Vào đời nhà Đường có người tên Trương Chung Quỳ, làm nghề mổ gà. Về sau ông mắc bệnh, mơ hồ nhìn thấy một người mặc áo lụa đỏ xua một bầy gà đến, tranh nhau mổ vào hai mắt, hai tay của ông, đau đớn thấu xương tủy.
Có một vị lão tăng nghe biết việc này liền lập tức vì Chung Quỳ mà thiết trí nơi ấy một tượng Phật A-di-đà, thắp hương lễ Phật, xưng niệm thánh hiệu Phật A-di-đà, lại khuyên dạy Chung Quỳ chí tâm xưng niệm Phật hiệu. Vừa niệm Phật được khoảng nửa ngày, bỗng nghe có mùi hương lạ khắp nhà, Chung Quỳ nhắm mắt xuôi tay một cách an nhiên thanh thản.
- Lời bàn:
Kinh Địa Tạng dạy rằng: “Vào lúc một người lâm chung, nếu có người khác vì họ mà xưng niệm danh hiệu Phật, thì bao nhiêu tội chướng họ đã tạo trước kia đều dần dần tiêu mất, huống chi người ấy có thể tự mình chí tâm niệm Phật.”
Trương Chung Quỳ nhân việc nhìn thấy hình tướng xấu ác khủng khiếp hiện ra trước mắt mới hồi tâm niệm Phật, nên sự chí thành khẩn thiết của ông ta ắt phải vượt hơn lúc bình thường đến vạn vạn lần. Tuy có tội lỗi rất nặng, nhưng cũng giống như nhà tối ngàn năm, chỉ cần một ngọn đèn chiếu sáng là bóng tối phải tiêu tan. [Khi đã biết chí thành niệm Phật thì] có tội nào lại không diệt mất, có phước lớn nào lại không sinh ra?
Thuở xưa khi đức Phật A-di-đà còn chưa thành Phật có phát khởi 48 lời nguyện lớn, trong đó có nguyện rằng: “Vào lúc tôi thành Phật, tiếng niệm danh hiệu tôi vượt qua mười phương, hàng trời người nghe được đều vui mừng, hết thảy đều được sinh về cõi nước của tôi. Cho đến chúng sinh trong các cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, cũng đều được sinh về cõi nước của tôi.” (Kinh Đại bản A-di-đà)
Cho nên biết rằng, bất luận là chư thiên hay người hoặc quỷ, chỉ cần biết chí tâm niệm Phật thì đều có thể được tiếp dẫn về Tịnh độ, chẳng phải là con đường ngắn nhất để vượt thoát ra khỏi luân hồi đó sao?
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Bỏ Sự Giết Hại
Nguyên tác Hán văn: Vạn Thiện Tiên Tư
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Con mới tham gia vào BHN, con có một vấn đề này muốn hỏi. Kinh Địa Tạng dạy rằng: “Vào lúc một người lâm chung, nếu có người khác vì họ mà xưng niệm danh hiệu Phật, thì bao nhiêu tội chướng họ đã tạo trước kia đều dần dần tiêu mất, huống chi người ấy có thể tự mình chí tâm niệm Phật.” Con thấy co những gia đình khi người thân mất là họ mời ban hô niệm tới niệm phật, trưởng ban đã đồng ý nhận mặc dù hương linh đó đã chết được mấy tiếng rồi, trưởng ban cũng khai thị cho hương linh buong xa van duyên niệm phật cau sanh TPCL. Vay thì hương linh đo co được thoát ba ác đạo ko nếu trong kiếp này vị đó ko biết gì đến Phật pháp và cũng không tu thiện đến lúc lâm chung đươc BHN đến niệm phật. Đạo tràng cũng niệm trên 12 tiếng rôi thăm thân thấy hơi ấm ở ngực thì mừng cho HL đã vê cõi lành vì đã thoát 3 ác đạo. Làm như vậy co đúng như Kinh địa tạng đã nói ở trên ko ạ ? Vị trưởng ban con có lam sai pháp ko ? Xin các vị đồng tu giải đap giúp con với. Con xin cam ơn. A di đà phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Thiện Phước,
Hộ niệm được cho người là tốt, nhưng bạn chớ quên mình cũng là chúng sanh đang rất cần sự hộ niệm. Tại sao vậy? Bởi nếu chính mình không thực tu mà chỉ lo đi hộ niệm cho người khác, thì khi vô thường ập tới, mình cũng sẽ đi vào tam ác đạo như tên bắn.
Trở lại câu bạn hỏi trong Kinh Địa Tạng: Lời Phật dạy quyết không dối, sai. Nhưng chúng ta phải hiểu cả lý lẫn sự. Lý là một người cho dù tạo nghiệp tội nặng, khi lâm chung, được khai thị, họ có thể nhiếp tâm niệm Phật, nghiệp tạo sẽ dần tiêu mất, hoặc có thể được siêu sanh Tịnh Độ. Có hai ý: Một là nhờ công đức niệm Phật trước lúc lâm chung mà tiêu trừ nghiệp tội. Làm sao có thể tiêu? Nhờ một niệm cận tử nghiệp, buông được vạn duyên ác, chỉ khởi niệm thiện để niệm Phật=ngay đó duyên ác không có cơ hội dấy khởi=nghiệp tôi không thể lôi kéo=xa lìa tam ác đạo. Nhưng để siêu sanh Tịnh Độ, điều này các bạn phải cẩn trọng để tư duy: Một người ngày ngày chỉ uống rượu, ăn thịt, phút cận tử nghiệp bạn bảo họ uống rượu ăn thịt là xấu, không nên làm, là có hại cho sức khoẻ. Điều này chẳng đơn giản. Cứ thế mà tư duy: Một người cả đời chưa từng niệm Phật, cận tử nghiệp khuyên họ niệm Phật, họ chịu niệm theo và thanh tịnh niệm=nhân duyên thù thắng. Đó là ý thứ Hai. Nhân duyên này chẳng dễ, chẳng mấy ai có được, chỉ là con số đếm trên đầu ngón tay thôi. Bởi túc nghiệp đã gây tạo thuần thục, ngay tích tắc bảo họ thay đổi, chỉ có thể nói là tiền kiếp họ đã tu, đã có sẵn nhân niệm Phật, nhưng vì chưa đủ duyên nên kiếp này phải đợi cận tử nghiệp duyên mới chín mùi=một niệm liền siêu sanh Tịnh Độ.
*Việc hộ niệm là vô cùng quan trọng, nhưng cũng rất phức tạp và vi tế. Nếu người hộ niệm tu chưa đắc đạo, mà chỉ dùng niệm thức của bản thân rồi căn cứ vào thoại tướng của người chết để khẳng định họ được về cõi nọ, cõi kia, thì coi chừng chính mình tạo nghiệp mà không hay.
Các pháp của Phật đều phải đi từ lý vào sự và lý-sự phải song hành và viên minh. Nhưng chỉ thiên một bên để đánh giá thì đó là trái pháp. Các bạn muốn làm công tác hộ niệm và muốn thực hành pháp hộ niệm phải nắm thật rõ yếu chỉ đó thì cả mình lẫn người được hộ niệm đều có lợi lạc.
Những vị anh hùng không cần áo choàng, hay những vị bồ tát giữa đời thường là đây…
Chân thành cảm ơn Huynh Thiện Nhân đã giúp Đệ hiểu được những lời chia sẻ của Huynh. Chúc Huynh thân tâm thường an lạc. A Di đà phật !
Nam mô A Di Đà Phật.
Con có vài điều muốn hỏi, mong các vị hoan hỉ giải đáp giúp con:
Hiện tại con đang đi thuê nhà nhưng thiết kế của ngôi nhà không có 1 phòng kín thanh tịnh để đặt ban thờ Phật được. Chủ nhà có để 2 ban thờ Táo Thần và Thần linh ở phòng bếp (nơi duy nhất không có phòng vệ sinh ngay cạnh).
Con có mang đến một bức tranh Phật A Di Đà từ nhà cũ. Vì không biết nên sắp xếp như thế nào nên con đành để tranh Phật trên ban thờ Thần linh ở phòng bếp. Vì con muốn nghe tiếng niệm Phật nên con thừong mở đài niệm Phật ở phòng bếp này luôn. Tuy nhiên, chồng con nhiều khi nấu ăn, hoặc ra vào mà mặc quần áo cộc. Vì điều này mà con khá phiền lòng, con muốn đựoc nhìn thấy tranh Phật, nghe đài niệm Phật hàng ngày nhưng nếu chồng con ăn mặc không chỉnh tề, nấu nứong hành tỏi (đồ chay) thì chúng con sẽ bị tội bất kính đúng không ạ ? Thưa các vị, các vị có thể cho con một lời khuyên, giúp con có thể vẫn được nhìn tranh Phật, mở đài niệm Phật hàng ngày mà không mang tội bất kính đựoc không ạ ?
Con xin cảm ơn mọi người rất nhiều ạ.
A Di Đà Phật
Bạn Diệu Thuần,
Hai bạn nên thiết trí bàn thờ nơi phòng khách, ở vị trí trang nghiêm nhất chứ không nên để tôn ảnh Phật trong nhà bếp và lại càng không nên thờ chung với thần linh. Nếu bạn đã phát tâm thờ Phật thì không nên thờ thần linh nữa, vì như vậy là không đúng pháp.
Việc nghe kinh pháp là điều rất tốt, tuy nhiên bạn phải khéo léo để chồng, con bạn không thấy khó chịu khi tâm họ chưa muốn nghe pháp. Điều này rất tế nhị, nếu bạn không khéo léo khi nghe, hay tụ học sẽ rất dễ khiến cho người thân cảm thấy khó chịu hay bị gò ép phải làm theo ý bạn, từ đó khiến người thân của bạn có những ý nghĩ xấu về đạo Phật và làm thui chột những chủng tử lành trong họ.
Hy vọng bạn có một giải pháp viên mãn.
Con xin tri ân cư sĩ Trung Đạo đã giải đáp khúc mắc giúp con. Vì nơi này là nhà con thuê nên con không biết có tiện không nếu mình gỡ bỏ bàn thờ Thần linh của chủ nhà. Hơn nữa con cũng định ở một thời gian ngắn, nên con nghĩ nếu như con gỡ bỏ ban thờ Thần linh của họ, rồi thờ Phật thì sau khi mình chuyển nhà đi, người khác vào có thể sẽ không cung kính mà bỏ bê nhang khói. Như vậy con cảm thấy hơi phiền lòng. Vì phòng khách nơi đây khá nhỏ, lại có 1 phòng vệ sinh ngay trong phòng khách, nên con nghĩ không thích hợp để tranh Phật trong đó. Có lẽ chỉ còn một cách:
1. Nếu như con gói tranh Phật vào trong miếng vải vàng, rồi mỗi lần đọc kinh trong phòng ăn/bếp thì con mở tranh Phật ra để trên bàn ăn rồi đọc kinh có được không ạ ? ( con thường dùng laptop để đọc kinh vì con chưa thỉnh đựoc quyển kinh)
2. Nếu như con thình được kinh sách, rồi con gói vải vàng để trên ban thờ Thần linh có đựoc không ạ (vì cái này là nơi cao nhất trong phòng bếp, mà không có gần phòng vệ sinh) ?
Vì con còn ngu si, nếu không thấy tranh Phật là không nhớ Phật, nên con chỉ mong có thể nhìn thấy tranh Phật càng nhiều lần trong ngày càng tốt. Con xin lỗi vì đã làm phiền ảnh hưởng tới thời gian quý báu của các vị.
A Di Đà Phật
Bạn Diệu Thuần,
Giải pháp 1 sẽ là thích ứng nếu bạn không còn lựa chọn nào khác. Riêng về giải pháp 2 thì không nên. Bởi kinh Phật không thể để nơi thờ thần linh. Do vậy bạn nên để ở một nơi trang nghiêm nhất trong phòng khác là tốt nhất.
A Di Đà Phật!
Con xin cảm ơn cư sĩ Trung Đạo đã giải đáp giúp con. Vâng nếu như không có nơi trang nghiêm để đặt kinh Phật, con sẽ không thỉnh kinh sách mà chỉ dung laptop vậy. Con xin tri ân cư sĩ đã dành thời gian giúp con.
Nam mô A Di Đà Phật!
Có người đã dạy con một thứ mà sướng hơn cả vãng sanh
Có thể xem nhẹ tiền bạc, xem nhẹ sắc dục
Vậy con có phải trả lại nhân quả cho việc sung sướng vậy không
Sao ân nhân này của con mất 1 tại và cụt ngón tay là do nhân quả gì vậy ạ
Sao lại giúp con ở kiếp này
Xin thầy cô cho con hiểu hơn về nhân quả và nhân duyên gì được không ạ
Chào bạn Nguyễn Đăng Kiêm,
Bạn và người dạy cho bạn đó đã từng vãng sanh chưa mà dám khẳng định là “sướng hơn cả vãng sanh”? Những người xài ma túy, PH nghĩ họ cũng nghĩ việc đó là sướng nhất trên đời, sướng hơn tất cả, bao gồm cả việc vãng sanh. Ngay ở ý nghĩ cho rằng” sướng hơn cả vãng sanh” thì đã có vẻ rất không ổn rồi, PH cho rằng người đó không phải là thiện tri thức, họ đang giúp bạn hay là hại bạn?? khó nói lắm, bạn hãy cẩn trọng và suy nghĩ cho sáng suốt. Nếu là PH, là một người đang tu Tịnh độ, thì PH sẽ không dám gần những người như vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô quán âm bồ tát
Con nói sướng hơn vãng sanh thì quả là hơi nói quá và biết mình sai, con lại có cảm giác lo sợ vì hôm qua lại nằm mộng thấy bát hương bàn thờ bị rơi vỡ và miếng vỡ còn cử động rung rất mạnh
Con cảm thấy không an tâm chút nào, việc nói sướng hơn vãng sanh là con tự nghĩ vậy thôi chứ không ai dạy con câu đó
Chào bạn Nguyễn Đăng Kiêm,
Những người bị khiếm khuyết cơ thể, PH nghĩ rằng đều do đã từng gieo nhân ác là sát, hại chúng sanh.
Một người giúp mình hay hại mình đều là do mình có duyên nghiệp với người đó.
Việc sung sướng đó bạn chưa nói rõ là việc gì thì làm sao mọi người có thể biết đó là gieo nhân Thiện hay bất thiện.
Có vẻ bạn khá xem nhẹ việc vãng sanh vì bạn đã không hiểu hết ý nghĩa của việc cực quý đó. Ở điểm này nếu bạn không tự sửa đổi, e rằng sẽ dẫn đến những việc không đúng về sau.
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thù ghét nhau để rồi đầu thai nhiều kiếp để hại nhau
Ngày xưa có một người đàn ông có hai vợ. Người vợ lớn không có con; người vợ nhỏ sinh được một người con trai rất xinh đẹp, dễ thương nên bà rất vui mừng.
Người vợ lớn trong tâm rất ganh ghét vợ bé và đứa con của cô ta, nhưng bên ngoài giả mến thương như con ruột của mình.
Chú bé khi được một tuổi, trong nhà ai cũng nghĩ bà vợ lớn luôn tỏ vẻ thương mến chú bé, nên không ai còn nghi ngờ gì. Lúc ấy bà vợ lớn mới ra tay. Bà dùng một cây kim nhỏ đâm vào tai thật sâu, lấp dưới da thịt của chú bé, cách này có thể giết người mà không để lại dấu vết gì.
Đứa bé đau đớn kêu khóc, bỏ bú, nhưng mọi người trong nhà không ai biết lý do. Bảy ngày sau nó chết, bà vợ lớn cũng giả vờ khóc lóc. Riêng bà vợ nhỏ vì nghĩ nhớ thương con, buồn khóc suốt đêm không dứt, nằm dài không ăn uống.
Về sau bà nhỏ biết bà lớn làm hại chết con mình, liền tìm cách báo thù. Bà đi đến chùa, tháp hỏi thăm các thầy Tỳ-kheo:
– Thưa các Đại đức, một người mong cầu thực hiện ý nguyện của mình, nên tu công đức gì?
Các thầy dạy:
– Muốn đạt thành chí nguyện nên thọ trì giới Bát quan trai, chỗ mong cầu sẽ được như ý.
Cô ta cùng Phật tử khác, đến quý thầy xin thọ giới Bát quan trai, chủ yếu để cầu báo thù bà vợ lớn, khiến bà ấy cũng phải chịu nỗi đau mất con như cô đã chịu. Khi đã xả giới trở về nhà, bảy ngày sau thì chết, đời sau thọ sinh làm con bà vợ lớn.
Bà lớn sau này, sinh được một người con gái rất dễ thương, nhưng chỉ được một tuổi đứa bé ấy chết. Bà lớn quá buồn thương, kêu khóc đau đớn còn hơn nỗi khổ của bà vợ nhỏ.
Như vậy bà vợ nhỏ chết đi rồi trở lại sinh làm con bà lớn tới bảy lần, hoặc sống chỉ hai năm, bốn, năm, sáu, hoặc bảy năm. Mỗi lần sinh trở lại đều có dung mạo đoan chánh, tốt đẹp hơn lần trước.
Sau cùng, bà lớn sinh một bé gái, lớn lên được mười bốn tuổi đã hứa hôn với người, vậy mà chỉ bệnh trong một đêm, sáng ra đã chết.
Bà lớn khóc lóc, buồn đau không thể tả bỏ ăn bỏ uống, suốt đêm kêu khóc, rơi lệ tiếc thương; cố giữ thây con ở trong hòm không cho đậy nắp, hàng ngày nhìn ngắm tiếc thương.
Hơn hai mươi ngày sau có một vị A-la-hán thấy tình cảnh như vậy, thương xót cố đến để hóa độ. Ngài đi đến nhà để khất thực. Bà sai người giúp việc đem cơm cúng dường. Ngài không chịu thọ nhận mà nói với người ở:
– Ta muốn gặp bà chủ của ngươi.
Người giúp việc vào nhà thưa:
– Vị ấy muốn gặp bà chủ.
Bà ấy nói:
– Ta buồn đau muốn chết, làm sao có thể ra gặp Sa-môn? Ngươi vì ta đem vật thực cúng, rồi mời họ đi.
Người giúp việc đem vật thực cúng Sa-môn, nhưng ngài vẫn cố không chịu đi. Sa-môn nói:
–Ta chỉ muốn gặp chủ nhân.
Cứ như vậy người giúp việc phải đi vào, đi ra vài ba lần, mà vị Sa-môn vẫn không chịu đi. Bà ấy sầu lo không biết tính sao.
Vị Sa-môn cứ đứng ở đấy, không chịu đi, làm loạn ý định của bà. Không còn nhẫn nại được, bà liền nói với người giúp việc:
– Hãy ra mời Sa-môn vào.
Khi vị Sa-môn đi vào, thấy bà ta nhan sắc tiều tụy, đầu tóc rối bù, rủ xuống che lấp cả mặt. Sa-môn nói:
– Bà vì sao mà phải như thế này?
Bà ấy nói:
– Tôi trước sau sinh được bảy người con gái, sáng suốt, dễ thương, nhưng đều chết yểu hết, còn riêng người con gái sau cùng này đã lớn, sắp đến tuổi cài trâm lại cũng vừa mới chết, khiến tôi quá buồn khổ.
Vị Sa-môn nói:
– Hãy sửa tóc, rửa mặt đàng hoàng, tôi sẽ nói chuyện cho bà nghe.
Bà ấy cứ khóc không chịu dừng. Sa-môn gọi bà ấy nói:
– Người vợ nhỏ của nhà này nay ở đâu? Người con trai của bà ta vì sao mà phải chết?
Bà ấy khi nghe hỏi như vậy mới suy nghĩ: “Vị Sa-môn này vì sao mà biết được?”. Trong lòng bà hơi sợ hãi, e ngại. Sa-môn nói tiếp:
– Hãy mau sửa soạn cho đàng hoàng, ta sẽ vì ngươi nói rõ cho mà nghe.
Sau đó bà đã chịu vén dọn đầu tóc gọn gàng xong, vị Sa-môn lại hỏi lại:
– Bà biết con trai của bà vợ nhỏ vì sao mà chết?
Bà vợ lớn khi nghe hỏi thế, chỉ biết im lặng, không trả lời được, trong lòng hổ thẹn, không dám thưa.
Vị Sa-môn nói tiếp:
– Ngươi giết con trai người ta. Bà mẹ của nó buồn rầu áo não mà phải chết, nguyện sẽ sinh làm con ngươi để báo thù, cho nên nó cố đến làm con của ngươi trước sau bảy lần, đó là kẻ oan gia. Bà nhỏ muốn dùng việc ưu phiền, khổ sở của việc mất con để hại ngươi. Bà bây giờ thử đến xem người con gái đã chết ở trong quan tài, để biết cô con gái cưng của ngươi bây giờ như thế nào?
Bà ấy đến xem, thấy thân con hư hoại, rã rời, hôi hám không thể đến gần. Sa-môn hỏi:
– Bà đã thấy và hiểu chưa? Vì sao bà còn cố tâm nghĩ đến?
Bà vợ lớn rất hổ thẹn, liền sai người khiêng thây thối chôn gấp. Lúc ấy bà tỉnh ngộ, theo thầy Sa-môn cầu xin thọ giới. Thầy Sa-môn dạy:
– Sáng ngày mai, hãy vào chùa làm lễ.
Người con gái đã chết, hết phước, lại ôm giữ lòng thù hận liền thọ thân rắn độc, biết bà vợ lớn hay đi chùa, nó nằm sẵn ở đường để đợi cắn chết bà ấy.
Bà vợ lớn hôm đó đi đến chùa, con rắn bò ra chận đường không cho bà đi. Trời đã sáng, bà ấy rất sợ, suy nghĩ: “Ta muốn đến chùa gặp Sa-môn, con rắn này vì sao ngăn cản, không cho ta đi?”
Vị Sa-môn biết được việc đó, liền đi đến chỗ ấy. Khi đã thấy ngài đến, bà rất mừng, liền tới trước làm lễ. Thầy Sa-môn dùng thần lực nói với con rắn khiến nó hiểu được :
– Ngươi nhiều đời làm vợ nhỏ của người khác, cùng nhau tạo nghiệp ác độc không thể cùng tận. Nay ngươi sinh ra ở đời bị bà lớn giết con, nhưng bà ấy đã khổ não vì bảy lần mất con. Những lỗi lầm của ngươi từ trước đều có thể độ được. Bây giờ bà ấy phát tâm đi thọ giới mà ngươi có ý xấu ác cố chận đường. Việc làm này của ngươi nếu không ăn năn sẽ đời đời đọa vào địa ngục, không có ngày ra khỏi. Nay ngươi bị làm thân rắn độc, là loài súc sinh, so ra đâu bằng bà này đang được thân người?
Con rắn khi nghe được Sa-môn dạy như thế, nương thần lực của vị sa môn, mới sực nhớ đời trước của mình, phiền não oán hận mới được dẹp bớt, gục đầu trên đất không dám thở, suy nghĩ lời của Sa-môn vừa dạy.
Thầy Sa-môn chú nguyện:
–Nay hai ngươi nhiều đời đã làm khổ não cho nhau, lỗi lầm ấy đến nay nên chấm dứt. Từ nay về sau đừng dùng ác ý mà hại nhau nữa.
Người và rắn đều tỏ lòng ăn năn, sám hối. Con rắn bỏ đi, không bao lâu thì chết, được sinh trở lại làm người. Bà lớn khi nghe thầy Sa-môn dạy như vậy, tâm được khai ngộ, ý hiểu rõ, rất vui mừng, liền được đạo quả Tu-đà-hoàn, theo thầy Sa-môn vào chùa thọ giới, làm vị Ưu-bà-di.
Do đây chúng ta nên biết: Con người đối với nhau nếu sinh ác ý, tạo tội, tạo ác nghiệp thì oan gia sẽ trở lại đối đầu với nhau mãi mãi, không ngừng tạo nghiệp khiến cho chính bản thân mình bị đọa lạc thành súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục, chúng ta không thể không cẩn thận.
Trích: CHÚNG KINH TUYỂN TẠP THÍ DỤ
Sưu tập: Tỳ-kheo Đạo Lược.
Hán dịch: Đời Diêu Tần, Tam tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập