Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy: ”Ăn thịt đồng tội với giết hại”. Phần lớn chúng ta đều có thói quen ăn thịt. Mỗi ngày ăn thịt, chúng ta đã vô tình gián tiếp tạo nhiều việc sát hại sinh mạng. Đối với chúng sinh, chúng ta đã tạo ra sự oán thù sâu như biển. Mỗi ngày tạo vô số, vô biên tội lỗi về sau nhân quả báo ứng sẽ đến, khi đó nợ máu giết hại phải đền trả sòng phẳng. Cho nên, làm người trên cõi đời này, luôn gặp nhiều bất hạnh thảm thương. Vì thế, sửa đổi thói quen xấu nên phải từ việc xấu ác sửa đổi trước, cố gắng ăn chay và phóng sinh. Người có căn duyên lớn, đã biết ăn thịt và giết hại là tội cực ác, liền phải dứt bỏ hoàn toàn thói quen ăn thịt và hoàn toàn ăn chay. Người căn duyên chưa thuần thục nên phát tâm ăn chay buổi sáng hoặc ăn vào ngày mùng một ngày rằm, dần lên đến sáu ngày hoặc mười ngày, rồi ăn chay trong một tháng để dần giảm đi số lần và phần lượng ăn thịt về sau, mình cùng với tất cả mọi người hoàn toàn ăn chay được.
Ăn thịt và giết hại là thảm kịch rất đau thương trên thế gian này. Nhưng việc này người đời cho đó là thường không có gì sai trái cả. Ngoài ra, không biết tất cả những mối hận thù không bao giờ dứt trên thế gian đưa đến những trận bệnh dịch tận cùng những trận đao binh người mất nhà tan, vợ con ly tán đều từ nơi việc giết hại ăn thịt nhau mà đưa đến. Không làm sao được vì chúng sinh nghiệp chướng sâu nặng, vô minh che đậy, không hiểu biết gì. Tự mình chịu đoạ lạc, không có thuốc cứu chữa. Chẳng biết làm sao được, chỉ mong mỗi người học Phật đều có thể giác ngộ ăn thịt và giết hại chúng sinh là tội cực ác. Nhanh chóng dứt bỏ thói quen xấu ăn thịt và giết hại. Phát tâm ăn chay và phóng sinh để giải thoát khỏi quả báo khổ đau sắp tới cho chúng sinh và cả nhân loại.
Người có thể sửa đổi thói quen ăn thịt để trở lại ăn chay nhưng họ không làm. Cần phải biết không những đời này chúng ta đã ăn thịt bao nhiêu năm, huống gì từ nhiều đời, nhiều kiếp đến nay thì nghiệp giết hại để ăn thịt của chúng ta làm sao kể xiết! Thói quen xấu ác này sớm đã thâm căn cố để nơi thân tâm chúng ta. Vì thế, khi nghe nói đến ăn chay, luôn có rất nhiều người phê bình và đặt nghi vấn. Có rất nhiều người không có cách gì để tiếp nhận và thực hành. Đây là tình huống tất nhiên. Có thể đem thói quen xấu ác từ ngàn năm đến nay để làm xong trong một lần này. Đời nay dứt hẳn, nguyện về sau không tái phạm về sau không tái phạm lại thói xấu ăn thịt và giết hại, là bước thành tựu rất lớn của người học Phật.
Rất nhiều người cho rằng chỉ cần ăn chay là đủ, cần gì lại phải phóng sinh. Đây là quan niệm quá sai lầm. Giống như một bọn đánh bạc thiếu nợ, nay bỏ đánh bạc, món nợ đánh bạc từ trước lại có thể không đền trả lại ư? Bỏ đánh bạc lại chỉ không thiếu thêm món nợ mới mà thôi. Cũng giống như vậy, không sát hại từ trước do chúng ta ăn thịt và giết hại vẫn còn thiếu lại. Y theo luật nhân quả báo ứng vẫn phải trả báo. Phương pháp trả lại nợ giết hại tốt nhất chính là phóng sinh. Chủ động và tích cực cứu chuộc mạng chúng sinh là đền trả lại món nợ giết hại từ trước.
Rất nhiều người có tu hạnh phóng sinh nhưng cũng vẫn không bỏ thói quen ăn thịt, kiểu này cũng không có tác dụng gì. Cũng giống như bạn đánh bạc một phần lo trả món nợ đánh bạc cũ, một phần không chịu bỏ bản chất đánh bạc, thấp hèn, nên vẫn tiếp tục thiếu những món nợ mới. Cách này có tác dụng gì? Chúng ta phóng sinh là trả món nợ giết hại từ trước, để tiêu trừ nghiệp sát và tích luỹ công đức. Bạn lại ăn thịt và giết hại tạo ra món nợ sinh mạng, công đức của bạn tích luỹ được nhiều tán mất. Như vậy thì có ý nghĩa gì?
Trong tất cả việc thiện, phóng sinh là việc thiện có công đức lớn nhất. Bởi phóng sinh là việc làm cứu mạng sống, vì thế công đức rất lớn, những việc thiện khác không thể so sánh. Trong tất cả các tội, ăn thịt và giết hại là tội lớn nhất. Vì ăn thịt và sát sinh là đã kết mối thù oán sâu như biển, quả báo về sau phải gặp nhau để trả lại rất là thảm khốc. Ngày giờ qua mau, mạng sống không được lâu dài, người học Phật nên ở chỗ gấp rút và cần thiết để hạ thủ công phu. Phải nhanh chóng tu hai hạnh thiện lớn nhất là ăn chay và phóng sinh, nỗ lực thực hành mới là chính đáng. Bằng không thì bận rộn một đời làm sao bù lại được tội lỗi lớn, cuối đời cũng không được lợi ích là bao nhiêu!
Riêng bạn, mỗi ngày đều bố thí làm việc thiện, làm được nhiều việc thiện liền có nhiều công đức. Bạn cần phải biết mỗi ngày ăn thịt giết hại là làm việc cực ác. Tất cả công đức tích luỹ được đều bù lại hết. Vì thế, khi sửa đổi thói quen xấu và lỗi lầm, trước hết phải từ nơi ăn chay phóng sinh mà làm trước.
Những việc thiện trên đời có hàng ngàn thứ, nhưng có việc phải cần thời gian và đủ nhân duyên mới có cơ hội làm. Chúng ta không thể với tất cả mọi việc đều quan tâm và làm hết được. Nhưng có một việc thiện công đức rất lớn mà không hạn cuộc thời gian và địa điểm hoặc tiền nhiều hay ít, chỉ cần bạn phát tâm thì tuỳ thời gian nào đó bạn có thể làm được thì nên làm. Việc làm này chư Phật rất hoan hỷ, Long Thiên hết sức hộ trì. Đó chính là hạnh phóng sinh. Phóng sinh đầy đủ công đức không thể nghĩ bàn, là chánh hạnh niệm Phật, cũng là hạnh đẹp nhất của người học Phật. Chúng ta bỏ tiền mua chuộc mạng sinh vật để phóng sinh là chúng ta đã bố thí tiền tài, cứu sinh mạng chúng sinh trong khổ nạn nguy cấp và lo sợ là chúng ta bố thí sự vô uý. Vì sinh mạng chúng sinh quy y và niệm Phật cho chúng là bố thí pháp. Trong hạnh phóng sinh gồm bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô uý đều đầy đủ, nên công đức phóng sinh là trên hết.
Trích Liên Trì Cảnh Sách
Thích Quảng Ánh dịch
Thế nào gọi là niệm Phật có công phu?
Đại sư Ngẫu Ích nói rất hay: Sanh đến thế giới tây phương Cực Lạc, phẩm vị cao thấp đều do công phu niệm Phật sâu hay cạn. Công phu niệm Phật sâu thì phẩm vị cao, công phu niệm Phật cạn phẩm vị sẽ thấp, liên quan đến phẩm vị. Quý vị xem ngài không nói niệm Phật nhiều hay ít, không nói một ngày niệm mấy vạn câu Phật hiệu, không nói như vậy. Là do công phu sâu hay cạn. Công phu là gì? Công phu nghĩa là chúng ta niệm sạch vọng tưởng, tạp niệm, đó là công phu. Khi niệm Phật trong tâm không có hoài nghi, không có tạp niệm, không có gián đoạn, đây là công phu. Chư vị nên nhớ, trong tâm danh hiệu Phật không gián đoạn, không phải chỉ niệm bằng miệng. Miệng ngừng niệm không sao, Phật trong tâm không được gián đoạn. Có người hỏi, Phật trong tâm và Phật trên miệng có gì khác nhau? Có một số người nói, miệng tôi không niệm, thì Phật trong lòng cũng quên. Nói thật, miệng có mà trong tâm không có, tức không có Phật, quan trọng nhất là trong tâm có Phật.
Lão pháp sư Tịnh Không
Quả báo của những người ham thích thường xuyên đi du dịch.
Thưa thầy, con không hiểu câu “nhẫn nhịn không khởi dục vọng” có nghĩa là gì ạ? Con xin cảm ơn Thầy!
A Di Đà Phật
Bạn Trần Thị Dương,
Đại ý của câu “nhẫn nhịn không khởi dục vọng”:
1/ “Dục vọng” là những ham muốn hay còn gọi lòng tham lam thái quá khởi lên khi các căn tiếp xúc các cảnh trần. Những ham muốn này vốn không thật và chúng triển chuyển không ngừng nghỉ, vì thế nên gọi là vọng. Sâu xa hơn nó còn là nhân tạo bất thiện nghiệp, khiến cho chúng sanh phải đau khổ.
2/ “nhẫn nhịn không khởi” là dừng lại không cho phát khởi.
Một thí dụ để bạn dễ quán xét: Người tên A rất nghèo, thu nhập chỉ đủ hàng ngày ăn rau, đậu, bữa cơm, bữa cháo, nhà cửa dột nát… Khi ra đường thấy ai cũng có xe hơi đẹp, nhà cửa sang trọng, tiêu tiền không cần suy tính, người A cũng ao ước mình cũng được như họ.
Theo luật nhân quả để có xe hơi, nhà đẹp, tiền nhiều, người A đã từng gieo nhiều phước thiện tiền kiếp. Đạo Phật gọi là tài thí. Năng bố thí tài, hậu lai sẽ được thừa hưởng thành quả do mình tạo ra.
Người A hiện báo nghèo khổ là do nhân tiền kiếp tâm bỏn sẻn, không chịu bố thí tài. Nay muốn sung túc vốn không thể. Đem cái không thể đó, hàng ngày biến nó làm sự thật, đó chính là ham vọng hão huyền.
Như vậy “nhẫn nhịn không khởi dục vọng” nghĩa thô là dừng lại những ham muốn phi thực tế, nghĩa vi tế là phải thấu lý, tin sâu nhân quả. Nhân quả không thông, giống như không trồng cây mà mong hái quả vậy.
A Di Đà Phật, cảm ơn bạn mình đã hiểu rồi. Tuy nhiên mình nghĩ thêm một nghĩa nữa là”nhẫn nhịn không khởi dục vọng” là dừng lại những ham muốn nam nữ. Bạn thấy có đúng không?
Nam Mô A Di Đà Phật. Mình nghĩ nhịn được sắc, nhịn được dục gặp cảnh giới mà không bị động tâm, kiềm chế phát sinh lòng ham muốn tình cảm nam nữ. Đó là việc khó khăn.
dục vọng là các dục lạc thế gian, tài sắc danh thực thùy..
và cả vấn đề ái dục nam nữ
khó mà nhẫn được thì tâm hợp với đạo
cảm ứng đạo giao sẽ khó nghỉ bàn
tuy nói đới nghiệp vãng sanh, nếu dâm tâm không dứt
thì cũng xa cách phật khó vãng sanh
Có Phải Vật Sanh Ra Là Để Dưỡng Nhân?
Sách Khuyến Giới Lục Loại Biên có chép: Ông họ Triệu nọ ở Bổ Thành tỉnh Phước Kiến đã kiêng sát sanh từ lâu, vợ ông tàn nhẫn ham ăn thịt. Trước hôm ngày sinh nhật, bà mua khá nhiều sinh vật để giết đãi khách, ông họ Triệu bảo: “Bà muốn chúc thọ lại khiến chúng sanh bị chết, bà yên lòng sao?” Bà vợ bảo: “Toàn là lời nhảm cả, nếu theo như lời Phật pháp, nam nữ chẳng ngủ chung, chẳng giết hại sinh mạng, thì hóa ra mấy mươi năm sau cả thế gian chỉ còn toàn là súc sanh sao?” Ông Triệu biết không có cách nào khuyên giải được, đành phải chịu phép.
Đêm hôm ấy, người vợ mơ thấy đi vào nhà bếp, thấy giết heo mà chính mình bị biến thành heo, bị giết rồi vẫn còn biết đau, lúc bị cạo lông, phanh bụng, móc ruột, róc chân càng đau khổ không chịu nổi, và khi giết gà vịt v.v… đều thấy chính mình biến thành con vật bị giết, đau đến nỗi tỉnh cả ngủ, tâm run thịt giựt, từ đó bà phát tâm thả hết những loài vật mình đã mua và ăn chay trường. Người này đời trước có đại thiện căn nên đã cảm được Phật từ gia trì, khiến được đích thân chịu khổ để dứt ác nghiệp, chứ nếu không sẽ đời đời kiếp kiếp nạp thân cho người ăn nuốt để đền nợ.
Những kẻ giết sinh vật ăn thịt trong đời này, nếu có thể đặt mình vào hoàn cảnh của loài vật thì khó gì mà chẳng lập địa hồi đầu? Nếu như nói trời sanh các loại heo dê để nuôi dưỡng con người, thì thử hỏi phải chăng trời sinh ra con người để nuôi dưỡng những loài hổ, sói, muỗi rệp ư? Chẳng đáng buồn cười thay.
Lại có một hạng người nói, ta ăn thịt trâu, dê, gà, vịt là muốn độ thoát chúng nó. Trong Hiển giáo chẳng có thuyết này, trong Mật giáo cũng chẳng hề có, nếu quả thật có thần thông như Tế điên hòa thượng cũng còn tạm được, chứ nếu không đó chỉ là tà thuyết, khiến người lầm lạc, tự chuốc lấy tội, chỉ hạng người cực vô liêm sĩ mới dám nói thế.
Nếu có thể giết chúng để độ, thì cha mẹ tối tôn trọng, vợ con tối thân ái, sao chẳng giết sạch đi để ăn thịt hòng độ cho họ?
Ấn Quang Đại Sư