Người học Phật cần phải có thêm sự sáng suốt, nghĩa là chúng ta phải cẩn thận lựa chọn pháp môn đơn giản, dễ dàng thành tựu. Mạng sống có hạn, đời người vô thường. Không có nhiều thời gian và cơ hội cho chúng ta bỏ phí. Thời xưa, Tổ sư như ngài Vĩnh Minh, Liên Trì, Triệt Ngộ đều là những bậc đại đức trong thiền môn. Các ngài tham thiền cho đến lúc cuối cùng, đều biết con đường này đi không thông. Ngược lại, về sau này đều quay về niệm Phật với lý tức tâm tịnh độ. Gần đây như Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, đầu tiên cũng học thiền, rồi sang học mật. Học xong được mấy năm, sau rồi cũng trở về pháp môn Tịnh độ, hành trì niệm Phật thành tựu đạo nghiệp.
Học thiền, mật sở dĩ khó thành tựu là do nương tựa ở sức mình. Điều đó chỉ có căn cơ bậc thượng mới có thể thành tựu. Nguyên nhân niệm Phật dễ thành tựu là biết nương vào sức Phật. Đức Phật A-di-đà có đại từ, đại bi. Hãy nương vào bổn nguyện tiếp dẫn chúng sinh của ngài. Đã nương vào sự gia hộ của Phật, các bậc thượng, trung, hạ căn đều được nhiếp thọ. Cắt ngang sinh tử hèn hạ, một đời thành tựu vượt phàm vào thánh. Vì thế, kinh Đại Tập nói: ”Thời mạt pháp hàng vạn người tu hành, ít có một người thành đạo, duy chỉ nương niệm Phật được thoát khỏi luân hồi”.
Niệm Phật mới là chân chánh cứu cánh, lại còn bủa khắp cả ba căn thượng, trung, hạ. Không có hạng nào không thu nhiếp. Thử xem kinh Hoa Nghiêm, ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 53 lần tham học, về sau ngài Bồ-tát Phổ Hiền còn dạy lấy mười Đại Nguyện Vương dẫn dắt quay về Cực Lạc. Bởi thế, kinh Hoa Nghiêm là vô thượng kinh vương. Sau khi Thế Tôn thành đạo, vì 41 vị pháp thân Đại sĩ ở nơi hội Hoa Tạng Hải, dạy dỗ và dẫn dắt, đều khuyên Đại Bồ-tát niệm Phật cầu sinh Tây Phương để viên mãn Phật quả. Chúng ta là hạng phàm phu, lại coi thường niệm Phật, cho niệm Phật là cạn cợt, bảo đó là chỗ hành trì của hàng nam nữ ngu si. Chúng ta thật quá ngu si mê muội, thật đáng thương không thể cứu được!
Trích Liên Trì Cảnh Sách
Thích Quảng Ánh dịch
Năm nay tôi 27 tuổi. Hồi học lớp ba tiểu học, thông qua người khác, tôi biết
đến phim ảnh sex và kể từ đó tôi giã biệt tính ngây thơ của tuổi đồng niên, lún sâu
vào vực thẳm tà dâm. Thời trung học, tôi cũng thường tiếp xúc với đĩa sex, dù không hoàn toàn chìm đắm, nhưng thành tích học do vậy mà bắt đầu suy, nhung trải qua các kỳ thi,
nhờ phúc đức tổ tiên, tôi vẫn vượt qua thuận lợi và đậu đại học với điểm cao.
Vào đại học, tôi bắt đầu say cuồng truy đuổi tình yêu, đến nổi: học, chơi, vận động, ăn ngủ… bất kề thời gian nào, ngay cả trong trong mộng tôi cũng chẳng
lìa dâm ái, vì vậy mà thần phách luôn điên đảo, lúc nào cũng ngân ngân ngơ ngơ như cái xác không hồn.
Tuy tâm mê tình mãnh liệt, nhưng bản tính nhút nhát, nên tôi chưa có cơ hội
giao du nhiều với phái nữ để phát tác bản chất háo sắc ham dâm của mình.
Qua học kỳ hai, tôi sắm máy vi tính, đây là lúc tôi bắt đầu chìm đắm. Vì đã
có cơ hội để săn lùng, tải xuống những bộ phim, ảnh… không lành mạnh để xem
thường xuyên. Trong khi cùng bạn bè giao lưu, thỉnh thoảng cũng tôi cũng giải trí
bằng cách xem sex, còn tỏ ra rất tà dục, bộc lộ hết thói phóng đãng, tôi thích săn
lùng youtube lõa thể, những phim đen kích thích tình dục…Tất nhiên những loại
giải trí dơ bẩn này vô hình đã làm ô nhiễm khí chất thuần chơn của tôi.
Xong năm hai, thì nghỉ hè, tôi quen thói thủ dâm, hình như cứ hai ngày phải
giải quyết một lần. Bây giờ nghĩ lại, đó là quá khứ cực kỳ thống khổ, khó kham
nhất của tôi, do vì tôi mỗi lần tầm cầu khoái lạc tạm thời (mà không biết đó là căn
nguyên khổ) nhất là một khi “tự xử” rồi, thì rất dễ phóng túng buông thả bản thân,
khiến tôi càng thêm say đắm khoái lạc, ưa nhậu, ham ăn, mê muội, ngủ nhiều,
nông nổi, nóng nảy… mà tất cả điều này lại khiến bản thân tiếp tục trầm luân, vô phương ngoi lên.
Suốt 4 năm đại học, tôi biểu hiện cực kỳ xoàng, có thể nói là thất bại. Đầu
tiên, tôi không được xác nhận là học sinh giỏi, chẳng được xếp vào hàng danh dự,
(từ tiểu học đến cao trung, tồng cộng tôi có được tám chín lần xếp vào bảng danh dự và một lần ưu tú).
Lần này, tôi không lãnh được suất học bổng nào, thành tích xem như thụt lủi.
Tóm lại, do bị nhiễm thói xấu thủ dâm nên học vấn sa sút, tôi rước vào toàn
suy sụp hỏng bét, chỉ có học qua ngày, không còn minh mẫn, có thể thấy thủ dâm
giống như ma túy (nhưng còn độc hơn ma túy).
Cuối năm tư, tôi vẫn trong trạng thái tinh thần sa sút mịt mờ, dù tốt nghiệp
đại học rồi, tôi vẫn nằm nhà ăn chực. Thời gian đó tôi chuẩn bị thi vào Viện
nghiên cứu, tôi vẫn giở tật cũ là thường thủ dâm, mỗi lần phỏng túng xong thì tinh
thần suy sụp, suốt thời gian dài, tôi cứ tái lập dưỡng nuôi thói xấu này, nên không
có tinh thần để thi.
Sáu tháng đầu năm 2010, tôi buồn rầu tự kiểm điểm và tìm đọc các tác
phẩm khuyên dứt trừ tà dâm, bắt đầu hiểu được Phật pháp chút ít và khám phá ra:
Sở dĩ mình gặp nhiều xui xẻo bất hạnh thảy đều do thói tà dâm!
Sau đó, tôi nghiên cứu tập tu Phật pháp, nguyện thực hành theo và không
ngừng sám hối. Quyết từ bỏ tật xấu, lo tu thiện. Tôi bắt đầu đoạn tuyệt với những văn hóa không lành, nhờ từ lực chư Phật, Bồ tát gia trì… dần dần tôi dứt bỏ thói xấu thủ dâm.
Đại khái từ tháng 8 năm 2010 đến nay, trừ trong mộng ra (vì trong mộng có
lúc còn bị dâm quỷ mê hoặc nên tôi bị động thỏa dục, đây là do sức tu chưa đủ),
hễ một lần không thắng tật thủ dâm là thân tâm khó tìm được sự yên tĩnh. Từ đó,
tôi cũng hiểu ra: Phương thuốc hay giúp dứt tuyệt tà dâm chính là Phật pháp!
Sau bao cố gắng tu sửa thân tâm, cuối cùng tôi cũng thi đậu vào một Viện
nghiên cứu cao cấp ưng ý và được nhà nước đài thọ học bổng.
Trước đây, vào thời gian tôi thi, cha mẹ tôi từng đi khắp nơi xem bói, nào là
rút thẻ, hỏi bốc sư, tìm thầy đoán mệnh… Hầu như ai cũng đều nói tôi có số khoa
bảng, sẽ đậu cao, nhưng kết quả luôn khiến song thân tôi thất vọng…
Bây giờ nghĩ lại, Vấn đề chủ yếu là do nơi bản thân tôi! Hơn nữa, tôi hiểu
được hai điều:
1. Tà dâm làm tiêu hao phúc báo rất lớn, rất mau.
2. Mệnh, phúc… là do ta tự tạo ra.
Từ khi tôi quyết chí tu đức, giữ giới dâm thì: Hảo sự đã xuất hiện, tôi thi
đậu đứng ngay đầu bảng. Vừa bắt đầu thi là tôi đã cảm thấy có điều hay bất khả tư
nghị, sau này tôi càng có niềm tin kiên cố khi nhận ra nhân quả không dối.
Thân bằng hảo hữu ai cũng bảo tôi năm nay thời vận đến nên quan vận
chuyển tốt! Tôi chỉ mỉm cười. Vì tôi rất hiểu và thấm thìa cái gọi là “Vận may”,
nó không phải từ trên trời rơi xuống, mà hoàn toàn nằm trong tay chúng ta, vận
may đó nằm ở chỗ: “ĐOẠN TRỪ TÀ DÂM, DỨT ÁC TU THIỆN”
Phải biết nhân tố cốt yếu gieo ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống chúng ta
chính là: Tà dâm! Khi phạm tà dục là bạn tự làm tổn hao tinh lực, nguyên khí…
khiến thân suy nhược, đầu óc trì độn, chưa kể sẽ chiêu vời xui xẻo đến liên miên.
Nếu biết đoạn tuyệt tà dâm, bạn sẽ biến thành người có tinh lực sung mãn,
đầu óc linh hoạt và vận may luôn tới không ngừng.
Trong xã hội mà trí tuệ xếp đứng đầu như hiện nay, thì hành vi tà dâm sẽ
khiến thể lực và trí óc bị hạ thấp, khiến ta rơi xuống tầng lớp thấp kém tận cùng
trong xã hội, biến thành kẻ tầm thường vô năng, sống ôm phiền muộn cả đời.
Có một kinh nghiệm thầm kín là, trong thời gian đầu nguyện giới dâm, nhằm mùa thi cử, có lần tôi không khống chế được nên tái phạm thủ dâm. Kết quả sau khi thi là: Tôi bị xếp vào hàng chờ cứu xét…
Sau đó, tôi biết lỗi, vội sám hối phát thệ cương quyết dứt trừ tà dâm. Thì thu được kết quả đậu vớt. Điều này khiến tôi giật mình và càng gắng sức tu sửa. Tôi phát hiện hễ tôi càng tu sửa gìn giữ đức hạnh thì mọi việc hanh thông, thi đậu rất cao, quan lộ thăng tiến, song thân được vui lòng.
Đây là tất cả những gì tôi muốn thổ lộ, chia sẻ, mong các bạn hãy giới dâm.
Vô Tri Vô Ngại
– Trích Báo ứng hiện đời tập 7
CÁCH LÌA DỤC NIỆM
Có cặp vợ chồng trẻ đến thỉnh giáo Hòa thượng Diệu Pháp, họ kể mình
quy y Phật rồi, ăn chay dễ dàng, rượu thuốc gì cũng đoạn trừ được hết, chỉ duy nhất giới dâm, kiêng cữ mấy lần đều thất bại.
Nam cư sĩ kể mỗi khi trong lòng khởi dục, anh thường niệm thầm Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát! Nhưng cuối cùng cũng bị niệm dâm đánh bại, vì vậy anh rất khổ tâm, xin Hòa thượng chỉ dạy giúp cho.
Sư phụ khai thị:
– Con tinh tấn tu hành, thực đáng tán thán. Hoa sen sở dĩ thánh khiết, là vì nó xuất thân từ bùn mà bất nhiễm. Phật Thích Ca lìa vợ đẹp con ngoan xuất gia tu hành, là thị hiện con đường tu thẳng tắt cho chúng ta! Người tại gia nếu có thể đoạn dục thì cũng đồng như xuất gia không khác, sẽ thành bậc tu hành xuất thể mẫu mực…
Niệm thánh hiệu Bồ tát Quan Thế Âm có thể trợ giúp đình chỉ tâm dâm.
Nhưng không phải để dâm niệm khởi lên rồi mới lo cầu Bồ tát cứu trợ, mà bình thường phải luôn niệm “Nam mô Quan Thế Ấm Bồ tát!”, như vậy mới có thể ly dục!
Quan trọng nhất là trước tiên phải minh lý, hiểu rõ đạo lý rồi thì nhờ am tường Phật pháp, mà việc giữ giới dâm tự nhiên thành. Càng thực hành càng thể ngộ đạo lý trong đó, nên tín tâm càng vững vàng bền chắc.
Đề nghị hai con nên xem và học thuộc “Bốn Điều Răn Dạy Minh Bạch về
Tánh Thanh Tịnh” trong Kinh Lăng Nghiêm, sau đó lúc rảnh thì tụng thầm, hoặc đọc nhỏ tiếng. Những khi tản bộ sớm tối, cưỡi xe, ngồi xe bus, ra ngoài, bất kể. làm gì… đều có thể tận dụng thời gian hiện hữu để tu trì… Nên học thuộc thêm chú Đại Bi, chú Lăng Nghiêm. Mỗi ngày tụng “Bốn Điều Răn Dạy Minh Bạch về Tánh Thanh Tịnh” ít nhất một biến, nếu tụng càng nhiều thì càng tốt. Nhất là trước khi ngủ phải tụng một biến. Có thể lấy đây làm thời khóa tụng cho người sơ học (có thể dùng “Bốn Điều Răn Dạy Minh Bạch về Tánh Thanh Tịnh” làm thời khóa tụng sớm tối cho người tại gia). Nếu cỏ thể tụng thành tiếng, không những bản thân mình được lợi, mà các chúng sinh chung quanh (mắt phàm không nhìn thấy) cũng đang quỳ nghe con tụng, thảy đều được lợi ích, thế thì tự nhiên các con sẽ có công đức vô lượng.
Nếu chuyên cần tu như thế, sau ba tháng, nhất định sẽ khiến niệm dâm nơi thân tâm đều đoạn dứt, mà tính đoạn cũng không. Chẳng những bản thân đoạn được dâm, mà cả trong ý nghĩ niệm dâm cũng không còn. Lúc nảy quý vị sẽ sống rất thoải mái ung dung, không ngôn ngữ văn tự nào có thể diễn tả hết, đây là thánh cảnh mà chỉ người đoạn được dâm rồi mới cảm nhận hết những an lạc vi diệu trong đó!
Đạt đến niệm dâm nơi thân tâm đều đoạn sạch cả rồi, thì dù không học thuộc “Tứ trọng thanh tịnh minh hối” vẫn có thể hành trì cả đời (bởi lời Phật dạy đã ghi khắc trong tim).
Lúc này mới phát hiện câu nói: “Trên thế giới không gì khoái lạc hơn dâm dục là sai!”. Vì khoái cảm do dục mang đến chỉ trong chớp mắt, nó không thực sự là khoái lạc, bởi nếu phải tiếp diễn thì càng thêm mệt mỏi, tinh lực cạn kiệt,lúc này không còn là lạc nữa, mà rất khổ… chưa kể chỉnh vỉ dâm hừng thịnh mà sản sinh nhiều tật bệnh, xảy ra mâu thuẫn xung đột giữa phu thê… dẫn tới ly
hôn, thậm chí còn khiến đương sự tử vong, yểu mạng!
Người tại gia cần tiết chế thích hợp, nhưng người tu hành nhất định phải đoạn dâm! Bởi: “Dâm tâm không trừ, trần khó thể xuất”.
Có người đoạn dâm được thời gian, tình cờ xuất hiện chứng di tinh, mộng tinh, hiện tượng này là bỉnh thường, đừng thèm lý tới, tự nhiên sẽ hết.
Một khi đã đoạn trừ được dâm, không những thể xác khang kiện, mà còn thu nạp, bảo tồn tinh hoa, có thề kết tụ xá lợi kiên cố không gì sánh. Thời gian đoạn dục càng dài, thì khỉ viên tịch hỏa thiêu xá lợi lưu càng nhiều. Xá lợi là thánh vật đồng chư Phật Bồ tát, thế nhân thảnh tâm lễ bái sẽ được nhiều lợi ích!
Cho nên, người tu hành khéo đoạn trừ dâm, sát, đạo, vọng… tất sẽ thành tựu được tri giác vô thượng của Bồ tát.
-Trích báo ứng hiện đời tập 5
TÍN NGUYỆN NIỆM PHẬT , KHÔNG THẬN VẪN SỐNG
Bà Lưu Tố Bình , 60 tuổi , người ở khu Đại Xưởng , thành phố Nam kinh . Năm 1995 , thận trái của bà bị hoại tử . Năm 1998 , thận phải của bà teo lại chỉ còn một tấm da , chiếu x quang không thấy ,bác sĩ nói phải làm phẫu thuật thay thận , không có tiền , bà chỉ còn cách về nhà niệm Phật cầu vãng sanh .
Lúc đầu , toàn thân bà đau nhức , không thể bước xuống giường , ngày chết lại gần kề , bà càng lo lắng hơn về việc có thể vãng sanh hay không . Liên hữu nói với bà : “ Bản nguyện Phật Di -Đà không hư dối , chúng sanh xưng niệm danh hiệu Phật , chắc chắn được vãng sanh”. Bà mừng quá bậc khóc , ba ngày không ngủ . Từ đó , tín nguyện bà càng kiên cố , nhất hướng niệm Phật ; sống chết bà đều chẳng âu lo , chỉ gửi tâm vào chốn Cực Lạc . Trải qua ba năm , bà càng ngày càng khỏe ra , hiện nay có thể đi đứng khắp nơi , chỉ là bước đi hơi chậm . Chính tay tôi sờ vào bắp tay của bà , cơ bắp vẫn có tính đàn hồi như người bình thường không có bất cứ hiện tượng phù thũng nào . Kẻ thấy người nghe , đều khen kỳ diệu .
( Ngày 08 tháng 11 năm 2001 , pháp sư Tịnh Quả ghi )
Lời bình :
Không thận mà sống việc ly kỳ ,
Quyết định vãng sanh vui khó bì ,
Sống chết không màng lo lắng nữa ,
Đều nương bản nguyện Phật gia trì .
Xin thường niệm Nam Mô A Di Đà Phật
Tránh làm các điều ác , vâng làm các điều lành
Trích : 100 chuyện niệm Phật cảm ứng của pháp sư Huệ Tịnh
Cô chú xin cho con lời dạy ạ. Ví dụ con đang tập Trường Chay nhưng con của con không ăn chay, nhưng con đã từng được nghe câu ” Đời này ăn nó nửa cân đời sau phải trả tám lạng”. Con không ép con của con phải ăn chay từ nhỏ cũng không ép nó ăn thịt, nó thích ăn hay không ăn tùy nó. Tuy nhiên khi bé bỏ thịt thừa trong bữa ăn thì con chắc chắn không thể ăn dùm được nhưng con cũng không biết có nên bắt bé ăn cho hết thịt thừa đó không vì như câu con đã nói ở trên. Bé không hề thích ăn chay nên khi lấy đồ ăn hôm nào đồ ăn và thịt ngon thì ăn nhiều, hôm nào món thịt nào dở thì bỏ không ăn. Vậy xin cô chú cho con lời khuyên như thế nào về việc con có nên ép con của con ăn hết phần thịt thừa mà bé bỏ đi không (mặc dù trước khi lấy đồ ăn cho bé con hay nói gia đình lấy ít thịt thôi), con xin cám ơn ạ. A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật
Bạn Son,
1/ Ăn chay là tuỳ duyên, không thể gượng ép. Nếu gượng ép để ăn chay cho bằng được để rồi trong gia đình xảy ra xung đột trong ăn uống, sinh hoạt, ảnh hưởng tới cuộc sống hạnh phúc gia đình thì sự ăn chay này bạn cần phải cân nhắc lại.
2/ Ăn chay không thể đắc đạo. Bạn phải thật tỉnh táo để nhận biết việc ăn chay của bản thân cũng như tác động ý niệm ăn chay đối với các thành viên trong gia đình, vì nếu duyên chưa chín mùi, kể cả bản thân bạn, nhưng bạn ráng ép duyên cho mình và người, đó là trái đạo.
3/ Điều quan trọng của người tại gia khi phát tâm tu học là phải thấu lý nhân quả, quán được sự vô thường của cõi nhân sinh cùng những nỗi khổ của thế gian. Khi nhìn thấu rồi thì phát tâm tu học theo chánh pháp của đức Thế Tôn chỉ dạy cho người tại gia là giữ gìn 5 giới. Khi bạn hành trì 5 giới, tức giới hạnh thanh tịnh, việc ăn chay lúc này không phải đặt ra nữa mà tự tâm bạn biết nên làm gì cho lợi lạc. Cho nên điều quan trọng bạn nên lưu tâm là làm cách nào để tịnh hoá được thân tâm, nếu thân tâm không tịnh hoá, dù bạn có trường chay hay tu khổ hạnh như thời phật tại thế, cũng chỉ là vô ích.
4/ Con cái còn nhỏ bạn đừng vội khuyến tấn hay khởi niệm hướng con cái ăn chay vì nếu tâm, đức bạn chưa đủ sẽ khiến cho người thân phản ứng tiêu cực rồi có lời chê bai, bài bác thậm chí phỉ báng Phật pháp. Mọi chuyện hãy hành theo pháp tuỳ duyên để hướng chúng.
5/ Hàng ngày tu học thanh tịnh, khi hồi hướng bạn nên hồi hướng cho toàn gia đồng hướng về đạo pháp của đức Như Lai, cùng tu học để chuyển hoá cuộc sống, giúp cho gia đình mỗi ngày một an lạc. Cứ từng bước thực hành và thanh tịnh thân tâm của chính mình. Khi đạo lực trong bạn tăng trưởng, những người xung quanh sẽ tự được cảm hoá. Cho nên tối yếu bạn nên hành vẫn là phải hoàn thiện chính bản thân đã. Còn chuyện ăn uống của trẻ con bạn cũng không nên gượng ép, chỉ nên khéo léo khuyên người nhà, tuỳ theo sức của con mà lấy đồ cho thích hợp, kẻo lãng phí thì cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đều tổn phước cả.
Dạ đúng như chú Trung Đạo nói con thật sự Tu Niệm Phật rất kém cỏi và bản thân còn Tham Sân Si nhiều quá nên con không có đủ năng lực gì để có thể khuyến tấn nhà con ăn Trường Chay và càng chắc chắn sẽ không phan duyên mà cố gắng gượng ép người nhà con ăn Trường Chay.
Con cũng Ngu Si quá nên đọc lời khuyên dạy của chú mà không biết có hiểu đúng ý chú dạy không, con xin nói ý hiểu của con nếu sai thì chú Từ Bi chỉ lại cho con: Theo con hiểu vậy bây giờ con cứ Tùy Duyên theo gia đình chỉ nhẹ nhàng nói việc lấy thức ăn cho bé thì vừa phải thôi vì không khéo sẽ phí phạm. Và nếu bé có bỏ phí (do lười hoặc chê không ngon mà bỏ phí) phần Thịt đã lỡ lấy trong chén bé thì Con Nên Bắt Bé Phải Ăn Cho Hết Phần Đó vì còn nhiều người nghèo khổ họ không có cái để ăn. Và dĩ nhiên sẽ lưu ý bé và gia đình những lần sau nếu lấy thức ăn thì phải có vừa đủ thôi thiếu thì mới lấy thêm. Xin chú đọc và chỉ dạy con. Con xin cám ơn quý cô chú và duongvecoitinh A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật
Bạn Sơn thân mến,
1/ Hai chữ tuỳ duyên rất quan trọng trong đạo Phật, vì khi mới phát tâm tu chúng ta thường hay có tính ôm đồm, nghĩa là chúng ta muốn gánh thay cho thật nhiều người và muốn chạy cho thật nhanh. Điều này là trái với quy luật tự nhiên. Chỉ quán xét một chút bạn sẽ nhận ra điều này. Đơn cử: Một người mới tập lái xe ngoài việc nắm vững luật đi đường, người đó còn phải khéo léo biết xử lý mọi tình huống trên đường đi và khi lái xe thường phải chăm chú nhiều hơn người đã lái thuần thục. Nhưng nếu người đó luôn lơ đãng vừa chạy, vừa ngó nghiêng hai bên đường, chắc chắn sẽ gặp khổ nạn. Luật đi đường có thể ví cho giới luật của Phật. Xử lý tình huống trên đường ví như tuỳ theo cảnh huống trên đường mà khéo léo xử lý để mình và người đều an toàn. Ngó nghiêng khi xe chạy trên đường để ví cho tâm phan duyên hay để ý đến người khác, thay vì phải chú tâm vào chính bản thân.
2/ Trong gia đình nếu chỉ riêng mình bạn ăn chay, lại trường chay thì sự bất đồng sẽ nhân lên gấp bội. Vì trong tâm thức mọi người ăn chay là không thể đảm bảo sức khoẻ và trí tuệ. Trường chay hiểu đúng nghĩa là tịnh hoá thân thâm bằng cách tu, sửa, sám hối chướng nghiệp chứ không phải chỉ ăn trường chay là đủ. Để giúp mọi người nhận thức được điều này không dễ, đòi hỏi nơi bạn trước phải làm một biểu pháp thật tốt bằng cách không tu hình thức, phải tự mình hoàn thiện bản thân bằng chính giới luật của Phật, bởi nếu bạn chỉ tu kết duyên, không có giới luật thì sự tu không mang lại lợi ích thiết thực và không có động cơ giúp cho người thân thức ngộ. Như TĐ đã chia sẻ, muốn giác người thân, bản thân mình phải tự giác. Ăn chay, niệm Phật, tụng kinh, toạ thiền, trì chú chưa phải là tu, tu là mỗi ngày chúng ta sửa đổi tâm ô trược, phiền não của chính mình. Khi những tâm này thay đổi, người thân nhìn thấy, họ thấy sự lợi lạc của tu học, ắt họ sẽ noi theo. Do vậy, một người thực tu có thể chuyển đổi cả nhà.
3/ Việc cho con bạn ăn, ngoài sự lượng sức và sở thích của trẻ nhỏ, bạn nên lưu ý tới cách dạy con biết chân quý đồ ăn ngay lúc còn nhỏ, nhờ đó khi lớn lên con bạn sẽ có ý thức trong việc ăn uống, không phí phạm những đồ ăn thức uống, bởi những thứ đó đều từ mồ hôi, công sức của chính mình làm nên. Khi cho con ăn, bạn nên thầm niệm Phật, hãy quán mỗi muỗng cơm là một muỗng cam lồ giúp con bạn khoẻ mạnh, thông minh, trí tuệ. Đồ ăn mặn nên mua đồ sẵn ngoài siêu thị, khi nấu nên trì chú vãng sanh 3-7 biến, rồi thầm niệm Phật, nguyện cho những chúng sanh bị bỏ mạng vì những bữa ăn của mọi người, buông được oán hận, cùng niệm Phật để siêu sanh Tịnh độ. Nếu bạn khéo dụng pháp niệm Phật, con bạn sẽ có tiến bộ trong việc ăn uống và tránh được sự lãng phí khi cho con ăn.
Nguyện chúc bạn thường an lạc.
Con rất cảm ơn chú Trung Đạo, đọc những lời chú chỉ con thấy mình quả thật quá kém cỏi chỉ Tu Hình Thức còn trong Tâm thì rất tệ. Đúng như chú dạy bây giờ Con Phải Sửa Thật Nhiều Từ Con Trước và con sẽ cố gắng, chúc chú an lạc. A DI ĐÀ PHẬT.
VIDEO cô Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân xuống tóc xuất gia.
Cô ạ, con hiểu cõi vô thường từ cách cô sống. Nếu không xuất gia, cô cũng là người đi tu đúng nghĩa nhất suốt mấy chục năm cô sống. Cô không phát biểu gì về lẽ đời hay dạy người ta về lẽ đời như không ít người đang cố tỏ ra thiền ra Phật mà thực chất dùng Phật để tô vẽ, mà cô dùng chính cuộc đời cô đã sống để nói lên tất cả.
Cô tạo ra giá trị cho mình và dùng giá trị đó để truyền cảm hứng cho cuộc đời. Biết bao phụ nữ đã tạo ra những món ăn ngon, vun đắp gia đình bằng tình thương yêu như cô từng thương yêu như vậy, để họ giữ cái chân thật đến dung dị của hai từ hạnh phúc.
Đến khi đủ đầy, cô chọn cách buông. Cô buông bỏ chứ không buông xuôi, buông bỏ những danh lợi, những mời mọc mà người ta muốn cô đến để quảng bá; buông bỏ nhà cao cửa rộng để về ở một căn hộ bé xinh ở Tân Phú; buông bỏ hết các nhu cầu có thể sinh tham sân si để hiền lành mỉm cười với chính cuộc đời mình.
Có lẽ, khó có một người mẹ nào có thể ghé tai con trai mình khi anh ấy bị tai biến sau một thời gian sống thực vật, để nói với con trai rằng: Con ơi, con đau đớn lắm phải không? Con đang cố sống vì sợ mẹ đau buồn đúng không? Đừng sợ điều đó, bởi mẹ sẽ rất đau nếu con cứ phải sống trong đau đớn. Nếu con đi nhẹ nhàng và kết thúc nỗi đau đớn cho con, con cứ yên lòng ra đi…
Người con trai chảy nước mắt, rồi nhẹ nhàng về bên kia thế giới.
Người mẹ cũng đã buông bỏ được những tục luỵ trần ai, để sống trọn vẹn với cái tâm từ nhân, đi trọn vẹn con đường vô thường giữa cái cõi ta bà này.
Hôm nay tin cô xuất gia, con cũng không bất ngờ. Gặp cô giữa cuộc đời, con cũng hiểu thêm con đường vô thường mà cô chọn. Con hiểu thế nào là sống, thế nào là yêu thương, thế nào là buông bỏ, không phải bằng lời nói, mà bằng cuộc sống của một con người cụ thể.
Thêm một lần nghĩ về cô, để soi lại bản thân mình.
Người đàn bà tóc trắng như mây, và buông bỏ luôn cả những áng mây, để cuộc đời được xanh trong nhất!
(từ FB HOÀNG NGUYÊN VŨ)
Được Phật dẫn đi khắp 10 phương trước lúc vãng sanh
Tăng Tế Pháp sư vào Lô Sơn theo thọ giáo với Huệ Viễn Đại sư, tỏ ngộ pháp yếu. Năm ba mươi ngoài tuổi, ngài lên tòa khai giảng, học giả khuynh phục. Huệ Viễn Đại sư khen rằng: “Cùng ta đồng hoằng truyền Chánh pháp, phải chăng là Tăng Tế này ư?”
Không bao lâu Pháp sư bệnh nặng, bèn khẩn thiết cầu sớm sanh Cực Lạc, ngày đêm tưởng niệm A Di Đà Phật. Huệ Viễn Đại sư trao cho ngài một cây nến lớn mà bảo : “Ông gắng nhiếp niệm Tây phương!”. Pháp sư hai tay cầm nến, ngồi dựa thành ghế, nhứt tâm tưởng Phật không xao loạn. Pháp sư lại yêu cầu chúng Tăng tụng Kinh Vô Lượng Thọ. Đến canh năm Pháp sư trao nến cho đệ tử là ông Ngươn Bật bảo theo chúng mà hành đạo. Pháp sư tạm nằm nghỉ, liền mơ thấy mình tay cầm nến bay trên hư không gặp Đức A Di Đà Phật dắt đi khắp cả mười phương. Khi thức giấc, Pháp sư mừng rằng: “Tôi chú tâm tưởng niệm có một đêm mà được Phật tiếp dẫn”. Tự xét lấy thân thể trọn không còn một mảy bệnh khổ, không khác người vô bệnh. Qua đêm sau, Pháp sư đương ngồi niệm Phật vụt đứng dậy mắt ngó lên mà bảo Ngươn Bật rằng : “Đức Phật đến rước, Thầy đi thôi!”. Dứt lời, Pháp sư xoay mặt về hướng Tây, chắp tay mà tịch. Bấy giờ nhằm tiết nóng nực, ba ngày sau mà thi hài của Pháp sư như người sống, lại phát ra mùi thơm ngào ngạt. Năm ấy, Pháp sư được 45 tuổi.
Trích ở các bộ Tống Cao Tăng Truyện & Đông Lâm Truyện
Tâm như nước Phật như trăng
Nước lặng trăng sẽ hiện
VỢ CHỒNG ĐỒNG LÒNG LÀM TỪ THIỆN – PHƯỚC BÁO KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN.
Thuở Đức Phật còn tại thế ở xứ Hòa Na, dân chúng phần nhiều tín ngưỡng Phật giáo. Có vợ chồng chàng Kế Sa La cũng nhờ ảnh hưởng tinh thần ấy, mà nổi tiếng là đôi vợ chồng hiền đức.
Nhà Kế Sa La rất nghèo, hằng ngày phải vất vả hai sương một nắng, tranh đấu với bát cơm manh áo, nhưng vợ chồng vẫn vui vẻ thân mật, an phần trong cảnh thanh bần, không bao giờ vì tiền tài danh vọng, mà làm hoen ố được lòng trong sạch của đôi vợ chồng chàng.
Ngoài ra, chàng lại không quên đem chánh pháp mà mình đã hiểu biết, khuyến khích mọi người trở về đường thiện, mà chàng có thể đảm đương.
Thuở ấy, miền ngoại ô xứ Hoà Na vừa bị mất mùa, lại thêm nạn tật dịch, nên dân chúng miền ấy đói và chết rất nhiều. Các nhà hảo tâm trong xứ hiện thời, hoặc chung hoặc riêng, đến chùa tổ chức nhiều cuộc bố thí. Trước nhờ các Tăng sĩ cầu nguyện cho những kẻ vừa bỏ mình vì tật dịch được siêu thoát và nạn tật dịch đương hoành hành mau chấm dứt, sau đem các phẩm vật phân phát cho các nạn nhân đói khổ…
Vì vất vả theo sinh kế, vả lại cũng ít lui tới các phương xa, nên nạn tật dịch đói kém hoành hành ở ngoại ô mà vợ chồng Kế Sa La không hay biết gì cả.
Theo lệ thường, sáng nào Kế Sa La cũng cùng vợ chia nhau đến các nhà điền chủ để làm mướn. Nhưng lạ thay, sáng nay Kế Sa La đi một đoạn đường lại gặp những vị trưởng giả, khăn áo chỉnh tề, theo sau những tên gia đinh hì hục mang gánh gạo cơm, mền, áo…
Gặp hai ba phen như thế, Kế Sa La không ngớt ngạc nhiên, dừng lại hỏi thì chàng mới biết vùng ngoại ô đang bị nạn và những bậc trưởng giả này đem các phẩm vật đến chùa để mở cuộc bố thí.
Bị kích thích bởi tình đồng loại, lại thêm tủi cho số phận nghèo nàn của mình, trong khi đồng bào đang lâm cơn đói khổ mà mình không có một quan tiền, một đấu gạo, một viên thuốc đỡ đần…
Càng nghĩ chàng càng đau đớn sầu tủi!
Trong trí chàng hiện ra nhiều dấu hỏi: Làm thế nào có tiền để giúp đồng loại?
Và chàng nguyện rằng:
“Nếu làm cách nào có tiền gạo để bố thí dù thân bị đọa đày suốt đời chàng cũng vui lòng đổi lấy”.
Ðến đây, Kế Sa La không còn thiết gì đến ăn làm nữa, lủi thủi về nhà.
Tối đến vợ chàng về, thấy chồng mặt mày ủ rũ, ngồi một mình thở ngắn than dài hình như bất đắc chí vì một việc gì…
Chị vợ lo sợ hỏi chồng, nhưng chàng tìm cơ thối thoát không trả lời, vì chàng biết trước rằng:
“Nếu đem sự thật nói với vợ, đã không ích gì mà lại gieo thêm cho vợ mối sầu tủi như mình”.
Nhưng sau hai ba phen thiết tha gạn hỏi của vợ, Kế Sa La không nỡ giấu giếm nữa mới đem đầu đuôi câu chuyện thuật lại vợ nghe…
Vợ chàng không kém gì chàng, cũng sầu, cũng tủi, cũng thở than như chàng!
Nhưng sau một hồi suy nghĩ, chị vợ hăng hái nói:
– Nếu chàng bằng lòng ta sẽ đến giúp việc cho các nhà phú hộ, thế nào cũng nhận đặng một số tiền, để làm việc bố thí.
Kế Sa La không tán thành, và chàng không nỡ để cho vợ, nữ nhi yết ớt một mình đem thân thể làm tôi mọi người.
Chị vợ lại nói:
– Hay là cả chúng ta đều đến ở giúp việc cho một nhà đại phú, trước nhận được một số tiền lớn để bố thí, sau có thể giúp đỡ nhau trong những công cuộc nặng nề.
Ý kiến này được Kế Sa La hoan hỷ tán đồng…
Thế là sáng mai đôi vợ chồng Kế Sa La lên đường đến một nhà đại phú ở cạnh làng, xin giúp việc và nhận trước một số tiền.
Vốn nghe vợ chồng Kế Sa La là người hiền đức, nên nhà đại phú kia bằng lòng ngay và cho vợ chồng Kế Sa La mượn trước một năm quan tiền, lại được phép về nhà bảy ngày để sắp đặt công việc, và nếu trong bảy ngày ấy vợ chồng Kế Sa La đem đủ số tiền hoàn lại ông, ông cũng vui lòng trả quyền tự do cho vợ chồng chàng.
Tiền bạc giấy tờ, vợ chồng Kế Sa La hết sức vui mừng, đi vào chợ mua các phẩm vật… Và đến chùa Ðàn Ba gần đấy, xin thiết lập cuộc bố thí ngay tại chùa, sau sáu ngày chú nguyện, đến ngày thứ bảy sẽ phân phát các phẩm vật.
Việc làm ấy rất thích hợp với hạnh Từ Bi, lại thấy lòng chí thành của vợ chồng Kế Sa La, nên các Tăng sĩ trong chùa đều tận tâm giúp đỡ, để cho cuộc bố thí này được thập phần viên mãn.
Chiều ngày ấy, Quốc vương bản xứ cũng cho người chuyên chở rất nhiều phẩm vật đến chùa Ðàn Ba mở hội và cũng định ngày thứ bảy bố thí.
Vị Trú trì chùa Ðàn Ba tâu vua:
– Ngày ấy đã có vợ chồng Kế Sa La định mở hội trước rồi, yên cầu nhà vua chung vào hội bố thí ấy, nếu không xin hoãn lại ngày sau.
Nhà vua phán:
– Trẫm thiếu gì tiền bạc mà phải chung chạ với người khác và trẫm đây đường đường một vị quốc chủ, Kế Sa La nào đó lại không vì trẫm mà nhường cho trẫm được như nguyện, hay sao?
Vị trụ trì đem lời thuật lại với vợ chồng Kế Sa La. Kế Sa La nhờ vị trụ trì tậu lại nhà vua:
– Vợ chồng chàng xin chịu tội, chứ không thể thay đổi cuộc bố thí qua ngày khác.
Với ý định kiên quyết ấy, nhà vua hết sức ngạc nhiên, cho đòi vợ chồng Kế Sa La vào hỏi.
Tiếp diện nhà vua, Kế Sa La đem hết cả sự tình tâu rõ là:
– Vợ chồng tôi đã bán mình cho một nhà địa chủ lấy tiền mở hội bố thí, đến ngày thứ tám đã chính thức làm tôi tớ cho người, không còn đi lại tự do nữa.
Nghe xong câu chuyện, nhà vua hết sức cảm phục cử chỉ của vợ chồng Kế Sa La.
Vua bùi ngùi than rằng:
– Nếu trong quốc độ này mà được nhiều người có “tâm từ” như vợ chồng Kế Sa La, thì còn đâu những kẻ tham lam ích kỷ, lường gạt đồng bào và còn đâu những kẻ bơ vơ trong xó chợ đầu đình, lê mình khắp xứ, mà không đủ chén cơm lót dạ, manh áo che thân!
Tức thì nhà vua lại sai người đem vàng bạc ra ban thưởng và hạ chiếu cấp cho vợ chồng Kế Sa La được trọn đời hưởng quyền lợi trong mười xã.
Vua lại kêu vợ chồng Kế Sa La đến phán rằng:
“Ðây là PHƯỚC BÁO HIỆN TIỀN” của hai người đó và trẫm vui lòng nhượng hai người mở cuộc bố thí vào ngày thứ bảy để cho hai người được toại nguyện”.
Vợ chồng Kế Sa La cảm động lạy tạ ơn vua. Và đôi vợ chồng ấy, không quên niệm hồng ân đức Phật đã tác thành cho vợ chồng chàng:
“Đức tánh Từ Bi, nâng cao Ðạo sống”. Nên nay mới gặp nhà vua đức độ, đem lại cho vợ chồng chàng đến cuộc đời sung sướng giàu sang.
“Dắt một người mù qua đường, cho người đứt tay miếng giẻ rách, lượm cây gai giữa đường, cho con kiến hạt cơm, đều gọi là bố thí”.
Trích: Truyện Cổ Phật Giáo
Thuật giả: Thích Ðức Tâm
Tu theo lối Thuần Tịnh tốt hơn cách hạnh khác
Thiện Đạo hòa thượng và Vĩnh Minh thiền sư bên Trung Hoa, tương truyền đều là hóa thân của Phật A Di Đà. Nhưng Thiện Đạo hòa thượng chỉ dạy chuyên niệm Phật; Vĩnh Minh thiền sư thị hiện mỗi ngày ngoài việc niệm mười muôn câu Phật hiệu, còn tu các hạnh khác, tất cả gồm 108 môn. Ấn Quang pháp sư đã phê phán: “Đồng dạy về Tịnh Độ, nhưng lối khai thị của ngài Thiện Đạo là để tiếp dẫn hàng trung, hạ căn thuộc về chuyên tu. Còn lối khai thị của ngài Vĩnh Minh để riêng khuyến tấn bậc thượng thượng căn, thuộc về viên tu.” Người đời mạt pháp phần nhiều là bậc trung, hạ căn. Vì thế, với bốn hạnh trên, nếu muốn chắc chắn được vãng sanh, có lẽ nên tu theo đường lối Thuần Tịnh. Nhưng đã nói sở thích và túc căn của mỗi người đều sai biệt, không thể ép buộc được, thì mặc dù có kiêm tu hạnh khác, hành giả Tịnh Độ cũng cần lưu ý đến hai phần chánh và trợ cho phân minh. Mà phần chánh phải luôn luôn lấn nhiều hơn phần trợ. Như thế đường tu mới không mất mục tiêu và sự vãng sanh cũng không bị chướng ngại.
Trích: Niệm Phật Thập Yếu
Hòa thượng Thích Thiền Tâm
Khi Niệm Phật Thành Phiến Rồi Có Vãng Sanh Liền Không?
Người niệm Phật đã niệm đến mức công phu thành phiến rồi sẽ có thể vãng sanh. Khi ấy, sẽ nên làm như thế nào? Có phải là ngay lập tức vãng sanh hay không? Đi ngay cũng được! Có thể đi được, chứ không phải là chẳng đi được. Nếu quý vị thật sự thông minh, quý vị có thể không đi, quý vị vẫn ở trong thế giới này để nâng cao phẩm vị của mình; bởi lẽ, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới đương nhiên cũng là thành Phật ngay trong một đời, nhưng thời gian dài lắm, không có thành tựu nhanh chóng như trong thế giới này. Kinh đã từng dạy: Người công phu theo đúng đường lối, tu hành một ngày trong thế giới Sa Bà bằng tu hành một trăm năm trong thế giới Cực Lạc. Do vậy, ở nơi đây dụng công mười năm, hai mươi năm, có thể nâng công phu thành phiến lên Lý nhất tâm bất loạn. Nếu tu hành trong cõi Đồng Cư của Tây Phương Cực Lạc thế giới, quý vị muốn đến cõi Thật Báo, thời gian [tu tập] ấy khá dài, chúng ta tốn thời gian mấy chục năm ở đây tu hành thành công, hễ vãng sanh liền sanh vào cõi Thật Báo Trang Nghiêm của Tây Phương Cực Lạc thế giới, tự tại nhiều lắm!
Vì vậy, tự hành, dạy người, tự lợi, lợi tha, chúng ta quyết định chẳng vứt bỏ, chỉ cần có cơ hội sẽ nhất định phải làm, trừ khi thọ mạng đã đến thì chẳng có cách nào. Nếu thọ mạng chưa hết, nhất định phải lợi dụng thời gian này để nâng cao phẩm vị của chính mình. Những phương pháp tu hành đều có trong kinh sớ, chúng ta phải nghiêm túc nghiên cứu, thảo luận. Trong một đời, từ địa vị phàm phu sát đất, từ địa vị hiện thời của chúng ta có thể đạt thành Địa Thượng Bồ Tát (hàng Bồ Tát từ Sơ Địa trở lên).
Trích A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa
Lão pháp sư Tịnh Không giảng
Bệnh nặng không dùng thuốc gắng niệm Phật 2 ngày đêm ngồi vãng sanh
Sư Ni Quảng Giác, họ Cung, người Tô Châu. Lúc còn ở tục, cô ăn chay trường từ khi 12 tuổi, mỗi ngày trì tụng Kinh chú, siêng lễ Phật, tự thệ không lấy chồng. Đến năm 28 tuổi xuất gia rồi ở tu tại am Hiếu Nghĩa ở Hàng Châu. Cô gìn giữ giới hạnh rất tinh nghiêm tinh tấn chuyên tu không quản khổ nhọc.
Về sau nhuốm bệnh, cô từ thuốc men, nhứt tâm chờ chết. Đương lúc nằm thở thoi thóp, cô bỗng vụt trỗi dậy ngồi kiết già xoay mặt về hướng Tây. Am Chủ dọn bàn thiết tượng A Di Đà ở trước mặt cô. Cô mở mắt nhìn chăm tượng Phật và chắp tay quý kính. Rồi cô rửa tay thay đổi y áo, cầm chuỗi đối tượng Phật mà ngồi ngay thẳng, yên lặng như nhập định. Thị giả sợ cô nghiêng ngã, mới lấy hai cái gối to kê đỡ, cô khoát tay bảo đừng. Chúng trong am đến chung quanh mà niệm Phật, cô nói : “Không dám làm phiền nhọc đại chúng, tôi tự có chủ trương !”. Cô cứ ngồi kiết già ngay thẳng như thế mà niệm Phật nho nhỏ luôn cả hai ngày đêm vẫn không cựa động và không dứt tiếng niệm. Mãi đến lúc hơi mòn tiếng bặt, mọi người lại gần xem thì cô đã tịch rồi. Nhằm mùng 7 tháng Hai năm Vạn Lịch thứ 39 triều Minh. Bấy giờ cô được 33 tuổi.
Trích ở bộ Hiếu Nghĩa Am Lục
Nam mô a di đà phật
Các vị thiện hữu mình xin đường link xem phim Phật thuyết kinh A di đà phần 2. Phần 1 phim 3D thì mình tìm trên youtube dễ nhưng lại không tìm thấy phần 2
Xin cám ơn các vị nhiều
có ai biết bảo giúp với ạ
lúc trước cách đây khoảng 3 năm, có 1 người muốn quên đi, nhưng tối về thì cứ ngủ mơ thấy người này, mơ liên tục, có khi 1 tuần mơ đến 5 tối.
sau đó k còn mơ thấy nữa, nhưng dạo gần đây lại mơ thấy người này, là 1 người khác giới nhưng trong mơ hơi khác ngoài đời. hầu như tính và hình dạng giống hệt, mỗi lần mơ lại thấy người này nhìn mình bằng 1 ánh mắt rất đáng sợ hoặc mình vô hình dù có cố giao tiếp với người ta. ánh mắt đó người ngoài đời không biết có không, cũng không phải lườm hay gì, chỉ là đôi mắt đó rất buồn, như thể mình có thể cảm nhận được nó.
giấc mơ đó lạ cũng không tả được,nói chung thấy ánh mắt đó rất ám ảnh với mình.
Mình là người tu tại gia, chưa có điều kiện tham gia đạo tràng. Từ khi biết đến Phật pháp, pháp môn niệm Phật, mình chỉ chuyên nghe băng giảng của các vị cao tăng về Tịnh tông: Hòa thượng Tịnh Không, đại sư Ấn Quang… mục đích là để một môn thâm nhập, tuy nhiên vẫn gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trên con đường vào đạo. Đến nay sau khi gặp được các bài giảng của Thầy Thích Chân Hiếu (theo như rất nhiều đồng tu và mình cảm nhận được thì đây quả là một vị chân tu của Việt Nam đã giúp mình tiến bộ nhiều trong việc tu tập, thật là quá tuyệt vời. Mình xin chia sẻ với các bạn đồng tu hữu duyên vào trang Tinhtonghochoi.org để nghe các bài giảng hữu ích về pháp môn niệm Phật của thầy Thích Chân Hiếu và các vị cao tăng.
Trích lời giới thiệu: “Để được như Tổ Vĩnh Minh từng nói: “Vạn người tu, vạn người về”, ngoài việc học và hành theo lời dạy của chư Tổ, Cao Tăng, Thiện Tri Thức thì chúng ta không thể bỏ qua được những bài giảng của Thầy Thích Chân Hiếu. Về “Lý”, Thầy chỉ chú trọng vào những Tinh Yếu, Trọng Tâm của pháp môn Tịnh Độ. Về “Sự”, Thầy giảng rất tỉ mỉ về phương pháp Niệm Phật – niệm sao cho thật đúng. Những lời dạy của Thầy hoàn toàn y theo lời dạy của chư Tổ, Cao Tăng, Thiện Tri Thức và kinh nghiệm tu hành của chính Thầy”.
Hy vọng bạn nào có duyên nghe được sẽ có nhiều tiến bộ trên con đường tu tập giải thoát. Nếu thấy được lợi ích từ việc nghe pháp của thầy thì xin hoan hỷ chia sẻ rộng khắp cho các bạn đồng tu cùng được nghe. Nam mô A Di Đà Phật.