Chuyên trì danh hiệu hoặc còn lễ bái, sám hối thêm thì rất hợp với thuyết Chuyên Tu Vô Gián của ngài Thiện Ðạo. Chuyên Tu Vô Gián là thân phải chuyên lễ A Di Ðà Phật, chẳng lễ xen lẫn các vị khác; miệng chuyên niệm A Di Ðà Phật chẳng niệm các thánh hiệu khác, chẳng tụng các kinh khác; ý phải chuyên tưởng A Di Ðà Phật, chẳng tưởng vị nào khác. Nếu tham, sân, si xen tạp thì cứ hễ phạm liền sám, chẳng để cách ngày, cách đêm hay cách giờ; thường giữ cho thanh tịnh thì cũng gọi là Vô Gián.
Pháp Hệ Niệm là chẳng cần biết đến là đang đi, đứng, hay nằm, ngồi, chẳng cần phải niệm ra tiếng tốn hơi; chỉ cốt chí thành, thầm tưởng thầm niệm, niệm niệm liên tục, tâm không gián đoạn. Tôi dám hứa là nhục nhãn của hành nhân trong hiện đời sẽ thấy Phật, hoặc thấy quang minh, hoặc được Phật xoa đảnh v.v… chứ chẳng cần phải đến lúc lâm chung!
Ðây là một pháp môn đường tắt, giản dị nhất, thiết yếu nhất, cực kỳ linh nghiệm.
- Nhận định:
Mẹ của đại sư tuổi gần bảy mươi; ngài sợ niệm Phật ra tiếng tốn hơi nên ngầm sai em là ngài Hành Viễn khuyên mẹ tu pháp môn Hệ Niệm. Nếu có thể niệm Phật ra tiếng thì sẽ dễ xưng danh hơn, dễ giữ được niệm niệm liên tục. Vì thế, sách Tịnh Ðộ Hoặc Vấn quy kết về việc chuyên trì danh hiệu.
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Trích yếu sách Tịnh Ðộ Hoặc Vấn của đại sư Duy Tắc Thiên Như đời Nguyên
CHẾT CÓ ĐÁNG SỢ NHƯ CHÚNG TA NGHĨ?
Tôi có cô bạn tên Yến, là Tiến Sĩ kinh tế kiêm Giảng Viên cao học. Cô không học Phật nên không hiểu nhiều về Phật Giáo nhưng cô bẩm sinh đã có ngộ tính và trí huệ rất cao, tâm luôn thanh tịnh, từ bi, không ham mê danh lợi hồng trần. Cô có thể nhìn ra chuyện sinh tử của kiếp người là một vòng tuần hoàn liên tục không hề đáng sợ.
Cô không hay tụng kinh niệm Phật, nhưng cô lại có thể nhìn thấy cảnh giới của người lâm chung, và hiểu rõ cần phải niệm Phật mới có thể giúp người mất an bình chuyển sinh…
Sau đây là hai câu chuyện mà cô Yến kể tôi nghe:
– Ông Tú là người thân của bạn tôi, ông ấy mất nên tôi đến thăm viếng, để tránh làm phiền tang quyến, tôi đứng ngoài phòng bệnh.
Gia đình người mất không theo tôn giáo nào cả, nhưng trong đó có chị dâu của ông Tú là tin Phật. Bà bất chấp những người trong gia đình ngăn cản, cương quyết tiến vào phòng bệnh để niệm Phật cho người mất.
Tôi vì không hiểu gì về Phật Pháp nên chỉ chắp tay lại, thành tâm cầu nguyện cho ông Tú ra đi an lành…
Đang trong tiếng niệm Phật vang vang và vô cùng thành tâm của chị dâu ông Tú thì bất ngờ tôi nhìn thấy rõ cảnh tượng hồn của người mất từ giường bệnh thoát ra khỏi xác, hình dáng trong suốt, nhẹ như làn khói bay lên dừng nơi trần nhà phòng bệnh rồi nhìn thật lâu vào tất cả những gì đang sảy ra trên thân xác ông. Cuối cùng, trước mặt ông bất ngờ xuất hiện một con đường ánh sáng , thế là vong linh ông Tú nương theo con đường hình trôn ốc tràn ngập ánh sáng đó bay thẳng lên trời cao…
Cô còn kể thêm chuyện về cha chồng của cô:
– Lúc cha chồng tôi qua đời, tôi thấy rõ vong linh của ông bay lên nơi vách tường nên lập tức nói với chồng:
“Cha chưa đi đâu, hiện vẫn đang còn trong phòng này”
Một lát sau, vong linh cha chồng tôi từ từ bay ra cửa sổ…
Vì tận mắt chứng kiến những chuyện như trên nên cô Yến bạn tôi đột nhiên khai ngộ, hiểu ra rằng:
“Chuyện tử vong của con người không đáng sợ, bởi vì tiếp theo sau cái chết là một đời sống mới lại bắt đầu… Có đáng sợ chăng là tội ác mà người mất đã tạo ra và phải đem theo mà thôi. Vì vậy khi sống chúng ta cần phải làm thiện tích đức”.
Nhưng trong thời đại khoa học này, khó mà giải thích cho người ta hiểu được chuyện chết và cảnh giới sau chết … Bởi đa số mọi người đều không biết chết đi họ sẽ như thế nào? Họ chỉ biết hễ còn sống thì lo tranh đấu, giành giật, tham ái, sát sinh, … Do những đam mê sai lầm này mà họ đã tạo đủ mọi tội ác, mang lại vô vàn thống khổ cho thân và tâm.
Thượng sư tôi đã nhiều lần nhắc nhở, các chứng bệnh như: Tắc nghẽn mạch máu, AIDS, trúng phong bại liệt, ung bướu, thần kinh… Đều là do tham ái, sát sinh, suy đồi đạo đức, tà dâm, … chiêu cảm mà thành.
Ở phương Tây, thường khoảng hai, ba tháng trước khi người bệnh tử vong, bác sĩ luôn thông báo rõ tình hình cho người bệnh biết để họ tiện chuẩn bị tâm lí , sắp xếp mọi việc khi còn sống rồi bình tĩnh đón chờ cái chết đến.
Còn đa số người phương Đông chúng ta, xưa nay chưa được giáo dục như thế, lại không có chút hiểu biết gì về sinh tử. Cho nên mỗi khi có người thân lìa đời, thì gia đình khóc lóc, níu kéo, gây náo động rùm beng, khiến người chết tâm càng bất an, dễ lưu luyến vương vấn, làm rối lòng, mà nếu họ khởi một ý nghĩ sai, tâm loạn thì sẽ bị đọa thêm nhiều thống khổ, phá rối sự vãng sanh của người mất.
Chưa kể những những nguy hại do gia đình như: Sát sinh quá nhiều để cúng tế, ăn uống, rượu chè… Họ hoàn toàn không biết rằng, làm như thế chỉ khiến vong linh người chết bị đọa vào ác đạo chứ tuyệt không giúp ích được gì cho người chết…Vì vậy trong đám tang nhất định không được giết chóc cúng mặn, mà phải cúng chay.
Thế nên, nếu chúng ta yêu thương gia đình, người thân, thì nhất định trong lúc họ còn sống, phải khuyên họ hành thiện tích đức, tụng kinh niệm Phật, phóng sinh không sát sinh… đồng thời nói cho họ hiểu rõ về cái chết rằng: Mọi thứ mà ta tích lũy khi sống tuyệt không thể mang theo, chúng ta chỉ mang theo được thiện nghiệp đã làm khi còn sống, để mọi người biết và chuẩn bị thật tốt cho lúc ra đi.
Ai tu nấy đắc, chẳng tu chẳng đắc, muốn đoạn trừ phiền não , sinh tử, chứng Bồ Đề thì phải tu hành.
“VIỆC QUAN TRỌNG CẦN THIẾT CỦA MỖI NGƯỜI CHÍNH LÀ KẾT THÚC LUÂN HỒI SINH TỬ”.
Trích: Báo Ứng Hiện Đời 7
Tác giả: Thanh Tịnh Tâm
Biên dịch: Hạnh Đoan
Chào ban quản trị,
Mình đang học Phật và thực hành, thấy website rất bổ ích. Mình muốn đóng góp chút công sức gì đó để cho Phật pháp ngày càng phát triển, Tịnh Độ ngày càng phát triển hơn. Mình có chút kinh nghiệm bên lập trình website. Nếu ban quản trị cần cập nhật hay phát triển cải thiện gì thêm, hi vọng có thể liên lạc với nhau để trao đổi. Mình phát tâm là làm miễn phí trong quỹ thời gian cho phép. Xin cảm ơn ban quản trị.
Đường Về Cõi Tịnh: Chân thành cảm ân nhã ý của đạo hữu. Chúng tôi sẽ liên lạc với đạo hữu khi cần nhé. Kính chúc đạo hữu vạn sự như ý. A Di Đà Phật.
THIÊN NHƯ
Thiên Như thiền sư, họ Đàm, tự Duy Tắc, người ở Vĩnh Tân. Sau khi xuất gia, ngài đi tham học các nơi, cuối cùng lãnh thọ tâm ấn và nối dõi pháp tịch cho Trung Phong Minh Bản thiền sư.
Niên hiệu Chí Chánh năm đầu đời nhà Nguyên, thiền sư chủ trì chùa Sư Tử Lâm nơi thành Tô Châu. Các bậc tể quan trưởng giả trong thời ấy, phần nhiều đều đến học đạo với ngài. Vua thường xuống chiếu vời hỏi, ngài đều lấy duyên cớ bịnh cáo từ. Thiền sư đã mật khế thiền cơ, lại nối dõi theo tông chỉ của Tổ Thiên Thai và Vĩnh Minh, kiêm hoằng dương giáo pháp Tịnh độ. Ngài có viết ra quyển Tịnh Độ Hoặc Vấn, phá tan các điều nghi, khuyên người niệm Phật cầu sanh Tây phương. Nay xin được trích ra những đoạn răn nhắc có phần thiết yếu như sau:
Hỏi: Phương tu viên quán, niệm duy tâm, dường như là hành môn của bậc thượng căn. Còn mười nguyện trong kinh Hoa Nghiêm, mười tâm trong kinh Bảo Tích, cũng là công dụng của bậc đại trí. Trên đường tu, nếu căn cơ cùng giáo pháp không hợp, e cho công hạnh khó thành. Nay tôi xét lại căn tánh mình, chỉ nên chuyên trì danh hiệu, thêm lễ Phật sám hối mà thôi. Chẳng hay tôn ý thế nào?
Đáp: Tốt lắm! ông biết tự lượng đó! Lời ông nói hợp với thuyết Chuyên tu vô gián của Tổ Thiện Đạo. Vô gián tu là: Thân chuyên lễ Phật A Di Đà, không lễ tạp. Miệng chuyên xưng danh hiệu Phật A Di Đà, không xưng tạp. Ý chuyên tưởng Phật A Di Đà, không tưởng tạp.
Có người trì danh lại kiêm quán tưởng, hoặc chuyên trì danh hay chuyên quán tưởng. Trong hai điều trên, muốn dễ thấy Phật, phần nhiều pháp Trì danh là hơn. Cách xưng danh, cần phải buộc tâm đừng cho tán loạn, mỗi niệm nối nhau duyên theo hiệu Phật, từng câu, từng chữ rõ ràng. Lại xưng danh hiệu Phật, chớ quản ít nhiều, duy một tâm một ý, chí thành niệm niệm nối nhau. Như thế, mỗi câu mới diệt được tội nặng trong tám mươi ức kiếp sanh tử. Nếu chẳng vậy, trong mỗi câu sức diệt tội sanh phước rất kém ít, và nghiệp chướng khó mau tiêu trừ.
Hỏi: Người xuất gia còn phải lo việc cất chùa độ chúng, làm nhiều Phật sự. Như thế làm sao nhứt tâm để niệm Phật?
Đáp: Trừ bậc Bồ tát nương theo bi nguyện tái lai để hoằng hóa, còn hạng phàm phu Tăng, điều chánh yếu là phải gắng tu hành lo giải quyết vấn đề luân hồi sanh tử. Ngoài ra các việc khác đều thuộc phần thứ yếu. Nếu chẳng thế, ngày kia nghiệp khổ luân hồi đến, độ mình chưa được, còn nói độ ai? Vả lại, việc đời như mộng, dâu bể đổi thay. Biết bao chùa cảnh triều vua trước,mà đến nay còn thấy nữa đâu? Dù cho tạo lắm chùa chiền, rộng làm Phật sự, chỉ e phải kết thân với bậc sang giàu thế lực, rồi khởi lòng đắm lợi tranh danh, chạy theo quyền vị. những tưởng rằng mình đã nhiều việc tốt, song đâu biết đó là trái với gốc đạo, phạm đến điều răn dạy của Tổ sư. Cổ đức bảo: “Công nghiệp hữu vi, sanh nhiều tội lỗi, thiên đường chưa tạo, địa ngục trước thành, khó liễu tử sanh, đều thành gốc khổ. Dưới lớp ca sa thân người dễ mất, trong vòng thiết tỏa, phải chịu lửa gươm!”. Tổ sư đã đinh ninh dạy bảo như thế, dù kẻ lòng gang dạ sắt, nếu biết xét nghĩ, nghe rồi cũng phải rơi lệ. Cho nên, nếu chẳng lấy sự giả thoát làm chánh yếu, ngày sau hối hận cũng không kịp!
Hỏi: Kinh nói: “Một đời tạo ác, khi lâm chung dùng mười niệm xưng danh hiệu Phật, cũng được đới nghiệp vãng sanh”. Thế thì bây giờ, tôi cứ buông thả theo duyên đời, đợi lúc sắp chết sẽ niệm Phật, có được chăng?
Đáp: Lầm thay! Khổ thay! Lời này đã làm hại chính mình, lại gây hại cho hàng Tăng, tục, nam nữ trong đời nữa! Kinh văn nói vẫn không sai, nhưng trong ấy còn có mật ý sâu xa mà duy bậc trí huệ mới hiểu thấu suốt. Phải biết kẻ phàm phu nghịch ác khi lâm chung niệm Phật được, là do kiếp trước đã có căn lành, nên khiến cho gặp bậc thiên tri thức chỉ bảo, mới được sự may mắn trong muôn một ấy thôi. Luận Quần Nghi nói: “Có mười hạng người khi lâm chung không niệm Phật được: 1. Khó gặp bạn lành, nên không người khuyên niệm. 2. Đau bịnh, nghiệp chướng làm khổ thân tâm, nên không an ổn rỗi rảnh để niệm Phật. 3. Trúng phong cứng họng, nói không ra tiếng. 4. Cuồng loạn mất sự sáng suốt. 5. Thình lình gặp tai nạn nước, lửa. 6. Bỗng bị ác thú vồ ăn thịt. 7. Bị bạn ác phá hoại lòng tin. 8. Hôn mê mà chết. 9. Thoạt chết giữa quân trận. 10. Từ nơi chỗ cao té xuống. – Những việc trên đây trong đời thường có, bất luận Tăng hay tục. đó là do túc nghiệp hoặc hiện nghiệp chiêu cảm, bỗng nhiên xảy ra, không kịp trốn tránh. Nếu chẳng may gặp một trong mười việc trên đây, thì lúc thiếu duyên lành hay bất cập đó, làm sao mà niệm Phật? Chừng đó dù cho có đức Phật sống cũng không cứu nổi, phải tùy nghiệp chịu khổ đọa trong cảnh bát nạn tam đồ. Bấy giờ muốn nghe danh niệm Phật, cũng không dễ gì được!
Nếu không bị những ác duyên trên, thọ bịnh sơ sài mà qua đời, e cho khi lâm chung thân tứ đại ly tán, chịu sự đau đớn vô hạn, dường như con cua rớt vào lửa, hay con đồi mồi sống bị đắp nước sôi gỡ vảy. Trong lúc thống khổ bức bách, bối rối kinh hoàng ấy,đâu rỗi rảnh để niệm Phật? Ví như không bị đau bịnh mà mãn phần, lại e duyên đời chưa dứt, niệm tục khó quên, tham sống sợ chết, tâm tình rối loạn không yên. Thêm vào đó, việc nhà chưa phân minh, chuyện sau chưa sắp đặt, vợ con khóc than kêu gọi, trăm mối lo sợ đau buốn, như thế làm sao niệm Phật được? Lại ví như trước khi chưa hết, chẳng may vương chút bịnh khổ nơi thân, đã rên rỉ đau đớn, chạy thuốc tìm thầy, lo việc khẩn cầu cúng tế, tạp niệm rối ren, làm sao niệm Phật được? Giả sử trước khi chưa đau bịnh mãn phần, thì bị sự khổ suy già lụm cụm, nhiều mối áo não buồn lo, e cho an bài những việc trên cái thân suy lão còn chưa xong, vị tất an lòng để niệm Phật? Lại giả sử trước khi chưa già, còn đang trẻ trung khỏe mạnh, hoặc như tâm cao vọng chưa diêu dứt, việc thế tục buộc ràng, rong ruổi đông tay, suy vầy tính khác, nghiệp thức mênh mang, cũng không niệm Phật được! Cho giả sử kẻ được an nhàn mạnh khỏe, có chí tu hành, nếu không nhình tấu cảnh đời là huyễn mộng, thân tuy được yên, nhưng tâm còn bấn loạn. trong cảnh nhìn chưa thấu, nắm chưa chắc, đạp chưa vững, không thể buông bỏ muôn duyên ấy, khi gặp việc đến chẳng thể tự chủ, theo cảnh mà đảo điên, cũng không thể niệm Phật được!
Ông thử xét lại, đừng nói chi lúc sắp chết hay già bịnh, ngay trong khi còn trẻ trung khỏe mạnh, được no ấm nhàn nhã có chí tu hành, nếu chưa sáng suốt dứt khoát, bị một việc đeo đẳng nơi lòng, còn không niệm Phật được thay, huống chi là đợi đến lâm chung? Lại còn bảo cứ buông thả theo duyên đời, ông thật là người mê nói việc si, chỗ dụng tâm còn rất lạc lầm nông nỗi!
Cho nên ông phải xét nghĩ kiếp người mong manh ngắn ngủi, như lửa nháng thân đá, như chớp giựt lưng trời, mới còn đó đã mất đi, có chi là trường cửu? Phải nhận định cho chắc, rồi thừa lúc chưa gì chưa bịnh, gác qua thế sự, rủ sạch thân tâm, được một ngày quang âm, lo một ngày niệm Phật, được một khắc rỗi rảnh, tu một khắc công phu. Như thế đến lúc lâm chung mọi việc an bài, trời Tây cũng sẵn mở lối đường quang đãng! Bằng chẳng thế đến khi duyên nghiệp đối đầu, chừng ấy ăn năn đã muộn! Nên suy nghĩ kỹ!
Hỏi: Lời ngu giả đã tự thành lỗi lầm, dù có dong xe bốn ngựa cũng không thể vớt lại kịp! Nghe qua mấy điều Đại sư chỉ dạy, ai lại chẳng lạnh lòng! Hiềm vì nỗi lòng người tuy dễ tinh tấn song cũng dễ thối lui, khi nghe lời khuyên nhắc thì dõng mãnh siêng năng, lúc gặp việc chi chướng ngại, lại giải đãi ngã theo hướng khác. Phần đông đều bảo: kết quả của sự niệm Phật có lẽ đợi sau khi chết rồi, còn hiện tại chỉ thấy nhọc nhằn mà không lợi ích chi thiết thật cả. phải chăng đó cũng là duyên cớ thích đáng, trong sự thối tâm biếng trễ của người tu?
Đáp: Chỗ thấy của ông chưa được rộng. Trong kinh nói: Người nào chí tâm thọ trì danh hiệu Phật, hiện đời sẽ được mười điều thắng lợi:
1. Ngày đêm thường được tất cả chư Thiên, Đại lực thần tướng và hằng sa quyến thuộc ẩn hình ủng hộ.
2. Thường được hai mươi lăm vị đại Bồ tát như đức Quán Thế Âm và tất cả Bồ tát theo ủng hộ bên mình.
3. Hằng được chư Phật ngày đêm hộ niệm. Đức A Di Đà thường phóng ánh sáng nhiếp thọ người ấy.
4. Tất cả ác quỉ như Dạ xoa, La sát đều không thể làm hại. Tất cả rồng độc, rắn độc và thuốc độc đều không thể xâm phạm.
5. Không bị những tai nạn như: nước trôi, lửa cháy, giặc oán, đao tên, gông xiềng, tù ngục, hoạnh tử.
6. Những nghiệp ác về trước lần lượt tiêu diệt. những oan mạng bị đương nhơn giết, nhờ công đức niệm Phật, đều được giải thoát, không còn theo báo phục.
7. Đêm nằm nghỉ yên ổn, hoặc mơ thấy điềm lành, hay thấy sắc thân thắng diệu của Phật A Di Đà.
8. Tâm thường an vui, nhan sắc sáng nhuận, khí lực đầy đủ, việc làm có kết quả tốt đẹp.
9. Thường được mọi người kính trọng giúp đỡ, hoặc hoan hỷ lễ bái cũng như kính Phật.
10. Khi lâm chung tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện ra, được thấy Phật A Di Đà và các Thánh chúng tay bưng đài vàng tiếp dẫn vãng sanh về Cực Lạc, cùng tận kiếp vị lai hưởng thọ sự vui nhiệm mầu.
Mười điều lợi ích như trên, chính do kim khẩu của Như lai nói ra, mà kinh văn đã ghi chép lại. Niệm Phật đã có lợi ích trong hiện tại và tương lai như vậy, thì đó chính là pháp khẩn yếu trong môn thế và xuất thế gian. Cho nên người tu chỉ gắng tinh tấn, đừng mang tâm niệm hoài nghi.
Đại sư ngoài việc hoằng pháp lợi sanh, còn tự tu hành rất tinh tấn. Ngài nhập diệt vào năm Hồng Võ ngươn niên đời nhà Minh. Khi tịch điềm lành hiện ra rất nhiều, thọ được 71 tuổi.
(Trích từ Mấy Điệu Sen Thanh – quyển 2 – Hòa thượng Thích Thiền Tâm)
Nam Mô A Di Đà Phật
CHÂN TỊNH
Tỳ kheo ni Chân Tịnh, người đời Đường, thường ở chùa Tích Thiện tại Trường An. Càng lớn tuổi, Sư bà càng giữ giới hạnh tinh nghiêm, hằng mặc nạp y hoại sắc đi khất thực. Về phần tu hành, Sư bà niệm Phật rất tinh tấn, tụng kinh Kim Cang được mười vạn quyển.
Trước khi lâm chung, Sư bà gọi hàng đệ tử bảo: “Trong vòng năm tháng nay, ta đã mười phen thấy Phật, hai lượt thấy đồng tử chơi đùa trên hoa sen báu. Hiện tại ta được vãng sanh ở ngôi Thượng phẩm!” Nói xong ngồi kiết già mà hóa, ánh tường quang rực rỡ khắp chùa.
(Trích từ Mấy Điệu Sen Thanh – quyển 2 – Hòa thượng Thích Thiền Tâm)
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa các cô chú ạ. Con bị nghiện thủ dâm làm thế nào để dứt ạ? Con chỉ là học sinh, có cách nào dứt thực sự con có thể làm được mà không bị ba mẹ con phát hiện không ạ? Tại ba mẹ con sẽ không vui khi thấy con cầm cuốn kinh hay chú để đọc đâu ạ
Bạn vào nghe bài này nhé! Rất hữu ích cho bạn đấy:
https://www.youtube.com/watch?v=npL5tQynzjg&t=11s
Mình cũng là học sinh, nên hiểu vấn đề của bạn. Bạn có thể lúc thường nhật niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát thì sẽ đặng ly dục, chớ đừng để biếng trễ, thì tâm sẽ dần dần chuyển hóa nhé. Lại thêm, bạn hãy cố gắng làm nhiều việc có ích, như là siêng thể dục, giúp cha mẹ các việc, lao động, học tập cho tốt, thì thời gian sẽ được lấp đầy bạn sẽ không còn thì giờ để nghĩ tưởng lung tung huống chi là thủ dâm.
Chào bạn Dũng
Rất may là bạn đã phát hiện ra tội lỗi của bản thân
Thực ra việc bỏ cái việc thủ dâm không khó. Bạn hãy thường niệm Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Ngoài ra bạn chịu khó đọc các sách báo và chơi thể thao là sẽ quên đi việc tội lỗi kia
Đây là mấy kinh nghiệm bản thân tớ đã trải qua
Mong bạn sẽ sớm vượt qua
A DI ĐÀ PHẬT
Lời kêu gọi của cư sĩ Diệu Âm Úc châu:
“Kính thưa chư Tôn Giáo Phẩm Tăng Ni chứng minh.
Kính thưa chư vị Phật Tử, Liên Hữu, Đồng Tu khắp nơi.
– Hoạ hại tai ương trên thế giới càng ngày càng nhiều,
– Cộng nghiệp của chúng sanh càng ngày càng nặng.
– Ách nạn của con người càng ngày càng lớn.
Tại Úc châu đang xảy ra một đại nạn hoả hoạn lớn nhất từ trước đến nay chưa từng thấy, tàn phá hơn 8 triệu ha mùa màn, giết hại hơn nửa tỷ sinh vật lớn như gấu, hưu nai, kangaroo, v.v… Còn sanh vật nhỏ thì bị giết hành tỷ…
– 10 ngàn con lạc đà vì thiếu nước đã bị giết hại. Cuộc hoả hoạn này vẫn đang tiếp tục, không còn cách nào ngăn chận.
– Tại nạn máy bay Ukraine bị bắn lầm làm chết 176 người vô tội, thật đáng thương.
– Động đất xảy ra tại Trung Quốc. V.v…
Động lòng trắc ẩn trước cảnh thương tâm, nhiều vị Tăng Ni, cùng chư vị đồng tu khắp nơi trên thế giới phát tâm cùng nhau niệm Phật hồi hướng công đức cầu nguyện thế giới hoà bình tiêu tai giải nạn, chúng sanh bớt khổ:
– Thời gian mỗi ngày từ 6:00-8:00 chiều (Việt Nam) trong suốt một tuần lễ kể từ ngày thứ tư 15/1/2020 đến 22/1/2020.
– Trên đường ZOOM trực tuyến, ID: 696 696 6789 (không cần mật mã).
Tâm thành tất linh, chúng ta chỉ biết tận lòng thành tâm cầu nguyện cầu cho nạn tai thuyên giảm, chúng sanh bớt khổ, chứ biết làm sao hơn.
Kính mời chư vị rủ lòng thương xót, cùng gặp nhau thành tâm niệm Phật cầu Phật lực gia trì cứu khổ cứu nạn.
Diệu Âm kính thông báo.”
https://tv.tuoitre.vn/video-ngu-dan-trung-dam-mua-ruoc-bien-cuoi-nam-82104.htm. Xin các vị đồng tu xem qua clip này và chỉ dạy con hiểu, những người này vì nghèo mà tạo nghiệp một ngày giết hàng tỷ con vật nhỏ bé như vậy đời sau sẽ như thế nào ạ, họ theo thế gian thì hiền lành làm ăn lương thiện, nhưng theo con đời sau quả báo chắc sẽ rất ác liệt, nhưng họ có biết không ạ?
Bạn Dũng thân mến !
Bạn vào kênh Hoàng hóa xã này nghe pháp thường xuyên sẽ dứt trừ được thói quen bệnh hoạn của bạn đấy
https://www.youtube.com/channel/UC-gwy9UwROKOWCP4pnI2GRg?app=desktop
Hãy tu pháp Niệm Phật thành Phật !
Đừng tu pháp môn Địa ngục ôm trụ đồng !
A Di Đà Phật ()
A Di Đà Phật ().
A Di Đà Phật ()
Bạn Dũng thân mến!
Lúc trước mình mới học Phật thì đã ăn chay trường nhưng vẫn còn ăn gia vị ngũ tân( hành, tỏi, hẹ, kiệu,…). Vì chưa hiểu sâu Phật pháp nên thói quen ăn uống này vô tình làm mình rất khó buông xả được ba độc tham sân si( và tâm dâm dục ) mặc dù hằng ngày vẫn đọc kinh niệm Phật trong ba năm đầu từ khi biết Phật pháp.Sau khi nghe Hòa thượng Tịnh Không giảng kinh và đọc được những lời dạy của Tổ Ấn Quang trong Văn sao thì mình đã từ bỏ ăn gia vị ngũ tân. Sau khoảng một tháng thì hiệu quả rất rõ rệt . Tham, sân , si trong mình giảm hẳn và học Phật ngày càng hoan hỉ.
Đó là kinh nghiệm của bản thân mình xin chia sẻ để bạn tham khảo.
A Di Đà Phật !