28 ngày trước khi lão Hòa thượng vãng sanh, một vị cư sĩ Lý ở huyện Xã Kỳ đến chùa Lai Phật thăm Ngài. Vẻ mặt của Ngài điềm nhiên, bình lặng mà nói với vị cư sĩ này:
“Nhớ lấy, chăm chỉ niệm Phật! Sống có tốt hơn, chẳng qua bảy tám mươi tuổi. Tôi đã hơn trăm tuổi rồi, tôi ngẫm nghĩ mình sống không qua cái tuổi tác lớn như vậy, bằng lòng chết. Sau khi chết rồi, nếu như cậu tu được tốt, linh hồn của cậu sẽ thành Phật, trên thế giới đều biết.”
20 ngày trước khi vãng sanh, Ngài nói với mấy vị đệ tử trong chùa: “Ta không qua khỏi năm nay rồi.” Mọi người đều không nghĩ vậy, bởi vì vẫn thấy sư phụ thân thể cực kỳ khỏe mạnh, không có chút gì khác thường, sao nói đi thì đi được chứ?
Mười mấy hai mươi ngày trước khi vãng sanh, lão Hòa thượng lại đến thăm bạn, lão đồng tham của Ngài. Đây là việc mà không thường thấy trong cuộc đời của lão Hòa thượng.
Lão Hòa thượng đến chùa Cô Phong trấn Bình Thị huyện Đồng Bách, thăm người bạn đồng tu nhiều năm Pháp sư Diễn Cường “Thiết Cước Tăng”. Lão hộ Pháp của chùa Lai Phật cư sĩ Hoàng cùng đi với lão Hòa thượng, sau “Văn Cách” chính là cư sĩ Hoàng đạp chiếc xe đạp đến núi Đồng Bách mời lão Hòa thượng Hải Hiền đến chủ trì đạo tràng.
Trên đường đi, lão Hòa thượng nắm lấy tay của lão cư sĩ Hoàng nói: “Tôi đến lần này thôi, sau này sẽ không đến nữa.”
“Sao thầy không đến nữa vậy, sư phụ?” Lão Hòa thượng chắc chắn mà nói với cư sĩ Hoàng: “Sắp tới tôi phải đi rồi. Tôi đến để chào hai vị, để hai vị biết.”
Lão cư sĩ nói: “Không thể. Lần trước thầy nói với con, thầy nói Lão Phật Gia không cho thầy đi, để thầy ở lại thêm hai năm nữa. Sao bây giờ thầy lại nói phải đi chứ?”
“Quý vị không biết. Hai hôm nay Lão Phật Gia lại dặn dò tôi, kêu tôi phải đi ngay lập tức. Không quá một tháng thì tôi đi rồi.” Lão cư sĩ không bằng lòng nghe những lời này của sư phụ, liền chặn lại câu chuyện, không để lão Hòa thượng tiếp tục nói nữa.
Pháp sư Diễn Cường “Thiết Cước Tăng” nói bản thân “có một chút cảnh giới”, ba ngày trước thì nhìn thấy lão Hòa thượng đến rồi, nói Ngài muốn một bồ đoàn màu nâu. Ba ngày sau, quả nhiên lão Hòa thượng đến. Sau khi ăn cơm trưa, Pháp sư Diễn Cường muốn lão Hòa thượng nghỉ ngơi một chút, lão Hòa thượng không đồng ý mà ngồi xe đi. Trong lòng Pháp sư Diễn Cường vẫn còn nhớ làm bồ đoàn màu nâu cho lão Hòa thượng, nhưng không ngờ rằng sau vài ngày, có người đến truyền tin cho Ngài nói: Lão Hòa thượng Hải Hiền viên tịch rồi. Pháp sư Diễn Cường nghe rồi xúc động trong lòng, Ngài mới hiểu rằng thì ra lão Hòa thượng hỏi Ngài muốn bồ đoàn, chính là nói với Ngài: Bản thân muốn tọa hóa viên tịch.
Rời khỏi chùa Cô Phong, lão Hòa thượng lại đến các tự viện mà Ngài xuất gia thế độ và đã từng thường trụ tu hành nhìn lại từng chút một, bèn nói với các đệ tử ở đó: “Sau này ta không tới nữa.” Mọi người nhìn sư phụ thân thể sức khỏe cường tráng, đều không để ý lời của Ngài. Lão Hòa thượng cũng đến chùa Viên Minh của Pháp sư Ấn Vinh. Khi chuẩn bị rời khỏi, Ngài để lại cây gậy và một bộ quần áo. Sau khi pháp sư Ấn Vinh phát hiện lập tức đi lấy, lão Hòa thượng lắc tay nói với pháp sư Ấn Vinh: “Không cần nữa, ta không muốn dùng nữa.”
Mọi người đều không nghĩ nhiều đến hành động khác thường của lão Hòa thượng, ở chùa Lai Phật cũng vậy. Khoảng một tuần trước khi vãng sanh, lão Hòa thượng một mình âm thầm dời thân cây ngô trên đường đi vào tháp viện vào trong góc tường của tháp viện. Sau khi pháp sư Ấn Chí nhìn thấy, thì nói với lão Hòa thượng: “Nó không chướng ngại, thầy đừng dời nữa.” Nhưng lão Hòa thượng không nghe. Pháp sư Ấn Chí thấy không khuyên được Ngài, chỉ đành kêu gọi mọi người đến giúp, mọi người bận rộn làm việc tới hai ngày mới dời xong toàn bộ. Sau khi dời xong, lão Hòa thượng lại quét con đường đó sạch sẽ.
Mọi người đối với việc làm của lão Hòa thượng đặc biệt không lý giải được, cho rằng lão Hòa thượng làm những việc không có ích. Sau khi lão Hòa thượng vãng sanh, khi mọi người khiêng pháp thể của Ngài đi về phía tự viện bỗng hoảng nhiên đại ngộ. Thì ra lão Hòa thượng làm vậy là đang dọn đường cho chính mình!
Sau hai ba ngày, cũng chính là bốn năm ngày trước khi lão Hòa thượng vãng sanh, một vị cư sĩ đến tháp viện chuẩn bị mời lão Hòa thượng ăn trưa. Khi vị cư sĩ đến tháp viện, nhìn thấy lão Hòa thượng đang dời từng miếng gạch đổ nát ở bên tường của tháp viện đến bên cạnh tháp mộ của mình, lại xếp ngay ngắn gọn gàng. Lão Hòa thượng nhìn thấy vị cư sĩ đi đến, thì nói với cư sĩ rằng: “Mau giúp tôi dời gạch đến chất lên kia.” Cư sĩ vâng theo và cùng làm với lão Hòa thượng.
Trong khoảng thời gian hai người đang dời chất gạch, pháp sư Ấn Chí lại nhiều lần phái người đến mời lão Hòa thượng dùng cơm, lão Hòa thượng đều không đồng ý, vẫn tiếp tục làm việc như vậy. Tuy rằng vị này biết lão Hòa thượng không lâu, nhưng anh đã ở tự viện hơn ba tháng rồi, anh cảm thấy khó hiểu. Bình thường lão Hòa thượng không phải ngang bướng như vậy, sao mấy ngày nay lại trở thành cố chấp như vậy chứ?
Sau khi lão Hòa thượng vãng sanh, pháp sư Ấn chí chuẩn bị mua gạch để xây tháp cho lão Hòa thượng. Cho đến lúc này mọi người mới hiểu được sự dụng tâm của lão Hòa thượng. Thì ra Ngài không muốn lãng phí, Ngài dời những viên gạch đổ nát, là dùng để xây tháp mộ cho chính mình.
Lão Hòa thượng trước giờ không muốn làm phiền người khác. Những việc bản thân có thể làm thì tự mình làm, ngay cả việc hậu sự, Ngài cũng tận khả năng để tự mình an bài thỏa đáng.
Bốn ngày trước khi lão Hòa thượng Hải Hiền vãng sanh.
Ngày 13 tháng 1 năm 2013, cư sĩ Vinh và cư sĩ Lưu của niệm Phật đường Nghĩa Ô một nhóm năm người, từ Nam Dương đến chùa Lai Phật huyện xã Kỳ thăm hỏi lão Hòa thượng Hải Hiền 112 tuổi. Chính vào ngày này, lão Hòa thượng nhìn thấy quyển sách “Nếu muốn Phật Pháp hưng, duy chỉ có Tăng khen Tăng”.
Khi mọi người muốn rời khỏi, lão Hòa thượng và mọi người lưu luyến chia tay. Họ đi đến trước xe, lão Hòa thượng cũng tiễn đến trước xe, lúc này những người này lại lần nữa đảnh lễ cáo biệt lão Hòa thượng.
Lão Hòa thượng lớn tiếng nói với họ: “Phải niệm Phật đó, còn lại đều là giả!” Sau đó lão Hòa thượng lại một lần nữa không ngại phiền mà nói chi tiết bản thân niệm Phật như thế nào. “Ba giờ sáng hằng ngày tôi thức dậy lạy Phật, có lúc thì một giờ đã thức dậy niệm Phật, niệm 20 phút trước tượng Phật, sau đó nhiễu Phật, tiếp theo lại ngồi xuống niệm, có khi niệm lên tiếng, có khi không lên tiếng, thời gian nhiều hơn là niệm thầm, Phật lúc nào cũng ở trong tâm.”
Lão Hòa thượng tiếp tục dặn dò họ: “Bất cứ lúc nào cũng không được thêm phiền phức cho người khác! Bình thường họ bới cơm cho tôi, nhiều cũng được, ít cũng được, tôi không hề nói gì. Có bao nhiêu ăn bấy nhiêu. Nếu không người khác phải chạy tới chạy lui. Tôi không muốn làm phiền người khác.”
Lão Hòa thượng dặn dò mọi người “phải niệm Phật, còn lại đều là giả”, câu nói này chính là miêu tả bản thân lão Hòa thượng Hải Hiền, trong tâm chỉ có một câu A Di Đà Phật. Ngoại trừ A Di Đà Phật, việc gì Ngài cũng không để trong tâm. Đây là người niệm Phật chân chính.
Lão Hòa thượng từng giờ từng khắc dạy người khác: “Chăm chỉ niệm Phật, thành Phật là thật, còn lại đều là giả.” Đây là câu nói hay nhất của lão Hòa thượng Hải Hiền để lại cho chúng ta, là một câu nói mà đáng để chúng ta nghiêm túc học tập. Chỉ có niệm Phật là thật, chỉ có vãng sanh Thế giới Cực Lạc làm Phật là thật, còn lại toàn bộ là giả, không có gì là thật cả. Trên Kinh Kim Cang nói “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, “Nhất thiết hữu vi pháp như mộng huyễn bào ảnh”; trên Kinh bát Nhã nói “Nhất thiết pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”.
Pháp sư Tịnh Không đã từng nói: “Nhất định phải biết rõ, cái giả bất khả đắc, cái thật cũng bất khả đắc. Vì sao vậy? Trong cái thật không có tướng, không có hiện tượng vật chất. Đây là nói tự tánh, tự tánh thanh tịnh, không có tướng; tự tánh không sanh không diệt, bên trong không có hiện tượng vật chất, không có hiện tượng tinh thần (tức là không có niệm), cũng không có hiện tượng tự nhiên. Vì vậy bất khả đắc. Tự tánh năng hiện vạn pháp, đại sư Huệ Năng nói rõ ràng nhất, ‘Hà kỳ tự tánh, năng sanh vạn pháp’. Quý vị thật sự hiểu rõ thì sẽ niệm Phật thôi, chỉ để danh hiệu ‘A Di Đà Phật’ ở trong tâm, không có tạp niệm, không có vọng tưởng. Tại sao? Vọng tưởng, tạp niệm đều là lục đạo luân hồi. Điều này phải biết rõ. Vọng tưởng, tạp niệm không đoạn, thì lục đạo luân hồi không đoạn, quý vị không ra khỏi. Vọng tưởng, tạp niệm không còn nữa, quý vị muốn khi nào đi thì khi đó sẽ đi. Thật sự tự tại, lúc ra đi rất tiêu diêu.”
Ngày 17 tháng 1 năm 2013, ngày cuối cùng trước khi lão Hòa thượng Hải Hiền vãng sanh.
Ngày này lão Hòa thượng Hải Hiền nói với một vị cư sĩ, Ngài mơ thấy anh của Ngài đến tìm Ngài cầu siêu độ, bèn hy vọng có thể an táng hài cốt ở quê hương. Buổi chiều, lão Hòa thượng và các đệ tử ở trước tự viện đào xới rau củ, không ngừng làm đến trời tối. mọi người đều khuyên Ngài nghỉ ngơi. Pháp sư Ấn Xuyên hỏi Ngài: “Sư phụ, thầy vẫn làm sao?”
Lão Hòa thượng trả lời rằng: “Ta làm không nổi thời gian lâu như vậy, sắp làm xong rồi.” Ngài làm xong lại nói: “Công việc này ta làm xong rồi. Sau này tôi sẽ không làm nữa.” Người khác nghe giống như là câu nói rất bình thường, không ngờ đêm hôm đó Ngài đi rồi. Sau này nghĩ lại mới biết trong lời nói của lão Hòa thượng có hàm ý. Chập tối, pháp sư Ấn Chí và vài vị cư sĩ đang ở giảng đường xem đĩa Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa do pháp sư Tịnh Không giảng giải, nghe thấy lão Hòa thượng trong thất của mình dẫn khánh niệm Phật. Thường ngày vào giờ này lão Hòa thượng cũng sẽ ở thất thắp nhang, lạy Phật, dẫn khánh niệm Phật, nhưng mà thời gian đánh khánh rất ngắn. Hôm đó thời gian đánh khánh dài hơn nhiều so với ngày thường. Một vị cư sĩ đang nghe kinh cảm thấy có chút hiếu kỳ, liền hỏi một vị đồng tu bên cạnh: “Sao hôm nay lão Hòa thượng không ngừng đánh khánh niệm Phật vậy?” Tuy hỏi như vậy, nhưng vẫn không để sự kỳ lạ này ở trong tâm nhiều.
Sau khi ăn xong cơm tối, lão Hòa thượng vẫn như thường ngày nghỉ ngơi rất sớm. Nửa đêm một giờ mấy rạng sáng, có vị cư sĩ thường trụ ở tự viện thức dậy đi vệ sinh, nhìn thấy đèn trong thất của lão Hòa thượng đã sáng. Sáng sớm ngày hôm sau sau khi mọi người xong thời khóa sáng, pháp sư Ấn Thuyên dâng cơm cho lão Hòa thượng. Ngài ở bên ngoài gọi lão Hòa thượng, nhưng không có ai trả lời. Mở cửa vào nhìn thấy lão Hòa thượng đang nằm trên giường, y phục xếp lại rất chỉnh tề để ở trên giường. Bình thường lão Hòa thượng tuyệt đối không ngủ nướng, y phục cũng không gọn gàng đến như vậy.
Pháp sư Ấn Thuyên gọi mấy lần cũng không thấy lão Hòa thượng có phản ứng, Ngài đến gần một chút, phát hiện lão Hòa thượng đã an tường mà vãng sanh rồi. Pháp sư Ấn Chí nói: “Gương mặt tươi cười, mặt cũng rất hồng hào”.
Bởi vì bô tiểu của lão Hòa thượng đã để trong nhà vệ sinh, vì vậy có thể nhận định là sau khi lão Hòa thượng công phu thời khóa sáng, lại nằm lên trên giường.
Ngày 17 tháng 1 năm 2013, mùng 6 tháng chạp năm Nhâm Thìn, lão hòa thượng Hải Hiền 112 tuổi thân không đau bệnh, an tường thị tịch.
Lão Hòa thượng biết trước ngày giờ, tuy rằng Ngài không nói ra rõ ràng, nhưng vẫn để lộ chút tin tức với lão hộ pháp cư sĩ Hoàng của chùa Lai Phật. Mười mấy ngày trước khi lão Hòa thượng vãng sanh, nói với cư sĩ Hoàng: “Hai hôm nay Lão Phật Gia lại dặn dò tôi, kêu tôi lập tức phải đi. Không quá một tháng thì tôi đi rồi.” Ngài không nói là ngày nào, thực ra Ngài đã biết, chỉ là Ngài không nói. Có cư sĩ tình nguyện trợ niệm cho Ngài, Ngài không cần, nói “tôi tự mình đi được”. Ngài không để người khác trợ niệm là sợ người khác chướng ngại Ngài, lâm chung sợ nhất không giữ được chánh niệm.
“Một ngày không làm, một ngày không ăn”, lão Hòa thượng thật sự có trách nhiệm. Buổi tối phải đến Thế giới Cực Lạc rồi, ban ngày vẫn làm việc cả ngày, lợi ích chúng sanh. Không ai ngờ rằng Ngài sẽ vãng sanh, thân thể sức khỏe của Ngài còn rất tốt, đầu óc sáng suốt, không có chút hồ đồ.
Lão Hòa thượng Hải Hiền 20 tuổi xuất gia, sư phụ chỉ dạy Ngài một câu “A Di Đà Phật”. Dạy Ngài phải luôn niệm, Ngài lão thật, nghe lời, thật làm, câu Phật hiệu này đã niệm 92 năm. Câu tục ngữ “thiện thủy thiện chung” này chúng ta đã nghe nói, nhưng chưa từng thấy qua. Người đã có thể thiện thủy lại còn có thể thiện chung không nhiều, không ngờ chúng ta nhìn thấy ở lão Hòa thượng này rồi.
Trích Cuộc Đời Hòa Thượng Hải Hiền
Chuyển ngữ: Diệu Âm Diệu Hiệp
Xá lợi toàn thân của HOÀ THƯỢNG HẢI HIỀN
< NHỤC THÂN CỦA HOÀ THƯỢNG HẢI HIỀN ĐÃ ĐƯỢC ĐƯA VÀO LỒNG KÍNH >Ngài là một minh chứng chắc thật cho pháp môn niệm Phật, nương vào Phật lực vãng sanh Cực LạcMời quý vị chi.a s.ẻ để giúp người hữu duyên phát khởi tín tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ ️🍀 NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏
Posted by Phật Pháp & Đời Sống on Saturday, June 8, 2019
Xem thêm hình ảnh xá lợi toàn thân của hòa thượng sau khi vãng sanh:
Niệm Phật hóa giải nạn ma quỷ dựa thân
Cư sĩ Trần Phi Lâm nguyên quán là người Khê Hồ ở Chương Hóa. Vào thời Nhật chiếm cứ, sớm đã vượt trùng dương, đi đến địa phương sông Tùng Hoa, nước Cáp Nhĩ Tân ở Đông Bắc, làm việc ở cục Bưu Chính, vào năm hai mươi tám tuổi kết hôn với người con gái ở vùng đó tên là Đường Cảnh Hòa, năm sau sanh ra đứa con gái đặt tên là Nguyệt Hương, bà ngoại và cả nhà rất là thương yêu. Nguyệt Hương có thể nói là một đứa con may mắn, vừa mới sanh, đúng vào lúc kháng chiến thắng lợi, Đài Loan được thu hồi trở lại, trả về cho bờ cõi của tổ quốc, cư sĩ Phi Lâm liền dắt vợ con trở về cố hương, làm việc ở hãng đường.
Vào hồi năm năm trước đây, có một hôm bà Trần bỗng nhiên đau bụng dữ dội, Trần cư sĩ nói: từ hồi kết hôn đến nay chưa từng thấy qua cô ta đau đớn như thế, liền mời về mấy vị Đông y Tây y chích thuốc, bổ thuốc, dùng các cách trị liệu đều không thấy hiệu quả! Lúc cả nhà đang bó tay, bà Trần bỗng nhiên từ trên giường bệnh bò dậy dường như chẳng có bệnh gì hết, ngồi trên ghế dựa nói chuyện, bà ta dùng quốc ngữ khẩu âm miền Đông Bắc nói: “Mau mau đi kêu cháu Nguyệt Hương lại đây, tao muốn thăm nó, do vì cách nhau đã mười tám năm rồi, tao rất nhớ nó, mau mau đi kêu nó đi!”. Lúc đó Nguyệt Hương đã lấy chồng, cũng may là ở gần, vừa kêu liền đến, đi đến trước mặt mẹ liền kêu: “Má à! Má kêu con lại có việc gì vậy?”. Mẹ của Nguyệt Hương liền nói: “Tao không phải là má mày, tao là bà ngoại mày, mười tám năm không gặp mày rồi, nên rất muốn xem mày ra sao”. Nguyệt Hương liền hỏi: “Bà ngoại, bà ăn cơm rồi chưa?”. “Tao ăn rồi”. Nguyệt Hương hỏi tiếp: “Bà ngoại! Con cúng cho bà ngoại một bài vị được không?”. Bà Trần lại đáp: “Không cần! Không cần!”. Cư sĩ Trần Phi Lâm thấy tình trạng đó, biết là mẹ vợ dựa, liền dùng Phật pháp khai thị cho bà rằng: “Má à! Má đã đọa lạc vào quỷ đạo, chắc chắn phải là khổ sở lắm, má nhất định phải niệm A Di Đà Phật, cầu sanh Tây phương Cực lạc thế giới, mới có thể lìa khổ được vui, con chỉ cho má niệm, má phải niệm theo con. Bèn chắp tay lại niệm “Nam mô A Di Đà Phật”
Trần cư sĩ nói, anh ta lúc đó chắp tay dùng tâm chí thành niệm, niệm chưa được hai mươi câu vạn đức hồng danh Thánh hiệu A Di Đà Phật, bà Trần bèn tỉnh táo trở lại, sức khỏe cũng được an nhiên, vẫn dùng tiếng Đài Loan như trước giờ, nói chuyện hỏi mọi người: “Mấy người đông như thế này xúm lại đây làm cái gì vậy?”. Trần cư sĩ liền hỏi bà ta: “Vừa rồi má của em đến nói cái gì em có biết không?”. Bà Trần nói không biết một chút gì hết. Trần cư sĩ hỏi tiếp: “Em vừa rồi bụng đau dữ dội như thế, bây giờ thế nào rồi?”. Bà Trần nói: “Em đâu có đau bụng đâu!”.
Nghe nói từ ngày hôm đó đến giờ bà Trần và cả nhà đều bình an vô sự, hưởng được sự an lạc tự nhiên của một gia đình Phật tử thuần thành.
Trích: Những Chuyện Niệm Phật Cảm Ứng Mắt Thấy Tai Nghe
https://drive.google.com/open?id=1Sw1a5SgdOqegTVwpZ8vUjNi5ad8sUDzL
Con xin sư thầy hiện nay con đang ở nước dai Loan con có sự hứong giẩn 1cô ,cô này là nguoi dai Loan cô ấy co chỉ con tụng 1bài kinh bằng tiếng hoa con đọc được nhưng còn chử sâu quá con khong hieu ,hoàn toan khong hieu đọc được nhưng những chứ đó khong có thuong dùng Nen con khong hieu ,vay con tiep tục tụng có ket qả j khong,hay là con Nen về viet nam vo chùa thỉnh kinh qua đây tụng ,tụng kinh có cần bàn phật và rỏ mỏ khong ạ chỗ con ở hiện nay ở trọ nen khong có bàn phật ,nhưng cô ở đây cỗ nói khong cần rỏ mỏ và bàn phật chỉ cầncó tâm ở dau cung tụng dc ,và moi lần con trước khi tụng con cần phải khẩn vái như thế nao ,riêng con có trì chú dai bi bằng tiếng viet con có thuộc chú đai bi cho con xin hoi mỏi lần trước khi trì chú con phải vai như the nao cho đúng,…con xin các thay co chỉ dạy cho con ,con xin cam on
Di Đà Phật
Bạn Ngọc Mai!
MD xin chia sẻ cùng bạn những ý sau:
-Bạn đang tụng Kinh nhưng bạn có biết Kinh này là Kinh gì không? Kinh Phật thuyết hay loại Kinh nào khác? Nếu biết chắc là Kinh Phật, bạn trì tụng bằng tiếng hoa và có đoạn bạn hiểu nghĩa, đoạn khác bạn lại không hiểu nghĩa thì việc trì tụng này khó đem lại cho bạn sự lợi lạc bởi tâm bạn không hề định.
-Bạn đã vạch rõ mục đích của việc trì Kinh, niệm Chú chưa? Nếu như miệng bạn trì niệm mà bạn tâm bạn chẳng hướng, việc này cũng giống như là chuẩn bị một ít tư lương ra đi mà không rõ mình sẽ đi đâu, đến đâu vậy.
Khi bạn trả lời câu hỏi trên, các đạo hữu nơi đây sẽ có những hướng dẫn, chỉ bảo làm sao để hết thảy việc tụng Kinh, niệm Chú được lợi lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật
AI LÀ NGƯỜI MÀ BẠN CÓ THỂ NƯƠNG TỰA?
Khi cái chết nó đến, cha mẹ không thể cứu bạn, con cái cũng không thể cứu bạn, bạn dùng mắt nhìn những người xung quanh đứng bên cạnh mình ai là người mà bạn có thể nương tựa! Nương nhờ? Chỉ có A DI ĐÀ PHẬT mới có thể cứu độ bạn, nhiếp thọ bạn, bảo vệ và thành tựu cho bạn. Điều này chẳng phải đã rõ ràng lắm rồi chăng? Sanh tử đại sự không ai có thể giúp mình, chỉ có thể nương nhờ PHẬT A DI ĐÀ giúp ta vãng sanh Thế Giới Cực Lạc.
Khi đã hiểu rõ điều này và đã lựa chọn rồi thì phải nhất tâm nhất ý (một lòng một dạ) niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Thật sự là không còn con đường thứ hai nào khác cho chúng ta nữa! Không còn địa điểm thứ hai nào khác cho chúng ta nương về! Muôn ngàn lần hãy trân quý trong lúc mắt ta còn sáng chân ta còn bước đi được, tinh lực vẫn còn, thể lực đang khỏe mạnh, gấp rút đem hết thân tâm nương tựa vào A DI ĐÀ PHẬT, khẩn cần Phật thương xót, từ sáng đến tối tha thiết cầu nguyện với Ngài một cách liên tục không bỏ phí một giây phút nào.
Nếu như không trân quý Pháp môn này, không nương tựa một cách vững chắc, khó mà tránh được sự sai lầm một cách hồ đồ, suốt ngày từ sáng đến tối sống qua loa qua ngày, chớp mắt là mấy năm qua mau, đến sau cùng bệnh tật giày vò tấm thân, nằm liệt trên giường miệng muốn niệm Phật không ra tiếng, muốn nghe theo tiếng Phật hiệu nghe không rõ, lúc này hối hận thì đã muộn rồi, cơ hội đã vụt mất rồi.
Nên thường xuyên suy nghĩ, thời gian còn lại của mình không còn nhiều nữa, giống như ngọn đèn tàn trước gió, có thể bị dập tắt lúc nào không hay, lại như hạt sương trên cỏ, mặt trời vừa ló dạng, sương mù liền tan, liền bốc hơi hoặc như bọt bóng trên mặt nước, gió vừa thổi liền bị vỡ tan hoặc như tia lửa của cục đá mài vừa xẹt ra thì hết ngay, cái thân thể hư giả này về tuổi xế chiều, tùy thời có thể bị hủy hoại, không sáng thì tối! Không thể không nóng lòng chột dạ.
Đời người nhiều lắm chỉ một trăm năm. Nay đã đến tuổi già rồi, phải mở rộng tâm ra nhìn thấu thế gian này như một vở tuồng, có gì là thật đâu. Trên sân khấu có thể đóng nhiều vai trò khác nhau, có vai nào là thật? Toàn là giả tạm.
Cuộc đời chúng ta cũng vậy, cũng đang diễn kịch, đóng vai vợ chồng, vai mẹ con, vai trò gia đình, các loại sự nghiệp! Nay đã già rồi nên biết mọi thứ trên đời đều như một vở tuồng, không thật chút nào, chớ có cố chấp.
Thời gian của tuổi già không còn nhiều nữa, có thể chỉ năm, ba năm, với thời gian ngắn ngủi này phải sống như thế nào? Phải lấy câu A DI ĐÀ PHẬT tiêu khiển thời gian, lấy Thế Giới Cực Lạc làm quê hương để ta nương về. Ngày nay niệm Phật mai sau vãng sanh Tây Phương, đây là việc vui sướng biết dường nào! Hạnh phúc biết bao! Nghĩ như vậy thường sinh tâm hoan hỷ, không nên sanh phiền não.
Nếu như gặp việc gì không vừa ý tâm phiền não khởi lên lập tức chuyển tâm qua cầu A DI ĐÀ PHẬT, nhanh chóng niệm lên câu Phật hiệu xong tự phản chiếu và nghĩ: ta là người trong thế giới của A DI ĐÀ PHẬT, sao lại có thể giống như người thế gian? Nghĩ như vậy ta có thể chuyển giận thành vui, vui vui vẻ vẻ niệm A DI ĐÀ PHẬT, A DI ĐÀ PHẬT! Chuyện đời chớ có xen vào, lo âu nhiều quá, chớ tranh hơn thua với người, làm được như vậy mới là người có trí tuệ! Tự mình được hưởng an lạc, tự tại.
Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng
Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên
Trích từ sách “NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN”
(TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA)
Học Phật quan trọng nhất là phải giữ được cái tâm ban đầu, chẳng để cho nó lui sụt! Giữ gìn như thế nào? Hằng ngày phải nghe kinh, hằng ngày phải đọc kinh. Ba ngày chẳng đọc kinh, quý vị nhất định bị lui sụt.
HT Tịnh Không
Nam mô quán âm bồ tát
Con đã nhịn đc việc thu dâm được hơn 1 năm nhưng hôm nay con lại để cơn dâm nên mạnh liệt, làm còn gần thủ dâm, con cam thấy bất lực quá các thầy cô ạ
Xin thầy cô giúp con
Chào bạn Nguyễn Đăng khiêm
Việc thủ dâm có rất nhiều tai hại
– Hao tổn âm đức
– Hại Sức khỏe
– làm ảnh hưởng đến tinh thần tâm trí của bản thân
Vì vậy để không bị thủ dâm nữa, thì tốt nhất bạn nên chơi thể thao( tùy theo sức khỏe, thời gian và môi trường sống và làm việc của mình), ngoài ra tham gia các câu lạc bộ cũng sẽ giúp bạn quên đi những ám ảnh của việc thủ dâm. Nếu bạn đọc sách Âm luật vô tình hay Dục Hải Hồi cuồng hay Thọ khang bảo giám thì sẽ thấy tác hại vô cùng tận của việc thủ dâm
Nếu cần sách thì bạn có thể liên hệ qua dt với mình: 0915116885.
Rất mong bạn tinh tấn
nếu chúng sanh nào nhiều dâm dục nóng giận
thường niệm danh hiệu quán âm, dâm dục nóng giận sẽ hết
người nhiều dâm dục quỹ ăn tinh sẽ luôn theo
người nhiều dâm dục, học hành công ăn việc làm, quan hệ xã hội..mọi thứ dần dần sẽ tiêu tan
hãy nên cảnh tĩnh
BỒ TÁT GIẢ CÂM
Vào thời quá khứ rất xa, có một vị thái tử con vua Ba La Nại tại Ấn Độ, tên là Mộ Phách. Năm ấy, thái tử được 13 tuổi, bỗng nhiên không nói chuyện, giống như người câm điếc không khác gì pho tượng.
Nhà Vua chỉ có một mình thái tử, được người trong cả nước đều yêu kính, không bao lâu nữa thái tử sẽ là người kế thừa ngôi vua. Vua cha trông thấy thái tử, tuy có ăn cơm, mặc áo nhưng không hề biết kêu la lạnh đói; tuy mắt thấy tai nghe, song giống như không nghe thấy. Trước đây thái tử là một người bẩm tính thông minh, lanh lợi nhưng nay lại giống như người đá. Nhà vua âu sầu, lo lắng khôn cùng.
Bấy giờ, nhà vua mời các Bà La Môn tướng số nổi tiếng, hỏi họ rằng: “Thái tử vì sao trước đây nói chuyện được, mà nay lại không biết nói?”.
Các thấy tướng thưa: “Tâu bệ hạ, tướng mạo thái tử tuy đoan chính, nhưng trong tâm ẩn giấu điềm xấu, sớm muộn gì cũng hại cha mẹ, làm mất nước, nhà tan. Hiện nay, thái tử bị như vậy, chắc không lâu sau, sẽ đem đến những hậu quả rất nghiêm trọng”.
Thầy tướng lại nói: “Sở dĩ bệ hạ không sinh được nhiều thái tử, đều do thái tử đây làm trở ngại. Muốn tiêu trừ những tai ương này, chỉ có cách là đem chôn sống thái tử, mới có thể làm cho nước nhà cường thịnh, lại sẽ sinh thêm nhiều thái tử. Nếu không làm như vậy, thì bệ hạ cùng với quốc gia sẽ gặp nguy hiểm”.
Nhà vua nghe nói liền tin lời yêu mị của tướng sư, nên trong lòng lo buồn, đứng ngồi không yên. Khi ấy, vua liền triệu tập các đại thần thân tín để bàn luận việc này. Quan thần trong triều đề nghị đem thái tử bỏ vào rừng sâu, hoặc nhấn chìm xuống sông biển.
Có một vị quan thần đề nghị: “Chúng ta có thể tìm một nơi đồng trống, tạo một nhà mồ dưới lòng đất sâu, đem thái tử nhốt trong mộ ấy, phái năm người đi theo để trông coi việc ăn uống cho thái tử”. Nhà vua bất đắc dĩ phải chấp nhận lời đề nghị ấy, song nghĩ đến tình cha con sâu nặng, mà đau xé ruột gan.
Quốc vương cùng các đại thần thương lượng cách xử lý thái tử.
Lúc ấy, trong lòng thái tử ngậm ngùi xót xa, chỉ vì không nói chuyện mà bị mọi người đối xử tàn nhẫn, nhưng vẫn không có niệm oán trách mọi người.
Hoàng hậu khi hay tin ấy, thương khóc khôn xiết đấm ngực nói: “Con ta mạng sống mong manh, tuổi đời chưa được bao nhiêu đã gặp phải tai ương!”. Bà than thở phàm làm mẹ mà khi con mình gặp nạn cũng không có quyền giúp đỡ, đành lau lệ đi dọn quần áo, châu báu, anh lạc, vật dụng cá nhân mà hằng ngày thái tử thường dùng đưa người hậu cận mang theo đến mộ. Bà lại còn chọn lựa năm người hiền lành, chất phác dặn dò họ nhớ chăm sóc thái tử thật tốt.
Nhà vua cho xe chở thái tử đến ngôi mộ nơi đồng vắng, khi ấy, ngôi mộ vẫn chưa làm xong. Thái tử Mộ Phách đang ngồi trên xe, khởi nghĩ: “Phụ vương và mẫu hậu đều cho ta là người câm, giống như cây đá không khác. Nhưng họ không biết sở dĩ ta không nói, là vì muốn thoát khỏi tai hoạ của khẩu nghiệp, để được an ổn tu hành. Hiện nay, phụ vương bị người xấu lừa gạt, nếu ta không đính chính thì sau này còn nguy hại đến nhiều người có hoàn cảnh giống như ta”.
Bấy giờ thái tử ung dung đi xuống dòng suối tắm rửa, mặc y phục mới và đeo chuỗi anh lạc trang sức thân tướng thật đẹp. Sau đó, đi đến bên ngôi mộ đang xây, hỏi những người đang xây mộ: “Các ông đào hầm làm chi vậy?”.
Những người công nhân đáp: “Nhà vua có một vị thái tử tên Mộ Phách, mới 13 tuổi mà bị điếc, câm, chúng tôi được lệnh xây mộ này, để nhốt thái tử vào trong đây”.
Thái tử nói: “Ta chính là Mộ Phách”.
Nhưng công nhân ấy không tin, nên chạy đến kiệu của thái tử cách đó không xa để xem xét, thì thấy trong kiệu không có ai cả. Mọi người đi trở lại ngôi mộ, nhìn kỹ tướng mạo, lời nói, cử chỉ của thái tử, đều giống như người thường, đâu phải như lời đồn đại, khiến họ cảm thấy lạ lùng.
Thái tử hỏi: “Các ngươi đã quan sát ta có phải là quỷ ma hay không? Tướng mạo đoan chính, tinh thần bình tĩnh, hiền lành, có phải là đứa con hại cha mẹ, hại đất nước hay không? Vì sao mọi người lại dễ tin vào lời nói sai lạc của thầy tướng, đào xây nhà mồ này để chôn sống ta như thế?”.
Bằng lời nói hoà nhã, cử chỉ khoan thai, thái tử đã xoá tan hết lòng nghi kị của mọi người, họ hoảng sợ, quỳ xuống lạy cầu xin thái tử tha tội.
Lúc ấy, mọi người đều khuyến thỉnh thái tử hồi cung. Thái tử nói: “Ta đã bị bỏ rơi, nên không còn muốn trở về hoàng cung nữa”.
Nhóm tuỳ tùng lập tức phi ngựa về cung bẩm báo. Quốc vương, hoàng hậu hay tin, tức khắc lên xe ngựa chạy nhanh ra ngôi mộ để tìm con. Vua đang trên đường đi tới, thì ở đây thái tử nghĩ: “Ta đã thoát ly được sự ràng buộc trong cung, đây là cơ hội tốt, để cho ta nhất tâm tu hành”.
Không bao lâu, xe kiệu của nhà vua và mẫu hậu đến. Từ xa, vua cha nhìn thấy thái tử ngồi ngay thẳng dưới gốc cây, lời nói nhẹ nhàng, trong lòng vua cảm thấy hân hoan vô kể, liền đi đến giục thái tử về cung.
Mộ Phách kinh sợ thối lui vài bước, chắp tay thưa với phụ thân và mẫu hậu:
“Con sinh ra đời được 13 năm, biết được những việc lành dữ xảy ra trong nhiều kiếp trước, như xảy ra trước mắt, không hề quên sót dù là việc nhỏ nào”.
Mộ Phách nói tiếp: “Xưa kia, có một kiếp con đã từng làm Vua nước lớn, tên là Tu Niệm. Con dùng nhân từ cai trị đất nước, tu tất cả điều lành. Những dụng cụ giết người, con cấm tuyệt không cho dùng; ban cho mọi người lòng nhân ái, cứu giúp kẻ gặp khốn cùng. Khi ấy có nhiều vua nước nhỏ thấy lòng từ bi rộng lớn, đức đại hỉ xả của Vua Tu Niệm, một lòng cảm ân mến đức, chân thành kính vua. Vua Tu Niệm mở một đại yến tiệc lớn để chiêu đãi vua các nước. Người đầu bếp chuẩn bị các món ăn cao lương mĩ vị, nên cần phải giết đến sáu loài súc vật khác nhau với số lượng rất nhiều, bèn bẩm nên vua Tu Niệm. Vua Tu Niệm xưa nay vốn nhân từ không sát sinh, chỉ vì muốn đãi khách quý, đối với việc này chẳng dừng được nữa, nên đành phải gật đầu đồng ý.
Bởi vậy mà tạo nghiệp, mạng chung vua bị đoạ xuống địa ngục, để đền lại nợ sát sinh ngày trước. Phải chịu tội bị chưng nấu hơn sáu vạn năm, đau khổ khó nhẫn nổi, kêu cứu cũng không có người giúp được, muốn chết cũng không được, không ai có thể chia sẻ nỗi khổ của con lúc ấy. Khi chịu tội địa ngục xong, trả hết quả báo, con mới được sinh làm người.
Con mỗi khi nghĩ tới chuyện này thì trong lòng run rẩy, đổ mồ hôi lạnh… Cho nên, con đời này muốn trầm mặc không nói, miễn trừ dơ bẩn, trốn tránh cõi trần, cách ly thế tục. Nhưng mà, con vừa rồi lại lo lắng, nếu như không nói, bị phụ vương chôn sống, sợ phụ vương vì vậy mà chịu tai hoạ, rơi vào địa ngục vĩnh viễn không ngày ra. Con không muốn phụ vương tạo nghiệp nên mới nói.
Bản thân con, không muốn làm quốc vương, bởi nhìn thấy chuyện thế gian chỉ như giấc mộng, vui thiếu khổ nhiều, phiền não muôn mối. Bởi vậy, người có trí tuệ đều cho rằng, quốc gia, tiền bạc châu báu, ân ái những điều này là liên lụy, các loại dục niệm đều là phiền nhiễu. Đời này, con vì mong cầu dứt tất cả mọi đau khổ, nên quyết tâm xuất gia học Phật. Nhân sinh tựa như lục bình, không có gì có thể vĩnh viễn”.
Vua cha hiểu được tâm chí dứt khoát của thái tử, cũng đồng ý cho xuất gia tu Đạo. Thái tử bỏ qua vương vị, không màng thế sự, một lòng dốc lòng học Đạo, tu Bồ Tát Đạo, tịnh Bồ Tát hạnh, công đức ngày càng tích lũy.
Trải rất nhiều kiếp tu tập như thế, về sau vị Bồ Tát ấy tu thành Phật quả, trở thành bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thầy của Trời – người, hiệu là Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nguồn: Thegioivohinh / Secretchina
A Di Đà Phật
Mọi người ơi con xin trình bày đôi dòng và cho con biết có phải là con đang gặp chướng ngại không,hình như con đi sai đường rồi phải không. Dạo gần đây tâm con luôn bất an làm việc gì cũng không thấy hứng thú hay ý nghĩa nữa,làm gì cũng có cảm giác tạm bợ không chắc chắn mọi việc dù nhỏ con cũng thấy khó khăn, đối với con cảm giác như cuộc đời này sắp hết lúc nào con cũng vội vàng chạy đua với thời gian làm việc cho nhanh như để kịp cái gì đó nhưng con cũng không biết là cho kịp cái gì nữa mặt khác con lại thấy ở trần gian này thật chán nản cảm giác cô đơn lạnh lẽo u ám bao trùm tâm con nhìn về tương lai con thấy toàn những tháng ngày dài đăng đẵng với bao sự khổ đau đang chờ phía trước nào là thất nghiệp,cô đơn không ai bên cạnh ,gìa nua bệnh tật và con lại nghĩ đến việc niệm Phật của mình ko biết bao giờ mới được gặp đức A Di Đà con thấy mơ hồ quá.Con xin lại nói về thực tại có lẽ con đã quá sai rồi khi mình quá chắc chắn “ỷ”lại rằng có một thế giới Cực lạc để về nên mọi chuyện ở thế gian này con đều “phũ” bỏ ,ngay cả cảm xúc của mình con cũng “đóng băng” luôn buồn hay vui con cũng không cảm nhận được nữa mà con cứ cho đó là tâm thanh tịnh để giờ đây con giống như người vô cảm do đó con thấy cuộc sống thật chán ngắt chỉ muốn “đi”sớm nhưng ko đi được. Và bây giờ con xin nói ra lời này có gì tội lỗi con xin sám hối đó là con sợ nghĩ đến việc niệm Phật vì khi niệm Phật tâm con lại nghĩ về việc vãng sanh nghĩ về đủ thứ bây giờ con muốn dừng lại quay về như trước kia vui buồn bình thường của một kẻ phàm phu nhưng một mặt lại không đành dừng lại lại muốn tiếp tục niệm Phật vì sợ lỡ mất cơ hội nhưng con chỉ có niệm Phật với ăn chay không thôi ,con không có thờ Phật ko gì hết.nói chung là tâm con nữa này nữa nọ không dứt khoát con cứ lơ lơ lửng lửn. Bây giờ con phải làm sao để sống bình thường như bao người,làm sao để tâm con an lạc đây.
Mình cảm giác như bạn đang sống và đối diện cuộc sống quá gò bó. Phật Pháp không dời thế gian đâu bạn, bạn đừng nghĩ là theo đạo Phật thì phải ruồng bỏ hết mọi thứ, như vậy thì rất là tiêu cực. Học Phật không những giúp mình mà còn phải giúp những người khác cùng được thành tựu như mình, đó cũng chính là tông chỉ Đức Phật đã chỉ dạy. Bạn niệm Phật thì tập chung vào câu Phật hiệu thôi, đừng tưởng tượng hay nghĩ ngợi điều gì khác, như vậy mới gọi nhất tâm. Niệm xong thì hồi hướng vãng sanh Tây Phương là được rồi. Đâu phải vừa niệm vừa nghĩ về Tây Phương. Cuộc sống của người Phật tử nên tùy duyên mà làm, hạn chế phan duyên. Bạn cầu sanh Cực Lạc mà vẫn lo cuộc đời sau này sẽ cô đơn hay thất nghiệp thì lại sinh ra hai tâm trái ngược nhau rồi. Bạn đừng cố chấp hay cứng nhắc vào những gì trong đầu bạn nghĩ ra vì chưa chắc những suy nghĩ đó là đúng đắn, bạn tu Pháp môn nào thì cứ y thế mà thực hành, chỉ sợ bạn làm chưa tới hoặc sai cách mà thôi. Bạn làm theo lời Phật dạy thì Phật luôn gia trì cho bạn, những điều không hay không tốt bạn gặp phải hãy coi như nghiệp mình phải trả, vui vẻ đón nhận là bạn trả xong rồi đó. Sau này thì nhẹ rồi, việc còn lại tập chung niệm Phật thôi. Chúc bạn an lạc!
Vô thường chợt đến, mạng sống mong manh không biết lúc nào ra đi.
Buông lời phỉ báng người khác chết tái sanh làm ngạ quỷ khổ sở muôn trùng
Như kinh Hộ Khẩu dạy rằng:
“Có một ngạ quỷ thân hình xấu ác, thấy phải rùng mình, không ai không sợ. Thân xuất lửa dữ như đám cháy lớn. Trong miệng có sâu dòi rúc ra mãi mãi, máu mủ tanh hôi, đầy cả thân hình, mùi thối bay ra, không ai có thể đến gần. Miệng khạc ra lửa, thân phần lửa đốt, cất tiếng kêu khóc, tuông chạy cùng khắp.
Bấy giờ có ngài Mãn Túc La hán hỏi Ngạ quỷ rằng:
“Xưa kia ngươi mắc phải tội gì mà nay chịu khổ như thế?”
Ngạ quỷ đáp rằng:
“Tôi ngày xưa đã từng làm sa môn, tham đắm sự nuôi sống, xan tham không bỏ, không giữ oai nghi, nói lời thô ác. Nếu thấy người giữ giới tinh tấn lại liền mắng nhiếc, liếc mắt háy nguýt, ỷ mình giàu mạnh, tưởng sống lâu không chết, tạo ra vô lượng tội ác căn bản. Ngày nay nhớ lại, hối hận cũng không ích gì. Thà cầm dao bén tự cắt lưỡi mình, kiếp nầy sang kiếp khác, cam tâm chịu khổ, không nên nói một lời phỉ báng việc làm của người.
Nguyện xin ngài trở về dương thế, đem hình trạng xấu ác của tôi răn dạy các thầy Tỳ kheo và các Phật tử, khéo giữ gìn lỗ miệng, chớ buông lời nói ác. Dầu thấy người giữ giới hay không giữ giới cũng nên tuyên dương công đức của người.
Tôi làm quỉ đói đã vài ngàn kiếp, trọn ngày thâu đêm chịu đủ điều đau khổ. Quả báo này hết rồi lại vào địa ngục”.
Bấy giờ Ngạ quỉ nói lời ấy rồi, cất tiếng kêu khóc, tự gieo mình xuống đất như núi Thái Sơn sụp đổ.
Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng nghe lời kinh dạy như vậy rất đáng sợ hãi.
Chỉ vì lỗi của miệng mà mang tội nhiều kiếp, luống nữa là còn bao nhiêu điều ác khác. Xả thân này thọ thân khác mà chịu khổ điều do nghiệp ác của mình đã làm. Nếu không gây nhân thì tại làm sao lại có chịu quả. Đã gây nhơn quyết định phải chịu trả quả. Tội phước không xa, mình làm mình chịu, như bóng theo hình, không thể rời nhau. Do vô minh mà sanh thì cũng do vô minh mà diệt. Đời này đời sau, bao giờ cũng vậy, chưa từng thấy người tu hành buông lung, lười biếng mà được giải thoát. Trái lại, người hay tinh tấn giữ gìn tu hành, được phước đức vô lượng.
Trích Kinh Lương Hoàng Sám – Quyển thứ nhất – Chương thứ hai – Dứt Nghi Ngờ
Nam Mô A Di Đà Phât. Tầm 2 tháng trước nhà con có nuôi 1 con chó con mới sanh. Rất thương yêu nó. Nhưng đột nhiên nó bệnh con có mang đến thú y điều trị tiêm thuốc và cho uống nhưng không hết. Dù thương nó nhưng không cứu được nó. Mẹ con với con cũng định để nó ra đi cho mãn kiếp chó. Hôm đó con thấy mắt nó lờ đờ mặc dù còn thoi thóp nên con bật nhạc niệm phật và ngồi niệm cho đến lúc nó giãy giụa và qua đời. Con nhìn kĩ thấy miệng và lưỡi của nó nhưng muốn nói điều gì đó. Con và đứa em trai vẫn niệm thêm tầm một tiếng nữa từ lúc nó chết. Rồi mới mang nó ra khu đất sau nhà chôn. Con không biết nó có được vãng sanh hay không nhưng con rất muốn nó được bớt đau khổ. Lúc nó vừa mất con có lỡ tay chạm vào chân nó. Sựt nhớ đến lời giảng đừng chạm vào người vừa mất kẻo họ đau họ sinh sân hận. Con muốn hỏi quý thầy cô, việc làm của con có lợi lạc gì cho nó hay không. Mặc dù nó chỉ là thú vật. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Hành động của bạn rất đáng được khen ngợi. LN là một người đặc biệt rất yêu thuơng loài chó. Cảm ơn bạn đã yêu thuơng và đối xử với bé như là một con người vậy.
Bé không phải ”chỉ là thú vật” , mà bé cũng là động vật có cảm giác và cảm thọ như chúng ta vậy. Bé cũng biết yêu thương và đau khổ như người vậy. Nên lúc chết trên thân cũng rất đau đớn, may là bạn không đụng vào thân em.
Bạn mở máy niệm Phật là rất tốt, nhưng những lúc như vậy, nên mở người đọc rõ ràng từng câu A Di Đà Phật, để nghe rõ hơn là nhạc. Hoặc tốt nhất là bạn thành tâm tự đọc ra tiếng cho em nghe thấy. Và nếu bạn muốn bé vãng sanh thì lúc đó, bạn nên nói cho em nghe về Phật Di Đà và cõi Cực Lạc, và khuyên em cầu sanh tịnh độ.
Nếu không, chỉ niệm Phật mà không có cầu thì làm sao sinh đi? Đừng tưởng bé là chó nên không hiểu, tất cả loài động vật đều là người hóa thành, đều có thể nghe hiểu bạn nói. Và tùy theo nhân duyên của họ, dầu mang thân súc sinh nhưng nếu trong lòng cầu sinh Tịnh Độ thì sẽ vãng sinh, nhưng các động vật đều cần loài người chúng ta nói về Phật Di Đà và cực lạc thì mới biết đến mà cầu sanh chớ, đúng không?
Hiện tại giờ, nếu khi nào bạn có niệm Phật cũng có thể hồi hướng công đức cho em, để em dầu ở nơi nào, cũng được lợi ích! ^_^
Việc niệm Phật và chôn cất bé chó nhỏ này của bạn và em trai rất là đáng quý, rất đáng để các bạn trẻ học tập. LN cầu chúc cho hai anh em thân tâm thường được an lạc !
A Di Đà Phật