Huyện Phú Dương thuộc đất Ngô có người tên Đổng Chiêu Chi, một hôm đi thuyền qua sông Tiền Đường bỗng nhìn thấy dưới sông có con kiến bò trên một thân cây lau trôi giữa dòng nước, muốn vớt thân cây lau lên thuyền để cứu con kiến nhưng người trên thuyền không cho, ông liền dùng một sợi dây buộc vào cây lau để kéo đi theo thuyền, cuối cùng đưa được con kiến vào bờ.
Đêm đó, Đổng Chiêu Chi nằm mộng thấy một người mặc áo đen đến gặp mình để tạ ơn, nói rằng: “Tôi là vua kiến, do bất cẩn mà rơi xuống sông, hôm nay nhờ được ông cứu giúp. Sau này ông có lúc nguy cấp, xin hãy đến báo cho tôi biết.”
Trải qua hơn mười năm sau, Đổng Chiêu Chi bị người khác vu cáo là ăn trộm, bị bắt giam vào ngục. Chiêu Chi nhớ lại lời vua kiến đã nói trước đây trong giấc mộng, trong lòng muốn báo tin nhưng chẳng biết cách nào. Có người biết chuyện liền bảo: “Sao ông không bắt lấy vài ba con kiến, đặt trong lòng bàn tay rồi nói chuyện này với chúng thử xem.” Đổng Chiêu Chi làm theo lời, quả nhiên đêm ấy mộng thấy người mặc áo đen đến bảo: “Ông hãy gấp rút trốn đi, tìm đến trốn trong núi Dư Hàng có thể thoát được nạn này.”
Đổng Chiêu Chi thức giấc, lập tức theo lời bỏ trốn, chạy đến núi Dư Hàng. Quả nhiên trốn thoát được, rồi chẳng bao lâu sau có lệnh triều đình đại xá, nhờ đó được miễn tội.
- Lời bàn:
Chớ nên cho rằng việc kiến trả ơn là hoang đường. Các loài côn trùng nhỏ nhoi đều có những chuyện kể không thể giải thích được.
Xưa, vua Phù Kiên[tức Tuyên Chiêu Đế của nhà Tiền Tần] cùng với hai người là Vương Mãnh và Phù Dung bí mật bàn chuyện xá tội [cho tù nhân] ở Linh Đài, vừa định thảo chiếu bỗng có con nhặng màu đen rất lớn bay vù đến chỗ ngòi bút, tiếng vo ve rất mạnh. Không bao lâu, cả nước đều biết chuyện triều đình sắp có lệnh đại xá.
Phù Kiên suy nghĩ rằng ngoài hai người cùng bàn việc với mình thì không ai có thể biết để tiết lộ chuyện này, liền tra vấn các quan xem do đâu biết được tin tức ấy. Các quan tâu lên rằng: “Hôm trước, trên đường đi thấy có một đứa trẻ mặc áo đen, chỉ cao chừng ba thước[ba thước cổ, khoảng bằng 1 mét], giữa đường hô lớn cho mọi người đều nghe rằng: ‘Triều đình sắp đại xá, triều đình sắp đại xá!’ Tiếng hô vừa dứt thì bỗng nhiên biến mất, không thấy đâu nữa.” Phù Kiên khi ấy mới biết đứa trẻ kia chính là con nhặng lớn màu đen bay đến chỗ ngòi bút hôm trước [trích theo sách Bắc sử].
Thiên hạ rộng lớn, có điều gì lại không thể xảy ra? Chuyện vua kiến trả ơn cũng không đáng xem là kỳ lạ.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Bỏ Sự Giết Hại
Nguyên tác Hán văn: Vạn Thiện Tiên Tư
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NGƯỜI NỘI TÂM CÓ TU TẬP
Tu tập, một cụm từ mà chắc hẳn quý vị nghe cũng đã nhiều, tuy nhiên cái biểu hiện rõ nhất của người có tu không phải là vốn kiến thức Phật Pháp tích lũy được, mà chính thái độ sống của người đó được toát ra từ ba nghiệp Thân, Khẩu, Ý .
Đa phần chúng ta thực hành máy móc, nghe ai nói sao thì làm vậy, mà không có Chánh Kiến và sự suy xét, tư duy cho thấu đáo, để từ đó có thể rút ra kinh nghiệm trong việc dụng tâm và tu tập.
Ở bài viết này người viết không có đi vào cụ thể của từng pháp tu, mà chỉ trình bày về những dấu hiệu, hay kết quả hiện ra của một người tu đúng, gieo nhân đúng, công phu đúng qua một khoảng thời gian tu nhất định, kết quả tùy vào phước duyên và nỗ lực của từng người.
Người tu đúng thì qua thời gian các dấu hiệu sau thường hiện ra :
🍀1. Phong cách điềm nhiên, nhẹ nhàng, bình tĩnh, thư thái :
Vì qua một quá trình dụng tâm, kiểm soát tâm, giống như việc thuần hóa một con thú hoang dại, quen nhảy nhót, là tâm chúng ta. Sau một thời gian, nếu người ấy kiểm soát tâm tốt, buông bỏ cái tôi, xả ly sự kiêu mạn thuộc về..”sở trường, sở đoản” của bản ngã thì sự điềm đạm, điềm nhiên và thư thái sẽ hiện ra, nó là kết quả tự nhiên của một cái tâm đã được chế ngự và thuần hóa.
🍀2. Mặt mũi, tướng mạo nhìn tươi và sáng :
Vì giữa tâm và thân tướng, chúng có mối liên hệ khá mật thiết với nhau. Một người mà trong tâm an vui, có tu tập và chuyển hóa được các nghiệp chướng thì dần dần diện mạo bên ngoài của người ấy nhìn sẽ rất sáng, mặt lúc nào cũng rất tươi vui, không có u sầu, đau buồn, lúc nào cũng tràn đầy sức sống. Người nào có được những điều như vậy, thì đây là một dấu hiệu của người tu đúng.
🍀3. Giọng nói có ái ngữ, nồng hậu:
Đây là do bên trong tâm người ấy tu qua thời gian đã có sự tăng trưởng tâm từ tâm bi, một tình thương bình đẳng, và rộng lớn với tất cả muôn loài. Từ sự thương yêu chân thành cho dù giọng nói mộc mạc, chất phát mà vẫn đầy nhân văn, ấm áp, nồng hậu và đến được lòng người..
Và hơn nữa, cũng do sau một quá trình tu và kiểm soát khẩu nghiệp, biết cân nhắc trước khi cất lời, nên những lời nói của họ dần trở nên rất chuẩn mực. Như họ không nói dối, không nói ác khẩu, không nói hai lưỡi, không nói chia rẻ, không nói xấu, viết xấu đả kích, bộ nhọ sau lưng người v.v…
🍀4. Đời sống tinh thần mãn túc, cuộc sống vật chất ổn định không bị thiếu thốn :
Nhiều người tu, nhưng càng tu mà càng càng nghèo túng, lúc nào cũng bị những nhu cầu vật chất căn bản bức bách. Đây là dấu hiệu của tu mà không có phước, thiếu phước, vì không biết làm phước. Nên người tu đúng là tiền của, cái ăn, cái mặc tuy không giàu như người đời nhưng lúc nào cũng có đủ, người ấy không tham, không hưởng thụ, và lấy đời sống đơn giản và thanh bạch làm nguồn vui.
🍀5. Mọi việc đều chuyển từ xấu thành tốt :
Trong cuộc sống, khi sinh hoạt, giao lưu và làm ăn trong xã hội, không phải lúc nào chúng ta cũng gặp toàn thuận lợi cả. Có những lúc cũng khó khăn, hoặc bị đặt trong những tình huống khó xử, khó giải quyết, rất nan giải. Thế nhưng người tu tốt, chắc chắn sẽ chuyển được nghiệp cũ và có được sự gia hộ của Chư Phật, nhờ đó họ sẽ từ từ tháo gỡ ra được mọi bế tắc. Mọi việc xấu sẽ biến thành tốt dần dần như ý nguyện. ”Phước tùy tâm sanh. Cảnh tùy tâm chuyển” là thế!
🍀6. Trong gia đình thì thường gặp may mắn, thuận hòa, an vui :
Do tâm được huân tu tốt, tâm từ lan tỏa tốt nên tâm của người tu ấy sẽ lan tỏa những nguồn năng lượng tốt ra xung quanh, và những người sống chung cùng, sống gần sẽ dần bị thay đổi theo, là cũng hiền lành, và thánh thiện dần. Một khi cảm hóa đươc ai cũng hiền lành, tức là họ cũng đang gieo nhân lành, tức có quả thiện quả may mắn hạnh phúc. Hơn nữa, khi một người tu tốt từ trường của họ sẽ tự động thu hút quý nhân giúp đỡ cho gia đình và quyến thuộc cuả người ấy. Nên gia đình người đó cũng sẽ gặp được nhiều may mắn hạnh phúc.
Trên đây là những dấu hiệu cơ bản của người tu đúng hiện ra, bạn có thể viết thêm những đặc điểm khác dựa trên trải nghiệm cá nhân. Còn nếu chúng ta tu thời gian mà không có dấu hiệu nào trên đây hết. Thì cần nên xem xét lại cách tu, có thể mình đang tu sai, tu trật điều gì đó. Tu có nghĩa là chuyển hóa tư tưởng và hành vi và sống có hạnh phúc hơn, chớ không phải tu là để thể hiện và phô trương cho đời thấy vậy.
Sưu tầm
Nói xấu người xuất gia bị quả báo đầu thai làm người xấu xí
Thuở Phật còn tại thế, trong thành Xá Vệ có gia đình ông trưởng giả nọ vừa sinh hạ một bé trai. Ngặt nỗi thằng bé xấu quá: miệng rộng, mũi lõm, tròng mắt bên nhỏ bên to, da sần sùi, đen thủi đen thui; tiếng nói thì khàn đục như tiếng heo kêu. Càng lớn chú bé càng xấu tợn, chiều cao chỉ bằng một đứa con nít. Ba mẹ chú hổ ngươi, chán ghét; nhất quyết đuổi đứa con dị dạng ra khỏi nhà, không muốn nhìn nhận nữa. Vì dung mạo xấu xí, nên ai cũng gọi chàng là Dạ Xoa.
Mới đầu Dạ Xoa đi ăn xin, nhưng khổ cái là ai trông thấy chàng cũng la bài hải: “Có quỷ! Có quỷ!” rồi nháo nhào chạy trốn hết. Bởi vậy mà chẳng bao giờ chàng được người ta bố thí cho, dù là một chén canh thừa hay cơm cặn. Túng thế, chàng đành phải vào náu thân nơi rừng sâu.
Ngỡ là chốn thâm sơn heo hút có thể yên thân, song cả lũ thú rừng và chim muông cũng phát hoảng khi thấy dung nhan chàng. Mỗi lần chàng xuất hiện, cả khu rừng như bị khuấy động vì tiếng kêu kinh hãi của thú cầm, chúng báo động cho nhau và trốn lánh hết. Chàng sống như một người rừng cô đơn với tương lai mịt mờ tăm tối.
Đức Phật thấy thế xót thương. Ngài liền dẫn các tỳ kheo vào rừng để hóa độ chàng. Song vừa thấy bóng Phật thấp thoáng đàng xa là chàng đã co giò chạy trốn. Phật dùng thần thông khiến chàng chẳng thể trốn được nữa. Chàng Dạ Xoa tội nghiệp đành đứng rầu rĩ giữa rừng cây với tâm trạng hoang mang lo lắng, không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Lúc này các tỳ kheo đã ngồi xuống nhập định dưới bóng mát của những tàng cây to. Gió hiu hiu thổi, lá lác đác rơi nhẹ nhàng bay lượn trong không trung rồi đáp xuống cạnh các tỳ kheo. Rừng xanh êm ả, cây biếc hoa xinh; cảnh trí thật thơ mộng và hữu tình.
Đức Phật biến thành một người dung nhan như quỷ, kệch cỡm, nhớp nhúa và xấu hơn Dạ Xoa gấp bội phần. Tay Ngài ôm bát cơm ngon, khập khiễng tiến về phía chàng con ông trưởng giả.
Thấy có người đi về phía mình, thoạt đầu Dạ Xoa lo lắm, nhưng khi nhìn rõ mặt mũi Phật, chàng không nén được mừng rỡ, reo lên:
– Ôi mẹ ơi! Có người còn xấu hơn mình nữa! Ta có thể kết bạn với anh này được rồi!
Thế là chàng hớn hở chạy tới chỗ Phật ngỏ lời:
– Chúng mình đồng phận xấu xí khó coi, cùng số kiếp bất hạnh hẩm hiu, thôi thì ta hãy kết bạn với nhau nhé, anh có đồng ý không?
Phật mỉm cười nhe cái răng nanh thiệt dài:
– Đồng ý! Tôi có bát cơm ngon nè, ta cùng ăn với nhau nhé!
Dạ Xoa nhìn bát cơm thèm rỏ dãi. Lâu lắm rồi chàng có được ăn hột cơm nào đâu? Người bạn này xấu xí nhưng tâm địa thật tốt, thật tử tế! Đúng là người bạn trời ban cho chàng!
Cùng cảnh, cùng cảm thông nên Dạ Xoa không khách sáo, tự nhiên dùng bữa với “tri kỷ”. Mải cắm cúi ăn, khi ngước lên chàng há hốc mồm vì anh bạn xấu xí đã biến thành một trang nam tử khôi ngô tuấn tú đẹp nhất trần đời. Dạ Xoa kinh ngạc lắp bắp:
– Này! Này! Sao… bỗng nhiên anh trở nên xinh đẹp quá thể như vậy hả?
Đức Phật dịu dàng đáp:
– À, trong lúc chúng mình dùng cơm, tôi thấy có các tỳ kheo đang ngồi thiền đằng kia, tự dưng tôi sinh lòng quý trọng mến mộ, tôi chiêm ngưỡng họ bằng tất cả lòng thành kính thì tự dưng tôi trở nên đẹp thế này!
– Vậy sao? Có chuyện lạ như vậy thiệt sao?
– Không tin thì anh cứ thử xem!
Dạ Xoa chăm chú nhìn các tỳ kheo đang tĩnh tọa và phát khởi thiện tâm, chàng chiêm ngưỡng bằng tất cả sự tôn kính tận đáy lòng.
Đức Phật liền hiện nguyên hình với đầy đủ 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp khiến chàng Dạ Xoa khù khờ kia phải quỳ mọp lạy dài.
Nhờ thần lực Phật, chàng nhớ lại tiền kiếp của mình; từ đôi mắt đục ngầu hai dòng lệ chợt ứa ra, Dạ Xoa xúc động nói:
– Con hiểu rồi! Trong kiếp vừa qua con đã có tâm khinh rẻ các tu sĩ, thường nói lời ác, mắng chửi nhạo báng người tu. Không những thế con còn chỉ trích, tìm lỗi, nói xấu các vị tu hành! Do lòng kiêu căng phỉ báng ấy mà đời này con phải mang lấy hình hài xấu xí khiến ai cũng ghê tởm lánh xa. Cúi xin Thế Tôn từ bi cho con được xuất gia tu tập, để sám hối lỗi xưa…
– Lành thay! Ta nhận con vào Tăng đoàn, cho phép con làm tỳ kheo!
Phật vừa dứt lời, râu tóc Dạ Xoa tự rụng, pháp phục tự đắp trên thân, hiện tướng là một tỳ kheo.
Phật thuyết pháp cho Dạ Xoa nghe. Chàng tinh tấn tu, chẳng bao lâu chứng quả A-la-hán, không còn sầu khổ vì vẻ xấu xí bên ngoài của mình nữa.
ST
THAM LAM, MẮNG NHIẾC NGƯỜI BỊ ĐẦU THAI LÀM RẮN ĐỘC
Lúc ấy, Đức Phật đang ở gần thành Vương-xá, trong tinh xá Trúc Lâm. Trong thành có một người trưởng giả tên là Hiền Diện, giàu có vô cùng. Người này tánh tình gian hiểm, tham lam, keo kiệt, chưa từng làm việc bố thí giúp người, thậm chí cho đến các loài chim thú cũng xô đuổi chẳng cho đến gần nhà. Mỗi khi có các vị tỳ-kheo đến nhà khất thực, đều dùng lời độc ác, thóa mạ mà xô đuổi. Người ấy chỉ lo việc tích lũy của cải mà làm giàu, chẳng tu hạnh bố thí.
Đến khi mạng chung, trưởng giả ấy phải sinh làm thân rắn độc, lại quay về nhà mà canh giữ gia sản. Mỗi khi có ai đến gần đều giận dữ rượt đuổi. Rắn ấy độc hiểm đến nỗi chỉ trừng mắt nhìn cũng đủ làm người bỏ mạng.
Vua Tần-bà-sa-la nghe chuyện rắn độc sinh trong nhà trưởng giả Hiền Diện, đã hại mạng rất nhiều người, trong lòng lo sợ lắm, suy nghĩ rằng: “Con rắn ấy độc hiểm như vậy, nếu không trừ tất còn làm hại nhiều người hơn nữa. Nhưng nó hung dữ đến thế, làm sao trừ được. Nay chắc rằng chỉ có đức Thế Tôn mới điều phục được nó mà thôi.”
Vua liền cùng với quần thần đi đến chỗ Phật, lễ bái cúng dường rồi bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Nay trong thành có một con rắn độc sinh vào nhà trưởng giả Hiền Diện, hại mạng đã nhiều người. Kính mong Như Lai từ bi thu phục nó mà cứu nạn cho bá tánh.” Phật yên lặng nhận lời.
Hôm sau, đức Thế Tôn đắp y, mang bát đi vào thành, thẳng đến chỗ rắn độc đang ở. Rắn thấy Phật đến thì ngóc cao đầu, phùng mang phóng đến, ý muốn hại Phật. Phật liền dùng tâm từ bi mà đưa năm ngón tay chỉ vào rắn độc, tức thời phóng ra năm đạo hào quang năm sắc, chiếu khắp thân hình rắn độc. Khi ấy, tâm sân hận, ác độc của rắn độc bỗng nhiên tiêu tan, tự thấy khoan khoái dễ chịu, không còn có ý muốn hại người nữa.
Khi ấy Phật biết rắn độc đã được điều phục, liền nói lớn rằng: “Ông vốn trước kia là trưởng giả Hiền Diện, do tâm tham lam, sân hận mà nay phải thọ quả báo sinh làm rắn độc, thân thể xấu xí, tánh tình độc ác. Nay sao ông không biết tự hối lỗi xưa, lại còn tạo thêm nghiệp ác, dùng nọc độc mà hại người, càng thêm tệ ác. Cứ như vậy thì trong tương lai không thể tránh được phải nhận lãnh khổ não cùng cực.”
Rắn độc được nghe lời Phật, ác chướng tiêu trừ, tự nhiên nhớ biết được kiếp trước của mình, do tâm tham lam tạo các ác nghiệp nên nay nhận chịu khổ báo làm thân rắn độc. Nhớ biết được như vậy rồi liền sinh lòng tin tưởng sâu vững nơi Phật pháp.
Phật lại bảo rắn độc rằng: “Ông ngày trước làm người, vì chẳng tin theo lời ta nên mới phải rơi vào ác đạo. Ngày nay nên biết hối cải, vâng thuận theo lời dạy của ta.”
Khi ấy, rắn bỗng nhiên thốt được tiếng người, đáp lời Phật rằng: “Xin tùy Phật dạy, con chẳng dám làm sai.”
Phật bảo: “Tâm ông nếu đã thuần thục, hãy chui vào bình bát của ta đây.”
Phật vừa dứt lời, rắn liền hóa hình chui vào bình bát của Phật, cùng theo về tinh xá Trúc Lâm.
Bấy giờ, nhân dân khắp thành Vương-xá đều nghe biết việc Phật thu phục rắn độc tự chui vào bình bát, liền lũ lượt kéo nhau đến xem. Do thần lực của Phật, rắn độc nằm trong bát nhìn ra thấy dân chúng kéo đến xem, liền sinh tâm hổ thẹn, trong đêm hôm đó trút bỏ thân rắn, thác sinh lên cõi trời Đao-lợi.
Khi sinh lên đó rồi, tự nghĩ rằng: “Ta đã tạo phước duyên gì mà được sinh lên cõi trời này?” Nghĩ rồi liền tự quán sát, nhớ lại nhân duyên đọa làm thân rắn độc, nhờ Phật cứu độ nên ác nghiệp tiêu trừ được sinh lên cõi trời.
Vị thiên tử này liền hiện thân trang nghiêm, mang những hương hoa, trân bảo của cõi trời mà đến chỗ Phật, lễ bái, cúng dường rồi chấp tay đứng hầu sang một bên. Phật nhân đó liền thuyết pháp cho nghe, khiến tâm ý được khai mở, đắc quả Tu-đà-hoàn. Thiên tử liền đọc kệ tán thán Phật rằng:
Đức đại thánh cao siêu,
Công đức đều đầy đủ.
Soi sáng người mê tối,
Khiến được đắc quả Phật.
Trừ sạch các phiền não,
Vượt qua biển sinh tử.
Nay nhờ ân đức Phật,
Vĩnh viễn lìa ác đạo.
Vị thiên tử ấy tán thán Phật rồi, liền chí thành lễ bái rồi từ biệt trở về thiên cung.
Sáng hôm sau, vua Tần-bà-sa-la đến chỗ Phật rất sớm, thưa hỏi rằng: “Bạch Thế Tôn! Đêm qua có hào quang chiếu sáng nơi tinh xá này, chẳng hay đó là các vị Thích phạm, Chuyển luân thánh vương, hay hai mươi tám bộ quỷ thần đến nghe pháp?” Phật nói: “Chẳng phải Thích phạm, thiên thần đến nghe pháp. Ấy là trưởng giả Hiền Diện tham lam ngày trước, nay đã được sinh lên cõi trời nên đến cúng dường ta. Do đó mà có ánh hào quang ấy.”
Phật thuyết nhân duyên trưởng giả Hiền Diện xong, chư tỳ-kheo trong chúng hội liền lìa bỏ lòng tham lam, sân hận, lánh sợ đường sinh tử, có người đắc quả Tu-đà-hoàn, có người đắc quả Tư-đà-hàm, có người đắc quả A-na-hàm, có người đắc quả A-La-hán, lại có nhiều người phát tâm cầu quả Phật Bích-chi, cũng có người phát tâm cầu quả vô thượng Bồ-đề.
Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
Trích Một trăm truyện tích nhân duyên Phật Giáo
Trăm bài kinh Phật
Nếu bạn có ý định cưỡi voi du lịch, xin hãy xem đoạn clip này trước.
MỪNG HAY GIẬN TẤT CẢ ĐỀU DO TÂM TẠO
Hòa Thượng Tuyên Hóa có biện tài vô ngại, chỉ cần Ngài sửa một chữ, đổi một chút là người chuyển từ giận dữ sang vui mừng khâm phục. Từ chuyện dưới đây cho chúng ta thấy được con người sở dĩ vui mừng hay hờn giận chỉ sai biệt ở tơ hào, tất cả đều do tâm tạo.
Hòa Thượng kể: Ở Trung Quốc, khi tết đến bất luận ở chùa hay ở nhà người ta thường viết câu đối liễn, còn gọi là huy xuân. Lúc đó tôi là Sa Di ở chùa, tôi viết: “Như ý cát tường”, hoặc viết những câu cát tường khác. Khi tôi viết bốn chữ : “Trí huệ như hải”, vì viết rất nhanh nên nét chữ xem rất có thần. Có một sư huynh Sa Di thấy bốn chữ này rất hoan hỉ nên mãi lẩm bẩm: “Trí huệ như hải, trí huệ như hải, trí huệ như hải…” cứ lẩm bẩm hoài nghe rất chướng tai. Tôi nói : “Tôi thấy nghiệp lực của huynh mới như hải đó!” À , tôi chỉ nói vậy mà sư huynh ấy nổi trận lôi đình : “ Tôi thấy đệ viết chữ như rồng bay phượng múa như vậy, không nhẫn được nên buột miệng đọc ra, vậy mà đệ lại nói nghiệp lực tôi như hải. Có phải đệ muốn mắng tôi không?” Đoạn huynh ấy sần sộ như muốn đánh lộn với tôi vậy.
Tôi nói : “Huynh chớ vội nóng nảy, tôi nói nghiệp lực huynh như hải, thì huynh đáng lẽ không nên nóng giận, mà còn phải cảm ơn tôi vì đã chúc phước cho huynh mới phải chứ!”
– Há có lý này à ! Đệ nói nghiệp lực tôi như hải, mà còn muốn tôi cảm ơn đệ? Là đạo lý gì thế!
Tôi nói : “ Huynh có biết thế nào là nghiệp không? Nghiệp lực là những gì mình tạo tác ở kiếp trước thì kiếp này phải chịu. Nghiệp lực có thiện nghiệp và ác nghiệp. Tôi đâu nói ác nghiệp huynh như hải, giả như tôi nói thiện nghiệp huynh như hải, thì sao?”
Huynh ấy trố mắt, cứng miệng rồi nói : “Vậy thì không có vấn đề gì!”
Huynh ta nghe tôi giải thích như vậy liền hết giận, vui vẻ trở lại và lại còn xin lỗi tôi. Các vị thấy có kì diệu lắm không! Khi tôi chưa nói rõ chữ đó, huynh ta đã nổi sân, tôi lại còn thêm vào một chữ Thiện nghiệp như hải, thì huynh tức khắc không còn nóng giận nữa, các vị nói có kì quái không? Tâm con người thì kì quặc như vậy, chỉ xê xích một chữ thôi tức họ sẽ hỷ (vui), hoặc nộ (giận), nghiệp lực là thế đấy !
Lại một lần nữa, cũng là vị Sa Di này. Khi tôi cầm một cuộn giấy, huynh ta lại nhiều chuyện hỏi tôi : “Cái gì vậy? Cái gì vậy?” Tôi nói: “ Là giấy giao kèo bán huynh đó!” Huynh ta lại nổi sân lên: “Đệ có tư cách gì để bán tôi hả? Đệ có quyền gì bán tôi chớ?” Tôi nói : “Đương nhiên là tôi có quyền. Tôi bán huynh, đáng lý huynh phải đáng lý huynh phải hoan hỉ mới phải, nếu huynh không hoan hỉ, tôi sẽ không bán đâu! Tôi bán huynh, có người mua huynh, huynh nhất định phải hoan hỉ đó!” Huynh ta bốc lửa sân, nói : “Thật vô lý! Đệ bán tôi, có người mua tôi mà tôi còn thấy hoan hỉ nữa sao?”
Tôi trả lời: “Huynh biết tôi bán huynh cho ai không?” Huynh ấy hỏi:”Bán cho ai?”Tôi đáp : “Tôi đem bán huynh cho Phật Thích Ca Mâu Ni để vĩnh viễn được làm Hòa Thượng đấy!” Lúc bấy giờ huynh ta trố mắt nhìn tôi.
Tôi nói : “Có được không? Huynh có mừng hay không?”
– Được, được!
Các vị đừng tưởng tôi nói chuyện đùa, các vị thử nghĩ xem, đã đem huynh ấy bán đi, mà huynh ấy còn vui mừng nữa, đó cũng là diệu pháp đấy!
(Trích ” Cuộc đời và Đạo Nghiệp của Hòa Thượng Tuyên Hóa” )
Con đã quy y tam bảo, nay con muốn phát nguyện giữ gìn 05 giới cho tinh nhgiêm, xin chỉ con nghi thức để phát nguyện ạ.
Giết Cua Chịu Quả Báo Cua Kẹp Gây Hoại Tử Nơi Tay
https://www.youtube.com/watch?v=jrTT257ZhXA
Phương pháp để nhà không có chuột đây ạ.
A Di Đà Phật 🙏
FB Nhật Thiện