Có một người họ Ngô quê ở Chiết Giang, cha và ông nội đều đã đỗ tú tài. Vào năm đầu niên hiệu Thuận Trị, quân binh vây đánh thành, cha mẹ ông đều thất lạc. Họ Ngô bị quân lính bắt, đưa vào phục dịch cho quan binh trong quân đội, năm ấy vừa được 13 tuổi. Họ Ngô tự than rằng, ta vốn con nhà học thức, nay phải làm việc phục dịch hèn hạ đến thế này, hẳn phải là do nghiệp xấu đời trước. Nghĩ vậy rồi liền phát lời thệ nguyện trước bàn Phật, từ đó ăn chay niệm Phật, mỗi ngày tụng kinh Kim Cang một biến, hồi hướng cầu vãng sinh Tây phương.
Năm 16 tuổi, quan phụ trách phát tiền lương lao dịch, ông liền dùng tiền ấy mua hương cúng Phật rồi quỳ niệm thánh hiệu A-di-đà. Đến ngày 22 tháng 10 năm Đinh Dậu, ông bỗng nhiên đến báo với quan phụ trách rằng mình sắp vãng sinh Tây phương. Quan không tin, quát mắng cho là nói lời yêu mỵ.
Ngày hôm sau, ông lại đến trước quan Đề đốc cũng nói như vậy. Đề đốc tức giận, ra lệnh giải đến chỗ quan phụ trách, phạt đánh 15 gậy, ông tuyệt nhiên không chút oán hận. Sau đó ông đi đến từng doanh trại, từ biệt tất cả mọi người, nói rằng ngày mồng 1 tháng 11 sẽ vãng sinh.
Đến ngày, vào khoảng canh năm ông đã thức dậy, tắm rửa sạch sẽ, thắp hương lễ Phật xong vẫn đến thuyền quan phụ trách để từ biệt. Quan nổi giận, sai quân lính đi theo ông, đến nơi thấy ông Ngô quay về hướng tây lạy ba lạy, rồi ngồi ngay ngắn đọc kệ. Đọc kệ xong, liền tự phun lửa Tam-muội đốt thân mình. Quan quân từ xa nhìn thấy đều khởi tâm cung kính lễ bái. Viên quan phụ trách sau đó liền đóng cửa ăn chay giữ giới. Quan có làm bài kệ ngợi khen ông Ngô rằng:
Thân mang giáp sắt,
Chân đạp tòa sen.
Xin khắp tướng sĩ,
Mỗi người một roi. (*)
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Niệm Phật Cầu Sinh Tịnh Độ
Nguyên tác Hán văn: Tây Quy Trực Chỉ
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
(*) Bài kệ này không chỉ khen ông Ngô, mà có vẻ như vị quan viết ra hàm tự trách mình trước đây bất kính với bậc chân tu. Nhưng sách Tịnh độ Thánh Hiền lục tục biên lại không có bài kệ này, mà chép bài kệ ông Ngô đọc trước khi vãng sinh, theo chúng tôi thì có nội dung thích hợp hơn. Và dường như một trong hai bài kệ này đã bị chép nhầm thành bài kia, bởi các chi tiết trong kệ rất giống nhau. Bài kệ trước lúc vãng sinh của ông Ngô như sau:
Thân tại doanh trung tâm xuất gia
thân phi khải giáp thị cà-sa.
Đao đao thân kiến Di-đà Phật
tiễn tiễn xạ trước bạch liên hoa.
Tạm dịch:
Thân trong quân ngũ, tâm xuất gia
thân mặc áo giáp, ấy cà-sa.
Tên bắn hóa thành hoa sen trắng
vung đao luôn thấy Phật Di-đà.
a di đà phật
xin chào tất cả các vị đồng tu
tôi là người tu hành tại gia đã 3năm
vào một buổi chiều tôi tụng kinh, tôi thấy Đức Phật a di đà rơi lệ nước mắt chảy dài trên khuôn mặt từ lúc nào, đến khi tôi công phu xong thì không còn thấy nữa
xin hỏi các vị đồng tu sao phật lại rơi lệ như vậy ạ
a di đà phật
NIỆM PHẬT VÀI TIẾNG QUỶ LIỀN LUI
Vào chín giờ tối ngày 24 tháng 6 năm 1994 , bà nội tôi bị đau bụng khó chịu . Tôi khuyên bà uống thuốc giảm đau , rồi niệm Phật A Di Đà . Vừa cầm viên thuốc lên , đột nhiên bà la :
– Nhanh , nhanh ,không xong rồi , gọi chú mày đến đây nhanh !”
Dứt lời thì bà chẳng nói được gì nữa .
Tôi liền lớn tiếng gọi ông nội và chồng tôi đến niệm Phật cho bà , bản thân tôi đến trước tượng Phật A Di Đà hồi hướng cho bà nội . Kế đó , tôi đem tượng Phật đến trước mặt bà nội , lớn tiếng niệm Phật A Di Đà . Cứ thế mà niệm, đột nhiên bà nội tôi niệm theo .
Bà xúc động nói với chúng tôi :
– Vừa rồi có một người đến , dùng sức kéo bà đi , và kêu bà đừng nói chuyện , thế là bà không thể mở miệng được . Con Hồng đem tượng Phật đến , nó niệm Phật vài tiếng thì nó chạy mất . Bà như từ từ tỉnh lại , nói được ra tiếng .
(Huyện An Viễn , tỉnh Giang Tây , Triệu Bồi Hồng ghi , trong Quảng Hóa Văn Tuyển)
Xin thường niệm Nam Mô A Di Đà Phật
Tránh làm các điều ác, vâng làm các điều lành
Trích : 100 chuyện niệm Phật cảm ứng của Pháp sư Huệ Tịnh
A DI ĐÀ PHẬT!
Xin chào Mỹ An,
Tôi rất muốn đọc quyển 100 chuyện niệm Phật cảm ứng của PS. Huệ Tịnh. Rất mong cư sỹ chỉ giúp thỉnh quyển sách ở đâu vậy ah.
Chân thành cảm ơn!
Liên hữu có thể nghe các truyện vãng sanh trên YouTube tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=HTVYM-gWltc
Nam mô A Di Đà Phật.
Xin các Liên hữu chỉ dẫn giúp:
Tổ cộng tu Niệm Phật nơi tôi tu tập thường xuyên được gần 2 tháng, thời gian từ 20h đến khoảng 21h30 hàng ngày. Vì vùng tôi chưa có chùa, dân làng và chính quyền còn rất dị nghị về Phật pháp, lại nữa bạn đồng tu ít, đã nhiều tuổi nên tổ chủ trương tu tập theo nội dung của Kinh Vô Lượng Thọ do ngài Hạ Liên Cư hội tập (bìa nâu). Mỗi thời khóa đọc tụng phần Khai kinh, 3 biến Chú Đại bi, 10 phẩm kinh (lần lượt cho đến hết rồi quay lại 10 phẩm đầu) và phần cuối từ Bát nhã tâm kinh đến hồi hướng, thời gian Niệm Phật chỉ được 15 phút. Tôi thấy thời gian Niệm Phật quá ít nên có ý tưởng chỉ thứ 3 và thứ 7 thực hiện thời khóa trên, các ngày còn lại tập trung nhiều vào Niệm Phật (30 phút), lạy Phật (30 phút) và định áp dụng nghi thức như ở bài viết http://www.duongvecoitinh.com/index.php/doi-dong-to-bay/nghi-thuc-niem-phat-hang-ngay/
Tôi xin sám hối vì hỏi không đúng chuyên mục. Mong các Liên hữu giúp đỡ.
Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Cư sỹ Tịnh Châu kính mến!
*Nơi Tịnh Châu ở dù chưa có chùa chiền, đa phần người dân chưa kính tin Phật pháp, song vẫn lập nên một đạo tràng tu Tịnh độ- hẳn Tịnh Châu và các cư sỹ nơi đây có phước duyên rất lớn. Nơi MD, có chùa chiền, người tu hành niệm Phật không hiếm nhưng rốt cuộc cho đến hiện tại MD chưa có duyên tìm thấy cho mình một đạo tràng chuyên tu. MD hoan hỷ thay cho Tịnh Châu và nguyện cầu cho đạo tràng nơi Tịnh Châu đang tu tập sẽ ngày càng lớn mạnh.
*Theo ý của MD, nội dung của thời khóa hằng ngày mọi người đã duy trì được 2 tháng nay nếu không ai có ý kiến gì thì không nên thay đổi. Kinh Vô Lượng Thọ là một trong ba Kinh Tịnh độ, chúng ta hàng ngày đọc Kinh là luôn niệm đến lời phát thệ rộng lớn của A Di Đà Từ phụ, niệm đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Vậy nên Lão Hòa Thượng Tịnh Không mới chắc chắn rằng: mỗi ngày tụng 3 bộ, 3 năm thì đảm bảo vãng sanh.
Trong thời khóa niệm Phật ít, vẫn còn nhiều thời gian trong ngày để chúng ta niệm Phật, nhưng khi thời khóa đã xây dựng và thực hành theo quy cũ- tức là mọi người đã tu tập có lực, có niềm tin; bây giờ lại thay đổi e rằng rất khó để mọi người đồng tín tâm như trước.
Đôi lời ngắn ngủi như thế. Mến chúc Tịnh Châu cùng đạo tràng tu tập tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật
Vì sao phải tu phước?
Chẳng có phước báo, không thể độ chúng sanh. Đã thành Phật, thành Bồ Tát, nếu tướng mạo khó coi, rất xấu xí, người ta thoạt nhìn đã chán ghét, dẫu quý vị giảng Phật pháp hay ho đến mấy đi nữa, họ chẳng nghe, họ chạy tuốt, chẳng muốn thân cận quý vị. Vì thế, Thích Ca Mâu Ni Phật có tướng mạo đẹp nhất, viên mãn nhất trong thế gian này. Chúng ta thấy trong kinh Lăng Nghiêm [có chép duyên do khiến cho] tôn giả A Nan xuất gia. Đức Phật hỏi Ngài: “Vì sao ông xuất gia?” Ngài [trả lời là vì] thấy đức Phật tướng mạo đẹp quá, [nguyên do khiến A Nan] xuất gia là như vậy đó! Cổ nhân có nói: “Tú sắc khả xan” (vẻ đẹp nuốt người), nhìn thấy tướng mạo người ấy quá đẹp, tự nhiên đi theo người ấy. Vì thế, tướng mạo là một công cụ để nhiếp thọ chúng sanh, người ta luôn thích theo người có phước đức rất lớn. Đức Phật cũng phải thuận theo tâm lý của người đời. Nếu vì chính mình, chắc chắn đức Phật chẳng cần, trăm kiếp tu phước là phương tiện để độ chúng sanh.
Pháp Sư Tịnh Không
Trần cư sĩ thường đến thư viện của chúng ta, ông ta là người Phước Châu. Ông ta vãng sanh mười mấy hôm trước, thụy tướng hết sức đẹp đẽ, tự mình biết trước vãng sanh. Lần trước, tôi ra nước ngoài, ông ta đến đảnh lễ, nói ông ta quyết định chiếu theo kinh Vô Lượng Thọ (Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh) tu hành, nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Phật. Ông ta thưa: “Thưa pháp sư! Con chỉ sợ lần sau chẳng gặp thầy nữa”. Lần này tôi trở về, ông ta đã đi rồi, là người thật sự vãng sanh thuộc thư viện của chúng ta. Rất khó có, rất khó được! Nhất tâm nhất ý niệm A Di Đà Phật, mỗi ngày ông ta niệm khoảng chừng mấy vạn câu Phật hiệu, ông ta nói cho tôi biết như thế.
Hòa thượng Tịnh Không
A Di Đà Phật, mong các đạo hữu hoan hỷ giúp mình mới ạ. Hiện tại mình là sinh viên ở trọ, ở trên gác, thường tối trước khi ngủ mình hay trì chú Đại Bi, Chuẩn Đề, niệm Phật và thánh hiệu Quán Âm Đại Sĩ. Nay mình muốn cúng dường Đại Sĩ và thần chú bằng các loại trầm hương và nước sạch. Bằng cách để những vật phẩm cúng đó trên một chiếc bàn nhỏ, và để Kinh ở trên đó. Liệu có được không ạ ? Mình muốn quán tưởng cúng dường nhưng sợ ma chướng, nên mình tính dùng điện thoại tải tôn ảnh của Bồ Tát về đặt trên bàn để chiêm ngưỡng khi trì niệm thần chú, cũng như khi cúng dường có được không ạ ?
Kính chào bạn Tịnh Tây,
Trong hoàn cảnh của bạn, PH nghĩ cách bạn làm như vậy là rất ổn. Bạn nhớ giữ tâm cung kính, chân thành như Bồ tát đang ở trước mặt. Trang phục cũng cần tề chỉnh, và nhớ không để tượng, hình Bồ tát hướng vào các nơi không sạch sẽ như phòng vệ sinh. Khi trì, tụng chú bạn nhớ tập trung tâm ý vào đó.
Kính chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Mỗi ngày phải niệm ít nhất một vạn câu Phật hiệu (2 giờ)
Bình thời, phải giữ sao cho một câu A Di Đà Phật không gián đoạn. Quý vị niệm càng nhiều càng tốt, mỗi ngày phải niệm tối thiểu một vạn câu Phật hiệu. Một vạn câu Phật hiệu thì quý vị nhớ số cũng rất tốt, mà “nhớ thời” cũng được. “Nhớ thời” thì đại khái niệm một vạn câu sẽ là hai tiếng đồng hồ. Mỗi ngày quý vị có thể niệm đủ hai giờ, đại khái là có thể niệm được một vạn câu Phật hiệu. Hai giờ ấy không nhất định phải niệm xong trong một lần. Quý vị có thể chia thành hai lần, ba lần, hoặc bốn lần chẳng sao cả, nhưng phải sắp xếp thành công khóa cố định. Công khóa cố định là mỗi ngày nhất định phải niệm, không nhất định là phải sáng tối, tức là không nhất định phải niệm trong khóa tụng sáng tối, phải như vậy thì mới được, mới là chuyên tu.
(Pháp Sư Tịnh Không)
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ ! Trong thời kỳ Chánh pháp diệt tận, chúng sanh nơi cõi Diêm-phù-đề tình nhiều tưởng ít, tâm địa bỏn sẻn, tham lam ghét ganh, các căn lành phước báo kém cỏi. Lúc sanh tiền thọ nhận đủ loại nghiệp dữ, sau khi mạng chung sẽ chịu các quả báo đau khổ trong ba nẻo ác dữ với hạn kỳ lâu dài. Vì thế mà chư Phật khắp mười phương xót thương vô cùng, luôn luôn tìm cách cứu trừ khổ não cho các hạng chúng sanh kia.
Các đức Như-Lai hiện ra nơi đời, mục tiêu chân chánh là không chỉ tuyên dương diệu pháp bí áo sâu xa cho những bậc Thánh giả, hiền nhân – mà mục tiêu khẩn thiết nhất vẫn lànhằm cứu vớt các loại chúng sanh tội khổ, nặng về tình, nhẹ về tưởng.
Chư Phật đã dùng Phật nhãn quán sát khắp mười phương, thấy rõ nghiệp lực chúng sanh lành dữ không đồng đều, thấy thân tướng và cảnh giới của chúng sanh xấu tốt có sai biệt. Nhưng điểm sanh khởi chẳng rời sát-na tâm sanh diệt, chỗ hội quy cũng không rời sát-na tâm sanh diệt. Muốn hàng phục và chuyển biến cái sát-na tâm sanh diệt ấy, thì không có pháp nào hơn là pháp NIỆM PHẬT.
Diệu-Nguyệt cư sĩ, nếu có thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân nào, đủ lòng tin thì chỉ cần chuyên nhất xưng niệm danh hiệu NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT, suốt cả sáu thời trong ngày và giữ trọn đời không thay đổi, thì hiện tiền chiêu cảm được Y báo, và Chánh báo của Phật A-Di-Đà ở cõi Cực-Lạc. Lúc lâm chung cố giữ sao cho được mười niệm tiếp nối liền nhau, lập tức vào Phổ-đẳng Tam-muội của đức A-Di-Đà được Phật tiếp dẫn về Tịnh-độ Tây-phương. Vĩnh viễn xa lìa các đường ác, không còn luân hồi sanh tử. Đó gọi là quả vị Bất-thối-chuyển. Từ lúc ấy nhẫn nại về sau, vượt qua Thập-địa, chứng Vô-thượng-giác.
Nam mô A Di Đà Phật.
Cảm ơn các liên hữu đã chia sẻ. LH Mỹ Diệp tán thán tổ cộng tu nơi TC tu tập quá lời rồi. Thật sự vẫn còn nhiều trở ngại lắm, vẫn có một số đồng tu không vượt qua được dư luận, đàm tiếu …, chính quyền cử người theo dõi nên đã bỏ cộng tu cùng tổ.
TC xin ý kiến vì nhận thấy tu theo thời khóa trên dễ tu nhưng mọi người chỉ đọc thôi chứ ít để ý đến nghĩa của kinh, bài kệ. Xong thời khóa coi như đã làm xong một việc, độ lắng đọng ít nên TC muốn đưa thời gian Niệm Phật thêm để mọi người được định tâm thì an lạc, pháp hỷ mới đạt được. Sau đó tùy duyên để xếp đặt thời khóa phù hợp với mọi người.
Nam mô A Di Đà Phật.
Kính chào bạn Tịnh Châu,
PH xin phép được góp vài ý cùng bạn.
– Tu Tịnh Độ, chính yếu cần niệm Phật cho nhiều, các hạnh khác như đọc kinh, chú,.. không nên lấn át, nhiều hơn phần niệm Phật. Đặc biệt với người có tuổi, thời gian không còn nhiều thì cần nên tập trung niệm Phật cho nhiều. Tuy nhiên vì là cộng tu, bạn cần chia sẻ và thuyết phục mọi người hoan hỷ cùng làm, tránh áp đặt mọi người theo ý mình.
-Bạn và các vị đồng tu nên nghe thêm phần giảng pháp để nắm vững lý do tại sao phải tu Tịnh Độ, và các điều kiện để vãng sanh rồi y theo đó tu tập cho chắc chắn.
– Khi niệm Phật hay đọc kinh, chú đều nên chú ý cho có chất lượng, nghĩa là nên gắng sức tập trung hết tâm ý vào từng Phật hiệu, câu kinh, chú.
– Bạn và đồng tu cần hiểu và hành cho đúng các việc căn bản của người Phật tử là: quy y Tam Bảo (không xem bói, tin theo mê tín dị đoan,..), giữ 5 giới của người tu tại gia, gieo nhân thiện, không gieo nhân bất thiện. Như vậy mới là một Phật tử tốt, công dân tốt, khi chính quyền, người khác thấy mình tốt như vậy thì họ sẽ không dị nghị nữa và đối xử tốt với mình thôi.
Kính chúc bạn và các vị trong đạo tràng cộng tu tinh tấn và an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Sau khi trao đổi về ý kiến chia sẻ, góp ý, mọi người trong tổ rất hoan hỷ và nhờ TC gửi lời kính chúc đến tất cả các Liên Hữu và quyết tâm hành trì.
TC xin thay mặt tổ cảm ơn chia sẻ, góp ý của cư sĩ Phước Huệ cùng các Liên hữu một lần nữa.
Nam mô A Di Đà Phật.
CHUYÊN NIỆM DI ĐÀ OAN HỒN KHÔNG XÂM HẠI
Thầy Thích Hiển Chân, tự là Tây Quy, ở tỉnh Tứ Xuyên . Khi còn tại gia từng nhậm chức huyện trưởng, giết rất nhiều thổ phỉ . Thầy xuât gia chưa bao lâu, ở chùa Ngũ Lỗi, huyện Từ Khê, thành phố Ninh Ba . Mỗi đêm, thầy hay nằm mô thấy rất nhiều thổ phỉ, máu thịt ngổn ngang, hung bảo phẩn nộ, tay cầm súng ống đến đỏi mạng thầy .
Thầy rất sợ hãi, phát tâm dũng mãnh, chuyên niệm Phật A Di Đà, ngày đêm không ngừng nghỉ, cho đến trong mơ cũng có thể trì niệm danh hiệu . Khi mộng thấy thổ phỉ, thầy liền niệm Phật hiệu để khuyến hóa chúng, từ đó trong mộng thầy thấy các thổ phỉ dần dần thuần phục . Vài tháng sau, không còn thấy chúng nữa .
Tôi cùng Hiển Chân ở chung rất lâu, thầy hay kể chuyện của thầy lúc trước cho tôi nghe, đồng thời khen ngợi công đức niệm Phật thật không thể nghĩ bàn .
Tịnh tông vấn biện của Đại Sư Hoằng Nhất
Lời bình:
Một ngọn đèn đưa vào,
Nhà tối liền được sáng,
Một câu danh hiệu Phật,
Quân ma thảy lui hết .
Nên nhất hướng chuyên xưng,
Danh hiệu Phật Di Đà,
Vừa có thể giải oan,
Lại còn được vãng sanh .
Hổ phách hút bụi trần,
Đá từ hút thỏi sắt,
Chúng ta ác nghiệp nặng,
Như bụi trần, như sắt .
Danh hiệu Phật Di Đà,
Như hổ phách, như từ,
Phải nên nghĩ như thế,
Thường xưng danh hiệu Phật.
Trích : 100 chuyện niệm Phật cảm ứng của pháp sư Huệ Tịnh
Niệm Phật Hết Bị Ma Quỷ Rượt Đuổi Trong Mơ
Từ nhỏ, tôi rất ốm yếu. Khi học tiểu học, vì các đề toán ứng dụng rất khó hiểu, thường làm cho tôi chóng mặt choáng đầu. Từ đó, tôi thường bị choáng váng đau đầu, khó thở, ngay cả khi nằm mơ cũng choáng váng, từ sáng đến tối không gián đoạn. Sau đó, tôi lại thường hay gặp ác mộng, đều là những cảnh bị quỷ rượt đuổi, hoặc bị quỷ bắt, thở không ra hơi, nghẹt thở hoảng loạn, khó chịu dường như bị treo cổ. Có khi biết rõ là đang nằm mơ, là giả, nhưng cái cảm giác đau khổ là thật, chịu đủ mọi sự dày vò, muốn tỉnh dậy cũng khó khăn vô cùng. Điều khiến tôi khó hiểu là có khi trong ác mộng tôi đã mở to mắt rồi, nhìn thấy mọi người đi qua đi lại, tôi cố lên tiếng kêu cứu, nhưng tiếng kêu lại nhỏ hơn tiếng thì thầm, người khác chẳng thể nghe được, muốn tỉnh dậy mà không được. Đông y nói tôi bị thấp nhiệt nặng, Tây y nói tôi bị suy nhược thần kinh. Bác sĩ thầy thuốc đều trị không xong, khi bị bệnh tật dày vò, nhiều lúc tôi muốn chết đi cho rồi. Sau đó, nghe luyện khí công có thể tăng cường sức khỏe, tôi liền học nhiều môn khí công, nhưng cũng không được hiểu quả như ý, vẫn không giải quyết được vấn đề ác mộng. Sau khi học Phật Pháp, tôi mới biết đó là do nghiệp lực mà ra .
Năm 26 tuổi, có người tặng tôi quyển Giác hải từ hàng, tôi đọc xong cảm thấy rất hay, liền liên tục niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Đến đêm thứ ba, trong mộng lại thấy ác quỷ đến rượt đuổi, trong cơn kinh hoàng, tôi đột nhiên niệm Phật, một câu Phật hiệu còn hai chữ chưa niệm xong thì liền từ trong mộng tỉnh dậy. Từ đó đến nay đã mười mấy năm trời, có muốn mơ thấy ác mộng như thế cũng không gặp nữa. Chứng bệnh suy nhược thần kinh cứng đầu khó chữa, nay không cần trị mà hoàn toàn hết hẳn, tôi vui mừng đến nỗi hễ có dịp là khuyên người niệm Phật.
(Ngày 19 tháng 3 năm 2001, huyện Vinh Lư Nhân Húc ghi)
Trích: 100 chuyện niệm Phật cảm ứng của Pháp sư Huệ Tịnh