Vào những năm đầu triều Tống, ở Trấn Giang, thuộc tỉnh Giang Tô có người tên Thiệu Bưu, một hôm nằm mộng thấy mình đi đến Minh phủ, có vị trưởng quan ở đó hỏi rằng: “Ông có biết nguyên nhân vì sao đến giờ ông vẫn chưa thi đỗ hay không?” Thiệu Bưu đáp: “Không biết.”
Vị quan ấy liền đưa Thiệu Bưu đến một nơi, nhìn thấy có một cái chảo lớn đang nấu đầy sò. Những con sò ấy thấy Thiệu Bưu đến thì đồng thanh gọi tên ông. Thiệu Bưu sợ quá chắp tay niệm “A-di-đà Phật”. Những con sò trong chảo [nghe niệm Phật xong] đều biến thành chim sẻ vàng bay đi mất.
Từ đó về sau, Thiệu Bưu phát nguyện giữ giới không giết hại vật mạng. Sau [ông thi đỗ,] làm đến chức quan An Phủ Sứ[1].
- Lời bàn:
Việc công danh khoa bảng của con người, tuy là do thiên tào ban xuống, nhưng nếu có oan gia cản trở chống đối, quỷ thần cũng không thể ngăn được. Những ai muốn được đường mây thênh thang, công danh rộng mở, sao có thể không suy ngẫm kỹ việc này?
Vào cuối triều Minh, có người thư sinh đất Thục (tức vùng Tứ Xuyên) tên là Lưu Đạo Trinh. Một hôm có khách đến nhà thăm, Đạo Trinh định giết một con gà đãi khách, bỗng không thấy gà đâu nữa. Khách ngồi chơi rất lâu, Đạo Trinh liền định giết một con vịt khoản đãi, lúc ấy lại cũng không thấy vịt đâu cả. Đạo Trinh đi tìm, thấy cả gà và vịt đang cùng trốn kỹ trong một chỗ tối, vịt lấy đầu đẩy gà ra, gà cũng lấy đầu cố đẩy vịt ra, hai bên cố hết sức xô đẩy nhau nhưng đều im thin thít không có một tiếng kêu nào.
Lưu Đạo Trinh quan sát cảnh ấy bỗng nhiên ngộ ra [rằng “tham sống sợ chết” là tâm lý chung của muôn loài]. Sau đó ông liền viết bài văn “Giới sát” khuyên người đời từ bỏ sự giết hại vật mạng.
Vào tháng bảy năm Tân Dậu (tức là năm 1621), có người bạn của Lưu Đạo Trinh nằm mộng thấy đi đến điện Văn Xương, gặp Đế Quân đưa cho xem một tờ giấy, bảo rằng: “Đây là bài văn Giới sát, khuyên người đời từ bỏ sự giết hại do Lưu Đạo Trinh viết ra. Khoa thi năm nay Đạo Trinh sẽ đỗ.”
Người bạn ấy tỉnh dậy vẫn nhớ, đem sự việc kể lại cho Lưu Đạo Trinh nghe, nhưng Đạo Trinh không tin. Đến khi bảng vàng đề tên, quả đúng như vậy.
- Lời bàn:
Các loài cầm thú với con người, tuy hình thể khác nhau nhưng sự nhận biết, cảm giác thật không khác. Hãy xem khi các con thú bị đuổi bắt, chúng cũng kinh sợ trốn chạy, phát tiếng kêu la thảm thiết, cố sức vượt rào leo tường để mong chạy thoát. Nếu đem so với con người chúng ta, gặp khi bị lệnh vua bắt bớ đuổi giết, cha mẹ kinh hoàng chẳng biết phải làm sao, vợ con gia quyến bị đẩy vào cảnh chết không đường thoát, nỗi hãi hùng kinh sợ ấy nào có khác gì nhau?
Lại xem khi con vật bị giết hại, như lúc cắt tiết một con gà, cả bầy gà kinh hãi kêu la, mổ thịt một con lợn, cả đàn lợn buồn bã bỏ ăn. Nếu đem so với con người chúng ta, gặp lúc loạn lạc giặc cướp lộng hành, trước mắt nhìn thấy cha mẹ bị giết hại, vợ con bị bắt bớ đưa đi, tình cảnh bi thương ấy cũng tương đồng không khác.
Lại hãy xem khi con vật bị cắt xẻ giết mổ, ruột gan phơi ra mà nơi miệng còn thều thào hơi thở, hoặc cổ họng đã bị cắt đứt mà đôi mắt vẫn còn mở to chưa kịp nhắm. Nếu đem so với con người chúng ta, lúc lâm chung đớn đau thống khổ, toàn thân bất động, chỉ biết đưa mắt nhìn, đành cam tâm bất lực nào có khác chi nhau?
Thế nên, người đời nghe chuyện gà vịt xô đẩy nhau né tránh cái chết, phải biết đau lòng mà ghi nhớ mãi!
[1] Chức quan An Phủ Sứ vào đời Tống là người đứng đầu chịu trách nhiệm chưởng quản cả hai mặt quân sự và dân sự trong một địa phương, cũng gọi là Kinh lược An Phủ Sứ, thường do các vị Tri châu, Tri phủ kiêm nhiệm.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Bỏ Sự Giết Hại
Nguyên tác Hán văn: Vạn Thiện Tiên Tư
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Người học Phật đừng ép người khác phải theo khuôn khổ học đạo như mình, sẽ bị quả báo
Một buổi chiều nọ Hòa thượng Diệu Pháp ( HT Diệu Pháp là một cao tăng ẩn tu ở Ngũ Đài Sơn, có túc mạng thông, thấy được nhân quả nhiều kiếp của người khác) mới vừa an tọa thì một vị tóc điểm muối tiêu tiến tới quỳ xuống, chưa khai khẩu đã tuôn lệ như mưa, khóc chẳng thành tiếng, mọi người an ủi, ông mới dần bình tĩnh được chút và bắt đầu hương về Hòa thượng kể chuyện của mình, cầu xin chỉ dạy.
Ông vừa buồn vừa tự trách, giống như phát xuất nỗi niềm sám hối bi ai từ nội tâm, khiến người có mặt ở đó không ai là không rơi lệ.
Ông kể mình vừa bắt đầu hướng dẫn vợ và các con bước vào đường học Phật thì đã nhanh chóng dứt bỏ ăn mặn, toàn bộ thời gian rảnh ông đều dùng vào việc tụng kinh, hoằng pháp lợi sinh, tu tập tinh tấn. Trước khi học Phật, ông có mua một đầu máy video hiện đại, chỉ xem qua có 4-5 cuộn phim thôi, đến nay đã 10 năm, chẳng hề động tới nữa.
Riêng truyền hình, ngoại trừ nghe tin tức ra, các tiết mục văn nghệ khác ông cũng chẳng để mắt tới. Việc học Phật đem lại cho toàn gia đình ông nhiều cái hay vô cùng, có thể nói gần 10 năm nay, trong gia đình chẳng phát sinh điều gì bất như ý.
Điểm tuyệt nhất là cả nhà không hề vướng qua bệnh chi. Trong lúc cùng các bạn đạo bàn luận, ông thường nêu lên những cái hay về ăn chay, học Phật, lòng đầy niềm tin và tôn kính đối với Phật.
Năm ngoái, có một bác sĩ bảo ông:
– Mười năm anh nay không ăn thịt, nhất định là thiếu dinh dưỡng, anh tự cho mình không bệnh, thì thấy như không có bệnh. Nhưng nếu anh đi bệnh viện kiểm tra máu mà không có vấn đề chi thì chúng tôi sẽ niệm Phật ăn chay theo anh!
Dưới sự cổ vũ của bạn đồng tu, ông bèn làm cuộc kiểm tra.
Lúc lấy kết quả xét nghiệm, ông hỏi người nhân viên:
– Huyết dịch tôi có vấn đề chi không?
Họ đáp:
– Có, năm nay ông tuổi gần 60, mà máu huyết lại giống như người 20-30 tuổi! Vậy là không bình thường.
Ông mới đầu hơi ngẩn ngơ một chút, sau đó bật cười. Khi đem kết quả tới cho mọi người xem, ông bảo:
– Nếu xét theo tiêu chuẩn người ăn mặn thì máu tôi đương nhiên là bất thường. Nhưng tình trạng máu huyết giống thanh niên không phải là chuyện tốt hay sao? Bởi vì suốt mười năm nay tôi không động đến rượu thịt, thuốc hút, nên máu tôi đã được thanh lọc, tịnh hóa. Tiêu chuẩn này có thể nói là không giống phần đông người bình thường. Chúng ta ăn chay tức là đang tịnh hóa máu huyết mình, là phản lão hoàn đồng, là trở về với mộc mạc chân thực, khiến cuộc sống hôm nay thân ít bệnh, hoặc không bị bệnh khổ, khiến kiếp nhân sinh hữu hạn lại càng thêm tốt đẹp…
Nói đến đây, đột nhiên ông trầm tư một chút, mắt lại tuôn lệ.
Ông sụt sịt kể, nửa tháng trước tai họa đã giáng vào gia đình ông. Đứa con gái ông cưng yêu nhất bỗng dưng liên tục hai ngày ăn gì đều ói, đi bệnh viện khám họ nói nó bị… ung thư bao tử, nhưng không thể phẫu thuật vì bệnh đã di căn phát tán trầm trọng. Bác sĩ nói sau này bệnh sẽ ngày càng chuyển ác, thời gian sống tối đa chỉ còn nửa tháng. Gia đình ông nghe tin này như sét đánh ngang tai, ngày ngày rửa mặt bằng… nước mắt, chẳng biết làm sao. Bác sĩ nói con gái ông bệnh là do cơ thể thu nạp ít mà lại làm quá sức do lao lực tích lũy lâu ngày, thành bệnh nan y.
Rồi ông tỏ vẻ nghi ngờ, nói:
– Thưa sư phụ, chẳng phải trong Kinh Địa Tạng từng giảng: “Lễ bái tượng Địa Tạng, tụng Kinh Địa Tạng sẽ được các thiện báo như gia trạch vĩnh an, kéo dài tuổi thọ, tật dịch chẳng đến…” Nhưng vì sao nhiều năm nay con tụng Kinh Địa Tạng và các Kinh khác mà hiện tại lại bị đại nạn ập xuống đầu như thế? Bà nhà con nói: “Nếu như không học Phật thì chẳng đến nỗi con gái phải bệnh nặng như vậy!”. Thế này thì e rằng thân thích láng giềng vốn không tin Phật sẽ càng dèm pha chê trách um lên, thậm chí còn làm lung lay tín ngưỡng của con. Xin hỏi Sư phụ, con đã trồng nhân gì mà bị ác báo này?
Hòa thượng ngồi xếp bằng trên tràng kỷ, đôi mắt khép nhẹ như đang lắng nghe. Thấy cư sĩ hỏi, ngài từ tốn đáp:
– Lời Phật là chân ngữ, thật ngữ, không gian dối, quyết chẳng gạt lừa người. Nhưng vì sao nhà ông gặp đại nạn như thế? Ở đây ông phải tự hỏi bản thân mình một chút. Như ông vừa nói, ngoài nguyên nhân do con gái ông lao lực quá độ thành bệnh ra, bản thân ông cũng có lỗi một phần. Tuy ông siêng năng học Phật nhưng chẳng bỏ được tính cố chấp độc đoán. Phật pháp cùng thế pháp vốn không phân biệt nhưng ông lại cho đối lập nhau.
Một mặt ông đem Phật pháp tích cực giới thiệu cùng mọi người, khiến kẻ nghe pháp được lợi ích, thậm chí giúp nhiều người lìa khổ được vui, như vậy là rất tốt.
Nhưng ông cũng đem Phật pháp biến thành trói buộc, bắt vợ con “nhốt” trong khuôn khổ do mình định lập ra. Thậm chí khi vợ con ông ra ngoài, đi đâu, muốn trang điểm một chút cũng bị ông phê bình cho một trận. Con cái ông thỉnh thoảng nếu nghe những bài nhạc đang thịnh hành, thì ông xem như phạm vào đại kỵ, có lỗi với phép tắc “đại giáo huấn” của ông, lập tức sẽ bị ông nghiêm khắc quở trách. Nếu họ có chút phản ứng, thốt lời phê bình hay tỏ thái độ không phục, thì ông lớn tiếng quát la, thịnh nộ như sấm rền. Ông lập tức biến thành pháp quan, một bề làm vệ sĩ hộ giáo, như thể trong thiên hạ chỉ có ông mới là người học Phật chân chính. Hễ nghe trong Phật môn có chút việc không đúng pháp, thì ông ghim mãi trong lòng, phê tam bình tứ… Tuy ông có chánh tri chánh kiến nhất định, nhưng mắt toàn chỉ thấy lỗi người, tâm chứa toàn thị phi phải quấy và nhìn ai cũng thấy đều là ngoại đạo. Thế là rất sai.
Ông phải biết mọi sự trên đời đều có nhân quả mà người chân thật tu hành thì không nên dòm tìm, soi mói lỗi thế gian. Sai sót của ông chính là do quá chấp trước nên đã biến tâm mình thành tâm ma, rơi vào cảnh quỷ! Thật ra cũng có ma bên ngoài, nhưng không có gì đáng sợ. Người tu phải khéo biến ma thành thiện tri thức giúp mình thành Phật.
Năm xưa, lúc Phật Thích Ca làm tiên nhân nhẫn nhục để vua Ca Lợi chặt thân thể thì Ngài tuyệt không có “ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng…” Không những tâm chẳng sinh oán hận mà còn phát nguyện tương lai mình thành Phật rồi, người sẽ độ đầu tiên là vua Ca Lợi. Đây mới là tấm lòng và cảnh giới, tri kiến của Phật.
Ông có biết sau khi nổi nóng hầm hè với vợ con rồi, trong lòng họ thấy thế nào chăng? Do họ bị ông áp chế, khí oán giận không được bung ra nên phải nén cả vào trong lòng. Hơn nữa ngọn lửa vô minh của ông, tùy theo tiêu chuẩn đạo đức ngày càng thấp của xã hội mà càng cháy bùng dữ dội, thế là người nhà biến thành nạn nhân, thành chỗ trút bực, trút giận của ông. Họ phải chịu đựng trường kỳ tháng, năm như thế, làm sao kham thấu?
Ông hiện giờ là một người hai mặt. Một mặt là kẻ rất có ái tâm, là chồng tốt yêu vợ, cha lành thương con. Nhưng một mặt khác nữa lại là kẻ có tâm ma hung ác, toàn gieo tổn thương trầm trọng cho thân quyến.
Giờ đây con ông vướng bệnh hiểm, ông chẳng những không phản tỉnh để nhìn ra lỗi mình, ngược lại còn oán trách Phật Bồ-Tát không che chở chúc phúc. Cho dù Phật Bồ-Tát có đại thần thông, cũng không thắng nổi nghiệp lực của ông. Giống như hãng sửa xe trên thế giới dù có kỹ sư bảo trì tài giỏi tối ưu, nhưng cũng không sao sửa nổi những chiếc xe bị ông mặc tình chà đạp gây tổn hại. Con gái ông bị ép phải sống ngoan, sống tốt đúng theo khuôn khổ ông chế định, trong công tác nó luôn ráng làm vượt thành tích cho mọi sự được đẹp hơn tuyệt hơn… Vì vậy mà tinh thần, thể lực bị tiêu hao đến cực độ. Bữa ăn dùng chay buổi trưa, nó thường bị bạn bè hiếu kỳ tranh nhau dùng hết, bản thân ăn không đủ no, lại chẳng muốn ăn ở ngoài.
Tối đến về nhà, đói quá sinh mệt, ăn cũng không được bao nhiêu. Như thế lâu dần, tạo thành nội thương bao tử, do tích lao thành bệnh. Những thống khổ, u buồn trong tâm được che đậy bằng nhiệt tình công tác nổi trội, đến mức bệnh nhập xương tủy mới đi bệnh viện thì đã muộn. Tôi nói tình huống vậy có đúng không? Ông còn trách Phật Bồ-Tát nữa chăng?
Những cư sĩ khác tại hiện trường đều bị lời của Hòa thượng thu hút, hầu như quên mất “nhân vật chính” đang thỉnh pháp. Bây giờ nghe Hòa thượng hỏi, họ đều quay sang nhìn ông, thấy ông hai mắt dán chặt vào sư phụ, lệ tuôn đầm đìa. Nước mắt nước mũi chảy chèm nhẹp làm ướt đẫm cả một phần áo nơi vùng ngực, mọi người đều thông cảm cho nỗi thống khổ của ông.
Nghe Hòa thượng hỏi, ông như sực tỉnh, lên tiếng yếu ớt:
– Bạch sư phụ, không lẽ ái nữ của con hết cách cứu rồi ư? Con van xin ngài hãy cứu cháu giùm, nó còn trẻ quá!
– Ông vẫn chưa trả lời là những lời ta nói về tình hình của ông có đúng không?
– Dạ đúng hết! Hoàn toàn đúng! Là do con thực hành và hiểu Phật pháp không thấu đáo, là tại con hại ái nữ của mình. Nó mà chết đi, con cũng không thiết sống nữa!
– Ông chết rồi, vợ ông sống nổi hay sao? Phần bụng trên của bà có một khối u cứng, 10 năm trước ông đã từng sờ qua rồi, nhớ không?
Nghe đến đây, cư sĩ cả kinh thất sắc, òa khóc to, âm thanh vang trời động đất. Từ khi sinh ra đến giờ, đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến cảnh một người đàn ông tuổi gần 60 bộc phát niềm bi thống dữ dội như thế, tiếng khóc ông lớn đến nỗi làm chấn động và ù cả tai tôi. Chỉ thấy hai gối ông khụy xuống, hai tay không ngừng đánh vào đầu mình, các cư sĩ gần bên vội giữ tay ông lại. ông sầu đau cực độ, nói trong nước mắt:
– Quán Thế Âm Bồ-Tát ơi! Con tình nguyện xuống địa ngục vô gián, vĩnh viễn đời đời kiếp kiếp không thoát ra, để xin đổi mạng cho ái nữ của con được sống! Quán Thế Âm Bồ-Tát ơi! Là con có lỗi với bà vợ hiền huệ của mình, 10 năm trước con có sờ và biết bà có khối u cứng trong bụng, nhưng con không nghĩ nó sẽ đoạt mạng bà. Con thật quá ngu si! Lúc nào cũng cho mình là đúng, con thường tuyên bố: “Người quản tôi chưa sinh ra!” (nghĩa là trên đời có không ai quản được ông). Con quá ngông cuồng kiêu mạn, tự sa vào tâm ma, quả báo vẫn là chính mình tự thọ. Hu hu! Con luôn cho rằng mình là người chồng tốt, cha lành. Té ra con chỉ là kẻ ôm tâm xấu hại người! Ha Ha! Vợ của con 30 năm nay luôn tròn phận hiền thê, mẹ đảm, một bề phu xướng phụ tùy… Con muốn học Phật, bà cũng chiều, con bắt ăn chay (cho dù trong lòng bà không muốn) nhưng cũng nguyện ăn chay theo con bao năm nay. Sau đó con đề xuât ngủ riêng, đoạn dục… hễ con nói là bà vâng theo, chưa từng nghĩ đến tâm tư tình cảm của bà. Quên rằng bà cũng là người biết buồn, vui, hờn giận… Con luôn cho là mình tu hành rất tinh tấn! Bây giờ con mới biết thế nào là học Phật đúng đắn! Con chính là ma quỷ luôn đến áp bức thống khổ cho người, vì con chỉ biết có mình, luôn cho rằng cái gì mình cũng đúng, cũng hay. Không ai được phép cãi… Con sống ích kỷ tư lợi, sống luống uổng suốt bao năm nay, hu hu!… hu hu!
Tôi trước đây chỉ nghe các bà, các cô, các mẹ… vừa khóc vừa rên, hôm nay lần đầu trong đời mới nghe một nam tử 60 khóc hu hu, kể lỗi mình um sùm, vừa khóc vừa than vừa sám hối. Nếu như ông không thật tâm sám hối, sao có thể thốt ra những lời chẳng màng đến thể diện mình như thế?
Trong phòng khách bên phía quý bà đều bật khóc thành tiếng, còn quý ông thì không ai là không rơi lệ.
Lúc này tôi phát hiện chỉ có Sư phụ là điềm nhiên đoan tọa, đôi mắt hơi khép của ngài khẽ động đậy. Trong lòng tôi bỗng nổi lên nghi vấn. Trước tình huống cảm động này vì sao Sư phụ không chút xót thương mà cứ ngồi bất động như thế? Sao Ngài không mau mau nghĩ cách phá giải giúp cho họ?
Bỗng Sư phụ khai khẩu, nhưng chẳng hề mở mắt, tuy âm thanh ngài không lớn, nhưng có đủ sức mạnh khiến các tiếng khóc nghẹn ngào ngưng bặt ngay:
– Ta đâu có nói là con gái ông nhất định phải chết? Sao ông chẳng hỏi phương pháp cầu sống?…
– Dạ???…
Không khí trong phòng như ngưng đọng, mọi âm thanh hoàn toàn im bặt.
Lão cư sĩ bỗng quỳ mọp trước Sư phụ dập đầu lia lịa nghe vang thành tiếng, tại hiện trường mọi người đều quỳ xuống hết…
Sư phụ giống như không nhìn thấy cảnh tượng xúc động này, vẫn bình tĩnh từ tốn nói:
– Phật pháp là diệu pháp, “tất cả duy tâm tạo”, tâm có thể khiến ông đọa địa ngục, có thể khiến ông thành Phật, có thể khiến ông bị bệnh, tử vong, cũng có thể hóa giải hàn băng. Chú Đại Bi là thuốc hay vạn năng, khéo trị tám vạn bốn ngàn chứng bệnh. Nhưng cần phải sám hối chân thành thì tác dụng thuốc mới phát. Nếu như con gái ông lành bệnh rồi, ông có còn nóng nảy, độc tài, áp bức… nữa chăng?
– Quyết không! Con sẽ không dung dưỡng các tật xấu đó nữa, con sẽ đổi mới, làm lại từ đầu.
– Được! Tốt lắm! Nếu muốn thành Phật, trước phải thành người hoàn mỹ. Phật đối với tất cả chúng sinh đều từ bi. Phật là bậc đại giác, có thần thông trí huệ cao tột, nhưng Ngài chưa bao giờ nổi nóng cáu giận với đệ tử, chưa hề la hét chửi mắng ai. Pháp Phật giảng là giúp người hiểu rõ lý, hiểu rõ đạo rồi, thì trong sinh hoạt hằng ngày, trong công việc luôn thực hành Phật pháp. Đây gọi là “minh lý tức sự” (hiểu rõ lý tức là sự). Chúng ta ngày ngày đều gặp rất nhiều việc xảy ra ngoài dự tính, bởi vì quý vị đã hiểu rõ lý, đã hiểu Phật pháp, cho nên không để những cảnh đó chuyển, mà sẽ như pháp giải quyết, xử lý sự việc, đây chính là “minh lý tức sự”.
Người tu hành mà phát cáu, nóng nảy hét la ỏm tỏi là tối đại kỵ, có câu: “Lửa sân thiêu hủy rừng công đức”, tuyệt không phải là lời hư vọng. Đã là đệ tử Phật mà không sửa đổi, không từ bỏ tính xấu này, thì cho dù cả ngày tụng nhiều bộ kinh, giảng pháp nhiều lần, độ biết bao người học Phật, thì bản thân cũng không ra khỏi tam giới. Để cho tính khí nóng nảy sân giận bộc phát là biểu hiện bản thân mình đang quá vô minh! Vô minh nghĩa là không sáng, bản thân quý vị không sáng tỏ Phật pháp, thì làm sao có thể độ người viên mãn được?
Trong thời đại hiện nay, con trai con gái, chỉ cần có chánh tri chánh kiến, có thể giữ ngũ giới thập thiện, thậm chí có thể ăn trường trai, đều là việc khó làm, rất hiếm, rất quý. Nếu như ông cứ chấp nhất cứng cỏi, vì cầu toàn mà khư khư đem giới luật của người xuất gia, áp đặt cho hàng tại gia, rồi ép buộc, quở trách họ, như thế là quá ngu si, đây giống như “kéo mạ thúc lớn” , làm vậy chỉ khiến người lánh xa Phật pháp, biến Phật pháp thành khủng bố, đe dọa, áp bức…
Chẳng phải Lục tổ từng giảng: “Nếu lìa thế gian mà tìm con đường giác ngộ thành Phật, giống như tìm sừng thỏ, vĩnh viễn không tìm được”. Con gái ông ra ngoài, có thể điểm trang chút ít hay mặc y phục lịch sự xinh đẹp, có thể cùng chúng bạn thưởng thức những ca khúc đang lưu hành (miễn là nội dung âm nhạc lành mạnh, có ích)… thì đều được cả. Không bắt buộc họ phải suốt 24 giờ niệm Phật mới là tinh tiến. Ông phải hiểu rõ Phật pháp như thế này: tự thúc liễm ngôn hạnh, giữ gìn tác phong của mình chuẩn mực cũng chính là niệm Phật! Sống trong thế gian, đối diện mọi hình sắc, cảnh duyên phải luôn có con mắt sáng suốt, biết tuyển trạch pháp nhãn, “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” (nên không chỗ trụ mà sinh tâm kia). Mỗi ngày, buổi tối trước khi ngủ, ông nên sắp xếp tĩnh tọa chừng 40 phút, niệm Phật hoặc trì chú, hay tu pháp môn nào đó hợp với mình, nhằm giúp tĩnh tâm, mục đích giải trừ mỏi mệt cả ngày, cũng tính là khóa tu tối thường nhật.
Được rồi, chúng ta đã minh bạch chân tướng vũ trụ, tức là nhìn thấu phá. Nhìn ra rồi thì phải buông. Nếu như nhìn thấu phá mà chẳng buông, thì ông so với hàng tục nhân chưa nhìn thấu, càng chẳng tự tại, bởi vì trong lòng ông ngoài tám vạn bốn ngàn phiền não trần lao ra, còn bị áp lực Phật pháp đè nặng.
Bây giờ xin chư vị hãy buông tất cả hết để được đại tự tại.
Mỗi cá nhân nên quý người bạn hữu duyên ở bên cạnh mình, là đệ tử Phật, ta đối với động vật có thể sinh lòng từ bi, thế thì vì sao lại cư xử vô tình với người bên cạnh, làm tổn hại thân nhân mình? Ông bao niên kỷ mới tin Phật? Bao nhiêu tuổi mới trì giới? Có cư sĩ tin Phật mấy mươi năm rồi, đến nay chẳng phải vẫn còn ăn tam tịnh nhục đó ư? Ở đây tôi không nói đúng hay sai, mà chỉ nói vấn đề thời cơ, nhân duyên thôi, hễ trăng đến rằm thì sẽ tròn.
Cả nhà ngồi chung một bàn, có kẻ ăn thịt uống rượu, có người ăn chay tin Phật, thế thì một bàn cứ chia hai mâm, chẳng có gì là không đúng. Thế giới này chính là một bàn nhiều mâm mà. Lục tổ trong hoàn cảnh thắt ngặt đặc biệt vẫn phải phương tiện ăn rau cạnh thịt, rau ấy có dính vị thịt chăng? Chẳng ảnh hưởng đến việc thành Tổ của Ngài.
Không nên vừa hiểu chút Phật pháp, liền lập ta ở trong rồi khoa chân múa tay làm… cảnh sát trong Phật giáo, một bề kiểm soát áp đặt, bắt bẻ lung tung. Đến khi ác quả thành hình thì hối hận đã muộn!
Đạo Thiên Chúa, Tin Lành giảng bác ái, đây cũng là quan điểm của Phật giáo. Chúng ta cần dùng tâm Bồ-đề bác ái của Phật cảm hóa chúng sinh tiến vào Phật môn, chứ đừng dùng phương pháp tranh đấu, chỉ trích, quở mắng, rầy la.
Được rồi, cư sĩ mong giúp con gái ông chuyển nguy thành an? Vậy thì 8 giờ sáng mai ông lên đại điện bắt đầu lễ Phật, tụng 7 biến Sám Đại Bi hồi hướng cho pháp giới chúng sinh. Xin ông nhớ nhắc con gái, ngày mai cháu ở nhà bản thân cũng phải bắt đầu tụng Kinh Địa Tạng, tụng cho đến khi cháu hoàn toàn bình phục, và từ đây về sau cháu hãy chuyên tụng Kinh Địa Tạng.
Còn phần ông, ngày mai lễ xong Sám Đại Bi rồi thì bắt đầu lễ ba bộ Lương Hoàng Sám, lúc bái sám phải dùng tâm thành lễ bái, giống như ông vừa thành tâm sám hối lúc nãy đó, nếu không thành tâm thì sám hối, tụng chú gì cũng chẳng linh. Phải khắc cốt ghi tâm, thành ý hết lòng mới có thể chiêu được cảm ứng “chấn thiên động địa”. Phần các cư sĩ, quý vị có chịu làm công đức này không?
– Chúng con đồng ý ạ!
Âm thanh hồi đáp vang vọng làm rung chuyển cả mặt kính lưu ly trong phòng.
Hòa thượng mỉm cười, nụ cười hoan hỷ như trẻ thơ, khuôn mặt tuổi tác của ngài tươi như đóa sen mùa Hạ, khiến mọi người xúc động, chiêm ngưỡng không rời.
Các đệ tử đều biết Hòa thượng xưa nay không hề vọng ngữ, chỉ cần bạn làm y theo lời Ngài dạy, thì sẽ lìa khổ được vui.
Trước khi kết thúc, Hòa thượng ngâm một bài thơ cho người suy gẫm:
Không tức sắc, sắc tức không
Phật pháp diễn giải vô cùng thâm sâu
Đem thân hành pháp nhiệm mầu
Giúp người tỉnh giác tiêu sầu hết mê
Trong biển khổ hiện Bồ-đề
Muốn thành Phật phải oai nghi thiện lành
Độ mình độ khắp chúng sinh.
Học gương hoan hỉ, thấu tình cảm thông
Lòng bao dung tợ hư không
Có đi có đến, chẳng căng, chẳng chùng
“Trung đạo” hữu hiệu vô cùng
Rất là thích hợp nên thường hành luôn.
Trích Báo ứng hiện đời 3 – Quả Khanh
Bé gái mồ côi lượm bé mèo mồ côi ở đống rác về nuôi. Xem video clip mà chạnh lòng quá bà con ạ. 🙁
Các bạn ơi, có 2 lời nguyện này hay lắm, các bạn nguyện theo 2 lời nguyện dưới nha?:
“Nguyện cho mọi sự sống luôn luôn hết MỌI khổ”
“Nguyện cho mọi sự sống luôn luôn nhận được MỌI điều lành”
Lưu ý: Tâm phải luôn điềm tĩnh trước, trong và sau khi nguyện!
Nguyện xong nhớ hồi hướng phước cho mọi sự sống nha mọi người!
Các quý thầy ơi, con có lên facebook chia sẻ khắp nơi 2 lời nguyện trên, nhưng mà con sửa lại một chút, nguyên văn thế này ạ:
_____________
Các bạn ơi, có 2 lời nguyện này hay lắm, các bạn nguyện theo 2 lời nguyện dưới nha?:
☘️
“Nguyện cho mọi sự sống luôn luôn hết MỌI khổ”
“Nguyện cho mọi sự sống luôn luôn nhận được MỌI điều lành”
☘️
Lưu ý: Tâm nên điềm tĩnh trước, trong và sau khi nguyện!
Trong những dịp như sinh nhật, Tết nhất,… chúng ta có thể đem 2 lời nguyện trên thành 2 lời chúc tốt đẹp cho người khác. Nhưng nếu chúc mà không thật lòng mà chúc chỉ vì tư lợi thì sẽ thành tội nha mấy bạn, tội sẽ tạo thành nghiệp chướng đó
__________________________
Có một người tên (trên facebook) là Tịnh Nghiệp Học Nhân (có lẽ cũng là người tu hành Tịnh Độ) có chia sẻ với con rằng:
“Nhưng lời nguyện của đạo hữu về lý thì sâu xa, nhưng lại khó thực hiện, ngoài ra viết thêm phần sau về sinh nhật, Tết cho đến tạo nghiệp chướng lại mang thêm quan kiến cá nhân
Đã là thuộc kiến giải của cá nhân mà chúng ta đều là phàm phu thì đó là tạo nghiệp luân hồi
Nếu sửa lại thành phát Bồ đề tâm, phát nguyện cầu sanh Tây Phương Cực Lạc để một đời thành Phật thì ý nghĩa một bên đồng nguyện với Phật A Di Đà, có xác quyết từ kinh điển, lời dạy của tổ sư, đại đức, một bên là kiến giải cá nhân phàm phu lục đạo thì đạo hữu xem thấy nên thế nào?”
——————————————–
Con thực sự không hiểu ý người đó, các quý thầy có thể giải thích giúp con được không ạ???
Và người đó cũng có nói rằng:
“Hai lời đó vốn là ý tốt lành, còn phần kiến giải bạn thêm vào thì là quan kiến cá nhân mà thôi”
Vậy là theo ý người đó thì 2 lời nguyện trên không có vấn đề gì…
Gửi Hoàng Nam
Tịnh nghiệp học nhân nói đơn giãn hơn là muốn thành Phật thì nên học làm người tốt trước
Những lời nguyện của bạn đều có ý tốt cả
Nhưng dùng những lời chúc này thay cho những lời chúc thông thường giống như muốn thay đổi cả nền văn hóa dân tộc thì không thể
Nói về đạo thì cũng chẳng có lợi lạc thực tế gì cho chúng sanh
Tu học thì phải biết gạn lọc thân tâm, sửa đổi những thói hư tật xấu dần dần
Còn không thì có tu đến tám vạn đại kiếp thì cũng như nấu cát mà muốn thành cơm vậy
Những vị Phật Tử chia sẽ với bạn:
Có thể tuổi đời lớn hơn
Có thể tuổi đạo có thâm niên hơn nên có hiểu biết nhất định về Phật Pháp
Có thể là kỹ sư bác sỹ nhà giáo.. nên có trình độ nhất định
Nên đầu tiên là phải biết lắng nghe, tôn trọng sau đó học cung kính như những vị Phật tuơng lai vậy
Nếu có duyên với Phật Pháp nên dùng từ bi hỷ xã mà đối người tiếp vật
Nên đừng tranh đừng thua đừng bắt bẻ nhau
………………….
Đây cũng là bước đầu phát bồ đề tâm vậy
A Di Đà Phật
Chào bạn Hoàng Nam!
Người muốn hồi hướng công đức cho người khác, cho chúng sanh thì người đó phải tu hành thanh tịnh, nghiêm trì giới luật. Bằng không chúng ta muốn nguyện cầu, muốn hồi hướng song chỉ là nguyện suông. Cũng giống như trong túi có tiền, mới cho tiền người khác, trong túi rỗng không mà muốn cho tiền người ta, việc này không thực hiện được.
“Nguyện cho mọi sự sống luôn luôn hết MỌI khổ”
“Nguyện cho mọi sự sống luôn luôn nhận được MỌI điều lành”
Hai lời nguyện trên của bạn, thực tế có thể xảy ra “mọi sự sống hết mọi khổ, được mọi điều lành” khi và chỉ khi- chúng ta ngừng mọi sự giết chóc. Phải biết rằng sát sanh khiến bao nhiêu sanh mạng phải chịu vô vàng đau đớn thống khổ, oán hận, từ đó mà chiêu cảm ra nhiều kiếp nạn xảy đến với loài người. Rất khó, nhưng cũng không phải hoàn toàn không có chút khả năng bởi người khác không hành được, nhưng bản thân ta hành được, mỗi một cá nhân đều không giết hại nữa (ăn chay, phóng sanh chuộc mạng), tập hợp lại cũng được một số lượng lớn, cũng có tác động tích cực đối với sự an bình của muôn loài, an định của xã hội rồi.
Ngày sinh nhật, đặc biệt là ngày tết, thịt chúng sanh bày la liệt trên bàn ăn, chúng ta ngồi nhìn từng thớ thịt mà khấn nguyện: mong chúng sanh hết khổ, được điều lành- thì quả là có chút gì đó rất áy náy. Bản thân chúng ta, nếu ăn chay, lúc ấy có thể khẩn thiết niệm Phật, mong các oán linh buông bỏ sự thù hận, một lòng niệm Phật để vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, hết mọi sự khổ- thì việc khấn nguyện này có hiệu lực.
Vậy nên chia sẻ hai câu nguyện trên của bạn một cách rộng rãi không bằng viết 4 chữ A Di Đà Phật , mọi người đọc được 4 chữ hồng danh của Phật, lưu vào tạng thức, khi duyên chín mùi ắc niệm Phật thành Phật độ nhiều chúng sanh nữa.
Nam Mô A Di Đà Phật
Con người có 3 nghiệp thân, khẩu, ý. Mình chia sẻ 2 lời nguyên trên chỉ là RIÊNG về ý và khẩu (nếu người khác đọc ra 2 lời nguyện trong khi nguyện luôn) chứ không liên quan gì đến thân hết bạn ạ…
Mình chia sẻ rằng vào sinh nhật, lễ tết 2 lời nguyện trên có thể chuyển thành 2 lời chúc là gợi ý thôi…
Vậy bạn Mỹ Diệp giải thích ý của người Tịnh Nghiệp Học Nhân, hay là nói ý riêng của bạn?
Vì ngày sinh nhật, lễ, Tết người ta cũng thường hay chúc nhau mà. Cho nên đó là gợi ý thay vì chúc cái này chúc cái kia thì đem 2 lời nguyện đó ra…
Vậy tóm lại theo ý bạn Mỹ Diệp, mình chia sẻ 2 lời nguyện trên có phải là việc đúng không? Có cần phải làm thêm gì đó nữa không ạ? Con người hiện tại phần nhiều có thói quen ăn thịt, một số thì lại giết chóc. Thực ra thay đổi thói quen đó có phải dễ không? Không dễ.
Vậy thì thay vì ngồi nhìn thì chia sẻ 2 lời nguyện đó, ít ra cũng gieo vào tàng thức của họ chút gì đó lương thiện.
Chào bạn Hoàng Nam,
Theo PH hiểu, thì ý của vị Tịnh Nghiệp Học Nhân đó là, bạn nên sửa lại lời nguyện đó theo ý “phát Bồ đề tâm, phát nguyện cầu sanh Tây Phương Cực Lạc để một đời thành Phật”. Lý do là vì ý đó thì “đồng nguyện với Phật A Di Đà, có xác quyết từ kinh điển, lời dạy của tổ sư, đại đức”. So với ý mà bạn đang muốn khuyên người khác thì ý của bạn là “kiến giải cá nhân phàm phu lục đạo”. Tóm lại, vị ấy khuyên bạn nên thay đổi nội dung lời nguyện.
Còn cá nhân PH, phần lưu ý của bạn “Nhưng nếu chúc mà không thật lòng mà chúc chỉ vì tư lợi thì sẽ thành tội nha mấy bạn, tội sẽ tạo thành nghiệp chướng đó” có vẻ không ổn lắm, vì chúng ta là phàm phu, bạn thực sự có dám chắc là việc ấy sẽ tạo thành tội không? Nếu tư lợi mà không hại chúng sanh nào khác thì đâu phải là việc bất thiện, vậy sao thành tội?
Bạn có ý tốt muốn chia sẻ thì cứ chia sẻ. Mỗi người một ý, mỗi ý khác nhau, thì nhân mà mỗi người gieo sẽ khác và quả cũng theo đó mà khác. Tuy nhiên, về phần lưu ý của bạn thì PH nghĩ nếu mình không chắc chắn thì đừng nên xác quyết như vậy.
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào huynh Phước Huệ,
Huynh kiến thức uyên bác quá. Không biểt huynh có rành về mấy chuyện kỹ thuật như vi tính hay web không huynh? A Di Đà Phật.
Chào huynh Hai Lúa,
PH còn si mờ lắm, chỉ là “múa rìu qua mắt thợ” thôi, không dám nhận hai chữ “uyên bác” đâu. Về vi tính hay web thì PH chỉ biết… xài thôi! Chứ kỹ thuật như viết web, viết chương trình,.. thì dốt đặc cán mai. Nhưng huynh có thắc mắc gì thì đừng ngại đăng lên đây vì có thể sẽ có huynh đệ khác biết.
Chúc huynh tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
@ Hoang Nam: Theo ngu ý của PB, việc phát nguyện theo ý của bạn là tuyệt vời tương ưng với phát tâm Bồ Đề cứu độ chúng sanh. Nhưng cộng lại ý kiến của các liên hữu thì cũng thể như bạn gặp người ăn mày sắp chết đói, bạn nói rằng: nguyện cho người được no bụng. Nhưng không có thức ăn, không tiền cho họ và họ vẫn chết bình thường. Vậy làm sao để mình luôn có thức ăn, có tiền ban phát cho kẻ cùng quẫn – điều này không dễ đối với phàm phu mà phải nương vào Từ lực của Phật, của Bồ tát – kiểu như mình thấy kẻ khốn cùng chạy đến nhà Phú ông xin gạo rồi ban cho họ, họ mới hết đói khổ, hết thực sự chỉ không chỉ là nghe suông cho vui tai. Cách cho là niệm A Di Đà Phật, niệm Quán Thế Âm Bồ Tát để gieo vào chủng tử của loài sanh thú Thiện căn. Sau khi xả báo thân có thể chuyển nghiệp, tu thiện làm lành. Điều này chỉ an tu pháp môn Tịnh độ mới hiểu được sự thù thắng nhiệm mầu. Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn Hoàng Nam,
“Nguyện cho mọi sự sống luôn luôn hết MỌI khổ”
“Nguyện cho mọi sự sống luôn luôn nhận được MỌI điều lành”
Mình chỉ xin có đôi lời nhận định trên lăng kính Tịnh Độ – Phật giáo đại thừa.
Lục đạo là 6 đường: địa ngục, ngạ quỷ, súc xanh, a-tu-la, người, trời
Còn trong lục đạo luân hồi là còn SANH TỬ, còn gió bát phong (8 cái khổ): Sinh, Lão, Bệnh, Tử, Cầu bất đắc khổ, Ái biệt ly khổ, Oán tăng hội khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ…, còn phước báu hữu lậu: có hưởng có hết
Tam giới bao gồm:
+ Dục giới: gồm đủ lục đạo
+ Sắc giới: cõi trời sơ/nhị/tam/tứ thiền
+ Vô sắc giới: cõi trời Tứ không (tứ vô sắc định)
10 pháp giới: Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, 6 phương lục đạo (liệt kê bên trên)
Bản chất tam giới là vọng tưởng, là đau khổ, là nhân quả nghiệp báu, là phước báu hữu lậu…vì thế không thể nào hết đau khổ được. Muốn thoát đau khổ vĩnh viễn thì chúng ta phải trở về pháp giới Phật, tức là trở về với pháp giới vũ trụ: rộng khắp hư không biến khắp pháp giới, bất sanh bất diệt.
10 phương chư Phật: Đông, Tây, Nam, Bắc, Thượng, Hạ, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc.
Hành giả Tịnh Độ thì hướng đến là pháp giới Phật ở phương Tây tức là cõi của Phật A Di Đà. Về đó để tiến tu thành Phật trong tương lai.
Ngoài ra bạn đề cập đến từ “nguyện”. Thật ra nếu bạn không có tu hành chân chính thì chẳng có tác dụng gì. Không có công đức thì lấy gì mà hồi hướng cho chúng sanh. Cái nguyện tốt đẹp nhất là:
“Chúng sanh vô biên thề nguyện độ
Phiền não vô tận thề nguyện dứt
Pháp môn vô lượng thề nguyện học
Phật đạo vô thượng thề nguyện thành”
Mọi người có nhiều ý hữu ích thật.
Nhưn… có rất nhiều chúng sanh không có duyên với Phật pháp, không tin nhân quả, nhưng có thiện tâm (chúng sanh kiểu này không thiếu nhỉ?), mình chia s3 2 lời nguyện trên cho họ, biết đâu họ cảm động mà nguyện theo?
Sau đó thì sao?
Trong 2 lời nguyện trên có lời nguyện “luôn được mọi lành”, mà biết được Phật pháp chân chính có phải là một điều lành không, đúng vậy mà. Vậy là họ nguyện như vậy, nhân quả sẽ đưa họ từ một người không có duyên với Phật pháp, không tin nhân quả thành người tốt hơn (tốt hơn ra sao thì mình không dám chắc, nhưng trong lời nguyện đã có “mọi lành” rồi, tức là có cái nhân tu hành giải thoát luôn rồi…).
Cảm ơn mọi người.
Như bạn P.M.H có ghi:
____
Cái nguyện tốt đẹp nhất là:
“Chúng sanh vô biên thề nguyện độ
Phiền não vô tận thề nguyện dứt
Pháp môn vô lượng thề nguyện học
Phật đạo vô thượng thề nguyện thành”
___
Nhưng với những người không có duyên với Phật pháp, không tin nhân quả thì biết bao giờ mới nguyện được như vậy?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Hoàng Nam,
*Khi nói tới Phật pháp chúng ta phải nói tới nhân duyên. Người vô duyên với Phật pháp, ngay cả Phật, Bồ tát trước mặt cũng không thể giúp họ điều gì. Bạn đừng quá phan duyên với 2 lời nguyện của mình, nghĩa là đừng móng khởi ý niệm mong cho thật nhiều người hành theo lời nguyện bạn nêu ra để họ được lợi lạc.
*Hai lời nguyện của bạn:
“Nguyện cho mọi sự sống luôn luôn hết MỌI khổ”
“Nguyện cho mọi sự sống luôn luôn nhận được MỌI điều lành”
Hai cụm từ “mọi khổ” và “mọi điều lành” riêng bản thân bạn, bạn đã hiểu và làm được liễu nghĩa chưa? Nếu chưa thể mà bạn hàng ngày cứ hướng tâm ra bên ngoài, mong mọi người “hết mọi khổ”, và được hưởng
“mọi điều lành” là điều chẳng thể nếu không nói là cưỡng nguyện.
“mọi khổ” là gì? “mọi điều lành” là gì? Chúng sanh trong lục đạo vì đâu phải luân hồi chịu khổ? Vì thế muốn thoát khổ, tự mỗi chúng sanh phải nhận biết được cái nhân gây khổ, tự mình tìm cách chuyển hoá thì mới thoát khổ=hiểu rõ khổ.
*Người hiểu và hành điều lành chưa hẳn là người đã có nhân giải thoát. Điều này bạn phải cẩn trọng để không lầm lẫn. Hai từ giải thoát là vĩnh ly sanh tử luân hồi, tức vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ. Nhân vãng sanh Tịnh Độ hẳn bạn cũng hiểu: “chẳng thể nhờ chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh về cõi đó”.
*Câu hỏi nên đặt ra cho chính bạn: liệu bạn dám chắc một đời này vĩnh ly sanh tử luân hồi chưa? Nếu chưa mà bạn cứ vọng niệm cầu cho mọi chúng sanh hết khổ và được hưởng điều mọi điều lành là trái nhân quả. Tại sao? Vì nhân khổ của bạn còn chưa được chuyển hoá, bạn cũng đang là một chúng sanh khổ. Đem cái nhân đó, gieo cho các chúng sanh=khổ chồng lên khổ. Hiểu giản đơn: Một chúng sanh còn đang khổ nạn ắt chẳng thể khiến chúng sanh khác lìa khổ và hưởng điều lành được. Do vậy khi phát nguyện chúng ta phải cẩn trọng, kẻo sẽ trở thành những lời nguyện suông vậy.
Chúc bạn tỉnh giác tu học.
TN
Hi Hoàng Nam,
Mình đã không xem kỹ vấn đề mà bạn đặt hỏi trước khi phúc đáp. Cho mình xin lỗi!
Hãy xem phúc đáp của tiền bối Thiện Nhân để rút tỉa những điều bổ ích.
Bây giờ xin quay trở lại vấn đề. Bạn viết:
——————————————
Trong những dịp như sinh nhật, Tết nhất,… chúng ta có thể đem 2 lời nguyện trên thành 2 lời chúc tốt đẹp cho người khác. Nhưng nếu chúc mà không thật lòng mà chúc chỉ vì tư lợi thì sẽ thành tội nha mấy bạn, tội sẽ tạo thành nghiệp chướng đó
—————————————–
Từ cha sanh mẹ đẻ tới giờ, mình chỉ thấy người người dùng từ “chúc” trong những hoàn cảnh bạn nói. Nó phù hợp về mặt ngôn từ, văn hóa dân tộc. Mình hoang mang rằng, trong dịp Tết và sinh nhật, đứng trước ai đó, mình đọc y chang 2 lời của bạn cho ai đó nghe, họ sẽ nghĩ gì?
Còn từ “nguyện” có nguồn gốc từ đạo Phật. Đầy đủ là “phát nguyện”. Như hòa thượng Tuyên Hóa giải thích “Kẻ xuất gia tu Ðạo cần phải phát nguyện. Phát nguyện là để tinh tấn tu hành. Phát nguyện là để cảnh giác chính mình, sửa đổi điều ác mà làm điều thiện. Tu Ðạo mà không phát nguyện thì cũng như là hoa nở mà không kết trái vậy, đó là điều không thể được.”
Trên quan điểm cá nhân của mình, bạn đã nhầm lẫn về ý nghĩa và ngữ cảnh của từ “nguyện” và “chúc”.
Thân.
Lời khai thị của HT Tuyên Hóa:
Chư Phật và Bồ Tát trong quá khứ do chân thật phát nguyện nên các ngài mới chứng được Chánh Ðẳng Chánh Giác. Chư Phật và Bồ Tát tương lai cũng do phát nguyện mà đắc được Chánh Ðẳng Chánh Giác. Phật là bậc Ðại Trí Huệ, chúng ta là kẻ đại ngu si, nên cần phải học đại trí huệ của Phật. Chúng ta phải lấy tâm Phật làm tâm mình, lấy nguyện của Phật làm nguyện của mình, lúc nào cũng học bốn tâm vô lượng Từ, Bi, Hỷ, Xả, và lúc nào cũng tu trì hạnh nhẫn nại những điều khó nhẫn nại, làm những việc người khác khó làm nổi.