Trên đời có một việc cực ác mà tất cả người đều hay phạm phải. Những việc cực ác này người đời đều cho là thường, không lấy gì là sai trái. Việc cực ác này chính là ăn thịt. Thật vậy, ăn thịt là một việc cực ác tạo ra thế giới này vô số thảm hoạ không may như bệnh ung thư khó chữa, còn tạo ra vô số người cô độc không vợ không con, gia đình ly tán, nhà cửa tan nát. Kinh Lăng Nghiêm đã nói: ”Ăn thịt bằng tội với giết hại”. Ăn thịt là giết hại. Một ngày ăn thịt là một ngày phạm tội giết hại. Đã phạm tội giết hại ắt sẽ nhận lấy quả giết hại rất khổ đau. Đây là đạo lý nhân quả không sai lệch một ly. Nên nói rằng việc cực ác và điều bất hạnh trên thế gian chính là ăn thịt và giết hại mạng sống.
Trên đời có một việc thiện lớn nhất mà tất cả người đời đều có thể thực hành được. Nhưng việc đại thiện này lại bị người đời huỷ báng, khinh chê, ngăn cản và phê bình, lại còn khinh bỉ và coi thường nữa. Việc đại thiện nhất này chính là phóng sinh. Phóng sinh chính là việc thiện lớn nhất để người đời thoát khỏi nạn binh đao và giết chóc triền miên. Người thực hành hạnh này thành tựu được nguyện vọng khoẻ mạnh, sống lâu, gia đình đoàn tụ, giàu sang và an lạc. Kinh Dược Sư nói rằng: ”Cứu giúp mạng sống chúng sinh bệnh nặng được tiêu trừ, giải thoát được tai nạn”… ”Tu phước phóng sinh qua được khổ ách, không gặp tai nạn”. Phóng sinh là việc làm cứu lấy mạng sống chúng sinh, bởi mạng sống chúng sinh là quý báu nhất. Vì thế, công đức phóng sinh rất lớn, các việc thiện khác không thể so sánh được. Đã gieo trồng công đức phóng sinh sẽ được loài vật cảm đến ân đức, Long Thiên hộ trì, chư Phật hoan hỷ và sẽ đạt được phước báu lớn cho bản thân. Đây là đạo lý nhân quả báo ứng không sai lệch. Nên nói rằng: việc thiện và phước báo lớn nhất trên thế gian chính là chuộc mạng phóng sinh vậy.
Việc đáng tiếc chính là người đời chỉ chú ý ở chỗ đoạn dứt việc ác nhỏ mà không chú trọng đoạn việc cực ác. Nguyện sẽ sửa đổi bao nhiêu thói hư xấu nhưng khi nghe nói đến ăn chay và không giết hại, họ không bỏ được hai thói quen xấu ác này. Còn một hạng người chỉ chú ý làm việc thiện nhỏ nhưng không nguyện làm những việc thiện lớn. Họ nguyện làm tất cả những việc thiện nhưng khi nghe nói đến chuộc mạng và phóng sinh, lại ngại lo trước sau chưa muốn làm. Chúng sinh thời kỳ mạt pháp ngu si không trí tuệ, quá sức vô lý, thật đáng thương. Không còn gì vô lý hơn nữa ở việc làm của họ!
Ví như có thùng nước rỉ chảy (tu hành còn hữu lậu) chúng ta nhất định phải nhanh chóng bít lại chỗ thủng (giữ giới, sửa lỗi) là việc làm cấp bách. Đương nhiên bít lại chỗ thủng là việc làm nghiêm trọng và cấp bách (ăn chay, không giết hại). Nếu bỏ đi chỗ thủng lớn nhất không bít lại, đi tìm những lỗ thủng nhỏ để bít, thì thùng nước sẽ không còn toàn vẹn, nước đã rỉ chảy hết rồi! Hạng người này nhất định tu hành thì nhiều nhưng kết quả không được bao nhiêu, chỗ được không bù đầy chỗ mất. Họ sẽ vĩnh viễn không có ngày thành công.
Ví như muốn thêm nước đầy vào một bồn chứa nước (tích luỹ công đức), chúng ta nhất định cần đem ống dẫn để thêm nước vào bồn chứa (bố thí, làm việc thiện). Loại ống dẫn nước có rất nhiều, chúng ta phải nhanh chóng lấy ống dẫn tốt đẹp, vừa vặn nhất (chuộc mạng, phóng sinh). Cách làm này được hiệu quả rõ ràng. Nếu bỏ đi ống tốt không dùng, lại theo ý làm càn dùng ống nhỏ hẹp cũ rỉ mà muốn cho nước vào đầy bồn chứa thì việc đã khó lại càng khó thêm.
Việc tu hành của chúng ta cũng giống như cách chứa và giữ nước trong thùng vậy. Việc nỗ lực trì giới chính là bít lại những chỗ rỉ chảy để phòng ngừa công đức tán mất mà chúng ta rất khổ sở tích chứa được. Giữ giới, giới không sát sinh được chú trọng hàng đầu. Không quản là ngũ giới, giới Sa-di, giới Tỳ-kheo hay giới Bồ-tát, giới trọng thứ nhất là không sát sinh. Vì thế, muốn trì giới trước tiên nên ăn chay và phóng sinh làm gấp. Chúng ta nỗ lực tu hành nghiệp thiện cũng như ra sức thêm nước vào thùng. Đó là tích luỹ vốn liếng, phước đức cho nhiều. Hạnh thiện trước hết là phóng sinh, bởi phóng sinh chính là hành động cứu thoát sinh mạng chúng sinh, duyên lành rất sâu, phước đức rất lớn. Trong mười điều thiện thì điều thứ nhất là không sát sinh. Suy cho rộng ra đó chính là phóng sinh. Có thể biết được công đức phóng sinh rất lớn. Do vậy, làm việc thiện nên dùng chuộc mạng phóng sinh làm trước.
Trích Liên Trì Cảnh Sách
Thích Quảng Ánh dịch
Nam Mô Vô Lượng Phật Tổ Như Lai
Cuối cùng con đã hiểu niệm Phật thật sự là pháp môn rất thù thắng. Không ai thành Phật Phật mà không niệm Phật. Niệm Phật giúp ích cho ta trong việc thành tựu Từ Bi, Trí Tuệ, Diệu Dụng như Phật đã thành tựu. Niệm Phật là con đường truyền giáo của các vị Phật đã thành dành cho các vị Phật đang và sẽ thành. Thật hoan hỷ thay, thật lợi ích thay khi chúng sinh hành trì niệm Phật.
Nam Mô Vô Lượng Phật Tổ Như Lai.
TẠI SAO CHÚNG TA CẦN TRÁNH XA BÙA NGẢI ?
Nhiều người ở Việt Nam chạy theo phong trào chơi “bùa ngải” (hay “bùa ngãi”) mà không biết rõ tác hại, nguy hiểm và hậu quả của việc này như thế nào, nhất là những bạn làm việc trong các lãnh vực bất động sản, xây dựng, tài chính, kinh doanh v.v… Người ta còn dùng “bùa ngải” để “giải quyết” chuyện yêu đương, ân oán, hại người, lừa đảo, cùng nhiều vấn đề xã hội khác. Dù là có vẻ “nhẹ nhất” hay tưởng như “vô hại nhất” đi nữa, “bùa ngải” là những TÀ THUẬT (black magic) mà tôi đã định nghĩa và giải thích chi tiết trong bài “Cách nhận diện Chiêm Tinh Gia vs. Thầy Bói” (cct.tips/501.001), nên tôi sẽ không cần nhắc lại trong bài này mà chỉ giải thích rõ hơn nguyên lý hoạt động của “bùa ngải” qua các hình vẽ.
Trong hình minh họa, cuộc sống của một “người bình thường” có “hên” có “xui” rải rác trên hành trình của Thời Gian. Ở một mặt, người đó sẽ thụ hưởng “phúc” và “nghiệp” của mình từ trong “quá khứ”, trong khi đồng thời cũng vừa tạo thêm “phúc” và “nghiệp” cho “tương lai”. Vận “hên” thì người đó “lên”, vận “xui” thì người đó sẽ “vất vả” hơn tí – coi như là “đen”.
Tại sao “người chơi bùa ngải” lại liên tục “gặp hên” ? Đó là vì bùa ngải có một sức mạnh huyền bí mà tác dụng chính của nó đó là “thu hút” hay “vay mượn” sự may mắn của bạn ở TƯƠNG LAI để đem hết về sử dụng trong HIỆN TẠI. Khi đi “thỉnh” bùa hay ngải từ một “ông sư” hay “bà thầy” nào đó (hình A), người xin và nhận bùa ngải sẽ bắt đầu “hút” những động lực “may mắn” vô hình từ tương lai để quy tụ về mình trong hiện tại, và chúng ta thấy người đó được “phất” lên một cách nhanh chóng (hình 😎.
Khi các “may mắn” của tương lai đã bị “khai thác” cạn kiệt, điều kế tiếp hiển nhiên đó là người đó sẽ phải đối mặt với nhiều cái “xui” liên tiếp, và không còn một sự “may mắn” nào để có thể giúp người đó chống chọi với những cái “xui” được nữa. Ở mức độ “nhẹ” thì đó là sự sa sút, khốn khó cũng “bất ngờ” như sự “phất lên” của họ. Ở mức độ “nặng” thì là bệnh tật, tai nạn hay phải chết.
Bùa ngải có thể “hút” luôn cả những cái “hên” ở “kiếp sau”, nên nếu người đó chết đi và “đầu thai”, thì khi vừa bước vào cuộc đời sau sẽ phải đối mặt với những sự nghiệt ngã và cay đắng mà chúng ta thường thấy trong xã hội như: sẩy thai, sinh ra trong vùng bị chiến tranh, sinh ra rồi bị cha mẹ bỏ rơi, sinh ra với bệnh tật nan y, quái thai, yểu mệnh v.v…
Sử dụng “bùa ngải” cũng giống như đi vay tiền ở ngân hàng để phục vụ cho một mục đích cá nhân nào đó, và bạn trước sau gì cũng sẽ phải “trả”, vấn đề là “trả trước” hay “trả sau” mà thôi. Chẳng có gì trong cuộc sống này là “miễn phí”. Giống như “năng lượng” cũng không mất đi đâu, vì nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.
Những người “bỏ bùa” hay dùng “bùa ngải” để hại người khác cũng vậy: họ dùng loại bùa ngải có “tác dụng nghịch”, tức là thay vì hút những cái “hên” thì loại bùa ngải này sẽ hút những cái “xui” cho người đó. Dĩ nhiên người “trúng bùa ngải” có thể bị “xui tận mạng” – có thể ngớ ngẩn, bệnh hoạn thậm chí là “chết”. Người “bỏ bùa” là những người “tạo nghiệp chướng” cho mình trong khi người bị “trúng bùa ngải” tuy trước mắt rất “xui”, nhưng nếu vượt qua được thì theo nguyên lý sẽ rất là “hên”. Đôi khi người bị hại cũng có một “ân oán” nào đó trước đây trong đời này hoặc kiếp trước với người “bỏ bùa”, nên việc họ bị hại cũng là một “quả báo”. Tuy nhiên, dù lý do có là thế nào, việc sử dụng “bùa ngải” chẳng có gì tốt đẹp mà chỉ là tạo thêm một vòng luân hồi của ân oán.
Đừng vội “nóng ruột” khi bạn thấy sự thành công nhanh chóng của người khác có được từ “bùa ngải”. Một ngày đẹp trời nào đó, họ cũng sẽ “đi xuống” nhanh chóng như lúc họ “đi lên”, vì đó là quy luật tất yếu. Khi họ càng xui, họ sẽ càng muốn xin thêm “bùa ngải” để “giải xui”, nhưng họ hoàn toàn không biết rằng họ đang lậm sâu vào con đường “nợ nần” với nghiệp quả. Hãy sống bằng năng lực của chính mình và biết chấp nhận, vui vẻ với những gì mình có, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn trong cuộc đời.
Nhiệm vụ của mỗi con người chúng ta khi sống đó là liên tục TẠO “PHÚC” và TIÊU TRỪ “NGHIỆP QUẢ” của mình. Đôi khi chúng ta cảm thấy mình phải chịu thua thiệt hay mất mát cái gì đó – đừng hoang mang, vì đó cũng là một cách chúng ta “trả nghiệp” và “tạo phúc” !
Ở mặt khác, con người chúng ta là bất toàn, nên sẽ lắm khi chẳng trách phản xạ tự nhiên của chúng ta là tìm kiếm “giải pháp” nào đó nhằm gỡ rối “nhanh lẹ” cho những vấn đề trắc trở của chúng ta, rồi vô tình “tạo nghiệp” mà chính chúng ta cũng “không biết”. Cho nên, một khi chúng ta nhận thức và “biết” được thì hãy cố gắng “tạo phúc” cho mình và tránh xa những “điều dữ” – trong đó có tà thuật mà “bùa ngải” là một ví dụ.
Dương Đạt
Koala mẹ xả thân bảo vệ con khỏi đám cháy rừng
Koala mẹ ôm chặt con trên khúc cây đổ sau đám cháy bất chấp ngọn lửa làm bỏng lưng và tai nó.
Koala mẹ dùng thân mình làm lá chắn lửa cho con non. Ảnh: News.com.au.
Sở cảnh sát thị trấn Beaudesert giải cứu con koala cái cùng con non trong đám cháy rừng ở Canungra, bang Queensland, hôm 6/9. “Mọi thứ xung quanh chúng bị thiêu rụi. Koala mẹ có nhiều vết bỏng trên lưng và tai nhưng dường như không bị thương”, cảnh sát trưởng Peter Waugh cho biết. Nhờ sự bảo vệ của koala mẹ, con non vẫn an toàn và khỏe mạnh.
Derek Finch, cư dân ở Canungra cho biết lúc đầu anh tưởng koala mẹ là một phần của khúc cây trước khi nhận ra nó đang ôm con và thông báo cho cảnh sát. Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Wildcare Australia đã chuyển hai mẹ con koala tới bệnh viện thú y RSPCA Queensland để điều trị và theo dõi thêm.
Người dân trong khu vực đang cố gắng giải cứu và sơ tán động vật hoang dã bất chấp những đám cháy ngày càng tới gần nhà họ. Hiện nay, lính cứu hỏa đang chiến đấu với ít nhất 69 đám cháy ở khắp bang. Cháy rừng thiêu rụi hàng nghìn hecta đất và phá hủy 17 ngôi nhà.
Tuy nhiệt độ đã giảm, việc dập lửa vẫn gặp nhiều trở ngại do gió lớn. Lượng mưa hai năm qua ở ven biển phía đông Australia dưới ngưỡng trung bình, dẫn tới hạn hán kéo dài. Tình trạng khô hạn cùng nắng nóng bất thường cũng góp phần làm tăng số lượng đám cháy rừng ở Australia.
An Khang (Theo Beaudesert Times)