Phàm là kẻ bận việc công hay làm chuyện tư, bận rộn công việc, tuy làm việc mà trong tâm vẫn thường chẳng quên Phật, luôn nhớ Tịnh Ðộ. Giống như người đời có chuyện quan trọng phải bận tâm, tuy tính toán, nói năng, nằm, ngồi, làm đủ các sự, nhưng chẳng ngại chi việc thầm nhớ, chuyện bận tâm trên vẫn còn y nguyên! Phải nên có tâm niệm Phật như thế! Nếu lỡ quên mất thì phải nhiều lần gom tâm lại, lâu ngày sẽ thành tánh, luôn nghĩ nhớ tùy ý.
Kinh Lăng Nghiêm dạy: “Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật, niệm Phật thì hiện tiền, tương lai nhất định thấy Phật, cách Phật chẳng xa; chẳng nhọc phương tiện, tâm tự khai ngộ”. Ràng buộc tâm như thế thì sẽ luôn ngăn ngừa các ác một cách tùy ý. Giả sử muốn làm ác thì do nhớ đến Phật nên ác chẳng thể thành. Dù cho có lúc ngả theo điều ác mà làm ác thì tâm cũng luôn rụt rè, giống như thân có mùi thơm sẽ tự nhiên xa lìa chỗ hôi thối.
Hơn nữa, nếu biết tâm vừa mới khẽ khởi ác niệm thì liền nhớ đến Phật. Do Phật lực nên ác niệm tự dứt như kẻ gặp nạn cầu đến cường viện sẽ được thoát khỏi. Lại như lúc thấy người khác chịu khổ thì do tâm niệm Phật sẽ xót thương kẻ ấy, mong kẻ ấy thoát khổ.
Nếu phải xét xử án tù thì do niệm Phật nên sanh lòng thương xót, tuy vẫn tuân phép vua, nhưng nên thầm nguyện rằng: “Tôi tuân hành vương pháp chứ chẳng phải bổn tâm muốn thế. Nguyện khi tôi sanh về Tịnh Ðộ sẽ cứu vớt người!”
Khi trải qua hết thảy hoàn cảnh dù thiện hay ác thì do tâm nhớ Phật nên đều tâm niệm phát nguyện. Vì thế, đại nguyện vương của đức Phổ Hiền: “Làm hết thảy ác đều chẳng thành tựu; nếu làm thiện nghiệp thảy đều hòa hợp” phát xuất chính từ ý nghĩa này. Trong tâm luôn niệm Phật liên tục như thế thì có thể thành tựu hết thảy công đức nhân duyên Tịnh Ðộ.
- Nhận định:
Môn Hệ Duyên này có lợi ích rất lớn, giữ sao cho trong tâm luôn hệ niệm chẳng quên đức Phật; trong hết thảy hoàn cảnh thiện ác đều nguyện và khi làm các việc đều mật trì danh hiệu Phật chẳng sót thì có thể nói là chẳng hề lìa Ðạo trong khoảnh khắc nào.
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Trích yếu sách Vãng Sanh Tịnh Ðộ Quyết Nghi Hạnh Nguyện Nhị Môn của Từ Vân Sám Chủ Tuân Thức đại sư đời Tống
Đọc bài đăng này lại nhớ đến lão hòa thượng Hải Hiền…
A Di Đà Phật!
Tôi cũng nhớ pháp sư Hải Hiền… Xin ngài gia hộ cho chúng con… Nam Mô A Di Đà Phật !
Chúng ta hãy cùng ôn lại những hình ảnh thân thương của 2 vị hòa thượng đáng kính Hải Hiền và Hải Khánh nhé. 🙂
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/04/hoa-thuong-hai-hien-112-tuoi-tu-tai-vang-sanh/
https://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/09/niem-phat-vang-sanh-luu-lai-than-kim-cang-bat-hoai/
Cõi Cực Lạc Có Thật Không?
Gần đây, có nhiều vị lên thuyết giảng cho rằng kinh A Di Đà không phải của Phật nói, mà do người sau tự đặt ra. Tôi khẳng định rằng nói như thế là sai lời Phật, hay còn gọi là ma nói. Mấy huynh đệ có trách nhiệm phải dẫn dắt mọi người đi đúng hướng, đúng đường lối như Phật đã dạy, không nên tự theo ý riêng của mình.
Khi tôi dịch các kinh điển Đại thừa nhận thấy đều có nói đến cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. Như trong kinh Hoa Nghiêm, ngay cả các vị đại Bồ tát còn phát nguyện vãng sanh Tịnh độ. Bởi vì cảnh duyên ở cõi đó đâu có nơi nào sánh bằng. Vậy nên tôi khuyên tất cả các huynh đệ ai nấy cũng đều chuyên tâm niệm Phật, tinh tấn tu hành.
Người niệm Phật hiện tại tâm chuyên chú theo nơi danh hiệu Phật, thì không nghĩ nhớ về quá khứ, không nghĩ nhớ về tương lai, an trụ nơi một câu A Di Đà Phật. Như vậy là đang tập định, tâm sẽ bớt dần phiền não vọng tưởng, ngoại cảnh không chi phối được. Tức là không khác với pháp tu Thiền. Chỉ có khác ở chỗ, người tu niệm Phật đã hết sức tinh tấn tu hành, nhưng cái chết chợt đến thì nương vào sức Tín, Nguyện, Hạnh lúc bình thường huân tập và sức mạnh đại nguyện tiếp dẫn của đức Phật A Di Đà vãng sanh Cực Lạc. Hễ một khi vãng sanh thì chấm dứt sanh tử luân hồi, tiến thẳng đến quả vị Phật.
Trích: Hòa thượng Thích Thích Trí Tịnh dạy về pháp môn niệm Phật.
Niệm Phật Cầu Tài Lộc Có Đúng Không?
Người Tu Không Nên Nguyện Sanh Về Cõi Trời
* Nhẫn nhục chính là SỨC MẠNH của người tu.
* Cách tu tạo công đức không tốn tiền, đó là:
– Trong tâm khiêm tốn là CÔNG.
– Ngoài hành lễ phép đó là ĐỨC.
(Pháp Bảo Đàn Kinh – Lục Tổ Huệ Năng)
Chị ru em bằng câu Phật hiệu.
A Di Đà Phật. Dạ chào mọi người. Cho con hỏi: hai vợ chồng mà vợ thì ăn chay niệm Phật tu hành mà chồng thì không tin Phật, không tu hành . Người vợ thường phải chiều chồng chuyện chăn gối để giữ gìn tình cảm vợ chồng và hạnh phúc gia đình.Trong trường hợp này người vợ có bị cho là còn tham đắm ái dục không ạ ??
A Di Đà Phật
Chào bạn Thị Diễm!
Chúng ta thường nghe bậc cổ Đức nói về tác hại của dâm dục. Với bậc cư sỹ tại gia, dâm dục đứng thứ ba về giới cấm; với người xuất gia, dâm dục đứng đầu tiên; cho thấy dâm dục đối với bậc tu hành mà nói vô cùng nguy hại, vì “dâm dục là nguồn gốc của mọi tội lỗi”. Vậy nên đối với vấn đề này, người tu hành chúng ta cần phản tỉnh. Thực tế bốn chữ hạnh phúc gia đình xét cho cùng có nên gìn giữ bằng mọi giá hay không? Người học Phật đều biết mọi thứ thế gian đều vô thường, là giả, không thật. Do vậy, chúng ta dù có cố gắng gìn giữ bất cứ thứ gì, ắc nó cũng rời đi. Phật dạy: tùy thuận chúng sanh, song không có nghĩa luôn buông xuôi theo; giữa thiện và ác, Phật và ma chỉ cách nhau một niệm nên cũng rất dễ lầm lẫn. Tuy nhiên, chính mình hiểu rất rõ, có bị ái nhiễm, dâm nhiễm hay không?! Trong trường hợp không có tâm ưa thích, hãy cầu Phật A Di Đà gia bị, rằng: ước nguyện của con trong đời này là niệm Phật vãng sanh, con luôn muốn thân- tâm được chánh tịnh, chuyện chăn gối vợ chồng con không hề màn đến, cầu Phật gia hộ cho con được toại nguyện. Phật sẽ lo liệu hết thảy.
A Di Đà Phật
ĐỐI VỚI NGƯỜI TU HỌC, TRONG QUAN HỆ VỢ CHỒNG PHẢI LÀM SAO MỚI ĐÚNG?
– PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG –
Có rất nhiều đồng tu khi đọc xong phần Kinh văn của Kinh Lăng Nghiêm, trong này nói rằng: ” Người tu học cần phải đoạn tâm dâm dục, vì chính cái tâm dâm dục này là chướng ngại rất lớn trên con đường tu học”, thì họ đến hỏi tôi rằng:
_ ” Thưa sư phụ! Việc này phải làm sao?”.
Tôi hỏi họ:
_ ” Nữ Phật tử, cô rất thương yêu chồng mình phải không?”.
Cô ấy nói đúng rồi, tôi lại nói:
_ ” Tình yêu này là giả đấy”.
Cô ấy vô cùng ngạc nhiên mà hỏi tôi rằng:
_ ” Tình yêu này sao lại là giả được chứ sư phụ?”.
Tôi nói:
_ ” Vì sao không thể là giả được? Cô có thể yêu thương chồng mình được mấy năm? Cứ cho là cô cùng với chồng mình sống với nhau hết cuộc đời này đi, sau khi chết rồi thì phải làm sao? Sau khi chết rồi thì mỗi người đi một ngã, dù có gặp lại nhau cũng chẳng thể nhận ra nhau, cũng xem như chẳng hề quen biết, rồi anh ta tiếp tục lấy người khác làm vợ, còn cô cũng như vậy, cũng tiếp tục lấy người khác làm chồng. Vậy đây có phải là tình yêu thật sự hay không?”.
Cô ta hỏi:
_ ‘ Thưa sư phụ! Vậy tình yêu thật sự là sao?”.
Tôi nói:
_ ” Tình yêu thật sự phải được nối tiếp mãi mãi, nó chẳng bị giới hạn bởi không gian và thời gian, cũng chẳng bị đứt đoạn qua từng đời từng đời. Nếu cô có thể vãng sanh Cực Lạc Tây Phương, thì tình yêu này của cô mới có thể gọi là chân thật. Vì sao? Vì khi đó cô mới có thể thương yêu và chăm sóc cho chồng cô mãi mãi được. Còn như cô không thể vãng sanh Cực Lạc, thì khi hết một đời này tình yêu của cô theo đó cũng chấm hết luôn”.
Học Phật, nếu hai vợ chồng cùng nhau học Phật, cùng nhau niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc, vậy thì quá tốt, vì cả hai đều hiểu rõ đạo lý này nên nhất định sẽ tinh tấn tu học, mai sau cùng nắm tay nhau đi đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, vĩnh viễn được ở bên nhau, bằng không thì không có cách nào làm được.
Nếu như trong hai vợ chồng, chỉ có một người tin Phật, còn một người không tin, vậy thì người tin Phật cần phải nổ lực tinh tấn tu tập nhiều hơn nữa, để mai sau được vãng sanh Cực Lạc, tương lai bất luận là người vợ hay người chồng của mình lưu lạc vào đạo nào trong lục đạo thì mình đều có thể biết được, từ đó mới có thể thường xuyên chiếu cố, thường xuyên chăm sóc, thường xuyên bảo vệ. Đây mới thật sự là tình yêu chân thật.
Cô ta nói:
_ ” Thưa sư phụ! Con lấy chồng khi tuổi còn rất trẻ, là vợ chồng với nhau nên con không thể đoạn được dâm dục”.
Tôi nói:
_ ” Về sự thì không sao, nhưng không thể có tâm. Do cô có cả hai sự lẫn tâm, cho nên cô mới bị ô nhiễm, tu học rất khó đạt được thành tựu”.
Cô ta nói:
_ ” Thưa sư phụ! Nếu không có tâm thì rất khó rất khó”.
Tôi nói:
_ ” Nếu dễ như vậy thì không phải mọi người đều sớm đã thành Phật, người người đều vãng sanh rồi sao? Khó, nhưng khó cũng phải quyết tâm mà làm”.
Vậy thế nào mới có thể làm được? Giác ngộ rồi thì sẽ làm được. Còn như mình vẫn tiếp tục mê muội, thì không có cách nào làm được. Cho nên, chúng ta phải biết giác ngộ, phải biết thế gian này là huyễn hoá không phải thật, chúng ta sống trên thế gian này người người đều biết tương lai đều sẽ phải chết, chẳng có ai là sống mãi cả. Tương lai là bao lâu? Ai có thể đảm bảo chính mình sống được bao nhiêu năm chứ? Trong Kinh đức Phật bảo: “Sinh mệnh con người chỉ trong một hơi thở, một hơi thở ra mà không hít vào nữa thì đã qua đời thứ hai”. Nếu thật sự thấu rõ được mạng người chỉ trong một hơi thở, thì Phật gọi người này là “Người giác ngộ”.
Giác ngộ rồi thì phải nổ lực tu học, nổ lực niệm Phật. Trong cuộc sống hằng ngày quan hệ vợ chồng, nên cố gắng chỉ dụng sự, đừng dụng tâm, trong tâm tạm thời buông xuống đoạn tình chấp này, cố gắng niệm Phật cho thật tốt để tương lai được vãng sanh về Cực Lạc, chỉ khi về đến Cực Lạc rồi thì mới lại nhấc lên. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏
Gửi bạn Thị Diễm đôi bài tham khảo.
Ái Ân Vợ Chồng Có Phạm Giới Tà Dâm Không?
https://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/04/vo-chong-gan-gui-nhau-co-pham-gioi-ta-dam-khong/
Tội Tà Dâm Là Gì Và Quả Báo Ra Sao?
https://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/09/toi-ta-dam-la-gi-va-qua-bao-ra-sao/
Sát Sanh Thì Tổn Thọ, Dâm Dục Thì Tổn Thân
giữa nam nữ, hàng ngày phóng túng gần gũi bất đoạn, chẳng hề biết tinh nam dịch nữ là tinh hoa của mỗi người. Nếu ngày ngày cứ để chúng mặc tình rò rỉ tiết lậu, thất thoát không khống chế nổi, tức là bị bệnh rò rỉ tinh dịch.
Như vậy vẫn chưa đủ, người ta còn săn tìm, dùng đủ loại thuốc tráng dương cường âm ép thân phải rò rỉ nhiều thêm, vì ngày nào cũng muốn làm “tân lang tân nương”, muốn hưởng thụ nhục dục cho thật nhiều vì nghĩ đó là khoái lạc. Họ nào biết tinh hoa chính là sinh mệnh, nếu để rỉ ra thường xuyên sẽ khiến tinh thần mỏi mệt, sức lực cạn kiệt, chưa kể thuốc tráng dương là chất kích thích, nếu dùng thường sẽ di hại cho tim, gan, thận… tạo thành tai ương họa bệnh.
Hiện nay Phật giáo và khoa học đều nói thọ mệnh con người đúng ra được sống đến 120 tuổi, nhưng vì sao chẳng thọ tới đó nổi? Khoa học bảo là do con người ăn phải thức nhiễm độc mà thành vậy. Nhưng Phật giáo thì nói “Đó là do sát sinh giảm thọ, dâm dục tổn thân!”. Vì mỗi ngày khi con người ăn thịt chúng sinh, sẽ bị giảm đi một phần thọ mệnh của mình. Nếu đích thân tự giết, đoạn mạng vật đang sống, thì mức giảm thọ lại càng nhiều. Bạn “đoạn mệnh chúng sinh tức là đang làm ngắn lại tuổi thọ của mình” mà bạn hoàn toàn không hay biết, thậm chí cũng không tin vào lý này!
Trích Nhân Quả Phụ Giải Lương Hoàng Sám
Tác giả: Quả Khanh
Nam mô a di đà phật!
Nay con có khúc mắc mong mọi người giúp đỡ ạ. Năm nay con 16 tuổi, 5 năm trước, con biết đến Phật pháp và có tin tưởng, phát tâm niệm phật được một thời gian. Bắt đầu từ khi đó con mới biết tâm con loạn như thế nào, mỗi khi niệm câu phật hiệu là trong tâm lại hiện lên đủ thứ lấn át. Sau đó vì bận rộn nên con dần dần thôi không niệm Phật, nhưng từ lúc đó tâm con hầu như không lúc nào được yên như ngày xưa. Lúc nào trong đầu con cũng có suy nghĩ quay cuồng ko ngừng, nghĩ chuyện này chuyện kia rồi tự thấy đau khổ. Những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống cũng khiến con suy nghĩ rất nhiều và cảm thấy thật sự rất khổ tâm, nhiều lúc con thấy buồn khổ đến rơi nước mắt mà không hiểu vì sao. Nhiều lúc con tự hỏi không hiểu vì sao còn nhỏ mà đã phải khổ tâm như vậy. Nay con cảm thấy không thể chịu nổi nữa nên tìm lại Phật pháp, muốn tiếp tục niệm Phật để giải thoát mà tâm vẫn loạn. Con thật sự không biết làm sao để trấn an bản thân và không biết cứ như thế này liệu có thể vãng sanh không?
Chào bạn Trang,
Trích Niệm Phật Thập Yếu – HT.Thiền Tâm: “Chữ Đạo của đức Lục Tổ nói, chỉ cho chân tâm thanh tịnh. Tất cả đường lối tu hành đều là phương tiện trở về chân tâm thanh tịnh. Chứng được chân tâm mới hoàn phục tánh bản giác, thoát nỗi khổ luân hồi, mà điểm căn bản để tu chứng, là phải dứt trừ phiền não vọng niệm.”
MH xét thấy bạn đang bị lửa phiền não thiêu đốt tâm can. Vậy nếu bạn chỉ chú trọng về hình thức niệm Phật, mà lòng lại không chủ động đoạn trừ phiền não thì có thể sẽ không đạt được lợi ích gì. “Niệm Phật phải đoạn trừ phiền não”.
Vạn vật trên thế gian này đều Thành-Trụ-Hoại-Không – sanh ra rồi tồn tại, biến hoại đi, và cuối cùng tiêu tan mất – cứ tuần hoàn như thế. Hiểu rõ, đừng nên sanh tâm chấp trước, đừng nói rằng: tôi như thế này, tôi như thế kia, họ đối xử với tôi không tốt, tôi khổ quá …Khi có cái “tôi” trong đó, tức là có lòng ích kỷ, mà có ích kỷ thì có phiền não. Ngoài ra, nếu bạn bị cảnh giới xoay chuyển, tức là có tâm hiếu kỳ. Tâm hiếu kỳ này vốn là tâm tham.
Tóm lại, Niệm Phật thì phải đoạn trừ phiền não. Trong đời sống hằng ngày, bạn phải “đoạn ác, tu thiện”, phải tập quán chiếu vạn vật vô thường và tập buông xả. Buông xả Tham, buông xả Sân hận, buông xả Phiền não, buông xả Ái dục …Rồi khi niệm Phật, nếu vọng tưởng khởi lên (hình ảnh, âm thanh, niềm vui, nỗi buồn, tâm dâm dục, niệm sân hận …) thì liền nhận diện và tác ý rằng chúng đều là giả, không thực. Ngay lập tức tập trung lắng nghe tiếng niệm Phật, tâm miệng tương ưng, niệm niệm liên tục. Khi đó, vọng tưởng sẽ tự thoát lùi.
“Tu không cần lạy cần quỳ, ngồi đâu cũng sửa vậy thì mới mau”. Niệm Phật không phân biệt đi/đứng/nằm/ngồi. Nếu bạn nằm, thì nên niệm thầm để tránh bị bệnh lao phổi. Khi ở chỗ không trong sạch (nhà tắm ,vệ sinh) thì chỉ được niệm thầm trong tâm, vì niệm ra tiếng là bất kính. Vậy, bất cứ khi nào phiền não của bạn khởi lên, ngay đó dùng lục tự “Nam Mô A Di Đà Phật” mà niệm thầm liên tục để đoạn trừ.
Bạn cần thực hành liên tục một thời gian để trở thành thói quen. Chúc bạn nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT. Bạn à, mình cũng mới học cấp ba giống bạn thôi. Có thể lúc chưa phát tâm học Phật thì chưa bị gì nhưng học rồi lại trùng trúng chướng ngại. Bạn không nên bi quan và stress quá nhé, tuổi dậy thì có những tư tưởng đặc thù, kiểu mới lớn á. Bạn à, bạn biết pháp môn Niệm Phật này là quá may mắn luôn, cũng giống mình, mình cũng biết, còn có lúc đi học tự hỏi trong trường không biết có ai là đạo hữu hoặc là biết niệm Phật không. Nếu bạn muốn học Phật, tu Tịnh Độ thì trước bạn nên làm đó là phải:’Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”, đây là một trong ba câu Tịnh Nghiệp Tam Phước, là chánh nhân mà người tu Tịnh Độ phải hành,đầu tiên là làm từ hiếu dưỡng cha mẹ,bạn đã làm được chưa? Nếu bạn muốn tu tịnh độ thì mình khuyên bạn nghe lão pháp sư Tịnh Không giảng, bạn có thể nghe NHẬN THỨC PHẬT GIÁO, VÀO CỬA TỊNH TÔNG do pháp sư giảng nhé, để có một hành trang đúng đắn khi bắt tay học Phật. Bạn nên tu từ căn bản trước đã, tức là đầu tiên là hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng chỗ này thì Đệ Tử Quy của đạo Nho được đề xướng, từ tâm bất sát thì đề xướng Thái Thượng Cảm Ứng Thiện của Đạo gia, tu thập thiện nghiệp từ kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo của Phật Giáo,
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Vũ Huyền Trang,
TN xin chia sẻ cùng bạn vài điều:
*Bắt đầu từ khi đó con mới biết tâm con loạn như thế nào, mỗi khi niệm câu phật hiệu là trong tâm lại hiện lên đủ thứ lấn át.
Đây chính là tâm của chúng ta – thứ tâm này Phật gọi là phiền não tâm: tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước – gộp chung lại là vô minh tâm. Vô minh là gì? Không sáng suốt, không thông suốt là vô minh. Bạn mới học Phật và mới thực hành pháp niệm Phật – nhờ đó bạn mới thấy được sự hỗn loạn của tâm mình. Đáng lẽ ra bạn phải tiếp tục tinh tấn tu, tinh tấn niệm để quán xét những thứ tâm đó rồi tìm ra nguồn gốc chúng khởi để tiêu trừ, tiếc rằng bạn lại bỏ bê. Điều này giống như một người ăn quá mặn nhưng không chịu tìm nước uống rồi lại luôn miệng kêu quá khát vậy.
Tu và thật tu có sự khác biệt. Niệm Phật và thật niệm có sự khác biệt. Tại sao khác biệt các bạn phải tìm cho ra thì sự tu và sự niệm Phật mới có lợi lạc.
*Sau đó vì bận rộn nên con dần dần thôi không niệm Phật, nhưng từ lúc đó tâm con hầu như không lúc nào được yên như ngày xưa. Lúc nào trong đầu con cũng có suy nghĩ quay cuồng ko ngừng, nghĩ chuyện này chuyện kia rồi tự thấy đau khổ.
Hai chữ “bận rộn” chỉ là sự bao biện cho việc thoái thác tu học của bản thân. Bạn có thể tiếp tục “bận rộn” đi, nhưng TN có thể khẳng định với bạn: khi nghiệp lực bủa vây, khi vô thường ập tới, bạn sẽ không có đủ thời gian để bận rộn nữa đâu, thế đó bạn sẽ xuôi tay để cho nghiệp, vô thường dẫn vô tam ác đạo.
Bốn chữ “yên như ngày xưa” chỉ là giả niệm, thực tế ngày xưa và vô thỉ kiếp tới nay tâm bạn đều như vậy cả, khác là bạn đã quen như vậy, coi là bạn chí cốt nên thấy bình thường. Nay bạn tìm cách đi ngược lại, không cho nó như ngày xưa nữa, tức không cho tâm vô minh nói trên khởi lên nữa bằng cách niệm Phật, bạn mới chợt nhận ra: tại sao tâm mình lại điên đảo, khủng khiếp tới vậy? Bạn phải nên tri ân Phật, vì Phật và pháp niệm Phật đã giúp bạn nhận ra được chân tướng cái tâm hư giả, điên đảo tưởng của mình để phá mê mà khai ngộ, lìa khổ mà được vui. Vậy nhưng bạn cho đó là không cần thiết?
*Những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống cũng khiến con suy nghĩ rất nhiều và cảm thấy thật sự rất khổ tâm, nhiều lúc con thấy buồn khổ đến rơi nước mắt mà không hiểu vì sao. Nhiều lúc con tự hỏi không hiểu vì sao còn nhỏ mà đã phải khổ tâm như vậy.
Khi tu có 2 chữ phước-nghiệp bạn phải nắm vững và hiểu cho minh bạch. Làm thiện=gặt phước, làm ác=gánh nghiệp. Chúng ta có mặt trong đời này đều gắn liền với phước và nghiệp, khác là nhiều hay ít. Bạn đừng nghĩ mình còn nhỏ tuổi mà tại sao nghiệp nhiều đến vậy. TN lại lấy ví dụ bạn uống nước muối nói trên làm biểu dụ: bạn uống muối không chỉ 1 lần, mà là quá nhiều nhiều lần, nay bạn bỗng thấy khát nên thử tìm tới nước và uống thử vài giọt thì thấy miệng mình đỡ khô khát. Nếu có trí tuệ bạn phải tiếp tục uống nước để tiêu trừ cơn khát. Tiếc là bạn dừng lại.
Muối: dụ cho nghiệp bất thiện bạn gây tạo từ vô thỉ kiếp tới nay
Khát: dụ cho nghiệp đã đến hồi chín, phải trả quả
Nước: dụ cho cam lồ vị tức Phật pháp và pháp niệm Phật.
Tiếp tục uống: dụ cho hành trình phá mê-khai ngộ, lìa khổ-được vui
Dừng lại: dụ cho bạn chấp nhận để cho nghiệp nhận chìm.
Biểu dụ này có thể giúp bạn tìm ra con đường cho chính mình.
*Nay con cảm thấy không thể chịu nổi nữa nên tìm lại Phật pháp, muốn tiếp tục niệm Phật để giải thoát mà tâm vẫn loạn. Con thật sự không biết làm sao để trấn an bản thân và không biết cứ như thế này liệu có thể vãng sanh không?
Sự trở lại tiếp tục niệm Phật của bạn là chỉ vì muốn tâm đỡ hỗn loạn? hay bạn thực sự muốn tu học để phá mê-khai ngộ, lìa khổ-được vui? Nếu chỉ nhất thời muốn tâm đỡ hỗn loạn mà tu=lặp lại sai lầm lúc đầu. Bạn đừng khởi nghĩ chuyện vãng sanh vội, bởi đó là con đường còn dài mà bạn phải tu học thực sự mới tới được. Hãy phát tâm chân chánh tu học, chuyển nghiệp lực thành nguyện lực, từng bước phá mê-khai ngộ đã. Nếu bước này bạn chưa vượt qua mà đã mong vãng sanh=bạn tiếp tục uống nước muối mà lại mong khỏi khát vậy.
Chúc bạn tỉnh giác, tinh tấn, chân chánh tu học.
TN
A DI ĐÀ PHẬT
Dạo này trên facebook rằm rộ tin dịch bệnh, hết Hàn Quốc rồi tới Việt Nam, làm tâm mình cũng xao động theo nhưng khi vào trang nhà mình thì tâm được định lại, chứng tỏ nơi đây có những vị chân thật tu hành nên mới có thể tỏa ra năng lượng tốt lành như vậy. Xin cảm ơnchư vị tiền bối và chư vị đạo hữu của Đường Về Cõi Tịnh
Bạn Vũ Huyền Trang à !
Bạn gặp được trang web này là bạn gặp được kho báu rồi đó. Vậy mà còn không tận hưởng đi !
Một ngày bạn bỏ ra ít nhất một tiếng để đọc các bài viết trong trang duongvecoitinh.com này. Kiên trì đọc khoảng sáu tháng đến một năm tôi tin niềm tin vãng sanh Cực Lạc của bạn sẽ tràn trề trở lại. Cố gắng bạn nhé ! Thân người khó được, Phật pháp khó gặp. Gặp được rồi đừng bỏ lỡ, tiếc lắm đấy.
A Di Đà Phật !
A DI ĐÀ PHẬT. Nếu chúng ta nếu quá ba ngày mà không nghe kinh, không thấy tượng Phật Bồ Tát, không được học giáo dục thánh hiền thì có thể nói là rất dễ thoái chuyển, tâm lúc này vọng tưởng chấp trước phân biệt một đống, tâm cứ bao chao không định lại nổi, đối trước cảnh giới do không có định lực nên dễ bị cảnh chuyển. Thời buổi dịch bệnh đang lây lan, thì phải giữ tâm thanh tịnh, đừng quá lo lắng, cũng có một số người chết nhanh bởi quá sợ hãi, mình thường ngày hay nghe Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn nhiều, đó là một trong những tác phẩm mà Ấn Quang Pháp Sư cực lực đề xướng. Tại sao phải nghe nhiều lần? Vì để những lời day của cổ thánh tiên hiền huân tập vào trí nhớ, để lúc thường ngày đối nhân xử thế, sinh hoạt đều cảnh giác khởi tâm động niệm, nếu không sẽ chỉ toàn tạo ác nghiệp. Mình cũng lên trang Hoằng Hóa Xã- đó là trang viết chuyên về giáo dục luân lý, thành hiền, các sách, luận khuyên người làm thiện ở trong đó rất đáng hoc tập. Chúng ta cả ngày bận việc chí ít cũng nên xem những thứ tốt đẹp đó, dịch bênh lây lan, lòng người hỗn loạn, không những hoàn cảnh môi trường ô nhiễm mà tâm người cũng ỗ nhiễm, những người dân ở vũ hán nửa đêm kêu gào thảm thiết như cảnh tượng dưới địa ngục vậy, những người mặc dù vẫn chưa hẳn là chết nhưng vẫn bị đem thiêu sống, nhất định chúng ta phải đoạn ác tu thiện, tu tập cho tinh tấn, niệm Phât cầu sanh Tịnh độ.Nếu một mai bị dịch bệnh mà chẳng có công tu thì mạng chung thật thống khổ, tam ác đạo nhất định là quê hương rồi.Những thứ thị phi nổi lên trên mạng xã hội thì đừng để trong tâm nữa, một khi bị bệnh thì thứ đó có giúp gì được đâu, chỉ nên trong thường để ý khởi tâm động niệm xem có làm gì sai quấy chăng, giữ tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật mới được.Vì vậy không thể không đọc kinh, niệm Phật, nghe kinh, đọc sách vậy