Ông Nguyễn Hữu Phước sinh năm 1908, cư ngụ tại số nhà 139, khóm 2, phường 2, thành phố Sa Đéc. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Hữu Kinh làm quan cùng thời với Hoàng Hoa Thám, thân mẫu là cụ bà Trịnh Thị Cấm. Ông là con thứ ba trong gia đình có sáu anh em.
Khi tuổi trưởng thành, ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Ngưỡng, sinh được ba trai hai gái. Nhà ông có một chiếc xe khách và một chiếc xe tải, chuyên đưa khách và chở hàng hoá dùng làm phương kế sanh nhai.
Thuở thanh niên ông tham gia kháng chiến chống Pháp, rồi sang kháng chiến chống Mỹ. Khi các bạn đồng đội tập kết ra Bắc, thì ông xin ở lại miền Nam tiếp tục hoạt động bí mật cho đến ngày hưu trí.
Bản tính của ông thẳng thắn, quyết định dứt khoát, dễ buông xả, không cố chấp, có tinh thần trách nhiệm cao, đặc biệt là giàu lòng thương người!
Khi tuổi về già, ông thích luyện tập “Dịch cân kinh” và nghiên cứu Thiền học, chăm chỉ ngồi thiền, với mục đích để đạt được sức khoẻ tốt và để có được một tinh thần thoải mái trong cuộc sống.
Cô con gái thứ Hai của ông Pháp danh là Tịnh An đã giới thiệu Phật Pháp cho ông. Trước tiên cô trao cho ông xem quyển kinh A-di-đà, kế tiếp là lời khai thị của Ấn Quang Đại Sư. Khi tín tâm ông đã khởi phát, cô bèn hướng dẫn ông đến chùa Kim Huê quy y Tam bảo với Hòa Thượng Thiện An, được Pháp danh là Đức Thọ, vào năm 1993, lúc ấy ông đã 85 tuổi.
Từ đó về sau, ông chuyên cần niệm Phật cầu nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Mỗi tối thắp hương xong thì ông ngồi niệm Phật, ngoài ra thì ông niệm trong mọi oai nghi. Đại đức Chơn Tánh thường hay tới lui khuyến tấn pháp môn Tịnh độ, ông vô cùng hoan hỷ mỗi khi trao đổi với thầy.
Sức khoẻ của ông rất tốt, ít khi bệnh, mỗi lần trúng cảm thì ông chỉ nấu nồi lá xông là giải quyết bệnh được ngay. Còn vấn đề ăn uống đối với ông vô cùng đơn giản, con nấu cho ông ăn thứ nào, thì ông dùng thứ nấy, chưa từng kén lừa đòi hỏi, khen chê ngon dở! Do vì cô Tịnh An tập ăn chay mỗi tháng bốn ngày, sau đó cô tăng dần lên sáu ngày, rồi mười ngày. Cuối cùng cô trường trai nên ông cũng dùng trường trai theo.
Hằng ngày, mỗi khi dùng cơm ông thường hay nhắc đi nhắc lại:
– Các con sống phải thương yêu nhau, đùm bọc nhau… ráng niệm Phật, niệm Phật mới không có khổ nghen con!
– Hồi nhỏ tới lớn thì ba rất có hiếu với ông bà. Khi ba hoạt động cách mạng thì ba vì nhân dân, vì đất nước; Khi ba có gia đình rồi thì ba rất thương con cái, chăm lo đời sống gia đình; Khi ba ngộ được pháp môn Tịnh độ, biết được Đức Phật A-di-đà, Ngài đã phát nguyện: Nếu chúng sanh nào nghe cõi nước của Ta hết lòng tin ưa, xưng danh hiệu Ta, như không được sanh, Ta thề không thành Phật. Do vậy ba rất muốn vãng sanh về thế giới Cực Lạc để ba tu với Đức Phật A-di-đà. Chừng nào ba thành Phật, ba mới trở lại độ tất cả chúng sanh, mới độ cho con cháu được!
Và ông cũng thường khẳng định một cách mạnh mẽ với cô Tịnh An:
– Chỉ có Đức Phật mới chỉ dẫn cho mình và đưa mình đến con đường giải thoát mà thôi. Mình đi theo Phật thì mình tu thành Phật, mới độ cho con cháu được. Nếu mà mình không có tu, không có niệm Phật, ở ngoài đời mình tranh chấp hơn thua… mình khổ lắm con ơi!
Như hiện trạng mà Cổ Đức đã khuyến tấn:
“Chúng sanh trong nhà lửa,
Đang say giấc mộng trường;
Nếu không người gọi thức,
Tất bị cháy tan xương.
Chuông Thiền nên dộng gấp,
Nước Tịnh phải rưới bươn;
Độ dân rời hỏa trạch,
Cùng Phật đáo Tây Phương.
Tử sanh không ràng buộc,
Phiền não hết vấn vương;
Vượt ngoài vòng nhân ngã,
Khỏi hẳn cảnh ghét thương.
Phàm tình không phá phách,
Sự thế hết nhiễu nhương;
Luôn vui không thấy khổ,
Thật tự tại miên trường.
Chúng sanh trong hạ giới,
Mau cải ác tùng lương;
Giấc mê trần hãy tỉnh,
Cửa Phật pháp mau nương.
Cõi đời là đau khổ,
Kiếp sống vốn vô thường;
Rán tu cho giải thoát,
Ấy là kế thượng phương.”
Vào khoảng đầu tháng 5 năm 2011, ông tự nhiên ăn ít lại, dường như linh cảm rằng mình sắp sửa đi xa!
Đến ngày mùng 4, ông nói với cô Tịnh An:
– Ba không ăn uống gì được nữa con ơi, như vậy thân thể của ba càng sạch sẽ đặng ba theo Phật!
Cô con gái thứ tư chưa hiểu Phật Pháp nên rất sợ ông chết, thấy ông không ăn uống gì và thấy ông mệt nên chiều hôm đó cấp tốc đưa ông vào Bệnh Viện Đa Khoa Sa Đéc. Bác sĩ khám xong, nói:
– Ông cụ này… yếu sức suy kiệt rồi!
Nên liền cho ông thở oxy và truyền dịch chứ không xử lý gì thêm. Ông bảo cô Tịnh An ngồi bên cạnh niệm Phật cho ông nghe. Qua hôm sau, tức là ngày mùng 5, vào lúc 5 giờ chiều, cô Tịnh An đề nghị:
– Thôi mình về nhà nghen ba! Mình về nhà để niệm Phật nghen ba?
Ông đồng ý và thỏ thẻ cùng cô:
– Con lau mình mẩy cho ba sạch sẽ đi, rồi con đi làm giấy tờ, để cho ba về nhà!
Gần 10 giờ tối về tới nhà, ông bắt đầu chìm vào hôn mê. Vài bạn đồng tu được mời đến hộ niệm và thay thế sám hối cho ông. Khi cô Tịnh An khai thị:
– Đức Phật dạy trong kinh: Từ vô thỉ kiếp đến nay do vì si mê mà thân, khẩu, ý của mình đã gây tạo vô lượng vô biên tội lỗi. Mà ba ơi! Riêng đời này hồi xưa tới giờ, ba vì dân vì nước, ba có chiến đấu để giành độc lập thì ba cũng có sát sanh. Bây giờ ba phải cùng sám hối với con!
Nói vừa hết câu thì thấy hai hàng nước mắt của ông tuôn ra, chảy xuống. Sáng ra, cô Tịnh An sang Tịnh xá Ngọc Quang thỉnh sư Chơn qua khai thị cho ông, và liên hệ mời Ban Hộ Niệm ở Vĩnh Long cùng quý Phật tử Tịnh xá Ngọc Quang.
Lúc 8 giờ 10 phút, khi mọi người đã tề tựu đông đủ, cô Tịnh An đến bên cạnh nói với ông rằng:
– Ba ơi! Ba cho phép con rút ống ôxy ra để Ban Hộ Niệm niệm Phật cho ba nghen? Ba phải buông xả tất cả và nhất tâm niệm Nam Mô A-di-đà Phật nghen ba! Ban Hộ Niệm chúng con niệm Phật tiếp cho ba, để ba vãng sanh nghen ba!
Nói xong mọi người đồng thanh niệm Phật và rút ống thở ra, 5 phút sau ông nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng, miệng vẫn còn hở. Một giờ sau gương mặt ông dần dần trở nên hồng hào. Qua tám tiếng đồng hồ thì da mặt căng lên tất cả nếp nhăn đều biến mất, môi đỏ, các khớp xương mềm mại, đỉnh đầu ấm nóng trong khi mọi nơi khác trên cơ thể đều lạnh. Đặc biệt là miệng ngậm lại và nở một nụ cười trên gương mặt của một cụ già tuổi đã 103 tuổi. Hôm ấy nhằm ngày mùng 6 tháng 5 năm 2011.
Khi chứng kiến sự ra đi tốt lành của ông, rất nhiều người trong thân tộc đã quy y Tam Bảo, quyết chí tu hành.
Một sự kiện kỳ lạ, là tối đêm đó đang hộ niệm bỗng nhiên tất cả đèn trong nhà đều tắt hết mà không tìm ra được nguyên do. Cô Tịnh An bèn đi ra nhà sau thì phát hiện em dâu thứ năm định lén giết gà nấu cháo để thết đãi tộc họ. Cô giải thích và khuyên em nên đãi khách toàn bộ bằng thức ăn chay lạt để hồi hướng cho cha. Khoảng 15 phút thì tự động đèn sáng trở lại!
Bà vợ của ông tuổi đã 90, xưa nay vẫn trọn bổn phận làm vợ, làm mẹ; có điều là bà không biết gì về Phật pháp, và bà niệm Phật không được. Cô Tịnh An đem máy niệm Phật đến mở lên cho bà nghe, thì âm thanh vào lỗ tai của bà không phải “Nam Mô A-di-đà Phật”; mà bà nghe là: “Con trâu đi cày! Con trâu đi cày!” Các con Bà tụng kinh Địa Tạng và Chú Vãng Sanh để hồi hướng cho bà, và những lễ tuần thất siêu độ cho ông thì tiến hành trai phạn, cúng dường Tam Bảo ở các chùa, tịnh xá, cũng hồi hướng cầu an cho bà luôn. Lần hồi bà niệm Phật được bình thường như mọi người! Qua 100 ngày, một hôm bà đem nỗi thắc mắc trong lòng hỏi cô Tịnh An:
– Sao mà ngộ quá con! Mấy tuần nay má niệm Phật dữ lắm! Má nghe người ta niệm Phật vang dội cả một góc trời. Tại sao người ta niệm Phật sáng đêm mà không mệt, vậy hả con?
Con bà nghe thế mừng lắm, bèn hỏi:
– Rồi má có niệm Phật theo không, thưa má?
Bà đáp:
– Có!
Lúc còn sinh tiền, anh em của ông đều ở xa, duy có người em trai thứ bảy ở cách dưới nhà ông một đỗi, nên ông rất thương yêu và giúp đỡ ông này. Khi vừa hay tin ông mất, ông Bảy đến đòi vô sờ thử, cô Tịnh An chạy ra đón lại và năn nỉ:
– Chừng tám tiếng đồng hồ sau chú hãy lên thăm thì con cho chú thăm, chú Bảy ơi! Còn bây giờ để cho Ban Hộ Niệm người ta niệm cho ba con vãng sanh theo Phật!
Ông Bảy nghe xong giận lắm, la chửi một tí rồi ra về. Lát sau ông Bảy trở lại, cô Tịnh An cùng vài bạn đạo đi ra tiếp tục năn nỉ và giải thích nữa; nhưng ông Bảy vẫn không hiểu gì hết trơn hết trọi, nên đã la ó om xòm:
– Người ta lên thăm anh em mà cũng không cho… cái kiểu gì mà kỳ cục vậy! Từ xưa đến giờ tao không thấy cái nhà nào kỳ cục như cái nhà nầy!
Đến chừng qua tám giờ hộ niệm xong, trông thấy sắc diện tươi vui xinh đẹp, thân xác mềm mại của anh mình quá lạ lùng. Gần trọn đời người mà ông Bảy chưa từng một lần chứng kiến, nên ông vô cùng hoan hỷ.
Đến tuần thất thứ hai, ông Bảy nằm mộng thấy ông về cùng với bốn vị nữa, tất cả đều đắp y cà sa màu đỏ thẩm, đầu sạch tóc láng bóng. Ông đến bên cạnh khuyên ông Bảy nên cạo đầu, ăn chay, quy y Tam Bảo và thọ năm giới. Ông Bảy đáp:
– Chắc em ăn tương không nổi!
Ông nói:
– Nếu em ăn tương không nổi thì em ăn chuối với muối tiêu!
Ông còn giảng giải Phật Pháp cho ông Bảy nghe rất nhiều, nhất là giảng giải về Năm giới.
Khi tỉnh giấc ông Bảy rất vui mừng thuật lại cho mọi người. Đồng thời ông Bảy cũng đã làm y theo lời của ông khuyên dạy trong giấc chiêm bao. Cô Tịnh An bèn hướng dẫn cho ông Bảy công khoá hành trì pháp môn Tịnh độ, cách thức phát nguyện cầu vãng sanh Cực Lạc,… nhất nhất đều rành rẽ rõ ràng, lúc này ông Bảy đã 89 tuổi!
Từ đó về sau mỗi lần gặp cô Tịnh An, ông Bảy thường nói:
– Nữa… chừng nào chú sắp chết, con mời Ban Hộ Niệm đến hộ niệm cho chú giống như là ba con, vậy đó!
(Thuật theo lời Nguyễn Thị Lệ Hoa, pháp danh Tịnh An cô con gái thứ Hai của ông.)
Trích CHUYỆN VÃNG SANH – Tập II – Phần 3 & 4
Nhóm liên hữu Miền Nam Đất Việt sưu tầm và biên soạn
Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu
TU TÂM
Hạnh phúc hay đau khổ là kết quả trung thành của hành động mà tâm là chủ. Tâm là căn bản con người. Nhân loại tâm lành, thế giới sẽ hòa bình an lạc. Phật tử tu tâm mới thành đạo quả.
Thầy Mạnh Tử than rằng: Thương thay! Người đời làm việc gì cũng nhờ tâm. Kinh doanh sự nghiệp đều do tâm. Thế mà ai nấy đăm đăm chỉ lo thân, lo của, lo gia đình xã hội. Chẳng mấy ai để ý đến tâm mình. Mất một đồng bạc, một con chó, ta vội vã đi tìm. Tâm quý giá thì lại buông xuôi.
Học đạo Phật chính là học về tâm. Kinh Lăng Nghiêm: “Quốc vương muốn an hưởng thái bình phải biết giặc ở chỗ nào để dẹp trừ. Khiến chúng ta trầm luân sanh tử gốc ở Tâm và Mắt”.
Kiểm thảo tâm niệm từng giờ từng phút. Giặc đốt tiêu rừng công đức, hoại thành Niết Bàn. Lịch kiếp sanh tử luân hồi chỉ vì bọn giặc phiền não. Đến giờ lễ Phật mà chẳng muốn đi, đó là giải đãi. Chỉ thích rong chơi, đó là buông lung. Thấy người may mắn, ta tật đố. Đó là đã nhận giặc làm con. Để phiền não cường thịnh, không nuôi dưỡng thiện tâm là đời sống đê hèn nô lệ, chết đọa ba đường ác khổ.
Đức Thích Ca trải ba vô số kiếp, hoàn toàn chiến thắng mới thành Phật. Vậy thấy người tu hành còn tham sân chớ chê trách. Hãy nhắc nhở nhau cùng chống giặc xâm lăng, khôi phục quyền tự do độc lập.
Không phải chết mới vãng sanh mà ngay bây giờ đổi những phiền não ích kỷ tạp nhiễm lấy từ bi thanh tịnh sáng suốt, tu dưỡng rèn luyện trong sinh hoạt hàng ngày.
Mỗi ngày đến là một trang giấy trắng của đời mình. Hãy viết trên đó lời kinh của Phật.
Mỗi Tăng Ni là một viên gạch xây dựng ngôi Tam-bảo ở thế gian. Chất liệu của mỗi viên gạch quan hệ đến sự vững chắc của ngôi nhà.
Cố ni sư Hải Triều Âm
Những Chuyện Vãng Sanh Có Thật Ở Việt Nam
Người Phật Tử Phải Định Khóa Niệm Phật & Những Chuyện Vãng Sanh Ly Kỳ
Nghe thuyết pháp mà cứ trò chuyện ồn ào làm loạn tâm người thính pháp, sau sẽ đọa vào loài chó tai dài.
Giải thích: Có nhiều người đến dự pháp hội, không phải vì muốn nghe pháp mà vì muốn trò chuyện bình luận, ưa làm pháp quan, phân tích mổ xẻ. Chỉ cần vừa nghe lời không thuận lỗ tai mình, thì vội vàng luận tam thuyết tứ. Hoặc đến đạo tràng mà không chú tâm nghe, toàn nói chuyện phiếm, gây ồn náo vày quấy nhiễu người nghe pháp. Những người này tương lai sẽ đọa làm chó trong cõi súc sinh, bởi vì loài chó vừa nghe tiếng động, không kịp phân biệt xanh hồng trắng đen chi đã há miệng sủa to, khuấy động sự yên tĩnh bốn bề.
Nếu như đối với người thuyết pháp bị nhiều đàm tiếu thị phi thì nên y pháp chẳng y người. Phải nghiên cứu giáo lý giảng cho đúng lễ, thái độ nên đoan trang cung kính, phương pháp và thời cơ đề phải thích nghi. Đệ tử Phật tuyệt không nên có thái độ bới lông tìm vết hay lộ vẻ vui thích hả hê khi thấy lỗi người. Càng không thể nhân vì một số vấn đề vụn vặt mà đi quấy rối đại chúng đang chăm chú nghe chánh pháp.
Trong xã hội hiện nay, có nhiều người tham dự thảo luận Phật pháp trên mạng và mối liên lạc theo cảnh nói một câu ngàn người nghe, tạo thành ảnh hưởng rất lớn. Vì vậy điều cần chú ý là phải hết sức cẩn trọng ngôn hạnh, chớ tạo lỗi đàm thoại làm nhiễu loạn người đang cần tập trung nghe pháp.
Trích NHÂN QUẢ PHỤ GIẢI LƯƠNG HOÀNG SÁM
Biên giảng: QUẢ KHANH
Hạnh Đoan Lược dịch
Làm người hay bị bắt giam, là do đời trước hay giam nhốt chúng sinh trong lồng trong chậu.
Giải thích:
Đã có người vô duyên vô cớ bị án liên lụy và bị bắt tống giam oan, sau đó qua điều tra họ được phán vô tội và phóng thích. Đây là do đời quá khứ hoặc hiện tại bản thân họ từng giam nhốt chúng sinh.
Tôi từng gặp một nữ Viện trưởng Viện ấu nhi, chồng bà là lãnh đạo một cơ quan nọ. Mấy năm trước, ông bị người vu cáo tham ô nên bị bắt tống giam 3 năm. Sau nhờ điều tra phán ông vô tội và được thả về nhà. Tuy được cấp lương lại nhưng cũng đã nên ba năm tù tội. Bà muốn biết nguyên nhân là do đâu?
Tôi hỏi:
– Nhà bà có ưa nuôi chim cảnh không?
Bà kể lúc họ kết hôn, nơi nhà mới có treo lồng chim đủ loài đủ dạng, mãi đến khi chồng bị giam, bà mới tặng hết cho người. Tôi quán sát tìm xem nguyên nhân do vì sao chồng bà bị giam ba năm khổ sở thì thấy rõ từ đời quá khứ đến hiện tại ông rất ưa nuôi chim, do dùng lồng giam cầm chúng sinh mà phải thọ quả báo này!
Ngày 4/7/2007 Thời báo Hoàn Cầu đăng tin như sau:
Ở thôn Êkati thuộc nước Ấn Độ, có một người dân không làm sai bất kỳ điều gì, cũng không phạm lỗi gì với ai, nhưng lại bị giam trong ngục tới 53 năm. Sau khi được thả ra, ông được bồi thường 1 Ru-bi (tương đương 2,5 USD hoặc 2 hào Nhân dân tệ).
Trích NHÂN QUẢ PHỤ GIẢI LƯƠNG HOÀNG SÁM
Biên giảng: QUẢ KHANH
Hạnh Đoan Lược dịch
NGƯỜI VÔ GIA CƯ NHẶT ĐƯỢC CỦA RƠI TRẢ LẠI NGƯỜI MẤT và KẾT QUẢ BẤT NGỜ PHÍA SAU.
TRUYỆN THỨ NHẤT:
Tháng 09/2013, Glen James – một người vô gia cư sống ở một nơi cư trú dành cho người không nhà ở Boston.
Ông bất ngờ thấy một cái balô ai bỏ quên trong một bệnh viện. Ông mang cái balo giao lại cho cảnh sát. Trong balô đó có chứa $2,400 tiền Mỹ và gần 40,000 chi phiếu du lịch cùng với sổ thông hành và một số giấy tờ cá nhân khác.
James làm tùy phái tại một tòa án, vô gia cư từ năm 2005 sau khi bị mất việc. Ông bị bệnh trong lỗ tai, luôn gây ra chóng mặt nên không kiếm được việc làm nào khác. Ông sống bằng phiếu trợ giúp thực phẩm và xin tiền các người qua lại trên đường phố.
Về phần người mất balo là một sinh viên người Trung Hoa. Anh đem chuyện sui sẻo của mình kể lể cho những nhân viên trong một cửa tiệm nghe. Những người này bèn giúp gọi báo cho cảnh sát. Cảnh sát kiểm tra thấy trùng khớp thông tin với cái balo mà James nhặt được nên trao trả chiếc balô cho anh sinh viên.
Cảnh sát Boston đã tổ chức một buổi lễ tuyên dương James và trao bằng khen. Nhân dịp này James nói là mình cảm thấy rất vui khi làm việc đó và cũng gửi lời nhắn cám ơn đến tất cả những khách bộ hành lạ mặt đã từng cho ông tiền khi ông ngồi trên đường phố trong thời gian qua. James thổ lộ là ông không nói nhiều vì bị “cà lăm” nên trao cho cảnh sát một tờ giấy trong đó viết là:
“Dù ông có quá nghèo đi chăng nữa ông cũng không muốn giữ lại một xu nào của người khác khi nhặt được…”. James đầu hói, đeo kính, người nhỏ nhắn tỏ ra thân mật nhưng e thẹn. Khoảng trên 50 tuổi.
Sau khi biết tin đó trên internet, một người lạ mặt 27 tuổi, ở Midlothian, Va., làm giám đốc kế toán cho một cơ sở tiếp thị, tỏ ra thán phục sự lương thiện này. Anh tên là Whittington. Anh mở một quỹ lạc quyên cho James. Với ý nghĩ James đã hoàn trả $40.000 thì đáng được quyên tới $50.000. Kết quả tốt không ngờ. Chỉ trong một ngày đầu mà đã thu được hơn số tiền này.
Sau đó trong 2 ngày quyên được hơn $100,000. Hơn 4,000 người gửi tặng. Sau 2 tuần lễ tiền quyên tặng đã lên tới hơn $150,000. Hơn 6,000 người tặng. Cả ở Mỹ lẫn các nước khác như Ba Tây, Pháp và Úc v.v… Người ta tặng cả máy vi tính, quần áo, thực phẩm v.v… Anh Whittington mong muốn nâng mục tiêu lên, hy vọng đạt tới $250,000 để ông James có thể mua được một căn nhà làm nơi cư trú.
TRUYỆN THỨ 2:
Nhân dịp này mọi người lại nhớ tới chuyện của một ông vô gia cư khác nữa (hình kế bên), khoảng hơn nửa năm trước, đó là ông Billy Ray Harris. Vào tháng 02/2013, tại Kansas City, Mo., bà Sarah đi trên đường, có lòng tốt nên bỏ ít tiền lẻ vào trong chiếc ly để biếu cho một người “ăn mày vô gia cư” ngồi ăn xin bên lề đường tên là Harris, 55 tuổi. Ông này thường ngủ dưới gầm một cây cầu.
Bà có hai chiếc nhẫn, một nhẫn đính hôn và một nhẫn cưới. Có lẽ đeo trên tay lâu năm làm tay bà chật chội khó chịu hay sao đó nên bà tháo ra và cất trong ví tiền của mình. Khi thò tay lấy một nắm tiền lẻ trong cái ví tiền này để cho, bà đã vô tình bốc theo luôn cả chiếc nhẫn đính hôn bỏ vào trong ly của người ăn xin.
Khi bà đã đi rồi ông Harris mới phát hiện ra chiếc nhẫn, ông biết ngay là có sự lầm lẫn. Lúc đầu ông có ý định muốn bán chiếc nhẫn đi. Ông mang tới một tiệm kim hoàn tại địa phương và được đề nghị trả $4,000.
Nhưng sau đó, ông đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định giữ lại chiếc nhẫn này kỹ càng, không bán nữa rồi chờ chủ nhân của nó trở lại…
Quả nhiên, mấy hôm sau khi thấy bà hảo tâm quay lại tìm chiếc nhẫn ông đã vui vẻ mang đến hoàn trả ngay. Không ngờ đây lại là một quyết định làm thay đổi cả cuộc đời ông về sau này.
Một người bạn của bà Sarah kể chuyện này cho một phóng viên đài tin tức ở địa phương. Thế là câu chuyện được lan tỏa khắp nơi. Bill – chồng bà Sarah cảm động về sự thật thà và tử tế của Harris nên thiết lập ngay một cuộc quyên tiền cho Harris trong 90 ngày trên internet. Mong quyên được $4,000. Không ngờ là Harris nhận được hơn $190,000 sau 3 tháng quyên góp.
Khi hay biết hành động không tham lam của Harris và lòng biết ơn của vợ chồng bà Sarah nhiều người lạ tìm tới Harris để khen ngợivà biếu đồ ăn.
Một người viết: “Thật là quý hóa khi thấy sự thật thà vẫn còn tồn tại mà ông Harris là một điển hình…”.
Người này tặng ông 25$.
Một người khác tặng 100$ và viết thêm: “Mọi người trên khắp thế giới đều hoan nghênh nghĩa cử cao đẹp của ông!”
Những món tiền gửi tặng nhiều ít khác nhau – hơn 8,000 khoản – đến từ khắp nơi trên nước Mỹ, Đức, Thụy Điển, Úc, Ái Nhĩ Lan và các quốc gia khác…
Thêm vào đó là những lời chúc mừng và khen ngợi, một vài người tặng tiền cũng nói sẵn sàng giúp đỡ thêm cho Harris để quản lý số tiền nhận được.
Harris đã nhận được 758 cái ôm yêu quý của khách đi đường.
Harris thì tỏ ra sửng sốt vô cùng và nói trong một cuộc phỏng vấn rằng không ngờ cả thế giới lại quan tâm như thế đối với một người hoàn trả lại một thứ gì đó không thuộc quyền sở hữu của mình. Harris nói: “Tôi không phải là thánh nhưng cũng chẳng phải là quỷ…”
Harris nay có một xe hơi và có tiền đặt cọc để mua một căn nhà. Ông dự định mở một công ty sơn nhà cửa.
Một điều không ngờ khác là sau việc tốt ông làm, Harris trở nên nổi tiếng và sau khi xuất hiện trên đài truyền hình, thân nhân thất lạc ở phương xa đã nhận ra ông và tìm cách báo tin. Ông có dịp đoàn tụ với các người em gái mình sau gần 16 năm mất liên lạc. Gia đình tưởng là Harris đã mất rồi…
Câu chuyện về lòng chân thật của James và Harris, hai người vô gia cư tuy nghèo khổ nhưng không tham lam này khiến chúng ta nhớ đến những lời Đức Phật từng dạy về “Tham, Sân và Si”.
Trong Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy rằng: “Tam độc tham, sân, si là những nguyên nhân gây ra bất hạnh và phiền não, ưu tư cho con người, cần phải tiêu diệt…”.
Tham, sân, si có thể được tìm thấy một cách dễ dàng nơi hành động, ngôn ngữ, và ý nghĩ của chính mình cũng như của kẻ khác. Kinh nghiệm cho ta biết bất cứ ở đâu hay lúc nào, nếu tham, sân, si có mặt và ngự trị thì cuộc sống riêng hay chung đều trở nên xấu xa đau khổ.
Nguồn: thuvienhoasen
Sưu tầm: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Lúc trước con còn cầu xin mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát tài lộc nhưng không được như nguyện là vì con nghiệp nặng không phải ngài ấy không giúp mà vì con vẫn còn tạo ác này nọ nên không được cảm ứng nhưng vì ngu muội con tức giận đã nói mẹ Quán Âm tàn nhẫn thấy chết không cứu ác này nọ vậy tội đó là tội bất kính với phật hay là tội phỉ báng ạ và điều ấy có làm con sau này không vãng sanh được không bây giờ con rất ân hận và sợ làm ơn ai đó hãy trả lời giúp con với
A DI ĐÀ PHẬT. Nếu bạn đã biết hối hận thì sám hối từ nay không tái phạm nữa, người ác nếu biết quay đầu khi lâm chung mười niệm còn được vãng sanh về cõi Cực Lạc nữa mà. Nếu bạn muốn cầu thì phải biết cách cầu mới được, mình khuyên bạn nên xem Liễu Phàm Tứ Huấn của lão pháp sư Tịnh Không giảng, nói về việc thay đổi vận mệnh, lão pháp sư cũng giảng về đoạn ác tu thiện, bố thí tài thì giàu sang, bố thí pháp thì thông minh trí tuệ, bố thí vô úy thì trường thọ, pháp sư cũng giảng rất cặn kẽ vấn đề đó, bạn nên tìm lại để xem, còn có Thái Thượng Cảm Ứng Thiên khuyến thiện rất tốt, bạn cũng nên xem để phản tỉnh, tu Thập Thiện Nghiệp nỗ lực đoạn ác tu thiện, hòa thượng Tịnh Không đều giảng giải tường tận, thiết nghĩ nếu bạn y giáo phụng hành thì có lẽ sẽ gặt nhiều thiện quả thù thắng không dừng lại ở việc cầu tài lộc thôi đâu, cái quả báo viên mãn đó thì phải chờ bạn nỗ lực tu học nhé
Gửi bạn Huy,
Bạn đọc bài viết bên dưới sẽ hiểu rõ Đức Phật đối với chúng sanh. Nếu bạn đã biết lỗi rồi thì nên đối trước bàn thờ Tam bảo mà thành tâm sám hối, tích cực đoạn ác tu thiện, luôn giữ Thân-Khẩu-Ý thanh thịnh, siêng năng niệm Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật!
—————————————
Trích: Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ Chú Giải của Đức Huỳnh Giáo Chủ
Chú giải: Thiện Tâm
Một ông cha ở trong gia-đình vẫn có lòng thương xót hết các con, dù lớn nhỏ, khôn dại gì cũng vậy. Tại sao? Vì xét ra lớn nhỏ là tại đứa sanh ra trước, đứa sanh sau; khôn dại là tại đứa chăm học cùng biếng trễ, chớ cũng đồng là con đều do huyết nhục sanh ra. Vậy bổn-phận ông cha thì hết lòng lo dạy-dỗ các con, lo-lắng cho có gia-cư, nghiệp-nghệ, tài-sản để cho con, ruộng đất cho con. Vậy thì tình thương vẫn đồng, mà cái chỗ âu-yếm ban thưởng nhiều khi có khác, ấy là phải tùy theo mỗi đứa.
Tại sao vậy? Vì đứa nào hiếu thuận từ-hòa, dễ dạy, dễ hiểu, thì ông cha âu yếm hơn đứa ngỗ-nghịch, bạo tàn. Với đứa khó dạy thì ông chỉ biết than-thở mà thôi, chớ không thể âu-yếm đặng. Còn đứa nào cần-kiệm, lo giữ-gìn gia-sản của cha nó, chẳng cho hư-hoại, cẩn thận từ ly, dầu lời nói hay việc làm để bảo tồn danh-giá của cha nó, thì cha nó hằng ngày ban thưởng cho nó luôn, chớ không thể ban thưởng cho những đứa hoang chơi, tàn phá sự-nghiệp, làm những điều điếm-nhục gia môn! Những đứa ấy, ông cho có thể nén lòng mà rước lấy sự chế-nhạo, trách-cứ là nhiều lắm rồi, chớ làm sao mà ban thưởng đặng.
Cũng mường tượng như trên, hỡi các người! Đức Phật đối với chúng-sanh và môn-đồ như người cha đối với các hạng con trên đây vậy. Phật cũng yêu hết chúng sanh, dầu kẻ ngu người trí, yêu tất cả môn-đồ (dầu kẻ biếng-nhác với kẻ siêng-năng). Bởi tại duyên-nghiệp mỗi chúng-sanh chẳng đồng nhau, tu cao thấp khác nhau, nhưng mỗi chúng-sanh đều có Phật tánh. Vậy lòng từ-bi của Phật là vì thương xót chúng-sanh, lo dạy-dỗ chúng-sanh, nhưng mà sự gần gũi và ban phước-huệ vẫn có khác, vì phải tùy theo mỗi kẻ tín-đồ.
Người tín-đồ nào hằng ngày vâng lời Phật dạy, rán lo học hỏi, tìm kiếm đạo mầu, quí trọng chuyện lành thì Phật thường gần-gũi hơn đứa đã dạy nhiều lần mà chẳng chịu nghe theo, và thường ban thưởng cho kẻ tín-đồ nào quí trọng kinh luật của Phật, chăm lòng giữ theo giới-luật, cẩn thận từ lời nói việc làm, đừng để cho người ta nhạo-báng Phật hay chê-bai Thầy của mình. Còn những kẻ tín-đồ dối tu, chẳng vâng lời dạy, chẳng giữ giới-luật thì trên là Đức Phật và dưới là ông Thầy của kẻ ấy chỉ lấy lòng từ-bi mà nhận sự trách-cứ của kẻ ngoại đạo, chớ không thế nào mà gần-gũi và ban phước-huệ cho kẻ chẳng thành-tín kia đặng
Bài Học Để Đời Của Khổng Tử Dạy Học Trò
Dạ con xin chân thành đa tạ các vị nhiều lắm ạ các vị đã giải khúc mắt nỗi lo sợ trong lòng con cám ơn ạ
Nam Mô A Di Đà Phật
NGƯỜI DÂM DỤC DỄ GẶP THẤT BẠI
Bản lĩnh là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết trong cuộc sống. Thiếu đi ý chí, thiếu đi năng lượng tinh thần thì chúng ta cứ lờ đờ, uể oải, nhút nhát không tự tin trong giao tiếp, làm gì cũng không tới nơi, làm gì cũng không thành công, thường rơi vào tâm lý chán nản, tiêu cực không thoát ra được. Và trạng thái này thường xuất hiện ở những người nghiện ngập một cái gì đó trong đó có tình dục và ma tuý.
Chúng ta cứ nghiệm lại những lần mình tính làm một việc gì đó như đọc một quyển sách, làm nốt phần hồ sơ còn lại cho hoàn chỉnh, đi dự một cuộc thi, làm một việc thiện giúp người hay đang tính đi tập thể thao rèn luyện sức khỏe… mà trước đó chúng ta hành dâm thì tự nhiên cái ý chí, cái ý muốn hoàn thành công việc tiếp theo nó bị giảm xuống thậm chí mất luôn. Hóa ra cái khoái cảm của dâm dục nó ăn mòn năng lượng tinh thần, gậm nhấm sạch cái ý chí của tất cả chúng ta.
Có rất nhiều người ta thấy họ sống rất đàng hoàng, tử tế, không làm phiền lòng ai. Nhưng tinh thần họ cực kỳ kém, bạc nhược, dễ tan vỡ, dễ khổ não. Nhiều khi thấy họ sống rất tốt mà sao chưa thấy thành công gì cả. Có khi trong sâu kín, người này có cái sai nào đó và trong nhiều cái sai đó có nặng dâm dục. Chính cái nặng dâm dục nó làm tâm trí chúng ta rơi vào u ám, phiền muộn không ngừng và làm việc kém hiệu quả dần, đầu óc thiếu thông minh dần và cực kỳ dễ xao lãng, dễ nóng giận. Chúng ta xét lại chính mình cũng vậy. Xem mình có đang vướng phải điều này hay không.
Người mà nhẹ dâm dục tức là người không dễ bị động dục từ ngoại cảnh, kiềm chế tốt về chuyện sinh lý nơi bản thân, thường thích sống chung thủy thì tinh thần của họ cũng rất vững vàng. Có nghèo, có khổ gì thì chúng ta cũng sẽ thấy hạng người này họ có sự lạc quan và năng lượng tinh thần mạnh mẽ lạ kỳ. Vì họ ít hưởng thụ cho nên vượt qua tất cả rồi cũng dễ thành công.
Một trong những nguyên nhân của Bệnh Trầm Cảm nữa là hưởng thụ khoái cảm nhiều quá. Mỗi người chúng ta có một chỉ số khoái cảm khác nhau giống như mỗi người đều có vân tay, mống mắt khác nhau vậy. Nếu chúng ta đốt khoái cảm đó bừa bãi trong dâm dục hay ma túy hay những trò vui đồi bại thì sẽ rơi vào trầm cảm. Người trầm cảm là người cứ buồn vô cớ, khổ vô cớ và cứ muốn đi theo cái buồn, cái khổ đó mãi cho đến khi phải tự tử mà chết. Năng lượng tinh thần của người này gần như cạn kiệt.
Để bảo vệ ý chí lập nghiệp, bản lĩnh đương đầu qua khó khăn thử thách, tinh thần lạc quan mạnh mẽ, đạo đức thánh thiện trong tâm cũng như để bảo vệ một cơ thể khỏe mạnh, thần sắc tinh anh thì việc cai nghiện dâm dục phải được đặt lên hàng đầu. Hãy xem sự tác hại của dâm dục không khác gì nghiện ma túy, rượu chè, cờ bạc vì dâm dục là một loại ma túy nội sinh có sẵn trong tất cả chúng ta.
Chính dâm dục đã khiến biết bao nhiêu người thất bại, chính dâm dục đã khiến cho bao người tài đức hoen ô, chính dâm dục đã làm con người chia rẽ chán ghét nhau, chính dâm dục đã khởi đầu cho mọi phiền ưu khổ não, chính dâm dục làm con người ta trở nên ích kỷ và xấu xa hơn, chính dâm dục làm cho thế giới này đen tối dần.
Mỗi con người sở hữu rất nhiều chỉ số vô hình cho toàn bộ cuộc đời mình nào là chỉ số thọ mạng, chỉ số khoái cảm, chỉ số sức khỏe, chỉ số thông minh, chỉ số thành công… và những chỉ số này cứ thay đổi tăng giảm liên tục không ngừng trong chu trình sống của tất cả chúng ta vì trong một kiếp sống ta làm đủ thứ việc đúng sai, thiện ác nên các chỉ số này biến thiên không ngừng. Trong đó có chỉ số khoái cảm tức là chỉ số về việc tâm ta đạt được sự vui sướng, hưng phấn, sảng khoái. Nếu người nào ít hưởng thụ ái dục thì ta sẽ thấy họ sống giữa đời rất an nhiên ít khi muộn phiền vụn vặt. Còn ai thỏa mãn khoái cảm tình dục quá nhiều thì chỉ số này tuột rất nhanh khiến nó không còn đủ để duy trì cho toàn bộ kiếp sống dẫn đến là thậm chí khi chưa hết thọ mạng, người ấy có thể trầm cảm mà tự tử trước vì chẳng còn gì an vui, phấn chấn để sống nữa.
Chẳng hạn khi ta được lên chức thì niềm vui trong tâm ta phát ra là 100 đơn vị, khi ta có một chiếc xe máy mới niềm vui trong ta là 60 đơn vị. Nhưng khi ta đạt cực khoái trong tình dục hay trong sự nghiện ngập hút chích thì niềm vui đó là 500-1000 đơn vị một lần. Cực kỳ hao tốn vô ích nên ai hưởng thụ nhiều đều rơi ngược lại vào trầm cảm, tiêu cực, bi quan. Mà tâm ta đầy bất an như vậy rồi thì chắc chắn cuộc sống không thể thành công, không thể phát triển tốt được.
Có người sẽ lập luận vậy cách tốt nhất là ta đừng an vui, hạnh phúc để bảo vệ chỉ số khoái cảm đúng không. Câu trả lời là sai. Vì quy tắc là. Ta như thế nào, ta sẽ lây lan cái điều đó ra cho mọi người một cách hết sức tự nhiên. Ta tiêu cực, căng thẳng, bất an, phiền não thì hãy yên tâm mọi người quanh ta cũng sẽ phát khổ lên vì ta. Ta chỉ có một cách là quân bình cảm xúc, sống hướng thiện, nhân nghĩa, lành mạnh để tâm lúc nào cũng hỷ lạc, bình an, tích cực để dùng cái tâm đó mang đến điều thiện, yêu thương, lợi ích cho mọi người chung quanh mình. Càng sống mà càng khổ não thì ta sống sai lầm rồi. Ta có thể cực khổ, vất vả hơn nữa để sống, để làm việc, để phụng sự nhưng ta không được phép để mình cứ khổ tâm, phiền muộn quá đáng. Khi tâm ta an vui tức là chỉ số khoái cảm đang tiêu tốn nhưng ta an vui rồi ta lại làm điều có lợi cho đời thì vực của chỉ số khoái cảm cứ tăng lên mãi. Còn ta đạt khoái cảm trong hưởng thụ rồi thì ta trở nên ích kỷ, hơn thua, sân hận làm khổ mọi người thì chỉ số khoái cảm cứ tuột dần cho đến khi thành số 0 là lúc ta tự sát. Muốn tâm ta an vui thì phải làm người khác an vui, muốn người khác an vui thì ta phải an vui. Hai việc phải làm song song với nhau.
Vậy nếu như pháp luật xử lý người phạm tội tình dục không triệt để hoặc các chỉ số của người đó trong kiếp này còn dồi dào quá nhưng tác hại người đó gây ra thì quá lớn thì cái gì sẽ xử lý tiếp. Luật Nhân Quả công bằng của vũ trụ sẽ xử lý tiếp. Người nào chìm đắm trong tham dục thì sẽ rơi vào đẳng cấp thấp trong trời đất này. Người nào vì ái dục mà cả đời tranh giành, chiếm đoạt tình cảm của kẻ khác thì chết sẽ đọa vào loài ngạ quỷ đói khổ. Người nào vì ái dục mà biến tướng, hoang dâm, lây lan lối sống bẩn thỉu thì chết sẽ đọa vào loài súc sinh bầy đàn khó trở lại làm người. Người nào vì ái dục mà bức hại, tàn sát lẫn nhau thì sẽ đọa thẳng vào địa ngục để chịu nhục hình.
Chắc chắn chúng ta không hết ái dục được liền đâu. Nhưng vì ý thức được tác hại của các trò vui lạc thú mà biết kiềm chế bản thân. Nếu chưa có ý trung nhân thì sống lành mạnh, nếu có rồi thì sống chung thủy. Như vậy thì cũng đã rất tốt. Chúng ta giữ gìn được sức khỏe, tâm trí, bản lĩnh, đạo đức của mình để làm những việc lâu bền, thiết thực và giá trị hơn.
Phần thưởng cho một người biết sống tiết dục chính là một nội tâm ổn định, an vui, một trí óc thông minh, sáng tạo và một cuộc sống an toàn, bền vững. Còn thành công, vinh quang, hạnh phúc ngập tràn thì còn phải làm nhiều việc lắm. Người mà biết gây nên cảm hứng thanh tịnh, lành mạnh cho cộng đồng thì sẽ được nhiều người yêu quý, có thiện duyên với mình và sẽ cùng mình làm nên nhiều điều ý nghĩa khác. Người sống biết tiết dục thì được cái phước là cơ thể dần thơm tho, thanh sạch, trẻ trung và xinh đẹp dần lên ( nói theo y học thì vì không hưởng thụ dục lạc nhiều nên các nội tiết tố được sản sinh và hoạt động ổn định, lâu dài tạo nên một cơ thể tươi tắn ). Người sống tiết dục rồi hướng về thanh tịnh thì bắt đầu bước lên đẳng cấp rất cao trong thế giới này ở nhiều kiếp sau. Vì sống tiết dục nên dễ tu tập, dễ tạo phước, dễ vị tha, dễ biết lỗi mình từ đó mà làm nên nhiều phước thiện, bớt đi nhiều sai lầm.
Vì vậy tất cả chúng ta hãy cùng nhau chiến đấu và vượt qua dâm dục.
NGUỒN: KIỂM SOÁT ÁI DỤC
Mình cám ơn đạo hữu nhiều vì chia sẻ hữu ích này
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Dạ cô chú anh chị cho con hỏi 1 vấn đề này và cho con xin lởi khuyên gấp gấp nhé ạ !
Bạn con đang mang thai được 5 tháng , nhưng lần siêu âm 4d có phát hiện ra là e bé k có sóng mũi, siêu âm 2 lần vẫn k thấy sóng mũi của e bé. Nên người ta kiu qua bên bệnh viện Từ Dũ chọc ối khám thêm 1 lần nữa, hiện tại người ta nói đến 12/3 mới có kết quả…Hiện tại bạn e rất sốc và khóc rất nhiều, k biết phải như thế nào…lý do bị như vậy là (trước lúc khi bạn e mang thai có bị gãy chân, 4 tháng sau hồi phục bạn e vẫn đi tái khám thường xuyên thì bác sĩ có cho mấy loại thuốc bổ xuơng , do có thai nhưng k biết nên vẫn uống thuốc đều đặn trong mấy tháng, lúc phát hiện mang thai là đã 4 tháng . Nhưng khám với siêu âm thì bác sĩ có nói hiện tại thì thấy thai khỏe mạnh, e bé k thấy có dấu hiệu bị dị tật, nên cũng yên tâm mà giữ, cho đến ngày hôm qua đi khám lại thì mới phát hiện ra như vậy ạ ) Hiện tại con có khuyên bạn con tụng kinh địa tạng để cầu nguyện cho e bé khỏe mạnh thôi. Nhưng con mong quý cô chú anh chị có cách nào có thể giúp cho bạn con và e bé được bình an khỏe mạnh k ạ ? Con cám ơn rất rất nhiều ạ
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Chị dặn bạn chị ráng phát tâm tụng kinh địa tạng mỗi ngày một bộ cho tới khi sanh, nếu ko được vậy, thì phát tâm tụng 49 hoặc 21 bộ, thỉnh tượng ngài địa tạng về hàng hàng ngày tụng kinh và lạy xin với ngài, dặn bạn chị cố gắng phóng sinh thật nhiều, và ấn tống kinh sách, trước có bạn chia sẻ là ấn tống kinh ở đường link (cuối bài e sẽ gửi), sau đó sẽ có người đi phát dùm kinh sách, mình chỉ bỏ tiền thôi, rất đơn giản
Một cái nữa là tuy hơi khó nhưng dặn bạn chị hãm ăn thịt cá lại, tuy đang mang bầu nhưng bổ sung dinh dưỡng bằng đường khác, đừng ăn thịt chúng sinh quá nhiều, em bé từ trong bụng mẹ ăn chay, cũng sẽ được huân tập chủng tử hiền lành hơn so với trẻ thông thường ,tất cả công đức đó đem hồi hướng cho đứa bé trong bụng sanh ra được bình thường, khỏe mạnh, dễ nuôi
Kiên trì làm nhất định em bé sẽ hết dị tật
Đây là link của trang ấn tống kinh sách https://phapthihoi.org/blog/danh-sach-kinh-sach-an-tong/
A Di Đà Phật
Chào bạn Chi Chi!
Thai nhi [ở trong bụng mẹ chưa có hình hài cố định, cụ thể] nên tùy nghiệp mà sẽ có sự thay đổi. Bạn nên khuyên thai phụ:
-Tụng Kinh Địa Tạng hàng ngày, mỗi ngày một quyển (một bộ Kinh có ba quyển Thượng- Trung- Hạ);
-Chuyên tâm niệm thánh hiệu A Di Đà Phật;
-Cố gắng ăn chay;
-Thường mua hoa quả cúng dường Phật;
-Tránh việc chung chạ;
-Nếu có điều kiện nên làm các việc thiện lành, đặc biệt là phóng sanh.
Nghiệp lực không thể thay trong ngày một ngày hai nên cần kiên trì, dùng tâm thành kính, tin tưởng mà thực hành, chắc chắn có được kết quả tốt.
Nam Mô Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT. Đúng rồi nên tụng kinh Địa Tạng nhé, có lần hình như mình có đọc một bài viết về cảm ứng tụng kinh Địa Tạng mà tim của một đứa bé bị khuyết kiểu mà được lành lại bình thường
Khi Lâm Chung Gặp Người Thân Chớ Đi Theo, Chỉ Nên Theo Bổn Tôn Của Mình
Phàm là những người thường hay hành thiện tích đức, hoặc những người chân thật tu hành, thì lúc này vận của họ rất tốt, khí rất vượng nên oán thân trái chủ chẳng dám sinh sự với họ. Chúng luôn âm thầm theo bên cạnh để mà chờ đợi, chờ đến ngày nào đó vận của họ mất hết, suy đến cùng cực thì chúng liền đến để gây rắc rối, hướng về họ để mà đòi nợ. Chúng dùng phương pháp gì để mà dụ hoặc anh? Chờ đến khi anh mạng chung, khí trong người suy đến cùng cực, thì chúng liền biến thành người nhà quyến thuộc đã chết trước đây của anh, đến để dẫn anh đi theo chúng. Nếu anh tin mà đi theo chúng thì chúng sẽ đưa anh đến 1 nơi thần không biết, quỷ không hay rồi xuống tay với anh, khiến cho anh mãi mãi không thể siêu sinh.
Đặc biệt là những người học Phật, những oán thân trái chủ biết được trước đây anh từng học Phật, biết anh luôn ưa thích Phật, Bồ Tát. Nên chúng biết nếu chúng biến thành những quyến thuộc đã mất của anh đến để đưa anh đi thì anh nhất định sẽ phớt lờ chúng, sẽ chẳng để bị chúng gạt. Thế là chúng liền biến ra chư Phật, Bồ Tát đến để dụ hoặc anh. Những yêu ma quỷ quái này rất có năng lực, có khả năng biến ra đủ thứ thân tướng. Vậy thần Hộ Pháp sao không ngăn cản chúng lại? Vì thần Hộ Pháp thấy được trong đời quá khứ anh đã thiếu nợ chúng, ngày nay chúng đến đòi mạng là phải nên, cho nên họ mở 1 mắt, nhắm 1 mắt cho qua. Lúc này có cứu được anh hay không thì còn phải xem phước phần, duyên phần của chính anh thế nào đã.
Tuy nhiên, thầh Hộ Pháp có 1 cách quản chế các loại yêu ma quỷ quái này rất nghiêm khắc. Đó là chúng có thể biến ra đủ đạng thân, nhưng chúng không được phép biến hiện ra bổn tôn. Nếu khi chúng biến hiện ra bổn tôn thì thần Hộ Pháp liền đến để can thiệp ngay, không cho chúng ở đó mà tác quái. Vậy cái gì là bổn tôn? Tôi cả đời niệm A Di Đà Phật, đến lúc lâm chung chỉ trông chờ A Di Đà Phật đến tiếp dẫn mà thôi, vậy thì A Di Đà Phật chính là bổn tôn. Do đó, chúng có thể biến ra Thích Ca Mâu Ni Phật, có thể biến ra Dược Sư Phật, nhưng không được phép biến ra A Di Đà Phật.
Nếu chúng chỉ biến ra các vị Phật khác mà không phải là A Di Đà Phật, khi đó anh lại đi theo chúng thì các vị thần Hộ Pháp sẽ phớt lờ không để ý đến, cũng không can thiệp. Vì sao? Vì chúng chẳng có giả mạo, chẳng có phạm pháp. Nhưng nếu chúng biến hiện ra thành A Di Đà Phật thì là phạm pháp. Chúng ta 1 đời thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, niệm danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát, thì chúng chẳng dám biến thành Quan Thế Âm Bồ Tát. Đây thì phải coi lúc sanh tiền chổ anh niệm đến là vị Phật, Bồ Tát nào làm chủ. Chữ “chủ” ở đây chính là chỉ cho bổn tôn, đây thì yêu ma quỷ quái chẳng dám biến hiện.
Tất cả những việc này đều là thường thức, chúng ta cần phải nắm vững. Nếu không thì vào thời khắc quan trọng lúc lâm chung rất dễ dẫn đến sai lầm, đây thì là quá đáng tiếc. Khi đã mắc phải sai lầm rồi thì chẳng biết đến đời nào, kiếp nào mới lấy lại được thân người, mới gặp lại được Phật pháp.
Pháp sư Tịnh Không
Ngày niệm 1000 câu Phật hiệu, tụng 1 quyển Kinh Kim Cang cuối đời được Phật đến tiếp rước
Theo Cân Ngự Thừa Tục Tập, vào đời Minh, vợ ông Trầm Xuân Giao ở trấn Song Lâm, Hồ Châu là Phí Thị, góa bụa từ trẻ, dệt vải để tự nuôi thân. Bà ăn chay mấy chục năm, thờ phụng tượng Phật và tượng Đại Sĩ bằng đàn hương, hằng ngày tụng một quyển kinh Kim Cang, niệm Phật một ngàn câu, dù [tiết trời] nóng hay lạnh chẳng bỏ sót. Trong trận dịch lớn dưới thời Sùng Trinh, bà dời sang sống trên ngôi lầu trong nhà người con rể là Trương Thế Mậu, chỉ đem tượng Đại Sĩ theo. Hằng ngày, bà hồi hướng hương này xông thẳng đến chỗ Phật. Ba năm như thế, chợt trên hư không có hương vờn quanh lầu mấy ngày. Trên vách tường vôi bỗng hiện ra tượng Phật, trang nghiêm tinh diệu, xa gần đồn đại, người đến chiêm lễ ngày càng đông. Nếu dùng khăn sạch để lau thì hình sắc càng rạng rỡ. Bốn năm sau, bà trở về chỗ cũ, vào cửa, liền quét dọn, thắp hương đèn, lễ Phật, tụng kinh. Đến sáng ngày thứ ba, tắm gội, thay áo, ngồi ngay ngắn niệm Phật. Đến Ngọ, kêu ầm lên: “Phật tới rồi, ta đi đây!” Từ biệt mọi người qua đời, thọ bảy mươi ba tuổi.
Trích Quán Thế Âm Bồ Tát Bổn Tích Cảm Ứng Tụng
Phật nói nằm bên phải là dáng nằm của sư tử nhưng cả đêm không thể nào nằm 1 tư thế được rất là mỏi ê ẩm. Có ai góp ý giúp. cám ơn . A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn N.T.C,
Đây là tư thế của bậc đại định, vì thế tư thế đó chỉ là biểu pháp, thực tế người đạt đại định vốn không có tướng đi-đứng-nằm-ngồi-ăn-uống-ngủ-nghỉ…Do vậy bạn nên tuỳ nghi để thay đổi tư thế nằm cho phù hợp với thể tạng của mình, đường cưỡng chấp mà sẽ gặp khổ nạn.
Dạ con xin cám ơn chị/cô Mẫn, Mỹ Diệp và mọi người ạ ….con sẽ chuyển lời lại cho bạn con ạ. Mong là mọi chuyện sẽ chuyển biến theo chiều hướng tốt ạ. Con thật sự rất cám ơn mọi người ạ
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Thế Giới Tây Phương Cực Lạc Cách Chúng Ta Bao Xa?
A DI ĐÀ PHẬT. Có vị đạo hữu nào có thể làm phước bố thí cho mình một vài quyển Kinh của Tịnh Độ, sách khuyến thiện không, vì để mình quyên tặng cho nhiều người khác, với mình không có nhiều tiền để mua
A Di Đà Phật
MD có mấy quyển sách Pháp về Tịnh độ, và mấy bộ Kinh nhưng không phải Kinh Tịnh độ. Nếu có duyên, MD mong bạn có thể nhận ít Kinh sách này mà tặng lại cho các Phật tử hữu duyên.
Bạn để lại địa chỉ nếu cần nhận Kinh sách nhé!
Nam Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT. Sách về Tịnh Độ rất tốt, thế còn kinh không phải của tịnh độ là những kinh gì vậy ak
bạn quê hương cực lạc để lại địa chỉ nhé. có gì tớ cpn đến nhé
a di đà Phật
cảm ơn bạn rất nhiều
A DI ĐÀ PHẬT. Nếu có thể kêu gọi càng nhiều thiện hữu đóng góp càng tốt nhé
Đạo Hữu ông già HY chuyển phát những kinh, sách gì vậy ạ?