, lòng bà sẽ hết sức sợ hãi, nhưng đọc đến đoạn hai, bà sẽ rất kinh ngạc, lúc đọc đến đoạn thứ ba, bà cảm thấy an ủi vô cùng.
Thế là bà bắt đầu đọc tư liệu, rất dài: Vì cả trang giấy to lớn ghi rõ hết chuyện đời trước của bà. Điều đáng ngạc nhiên là, câu chuyện nhân quả báo ứng này cũng giống như vị pháp sư Đài Trung từng kể 19 năm trước, nhưng ở đây ghi cụ thể tỉ mỉ hơn, có tên họ hẳn hoi:
Đây là câu chuyện “Đậu Nga kỳ án” nổi danh trong lịch sử mà ai cũng biết, chuyện hoàn toàn có thật được ghi như sau:
“Trương giáo sư kiếp trước là quan Thái thú Đào Ngột, một tham quan hủ bại, không ác nào mà không làm, ông đã bắt Đậu Nga hạ ngục, xử nàng chết oan. Đậu Nga nhân đây cùng tham quan kết huyết hải thâm thù, phát thệ đời đời sẽ truy tìm báo oán rửa hận, làm cho gia tộc kẻ thù luôn bị cảnh “gia phá nhân vong” (Đọc đoạn này bà sợ đến phát run).
Sơ lược câu chuyện “Đậu Nga kỳ án”:
“Dân nữ Đậu Nga từ thuở nhỏ mồ côi mẹ, phụ thân là một tú tài nghèo tên Đậu Thiên Chương, do muốn lên kinh ứng thí mà không có tiền đi đường nên đã vay nóng số tiền 20 lạng bạc nơi quả phụ họ Thái.
Nào ngờ năm sau do số nợ (lãi suất cao) biến thành 40 lạng, ông Chương vô phương đền trả, đành phải đem con gái là Đậu Nga vừa gán nợ vừa làm đồng dưỡng tức (cô dâu nhỏ được nhà trai nuôi từ bé) cho bà Thái.
Đậu Nga ở nhà bà Thái được 10 năm thì được gả làm dâu họ Thái. Nhưng chưa đầy hai năm, chồng nàng chết đi. Đậu Nga goá bụa đành ở vậy cùng mẹ chồng.
Lúc này, tại Sở Châu có Trương Lư Nhi là một tên lưu manh, hắn hợp cùng lão Trương là cha mình, xúm nhau bắt nạt ức hiếp hai quả phụ nhà họ Thái, ép buộc bà Thái phải lấy lão Trương. Bà mẹ chồng họ Thái vì muốn bảo toàn tính mệnh, bất đắc dĩ phải ưng lão Trương. Nhưng dã tâm Trương Lư Nhi không dừng ở đây, hắn muốn ép Đậu Nga lấy hắn. Đậu Nga cương quyết từ chối, Trương Lư Nhi bèn lập mưu hãm hại nàng.
Hôm nọ mẹ chồng nàng bị bệnh, Đậu Nga nấu canh bổ đem dâng cho bà dùng. Nhưng Trương Lư Nhi đã lén bỏ độc vào canh, thầm tính là trước tiên giết chết bà Thái rồi sau đó ép Đậu Nga thành thân với mình.
Nào ngờ lúc đó bà Thái buồn nôn nên không dùng canh, lão Trương thấy đồ ngon bèn giành lấy ăn sạch. Trong chốc lát thì thuốc độc phát tác, ông ngã xuống, lìa đời.
Việc xảy ra hoàn toàn ngoài dự tính, Trương Lư Nhi muốn hại mẹ kế thành ra giết chết cha ruột. Hắn gian ngoa đổ hết tội cho Đậu Nga và thưa kiện lên quan.
Tri phủ Sở Châu vốn là một tham quan, do nhận nhiều bạc của Trương Lư đút lót, nên đã dùng cực hình bức cung, ép Đậu Nga phải nhận tội. Nhưng Đậu Nga thà bị đánh chết chứ nhất quyết không nhận tội, do vậy Tri phủ bèn chuyển qua tra tấn, đánh đập bà Thái. Thương mẹ chồng, vì muốn cứu bà thoát đòn roi bạo hình, Đậu Nga đành gạt lệ nhận tội.
Thế là nàng bị phán tử hình, bị trói dẫn ra pháp trường. Lúc đó Đậu Nga lòng đầy bi phẫn, nàng chỉ trời đất, trách rằng:
– Trời ơi, ông để kẻ hiền bị áp bức xử oan mà cũng làm trời hay sao? Đất ơi, chẳng biết phân xấu tốt, thiện ngay… mà cũng làm đất hay sao?
Khi đao phủ vung đại đao lên, ánh chớp sáng loè, lúc này Đậu Nga ngước lên trời, đọc to ba lời nguyền, nàng thề rằng:
1. Nếu nàng bị án oan, thì khi đao chém qua đầu thì máu không rơi xuống mà bay thẳng đến bạch kỳ, không cho một giọt máu tươi nào dính vào thi thể nàng trên mặt đất.
2. Trong suốt tháng 06 (đang mùa hạ) trời phải làm tuyết rơi dày ba thước phủ che thi thể nàng.
3. Nàng chết rồi, toàn phủ Sở Châu phải liên tục bị hạn suốt ba năm, để chứng minh là nàng chết oan.
Nàng thề xong, đao phủ vung đao chém, máu nàng quả nhiên bay thẳng lên bạch kỳ, tiếp theo đó là suốt tháng 6 trời giáng đại tuyết phủ che thi thể nàng. Và sau khi nàng chết rồi, Sở Châu bị hạn suốt ba năm.
Ước nguyện của Đậu Nga đã được thực hiện, chứng minh rõ là nàng chết oan. Điều này đã gióng lên lời hiệu triệu kinh thiên động địa: toàn thể bách tính sở Phủ Châu đối với tham quan Đào Ngột vô cùng oán ghét và cực kỳ cảm thông cho nàng Đậu Nga trẻ tuổi chết oan”…
Câu chuyện lịch sử này về sau đã khơi nguồn cảm hứng cho nhiều kịch bản sản sinh, có kịch bản lấy tựa là “Tháng Sáu Tuyết Rơi”, trải qua trăm ngàn năm nay luôn được tán thưởng, tác giả “Quan Hán Khanh” cũng nhờ đó mà nổi danh và được xem như bậc thầy, một nhà soạn kịch tài ba cấp thế giới.
Nhưng trong kịch bản công diễn thì có thêm phần kết cuộc như thế này:
“Sau khi cha Đậu Nga là Đậu Thiên Chương lên kinh thi đậu làm cao quan. Ông phụng lịnh vua đến Sở Châu khảo sát dân tình và phát hiện vùng này bị hạn, suốt ba năm trời không mưa một giọt. Ông thầm nghĩ nhất định là có án oan, nên suốt đêm đó chong đèn tra lại vụ án Đậu Nga. Bỗng ánh sáng loé lên, Đậu Nga xuất hiện, kể rõ oan tình, xin phụ thân chủ trì công đạo.
Đậu Thiên Chương điều tra tỉ mỉ vụ án, cho xử lại và tuyên bố Đậu Nga vô tội, phán tử hình Trương Lư Nhi, cho hành quyết tại Sở Châu. Khi vừa tuyên án xong, trời mưa như trút”…
Khi bà Trương đọc đến đoạn thứ hai, đúng là rất ngạc nhiên, vì vào ngày tháng năm đó… bà đã viết tờ “Thiên biểu” này, (làm y như pháp sư dạy và đốt đi), tất nhiên không để lộ cho ai đọc, nhưng toàn bộ nội dung này pháp sư đã nhận được đủ và chép lại (đúng 1633 từ bà đã viết) giống như photocopy vậy.
Đọc đến đoạn thứ ba, pháp sư đã tra ra và kết luận rằng: “Hiện tại ngay trong đời này, Trương giáo sư chưa từng làm việc gì xấu. Lúc còn ở Đài Loan bà đã giúp đỡ không biết bao nhiêu thanh thiếu niên, nam nữ học tập tốt, khiến họ mở mang trí huệ. Bà là người con hiếu thuận, thờ mẹ hết lòng, việc gì cũng không dám làm trái ý mẫu thân”…
Nhân đây pháp sư khuyên bà hiện tại nên dốc sức sám hối, Ông nói:
– Bà nên chí thành sám hối, chăm chỉ học Phật, tinh tấn tu.
Đọc xong đoạn cuối cùng, bà cảm thấy phi thường an ủi, liền đảnh lễ pháp sư, cảm tạ tất cả những gì ông đã làm cho bà.
Pháp sư vội nói:
– Bà không cần cảm ơn tôi, đúng ra tôi phải cảm ơn bà, bà biết vì sao tôi tới nơi này hay không? Vì nếu tôi chẳng tra ra chuyện nhân quả của bà, thì không được phép về Hương Cảng!
Thấy bà Trương ngơ ngác không hiểu, vị tu sĩ liền giải thích:
– Sư phụ tôi vốn ở Hương Cảng, đã bế quan rồi, đúng lý thì phải “bất vấn nhân gian sự” không lưu tâm tới việc thế gian nữa. Nhưng do trước đây từng thọ ân bà (có lần bà đã cứu ông), mà trong lúc bế quan ông phát hiện bà đang gặp nạn, rất thống khổ… Vì vậy ông sai tôi hãy đem tôn tượng Quan Thế Âm này đến Los Angeles, tìm cho ra bà, nếu tìm không được, thì đừng hòng về Hương Cảng…
Ngày đầu tiên tôi đến đây, chỉ biết đại khái tuổi của bà (dù bà ở rất gần), nhưng Los Angeles rộng lớn thế này, tôi biết đi đâu mà kiếm cho ra?… nên cứ đinh ninh rằng mình khó bề quay về được.
Tôi vào chùa này, hỏi thăm cầu may xem có phụ nữ nào giống như bà… tình cờ ghé qua chăng, nào dè hôm sau thì bà xuất hiện. Tôi vừa gặp bà đã nhận ra ngay: đây chính là người mình đang tìm, đúng là người mà sư phụ buộc tôi đến gặp… Nhưng lúc đó tôi không tiện nói rõ, chỉ biết sốt sắng hứa sẽ giúp bà…
Giờ đây chuyện nhân quả của bà đã tra xong, tôi sẽ mang tư liệu này về Hương Cảng, bởi sư phụ tôi muốn giúp bà, nên ở Hương Cảng hiện giờ đang khai đàn, tổ chức pháp hội “Lễ Vạn Phật” rất trang trọng quy mô.
Bởi vì đây là nợ mạng tiền kiếp của bà, là án oan thiên cổ rất khó siêu độ, phải nhờ đến pháp hội cực kỳ lớn mới mong giải oan được.
Hiện tại bà không cần phải lo nữa, tương lai bà sẽ có dịp đến Hương Cảng đảnh lễ sư phụ. Việc bà cần làm hiện thời là nên sám hối mỗi ngày.
Trương giáo sư, ngay giây phút đó xúc động vì cảm thấy mình tội nghiệp quá sâu nặng, liền từ bỏ công tác đang làm, nguyện dùng những ngày tháng còn lại này, chuyên tâm sám hối”…
Kể xong câu chuyện của mình, Trương giáo sư kết luận:
“Mỗi người chúng ta không nhất định đều phải trải qua những chuyện kỳ dị như thế này, nhưng từ chuyện của người khác, chúng ta cũng có thể rút tỉa được những bài học hay!
Tôi chỉ tiếc mình sám hối quá muộn, nếu có thể, mong các bạn trước hãy lo sám hối, thì những tội nghiệp vốn có tất sẽ được tiêu trừ”.
Biết chuyện Trương giáo sư rồi, bút giả xúc động sâu xa nên không ngại ghi hết ra, hi vọng người hữu duyên có thể nhờ xem câu chuyện này mà tỉnh ngộ, tu sửa thân tâm…
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chân thật của bài văn này, Trương giáo sư hiện đang ở tại Los Angeles, sư huynh của tôi ở Mỹ cũng đã từng kiểm tra và xác nhận đây là câu chuyện hoàn toàn có thực.
Lời người dịch:
Nếu bạn đọc thắc mắc: Bà Trương tạo tội thọ khổ đã đành, tại sao thân quyến cũng rước hoạ lây? Nếu từng xem qua các cuốn sách báo ứng rồi ắt bạn sẽ hiểu là “đồng nghiệp chiêu cảm”! Tham quan Đào Ngột ngày xưa không tạo ác đơn độc mà còn có cả phe cánh của ông. Những quan hệ cấp trên và thuộc hạ cũng có thể biến thành thân quyến đời sau. Cho nên theo luật nhân quả vận hành: “Có thù thì tìm đến báo, có nợ phải đền”. Do vậy mà cả gia tộc bà đều phải nếm cuộc báo thù của Đậu Nga. Tôi đã tìm, dịch thêm câu chuyện “Thái Minh Thông” ở cuốn sách khác, đem sắp vào đây, nhằm giúp độc giả sáng tỏ thêm về lý nhân quả báo ứng, hiểu rằng một người có thể đầu thai tới lui trong dòng tộc thọ báo tương tục…
Khi dịch câu chuyện này xong, tôi rất ngạc nhiên Trương giáo sư hiện đời là một phụ nữ đức hạnh, nhưng kiếp trước lại là tham quan ác độc? (nếu đem so quá khứ và hiện tại thì thấy giống như là hai người khác nhau, tương phản hoàn toàn). Nhưng mà cũng dễ hiểu thôi, tham quan Đào Ngột sau khi xử án Đậu Nga xong, nội việc chứng kiến máu bay lên bạch kỳ, tháng sáu trời làm tuyết, và sau đó hạn hán ba năm… cộng thêm lời dân chúng ta thán, chỉ trích, mắng trách… cũng đủ để ông sợ toát mồ hôi, sinh tâm ăn năn, hối cải tu hành cực mạnh rồi… Và chính nhờ cái tâm sám hối, tha thiết tu sửa mạnh mẽ đó- đã chuyển Đào ngột từ một kẻ ác độc trong kiếp quá khứ thành một kẻ đức hạnh đời hiện tại, kiểm điểm lại, đã thấy ngay trong đời này y chẳng còn mang theo chút thói ác nào được di truyền từ quá khứ – chỉ có kẻ bị hại là hận thù đời đời theo báo mà thôi.
Còn Đậu Nga là cô gái đặc biệt, thông thường các nàng dâu hay nghịch với mẹ chồng, nhưng Đậu Nga thì khác, nàng cư xử rất tốt với mẹ chồng, do không nỡ chứng kiến cảnh bà bị đòn roi, nàng chấp nhận hy sinh nhận tội rồi lãnh án tử hình oan. Có thể nói nàng là người có đức hạnh cho nên mọi lời thề nguyện của nàng đều thành sự thực.
Tôi nhớ đã từng đọc một chuyện của Tây phương (nhưng không biết chuyện này có thực không?) kể về một tử tù bị tuyên án oan, ông đã chỉ vào các nhân vật có chức quyền trong phiên toà, thề rằng mồ ông sẽ không bao giờ mọc cỏ để chứng minh ông bị oan.
Sau đó tại nghĩa trang, các mộ khác đều xanh cỏ, chỉ duy nhất ngôi mộ tử tù này là không bao giờ có cỏ mọc, điều này khiến các nhân vật quyền uy trong toà chột dạ, họ bèn nhờ người mang cỏ đến trồng trên mộ ông, nhưng cỏ chết hết, mộ kẻ bị xử oan vẫn mãi mãi không mọc cỏ… (có vẻ như lời nguyện của những kẻ bị án oan có đức hạnh luôn được thực hiện)…
Thông thường ở thân phận bình dân, khi mà mọi thứ sở hữu đều khiêm tốn, người ta ít có cơ hội tạo lỗi hơn – so với lúc bản thân có chức quyền, địa vị cao- Tôi nhớ tới chuyện công chúa Thăng Hoa trong tập “Báo ứng hiện đời” 1-2: Khi làm công chúa, nàng đoạt chồng của dân nữ và giết người không gớm tay, hễ ai trái ý là nàng giết, tính nết kiêu căng, trịch thượng, quyền uy, ác độc… Nhưng lúc tái sinh làm thường dân, nàng lại rất hiền lành, một con cua cũng không dám giết, thậm chí còn thiết tha niệm Phật cầu cho nó đừng bị chồng sát hại… (Cũng một con người đó, nhưng quá khứ tàn nhẫn ác độc, hiện tại lại hiền lành, tốt nết)… Tất cả những thay đổi này nói chung đều xuất phát từ lòng ăn năn hối cải, nguyện dứt ác tu thiện mãnh liệt… Có lẽ nhờ vậy mà khi tái sinh, những người ác đó đã xoá hết tập quán tệ, chỉ còn lại những nết tốt, hạnh thiện… làm hành trang đem theo qua kiếp sau… đó là điều đáng mừng cho họ. Nhưng không phải ai cũng biết giác tỉnh, sửa đổi mạnh như vậy…
Thật chí lý khi Phật nói tạo si phước (tạo mà không có trí tuệ) là tội nghiệp đời thứ ba! Bởi những phước báu ta tạo quá nhiều, nếu có lên trời hưởng hết rồi cũng sẽ bị đoạ. Còn nếu được ở nhân gian hưởng phúc thì sẽ sinh làm người quyền quý, giàu sang… rồi chính vì những tiền của, quyền lực, tài sắc đó… người ta lại có cơ hội tạo tội nhiều hơn! Cho nên Phật luôn nhắc nhở ta phải tu theo chánh pháp, để đời đời luôn có trí tuệ dẫn lối soi đường, giúp ta không đoạ lạc.
Trích: Nhân quả giải theo Phật giáo
Sưu tầm & biên dịch: Hạnh Đoan
GIẾT VẬT TIẾP ĐÃI KHÁCH BỊ ĐỐI CHẤT TỘI PHƯỚC NƠI ÂM TY
Khoảng đầu niên hiệu Võ Đức thời Tiền Đường (618). Toại châu tổng quản phủ ký thất tham quân Khổng Khác mắc bệnh dữ mà chết, một ngày sau sống lại tự nói rằng:
Bị bắt dẫn đến quan sở hỏi: “Cớ sao giết hại hai con trâu?”
Khổng Khác đáp: “Tôi không giết”.
Quan bảo: “Em của ông làm chứng ông giết, cớ sao ông không nhận?”
Nhân đó, gọi người em đến, người em chết đã vài năm trước. Khi đã đến nơi, người em bị gông cùm rất nghiêm mật, quan hỏi: “Ông nói anh ông giết trâu là thật hay dối?”
Người em đáp: “Anh trước vâng phụng sứ, chiêu vời an ủy giặc Lão sai bảo giết trâu để tiếp đãi. Thật tôi theo lệnh anh chứ không phải tự giết”.
Khổng Khác nói: “Khổng Khác tôi sai em giết trâu để tiếp đãi gặp gỡ giặc Lão, việc ấy có thật nhưng đó là việc nước nhà, Khổng Khác tôi nào có tội gì?”
Quan bảo: “Ông giết trâu để tiếp đãi gặp gỡ giặc Lão muốn lấy việc chiêu vời an ủy làm công, để cầu thưởng quan, chỉ vì tự lợi, sao lại nói là việc nước nhà ư?”
Nhân đó, bảo người em của Khổng Khác rằng: “Vì người làm chứng anh ngươi nên lưu giữ ngươi ở lại đây lâu, nay anh người đã thừa nhận là sai giết hại, ngươi không có tội, nên thả ngươi đi thọ sinh”. Nói xong, bỗng nhiên người em biến mất không trông thấy nữa, cũng trọn không nói được lời nào.
Quan lại hỏi Khổng Khác rằng: “Lại nhân vì sao ông giết hai con vịt?”
Khổng Khác đáp: “Ngày trước làm huyện lệnh, giết vịt là để tiếp đãi Quan khách, đâu phải tội Khổng Khác tôi ư?”
Quan bảo: “Quan khách tự có lo liệu lương thực, ngươi giết vịt để tiếp đãi, vì mong cầu danh dự tốt lành, há không phải tội sao? Lại nữa, cớ sao giết hại sáu cái trứng gà?”
Khổng Khác đáp: “Bình sinh tôi không ăn trứng gà, chỉ nhớ lúc chín tuổi, nhân ngày Hàn thực mẹ tôi có cho sáu cái trứng gà, và tự nấu ăn”.
Quan bảo: “Vậy, muốn đổ tội cho mẹ nữa ư?”
Khổng Khác đáp: “Chẳng dám, đó chỉ nói cái nhân ấy vậy, chứ đó chính tự Khổng Khác tôi giết nó”.
Quan bảo: “Ngươi giết hại mạng sống kẻ khác, thì phải tự nhận chịu lấy tội báo”.
Nói xong, bỗng nhiên có vài mươi người đều mặc áo xanh bắt dẫn Khổng Khác đưa ra. Khổng Khác kêu lớn tiếng rằng: “Quan phủ cũng rất uổng lạm”.
Quan nghe thế, kêu gọi lại hỏi: “Uổng lạm điều gì?”
Khổng Khác nói: “Lúc bình sinh có tội thì đều ghi lục đầy đủ không sót, nhưng từ lúc mới sinh đến nay tạo phước, khiến người không ghi, há chẳng uổng lạm ư?”
Quan bèn hỏi Chủ ty: “Khổng Khác có tạo phước gì, cớ sao chẳng ghi lục?”
Chủ ty đáp: “Phước cũng có ghi lục, chỉ để lường tội phước ít nhiều ra sao, nếu phước nhiều tội ít thì trước hưởng thọ phước, còn tội nhiều phước ít thì trước khiến nhận chịu tội, Khổng Khác đây tội nhiều phước ít, nên buông qua, chưa luận xét về phước ấy”. Quan tức giận bảo: “Tuy trước buộc nhận chịu tội, cớ sao chẳng nên điều phước chỉ bày rõ ràng?” Và bảo đánh Chủ ty một trăm gậy. Chốc lát đánh xong, máu me đầy đất, thế rồi Chủ ty nêu bày các điều phước mà Khổng Khác đã tu tạo trong lúc bình sinh, cũng không quên sót một điều nào”.
Quan bảo Khổng Khác rằng: “Ông đáng trước phải nhận chịu tội, nay ta tạm thả ông về nhà bảy ngày, có thể lo siêng năng tu tạo phước đức”. Nhân đó sai người đưa ra.
Được sống lại, Khổng Khác thỉnh mời các Tăng ni, hành đạo sám hối tinh chuyên hành đạo, tự kể nói việc đó. Đến ngày thứ bảy, Khổng Khác bèn giả biệt mọi người trong gia đình, bỗng chốc mà qua đời.
Chưa rõ tác giả
Thùng tiền “Nếu gặp khó khăn, hãy lấy 3 tờ” ở Sài Gòn
Thùng tiền “Nếu bạn gặp khó khăn, hãy lấy 3 tờ” nằm ở phường 15, quận 10, TPHCM đang gây xúc động cho những người chứng kiến và trở thành minh chứng cho nghĩa cử, sự san sẻ ấm lòng của người Sài Gòn.
Nhiều ngày qua, nhiều người đi qua đường Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10 sẽ nhìn thấy một thùng đựng tiền khá đặc biệt. Thùng tiền đặt ở vỉa hè, trên thùng có in dòng chữ: “Nếu bạn gặp khó khăn, hãy lấy 3 tờ”. Trong thùng toàn là tờ 5.000 đồng.
Những người khó khăn đi qua có thể dừng lại, mở thùng lấy đủ tiền 3 tờ. Bên cạnh đó, những người qua đường khác có điều kiện cũng sẽ dừng lại để bỏ tiền vào. Chính sự góp sức này giúp thùng tiền luôn có tiền để san sẻ với mọi người nghèo khó.
Thùng tiền đặt ngay giữa đường phố mà không một ai phải đứng ra quản lý, kiểm soát. Những người dân quanh đó gọi đó là thùng tiền yêu thương.
Thùng tiền gắn kết yêu thương “hãy lấy 3 tờ” ở quận 10, TPHCM
Anh Trần Triều, một người dân ở Gò Vấp bộc bạch, hình ảnh thùng tiền yêu thương này làm anh thấy ấm áp vô cùng. Trước hết là giúp được người nghèo, giúp được nhau lúc cần, thể hiện được tấm lòng, chân thật của người Sài Gòn và anh thấy nó quá đẹp!
Theo anh, tất cả mọi người có thể đóng góp vài tờ tùy vào điều kiện của mình chứ không phải tùy vào lòng hảo tâm. bởi lòng hảo tâm ai cũng nhiều như nhau. Người ta cũng không sợ ai đó lấy nhiều hơn 3 tờ, và nếu những người thât sự nghèo khó họ lấy hơn 3 tờ khi cần cũng không sao.
“Người ta không sợ thằng ăn cướp nào bưng luôn cái thùng. Vì đứng trước một nghĩa cử quá đẹp như vậy, thằng ăn cướp sẽ phải chùn tay. Hành động này quá đẹp vì nó thể hiện sống động, thực tế và thuyết phục một điều: gần chục triệu người Sài Gòn, cả dân gốc ở đây và cả dân nhập cư còn tin nhau, còn rưng rưng xúc động khi nghĩ đến chuyện thương nhau. Thế nên cái thùng vẫn còn ở đó để lan tỏa yêu thương”, anh Triều xúc động chia sẻ.
Anh Triều cho biết khi anh chia sẻ về thùng tiền yêu thương này, rất nhiều bạn bè của anh đã đến đóng góp vào thùng tiền theo sức của mình.
Nhiều người cũng đánh giá đây là một sáng kiến vô cùng dễ thương, vô cùng đẹp để mọi người san sẻ với nhau nhiều hơn, tin tưởng và yêu thương nhau hơn.
Trao đổi nhanh với PV Dân trí, ông Trương Hoài Phong, Chủ tịch UBND phường 15, Q.10 cho biết hiện tại phường chưa nắm được thông tin về thùng tiền yêu thương này. Đó có thể là ý tưởng của một công ty, một nhóm tình nguyện, một gia đình hay cá nhân nào đó mới thực hiện gần đây. Phường sẽ cho tìm hiểu thêm về thùng tiền đặc biệt này. Nếu chỉ xét về ý nghĩa của thùng tiền, theo ông Phong, đây là một hình ảnh đẹp.
Ở TPHCM, tại một số địa điểm còn có thùng bánh mỳ từ thiện, miễn phí hay những thùng nước đá miễn phí nằm ở nhiều con phố.
Hoài Nam
Ở TPHCM, có một số địa điểm có thùng bánh mỳ miễn phí
Sự Tha Thứ Cao Thượng
Bức ảnh đáng kinh-ngạc này đã ghi lại thời-khắc cuối cùng trong sự-nghiệp thi đấu của đấu-sĩ Matador Torero Alvaro Munera.
Giữa “trận đấu” dở-dang, anh suy-sụp vì hối-hận khi nhận ra rằng mình không thể ép buộc con thú hiền-lành kia chống trả!
Dù phải chịu đựng nhiều vết thương đau-đớn! Con bò tót, với máu nhỏ giọt trên mõm và thanh kiếm găm trên mạng sườn! Vẫn một mực không chịu tấn-công đối-phương!!!
Sau trận đấu, đấu-sĩ Torero Munera đã trả lời phỏng-vấn rằng:
“… Rồi đột-nhiên, tôi nhìn con bò tót! Nó có đôi mắt ngây-thơ, như mọi con vật, và đang nhìn tôi bằng ánh mắt tha-thứ! Một tiếng khóc than cho công-lý dường như đang vang-vọng sâu thẳm bên trong tôi! Tôi thấy mình như thứ rác-rưởi tồi-tệ nhất trên trái đất!”
Sưu Tầm
Trích: NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI VÀ QUẢ BÁO
Download sách: https://drive.google.com/file/d/1ybay53kdTTH_3bpWbf6vE1tWVf8yNKnP/view?usp=sharing
Thường khuyên mọi người làm thiện, truyền bá điều
lành, kiên quyết ngăn trừ điều ác, tư tưởng sai lệch, ta sẽ tích
phước và tiêu trừ nghiệp chướng nhanh hơn. Lão pháp sư
Tịnh Không dạy “chăm đọc kinh điển và chia sẻ với mọi
người chính là cách rất tốt để đoạn trừ nghiệp chướng của
mình”, vì vậy, suốt đời ngài không rời kinh điển và thuyết
pháp. Vì hạnh phúc của chúng ta, vì tạo phúc cho các thế hệ
93
sau, vì xây dựng thế giới tốt đẹp và lương thiện, chúng ta phải
kiên quyết không tuyên truyền những thói nhảm nhí dâm ô,
thấy sách báo đồi bại ta đem đốt, thấy tranh ảnh đồi bại ta xóa
bỏ, thấy kẻ tuyên truyền tà kiến ta phân tích cho họ hiểu chỗ
sai lầm, những kẻ không thể khuyên răn ta hãy lánh xa để
tránh bị tiêm nhiễm. Nên học tập đạo lý, thấy điều hay thì
góp sức truyền bá cho nhân rộng, thấy người làm thiện hãy
giúp sức, với người chưa làm thì khuyến khích động viên.
Đối với việc lành hoặc trước tác của thiện tri thức, nếu thấy
chỗ khiếm khuyết không nên chê bai mà hãy bổ khuyết thêm
cho hoàn thiện. Những việc làm như thế để chuộc tội lỗi mình
đã tạo khi chưa tỏ ngộ.
Nếu muốn được tướng mạo đoan chính, đẹp đẽ, có
nhiều uy lực, vợ hay chồng cũng đoan trang quý phái, con cái
hiền thảo không ai có thể phá hoại được thì hãy siêng làm
việc thiện và tu phúc đức, công đức một cách đúng pháp.
Đừng nghĩ rằng tại sao ta lại bỏ qua cơ hội tà dâm với người
kia? Tiếc quá đó là một mỹ nhân! Tà dâm là ăn trước trả sau,
trong kinh Phật có câu chuyện ngụ ngôn về một người ngốc,
y thấy người ta bỏ muối vào canh cho vừa miệng liền nghĩ
rằng muối tạo ra vị ngon, liền đổ thật nhiều muối vào nhưng
chỉ thấy mặn chát. Ái dục điều độ và chính đáng đem lại chút
hạnh phúc nhưng đâm đầu vào và đi tận cùng chỉ thấy cơn khát, lo sợ và mất phương hướng mà thôi.
Chú chó nhỏ tên Rookie được một bò mẹ nuôi dưỡng từ khi mất mẹ khi lọt lòng suốt hai năm. Hãy quan sát phản ứng của 2 con vật khi bị chia lìa nhau. Một bên la hét ghị lại không muốn đi, một bên rên rỉ rơi lệ buồn khóc chẳng màng ăn uống. Chứng tỏ động vật cũng có cảm giác đau buồn như loài người vậy.
PHẦN 1:
PHẦN 2:
Cho mình hỏi trên con đườg tu tập mình có thể đọc ngôn tình hay truyện teen được không ạ? Như vậy có sao khong ạ?
Mình ko nên đọc những thứ đó. Đổi lại mình nên đọc kinh nhân quả hay đọc kinh địa tạng , kinh vô lượng thọ và tìm hiểu giới luật. Vì những thứ ngôn tình hay ten gì đó nó sẽ giúp ta tăng trưởng phiền não và ngu si ko thể thâm nhập kinh tạng ko thể ngộ được tri kiến như lai. Mong bạn hãy tu thì đỗi những tập khí thường ngày như là coi phim tình cảm hay hành động vv thì mình coi phim hoặt hình PHẬT GIÁO hay coi phim cuộc đời đức phật. Nếu như mình quen có thối đọc báo chí thay vào đó mình đọc báo giác ngộ hay vườn hoa PHẬT GIÁO . HOA VÔ ƯU. thường ngày hay đi chơi du ngoạn hay nhiều chuyện thay đi chùa lạy Phật và tập nói lời ái ngữ ,chân thiện tuyệt đối ko nói chuyện tào lao
Dạ cảm ơn bạn phước huệ song tu đã phúc đáp cho mình nhưng cho mình hỏi ví dụ mình nằm trên giường mình lướt mạng xã hội thì mình sợ chỉ coi qua những trang mạng phật giáo có gì đó hơi không trang nghiêm mà mình cũng không thể ăn mặc trang nghiêm cả 1 ngày được nó không thoải mái lắm thì làm sao ạ?
Quả Báo Rùng Rợn Của Việc Hành Nghề Giết Mổ Súc Sinh