Thái tiên sinh năm nay 67 tuổi, người Triều Châu. Năm 1941 Nhật Bản xâm lược Trung Hoa, quê nhà bị vây hãm, sinh hoạt bị ép ngặt, thời thanh niên ông phải ly hương qua nước Thái Lan để mưu sinh. Hiện ông đang cư ngụ tại miền trung Thái Lan, sống bằng nghề buôn bán. Hai chân ông bệnh giống như chân voi, đã 9 năm rồi.
Thái tiên sinh rất ưa ăn thịt ngỗng và uống rượu. Hàng ngày mỗi tối ông dùng một mâm thịt ngỗng và nửa vò rượu. Ngày nào cũng như thế.
Mười năm trước ông theo đoàn du lịch đến miền đông bắc Trung Quốc du ngoạn và được ăn qua một lần món chân gấu vang danh cổ kim, khiến ông ra về cứ nhớ nhung mãi. Tiếc là chỉ có lần đó, vì sau khi về Thái Lan thì ông không còn dịp thưởng thức món chân gấu quý giá đó nữa. Cho dù là vậy, Thái tiên sinh vẫn ưa ăn chân ngỗng, vì nó có chút mùi vị tương tự. Từ đó ông thường dùng chân ngỗng nhắm rượu cho đỡ nhớ chân gấu.
Sau này có người bày ông cách dùng chân ngỗng, nói rằng không những mùi vị có thể ngon ngang chân gấu, mà còn có thể giúp bổ tinh, tráng khí, dưỡng thần… là phương pháp bí truyền của các quân vương thời cổ đại.
Thế là Thái tiên sinh học cách chế biến chân ngỗng. Tại trên cái bàn sắt, xung quanh có cái lan can bao kín. Ông bắt con ngỗng sống thả lên bàn. Để nó đứng như vậy rồi sau đó ông nổi lửa đun củi bên dưới nung nấu dần dần. Tùy theo nhiệt độ gia tăng, bàn sắt từ từ nóng lên, con ngỗng dần dần chịu hết nổi, bèn co một chân lên. Nhiệt độ càng tăng cao, hai chân ngỗng đều chịu hết nổi, phải vừa co vừa buông, giống như khiêu vũ vậy. Lúc này ngỗng có muốn trốn chạy cũng không được, vì xung quanh đã rào kín.
Đợi bàn sắt nóng đến đỏ rực thì hai chân ngỗng nhảy liên tục như điên, như cuồng phong bão vũ. Nó liều mạng mà nhảy, chỉ có nhảy và nhảy mà thôi, quá nóng! Sau đó nó nổi khùng tông lung tung, cổ giương ra hết cỡ, phát ra tiếng kêu thê thảm, ai oán rồi té xuống. Bây giờ hai chân nó bỏng đỏ sưng vù, nhưng chưa tắt hơi. Thái tiên sinh thấy vậy liền nhanh nhẹn chặt chân nó đi. Con ngỗng đau đớn ngất xỉu, rồi tỉnh dậy, rồi lại tiếp tục hôn mê và chết. Nhưng lúc này Thái tiên sinh không thèm để ý chuyện đó, ông chỉ quan tâm đến việc đem chân ngỗng ra ngoài rửa sạch rồi nấu với thuốc, chụm lửa riu riu.
Theo truyền thuyết, khi con ngỗng “vũ” trên bàn lửa xong, toàn thân khí huyết đều tập trung xuống đôi chân, thịt ngỗng cũng biến thành vô vị, không có giá trị dinh dưỡng bổ béo gì. Lửa bàn sắt nung nấu khiến máu huyết toàn thân đều tập trung xuống chân nó, gọi là “chân ngỗng luyện đan”. Thái tiên sinh cứ thế mà ăn “chân ngỗng luyện đan” mấy năm ròng.
Sau đó thì chân ông phát bệnh, vừa đỏ vừa sung phù giống hệt chân voi. Từng khớp xương trên thân đều đau đớn, bác sĩ nào cũng khám qua, cho uống đủ loại thuốc đông y lẫn tây y đều vô hiệu. Một ngày chân ông đau hết 24 giờ, cả năm chịu đau 365 ngày, thống khổ này hành hạ ông suốt 6 năm ròng rã, khổ đến không thể tả xiết. Nhiều lần đau quá ông muốn tự sát, may được vợ hiền giữ lại và hiếu tử khuyên lơn, ông mới ráng kéo dài hơi tàn.
Có một đêm nọ, ông mơ thấy một bầy ngỗng không chân tìm đến, hung bạo mổ cắn. Lúc tỉnh dậy, toàn thân ông xuất hạn, mồ hôi dầm dề. Ông liên tưởng đến căn bệnh của mình, ắt là có liên quan đến việc ăn chân ngỗng. Vì ông đem một con ngỗng còn sống, nhốt trong bàn sắt nướng nó, chứng kiến nó “khiêu vũ” trên lửa thảm thương. Càng nghĩ càng “tim kinh thịt run”. Bất giác ông nhìn xuống đôi chân sưng đỏ của mình: – Ôi chao! Giống hệt cái chân con ngỗng mới vừa khiêu vũ nhảy nhót trên lửa đỏ xong thì bị cắt đi vậy.
Chính do thèm khát ăn chân ngỗng mà ông đã tạo nhân ác, nên bị hồn quỷ của ngỗng đòi nợ. Báo ứng, báo ứng! Không ngờ nhân quả báo ứng nhanh như thế. Bây giờ lương tâm tỉnh giác, ông nhờ vợ dìu ra ngoài cổng, quỳ xuống chí thành hướng lên trời cao sám hối. Ông phát thệ nguyện: “Con kể từ ngày hôm nay trở đi không sát sinh, không ăn thịt. Nguyện thanh khẩu, trường chay, ăn chay cho đến hơi thở cuối cùng!”. Bà vợ đứng bên cạnh nghe vậy cũng phát nguyện ăn chay theo ông.
Nói ra kể cũng lạ, từ sau khi ông sám hối, lập nguyện xong thì chân ông không còn thấy sung đau nữa. Chỉ có hình dạng bên ngoài nhìn thấy rất là khó coi, cử động bị khó khăn thôi.
Đến nay ông không còn uống thuốc hay tìm bác sĩ chữa bệnh nữa, bởi vì ông hiểu đây chính là chứng cớ oan gia tìm đến báo oán, cho nên có chữa trị cũng chẳng hết, chỉ tốn tiền mà thôi. Đành phải cam chịu lưu cái chân “voi” này làm bằng chứng, để cảnh tỉnh cho người thế hệ sau này vậy.
Chớ vì dục vọng ham sướng miệng nhất thời mà sát sinh, phải biết thức ăn vừa qua cổ họng là biến thành chất thải. Nếu tạo ác nghiệp sẽ bị báo ứng mãi mãi không ngừng. Đúng như cổ Thánh từng nói:
“Họa phúc không cửa, do chính ta tự chiêu
Báo ứng của thiện ác, như bóng theo hình!”
Thái tiên sinh nếu được thì nên làm nhiều việc thiện, tạo công lập đức. Vì chỉ có công đức mới có thể giúp tiêu oán giải nghiệt, nghiệp hết bệnh trừ mà thôi.
Trích: Báo ứng hiện đời (tập 2)
Tác giả: Quả Khanh
Hạnh Đoan dịch
Ước gì: mọi sự sống luôn không có khổ nào và luôn được phước lành nhiều đến mức không thể nhiều hơn.
A DI ĐÀ PHẬT. Có một nơi như thế đó bạn, nơi đó ở phương Tây cách thế giới chúng ta hơn 10 vạn ức cõi Phật, hiệu là Cực Lạc
Các quý thầy ơi, vô lượng có phải chưa là nhiều nhất không ạ? Hình như hai chữ “vô lượng” chưa phải là hai từ chỉ sự nhiều nhất, vì vô lượng có thể +1 hoặc cộng bất kì số nào khác mà…
Có đúng không ạ?
Chào bạn Hoàng Nam,
“Vô lượng” nghĩa là không thể định được số lượng là bao nhiêu. Bất kỳ con số nào, khi đã là con số thì nghĩa là định lượng (tính ra được số lượng) được rồi. Còn “vô lượng” thì không thể nào nào định lượng được. Nếu nhiều nhất mà là một con số định lượng được, thì vẫn ít hơn “vô lượng”. Vô lượng chẳng phải là một con số để bạn có thể cộng trừ được (vì đã là con số thì nghĩa là định lượng được, mà định lượng được thì đó không phải vô lượng).
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật. Mình cũng không rõ lắm, nếu dùng đầu của phàm phu để luận sợ rằng sẽ lệch lạc, vì là tâm ý thức là vọng tâm. Thôi thì những vấn đề nhỏ này bạn hãy tạm buông xuống, cứ nhất tâm Niệm Phật, sau này vãng sanh Cực Lạc học với Phật A Di Đà là sẽ biết thôi, còn hiểu tường tận nữa đấy.
A DI ĐÀ PHẬT
Theo như những gì con bản thân học hỏi được thì ” vô lượng” là lượng không có giới hạn. Nhiều đến nỗi không thể nào dùng số lượng mà tính đếm được. Phật A DI ĐÀ còn được gọi là Phật VÔ LƯỢNG QUANG vì ánh sáng của Ngài phát ra chiếu khắp mười phương, không bị giới hạn.
TỤNG KINH, ẤN TỐNG CỨU VỢ THOÁT ĐỊA NGỤC
Phương Nham Tứ ở tại Huy Châu là một người siêng năng vun trồng phước đức. Vợ Ông là Huỳnh Thị bị chết vì tại nạn thai sản. Không bao lâu thì Phương Nham Tứ nằm mộng thấy vợ mình về nói rằng:
“Lúc sanh tiền, tôi tạo nhiều tội lỗi nên khi xả thân, bị đoạ vào Âm ty, chịu hình phạt rất khổ, vậy xin phu quân vì thiếp mà tụng kinh Phổ Môn 1000 quyển và ấn tống Kinh này 1000 quyển thì mới mong được thoát khổ siêu sanh.”
Nham Tứ y theo lời vợ nói trong mộng mà làm theo, tụng kinh Phổ Môn đủ 1000 biến và ấn tống Kinh này 1000 quyển, hồi hướng công đức đó cho vợ.
Không lâu sau thì người vợ kế có mang, đến lúc hạ sanh thì trong lúc đang mơ màng, nàng thấy người vợ chánh bước vào phòng, kế đó liền hạ sanh một bé trai. Mọi người biết rằng đứa bé này chính là người vợ cả Huỳnh Thị đầu thai, và đặt tên là Nguyên Hạnh.
Đứa bé ấy hình dung tuấn tú, mặt mũi sáng sủa, đẹp đẽ và dễ nuôi. Khi lớn lên thì học hành tấn phát, đậu đến Tiến Sĩ rồi ra làm quan rất vinh hiển.
Do nhân duyên này mà Nham Tứ cùng với người vợ kế phát tâm kính tín Tam Bảo, trong nhà thờ cúng Quán Âm Đại Sĩ, hàng ngày lễ bái cúng dường và tụng Kinh Phổ Môn rất tinh tấn.
(Trích Nam Hải Từ Thuyền)
Mỗi quả táo viết những chữ khác nhau để trong tủ 100 ngày. Quả táo viết danh hiệu A Di Đà Phật không bị hư, còn những quả còn lại đều bị hư thối.
Điều này chứng minh công đức danh hiệu Phật không thể nghĩ bàn. Nếu thành tâm trì niệm danh hiệu Phật thường xuyên thì thân tâm sẽ tịnh hóa sống an lạc khỏe mạnh. Nếu ai có đầy đủ niềm tin niệm danh hiệu A Di Đà Phật phát nguyện vãng sanh về nước của ngài thì quyết định được vãng sanh vì bổn nguyện danh hiệu Phật không hề hư dối.
CÔNG ĐỨC CỦA CÂU PHẬT HIỆU “A MI ĐÀ PHẬT” KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN
Đại đức từ bi đã vì chúng ta làm 1 thực nghiệm với mấy trái táo, viết những câu khác nhau lên trái táo, sau đó để 100 ngày, chúng ta theo dõi sự thay đổi của những trái táo. Cho nên, nghe người nói không bằng tận mắt chứng kiến. Công đức của Danh hiệu A Mi Đà Phật (Phật hiệu) không thể nghĩ bàn. Thử nghĩ xem, nếu như người niệm Phật chúng ta giống như trái táo được viết lên câu “A Di Đà Phật” vậy, nhớ Phật niệm Phật không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn thì ngoài việc thân thể được khoẻ mạnh, còn chắc chắn “hiện tiền tương lai, nhất định thấy Phật”. Cảm ân A Mi Đà Phật “muốn cho pháp âm được tuyên lưu biến hoá”, nên hiện thân trái táo để thuyết Pháp.
Cảm ân Đại đức từ bi đã làm thực nghiệm củng cố tín tâm cho những người niệm Phật. Cảm ơn lão Hoà thượng trong lúc giảng dạy đã chỉ bảo chín câu chân ngôn “không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn” cho người niệm Phật.
Chú thích: bên dưới là những bức ảnh của các trái táo bên trên được viết các câu như:
1. Trái ở trong bên trái: không viết gì (bỏ mặt không quan tâm đến)
2. Trái ở trong bên phải: viết ”讨厌你 – ghét bạn”
3. Trái ở giữa: viết câu Phật hiệu “阿弥陀佛 – A Mi Đà Phật”
4. Trái ở ngoài bên trái: viết “我不喜欢你 – Tôi không thích bạn”
5. Trái ở ngoài bên phải: viết ”感恩 – Cảm ân”
Cuộc thí nghiệm được bắt đầu từ ngày 01/12/2019 đến ngày 09/03/2020 (100 ngày). Hình ảnh được chụp để theo dõi qua trình thay đổi của các trái táo trải qua các ngày:
– Ngày đầu tiên bắt đầu thí nghiệm đến ngày thứ 6 (N 1-6/12): các trái đều tươi.
– Đến ngày thứ 20 (N20/12): trái táo số 4 “tôi không thích bạn” bắt đầu hư ở trên cùng.
– Đến ngày thứ 31 (N 31/12): trái táo số 4 hư nhiều hơn.
– Đến ngày thứ 41 – 53 (N: 10-22/1): chỉ trái số 3 ở giữa viết câu Phật hiệu còn tươi ngon.
– Đến ngày thứ 70 (N 8/2): chỉ trái số 3 ở giữa tươi ngon, các trái còn lại bị thâm đen, nổi mốc.
– Đến ngày thứ 81 (N 19/2):chỉ trái số 3 ở giữa tươi ngon, các trái còn lại bị thâm đen, nổi mốc. Riêng trái số 1 bắt đầu bị biến dạng (bỏ mặt không viết gì, sự lạnh nhạt).
– Đến ngày thứ 94 (N 3/3): trái số 1 biến dạng, khô héo (bỏ mặt không viết gì, sự lạnh nhạt).
– Đến ngày thứ 100 ( N 9/3): chỉ trái ở giữa viết câu Phật hiệu còn tươi, bên trong của trái sau khi cắt đôi nhìn rất tươi và ngon. Các trái còn lại bị thâm đen, úng. Riêng trái số 1 bị biến dạng, khô, đen, úng.
Hình ảnh lấy từ Liên Hữu Rosemah
Chuyển tiếp từ bài viết của VinKoo
Thí nghiệm này dựa trên Thí nghiệm nước của Tiến sĩ Giang Bổn Thắng – Thông điệp của nước cho thấy vạn vật trên thế gian đều có thể hiểu ta nói gì. Suy nghĩ của con người quyết định môi trường xung quanh.
Xin thường niệm A Mi Đà Phật, giữ tâm thiện thế giới hoà bình, xã hội an định, chúng sanh an lạc.
A Di Đà Phật
Nhờ niệm Quán Thế Âm bồ tát hết đau mắt
Cuộc đời bạn đã trải qua một lần trải nghiệm nào đó mà bạn không thể lí giải nổi chưa ?
Riêng tôi thì có, và không chỉ một lần đâu, mà là 4 lần, tôi sẽ lần lượt kể lại những chuyện ấy.
Tôi tên Nguyễn Thị Ngọc Nhiên, Quy Y theo Phật từ nhỏ, pháp danh là Nguyên Hằng, hiện sống tại Cam Lâm – Khánh Hoà.
Vào năm tôi học lớp 12 (2010) ở Trường THPT Trần Bình Trọng. Ngày tháng thi tôi không nhớ, chỉ nhớ hôm đó lúc tan trường ra về, gặp đúng ngày trường đang tu sửa.
Tôi đi ngang qua sát chỗ mấy cái giàn giáo, mà trên đó, các chú thợ xây đang hì hục cào vôi tường. Bụi vôi tường bay mịt mù, những cục vôi to nhỏ rơi lả tả xuống đất.
Dại dột sao, tôi lúc đó lại ngửa cổ nhìn lên… Ô thôi, bất ngờ một cục vôi bay vào mắt, Cũng chẳng biết cục vôi đó to hay nhỏ, tôi chỉ biết là đau đến vô cùng tổ quốc ta ơi.
Bình thường ai bị bụi hay hạt cát nhỏ, hay lông mi rơi vào mắt là đã xót khó chịu lắm rồi. Mà lần này tôi bị cả miếng vôi bay vào mắt, nó đau đớn gấp trăm ngàn lần… Nước mắt chảy ròng ròng, nhắm không được mà mở cũng không xong, bị mắt trái mà mắt bên phải cũng không mở nổi, cực kì khó chịu.
Từ trường chạy xe đạp về nhà 3 cây số giống như 3 vạn dặm ở địa ngục. Mắt mở không nổi, vừa đau, vừa xót, vừa lộm cộm không thể dùng từ ngữ nào diễn tả được.
Về được tới nhà không bị tai nạn là cảm thấy may mắn lắm rồi, vì chỉ cố gắng lâu lâu hé mắt ra nhìn một chút, thấy mọi thứ mờ mờ loáng thoáng mà thôi.
Bước vào trong nhà, tôi liền lết đến chỗ chiếc gương xem sao. Ôi không, cả một mảng vôi rất to nằm trong mắt, che muốn hết tròng mắt. Xung quanh là những hạt li ti bám rất chặt vào con mắt trái đang đỏ ngầu. Tôi tá hoả tam tinh, khóc thét lên.
Bình thường vôi tường mà có nước dính vào gỗ, hay quần áo, muốn phủi đi còn khó, chứ đừng nói dính vào mắt. Chắc quả này thì chỉ có đường đi bệnh viện lấy ra thôi.
Đau quá, tôi luống cuống tìm mọi cách gỡ vôi ra cho đỡ đau, nhưng đều vô dụng. Càng hí hoáy vào đấy thì vôi càng lan rộng ra chứ không mất đi miếng nào.
Trong đầu tôi hiện ra một tương lai mịt mù, quả này thi hư luôn con mắt rồi, chắc tới bác sĩ cũng chào thua, vì vôi nó dính rất chắc.
Bất chợt lúc đó tôi nhớ tới Quán Thế Âm Bồ Tát, nhà tôi có thờ tượng Quan Âm. Mấy năm nay nhà tôi cũng tu học theo chương trình Gia đình Phật Tử, nên tôi cũng biết ăn chay, niệm Phật dù không được tinh tấn cho lắm.
Tôi lật đật chạy lên quỳ lạy Ngài và khóc oà lên tức tưởi. Tôi bắt đầu niệm danh Ngài: “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát !”
Chắc niệm được ba câu, rồi tôi van xin: “Cầu xin Mẹ từ bi cứu con, con không muốn mù mắt, thực sự con rất đau đớn, con không thể chịu thêm được phút nào nữa…”
Rồi tôi khóc trong tuyệt vọng. Lạy xong tôi thờ thẫn đi xuống nằm lên võng.
Tôi vừa nằm xuống, nhắm mắt và mở mắt ra một cái… thì kì lạ chưa, không còn đau nữa.
Tôi ngạc nhiên hết sức, giây trước còn đau dữ dội, qua giây sau sao đã hết đau rồi ? Tôi thử nhắm mở nhiều lần lần xem còn đau không. Ồ, quả thật không còn đau.
Tôi bật dậy lấy gương soi xem sao. Không thể tin được, mảng vôi trong mắt hoàn toàn biến mất. Lạ ki hơn là không hề còn chút ít dấu nào cả, một hạt vôi li ti cũng không thấy.
Bình thường cát bay vào mắt, lấy ra thi vẫn còn thấy “À, đây là hạt cát”. Còn trường hợp của tôi thì không, tôi cố tìm thêm vài lần xong cũng không còn hạt lớn bé nào cả, mắt cũng không còn đỏ.
Tất cả chỉ diễn ra trong vòng tích tắc, khiến tôi thấy rất khó hiểu. Lạy Bồ Tát xong tôi không hề có tác động nào, không dụi mắt hay nhỏ thuốc gì, loáng cái mắt sạch hết vôi.
Tôi biết là niệm Quán Thế Âm Bồ Tát rất linh, nhiều người nhờ niệm danh Ngài đã thoát nạn, nhưng có thể nào như vậy? Linh nghiệm đến thế sao ? Quá sức vi diệu !
Lúc đó tôi mừng cuống lên, và lại khóc thêm lần nữa. Lần này là khóc vì mừng. Tôi vội vàng lên lạy cảm tạ Quán Thế Âm Bồ Tát, oai lực của Người thật không thể nghĩ bàn được.
Nhiều năm đã qua, đến bây giờ tôi vẫn không thể lí giải được chuyện khi đó? Những mảng vôi lớn nhỏ đó biến đi đâu trong vòng một hai giây đồng hồ ? Với tôi đó là câu chuyện li kì nhất, khó tin nhất nhưng đó lại là sự thật.
Và từ đó, lòng tôn kính Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát trong tâm tôi là vô hạn. Người là bến bờ giải thoát, cứu vớt chúng sinh ra khỏi trầm luân, khổ đau, tăm tối! Con xin đem hết lòng thành kính xin quy y Người!
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát !
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát !
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát !
Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
A Di Đà Phật ! Dạ xin chào mọi người ! Con có một câu hỏi mong mọi người giúp con khai thị ạ.
Người tạo ra vũ khí hóa học, vật lí, sinh học,… và những người cho phát động sử dụng những vũ khí đó làm tổn hại sinh mạng của nhiều chúng sanh trên địa cầu thì thì quả báo ra sao?
Có kinh nào của Phật hoặc sách xưa của các vị Tổ sư đại đức nói về việc này không ạ ? Có thể trích đoạn cho con và mọi người xem và chia sẻ để cảnh giác không ạ ?
Chào bạn Yến Nhi,
Nhân quả đan xen phức tạp, phàm phu chúng ta không thể hiểu được. “Những người cho phát động” mà bạn đề cập, có thể chỉ là vì Nhân duyên. Thiết nghĩ, việc tò mò thắc mắc về quả báo của những người đại diện này thì không nên, vì có thể khiến chúng ta sanh tâm Phân biệt chấp trước. Người phát động, người bị tổn hại …đều có dính dán đến Nhân duyên nhân quả nghiệp báo.
Ví dụ về Việc tiết lộ thiên cơ đầu năm 1939 về cuộc chiến tranh thế giới thứ 2:
“Mèo kêu bá-tánh lao-xao,
Đến chừng rồng rắn máu đào chỉn ghê.
Con ngựa lại đá con dê,
Khắp trong trần-hạ nhiều bề gian-lao.
Khỉ kia cũng bị xáo-xào,
Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng.”
Nhìn lại lịch sử, Chiến tranh bắt đầu năm Kỹ Mão 1939, đó là “mèo kêu bá tánh lao xao”. Năm Ất Dậu 1945, sau trận Trân Châu cảng, Mỹ ném hai quả bom xuống Nhật Bản theo lệnh của tổng thống Truman, chiến tranh ngưng. Đó là “Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng.”.
Chẳng phải Việc ném bon này đã được tiên tri 6 năm về trước đó ư? Và tổng thống Truman chẳng qua là người đại diện thôi, âu cũng vì Nhân duyên.
Nên biết rằng Chiến tranh là do nhân loại gieo nhân ác mà chiêu cảm nên. Chư Phật không thể đem pháp huệ-linh mà cứu an tai họa chiến tranh tàn khốc do loài người tàn bạo gây nên.
Hiện nay, mình thấy có rất nhiều quý vị Phật Tử Tịnh Độ, Mật Tông cả trong nước lẫn hải ngoại, đang bàn tán về dịch virut Corona và hội Long Hoa. Cho là mở đầu thời kỳ sàng lọc để tiến vào thời kỳ thượng nguơn …Ngoài ra, cũng có một nhóm cư sĩ hải ngoại dùng “điển” để tiên tri thời tận thế, phân tích Đồ Thư …
Mình nghĩ, phàm phu học Phật chúng ta trên diễn đàn này, chỉ nên chuyên tâm vào việc hạ thủ công phu để sớm thành Phật đạo, cầu sanh Cực Lạc. Mọi việc đều do Phật Trời quyết định, đừng nên phan duyên trước ngoại cảnh.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Yến Nhi,
Bạn ráng tịnh tâm đọc kỹ trích đoạn trong kinh Tăng Nhất A Hàm để biết nhân quả báo ứng như thế nào nhé.
……………………………………………….
Kinh Tăng Nhất A-Hàm
Việt dịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ
Hiệu đính: Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
PL 2541 – TL 1997
XXXIV. Phẩm Đẳng kiến
1. Tôi nghe như vầy:
Một thời Tôn giả Xá-lợi-phất ở thành Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc, cùng với chúng đại Tỳ-kheo năm trăm người.
Bấy giờ Tỳ-kheo đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất, cùng hỏi thăm nhau rồi ngồi một bên. Lúc ấy, nhiều Tỳ-kheo bạch Tôn giả rằng:
– Tỳ-kheo giới thành tựu nên suy nghĩ những pháp gì?
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
– Tỳ-kheo giới thành tựu nên tư duy năm thạnh ấm, vô thường là khổ não, là nhiều đau đớn, lo sợ; cũng nên tư duy khổ, không, vô ngã. Thế nào là năm? Nghĩa là sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm. Bấy giờ, Tỳ-kheo giới thành tựu suy nghĩ năm thạnh ấm này liền thành đạo Tu-đà-hoàn.
Tỳ-kheo bạch Tôn giả:
– Tỳ-kheo Tu-đà-hoàn nên tư duy những pháp gì?
Tôn giả đáp:
– Tỳ-kheo Tu-đà-hoàn cũng nên tư duy năm thạnh ấm này là khổ, là não, là nhiều đau đớn, lo sợ; cũng nên tư duy khổ, không, vô ngã. Chư Hiền nên biết, Tỳ-kheo Tu-đà-hoàn nếu tư duy năm thạnh ấm này sẽ liền thành tựu quả Tư-đà-hàm.
Các Tỳ-kheo hỏi:
– Tỳ-kheo Tư-đà-hàm nên tư duy những pháp gì?
Tôn giả đáp:
– Tỳ-kheo Tư-đà-hàm cũng nên tư duy năm thạnh ấm này là khổ, là não, là nhiều đau đớn, lo sợ. Cũng nên tư duy khổ, không, vô ngã. Lúc ấy Tỳ-kheo Tư-đà-hàm ngay lúc tư duy năm thạnh ấm liền thành tựu quả A-na-hàm.
Các Tỳ-kheo hỏi:
– Tỳ-kheo A-na-hàm nên tư duy những pháp gì?
Tôn giả đáp:
– Tỳ-kheo A-na-hàm cũng nên tư duy năm thạnh ấm này là khổ, là não, là đau đớn, lo sợ. (Cũng nên tư duy khổ, không, vô ngã). Tỳ-kheo A-na-hàm lúc tư duy năm thạnh ấm liền thành A-la-hán.
Các Tỳ-kheo hỏi:
– Tỳ-kheo A-la-hán nên suy nghĩ những pháp gì?
Tôn giả đáp:
– Các Thầy có gì hỏi hơn nữa không? Tỳ-kheo A-la-hán việc làm đã xong, không còn tạo hạnh, tâm hữu lậu được giải thoát, chẳng còn hướng trong biển sanh tử năm đường; không còn thọ hậu hữu, còn tạo tác gì nữa? Thế nên, chư Hiền! Tỳ-kheo trì giới, Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm nên tư duy năm thạnh ấm. Như thế các Tỳ-kheo nên học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Tôn giả Xá-lợi-phất nói xong, vui vẻ vâng làm.
*
2. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở trong vườn Lộc Uyển (chư tiên đọa xứ) nước Ba-la-nạt.
Bấy giờ Như Lai thành đạo chưa được bao lâu, người đời gọi Ngài là Ðại Sa-môn. Khi đó vua Ba-tư-nặc mới nối ngôi vua. Vua Ba-tư-nặc liền nghĩ rằng: “Nay ta mới nối ngôi vua, trước hết nên cưới con gái dòng họ Thích. Nếu được cho cưới, thật vừa lòng ta. Nếu không bằng lòng, ta sẽ dùng áp lực đến bức bách”.
Lúc ấy vua Ba-tư-nặc bảo một vị quan:
– Hãy đi đến nhà dòng họ Thích ở Ca-tỳ-la-vệ đem tên tuổi ta báo cho họ Thích rằng: “Vua Ba-tư-nặc vấn an sức khỏe chí ý vô lượng”. Rồi hãy bảo họ Thích đó rằng ta muốn cưới con gái họ Thích. Nếu gả cho ta, ta sẽ ghi mãi ơn đức; nếu không thuận ta sẽ đem lực lượng đến áp bức. Ðại thần vâng lệnh vua, đến nước Ca-tỳ-la-vệ. Bấy giờ dòng họ Thích ở Ca-tỳ-la-vệ có năm trăm người nhóm chung một chỗ. Ðại thần liền đến chỗ năm trăm vị họ Thích; đem tên tuổi vua Ba-tư-nặc bảo họ Thích kia rằng:
– Vua Ba-tư-nặc ân cần hỏi thăm sức khỏe mong được chí ý vô lượng. Vua muốn cưới con gái họ Thích, nếu gả cho thật là đại hạnh, nếu không gả, vua sẽ dùng sức ép bức.”
Các vị họ Thích nghe lời này xong, hết sức sân hận: “Chúng ta là dòng dõi lớn, duyên cớ gì lại cùng tên hèn mọn kết thân”. Trong chúng hoặc có người nói nên cho, hoặc có người nói không nên cho.
Bấy giờ trong nhóm họ Thích có người tên Ma-ha-nam bảo mọi người rằng:
– Chư Hiền chớ sân giận. Vì sao thế? Vua Ba-tư-nặc là người bạo ác. Nếu đương cự thì vua Ba-tư-nặc đến sẽ đánh bại nước ta. Nay ta sẽ đến cùng Ba-tư-nặc tương kiến, bàn về sự tình này.
Trong nhà Ma-ha-nam có một tỳ nữ, sanh được một con gái diện mạo đoan chánh, hiếm có trên đời. Ma-ha-nam sai tắm rửa cô gái này, cho mặc áo đẹp, ngồi trên xe vũ bảo, đưa đến cho vua Ba-tư-nặc, lại tâu với vua rằng:
– Ðây là con gái của tôi, có thể cùng ngài thành thân.
Vua Ba-tư-nặc được cô gái này hết sức vui mừng, liền lập cô làm đệ nhất phu nhân. Chưa được vài ngày, cô mang thai, lại trải qua tám, chín tháng sanh ra một cậu bé đoan chánh vô song, thế gian hiếm có. Vua Ba-tư-nặc liền tụ tập các thầy tướng để đặt tên tự cho thái tử này.
Các thầy tướng nghe vua nói xong, liền tâu vua rằng:
– Ðại vương nên biết, lúc cầu phu nhân, các người họ Thích tranh luận với nhau, có người nói “nên cho”, người nói “không nên cho”, khiến đây đó lưu ly. Nay nên đặt tên gọi là Lưu Ly Tỳ-lưu-lặc.
Thầy tướng đặt hiệu xong, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi.
Vua Ba-tư-nặc yêu thương thái tử Lưu Ly này, chưa từng rời mắt. Khi thái tử Lưu Ly vừa tám tuổi, vua bảo thái tử rằng:
– Nay con đã lớn, nên đến Ca-tỳ-la-vệ học bắn cung.
Khi đó, vua Ba-tư-nặc cấp cho Thái tử những người hầu, khiến cỡi voi lớn đến nhà Ma-ha-nam dòng họ Thích, bảo Ma-ha-nam rằng:
– Vua Ba-tư-nặc sai con đến đây học các xạ thuật. Cúi mong ông bà, dạy dỗ mọi sự.
Ma-ha-nam bảo:
– Muốn học thuật thì khéo nên tập tành.
Thích Ma-ha-nam tụ họp năm trăm trẻ con khiến cùng học xạ thuật. Thái tử Lưu Ly cùng học xạ thuật với năm trăm trẻ.
Bấy giờ trong thành Ca-tỳ-la-vệ mới dựng một giảng đường. Trời và nhân dân, Ma và Thiên ma trụ trong giảng đường này. Những người họ Thích nói với nhau:
– Nay giảng đường hoàn thành chưa lâu, vẽ vời chưa xong, không khác thiên cung. Chúng ta trước hết nên thỉnh Như Lai và Tỳ-kheo Tăng vào đây để cúng dường, khiến chúng ta được phước vô cùng.
Khi ấy, họ Thích ở trên giảng đường trải các thứ tọa cụ, treo tràng phang bảo cái; dầu thơm rưới trên đất, đốt các danh hương; lại chứa nước tốt, đốt sáng các đèn. Bấy giờ thái tử Lưu Ly dẫn năm trăm đứa trẻ đến giảng đường, rồi leo ngay lên tòa sư tử. Những người họ Thích trông thấy hết sức giận dữ, bèn xông tới lôi cánh tay thái tử, kéo ra ngoài cửa, xúm nhau mắng nhiếc:
– Ðây là đứa con nô tỳ, chư Thiên và mọi người chưa có ai dám vào đây, mà đứa con nô tỳ này dám vào đây ngồi.
Rồi họ lại xô thái tử Lưu Ly ngã xuống đất. Thái tử Lưu Ly chỗi dậy, than một tiếng dài rồi ngó lại phía sau. Lúc ấy có người con của Phạm Chí tên là Hiếu Khổ. Thái tử Lưu Ly bảo Hiếu Khổ rằng:
– Họ Thích hủy nhục ta đến thế này. Sau này nếu ta nối ngôi vua, ông nên nhắc ta chuyện này.
Hiếu Khổ, người con Phạm Chí đáp:
– Xin vâng lời dạy của thái tử.
Từ đó, mỗi ngày người con Phạm Chí kia tâu Thái tử ba lần:
– Hãy nhớ mối nhục họ Thích.
Rồi nói kệ:
Tất cả đều sẽ tận,
Quả chín cũng sẽ rụng,
Hội họp ắt sẽ tan,
Có sanh thì có chết.
Ðến khi vua Ba-tư-nặc theo tuổi thọ qua đời, thái tử Lưu Ly được lập làm vua. Phạm chí Hiếu Khổ đến chỗ vua nói rằng:
– Vua hãy nhớ xưa bị họ Thích hủy nhục.
Vua Lưu Ly đáp:
– Lành thay! Lành thay! Khéo nhớ việc cũ.
Khi ấy vua Lưu Ly liền nổi cơn giận dữ bảo quần thần:
– Nay chúa tể của nhân dân là ai?
Quần thầu tâu:
– Ngày nay do Ðại vương thống lãnh.
Vua Lưu Ly bảo:
– Các Ông mau sửa soạn xe, tụ tập bốn bộ binh. Ta muốn chinh phục họ Thích.
Chư thần đáp:
– Xin vâng, Ðại vương.
Quần thần nhận lệnh vua liền chiêu tập bốn binh chủng. Vua Lưu Ly dẫn bốn bộ binh đến nước Ca-tỳ-la-vệ.
Bấy giờ rất đông Tỳ-kheo nghe vua Lưu Ly chinh phạt họ Thích, liền đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi đứng một bên, đem nhân duyên này kể lại đầy đủ cho Thế Tôn. Thế Tôn nghe xong liền đến cản vua Lưu Ly. Ngài đến một cây khô không có cành lá ngồi kiết-già. Vua Lưu Ly từ xa thấy Thế Tôn ngồi dưới gốc cây, liền xuống xe đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi đứng một bên. Bấy giờ vua Lưu Ly bạch Thế Tôn rằng:
– Có những cây tốt, cành lá sum sê như loại ni-câu-lưu v.v… Sao Ngài lại ngồi dưới cây khô này?
Thế Tôn đáp:
– Bóng mát của thân tộc hơn hẳn người ngoài.
Vua Lưu Ly liền nghĩ:
– Hôm nay Thế Tôn cố vì thân tộc. Vậy hôm nay ta nên trở về nước, chẳng nên chinh phạt Ca-tỳ-la-vệ.
Vua Lưu Ly liền cáo từ lui về. Khi ấy Phạm chí Hiếu Khổ lại tâu vua:
– Hãy nhớ xưa bị họ Thích làm nhục.
Vua Lưu Ly nghe lời này xong lại nổi sân giận.
– Các Ngươi mau sửa soạn xe cộ, tập họp bốn bộ binh. Ta muốn chinh phạt Ca-tỳ-la-vệ.
Quần thần lập tức chiêu tập bốn bộ binh ra khỏi thành Xá-vệ đến Ca-tỳ-la-vệ chinh phạt họ Thích. Khi ấy rất đông Tỳ-kheo nghe được đến bạch Thế Tôn.
– Nay Lưu Ly hưng binh đi tấn công họ Thích.
Bấy giờ Thế Tôn nghe lời này xong liền dùng thần túc đến bên đường ngồi dưới một gốc cây. Vua Lưu Ly xa thấy Thế Tôn ngồi dưới gốc cây liền xuống xe đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi đứng một bên. Bấy giờ vua Lưu Ly bạch Thế Tôn:
– Lại có những cây tốt sao Ngài không đến ngồi mà hôm nay Thế Tôn cớ gì lại ngồi dưới cây khô này?
Thế Tôn đáp:
– Bóng mát của thân tộc hơn người ngoài.
Khi ấy Thế Tôn liền nói kệ:
Bóng mát của thân tộc
Từ họ Thích có Phật
Ðều là cành lá Ta
Nên ngồi dưới cây ấy.
Vua Lưu Ly lại nghĩ:
– Ngày nay Thế Tôn phát xuất từ dòng họ Thích. Ta không nên chinh phạt, nên cùng quay về nước.
Vua Lưu Ly liền trở về thành Xá-vệ, Phạm chí Hiếu Khổ lại bảo vua rằng:
– Vua nên nhớ cái nhục họ Thích ngày xưa.
Vua Lưu Ly nghe xong, lại chiêu tập bốn bộ binh kéo ra khỏi thành Xá-vệ đến Ca-tỳ-la-vệ. Khi ấy. Ðại Mục-kiền-liên nghe vua Lưu Ly chinh phạt họ Thích, liền đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi đứng một bên. Bấy giờ Ðại Mục-kiền-liên bạch Thế Tôn:
– Hôm nay vua Lưu Ly triệu tập bốn bộ binh đi công phạt dòng họ Thích. Nay con đủ sức khiến cho vua Lưu Ly và bốn bộ binh, ném họ sang thế giới phương khác.
Thế Tôn bảo:
– Thầy há có thể đem túc duyên của họ Thích ném sang phương khác sao?
Tôn giả Mục-liên bạch Phật:
– Thật không thể đem túc duyên đặt vào thế giới phương khác.
Thế Tôn bảo Mục-liền:
– Thầy về chỗ ngồi đi.
Mục-liên lại bạch Phật:
– Nay con có thể dời thành Ca-tỳ-la-vệ này để lên hư không.
Thế Tôn bảo:
– Nay Thầy có thể dời túc duyên của họ Thích để trong hư không chăng?
Mục-liên đáp:
– Thưa không, Thế Tôn.
Phật bảo Mục-liên:
– Nay Thầy hãy về chỗ mình.
Bấy giờ Tôn giả Mục-liên lại bạch Phật:
– Cúi mong Thế Tôn cho phép con lấy lồng sắt thưa, chụp lên thành Ca-tỳ-la-vệ.
Thế Tôn bảo:
– Thế nào Mục-liên? Có thể lấy lồng sắt thưa chụp lên túc duyên chăng?
Mục-liên đáp:
– Thưa không, Thế Tôn.
Phật bảo Mục-liên:
– Nay Thầy trở về chỗ đi. Hôm nay họ Thích túc duyên đã chín, nay sẽ thọ báo.
Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ:
Muốn hư không làm đất,
Lại khiến đất thành không,
Chỗ duyên xưa trói buộc,
Duyên này không hư bại.
Lúc ấy vua Lưu Ly đến Ca-tỳ-la-vệ. Các người họ Thích nghe “vua Lưu Ly đem bốn bộ binh đến công phạt chúng ta”. Họ tụ tập bốn bộ chúng trong một do-tuần đến ngăn vua Lưu Ly.
Khi ấy, các người họ Thích trong một do-tuần từ xa bắn vua Lưu Ly; hoặc bắn vào tai mà không thương tổn đến tai; hoặc bắn vào búi tóc, không làm tổn thương đầu; hoặc bắn cung gãy, hoặc bắn dây cung không hại đến người; hoặc bắn áo giáp không thương tổn người; hoặc bắn sàng tòa không hại người; hoặc bắn bánh xe hư, không thương tổn người; hoặc làm hư cờ xí không hại người.
Khi ấy vua Lưu Ly thấy việc này rồi sợ hãi bảo quần thần:
– Các Ngươi xem tên này từ đâu tới?
Quần thần đáp:
– Các người họ Thích này cách đây một do-tuần bắn tên đến.
Vua Lưu Ly bảo:
– Họ dù phát tâm muốn hại ta, phải cho họ chết hết mới nên trở về Xá-vệ.
Bấy giờ Phạm chí Hiếu Khổ đến trước tâu vua rằng:
– Ðại vương chớ sợ! Những người họ Thích này đều trì giới, côn trùng còn chẳng hại huống là hại người. Nay ta nên tiến đến trước ắt có thể phá được họ Thích.
Vua Lưu Ly dần dần tiến lên hướng đến họ Thích. Những người họ Thích lại vào trong thành. Vua Lưu Ly ở ngoài thành bảo họ rằng:
– Các Ông mau mở cửa thành! Nếu không, ta sẽ giết hết các Ông.
Bấy giờ thành Ca-tỳ-la-vệ có đứa trẻ họ Thích, tuổi mới mười lăm tên là Xà-ma; nghe vua Lưu Ly nay ở ngoài cửa liền mặc giáp cầm gậy, đến trên thành một mình đánh nhau với vua Lưu Ly. Khi ấy đứa bé Xà-ma giết hại nhiều binh lính, họ chạy tán loạn, nói:
– Ðây là người nào? Là trời hay là quỷ thần? Xa trông giống như đứa bé!
Lúc ấy vua Lưu Ly liền sợ hãi, vào tránh trong một hố đất.
Họ Thích nghe binh lính vua Lưu Ly bị hại. Khi ấy, họ Thích liền gọi đứa bé Xà-ma mà bảo rằng:
– Người tuổi nhỏ cớ sao làm nhục môn hộ của chúng ta? Há chẳng biết họ Thích tu hành pháp lành sao? Chúng ta còn chẳng thể hại côn trùng huống là mạng người sao? Chúng ta có thể phá tan quân lính này, một người chống muôn người, nhưng chúng ta lại nghĩ rằng: “Như thế giết hại chúng sanh không thể tính kể”. Thế Tôn cũng nói: “Phàm người giết mạng người, chết sẽ vào địa ngục. Nếu sanh trong loài Người thọ mạng rất ngắn”. Ngươi mau đi đi, không được ở đây nữa.
Khi ấy, đứa bé Xà-ma liền đi ra khỏi nước, không vào Ca-tỳ-la-vệ nữa. Vua Lưu Ly lại đến giữa cửa bảo người ấy rằng:
– Mau mở cửa thành chẳng nên chần chờ.
Khi ấy, những người họ Thích bảo nhau rằng:
– Nên mở hay không mở?
Bấy giờ tệ ma Ba-tuần ở trong họ Thích, biến thành một người họ Thích bảo họ Thích:
– Các Ông nên mở cửa thành, chớ cũng chịu khốn hôm nay.
Họ Thích liền cho mở cửa thành. Khi ấy vua Lưu Ly liền bảo quần thần:
– Nay nhân dân họ Thích rất nhiều, chẳng phải đao kiếm có thể hại hết được. Nên đem chôn chân trong đất, rồi sau cho voi dữ đạp chết.
Bấy giờ quần thần vâng lệnh vua; liền dùng voi đạp chết những người ấy. Vua Lưu Ly ra lệnh quần thần:
– Các Ông mau chọn năm trăm đàn bà đẹp đẽ họ Thích.
Quần thần vâng lệnh vua, liền chọn năm trăm cô gái đoan chính đem đến chỗ vua. Khi ấy, Thích Ma-ha-nam đến chỗ vua Lưu Ly rồi bảo rằng:
– Hãy theo ý nguyện của tôi!
Vua Lưu Ly nói:
– Muốn nguyện những gì?
Ma-ha-nam bảo:
– Nay tôi lặn xuống đáy nước, tùy theo sự mau hay chậm của tôi, cho những người họ Thích được chạy trốn. Nếu tôi ra khỏi mặt nước, thì tùy ý giết.
Vua Lưu Ly nói:
– Việc này rất hay.
Thích Ma-ha-nam liền nhảy xuống nước, lấy tóc cột vào gốc cây mà chết. Khi ấy, những người họ Thích trong thành Ca-tỳ-la-vệ, từ cửa Ðông ra lại đi vào cửa Nam; hoặc từ cửa Nam ra lại vào cửa Bắc; hoặc từ cửa Tây ra lại vào cửa Bắc. Bấy giờ vua Lưu Ly bảo quần thần rằng:
– Tổ phụ Ma-ha-nam cớ sao ẩn trong nước đến giờ chưa ra?
Các quần thần nghe lệnh vua, nhảy xuống nước đem Ma-ha-nam đã chết lên. Vua Lưu Ly thấy Ma-ha-nam đã chết rồi, mới sanh lòng hối hận:
– Nay ông của ta đã chết vì yêu thân tộc. Ta trước chẳng biết nên để ông chết. Nếu biết thế, trọn chẳng đến chinh phạt họ Thích.
Khi ấy vua Lưu Ly giết chín ngàn chín trăm chín mươi vạn người, máu chảy thành sông quanh thành Ca-tỳ-la-vệ, rồi đến vườn Ni-câu-lưu. Bấy giờ vua Lưu Ly bảo năm trăm cô gái họ Thích rằng:
– Các vị cẩn thận chớ có sầu lo. Ta là chồng các vị, các vị là vợ ta, phải nên tiếp đãi nhau.
Khi ấy, vua Lưu Ly bèn vươn tay bắt một cô, muốn đùa cợt. Cô gái hỏi:
– Ðại vương muốn làm gì?
Vua đáp:
– Muốn cùng cô giao tình.
Cô gái đáp vua:
– Nay ta cớ sao phải cùng con của đầy tớ gái thông giao?
Vua Lưu Ly hết sức giận dữ, ra lệnh cho quần thần:
– Mau đem cô gái này chặt tay chân rồi đẩy xuống hầm sâu.
Quần thần tuân lệnh vua chặt tay chân cô gái, ném cô xuống hầm. Năm trăm cô gái đều mắng nhiếc vua:
– Ai mà đem thân này cùng con của đầy tớ gái thông giao?
Vua giận dữ đem hết năm trăm cô chặt tay chân và xô xuống hầm sâu.
Lúc ấy vua Lưu Ly đã tàn hại hết Ca-tỳ-la-vệ rồi, liền trở về thành Xá-vệ. Bấy giờ Thái tử Kỳ-đà ở trong thâm cung cùng các kỹ nữ vui chơi. Vua Lưu Ly nghe tiếng đàn hát liền hỏi:
– Ðây là âm thanh gì mà vang đến đây?
Quần thần đáp vua rằng:
– Ðây là Vương tử Kỳ-đà ở trong thâm cung, xướng kỹ nhạc để vui chơi.
Vua Lưu Ly liền sai người hầu:
– Ông quay voi này lại chỗ Vương tử Kỳ-đà.
Người giữ cửa từ xa trông thấy vua đến liền tâu rằng:
– Vua hãy thong thả, Vương tử Kỳ-đà đang ở trong cung, vui ngũ dục, xin chớ quấy nhiễu.
Vua Lưu Ly liền rút kiếm giết người giữ cửa. Vương tử Kỳ-đà nghe vua Lưu Ly đứng ở ngoài cửa, chẳng từ giã kỹ nữ, đi ra ngoài cùng vua tương kiến.
– Kính chào Ðại vương! Nên vào nghỉ một chút!
Vua Lưu Ly bảo:
– Há Ông không biết ta cùng họ Thích đánh nhau sao?
Kỳ-đà đáp:
– Có nghe.
Vua Lưu Ly nói:
– Sao nay Ông cùng kỹ nữ đùa giỡn không chịu giúp ta?
Vương tử Kỳ-đà đáp:
– Ta chẳng kham giết hại mạng chúng sanh.
Vua Lưu Ly hết sức giận dữ, rút gươm chém chết Vương tử Kỳ-đà. Vương tử Kỳ-đà chết rồi sanh lên cõi trời Ba mươi ba vui chơi cùng năm trăm thiên nữ.
Bấy giờ Thế Tôn dùng thiên nhãn xem Vương tử Kỳ-đà đã chết sanh cõi trời Ba mươi ba, liền nói kệ:
Hưởng phúc trong Trời, Người,
Ðức Vương tử Kỳ-đà,
Làm lành sau hưởng báo,
Ðều do báo hiện tại.
Ðây lo kia cũng lo,
Lưu Ly hai chỗ lo,
Làm ác sau hưởng ác,
Ðều do báo hiện tại.
Nên nương công phước đức,
Trước làm sau cũng vậy,
Hoặc riêng một mình làm,
Hoặc lại người chẳng biết,
Làm ác có biết ác,
Trước làm sau cũng vậy,
Hoặc riêng một mình làm,
Hoặc lại người chẳng biết,
Hưởng phước trong Trời, Người,
Hai nơi đều hưởng phước,
Làm lành sau thọ báo,
Ðều do báo hiện tại.
Ðây lo kia cũng lo,
Làm ác hai chỗ lo,
Làm ác sau thọ báo,
Ðều do báo hiện tại.
Bấy giờ năm trăm cô gái họ Thích, tự quay về kêu xưng tên hiệu Như Lai:
– Như Lai ra đời cũng từ đây, xuất gia học đạo mà sau thành Phật, thế mà ngày nay Phật trọn chẳng thấy nhớ nghĩ chúng con gặp khổ não này, chịu đau đớn độc hại này. Thế Tôn cớ sao không thấy nhớ?
Bấy giờ Thế Tôn dùng thiên nhãn thông suốt nghe các cô họ Thích kêu oán với Phật. Thế Tôn liền bảo các Tỳ-kheo:
– Các Thầy lại hết đây, cùng xem Ca-tỳ-la-vệ và cùng xem những người thân mạng chung.
Các Tỳ-kheo đáp:
– Xin vâng! Thế Tôn.
Bấy giờ Thế Tôn dẫn các Tỳ-kheo ra khỏi thành Xá-vệ đến Ca-tỳ-la-vệ. Năm trăm cô gái họ Thích từ xa thấy Thế Tôn cùng các Tỳ-kheo đến, thấy rồi đều hổ thẹn.
Khi ấy, Thích-đề-hoàn-nhân và Tỳ-sa-môn Thiên vương đứng quạt sau Thế Tôn. Thế Tôn quay lại bảo Thích-đề-hoàn nhân:
– Những cô gái họ Thích này đều hổ thẹn.
Thích-đề-hoàn nhân đáp:
– Ðúng vậy, Thế Tôn!
Thích-đề-hoàn nhân liền lấy y Trời trùm lên thân thể năm trăm cô gái này. Bấy giờ Thế Tôn bảo Tỳ-sa-môn Thiên vương:
– Các cô gái này đói khát lâu ngày, nên làm cách gì ban bố!
Tỳ-sa-môn Thiên vương bạch Phật:
– Xin vâng, Thế Tôn!
Rồi Tỳ-sa-môn Thiên vương liền bày biện các thức ăn tự nhiên của Trời cho các cô gái họ Thích đều được no đủ. Bấy giờ Thế Tôn dần dần thuyết pháp vi diệu cho các cô. Nghĩa là:
– Các pháp rồi sẽ ly tán, hội ngộ rồi sẽ biệt ly. Các Cô nên biết, năm thạnh ấm này đều sẽ chịu các đau khổ, phiền não này, đọa trong năm đường. Phàm thọ thân năm thạnh ấm này, ắt sẽ chịu hành báo này; đã có hành báo liền có thọ thai, đã có thọ thai lại sẽ chịu quả báo khổ vui. Nếu không có năm thạnh ấm thì liền chẳng thọ thân nữa. Nếu không thọ thân thì không có sanh. Vì không sanh thì không già, vì không già thì không có bệnh, đã không có bệnh thì không có chết, đã không có chết thì không có khổ não vì hội họp biệt ly. Thế nên các Cô nên nhớ sự biến đổi thành bại của năm ấm này. Sở dĩ như thế, vì biết năm ấm thì biết năm dục, đã biết năm dục thì biết pháp ái, đã biết pháp ái thì biết pháp nhiễm trước. Biết các việc này rồi thì không tái sanh nữa, đã không tái sanh thì không sanh, lão, bệnh, tử.
Bấy giờ Thế Tôn dần dần thuyết pháp này cho các cô gái họ Thích. Luận là thí luận, giới luận, luận sanh thiên; dục là tưởng bất tịnh, xuất yếu là vui. Bấy giờ Thế Tôn quán xét các cô gái này tâm ý đã khai mở, những pháp như Thế Tôn thường thuyết: Khổ, Tập, Diệt, Ðạo, Thế Tôn đều thuyết hết cho họ.
Bấy giờ các cô gái, những trần cấu đã sạch, được pháp nhãn thanh tịnh, mỗi người ở chỗ mình mà mạng chung, đều sanh lên trời. Khi ấy Thế Tôn đến cửa Ðông, thấy khói lửa dậy trời liền nói kệ:
Tất cả hành vô thường,
Có sanh ắt có tử,
Chẳng sanh thì chẳng tử,
Diệt này là vui nhất.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
– Tất cả các Thầy hãy đến vườn Ni-câu-lưu mà ngồi.
Khi ấy, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
– Ðây là vườn Ni-câu-lưu. Ngày xưa Ta ở đây rộng thuyết giáo pháp cho các Tỳ-kheo mà ngày nay trống rỗng chẳng có nhân dân! Ngày xưa mấy ngàn vạn chúng ở đây đắc đạo, được pháp nhãn thanh tịnh. Từ đây về sau, Như Lai chẳng còn đến đây nữa!
Thế Tôn thuyết pháp cho các Tỳ-kheo rồi, mỗi người từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi đến Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
– Nay vua Lưu Ly và quân lính này chẳng còn ở đời bao lâu nữa. Sau bảy ngày sẽ bị tiêu diệt.
Bấy giờ vua Lưu Ly nghe Thế Tôn thọ ký rằng vua Lưu Ly và quân lính sau bảy ngày sẽ bị tiêu diệt thì hoảng sợ bảo quần thần rằng:
– Nay Như Lai đã huyền ký rằng vua Lưu Ly chẳng còn ở đời lâu, sau bảy ngày sẽ cùng quân lính chết hết. Các Ông xem bên ngoài không có trộm giặc, nước, lửa, tai biến đến xâm phạm đất nước chăng? Vì cớ sao? Chư Phật Như Lai không có hai lời, lời nói trọn không đổi khác.
Bấy giờ Phạm chí Hiếu Khổ tâu vua:
– Vua chớ sợ hãi. Nay bên ngoài không có giặc cướp đáng sợ, cũng không nước, lửa tai biến. Hôm nay Ðại vương hãy mau vui chơi.
Vua Lưu Ly nói:
– Phạm Chí nên biết, chư Phật Thế Tôn nói không có khác.
Vua Lưu Ly sai người đếm ngày, đến đầu ngày thứ bảy, Ðại vương mừng rỡ không thể tự kềm, đem các quân binh cùng các thể nữ đến bên bờ sông A-chi-la vui chơi rồi nghỉ ở đó. Nửa đêm, có mây bất ngờ kéo đến, gió to mưa lớn rất mau. Vua Lưu Ly và quân lính bị nước cuốn hết, tất cả đều tự tiêu diệt, thân hoại mạng chung sanh vào trong địa ngục A-tỳ. Lại có lửa Trời đốt cung điện trong thành. Bấy giờ Thế Tôn dùng thiên nhãn xem thấy vua Lưu Ly và bốn bộ chúng bị nước cuốn, đều mệnh chung vào trong địa ngục.
Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ:
Tạo ác thật quá sức,
Ðều do thân miệng làm,
Thân này chịu khổ não,
Thọ mạng cũng ngắn ngủi.
Nếu lúc ở tại nhà,
Thì bị lửa thiêu đốt,
Nếu lúc mạng đã hết,
Ắt sanh trong địa ngục.
Bấy giờ nhiều Tỳ-kheo trong chúng bạch Thế Tôn:
– Nay vua Lưu Ly và bốn bộ binh đã chết rồi sanh về đâu?
Thế Tôn bảo:
– Nay vua Lưu Ly vào trong địa ngục A tỳ.
Các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
– Những họ Thích này ngày xưa tạo nhân duyên gì mà nay bị vua Lưu Ly hại?
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
– Ngày xưa trong thành La-duyệt này, có một làng đánh cá. Khi ấy đời hết sức đói nghèo, người phải ăn rễ cây, một đấu vàng đổi một đấu gạo. Trong làng đó có một ao tắm lớn lại rất nhiều cá. Nhân dân trong thành La-duyệt đều đến ao bắt cá ăn. Ngay lúc đó, dưới nước có hai thứ cá: một tên Câu tỏa; hai tên Lưỡng thiệt (hai lưỡi). Khi đó, hai cá bảo nhau: “Chúng ta đối với những người này, trước tiên không có lỗi lầm. Ta là vật thuộc thủy tánh, không ở đất bằng. Nhân dân này đều đến ăn nuốt chúng ta. Ðời trước nếu có chút ít phước đức gì sẽ dùng báo oán”.
Bấy giờ trong làng có một đứa bé vừa tám tuổi, không đánh cá cũng không hại mạng chúng. Nhưng lúc những con cá kia chết ở trên bờ, đứa bé ấy thấy xong hết sức hoan hỷ.
Tỳ-kheo nên biết! Các Thầy chớ xem rằng nhân dân trong thành La-duyệt bấy giờ là người nào khác, nay họ chính là những người họ Thích vậy. Con cá Câu tỏa bấy giờ, nay là vua Lưu Ly. Con cá Lưỡng thiệt bấy giờ, nay là Phạm chí Hiếu Khổ. Ðứa bé thấy cá trên bờ mà cười lúc đó, nay chính là Ta. Dòng họ Thích lúc ấy ngồi ăn cá. Do nhân duyên này trong vô số kiếp vào trong địa ngục, nay chịu sự trả thù này. Ta lúc ấy ngồi thấy mà cười, nay bị đau đầu như đá đè, ví như lấy đầu đội núi Tu-di. Vì sao như thế? Vì Như Lai không thọ thân nữa, đã xả bỏ các hành, qua hết các nguy nan. Ðó là, này các Tỳ-kheo! Do nhân duyên này, nay chịu quả báo này. Các Tỳ-kheo nên giữ gìn hành động của thân, miệng, ý; nên nhớ cung kính thừa sự người Phạm hạnh. Như thế, các Tỳ-kheo! Nên học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
A Di Đà Phật
Chào bạn Yến Nhi!
Trong Kinh Nhân Quả Ba Đời, Đức Bổn Sư dạy: “Muốn được quả báo lành thì phải nên làm gì? Trước tiên là hiếu kính cha mẹ. Kế đến là kính tin Tam Bảo. Thứ ba là đừng giết hại và hãy phóng sanh. Thứ tư là ăn chay và bố thí. Những việc như thế mới có thể gieo trồng phước điền cho đời sau.” Vậy những người chế tạo vũ khí, phát động chiến tranh, tham gia chiến tranh đều gây tổn hại sinh mạng chúng sanh ắc (gọi chung là giết hại) sẽ không nhận quả báo lành (tức quả báo xấu). Tuy nhiên tùy theo nghiệp đã tạo tác có mức độ nguy hiểm, sự ảnh hưởng nhiều ít mà sẽ có quả báo tương đồng. Nhân quả như hình với bóng, mỗi giây chúng ta khởi lên hàng trăm triệu ý niệm cũng tương ứng với hàng trăm triệu quả báo khác nhau, chẳng thể kể xiết.
Trong một bài giảng Hòa Thượng Tịnh Không có nói về nhà bác học Einstein, nhà vật lý học này trước khi qua đời đã ôm nỗi ân hận khôi nguôi vì phát minh ra bom nguyên tử, và sau khi chết nơi mà ông ấy đến là địa ngục bom nguyên tử, bằng với những gì mà ông đã gây tạo, ở địa ngục luôn có một quả bom nguyên tử trên đầu ông phát nổ, và khi nào nhân loại hết sử dụng loại vũ khí có liên quan đến việc phát minh của ông, ông mới thoát khỏi địa ngục này.
Chúng ta là người học Phật, tin Nhân quả nghĩa là tin vào định luật: hành thiện nhận quả thiện, hành ác nhận được quả ác, không mảy may sai chạy. Việc cần cảnh giác không gì ngoài ý niệm khởi hiện hành vì ý luôn dẫn đầu các pháp. Nếu một ý niệm bất thiện sinh khởi, hãy dùng câu A Di Đà Phật mà sám hối. Trong Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông Chương, Bồ Tát dạy: niệm Phật là nhân, thành Phật là quả. Một đời niệm Phật A Di Đà cầu sinh Tây Phương thành tựu quả vị bất thối chuyển, đó là chuyện đại sự.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Albert Einstein Vào Địa Ngục (Albert Einstein In Hell)
Nhà Bác Học Einstein Hiện Đang Ở Địa Ngục Vì Đã Phát Minh Ra Bom Nguyên Tử
Hôm qua ở trong nước có một vị đồng học truyền cho tôi một cái tin tức, một đại khoa học gia thời cận đại là Albert Einstein, nhập thân (linh hồn nhập vào một người) sám hối việc ông ta phát minh bom nguyên tử, sau khi chết rồi đọa vào địa ngục. Cái địa ngục này xưa nay chưa từng có tiền lệ, chân chánh là địa ngục thống khổ nhất, địa ngục gì? Địa ngục hạch bạo, chính là địa ngục nổ bom nguyên tử. Cái trạng huống đó chính là bom nguyên tử không ngừng nổ tung ở trên đầu của ông ấy, quả thứ nhất nổ tung xong rồi thì sau đó quả thứ hai lại nổ tung tiếp, liên tục không ngừng, khổ không thể tả. Lúc trước chúng ta đã nhiều lần báo cáo qua, hết thảy các hiện tượng đều là giả, từ tâm tưởng sanh, trong tâm ông ấy đúng là hạt nhân nổ tung, cho nên ông ấy ở trong cái địa ngục này. Nói về đời quá khứ ông ta đã từng học Phật, ông là người xuất gia, đối với Đại Thừa Phật Pháp biết được rất nhiều, cho nên ông ấy có trí huệ, cũng là không có phát nguyện cầu sanh Tịnh độ. Suy nghĩ trong tâm coi như không tệ, luôn nghĩ thay cho nhân dân, xã hội làm ra một việc tốt, thật không ngờ hậu quả là phát minh ra bom nguyên tử, dẫn đến hôm nay nhiều người có dã tâm ngày ngày đã và đang muốn phát triển thêm nhiều lọai vũ khí mới, với tham vọng có thể chinh phục thế giới. Đây đều là mộng tưởng, bởi vì chiến tranh võ khí hạt nhân thì đồng với tận thế, con người sẽ không có khả năng sống tại thế gian. Cái võ khí này khiến cho mỗi một người sinh sống trên địa cầu đều đang sống trong sợ hãi, cái áp lực này Albert Einstein phải phụ trách nhiệm.
Cho nên ông ấy rất đáng thương, ông đến nhờ siêu độ, quá khứ có chút thiện căn nhân duyên phước đức, ông mới có thể tạm thời thoát khỏi địa ngục, nhập thân lộ ra cái tin tức. Người trên cái địa cầy này nhất định phải hoàn toàn đình chỉ việc chế tạo võ khí hạt nhân, không được làm nữa, giác ngộ mau, đem hết thảy võ khí hạt nhân hiện có hủy bỏ hết, ông ấy mới có thể ra khỏi địa ngục. Mọi người chúng ta ngẫm nghĩ xem có khả năng không? Nói một cách khác, ông vĩnh viễn không thể thoát khỏi địa ngục, ông vô cùng đáng thương. Ông khẩn khoản nói với mọi người, hiện tại đang phát triển võ khí hạt nhân, chế tạo võ khí hạt nhân, tương lai sử dụng võ khí hạt nhân, bất luận là người ra lệnh chỉ huy, hoặc là người chấp hành, hậu quả về sau đều giống như ông ấy vậy. Tội gì mà làm? Tội gì gây trở ngại chính mình? Ông ấy hy vọng cái thế giới này vĩnh viễn hòa bình, trên thế giới này không còn có chiến tranh nữa. Phải nhờ vào cái gì? Albert Einstein là người ngoại quốc, phải nhờ văn hóa truyền thống Trung Quốc, phải nhờ Phật pháp. Trong quá khứ cũng có duyên với Phật, quyết định không chỉ là một đời, ông thông đạt đối với Kinh giáo Đại Thừa, cho nên ông có trí huệ, ông mới có nhiều phát minh như vậy. Ông cũng xem qua Tịnh Độ Tông, nhưng không có phát tâm cầu sanh Tịnh Độ, đây là sai lầm lớn nhất mà ông phạm phải, hiện tại hối hận cũng không kịp. Cũng lộ ra cái tin tức đồng dạng với sở học của chúng ta. Trong thế gian xuất thế gian câu nói thiện nhất chính là A Di Đà Phật, một câu nói tốt lành nhất chính là câu A Di Đà Phật, vì sao chúng ta lại thường quên mất câu A Di Đà Phật. Lại cứ nói lời vô ích……
[Trích Từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2012]
Tập 355, Thời gian: 11-07-2013
Địa điểm: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông
Lược dịch: Huỳnh Nguyễn Song Thân
Xin thưa chư vị tiền bối! Con bị viêm xoang mũi dị ứng, hễ trời lạnh là bị tái phát, dùng nhiều thuốc rồi nhưng chưa khỏi, mấy năm qua có dùng thuốc nam uống thì bớt chứ không trị hết tận gốc, cứ tái phát đi lại diễn ra như thế năn này qua năm khác. Bản thân con tu học trường chay,cố gắng đoạn ác tu thiện, mấy năm qua thấy tâm mình bớt sân hơn trước được chút ít, tâm lượng từ bi hơn trước và ít giận ai lâu. Lúc trước tự ái và giận ai là giận lâu lắm nhưng giờ đã bớt nhiều rồi chứ chưa hết hoàn toàn. Con nghĩ bệnh của con chắc cũng do nghiệp sát sanh mà ra nên ngày nay con ăn nay sám hối cùng oan gia trái chủ, làm tất cả để xin họ tha thứ, bệnh tình có lúc nhẹ lúc nặng tùy theo tâm con biến chuyển theo. Con muốn hỏi chư vị là có cách gì giúp con chữa bệnh này không?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Lê Kim Thuý,
*Bạn quán chiếu lại toàn bộ những mối quan hệ khi đối người, tiếp vật xem bạn có phạm những biểu hiện sau không:
– Khi thấy ai hơn mình, tâm luôn thấy bứt rứt, khó chịu?
– Khi thấy người khác chê trách, góp ý, thậm chí mắng, chửi bạn luôn sanh tâm bực tức, hằn học, trằn trọc, oán giận không yên?
– Luôn khó chịu, tức tối khi thấy mình thua, kém, không bằng người khác?
– Luôn day dứt với những chuyện đã xảy ra trong quá khứ? Không bằng lòng với hiện tại? và nôn nóng với những gì diễn ra trong tương lai?
TN
Người bị rắn độc cắn chết trong nhà nghỉ hay nhậu thịt rắn
Ông Đ. (52 tuổi, ngụ TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) trên đường đi Hậu Giang đòi nợ, ông qua Cần Thơ nhậu với bạn bè và được tặng con rắn hổ đất. Ông bỏ rắn độc trong túi để vào nhà vệ sinh khách sạn rồi đi ngủ. Rạng sáng hôm sau, người thân nhận được tin nạn nhân bị chính con rắn này cắn chết.
Theo bà T. (vợ ông Đ.), khoảng 5h sáng ngày 25/2, nhận được điện thoại của chồng nói giọng yếu ớt vừa bị rắn cắn. Chưa nói dứt lời ông Đ. cúp máy. Gia đình tìm mọi cách liên lạc nhưng điện thoại của ông này chỉ đổ chuông, không ai bắt máy.
Gia đình nhốn nháo tìm kiếm nhưng không có thông tin gì. Bà T. chợt nhớ điện thoại chồng có gắn GPS nên thử truy tìm. Sau đó, phát hiện tín hiệu điện thoại phát ra từ nhà nghỉ N.H (phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) nên gia đình tức tốc từ Vĩnh Long sang TP.Cần Thơ.
Khi mở cửa phòng nghỉ thì mọi người thấy ông Đ. nằm dưới sàn nhà, mắt trợn trắng, toàn thân tê cứng và đã ngưng thở.
Qua khám nghiệm, công an phát hiện có một con rắn hổ đất nặng 0,5kg, dài 1,1m đang quấn vào chân bàn trong phòng nghỉ. Dưới chân ông Đỉnh có vết bầm tụ huyết kích thước 7x8cm, giữa vết bầm có 2 vết rắn cắn.
Con rắn hổ đất quấn quanh chân bàn sau khi cắn chết ông Đ..
Theo trình bày của người thân, sáng 24/2, ông đi huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) để đòi nợ một người tên H.. Đến 17h cùng ngày, ông quay về TP.Cần Thơ và đến nhà nghỉ thuê phòng ngủ qua đêm thì gặp nạn.
Theo Phòng Cảnh sát điều tra về trật tự xã hội Công an TP.Cần Thơ, gia đình từ chối giải phẫu khám nghiệm tử thi. Tuy nhiên, công an cũng kết luận nạn nhân bị rắn độc cắn dẫn đến tử vong. Một người bạn làm ăn với ông Đ. cho biết ông này rất thích và hay nhậu thịt rắn, nhất là các loại rắn có nọc độc.
Ông Đắc Trung, một người chuyên trị nọc rắn ở Vĩnh Long, cho biết rắn hổ đất tuy nhỏ nhưng rất độc và nhanh nhẹn, có cú mổ nhanh như chớp. Sau khi cắn người, rắn thường cắn vào đuôi 1 nhát để làm dấu.
“Loài này vô cùng hung tợn vào thời điểm chúng mang thai. Chỉ cần có người hay con vật gì đi thoáng qua hang của nó là lập tức bị truy đuổi”, ông Đắc Trung chia sẻ.
Theo news.zing.vn
A Di Đà Phật. Xin chia buồn và chia vui cùng chị. Chia buồn vì căn bệnh này không bao giờ chữa trị dứt được, ít ra vào thời điểm y khoa hiện tại. Chia vui vì vẫn có cách để chế ngự căn bệnh khó chịu này một cách tự nhiên nhất.
Tôi cũng không may bị viêm mũi dị ứng từ thời niên thiếu, đến nay đã hơn 30 năm. Cho nên tất cả các loại thuốc nam, bắc, tây, ta, thoa, xức, ngoài, trong… hầu như tôi đã thử qua. Sau qua nhiều năm học Phật và chữa trị tôi có chút kinh nghiệm này chia sẻ cùng chị vì hầu như hiện tại tôi không còn bị căn bệnh này hành hạ nhiều như xưa.
Thứ nhất, theo Phật pháp thì các căn bệnh trầm kha trong thân của chúng ta ít nhiều đều có liên quan đến nghiệp sát. Các vị oan gia trái chủ đang ngự trong thân mình hiện đang đòi nợ dưới hình thức các con virus gây bệnh. Cho nên ngày ngày mình phải sám hối với họ, và bao nhiêu công đức mình tu hành trong ngày cũng đều hồi hướng cho họ.
Thứ hai, về việc chữa trị thì tôi thấy dùng tinh nghệ là hữu hiệu đối với tôi nhất. Tinh nghệ là tinh chất được chiết ra từ nghệ, khác với bột nghệ thường là xác nghệ được xay nhuyễn. Tinh nghệ có màu cam, trong khi bột nghệ có màu vàng. Vì vậy giá của tinh nghệ hơi đắt hơn bột nghệ. Loại tinh nghệ được bào chế ở dạng viên thuốc hình con nhộng là thông dụng nhất. Từ ngày dùng tinh nghệ đến nay bệnh viêm mũi dị ứng của tôi đã hết khoảng 80%. Tôi bị dị ứng theo mùa, nên khoảng đầu mùa xuân là khoảng thời gian tôi bị ngứa mũi, chảy nước mũi, và nhảy mũi nhiều nhất. Vì thế mỗi độ đầu xuân khi hoa bắt đầu nở rộ và nhụy hoa bay nhiều trong không trung, các triệu chứng viêm mũi xảy ra nặng nhất là tôi dùng loại thuốc xịt Flonase kết hợp với uống tinh nghệ, ngày xịt chỉ một lần vào buổi sáng. Thế là ổn cả ngày. Thời gian đầu xuân này với tôi kéo dài khoảng vài tuần là hết nên sau đó tôi không cần dùng thuốc xịt Flonase nữa mà chỉ dùng tinh nghệ mà thôi. Tinh nghệ là thuốc với thành phần tự nhiên là nghệ nên không gây hại gì. Người ta thường dùng nó để trị bệnh đau xương khớp, nhưng với tôi nó lại giúp cho căn bệnh viêm mũi dị ứng một cách thần kỳ. Tôi dùng tinh nghệ mỗi ngày, gần như là quanh năm, mỗi ngày 2 viên tổng cộng 1000 mg.
Kinh nghiệm chữa trị của tôi là thế. Mỗi người mỗi cơ địa khác nhau, nghiệp chướng cũng khác nhau. Nên có thể đối với người này thì có kết quả, người kia lại không. Cho nên chị cứ dùng thử biết đâu phước chủ lộc thầy. A Di Đà Phật.
Chào bạn Thúy,
Bạn có thể phương pháp sau và tự kiểm chứng kết quả:
1) Nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau mũi: Đồng Ứng Liệu Pháp của thầy Lý Phước Lộc:
– https://www.youtube.com/watch?v=yFELSFJdg20&t=87s
– https://www.youtube.com/watch?v=yFELSFJdg20&t=87s
2) Cổ họng có đàm, đau đầu thì xông hơi nước và khò họng.
https://chuabenhdongian.com/benh-viem-xoang-man-tinh/
Hoà Thượng Tịnh Không nói về ngài Lưu Hữu Sanh:
“Trong xã hội hiện tại này, người khỏe mạnh không nhiều, người không khỏe mạnh đến đâu đều có, người không khỏe mạnh là nói gì vậy? Chính là có nghiệp chướng, hay nói cách khác, chính là có bệnh, không phải là thân bệnh, chính là tâm bệnh. Trên thực tế nói, bởi vì bạn có tâm bệnh, cho nên mới có thân bệnh, nếu tâm không có bệnh thì thân thể làm sao có bệnh? Không hề có đạo lý này. Ở đây chúng ta có được một cái đĩa do tiên sinh Lưu Hữu Sanh giảng, người ta gọi là Lưu Thiện Nhân, nói về bệnh. Ông trị bệnh cho người, nghi nan tạp chứng, bệnh viện Trung Tây y không còn cách gì trị liệu, tìm đến ông, ông dùng phương pháp gì để trị? Tìm ra cái nguyên nhân mà bạn bị bệnh rồi nói ra, để bạn chính mình sanh tâm hổ thẹn, chân thật sám hối. Khi vừa sám hối thì thân thể lập tức liền có phản ứng, bạn liền sẽ ói ra, ói ra những thứ dơ bẩn, đó chính là bệnh của thân thể. Ói ra hết sạch thì thân thể liền khỏe. Chính ông khi còn trẻ, khi hai mươi mấy tuổi, khắp thân đều là bệnh, gặp được một lão nhân cho ông một quyển sách do lão tiên sinh Vương Phụng Nghi viết, thực tế mà nói đây là nói bệnh. Sớm nhất là tiên sinh Vương Phụng Nghi, ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc, cũng là khi trẻ tuổi đã bị bệnh khổ, được cao nhân chỉ điểm, thật tâm sám hối, nhận được hiệu quả rất tốt, về sau liền dùng phương pháp này để giúp người khác, người ta gọi là Thiện Nhân. Học trò của ông đời đời nối nhau, Lưu Thiện Nhân cũng là học trò truyền tiếp của Vương Phụng Nghi, hiện tại rất nổi tiếng ở trong nước. Đĩa CD của ông không có bản quyền, hoan nghênh in chép lưu thông. Tôi xem rồi, chỉ có một đĩa. Còn có một số đồng tu sau khi xem rồi thì đem nó viết thành văn tự, rất tốt, bởi vì khẩu ngữ phương bắc có một số người vẫn là không thể hoàn toàn nghe được hết, nên dùng văn tự để viết ra. Tôi có xem qua, tôi đem nó làm thành một tập, tổng cộng có hai mươi trang. Thế nhưng hiện tại đích thực có rất nhiều đồng tu làm việc rất bận rộn, hai mươi trang đối với họ mà nói là quá dài, họ không có thời gian để xem, cho nên lần thứ hai làm lại, tập sách lần này là tám trang, vậy thì dễ dàng hơn nhiều, hy vọng từ chỗ này để vào cửa, tiếp dẫn. Xem thấy hứng thú rồi, bạn lại xem tập sách làm lần thứ nhất hai mươi trang. Nếu như ưa thích hơn thì bạn xem nguyên văn của ông, nghe đĩa của ông giảng, đại khái khoảng hai giờ đồng hồ, chỉ một buổi học.Có đồng tu nói với tôi, xem qua văn tự của ông, hoặc giả xem qua đĩa, chân thật bị cảm động, cảm đến chính mình cả thân bệnh khổ, nghe qua lão tiên sinh nói chuyện rất có đạo lý, chính mình vừa phản tỉnh, đau đớn rơi lệ. Phản tỉnh cái gì? Chân thật là chính mình sai, về trước đều là cho rằng người khác sai, ta không sai, cho nên bị cả thân bệnh. Hiện tại vừa nỗ lực phản tỉnh, mới biết được là chính mình sai, người khác không sai, có cái dũng khí này thừa nhận, thừa nhận lỗi lầm, sám hối với cha mẹ, hoặc giả sám hối với anh em, làm những việc có lỗi với anh em, làm những việc có lỗi với bạn bè, phục vụ ở trong đơn vị, có lỗi với cấp trên, có lỗi với đồng sự, luôn là tự tư tự lợi, khởi tâm động niệm tổn người lợi mình, nặng thì chính mình bị bệnh, có lúc thì ảnh hưởng người nhà của bạn bị bệnh, ảnh hưởng trẻ nhỏ của bạn bị bệnh. Trẻ nhỏ từ 12 tuổi trở xuống, nếu chúng bị bệnh phần nhiều là nghiệp chướng của cha mẹ, như vậy vừa sám hối, chân thật là thống thiết. Thống thiết thì ngũ tạng lục phủ nó liền khởi tác dụng, liền khởi phản ứng, những thứ dơ bẩn nghiệp chướng bên trong liền ói ra ngoài, ói tới mật xanh.
Trong báo cáo của tiên sinh Lưu Hữu Sinh, lúc ông hai mươi mấy tuổi xem thấy quyển sách này của Vương Phụng Nghi, cảm thấy hổ thẹn, ông đã ói rất nhiều ngày, ói đến mật xanh, chân thật là đem cái bệnh thảy đều ói hết sạch, từ đó về sau những thứ bệnh này không cần trị cũng hết, chính mình khỏe ra. Cái đĩa đó thật ra là không quá lâu, thu âm rất gần, tôi nghe ông ấy nói năm nay ông 67 tuổi, hơn 40 năm qua không hề bị bệnh bao giờ, không hề chích thuốc, không hề uống thuốc, thân thể khỏe mạnh, người ở nơi đâu đến tìm ông, ông liền đi đến nơi đó. Ông vào lúc đó, khi hai mươi mấy tuổi, vào lúc đó sắp chết rồi, không thể sống nổi, nhưng ông sống lại được. Sống lại được ông liền phát ra một cái nguyện, nếu tôi không chết, có thể sống lại được thì cả đời này tôi sẽ không vì chính mình, tôi vì người khác, tôi phải đem phương pháp tốt này phổ biến truyền thụ cho mọi người, chỉ có một mục đích, hy vọng mỗi một gia đình an vui tự tại, lìa xa bệnh khổ, cho nên ông nói bệnh cho người, trị bệnh cho người không cần tiền, không nhận tiền. Vậy chúng ta nghĩ lại xem, tuy ông không phải là tín đồ Phật giáo, có phải ông đang hành Bồ Tát đạo hay không? Đúng vậy, không sai chút nào, đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn.”
*tổng kết giảng bệnh của Vương Thiện Nhân (Vương Phụng Nghi đại đức):
Oán hận tổn thượng tỳ, oán hận sẽ làm cho đau dạ dày, no chướng, ợ hơi, trên nôn dưới tiêu chảy, vị hư, viêm dạ dày, loét dạ dày, bong niêm mạc dạ dày, thậm chí là dẫn đến bệnh ung thư.
Hận tổn thương tim, hận sẽ bị bệnh động mạch vành, bệnh viêm cơ tim, đọng nước trong tim, hẹp van tim, nhồi máu cơ tim, điên cuồng nói cuồng.
Cáu giận tổn thương phổi, cáu giận sẽ bị bệnh hen xuyễn, ho, nôn ra máu, phế hư, viêm phổi, lao phổi.
Viêm mũi là do háo thắng, bới móc khuyết điểm người khác thì bị bệnh cảm mạo, mạo phạm bậc bề trên bị sốt cao, không phục người khác bị bệnh phổi.
Phẫn nộ tổn thương gan, phẫn nộ sẽ làm cho đau đầu chóng mặt, điếc tai, đau răng, méo miệng, mắt lệch, trúng phong, bán thân bất toại, bệnh gan mật.
Phiền não tổn thương thận, phiền não sẽ bị đau thắt lưng, tê chân, đau bụng, gai đôi cột sống, hạch xương sống lưng, đầu xương đùi hoại tử, bệnh tiểu đường, và cả bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nói tóm lại, người nào có tính khí càng xấu, càng hẹp hòi, tâm tình càng không vui vẻ thì càng dễ bị bệnh. Căn nguyên bệnh ở đâu thì phải tự mình đi đối chiếu, tự mình sám hối, khi sám hối khóc lóc sẽ thải ra khí âm, có người do hiểu thấu, chân thành sám hối sẽ có những phản ứng như nôn ọe, bài tiết, đánh rắm, nấc v.v., sau đó sẽ làm cho bạn cười và nâng cao khí dương, tự nhiên bệnh sẽ khỏi, quan trọng là sau này tự mình có thể tùy vào bổn phận của chính mình mà thực hành, không sợ vất vả, không sợ oán hờn, cố gắng nỗ lực, hiếu kính cha mẹ, yêu quý anh chị em, chăm sóc người thân, quan tâm hàng xóm, như Đại Sư Ấn Quang nói: “Chân thành tận tâm tận sức”. Làm sao để tiêu trừ bệnh tật? Khấu đầu đại sám hối, trước đây tức giận ai thì nay phải hướng về người đó mà sám hối.
https://hoanghoaxa.com/2019/10/11/nguyen-nhan-cua-benh-tat-la-gi/
A DI ĐÀ PHẬT!
Xin chân thành cảm tạ lời chia sẽ của chư vị tiền bối, đạo hữu
Trước tiên LKT xin cúi đầu cảm tạ chư vị tiền bối cùng quý liên hữu đã tận tâm chỉ bảo, thật sự bản thân LKT rất cảm động khi đọc những phúc đáp này vì đây là tấm lòng chân thành của chư vị, không biết phải dùng lời lẽ nào để cảm tạ chư vị, chỉ có thể cố gắng tu học.
Theo như những gì tiền bối Thiện Nhân nhắc nhở thì quả thật là bản thân LKT đều có những lỗi này, thật là hổ thẹn. Tâm tự ái của bản thân quá lớn và nó cũng làm cản trợ sự tu học của mình rất nhiều cho nên bệnh tình không phải là không hết mà là có lúc hết lúc không.Mình biết bản thân đã sai rất nhiều nên sẽ cố gắng!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Lê Kim Thuý,
Những gì TN nêu ra đó chính là nhân, gốc gây ra căn bệnh dị ứng viêm xoang hiện bạn đang mắc phải. Bạn hãy thành tâm phát lồ sám hối trước Tam Bảo với tất thảy những ai bạn đã từng gây tạo những nghiệp nói trên, nguyện từ nay về sau chuyển đổi, quyết không tái phạm. Sự tâm thành sám hối chính là cam lồ vị giúp bạn chuyển hoá những nghiệp bệnh này. Tin hay không tin, chuyển hoá nhanh hay chậm đều nơi chính bạn.
Chúc tinh tấn.
TN
Gửi tiền bối Thiện Nhân!
LKT rất vui vì biết được căn nguyên bệnh tật của mình. Xin cảm ơn chư vị tiền bối cùng các đạo hữu đã nhiệt tình chỉ bảo, mình sẽ cố gắng hơn!
LKT lại làm phiền chư vị đạo hữu cùng tiền bối Thiện Nhân! Bởi bản thân mình là phàm phu trôi lăn trong lục đaọ luân hồi, phiền não và tập quán nghiệp quá sâu nặng, cũng bởi vì mình không nhìn thấu, không có trí huệ nên không biết phải quán chiếu như thế nào khi gặp những tình huống trên trong các mối quan hệ xã hội giao tiếp. Chẳng hạn như thấy người ta hơn mình thì ganh gét nhưng bởi mình không biết được là họ đã cực khổ đến dường nào mới có được thành quả như ngày hôm nay, còn với việc con luôn rây rức với những lỗi lầm trong quá khứ dẫu biết rằng mình có suy nghĩ mãi cũng không có ích gì chi bằng ráng tu học, còn việc tương lai luôn nôn nóng là lo tương lai con của con sẽ ra sau khi dẫu biết rằng mình nên tu phước để âm đức lại cho nó. Thế nhưng vẫn không yên tâm, thấy ai phê phán hay góp ý thì liền tự ái mặc dù đúng. Dẫu biết rằng ta đã sai,…nói tóm lại về lý thuyết thì biết nhưng mà thực hành thì khó vô cùng ạ!
CÁ TRÊ BÁO ÂN
( Linh ứng phóng sinh ở Tiền Giang)
Khoảng 17h30′ ngày 2/5/2019, một cơn mưa to kèm theo dông lốc đã cuốn sập, đổ ngã hàng trăm gian hàng đang trưng bày tại Hội chợ mua sắm – khuyến mãi, ẩm thực Tiền Giang năm 2019, ngay Quảng trường trung tâm tỉnh thuộc địa bàn xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. ( Tin từ baomoi.com)
… và tôi là một trong những chủ gian hàng trong hội chợ ấy, tên tôi là Quốc Hùng, chuyên bán trà thảo dược Ngải Diệp Thảo. Nhưng tôi đã thoát “kiếp nạn” ngày hôm đó một cách kì diệu.Vốn là 2h sáng hôm đó, tôi nằm mơ, giấc mơ rất lạ… Tôi mơ thấy một người phụ nữ, người lùn lùn, lưng cong, đầu dẹp dẹp, trên trán nhô ra hai cọng tóc dài xuống như hai chiếc râu, miệng rộng ngoác, hai lỗ tai nhỏ xíu cụp vào trong, mặc chiếc áo trắng mỏng tang, thấy cả da thịt bên trong, xong nhìn kĩ thì đen đúa, xấu xí vô cùng chứ không có gì đẹp cả. Cô ta đến trước mặt tôi và bảo: – Nghe lời tui, sáng hoặc trưa nay dọn đồ về đi, đừng tiếc mấy đồng bạc mà không cứu được mạng, chết oan uổng. Nói thế rồi, người phụ nữ ấy quay lưng đi. Tôi nhìn qua chiếc áo mỏng tang, thấy vết thẹo dài từ bả vai xuống gần thắt lưng, bất giác ớn lạnh rồi giật mình dậy, nhìn đồng hồ là 2 giờ sáng… Tỉnh rồi mà còn thấy sợ, mồ hôi ướt hết cả gối nằm.
Sáng hôm đó, tôi ra hội chợ sớm để chuẩn bị bán hàng. Chợt nhớ giấc mơ mà ớn lạnh sống lưng. Một dự cảm không hay nào đó cứ án ngữ trong tâm khiến tôi bất an. “ Nếu giấc mơ đó đúng… thì sao ?” Tôi đắn đo, suy tính lại. Hôm nay 2/5, là đêm cuối của hội chợ, nếu dọn sớm thì uổng phí mất một đêm, giờ bày ra bán được đồng nào hay được đồng nấy. Cũng có vài gian đã dọn về sớm, thấy thế, anh bạn gian hàng bên cạnh bảo: – Kệ ! Bán đêm cuối cho vui, bữa cuối coi chừng bán được nhiều hổng chừng. Nghe anh ta nói tôi cũng phân vân. Xong lại nghĩ về giấc mơ đêm qua, tôi vẫn thấy không yên lòng, cuối cùng, tôi quyết định dọn về sớm. Thế là tôi gọi xe chở hàng, tủ, băng rôn, áp phích về. Lúc đang dọn, bất chợt tôi nhớ ra một chuyện. Vốn là tôi thường ăn chay và hay phóng sinh. Cách đây không lâu, hôm 29/4/2019, tôi mua cá cá lóc, cá trê, cá sặc… thả phóng sanh, mua tổng cộng hết 315.000đ tiền cá.
Trong đó có một con cá trê bị thương từ lưng xuống gần đuôi, ông bán cá thấy nó không lành lặn, nên bắt nó bỏ ra và bảo: – Nó sần đầu rồi, thả không sống đâu, thả mà chết mất công … Nhìn con cá thấy thương và tội nghiệp, tôi bảo ông bán cá lấy luôn con cá trê đó và đem thả. Trước khi thả, tôi còn cầu nguyện, niệm Phật và quy y cho chúng. Lúc thả, tôi có chú ý đến con cá trê bị thương đó, nó nổi lật ngửa, nằm đơ một lúc, rồi tự nhiên tỉnh lại, lật úp rồi quẩy đuôi bơi, lộn lên lộn xuống mấy vòng rồi lặn xuống luôn. Giờ nhớ lại chuyện con cá trê ấy mà tôi giật mình. Trời đất, lẽ nào con cá trê ấy chính là người phụ nữ xấu xí báo mộng cho tôi ? Người phụ nữ mà tôi mơ thấy, chẳng phải giống y như con cá trê sao? Cô ta đen đủi, đầu dẹp dẹp, miệng rộng ngoác, có hai sợi tóc dài xuống như hai cái râu, và đặc biệt nhất, là vết sẹo dai từ bả vai xuống lưng… Nghĩ đến đây, tôi nổi hết cả da gà, và càng quyết tâm dọn hàng về sớm. Đến khoảng 5 rưỡi chiều hôm đó, một cơn lốc kèm mưa to điên cuồng quét qua Hội chợ, cây cối, khung sắt, đồ đạc…đổ vỡ tan tành.
Đến sáng hôm sau, tôi đi qua xem, nhìn từ ngoài vào, thấy vách, cây đè xuống chỗ gian hàng của tôi mà ớn lạnh. Thiết nghĩ, nếu chiều qua tôi còn đứng trong đó mà bán hàng, 100% là lãnh đủ. Nặng thì đã chết rồi, nhẹ thì đập đầu, gãy xương, chưa kể hư hại tài sản, hàng hóa. Hú hồn, cũng may phước, nhờ thường ăn chay, phóng sinh, nhất là phóng sinh con cá trê bị thương ấy, mà giờ tôi được bình an vô sự, không thiệt hại bất cứ gì cả. Tôi vẫn thường nghe kể về những linh ứng khi phóng sinh, nhưng tự thân mình trải nghiệm qua chuyện này, khiến tôi càng thêm thấm thía hơn những giáo lí của Phật dạy.
Nghĩ gì, làm gì đều đem cái tâm chân thành, từ ái của mình mà mang lại những điều tốt đẹp cho người, cho chúng sinh. Rồi nhân quả tuần hoàn, những điều tốt đẹp cũng sẽ quay trở lại với chính mình.
Nguồn: FB group Nhân Quả Luân Hồi