Câu chuyện thứ nhất: Hành thiện tăng tuổi thọ, chân thật không hư dối
Ông Lưu Thừa Diệp là ông nội của em rễ tôi, tôi cũng gọi ông là ông nội. Khi xưa, ông là quân nhân hơn hai mươi tuổi ông đã tin Bồ Tát Quán Thế Âm, hễ gặp ách nạn là cầu Bồ Tát phù hộ. Có một lần nọ, ông bị viên đạn bắn vào ngực, may nhờ hai đồng tiền Tây Dương dội ngược trở ra thoát nạn. Lại một lần khác, cấp trên ra lệnh cho ông bảo vệ cây cầu (lúc đó ông là trung đội trưởng), không cho bất kỳ ai qua cầu, bộ đội qua xong là cho nổ phá cầu. Gặp lúc dân làng muốn qua lánh nạn, họ đều quỳ xuống cầu xin ông nội. Ông hiểu rằng nếu cho họ qua cầu thì mang tội trái lệnh, cầm chắc cái chết; nhưng đối mặt với bao nhiêu dân làng, ông nội đành mềm lòng. Ông nghĩ: “ Dùng một mạng của tôi đổi bao nhiêu mạng cũng đáng”. Ông bảo dân làng:
– Mọi người hãy mau đứng dậy, nghe tôi chỉ huy, sắp hàng ngay ngắn, bồng chắc em bé, bịt mắt gia súc lại.
Vì cầu làm bằng dây sắt nên sợ gia súc thấy nước sông chảy sẽ hoảng sợ, đi không vững. Như thế, phải mất hết một giờ đồng hồ mới đưa hết dân làng qua cầu an toàn. Ông nội lúc đó rất mệt, định nằm trên đống cỏ nghĩ mệt giây lát, đang lúc mơ màng nửa tỉnh nửa mê,ông nội thấy một ông già đầu tốc bạc phơ, tay cầm phất trần dài. Ông nội hỏi:
– Ông tìm ai ?
Ông kia đáp:
– Chính là tìm ông, ông đã làm giúp tôi một việc tốt to lớn bằng trời, cứu được nhiều mạng người dân thế, tôi đã lên trời trình tấu rồi. Tuổi thọ của ông chỉ tới ba mươi tuổi thôi, bây giờ thì tuổi thọ của ông đã tăng lên rồi. Ông già đó nói xong liền biến mất. Hiện nay, ông nội đã được 93 tuổi.
Câu chuyện thứ hai: Oan gia trái chủ đòi mạng, nhờ niệm danh hiệu Phật mà được cứu độ
Sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 âm lịch năm nay, con rể của ông nội gọi điện cho em gái tôi nói: “Ông nội tối hôm qua tinh thần bấn loạn, miệng cứ liên tục gào lên “A Di Đà Phật ” vật lộn suốt cả buổi tối, đồ đạt trên bàn đều rớt vung vãi dưới đất. Hãy đón ông ấy về nhà em nghỉ vài hôm đi.”
Đón ông nội về đây rồi, ông mới kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện ly kỳ xảy ra vào rạng sáng đêm hôm đó. Ông kể: “Khoảng một giờ sáng, nội còn đang đọc sách chưa ngủ, thì có một ông già đi vào, nội mời ông ấy ngồi, ông ấy không ngồi, mà hình như tìm kiếm một vật gì đó, cuối cùng thì ông tìm thấy cây gậy và nói:
– Thôi thì lấy cây gậy này vậy.
Vừa nói ông ấy vừa đưa vây gậy cho nội. Nội nói:
– Đêm hôm khuya khoắt, tôi không ra ngoài nên không dùng đến nó.
Ông ấy bảo:
– Ông cứ lầm lấy, lát nữa sẽ dùng đến nó đấy.
Nội nhận lấy cây gậy. Ông già kia nói:
– Tôi sẽ ở trên cây gậy này.
Nói xong, thoáng một cái ông chui vào thân ông thọ trên đầu gậy. Chẳng mấy chốc, quả nhiên có rất nhiều người từ cửa sổ, cửa lớn xông vào, từng đợt từng đợt, chia làm bốn đợt. Còn có rất nhiều trẻ em, chúng ăn mặc rách rưới, áo bông đều đã lộn bông gòn ra hết. Lúc đó, nội rất tội nghiệp chúng, nghĩ rằng ngày mai sẽ đốt mớ tiền vàng bạc cho chúng mua áo mới mặc. Ngoài ra, còn có rất nhiều người mang ủng da, đội nón rộng vành, bọn người này và những đứa trẻ đó đều dùng tay bắt lấy ông nội, lấy chiếc võng cột nội lại, muốn đem nội đi. Nội hoảng quá, liền dùng cây gậy này quơ đánh bọn chúng. Bọn chúng kéo đến cá cả nghìn người, nội thấy đánh khổng nổi chúng, bèn lấy tượng Bồ Tát Địa Tạng Vương ra, thì thấy có vài người ôm mặt chuồn mất dưới chân tường, nhưng vẫn còn rất nhiều người muốn bắt nội, nội lấy cây gậy quơ ngang, miệng thì lớn tiếng hét: “A Di Đà Phật, A Di Đà Phật …” Gào lên mười mấy tiếng. Do vì nội hét nhanh quá, răng cửa lại rụng gần hết, nên hét không được rõ, có một tên cầm đầu đến gần nội, kề sát lỗ tai nghe cho kỹ, khi nghe rõ nội hét lên câu A Di Đà Phật, kẻ đó lập tức bảo bọn chúng mau dừng lại đừng bắt nội nữa. Khi kẻ đó thấy ông già ở trên đầu gậy, nó xá ông ta một cái và hỏi:
– Sao ông lại đến đây ?
Ông già trên cây gậy nói:
– Sao ngươi lại đến đây ?
– Tôi phụng ý chỉ bên trên đến, ông ấy có tên trong danh sách.
Ông già trên đầu gậy nói:
– Tôi cũng phụng chỉ thị bên trên đến bảo vệ ông ấy.
Nói xong, ông già khoát tay bảo bọn chúng đi, đám người đó liền biến mất. Cả một quá trình như trên từ 1 giờ khuya đến 5 giờ sáng mới kết thúc. Ông nội lại nói tiếp:
– Niệm A Di Đà Phật rất hay, đám người đó không dám bắt nội nữa. Lúc đó, nội nhận ra hai người quen. Một người nữ họ Ưng, chết lúc 80 tuổi, một người họ Trương. Nội cầu xin hai người đó nói tốt cho nội, tha cho nội, nhưng chẳng có tác dụng.
Vừa nói đến đây nội lại nói tiếp:
– Hai người này hiện đang ở phía trên đầu của nội. Nội có hỏi họ: “ Các ngươi sao lại ở đây ?” thì bọn họ nói là thay phiên nhau đến để giữ chừng nội.
Bây giờ là hơn chín giờ sáng, em gái tôi đem cơm đến cho ông nội, ông còn mời hai người họ ăn. Thấy tình cảnh như thế, tôi liền bảo em gái mở máy niệm Phật, treo sáu chữ danh hiệu Phật trên vách tường. Chúng tôi hướng dẫn ông nội niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”. Niệm được một lúc ông nội lại nói:
– Hai người ở phía trên đầu nội hỏi: “Những người này liên quan gì với ông, họ đang niệm cái gì la la la, nghe chẳng hiểu gì cả”. Ông trả lời: “Họ đều là quyến thuộc và bạn đạo của tôi”.
Chúng tôi nghe không được hai người đó nói chuyện với ông, cũng không có cách nào giao tiếp với nhau được, nên chúng tôi nói với nội:
– Nội hãy mau bảo hai người họ, bọn con đang niệm Nam Mô A Di Đà Phật, kêu họ cũng niệm câu Phật hiệu này, sau này có thể cùng với bọn con đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, không còn ở địa ngục chịu khổ nữa.
Ông nội nói lại những lời tôi vừa nói cho hai người họ nghe.
Câu chuyện thứ ba: Những điều thấy ở địa ngục, biết có đời sau
Ngay đêm đó, nội bị sốt nhẹ, chúng tôi vừa truyền nước biển cho nội, vừa mở máy niệm Phật. Cháu gái của nội không tin Phật, vì muốn để ông mình ngủ mà tắt máy niệm Phật đi. Lập tức, đôi mắt của ông trợn tròn, đang truyền nước biển, đột nhiên ông nói với chúng tôi:
– Tiêu rồi, tiêu rồi, sao lại dẫn nội đến chỗ này? Đây là nhà máy ở dưới âm phủ, có một ông già lớn hơn nội trên lưng vác đồ rất nặng đi qua đi lại làm việc. Nội hỏi ông ấy: “Ông lớn tuổi rồi, không nên làm việc nặng như vậy, nên nghỉ hưu đi”. Ông già kia nói: “ Ở đây cũng có chỗ của ông, ông ở đằng kia kìa”. Ông sợ lắm, ông bảo: “ Tôi thì chẳng thèm đến đây, tôi phải đến chỗ của Phật A Di Đà thôi”.
Rồi ông nội lại nói:
– Ở đó còn có người nước ngoài, đều có người canh họ làm việc, không ai nói chuyện. Còn những đứa trẻ đến nhà nội sáng sớm hôm nay, chúng nó đều mặc áo mới màu xanh lục. Hai người mà nội quen, cũng đều nói với nội: “Nhờ ông nói giúp mà chúng tôi cũng được tự do rồi”.
Những điều ông nội thấy, nghe, chúng tôi đều không nghe, không thấy, chỉ nghe ông kể lại. Chúng tôi nghĩ rằng đó không phải là do nội nói giúp, mà do vì sau khi nghe được danh hiệu Phật, các vong hồn kia đều được tự do. Và còn những đứa trẻ, nội chưa đốt giấy tiền cho chúng, mà chúng đã được mặc áo mới, đó cũng là tác dụng của việc niệm danh hiệu Phật. Trong kinh Vô Lượng Thọ ghi: Chúng sanh ở ba đường dữ đau khổ tột cùng, nương nhờ ánh sáng và danh hiệu của Phật A Di Đà, đều được giải thoát, không còn khổ não, chính là như vậy.
Ngày hôm sau nội nói với chúng tôi:
– Chao ôi, con người sau khi chết không phải là hết, còn phải đến âm phủ làm khổ sai!
Thì ra là nội không hề biết rằng con người sau khi chết còn phải luân hồi trong lục đạo. Không biết rằng sau khi chết còn có địa ngục đang chờ sẵn chúng ta. Phật A Di Đà quá từ bi, đã cho nội thấy cảnh địa ngục là như thế nào. Cuối cùng thì nội cũng biết được thế giới sau khi chết, và cũng rất quan tâm đến chốn đi về sau khi chết.
Câu chuyện thứ tư: Bồ tát điểm hóa, quy mạng Phật A Di Đà
Sau khi nghe nói ở âm phủ có dành sẵn chỗ cho ông làm khổ sai, ông nội cứ lo lắng mãi. Tôi khuyên nội nên quy mạng đức Phật A Di Đà, chuyên xưng danh hiệu ngài, chắc chắn vãng sanh thế giới Cực Lạc, không còn phải đi âm phủ chịu khổ nữa. Nhưng mấy hôm nay nội cứ buồn rầu, không biết mình còn phải đến cái nơi đó để chịu khổ nữa không. Sáng mồng Tám nội nói:
– Hồi hôm khoảng 2 giờ rưỡi khuya, có một bà lão đến trước mặt ông, đặt tay lên vai nội nói: “ Ông không cần đến nơi đó nữa, ông đã làm rất nhiều việc tốt cho Phật A Di Đà rồi. Phật A Di Đà đều biết rõ, bây giờ ông còn phải làm việc cho Phật A Di Đà nữa.” Nói xong rồi đi mất.
Tôi và em gái đều cho là Bồ Tát Quán Thế Âm đến khai thị cho ông, chúng tôi rất vui mừng. Được Bồ Tát khai thị, ông nội yên tâm nhiều rồi. Bây giờ tinh thần của ông nội rất tốt, ông nói:
– Ông ở trong mơ cũng niệm Phật. Sáng, trưa, chiều, tối trong lòng ông cũng niệm Phật. Nhất tâm quy mạng Phật A Di Đà, sau khi ông về Tây Phương thành Phật sẽ nói với Phật A Di Đà đến rước mọi người.
Tôi kể chuyện xảy ra với ông mấy ngày nay cho bạn đạo nghe, họ rất cảm động, bảo tôi viết lại chuyện này cho sư phụ, để càng nhiều người biết được việc niệm Phật là không thể nghĩ bàn. Hiểu được sự từ bi cứu độ của Phật A Di Đà, chỉ cần xưng danh niệm Phật, bất kể hạng người nào, Phật đều cứu độ một cách bình đẳng. Như ông nội của tôi, khi trước cũng chẳng thường niệm Phật, đến lúc nguy cấp đột nhiên hét lên vài câu danh hiệu Phật liền được cứu, oan gia trái chủ đến đòi nợ mà không thành, những kẻ ở địa ngục nghe danh hiệu Phật cũng được cứu. Do vì nương nhờ đại nguyện đại lực của Phật A Di Đà, hiện đời đều được an ổn lợi lạc, mạng chung vãng sanh Cực Lạc thành Phật bình đẳng như nhau. Câu chuyện của ông nội hoàn toàn chứng thật chân lý khải định từ nghìn xưa.
Kính thưa sư phụ Tịnh Tông: Tuân theo trong bài tựa Niệm Phật Cảm Ứng Lục của pháp sư Huệ Tịnh “ một là một, hai là hai không khuếch đại, không thêm bớt, không vọng ngữ”, con viết lại bốn câu chuyện thật trên đây theo lời của ông nội. Do vì con học thức kém cỏi, viết không hay, không được suông sẻ, xin sư phụ lượng thứ.
Ngày 26 tháng 7 năm 2001 Thẩm Dương cư sĩ Thôi Diệu Âm ghi.
Trích: 100 truyện niệm Phật cảm ứng của pháp sư Huệ Tịnh
2 bà tụng kinh A Di Đà được cảm ứng kỳ diệu
* Đào Thị người Thường Thực ở góa tu hành, mỗi ngày trì phẩm Phổ Môn, chiêm bao thấy đức Quan Thế Âm trao cho một hoa sen. Ít lúc sau, Thị lại mơ thấy một Sư Tăng trao cho một quyển Kinh. Thị lật xem thời là Kinh Di Đà. Sau khi thức giấc, Thị lấy Kinh A Di Đà ra tụng, thời làu làu như đã quen tụng từ lâu, và bắt đầu ngày ấy, Thị thường tụng Kinh Di Đà. Một đêm nọ, trong nhà phát sáng như ban ngày, Đức A Di Đà Phật hiện thân đứng trên hộp đựng Kinh. Cảm sự linh ứng ấy, Thị càng tinh tấn tụng Kinh. Thỉnh thoảng Xá lợi nổi ra trên quyển Kinh. Thị lượm cất lần đến hơn trăm hột.
* Lý Thị, sau khi chồng chết, mỗi ngày niệm Phật và tụng Kinh Di Đà từ đầu hôm suốt đến sáng, tiếng vang cả trong ngoài, mãi như vậy đến hơn mười năm. Một hôm Thị đương ngồi ngay thẳng niệm Phật. Thoạt có một vị Tăng hiện ra trước mặt, trên đầu Sư Tăng che lọng bằng lụa đỏ. Sư bảo Thị : “Đến giờ Tý ngày rằm này Thị sẽ được vãng sanh”. Thị thưa : “Sư là ai ?”. Sư đáp : “Là người mà Thị đang niệm đó !”. Dứt lời, liền biến mất. Đến kỳ, cả nhà mùi hương lạ ngào ngạt, đương giữa đêm mà sáng như ban ngày. Lý Thị đoan tọa mà từ trần. Qua bảy ngày sau làm lễ trà tỳ, răng, lưỡi, tròng mắt đều không cháy, Xá lợi nhiều vô số. Qua ngày kế, chỗ đất trà tỳ mọc lên một đóa hoa sắc trắng vòng tròn hơn hai tấc. Không ai biết là hoa gì.
Trích Phật Tổ Thống Kỷ
BA BÀ ĐOẠN TUYỆT ÁI DỤC TỰ TẠI VÃNG SANH
1) Tần Thị Tịnh Kiên người Tòng Giang, ham mộ Phật pháp, nhàm ghét thân phụ nữ. Thị xin phép chồng ở riêng, đoạn tuyệt tình dục, nghiêm trì giới luật. Mỗi ngày sớm tối tu nghi sám hối Tịnh độ, lễ Phật một nghìn lạy. Giờ rảnh, thị xem các Kinh Đại thừa như Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Pháp Hoa, Quang Minh v.v… không ngày nào để luống qua. Một hôm Thị đương ngồi trong nhà niệm Phật, bỗng có quang minh chiếu sáng lấn hơn ánh sáng mặt trời. Thị liền xoay mặt về hướng Tây chắp tay mà từ trần.
Trích Phật Tổ Thống Kỷ
2) Bà vợ ông Dương Tuyển Nhứt ở Nam Kinh, năm 30 tuổi, sau khi sanh một đứa con trai, bà ở riêng, cho chồng cưới vợ bé. Từ đó bà ăn chay trường niệm Phật. Cách 15 năm sau, tháng Tám, nhọt mọc nơi lưng đau nhức thấu xương. Thị tự thấy một con quỷ dữ tay cầm dao xoi khoét lưng mình. Thoạt có một vị thần cao lớn hiện ra đánh đuổi con quỷ ấy. Mụt nhọt liền êm không đau nhức nữa. Vài ngày sau, bà bảo ông Tuyển Nhứt rằng : “Tôi sắp đi, có bốn vị đồng tử đến rước. Nên rót bốn chén trà thơm cúng họ”. Tuyển Nhứt hỏi : “Bà sắp đi đâu ?”. Bà đáp : “Tôi đi Tây phương Cực Lạc thế giới !”. Dứt lời, bà liền chắp tay lên tiếng niệm Phật mà qua đời.
Trích Tịnh Độ Thần Chung
3) Bà vợ ông Tưởng Thập Bát, người Hải Diêm. Năm 30 tuổi cùng chồng đồng chí tu hành đoạn trừ ái dục, mỗi ngày niệm Phật và tụng Kinh Đại thừa, luôn như thế đến hơn 40 năm.
Một ngày nọ, hai người đều tự tắm rửa thay đổi y phục, đồng thắp hương xướng hồng danh của Phật. Rồi mỗi người tự biên lời kệ để lại mà tạ thế.
Bài kệ của ông Thập Bát : “Cái thân huyễn này, tứ đại hiệp thành, ngày nay phân tán, gốc đâu về đó. Cái huyễn đã diệt, tro bay khói tắt. Như gió ở hư không, như trăng trên trời trong. Đã không chướng không ngại, lại hay sáng hay suốt. Tất cả dứt hẳn, tuyệt đường ngôn thuyết. Ba mươi năm nay, thoát ly ái dục. Xiển dương Đại thừa, sớm tụng tối đọc. Ngày nay thả tay thẳng về Tây, tự có hiện thành sẵn đạo quả”.
Bài kệ của bà Tưởng : “Đọc Pháp Hoa Kinh mười bốn ngàn. Bình sanh tu niệm có nhơn lành. Tây phương Tịnh Độ nhà ta đó. Tự tại ngồi an Bát nhã thoàn !”.
Trích Nhàn Song Hoát Dị Chí
Thỉnh quý ngài cho con hỏi
Sau khi đọc Liễu Phàm Tứ Huấn và noi theo gương của tiên sinh Liễu Phàm, nay con đang tập tành viết công quá cách mỗi ngày. Con biết được mỗi việc đều có số công/quá nhiều ít khác nhau dựa theo bảng công quá cách mà thực hành. Nhưng con có 1 điều rất thắc mắc là khi Niệm Phật hay niệm Kinh thì số Công/quá con phải tính thế nào, là bao nhiêu thì đúng ạ?
Kính mong được hồi âm
Nam mô A Di Đà Phật
Chào thầy và các bạn đạo hữu.con rất muốn niệm phật adiđà để được vãng sanh thế giới cực lạc.nhưng con niệm phật adiđà mà trong lòng con cứ tưởng nhớ đến quan thế âm bồ tát.con lại sợ nếu niệm quan thế âm bồ tát thì sẽ kg được vãnh sanh chỉ quay lại hưởng phước báu loài người.chắc kiếp trước con có duyên với quan thế âm bồ tát chăng.giờ con phải làm sao đây
Tổ Ấn Quang Đại sư dạy: thời khóa niệm Phật niệm 1000 câu thì niệm Quán Âm 500 câu. Niệm Quán Âm đặc biệt quan trọng vì nguyện độ sanh của ngài là vô cùng vô tận – muốn giảm bớt nghiệp chướng thì không thể không niệm Quán Âm Bồ tát. Truyện người niệm Quán Âm vãng sanh cũng không ít vì đó cũng là hạnh nguyện của ngài.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nhờ không ăn cá được thoát noạn
Tại vùng Cổ Sào, một hôm nước sông đột ngột dâng lên rất cao, không bao lâu liền rút nhanh xuống, nơi cảng sông có một con cá rất to mắc cạn, nặng đến mười ngàn cân, nằm lại đó ba ngày thì chết. Dân cả quận kéo nhau ra xẻ thịt ăn, chỉ duy nhất có một bà lão không ăn.
Sau đó, bà lão bỗng nhiên gặp một ông lão đến nói: “Cá chết đó là con của ta, không may gặp nạn ở đây. Chỉ riêng bà có lòng thương không ăn thịt nó, ta sẽ báo đáp cho bà. Hãy lưu ý con rùa đá ở cửa thành phía đông, nếu thấy mắt nó có màu đỏ thì bà phải gấp rút đi ra khỏi thành. Cả thành này sẽ bị chìm lấp.”
Bà lão nghe lời, mỗi ngày đều đến cửa thành phía đông xem chừng con rùa đá. Có đứa bé thấy lạ gạn hỏi, bà nói thật cho nó biết. Thằng bé tinh nghịch liền lấy son đỏ lén bôi lên mắt rùa đá. Bà lão vừa thấy thế liền gấp rút ra khỏi thành, gặp một đứa trẻ mặc áo xanh đón lại nói: “Cháu là con của Long vương.” Rồi đưa bà lên một ngọn núi. Quả nhiên, cả thành ấy bị lún sụp xuống thành một cái hồ lớn.
LỜI BÀN: Vào thời đức Phật còn tại thế, có năm vị đại thần. Đêm nọ, một vị đến thỉnh Phật hôm sau thọ trai. Phật không nhận lời, vị ấy ra về. Lát sau, nhà vua cũng đến thỉnh Phật thọ trai, Phật nói: “Đại thần kia đêm nay sẽ chết, ngày mai đâu còn có thể tạo phúc được nữa?”
Vị đại thần kia thường nói với tướng sĩ: “Ta thế nào cũng chết vì binh khí.” Vì thế luôn cho quân lính canh phòng cẩn mật, cho đến bản thân ông khi ngủ cũng mang gươm. Đêm ấy, lúc ông quá buồn ngủ liền trao thanh gươm cho người vợ để thay thế canh phòng. Không bao lâu, bà ngủ gục để rơi thanh gươm làm đứt đầu chồng. Bà giật mình hốt hoảng la lên: “Chồng tôi chết rồi.” Đức vua nghe chuyện liền triệu tập cả bốn vị đại thần còn lại, hỏi rằng: “Các ngươi cùng theo bảo vệ, cốt yếu là để đề phòng kẻ gian gây biến, làm sao vợ ông ấy có thể gây nên tội như thế này, lúc đó bọn các ngươi sao không có ai bên cạnh?” Liền ra lệnh trị tội bằng cách chặt đứt cánh tay phải của cả bốn người.
Ngài A-nan qua việc này liền thưa hỏi nguyên nhân. Đức Phật dạy: “Người chồng kia đời trước là một trẻ chăn dê, còn người vợ khi ấy là một con dê mẹ lông trắng. Bốn vị đại thần đó, ngày xưa là bốn tên giặc cướp. Lúc gặp đứa trẻ chăn dê, cả bốn người đều đưa cánh tay phải chỉ con dê mẹ lông trắng mà quát bảo nó phải giết thịt cho mình ăn. Đứa trẻ khóc lóc mà làm theo, giết dê cho cả bọn cùng ăn thịt. Trải qua nhiều kiếp sinh tử, đến nay bọn họ mới gặp lại nhau để đền trả nợ cũ.”
Việc đứa trẻ tinh nghịch bôi sơn đỏ vào mắt rùa đá, cũng là do nhân duyên nghiệp lực mà có, [nên chuyện giả hóa thật]. Khi nhân duyên hội đủ thì mọi việc sẽ tự nhiên xảy ra, [nếu không thì] không thể gượng ép mà được.
AN SĨ TOÀN THƯ – KHUYÊN NGƯỜI BỎ SỰ GIẾT HẠI
Nguyên tác: Vạn thiện tiên tư tập
Chu An Sỹ
Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
Dùng lửa tam muội tự đốt thân rồi vãng sanh
Hồ Thượng Lão Ni tinh nghiêm giới luật, hằng ngày niệm Phật tụng kinh rất thành khẩn. Có một Đạo nhơn mỗi năm đến viếng am một lần, khi đến cùng Lão Ni luận việc đạo hạnh tu hành suốt ngày mới từ đi.
Một hôm, Lão Ni hẹn trước với Đạo nhơn. Đến ngày hẹn chờ không thấy Đạo nhơn tới, Lão Ni nói : “Tôi sắp về Tịnh Độ muốn từ biệt ông bạn ấy”. Chờ thêm vài ngày, Đạo nhơn vẫn không đến. Lão Ni bảo người khiêng cái khánh đã đóng sẵn để trên cây cầu gãy ở gần am. Lão Ni tay cầm một cây nhang nhỏ, ung dung vào ngồi trong khánh lên tiếng niệm Phật. Giây lát lửa vụt phát cháy nơi thân Lão Ni. Người tựu đến xem đông như hội chợ. Mãi đến lúc cả mình cháy đen cả mà tiếng niệm Phật của Lão Ni vẫn chưa dứt.
Trích Âm Chất Văn Chú Thích của Hà Sĩ Viên