Ngô Hằng Sơ là người Hàng Châu, ngày thường rất thích ăn thịt trâu, con trai con gái nối nhau mà chết. Sau lại có một đứa con trai mắc bệnh đậu mùa, thuốc thang cầu đảo đều vô hiệu.
Một đêm, Ngô Hằng Sơ nằm mộng thấy mình đi đến âm ty. Có người tố cáo ông giết trâu, ông ra sức tranh cãi không nhận. Vị trưởng quan ở đó liền gọi cả bầy trâu, cho đến ngửi toàn thân Hằng Sơ. Bọn trâu ngửi xong không nói gì. Ngô Hằng Sơ khi ấy liền tự nhận mình có ăn thịt trâu nhưng quả thật không hề giết trâu, lại phát lời thề từ nay vĩnh viễn không ăn thịt trâu nữa. Vị trưởng quan liền gọi bầy trâu bảo lui ra. Cuối cùng, Hằng Sơ được thả về. Vừa ra khỏi cửa quan thì nhìn thấy một cái lầu nhỏ, trên lầu có người gọi tên ông. Hằng Sơ ngẩng nhìn lên thì bỗng thấy trên lầu ném xuống một vật, có tiếng nói rằng: “Trả cho ông đấy!” Hằng Sơ nhìn kỹ, hóa ra là đứa con trai của mình.
Ngô Hằng Sơ vừa tỉnh giấc mộng thì đứa con trai bỗng nhiên khỏi bệnh.
- Lời bàn:
Chỉ ăn thịt trâu thôi mà đến nỗi con trai con gái phải nối nhau chết, có thể biết rõ việc tự tay giết trâu thì quả báo sẽ đến mức như thế nào.
Tại kinh thành có người tên Trạch Tiết, đã 50 tuổi vẫn chưa có con. Ông liền nhờ người vẽ một bức tranh tượng Bồ Tát Quán Thế Âm rồi thờ phụng, chí thành lễ bái cầu khẩn.
Không lâu, vợ ông có thai, ông nằm mộng thấy có một phụ nữ áo trắng bế đứa con trao cho, nhưng vợ ông vừa sắp nhận lấy thì có con trâu chen vào giữa ngăn lại, do đó không nhận được đứa bé. Sau đó, vợ ông sinh được một đứa con trai nhưng vừa đầy tháng tuổi đã chết.
Trạch Tiết lại chí thành cầu khấn như trước. Có người thấy vậy nói với ông: “Ông vốn thích ăn thịt trâu, việc ấy thật nhẫn tâm, lẽ nào chẳng phải nguyên nhân đó sao?” Trạch Tiết bừng hiểu ra, liền phát nguyện cả nhà từ đó không ăn thịt trâu nữa.
Không bao lâu, ông lại mộng thấy người phụ nữ bế con trao cho, liền nhận lấy. Sau quả nhiên ông sinh được một đứa con trai, nuôi dưỡng đến khôn lớn.
- Lời bàn:
Đó chính là [Bồ Tát Quán Thế Âm] hiện thân phụ nữ thuyết pháp, [như trong phẩm Phổ Môn, kinh Pháp Hoa đã nói.]
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Bỏ Sự Giết Hại
Nguyên tác Hán văn: Vạn Thiện Tiên Tư
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Chào cả nhà,
Con làm kinh doanh vải, đang tập bán hàng trên livẻsteam thời gian đầu bán được nhiều nhưng 1 tháng gần đây bán quá it, lên bán cả tiếng đồng hồ vẫn ko ai mua,
Có người khuyên con nên tìm thầy để xin lá bùa làm ăn, may ra sẽ mua bán thuạn lợi hơn . Cả tháng nay con ko bán được , lại thêm bị bom hàng quá nhiều, mua rồi giao hàng tới nơi họ ko nhận. Con thấy cũng hơi nản lòng. Mỗi buổi tối ko muốn bán nữa. Vì sợ ko có ai mua.
Cho con hỏi nếu đi tìm thầy và xin bùa để làm ăn tốt hơn thì có tội gì hay không? Mong các thầy chỉ dẫn. Con chỉ muốn bán đựoc hàng để trang trải cuộc sống.
Xin chân thành cảm tạ !
Nam mô A di đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Thái Quỳnh,
Mong bạn hoan hỉ đọc kỹ lời Phật dạy về kinh doanh rồi tự chiêm nghiệm và đúc kết nhé:
LỜI PHẬT DẠY
Trong Kinh Tạng Nikaya
Biên soạn: Thích Quảng Tánh
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo
TẬP 1
PHẦN 3
1/ KINH DOANH THÀNH CÔNG
Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambi, vườn Ghosita, rồi Tôn giả Sàriputta đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn:
Bạch Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì có người buôn bán thất bại, không thành tựu như ý muốn ? Có người buôn bán thành tựu như ý muốn và thành tựu ngoài ý muốn ?
Này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa môn, hứa hẹn giúp đỡ nhưng không cho như đã hứa. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung đi đến chỗ này, dẫu có buôn bán gì cũng đi đến thất bại, không thành tựu như ý muốn.
Như ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho như đã hứa. Sau khi thân hoại mạng chung, người ấy đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng thành tựu như ý muốn.
Ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho nhiều hơn như đã hứa. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng đạt được thành tựu ngoài ý muốn.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 4, phẩm Không hý luận, phần Buôn bán, VNCPHVN ấn hành 1996, tr.708)
2/ KHÔNG KINH DOANH PHI PHÁP
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Tại ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:
Này các Tỷ kheo.
Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Này các Tỷ kheo, có năm nghề buôn bán mà người cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm ?
Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu và buôn bán thuốc độc.
Năm nghề buôn bán này, này các Tỷ kheo, người cư sĩ không nên làm.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Nam cư sĩ, phần Người buôn bán, VNCPHVN ấn hành 1996, tr.646)
3/ LÀM GIÀU
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika. Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến, sau khi đảnh lễ và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika.
Này gia chủ, có năm lý do để gầy dựng tài sản. Thế nào là năm ?
Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh của bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi, thâu được một cách hợp pháp. Tự mình làm an lạc, hoan hỷ. Làm cho cha mẹ, vợ con, người phục vụ, người làm công được an lạc, hoan hỷ. Đây là lý do thứ nhất để gầy dựng tài sản.
Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn…. Vị này làm cho bạn bè, thân hữu an lạc, hoan hỷ. Đây là lý do thứ hai để gây dựng tài sản.
Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn…..Các tai họa để trở thành trắng tay bị chăn đứng và vị ấy giữ tài sản được an toàn cho vị ấy. Đây là lý do thứ ba để gầy dựng tài sản.
Lãi nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn….Vị ấy có thể hiến cúng cho bà con, cho khách, cho hương linh đã chết; hiến cúng cho vua và chư thiên. Đây là lý do thứ tư để gầy dựng tài sản.
Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn…..Vị ấy tổ chức cúng dường các vị Sa môn, Bà la môn. Sự cúng dường tối thượng này đưa đến phước báo vô lượng ở cõi người, cõi trời. Đây là lý do thứ năm để gầy dựng tài sản.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Vua Munda, phần Trở thành giàu [lược], VNCPHVN ấn hành 1996, tr.374)
4/ GIÀU LÊN DỄ SANH TẬT
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvathi. Rồi vua Pasenadi nước Kosala đi đến, bạch Thế Tôn:
Ở đây, bạch Thế Tôn, trong khi con đang ngồi yên tịnh một mình, tư tưởng này khởi lên nơi con: “Ít thay là những người trong đời này, sau khi được tài sản phong phú, dồi dào lại có thể không bị lôi cuốn, không bị chìm đắm, không bị say mê trong các dục và không có những hành vi không tốt đẹp đối với các người khác. Trái lại, thật là nhiều thay, những người trong đời này, sau khi được tài sản phong phú, dồi dào lại có thể bị lôi cuốn, bị chìm đắm, bị say mê trong các dục và có những hành vi không tốt đẹp đối với các người khác”.
Thật sự là như vậy, thật sự là như vậy, thưa Đại vương: “Loài người bị đắm say; Trong tài sản, trong dục; Họ tham lam, điên dại; Trong các dục ở đời; Không ý thức rõ ràng; Đã quá độ mê say; Chẳng khác gì con nai; Không thấy đặt bẫy sập; Về sau họ khổ đau; Chịu quả báo ác nghiệp”.
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 3, phẩm 1, phần Thiểu số [lược], VNCPHVN ấn hành 1993, tr. 170)
5/ SỰ NGHÈO KHỔ
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetanava, dạy các Tỷ kheo:
Sự nghèo khổ, này các Tỷ kheo, là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời. Khi một người nghèo khổ không có sở hữu, sống túng thiếu, phải mắc nợ, phải chấp nhận tiền lời, khi thời hạn đến nếu không trả được tiền lời bị người ta hối thúc, bị theo sát gót, bị truy tìm và bị người ta bắt trói.
Này các Tỷ kheo, như vậy, nghèo khổ là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời. Mắc nợ cũng là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời. Tiền lời cũng là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời. Bị hối thúc, cũng là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời. Bị theo sát gót, bị truy tìm cũng là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời. Bị bắt trói cũng là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời.
Cũng vậy, này các Tỷ kheo, ai không có lòng tin trong các thiện pháp, không có lòng hổ thẹn trong các thiện pháp, không có tinh tấn trong các thiện pháp, không có trí tuệ trong các thiện pháp; người này, này các Tỷ kheo, được gọi là người nghèo khổ, không có sở hữu, sống túng thiếu trong Pháp và Luật của bậc Thánh.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, chương 6, phẩm Bhammika, phần Nghèo khổ, VNCPHVN ấn hành 1996, tr.117)
6/ CÓ MẮT MÀ NHƯ MÙ
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, dạy các Tỷ kheo:
Có ba hạng người, này các Tỷ kheo, có mặt ở đời. Thế nào là ba ? Người mù, người một mắt, người có hai mắt.
Này các Tỷ kheo, thế nào là người mù ? Ở đây, có người không có mắt để có thể thâu hoạch được tài sản chưa thâu hoạch, làm tăng trưởng tài sản đã thâu hoạch; không có mắt để có thể biết được pháp thiện và pháp bất thiện, có tội và không có tội, pháp thuộc thành phần đen và trắng. Này các Tỷ kheo, đây gọi là hạng người mù.
Và này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người có một mắt ? Ở đây, có người có mắt để có thể thâu hoạch được tài sản chưa thâu hoạch, làm tăng trưởng tài sản đã thâu hoạch; nhưng không có mắt để có thể biết được pháp thiện và pháp bất thiện, có tội và không có tội, pháp thuộc thành phần đen và trắng. Này các Tỷ kheo, đây gọi là hạng người có một mắt.
Và này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người có hai mắt ? Ở đây, có người có mắt để có thể thâu hoạch được tài sản chưa thâu hoạch, làm tăng trưởng tài sản đã thâu hoạch; và có mắt để có thể biết được pháp thiện và pháp bất thiện, có tội và không có tội, pháp thuộc thành phần đen và trắng. Này các Tỷ kheo, đây gọi là hạng người có hai mắt.
Này các Tỷ kheo, có ba hạng người này có mắt ở đời.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Người, phần Mù lòa, VNCPHVN ấn hành 1996, tr.229)
A Di Đà Phật
Vậy có phải giờ con nên bố thí đúng ko ạ? Để trả bớt lỗi lầm khi xưa ạ?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Thái Quỳnh,
Bạn đã hiểu đúng lời Phật dạy rồi đó. Tuy nhiên, đừng quá vội vã vì muốn chuyển đổi cuộc sống làm ăn hiện tại mà tìm mọi cách để bố thí thì sẽ rơi vào thiên kiến. Nghĩa là vì muốn mau làm giàu mà bố thí chứ không vì sự giác ngộ, giải thoát của bản thân mà tạo nhân bố thí. Vì tham danh, lợi dưỡng của bản thân mà bố thí, khác hoàn toàn với vì sự lợi lạc của chúng sanh và sự giác ngộ, giải thoát khỏi cuộc sống khổ đau nơi cõi ta bà này. Hai động cơ hoàn toàn khác biệt.
*TN có vài lời muốn khuyên bạn:
– Muốn chuyển hoá tâm nghèo nàn hiện tại trước tiên phải thấu, hiểu rõ nhân quả. Nhân quả mà bạn không thông, cho dù bạn bố thí nhiều như cát sông, biển cũng chưa chắc đã thay đổi vận mệnh. Bởi bố thí cũng cần phải có trí tuệ. Nếu không bạn sẽ dùng tiền của để phí phạm vào những nơi không mang lại lợi lạc.
– Bạn nên đọc kỹ những kinh nhân-quả báo ứng Phật dạy, suy ngẫm, tư duy thật kỹ lưỡng rồi tìm giải pháp (TN đăng bên dưới).
– Bạn phải đặt câu hỏi cho mình: mình chỉ cần chuyển hoá cái nghèo là đủ? hay cần phải chuyển hoá toàn bộ tâm thức sống xa rời nhân quả của bản thân, từ đó làm động lực tiến tới tu đạo chân chánh để giác ngộ vài giải thoát?
– Khi bạn lý giải chính xác những điều trên, bạn hãy nên thực hành phát tâm bố thí.
Chúc bạn tỉnh giác để tu học.
Bài tham khảo:
Bài tham khảo:
1. Kinh A Nan Vấn Phật Chuyện Cát Hung
2. Kinh Nhân Quả 3 Đời
3. Kinh Tội Phúc Báo Ứng
4. Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt
5. Liễu Phàm Tứ Huấn
6. Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
Nam mô a di đà phật. Cho mình hỏi chút ạ, biết là học Phật phải có lòng từ bi . Nhưng khi phát hiện chồng có người thứ 3 mình làm ly hôn ngay . Vậy mình có phải chưa trả hết nợ mà đi, hay do duyên hết rồi thì ly hôn thôi ạ . Mình phải làm sao mới đúng với lời Phật dạy ạ . Nam mô a di đà phật
A Di Đà Phật
Bạn Đào Như Vân thân mến!
Vấn đề ly hôn không phải là chuyện nhỏ nên bạn phải thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng. Nói ly hôn cũng đơn giản, thực hiện ly hôn cũng đơn giản nhưng hậu quả của việc này chẳng hề giản đơn chút nào cả, nhất là con cái của chúng ta. Hiện nay các Trang mạng tràn ngập cảnh trẻ em bị bạo hành, buôn bán, bắt cóc… tất cả vấn nạn này phần lớn đều xuất phát từ các em nhỏ có bố mẹ ly hôn. Hoặc cho dù không gặp các vấn nạn trên đi nữa, con trẻ cũng bị tổn thương tâm lý rất nặng nề. Bậc làm cha mẹ, nhất là người mẹ trách nhiệm lớn nhất là mang đến một hạnh phúc trọn vẹn cho con; khi ly hôn cha hoặc mẹ đều nghĩ rằng sau này sẽ đem tình thương để bù đắp gấp đôi nhưng thật sự chẳng bù đắp được sự mất mát trong lòng con được nữa, giống như vầng trăng khi đã khuyết thì chẳng thể sáng trong được vậy.
Đức hạnh tốt đẹp nhất của người phụ nữ là bao dung, vị tha. Vậy nên hãy đem đức hạnh này mà tha thứ cho chồng. MD cũng là phụ nữ, cũng có một đứa con gái, cả bạn và MD đều là vợ, là mẹ, mong rằng chúng ta đều có thể đem đức hạnh của mình mà mang đến hạnh phúc cho con, đừng khiến con mình trở thành những đứa trẻ bất hạnh.
Phật giáo đều lấy Nhân quả làm gốc, điều này có nghĩa trong mọi sự đều có trước có sau. Chồng bạn kiếp này dan díu với người khác cũng bởi nhân kiếp trước bạn từng hành xử như vậy. Bạn đòi ly hôn và cho rằng đã hết duyên nhưng đấy là bạn muốn như vậy. Còn thực tế khi chưa hết duyên, chưa trả xong nợ đời, bạn tránh chẳng được, tránh vỏ dưa chắc chắn sẽ gặp vỏ dừa mà vỏ dừa còn cứng hơn vỏ dưa gấp mấy lần. Mẹ của MD có một người bạn già thời ở chung chiến trường; ông này có đứa con gái lấy chồng, gặp phải người chồng hay nhậu, mà nhậu vào hay càm ràm hay lẩm bẩm “rượu vào lời ra” mà, cô gái nhất quyết ly hôn, mấy năm sau thì gặp được anh chàng trai trẻ còn độc thân, ai cũng tưởng hạnh phúc sẽ đến với cô ấy, ai ngờ anh chồng sau dù ít uống hơn chồng trước, song mỗi lần uống vào là đánh đập cô ấy không thương tiếc; giờ thì lẽ nào lại ly hôn nữa sao. Chúng ta học Phật phải hiểu được đạo lý này, chúng ta còn nợ thì dầu trốn ở đâu cũng không khỏi được, đều phải dùng Phật pháp mà hóa giải ác duyên, hóa giải nghiệp chính mình, khi dần hóa giải rồi thì tự khắc thiện duyên sẽ đến, người chồng sẽ thay đổi. Bạn nên tụng 7 bộ Kinh Địa Tạng hồi hướng cho chồng, không cần đến 49 bộ, chỉ cần 7 bộ thôi, nếu bạn thành tâm đọc tụng ắc sẽ có hiệu quả ngay.
Nam Mô A Di Đà Phật
SỰ KHÁC NHAU KHI CHƯA TU VÀ TU RỒI
1. Khi CHƯA TU, ta thường nghĩ rằng biết níu giữ là khôn ngoan. Nhưng khi TU RỒI , ta mới nhận ra rằng biết buông bỏ mới là trí tuệ.
2. Khi CHƯA TU, ta thường nghĩ rằng người giàu có là người lấy về rất nhiều. Nhưng khi TU RỒI , ta mới biết rằng người giàu có là người cho đi rất lớn.
3. Khi CHƯA TU, ta thường nghĩ rằng mạnh mẽ là vượt qua người khác. Nhưng khi TU RỒI , ta mới biết rằng mạnh mẽ là vượt qua chính mình.
4. Khi CHƯA TU, ta thường nghĩ rằng kẻ nói nhiều là kẻ thông minh. Nhưng khi TU RỒI , ta mới biết rằng người biết lắng nghe mới là người thông thái.
5. Khi CHƯA TU , ta thường nghĩ rằng nếu ta thắng phải có hơn người thua. Nhưng khi TU RỒI , ta mới biết rằng đến nơi là mọi người cùng thắng.
6. Khi CHƯA TU , ta thường muốn sống thật lâu. Nhưng khi TU RỒI , ta muốn sống sao cho có ý nghĩa với cuộc đời .
7. Khi CHƯA TU , ta thường muốn người khác chấp nhận mình. Nhưng khi TU RỒI , ta nhận ra rằng chỉ cần mình chấp nhận mình là đủ.
8. Khi CHƯA TU , ta mong muốn thay đổi cả thế giới. Nhưng khi TU RỒI , ta mong muốn thay đổi chỉ bản thân mình mà thôi.
9. Khi CHƯA TU , ta thường nghĩ rằng khi trưởng thành, ta sẽ không còn bị tổn thương. Nhưng khi TU RỒI , ta mới biết rằng, trưởng thành là biết điều chỉnh tiếng khóc về chế độ im lặng.
10. Và khi CHƯA TU , ta thường nghĩ rằng có tiền sẽ có tình yêu, có vật chất người ta sẽ quý
Nhưng khi TU RỒI , ta mới biết rằng : KHI LƯƠNG THIỆN BẠN SẼ CÓ MỌI TRÁI TIM.
Sưu tầm
Khi trong nhà có người đang lâm chung nên cần ghi nhớ:
Nam mô a di đà phật, mình vô cùng cảm kích lời chia sẻ của bạn Mỹ Diệp ạ. Nhưng nói thì rất dễ , làm sao khó quá bạn ơi. Mỗi khi nghĩ tới sự phản bội của chồng là mình lại đau nhói trong tim . Vẫn biết là do nghiệp mình gây trong quá khứ , nhưng là phàm phu mình vẫn chưa thoát ra được những suy nghĩ tiêu cực . Mình sẽ cố gắng tinh tấn, thành tâm đọc tụng kinh Địa Tạng hồi hướng như lời bạn hướng dẫn . Nam mô a di đà phật, xin chúc bạn và các bạn đồng tu thân tâm an lạc , tinh tấn niệm Phật , lìa khổ được vui.
Mẫn xin chào chị, xin chia sẻ cùng hoàn cảnh của chị
Chị Mỹ Diệp ở trên nói đã rất đầy đủ ròi, nhưng Mẫn vẫn muốn góp ý thêm vs chị vài lời
Kinh Địa Tạng rất dài, chị có thể phát tâm đọc tụng, nếu thấy dài và ngán quá, chị có thể chia nhỏ ra đọc, cho tiện, ngoài ra còn có chú Đại Bi của Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát, chị bữa nào ko dọc tụng được Kinh Địa Tạng, có thể đọc chú Đại Bi, ít nhất là 7 biến, và niệm phật, chị nhớ ráng, khi đọc chú hay kinh gì cũng tập trung vào từng câu chữ trong kinh, chú thì mới có diệu dụng
Ngoài ra trong cuộc sống hàng ngày, chị cố gắng, đối xử tốt vs chồng mình, biết là anh ta làm sai vs mình, nhưng biết đâu trong quá khứ tiền kiếp, mình cũng từng là đàn ông, và phụ bạc người vợ tội nghiệp ( có thể chính là ck chị trong kiếp này ), tội nghiệp biết bao, nay quay đầu sám hối với oan gia trái chủ, tức là chồng mình trong kiêp này, chị ráng nha chị, khi tu, mình ráng sao cho đừng nhìn lỗi người vì nhìn lỗi sai của người, thì ai trên thế giới này lúc này cũng đầy lỗi sai, nếu ko sai, thì ntar đều tái sanh về thiên giới hoặc cõi Phật ròi, còn làm người tức còn mang nghiệp phải trả, còn sai, nhìn cái sai của người chỉ làm cho tâm mình thêm sân hận, khó mà bình hòa lắm, nên chị cố gắng sống bằng tấm lòng đầy yêu thương, khoan dung và thông cảm, lúc nào cũng nghĩ mình sai, mình chưa đúng, mình nhìn lại mình, mình cố gắng thông cảm cho mọi người, với luôn niệm phật, tự nhiên tâm mình tự nhiên sẽ chuyển được cảnh giới ngoài, chị cố gắng nha.
Trong cuọc sống hàng ngày cũng vậy, chị cố gắng đừng nhìn lỗi người, nhìn lỗi người thì thấy đâu đâu cũng lỗi của người ta, làm cho tâm mình càng lúc càng sân
Chị ráng nha chị
Nhân: Trước kia phung phí thức ăn
Quả: Sau này có lúc nhọc nhằn mưu sinh
Trái đất rất cần những anh hùng không lãng phí thức ăn.
Thế Nào Gọi Là Nhất Tâm?
Việc niệm Phật phải được phối hợp với việc làm. Niệm Phật cho đến lúc tâm yên tĩnh, thì lúc ấy chính là tự tánh mình niệm, tức là nhất tâm rồi đó. Khi làm việc, cũng cứ niệm Phật; mà kẻ khác thì không biết là mình đang niệm. Cứ chuyên tâm làm việc, đừng khởi vọng tưởng hay nghĩ ngợi gì khác, thì đó mới là nhất tâm, cũng là tâm Phật, hợp với Phật Ðạo vậy.
Chỉ khi có chánh niệm thì điều gì mình biểu hiện hay làm ra mới mang tánh cách từ bi; quan điểm mình có cũng tự nhiên là chín chắn, đúng đắn. Ðây cũng là tâm Phật vậy.
Hòa thượng Quảng Khâm
VONG LINH THAI NHI KHUYÊN MẸ TỤNG KINH ĐỊA TẠNG ĐỂ SIÊU ĐỘ
Chào mọi người, tôi không có chép Kinh Địa Tạng nhưng tôi phát nguyện tụng Kinh đủ 49 ngày. Mỗi buổi tối tôi tụng hết quyển Kinh là 3 tiếng đồng hồ, sáng ra thì phóng sanh Ốc và lễ Chùa . Tất cả công đức đó đều hồi hướng để cầu siêu cho thai nhi , những đứa con mà trước do vô minh và hoàn cảnh tôi đã phá bỏ!
Trước đây tôi không biết đến Kinh Địa Tạng, có biết chỉ là qua loa thôi, để có duyên đọc tụng Kinh Địa Tạng như hôm nay cũng bắt đầu từ một giấc mơ thần kì , mà có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ quên được :
Tôi mơ thấy một đứa trẻ khoảng 2 ,3 tuổi, tôi đến bên và hỏi đứa trẻ đó rằng:
– Cháu cho cô hỏi: Cô bỏ các con cô, các con cô có ghét cô không?
Đứa trẻ đó trả lời :
– Ai bảo ghét bỏ nó!
Tim tôi như thắt lại , hỏi bé tiếp :
– Cô hay đi lễ Chùa cầu xin cho con cô được siêu thoát vậy các con cô có được siêu thoát không?
Bé đó trả lời là :
– Không, vẫn thế!
– Vậy làm cách nào để các con cô được siêu thoát?
Bé đó trả lời nét mặt vô cùng vui vẻ và cười tươi nữa:
-Tụng Kinh .
Tôi hỏi dồn luôn:
– Kinh gì ?
Bé đáp:
– Kinh Địa Tạng!
Tỉnh giấc mơ , mồ hôi ướt đẫm , cảm giác vẫn còn như in trong tâm trí, trong đầu tôi vang lên câu hỏi : ” Phải chăng đứa bé ấy chính là con tôi thị mộng về nhắc nhở cầu siêu độ ??? ” . Có lẽ tôi đã trồng được chút căn lành nên mới có duyên được các con tôi về mách bảo. Và tại sao lại không thử nhỉ ? Tôi bắt đầu trì kinh Địa Tạng ngay sau đó.
Tôi nhớ trong kinh có đoạn : “Nếu trong giấc mơ hoặc con , anh em , chị em , chồng vợ … đang ở trong ác đạo muốn về báo cho người thân thích hòng làm phương tiện gì đó để giúp họ được siêu thoát khỏi ác đạo đó” .
Chà! Thật đúng như giấc mơ của tôi! Phật pháp quá sức nhiệm màu, lời Phật dạy là chân lý , và Kinh điển chính là Pháp bảo vô cùng quý giá để lại đời để chúng sinh có con đường thoát khổ!
Và cứ thế , tôi đọc kinh mỗi ngày với lòng kính tin sâu sắc. Đến ngày thứ 11 thì có được cảm ứng , tôi lạc vào một giấc mơ khác. Trong mơ tôi đứng trước một cửa toà nhà kín bưng chẳng khác gì một cái ngục kín. Tôi nhìn thấy một bà mẹ dắt theo một đứa con gái. Trên tay tôi đang cầm một gói kẹo màu trắng như gói kẹo dồi hoặc kẹo vừng , tôi gọi đứa trẻ lại và nói: “ Cô cho cháu kẹo này “ . Bà mẹ của đứa trẻ đáp rằng : “ Con xin cô đi. ” Thế rồi hai mẹ con nhà đó dắt tay nhau đi. Nhưng tôi lại gọi lại và cho hết cả túi luôn, đứa trẻ đó đổ hết số kẹo mà con có sẵn trong túi , rất nhiều đủ các màu ra cái chậu trong đó ngập tràn nước, để lấy ni lông đựng kẹo tôi cho. Sau đó tôi tiếp tục đi vào trong nhà ngục đó , thì bỗng thấy khó thở vô cùng, bốn bên kín mít duy có một lối ở cửa mà hai mẹ con nhà kia vừa đứng. Tôi vội chạy ra và nghĩ may quá hai mẹ con nhà kia đã ra khỏi ngục đó rồi !
Có lẽ giấc mơ báo cho tôi biết, do lòng chí thành và kính tin khi niệm Kinh Địa Tạng, nên con tôi đã được siêu thoát vào cửa cha mẹ nhà khác rồi chăng? Tâm tôi thấy an hơn và cảm nhận được Kinh Địa Tạng với đầy đủ oai thần thệ nguyện và phước báu của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát thật vi diệu nhiệm mầu, rộng sâu vô cùng linh ứng. Tôi sẽ kiên trì tụng đủ 49 ngày như đã phát nguyện, đồng thời phóng sinh, xin nói thêm tôi đã ăn chay trường hơn 8 năm nay rồi. Cho đến hôm nay khi chia sẻ câu chuyện của mình thì tôi niệm kinh được 14 ngày rồi, tôi thấy thân tâm mình an lạc và thanh thản hơn rất nhiều.
Tất cả lời chia sẻ trên đây của tôi hoàn toàn sự thật, việc tâm linh không thể nói bừa , kẻo mắc tội. Cảm ơn mọi người đã giúp tôi giãi bày những tâm sự của lòng mình, chia sẻ với mọi người để cùng nhau tinh tấn tin Phật Pháp nhiệm màu linh ứng và kiên trì tụng Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn này!
Nguyễn Trà My
Chào bạn My. Thật tuyệt vời khi bạn đã biết đến lợi ích của Kinh Địa Tạng
Mong bạn cố gắng phát huy nhé
Chúc bạn sớm thành công và duy trì được thói quen này (ăn chay niệm Phật) khi về Tây phương cực lạc.
Nếu cần chia sẻ thì zalo cho mình
onggiahungyen
xin cảm ơn
THỦY TỘC BÁO ÂN
Có người tên Cố Vĩ Đông, vì ông tu tập “Ngũ lôi pháp” nên trong nhà có thờ một vị thần tướng, hễ gặp chuyện gì đều bẩm cáo, cầu khẩn với thần tướng.
Một hôm, cháu gái ông bị lên đậu, bệnh nặng nằm liệt giường, cả nhà đều vô cùng lo lắng. Đồng thời, trong nhà liên tiếp xảy ra chuyện lạ, trước là có người trông thấy bóng quỷ, sau lại có người nghe tiếng quỷ gọi, mọi người đều thì thầm bàn tán có lẽ đại hạn của cô bé đã đến.
Ngày hôm sau, Cố Vĩ Đông và hai người con quỳ trước thần tướng cầu xin. Lúc đó, đứa con thứ hai của ông đột nhiên ngã ra đất, miệng phát ra tiếng nói của thần tướng: “Đây là điện đường Quan Thế Âm Đại sĩ, quỳ ở bên ngoài, không được phép tự ý bước vào!”. Đột nhiên, người con thứ hai lòm cồm bò dậy, dập đầu quỳ lạy.
Cứ thế, sau một tiếng đồng hồ, người con thứ hai mới tỉnh lại. Nói với mọi người: “Con theo thần tướng đến một nơi, ngài nói đó là điện Quan Thế Âm Đại sĩ, nên bắt con quỳ ở ngoài đợi. Sau đó, con nghe trong đại điện có người nói: “Mau mời thần Đậu Lưu công vào!”. Ít lâu sau, thần Đậu đã đến, đó là một đồng tử khoảng 15, 16 tuổi. Ngài bước vào hành lễ với Đại sĩ, Đại sĩ bảo ngài đưa một quyển sổ để xem xét, trong đó có ghi con gái đến mùng 6 tháng này, vào giờ Tý sẽ qua đời. Đột nhiên, Đại sĩ nhấc bút viết lên đó hai chữ “Phóng sinh”, thần Đậu liền cáo từ lui ra.
Kết quả là bên ngoài có hai người gỡ nón mão cùng mấy trăm vị quan nhỏ, đều cùng van xin thần Đậu bảo hộ đứa trẻ này. Thần Đậu trả lời họ rằng: “Ta biết rồi!”. Hơn nữa, còn cầm quyển sổ đưa con xem, xem xong bảo con đã đến lúc quay về, vì thế con mới tỉnh lại”.
Đêm hôm đó, bệnh tình của cô bé quả nhiên chuyển biến tốt, chưa đến một ngày sau, bệnh đã khỏi hẳn.
Thì ra sáng hôm ấy, trên đường đi Cố Vĩ Đông thấy một người nhặt ốc bắt được 02 con ba ba và hàng trăm con ốc. Thế là ông mua lại toàn bộ chúng rồi đem phóng sinh, vô tình tích lũy công đức mà cứu được sinh mệnh cháu gái mình.
Nguồn: Nhân Quả
Xin cho em được hỏi về nhân quả. Em hiểu về nhân quả nên cố gắng sống tốt ko làm điều sai trái chỉ mong con cái sau này sống tốt. Nhưng chồng em làm nhiều việc ko tốt em khuyên nhủ hết lời nhưng không được. Em sợ sau này con cái bị ảnh hưởng. Xin chỉ dẫn cho em phải làm sao để tạo phước cho con cái. Em xin cảm ơn rất nhiều.
A Di Đà Phật
Mến chào Tịnh Yên!
MD có đôi dòng chia sẻ cùng bạn:
*Muốn tạo phước cho con cái, đầu tiên chúng ta phải xây dựng một gia đình êm ấm trước đã. Tại sao MD nói như vậy? Chính bởi, khi gia đình êm ấp, trên thuận dưới hòa đó là cái nôi để hình thành nên nhân cách, đạo đức con trẻ, và từ đây giúp con trở thành một người tốt, một người có ích cho xã hội, cho đất nước, tự con cái tạo phước cho chính nó vì có câu “có đức mặc sức mà ăn” mà.
Kế đó, trong đời sống hằng ngày giáo dục con trẻ phải biết yêu thương, biết tiết kiệm từng hạt cơm, giọt nước. Cụ thể, ngay cả khi ăn cơm nên dạy con ăn uống chừng mực, không rơi vãi nơi đất; uống nước, dùng nước vệ sinh thân thể cũng phải biết tiết kiệm; tiền người lớn cho thì con không được sử dụng để ăn quà vặt, nên dùng tiền đó mà bỏ quỹ giúp người giúp vật; trong ăn mặc cũng tránh lãng phí, quần áo chỉ cần vừa đủ mặc. Chung quy là dạy con hết sức cần kiệm, tránh phung phí. Có thể ban đầu con chưa tiếp nhận được nhưng lâu dần sẽ hình thành trong ý thức của con. Ví dụ MD muốn con gái tiết kiệm điện tivi thì nói: “con tắt đi, tivi làm việc nãy giờ cũng mệt, con coi chút rồi cho nó nghỉ ngơi nhé!” “khi ra ngoài con phải nhớ tắt quạt nhé, tiền điện nhiều ngoại không có tiền trả, nhà mình sẽ bị mất điện, tối đến không có điện con sợ không”… MD chỉ là điển hình một vài câu MD thường nói với con thôi. Dạy con biết tiết kiệm = tiết phước cho con; dạy con không ăn quà vặt, dành tiền làm việc thiện = giúp con tạo phước.
Điều quan trọng hơn cả là dạy con niệm A Di Đà Phật, nói cho con hiểu về Nhân quả, gương người tốt việc tốt. Bạn nên cho con học Đệ Tử Quy . Giúp con nuôi dưỡng phước báo không thể sánh bằng tu dưỡng phước huệ, chỉ có phước huệ mới là thứ phước báo chân thật, vô lậu.
*Em hiểu về nhân quả nên cố gắng sống tốt ko làm điều sai trái chỉ mong con cái sau này sống tốt. Nhưng chồng em làm nhiều việc ko tốt em khuyên nhủ hết lời nhưng không được.
Trước hết phải nhìn nhận chúng ta tu học Phật nhưng chẳng thể cái biến được những người thân cận nhất trong gia đình thì một phần lỗi thuộc về chính mình. Không phải lúc nào khuyên nhủ cũng được cả, vì có khi mình “ca kệ” quá chính người nghe họ cảm thấy bực tức nên mới có câu “im lặng là vàng” là vậy đấy. Im lặng mà tu hành- tích lũy được âm đức thì tự nhiên cải biến được người thân, còn hơn ra sức mà khuyên này bảo nọ, họ không nghe, chính mình sân tức nổi lên thì công đức tu hành tiêu tan cả.
Mặt khác nữa, người tu hành phải tùy duyên, không phan duyên. Ví như mình muốn ăn chay, chồng con ăn măn cũng phải nấu mặn cho họ ăn, không buộc ăn chay với mình. Phải lầm tất cả “hoằng thuận chúng sanh” thì chính minh mới an tâm mà tu học, vì chính minh tu được, giải thoát được mới quan trọng nhất. Bổn phận mình lo chưa xong mà muốn người khác phải theo mình, giống mình là điều không thể.
Vậy nên lúc hòa khí vui vẻ, lựa lời nhẹ nhàng khuyên bảo chồng “lạc mềm thì buộc chặc” nước chảy thì đá cũng phải mòn thôi.
Vài lời chia sẻ như vậy. Mến chúc gia đình Tịnh Yên an lạc!
Nam Mô A Di Đà Phật