Bà Phan Thị Kiềm sinh năm 1940, cư ngụ tại ấp Vĩnh Bảo, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Thân phụ là cụ ông Phan Văn Mãi, thân mẫu là cụ bà Lê Thị Hai. Bà là chị Ba trong gia đình có bốn chị em.
Thuở còn trẻ bà buôn bán vải ở chợ An Phú, sau đó chuyển sang bán thuốc Tây và bán tạp hóa tại nơi bà hiện đang định cư cho đến lúc mãn phần. Bà có bản tính vui vẻ, hoạt bát, hiền lành, hiếu thảo với cha mẹ, hòa thuận với chị em, đối với chòm xóm chẳng mích lòng một ai. Đặc biệt, khi biết mình có lỗi thì xin lỗi chứ không để phiền hà cho ai, mặc dù người đó nhỏ tuổi hơn mình!
Khi tuổi ngoài 30, bà bị bệnh u nang tử cung, nên đã ra Sài Gòn phẫu thuật. Có lẽ bệnh hoạn đeo đẳng giúp bà tỉnh ngộ Phật pháp, nên vào năm 1987 bà phát tâm trường trai, quyết lòng tu hành niệm Phật cầu sanh về Cực Lạc.
Bà rất mạnh mẽ làm các việc từ thiện xã hội, bằng số tiền ít ỏi có được từ nguồn thu nhập buôn bán hằng ngày. Mỗi khi có ai đến quyên góp, như: bắc cầu, làm đường, cứu tế chẩn bần, tang sự, bệnh hoạn… bà đều hoan hỷ dốc túi để ủng hộ. Bà còn tham gia chặt thuốc Nam mỗi khi có các đồng đạo gần nhà tổ chức.
Bà thường khuyên dạy các cháu của mình:
– Ráng ăn chay trường, tu hành, thờ kính cha mẹ… Rán làm ăn chân thật… Mình tu để hưởng kiếp sau ở cõi Tây Phương Cực Lạc, chớ cõi đời này giả tạm lắm!
Bà còn dẫn dắt các cháu đi cầu nguyện tuần thất cho bà con quanh vùng. Thời khóa công phu của bà thầm lặng và rất đều đặn. Ngoài hai thời sáng chiều ra, có lúc khỏe thì bà tăng thêm thời giữa trưa. Bà niệm Phật chủ yếu là trong mọi oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi không đợi gì thời khắc. Bà thỉnh thoảng cũng xem kinh sách, nghe băng đĩa về pháp môn Tịnh độ, do vì pháp môn này thích hợp với mọi căn cơ, mọi hoàn cảnh, mọi tầng lớp trong xã hội, bất kỳ ai cũng có thể tu được cả, vừa đơn giản dễ dàng, vừa đảm bảo an toàn, lại vô cùng nhanh chóng, như lời nhận định của Cổ Đức:
“Cho nên các Phật xưa nay,
Thường khuyên bá tánh Liên đài cầu sanh.
Pháp cao người khó nổi hành,
Thì là niệm Phật làm lành cũng nên.
Không cần phải niệm to lên,
Niệm thầm trong dạ đừng quên cũng thành.
Trong tâm khởi một niệm sanh,
Mười phương chư Phật nghe rành như vang.
Chớ nghi Phật ở Tây phang,
Không nghe thấu tiếng vái van trong lòng.
Phật nào cũng có lục thông,
Ngồi xa vẫn biết rõ lòng chúng sanh.
Lo mình niệm Phật không rành,
Đừng lo Phật ở xa mình không hay.
Nhứt tâm cầu đạo Như Lai,
Phật trong được rõ Phật ngoài đều thông.
Nam mô sáu chữ thành lòng,
Có ngày sẽ được sáu thông tại trần.
Dù là kẻ phú hay bần,
Đều tu niệm được không phân nghèo giàu.
Nhứt tâm niệm Phật thì mau,
Phóng tâm miệm Phật thế nào cũng lâu.
Mau lâu chẳng tại Phật đâu,
Mà là tại kẻ thật cầu hay không.
Thật cầu thì Phật mau trông,
Giả cầu thì Phật khó mong thấy liền.
Thế gian dụng bạc làm duyên,
Phật Trời dụng tấm lòng thiềng làm căn.
Lòng thiềng nếu để nứt răn,
Thì là không thể bước sang Phật đài”.
Đến năm 2009 (lúc 69 tuổi), bà ngã bệnh, chữa trị đã rất nhiều nơi, cuối cùng khi ra bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ ở đây mới phát hiện ra là bà bị “xơ gan”, rồi cho bà mua thuốc về nhà uống và dặn bà: khi nào uống hết thuốc thì trở ra tái khám. Bà đi tái khám được vài lần nhưng thấy kết quả chẳng khả quan gì, nên bà ngưng dùng thuốc, chuyên lo niệm Phật để chuẩn bị cho chuyến ra đi cuối đời của mình được bảo đảm thành công!
Lúc này bà lo thu xếp dần công việc buôn bán lại, đồng thời tham dự những ngày niệm Phật định kỳ được tổ chức tại tư gia của bạn đồng tu ở địa phương. Có khi sức khỏe kém, không đủ sức đi lên gác lầu để niệm Phật cùng đại chúng, phải nhờ người dìu, vậy mà bà vẫn cố gắng có mặt đầy đủ, không hề thiếu vắng lần tu nào. Ngoài ra bà còn thường hay xuất tiền ra mua vật mạng phóng sanh.
Đầu năm 2011, bệnh tình của bà sắp đến thời chung cuộc. Bụng của bà đã bắt đầu no tròn, sức khỏe không còn đủ để tự chăm sóc cho chính mình, bà mới về ở chung nhà với hai vợ chồng người em trai Út gần đó, để nhờ em cháu cùng chư vị đồng tu chăm sóc và hộ niệm. Có nhiều người khuyên bà nên đi bệnh viện, bà một mực nhất quyết từ chối vì bà biết rằng chứng bệnh của mình không có bệnh viện nào hay một thứ thuốc nào có thể đủ khả năng chữa trị được hết. Để khỏi phải tốn tiền, phí thời gian vô ích, và tổn hại nặng nề nhất là dễ bị phân tâm mà mất phần vãng sanh. Sự quyết định của bà tương ứng với lời dạy của Thiện Đạo Đại Sư, vị tổ thứ hai của Tịnh Độ tông:
“Người niệm Phật khi sắp mãn phần, muốn được sanh về Tịnh Độ thì điểm cần yếu là đừng sợ chết. Phải thường nghĩ thân này nhơ nhớp, biết bao điều khổ lụy trói vây! Nếu bỏ được thân huyễn hôi nhơ, sanh về Cực Lạc, thọ thân kim cương thanh tịnh, sẽ thoát khỏi luân hồi khổ thú, hưởng vô lượng an vui. Ví như bỏ chiếc áo cũ rách đổi lấy đồ trân phục còn điều chi đáng thích ý bằng. Nghĩ như thế buông hẳn thân tâm, không còn lo buồn tham luyến. Lúc vừa có bệnh thường liền nghĩ đến sự vô thường, một lòng niệm Phật chờ chết. Nên dặn thân thuộc chớ lộ vẻ bi thương, cùng bàn việc hay dở trong nhà, nếu có ai đến thăm chỉ khuyên vì mình mà niệm Phật, đừng hỏi thăm chi khác. Cũng không nên dùng lời dịu dàng an ủi, chúc cho sớm được lành vui, vì đó là chuyện bông lông vô ích. Phải bảo trước cho quyến thuộc biết: lúc mình bệnh ngặt sắp mất, đừng rơi lệ than khóc hoặc phát ra tiếng than thở âu sầu, làm cho kẻ lâm chung rối loạn tâm thần, lạc mất chánh niệm. Nói tóm lại, tất cả chỉ giữ một việc xưng danh trợ niệm cho đến khi tắt hơi. Nếu lại được bậc thiên tri thức, hiểu rành về Tịnh Độ thường đến nhắc khuyên, thật là diệu hạnh!
“Như lúc lâm chung, biết áp dụng phương pháp này, tất sẽ được vãng sanh, không còn nghi ngờ chi nữa.
“Việc vượt qua cửa tử là điều rất quan hệ lớn lao, phải tự mình gắng sức mới được.
“Nếu một niệm sai lầm, tất nhiều kiếp sẽ chịu khổ lụy. Đâu có ai thay thế cho mình? Phải chú ý nghĩ suy và ghi nhớ kỹ!”
Bệnh tình của bà nặng dần, những cơn đau ngày càng nhiều hơn. Nhưng những lần đau và mệt đến, bà niệm Phật vang dội, thỉnh thoảng xen kẻ phát nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc âm thanh lớn đến độ bao nhiêu người đi ở ngoài đường thảy đều nghe biết. Khi bà mệt thì thân nhân và các bạn đạo tập trung lại cùng hộ niệm cho bà, đến chừng qua cơn đau cơn mệt rồi thì tạm dừng bèn giải tán để mỗi người lo làm công việc của mình.
Lúc đầu bà còn tự ngồi dậy để dùng cơm, về sau phải nhờ người đỡ, và cuối cùng không đỡ dậy được nữa mà phải nằm luôn!
Trước khi mất một tháng, bà nhờ người em dâu Út đem hai quyển sổ ghi nợ ra đốt hết.
Ngày 27 tháng 1 năm 2011, vào buổi chiều, đứa cháu đem cơm đến đút cho bà ăn nhưng bà không ăn, và bà cũng không còn nói chuyện được nữa. Gia đình mời chư đồng đạo đến để lên chương trình hộ niệm liên tục cho bà. Khi có liên hữu đến khai thị, khuyên bà xả bỏ muôn duyên, chí tâm niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương, thì bà gật đầu hoặc nheo mắt. Bà cứ nằm im như vậy hai ngày đêm, đến 2 giờ chiều ngày 29 – 1 – 2011, bà mới trút hơi thở cuối cùng, ra đi trong thanh thản nhẹ nhàng. Bà hưởng thọ 71 tuổi.
Hộ niệm được ba tiếng đồng hồ, gương mặt của bà bỗng thay đổi lạ thường: đôi mày đậm đen và dài ra rõ rệt, má hồng, môi đỏ hẳn lên. Đến 8 giờ tối nhập liệm, thì các khớp xương dịu oặt. Mọi nơi đều lạnh hẳn, duy có đỉnh đầu còn ấm nóng.
Ngày 27 (trước lúc mất 2 ngày), vào khoảng 5 giờ chiều, trong phòng của bà xuất hiện một mùi hương lạ. Đứa cháu của bà nói với mẹ em rằng:
– Mẹ ơi, trong nhà mình có cái gì mà thơm dữ vậy?
Người em dâu Út của bà quả nhiên bắt gặp mùi hương lạ này, hai mẹ con bèn đi tìm kiếm nhưng không tìm ra manh mối gì cả!
Đến khoảng 6 – 7 giờ tối ngày 29, lúc đang hộ niệm, mùi hương ấy lại lan tỏa, nhiều người đang ngồi hộ niệm đều ngửi được.
Sau khi an táng xong, bộ ván bà nằm, người nhà đem ra dội rửa, khi tưới nước vào để chà rửa thì mùi hương ấy lại xông ra thơm bát ngát. Ba ngày sau, khi đem bộ ván vào nhà, nó cũng phát ra thoang thoảng mùi hương lạ ấy. Mùi hương đó kéo dài đến thêm ba, bốn hôm nữa mới chấm dứt!
(Thuật theo lời Nguyễn Thị Phúc, em dâu Út của bà, và đồng đạo Hòa, đồng đạo Thủy).
Trích CHUYỆN VÃNG SANH – Tập II – Phần 3 & 4
Nhóm liên hữu Miền Nam Đất Việt sưu tầm và biên soạn
Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu
A Di Đà Phật. Xin hỏi các vị Đồng tu khi phát tâm chép kinh thì cần có những quy củ gì, có nhất thiết là phải ăn chay, nếu mình không có điều kiện ăn thì có thể phát tâm giảm ăn thịt trong bữa ăn được chăng?
A Di Đà Phật
Gửi Quê Hương Cực Lạc!
Việc tu hành nói chung nói về lý thì cần có quy củ, nhưng về sự thì không có, bởi mỗi chúng sanh mỗi nghiệp khác nhau, sinh ra trong hoàn cảnh khác nhau. Vậy nên nhà Phật mới dạy hai chữ tùy duyên là vậy. Tu hành thiết yếu là dụng tâm, sau đó mới tùy duyên mà dụng vật.
Phật- Tổ đều khuyên dạy chúng sanh nên ăn chay, người tu hành ăn chay là vô cùng trọng yếu. Do đó, không chỉ có thời gian chép Kinh mà trong bữa ăn hàng ngày nên tập ăn chay, tùy hoàn cảnh cho phép mà chay kỳ hay chay trường, nếu không thể chay trường thì dần thay thế thịt bằng rau trong các bữa ăn.
Thầy Thích Minh Quang trụ trì chùa Địa Tạng có dạy các Phật tử: không cần phân định thời gian, rãnh lúc nào chép Kinh lúc đó; vừa chép vừa đọc, suy ngẫm lời Phật dạy trong Kinh; nên nguyện cho cửu huyền thất tổ cùng đọc cùng chép; đem công đức hồi hướng cho pháp giới chúng sanh.
A Di Đà Phật
Chào bạn, tôi cũng từng chật vật với suy nghĩ trở thành người trường chay, vì dù biết ăn mặn là gián tiếp ủng hộ việc sát hại chúng sinh, biết chúng sinh rất đau khổ khi bị giết, mất tự do khi bị nuôi nhốt, bị hành hạ, nhưng tôi cũng từng thấy khó mà trở nên trường chay khi bản thân và gia đình, cùng những người thân, bạn bè đều đã quen ăn mặn mấy chục năm! Tuy nhiên, tôi trải qua 1 nghịch duyên rất lớn, giống như rơi vào ma chướng, bị u mê che lấp nhưng cứ tưởng là đang đúng!!! 1 buổi tối, tôi nằm trên giường, nhắm mắt nhưng chưa ngủ, thì tự nhiên nghe có tiếng nói vào tai: “Nếu ăn thuần thực vật, con sẽ được tự do”, tôi tin là Quán Âm Bồ Tát biết tôi đang rơi vào ma chướng, và biết là tôi luôn cố gắng sống tốt, giúp đỡ người khác và không hề muốn tạo nghiệp bất thiện, nên đã tìm cách cứu tôi. Nếu tôi tiếp tục ăn thịt chúng sanh hữu tình thì tôi sẽ tiếp tục bị rơi vào ác đạo và khổ não cả đời, chưa kể phải đầu thai trả nợ máu chúng sanh. Bản thân tôi thấy tôi đã hiện tướng suy khi trước đây thỉnh thoảng tiếng thở ra của tôi giống như lợn kêu. Có lần tôi đang hành thiền thì nghe bên ngoài có tiếng xe đẩy lợn đi ngang qua, tiếng lợn kêu thống thiết, có lẽ nó biết nó sắp bị giết thịt nên rất lo hãi, nhưng một khi đã đầu thai thành động vật mất tự do thì khó có phép màu nào tự nhiên cứu được, cũng giống như khi chúng ta còn là người, chúng ta khổ thì niệm Quán Âm giúp mình, nhưng mình nghe tiếng thống khổ của chúng sinh, mình biết chúng sinh đang đau khổ, mình không cứu được mà còn ăn chúng cho sướng miệng thì liệu Bồ Tát có cứu mình được chăng, khi để được cứu thì tâm phải cảm tâm! Tâm của Bồ Tát là từ bi, là cứu khổ cho chúng hữu tình, còn tâm mình chưa đủ từ bi, chưa đủ dũng mãnh để vượt qua cám dỗ, thì làm sao chiêu cảm được sự ứng cứu! Những quả báo nhỏ chúng ta có thể vượt qua được do còn phước đức tích nhiều đời nhiều kiếp, nhưng nợ máu chúng sinh thì phải trả chúng sanh, đừng nói là mình không ăn thì cũng có người giết, nhưng ai giết là nghiệp của họ, mình không ăn là không ủng hộ nghiệp đó thì mình được tự do khỏi nhân quả nghiệp bất thiện đó. Chúng ta quen ăn thịt cá vì chúng ta ăn vẫn thấy ngon do tập nghiệp sâu dày, nhưng nếu chúng ta có quyết tâm lớn thì cũng sẽ làm được. Khi chúng ta vẫn còn may mắn sanh ra với các căn như mắt tai mũi lưỡi thân ý còn đầy đủ và khỏe mạnh, cũng như được sanh ra trong thời đại này, thì ăn thuần thực vật rất dễ, đừng đợi đến khi mòn phước mà phải sanh ra không đủ các căn và sanh ra trong thời đại khó khăn hơn thì việc chuyển nghiệp này sẽ khó hơn nhiều! Hiện nay ăn thuần thực vật có rất nhiều sự lựa chọn, làm biếng nấu nướng thì mua bịch khoai chiên hoặc bịch đậu phọng đóng gói, v.v… siêu thị và tạp hóa bán rất nhiều. Nấu nướng thì cứ nấu như thường, chỉ là không bỏ thịt cá tôm cua trứng sữa, v.v… nói chung là những sản phẩm từ động vật vào món ăn hay vào miệng mình là được, việc đánh bắt hải sản cũng gây ra nhiều nỗi kinh hoàng cho các sinh vật biển, như tôi từng đọc và thấy hình ảnh về 1 con cá voi mẹ đang mang bầu chết và trôi dạt vào bờ do bị lưới của ngư dân vô tình hoặc cố ý để lại biển. Đạm thực vật rất tốt, trong các loại rau củ quả và hạt còn có nhiều dưỡng chất hơn thịt cá, nhưng vì tâm thức mà chúng ta được truyền từ nhiều đời từ gia đình mình, cho rằng ăn thịt cá là bình thường, là tốt, thậm chí có những người còn nghĩ rằng chỉ có những người giàu mới đủ tiền ăn thuần thực vật, nhưng thật ra 1 bửa ăn chỉ cần tô cơm với bát canh rau nấm và cà tím nướng đậu phọng là đã đủ dinh dưỡng, đủ năng lượng! Dĩ nhiên biết là 1 việc, còn làm được thì phải cần có hiểu biết, nhận thức đúng đắn về việc mình đang làm thì mới quyết tâm và tinh tấn duy trì đến cùng, đó gọi là từ bi phải đi đôi với trí tuệ và dũng cảm vượt qua cám dỗ. Tôi xem các video động vật bị giết hại dã man để lấy thịt, đừng bao giờ tin vào cái gọi là giết mổ nhân đạo, vì khi 1 kẻ yếu thế hơn vào tay 1 kẻ mạnh hơn thì cỡ nào cũng có bạo hành, cưỡng ép, như việc ăn trứng là gián tiếp để những người nuôi nhốt cắt mỏ gà đau đớn, có thể cắt trúng mũi và lưỡi mà gà thì chẳng thể giãy giụa dù đau đớn, họ cắt mỏ vì gà bị nuôi trong chuồng đông đúc rất stress, dễ mổ nhau làm giảm năng suất của họ, còn sữa bò thì bò bị cưỡng bức mang thai nhân tạo bằng vũ lực đau đớn, bê con mới sanh bị tách khỏi mẹ, chúng đều có cảm giác, hiểu và biết đau khổ mất mát nhưng bất lực không thể làm gì, vì chúng lỡ gây ác nghiệp nên phải sinh ra thành động vật mất tự do! Rồi sau cùng thì tất cả gà bò bê, v.v… đều phải trải qua cưỡng bức và đau đớn khi bị giết mổ, những con heo, con gà, con bò, v.v… bị giật điện nhưng không hề thật sự bị ngất mà chỉ bất động, nhưng khi chúng đi qua máy cắt cổ thì vẫn còn ý thức, chúng chịu sự đau đớn mà không thể giãy giụa, đó là nỗi kinh hoàng thật sự! Giờ tôi cảm nhận được ý nghĩa của từ TỰ DO mà Bồ Tát nói với tôi, tự do ở mọi cấp độ, chứ không phải chỉ là hạnh phúc còn có điều kiện và nhiều ràng buộc ở thế gian. Tự do không có nghĩa là sẽ không có hạnh phúc, mà ta vẫn có thể hưởng hạnh phúc lứa đôi hay bất kỳ hạnh phúc nào theo sở nguyện, nhưng quan trọng là KHÔNG ĂN THỊT CHÚNG SANH, KHÔNG NỢ NỖI THỐNG KHỔ, BỊ CƯỠNG BỨC, BẠO HÀNH, CHIA LY, KHÔNG NỢ SỰ MẤT TỰ DO CỦA CHÚNG SANH THÌ KHÔNG PHẢI TRẢ NGHIỆP MẤT TỰ DO, NGHIỆP BỊ THỐNG KHỔ, CƯỠNG BỨC, BẠO HÀNH, CHIA LY HẾT KIẾP NÀY ĐẾN KIẾP KHÁC, ĐÓ CHÍNH LÀ TỰ DO! NÊN QUÁN ÂM BỒ TÁT MỚI ĐƯỢC GỌI LÀ QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT! Những nghiệp này được biểu hiện rõ nhất ở thì hiện tại như là những đứa trẻ mồ côi, những gia đình cha mẹ bạo hành con cái, bạo lực học đường, lạm dụng tình dục, v.v… chúng ta cố gắng giúp đỡ nạn nhân, nâng cao ý thức để tránh những điều này là rất tốt nhưng chỉ là giải quyết phần ngọn, chỉ là giải quyết bề nổi của tảng băng, vì những vấn nạn này cùng những thảm họa dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh, biến đổi khí hậu v.v… phần lớn có nguồn gốc từ sát sanh hại mạng, nuôi nhốt động vật, khai thác thủy hải sản cạn kiệt v.v… Những người con Phật như chúng ta chắc chắn không muốn tiếp tay, góp phần vào những nguyên nhân gốc rễ của khổ đau! Bây giờ chúng ta vẫn còn hưởng phước làm người thì chúng ta chưa thật sự biết sợ luân hồi dù có hiểu, có tin, nhưng khi tôi xem những clip động vật bị hành hạ, heo con như những đứa trẻ bị những kẻ chăn nuôi đập quăng, quai hàm bị vỡ, bị móc sống tinh hoàn, cá bị lột da khi vẫn còn sống, tất cả giãy chết trong đau đớn, v.v… Cứ tưởng tượng 1 khi mình đầu thai thành như thế và bị tra tấn như vậy, mình sẽ không chịu nổi, mà luật nhân quả đã rõ ràng: có vay ắt có trả, chưa kể ăn thịt cá quá nhiều trong kiếp này gây nhiều bệnh, tai ách đến khó xoay trở do bị chướng nghiệp sát sinh, và sẽ gây cản trở con đường Thánh Đạo, dễ rơi vào ma chướng nhưng vì si mê u tối không hay biết (động vật thuộc về phần si trong tham sân si, ăn động vật là ăn phần si, và ta chính là những gì ta ăn). Tôi từng được nghe kể 1 chuyện có thật, anh này là người Việt sống ở nước ngoài, gia đình anh đều theo đạo Công Giáo. 1 lần anh và vợ đi dã ngoại, đang ăn uống vui chơi trên 1 đồng cỏ, anh tự nhiên nghe có tiếng như 1 người đàn ông và 1 người đàn bà nói với nhau, khóc than sầu khổ vì sắp phải lìa xa, anh nhìn quanh thì không thấy ai, nhưng tiếng nói thì cứ văng vẳng, anh đi tìm thì càng đến gần 1 cặp bò đang trên cánh đồng cỏ, anh càng nghe tiếng rõ hơn, anh phát hiện là bò đực sắp bị đem đi giết mổ, đang sợ hãi cũng như đau đớn vì sắp lìa xa gia đình mình, vì chúng ta không phải là động vật nên chúng ta không hiểu được chúng, nhưng chúng cũng có tình cảm, cảm xúc, thử nghĩ chúng ta bị ép buộc chia cắt với người mình thương, thì sẽ đau khổ cỡ nào, chưa kể mình biết mình sắp bị tra tấn dã man đến chết! Anh này liền tìm cách mua lại cặp bò về nuôi, và chuyển sang ăn chay trường, từ đó tìm hiểu đạo Phật và tin sâu nhân quả, khuyến khích những người trong gia đình ăn chay trường. Hãy thường niệm Phật, niệm Bồ Tát Quán Âm để cầu ngài gia lực cho mình chuyển qua trường chay được dễ dàng và thuận lợi, quan trọng là mình hiểu tại sao mình làm vậy, ăn thuần thực vật không phải là khổ mà là đang tự cứu mình khi mình hành bồ tát đạo, mình không vui sướng trên sự đau khổ của chúng sanh khác, nếu cứu được thì quá tốt, không cứu được thì tốt nhất đừng ăn, đừng tự vay nghiệp bất thiện cho chính mình. Hãy tìm hiểu và tập ngồi thiền, hành thiền, chánh niệm, niệm chú, niệm Phật và bất kỳ phương pháp nào như Ho’oponopono, v.v… để giúp nâng tầm tâm thức của mình lên, tất cả các phương pháp là phương tiện để mình nâng tầm tâm thức lên thì việc chuyển sang ăn thuần thực vật sẽ trở thành tự nhiên, sẽ không phải cảm thấy rằng mình đang phải gồng, vì làm gì gượng ép sẽ khó bền. Chúng ta mang dòng máu của tổ tiên ông bà mình, mà tổ tiên ông bà mình quen ăn thịt cá nên mình cũng vậy, nhưng 1 khi mình thay đổi được cũng sẽ giúp cho sự chuyển đổi tốt lành của ông bà tổ tiên suốt các kiếp sống cho đến khi thành Phật! Cầu mong hồng ân tam bảo gia hộ để tất cả chúng ta luôn nhìn thấy rõ được sự thật, luôn giữ chánh niệm, tinh tấn tu hành thiền định, niệm Phật, v.v… để nâng tâm thức lên, chuyển tâm phàm thành tâm thánh nhân, để luôn sống chân – thiện – mỹ và bi – trí – dũng. NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
SAU 2 LẦN CHẾT LÂM SÀNG, CUỐI CÙNG MẸ TÔI ĐÃ VÃNG SINH CỰC LẠC
Tôi lớn lên trong một gia đình ba đời theo Đạo Phật ở Bến Lức, Long An. Từ nhỏ đã theo mẹ đi chùa, ăn chay, niệm Phật, đó quả là một diễm phúc lớn. Tôi pháp danh là Diệu Hòa. Còn mẹ tôi là Nguyễn Thị Ba, pháp danh Diệu Tịnh.
Từ nhỏ, mẹ tôi đã đã có niềm tin sâu sắc vào Phật A Di Đà và Quan Thế Âm Bồ Tát. Cả một cuộc đời bà sống hiền lương, luôn tinh tấn tu tập niệm Phật, cũng như giúp đỡ những người khốn khổ, hoạn nạn. Và bà cũng dạy dỗ con cái noi theo nếp sống ấy mà lớn lên thành người.
Xong dù hay niệm Phật, do không có ai hướng dẫn, nên bà vẫn không biết tới việc phát nguyện Vãng sanh. Mà yếu chỉ của Tịnh Độ Tông cầu sinh Cực Lạc, gồm 3 điều : Tín – Nguyện – Hạnh, thiếu cái nào cũng không thể Vãng Sinh.
Tín là niềm tin vững chắc vào tính chân thực của Phật A Di Đà, của cõi Cực Lạc.
Nguyện là lời nguyện, cầu cho mình sau khi qua đời, duyên trần đã hết, sẽ được Phật A Di Đà chiếu hào quang tiếp dẫn về miền Cực Lạc, mãi mãi không còn chịu khổ đau của nhân gian này nữa.
Hạnh là những phước lành do niệm Phật, tụng kinh, bố thí, phóng sinh, giúp người .v.v… làm việc thiện nào cũng đều hồi hướng cầu sinh Cực Lạc.
Tín và Hạnh, thì mẹ tôi đã thực hiện được, xong vì không có thiện tri thức khai thị, hướng dẫn, nên bà chưa biết phát nguyện thế nào cả.
Bất ngờ một ngày kia, mẹ tôi lâm bạo bệnh, lưỡi thụt vào, mắt đứng tròng, và tắt thở. Mọi người thì bắt đầu lo tang sự, mẹ tôi cũng có tuổi rồi, nên việc bà ra đi cũng không phải điều gì ngạc nhiên cả.
Nhưng không hiểu sao tôi vẫn tin chắc một điều là mẹ tôi chưa thể chết được. Khi ấy tôi quỳ trước Tam Bảo, xin được giảm tuổi thọ của mình để chia cho mẹ. Rồi tôi bỏ mặc mọi việc, chỉ chăm chăm ở bên mẹ, chí thành niệm Phật cầu mong mẹ sống lại. Tôi như quên hết thời gian, không gian, tâm tâm niệm niệm “Nam Mô A Di Đà Phật “ không ngớt, hồi hướng cho mẹ. Ấy vậy mà kì tích xuất hiện, sau 15 tiếng chết lâm sàng, mẹ tôi sống lại thật.
Tôi cũng mọi người vui sướng vỡ òa, vây quanh mẹ tôi hỏi han. Từ lúc sống lại, bà bỏ hẳn thịt cá, chỉ thuần nhất 100% ăn chay mà thôi.
Đến năm 2016, một lần nữa, mẹ tôi lại bạo bệnh, lại chết lâm sàng 15 tiếng đồng hồ. Đã có kinh nghiệm, tôi lại tới trước Tam Bảo xin được chia sẻ tuổi thọ của mình cho Mẹ, rồi tha thiết niệm Phật . Và điều kì diệu xảy ra thêm lần nữa, sau 15 tiếng, mẹ tôi đã tỉnh dậy trước sự vui mừng của tất cả mọi người mà không cần bất cứ một thứ thuốc hay sự can thiệp của y tế, bệnh viện.
Thời gian sau đó, tôi may mắn tiếp tiếp xúc với nhiều bạn đạo chuyên tu Tịnh Độ, được đọc nhiều kinh sách Phật Pháp, nên hiểu sâu hơn về giáo lý Phật dạy. Và tôi cũng không quên chia sẻ lại cho mẹ tôi.
Điểm mấu chốt nhất, đó là tôi hướng dẫn mẹ phát nguyện vãng sinh, rằng khi mãn hạn kiếp này, xin nguyện được tái sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Và đem công đức tích lũy cả đời hồi hướng cho điều nguyện ấy. Bà nghe rồi thì liền làm theo, và hàng ngày càng tinh tấn niệm Phật hơn trước.
Vào một ngày kia, tôi mơ thấy Đức Phật A Di Đà thả một đài sen xuống nhà chúng tôi. Tỉnh dậy, tôi đoán rằng mẹ tôi chắc sắp đến lúc mãn duyên. Vậy nên tôi phát nguyện đọc tụng Kinh Địa Tạng 49 ngày liên tiếp hồi hướng công đức cho mẹ, cầu cho bà được tiêu trừ nghiệp chướng, phước lành tăng trưởng, được Vãng Sinh về Cực Lạc.
Khi gần được 49 ngày tụng kinh Địa Tạng rồi, mẹ tôi báo cho tôi cùng mọi người rằng, vài hôm nữa, ngày 19/9 âm lịch, Phật A Di Đà sẽ đón bà Vãng Sinh Cực Lạc.
Đến ngày 19/09 âm lịch năm 2017, đúng vào ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát, vì được mẹ tôi báo trước, tôi mời các bạn đạo cùng đến nhà, mọi người cùng nhau đọc tụng kinh Phổ Môn và hồi hộp chờ đợi…
Quả nhiên, sau khi nghe tụng kinh được 15 phút, khi tâm trí vẫn đang minh mẫn, mẹ tôi đã bình thản ra đi với một nét mặt mãn nguyện.
Vài tiếng sau, mọi người kiểm tra thân thể, thì thấy chỉ còn đỉnh đầu là ấm nóng. Vào hôm hạ huyệt, ban đêm tôi nằm mơ thấy mẹ tôi hiện về, bà mặc một bộ đồ màu vàng sáng rực. Bà khoát tay chào tôi, nói rằng bà được về nơi Tây Phương Cực Lạc.
Trong 49 ngày sau đó. gia đình tôi giữ nghiêm không sát sanh, kể cả đám tang cũng chỉ toàn đồ chay. Lại được rất đông các sư tăng tụng niệm hồi hướng thêm cho.
Vào đêm thứ 20 sau ngày mẹ mất, tôi lại nằm mơ thấy bà hiện về. Bà nói với tôi , rằng : “Đường về Cực Lạc rất ít người, mà đường đi xuống (ác đạo) thì lại đông. Vì người đời dù niệm Phật thì cũng nhiều, nhưng lại nguyện cầu đủ thứ ở thế gian, và niệm kiểu theo phong trào, không nhất Tâm.”
Mẹ tôi còn giải thích thêm, hai lần bà chết lâm sàng, do tôi niệm Phật tha thiết, xin chia tuổi thọ cho bà, cộng thêm từ nhỏ mẹ tôi hay ăn chay niệm Phật, xong chưa biết phát nguyện Vãng Sinh, nên Phật để bà ở lại. Đến lần thứ ba, nhờ nghe tôi khai thị, bà đã buông bỏ được bám chấp vào cõi đời giả tạm này, phát nguyện Vãng Sinh, Tín Nguyện Hạnh đầy đủ nên mới được về với Phật như vậy.
Và như thế, tâm nguyện lớn lao nhất cuộc đời tôi, mong cho mẹ được về cõi Phật A Di Đà đã được viên mãn. Mong sao, mỗi người con chúng ta khi lo tròn chữ hiếu, bên cạnh việc chăm sóc, phụng dưỡng, hãy chuẩn bị hành trang cho cho cha mẹ mình có đủ Tín Hạnh Nguyện để về với Phật A Di Đà nơi Cực Lạc, vì đó mới là điều tốt đẹp nhất mà ta có thể làm được cho song thân. Còn bản thân tôi, nguyện cả cuộc đời sống trong Chánh Pháp với tâm phụng sự, tri ân, nguyện dùng Bi-Trí-Dũng để học tập, thực hành tu tập tinh tấn, mong cho mình cùng tất cả chúng sinh, mãn báo thân này, vãng sinh về Cực Lạc.
( Quang Tử – Thu Thủy, viết lại từ lời kể của Diệu Hòa)
Nguồn : nhanqua.com.vn
Kính thưa chư vị tiền bối! Xin chư vị có thể giải thích cho con biết tại sao khi con nhắn tin hay gọi điện cho Thầy của con thì con rất là rung và ớn lạnh. Gọi hay nhắn tin cho người khác thì không bị như thế, có phải là bệnh tim không hay là do con có nghiệp chướng gì? Kính mong chư vị từ bi chỉ dạy
Chào bạn Lê Kim Thúy,
Người sợ độ cao khi nghĩ đến đỉnh núi thì thấy hoảng hốt, run lạnh. Hoặc người thích ăn chua, khi nghĩ đến me tự dưng chảy nước miếng. Bạn hãy xét lại xem vị thầy này có nghiêm khắc, hay bí hiểm gì không? Và tâm bạn đối với vị thầy này thế nào? Kính trọng, e dè, sợ hãi,..? Nếu quá sợ thầy thì sự run hay thấy lạnh là phản ứng bình thường của cơ thể.
Tuy nhiên, dù là vì lý do gì thì bạn cũng phải tự mình bình tâm mình lại. Đây cũng giống như những cảm xúc bình thường khác như: hốt hoảng, run sợ, sân hận,… Bạn cần để ý điều phục tâm mình cho bình tĩnh trở lại.
Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chia sẻ về pháp môn Tịnh Độ rất hữu ích của một ca sĩ nổi tiếng tại VN.
https://www.facebook.com/hien.thien.944/videos/948249655629139
Úi mèn ui. Nghe mà tui thấy xấu hổ quá. Cô này cổ niệm Phật ngày 3 thời, mỗi thời 2 tiếng chưa tính laỵ Phật.
Để tui bớt đi “cày” để dành thời gian niệm Phật mới được. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật!
Xin các vị cho con được hỏi,vãnh sanh về Cực Lạc rồi có quay lại Ta Bà lần nào nữa ko,có ai ko quay lại Ta Bà nữa ko,nếu ko quay lại thì những nghiệp mình đã tạo ko lẽ mình ko phải trả nữa mà mất đc luôn sảo và nếu quay lại thì vẫn sẽ trả nghiệp trong quá khứ theo quy luật giống như người bình thường phải ko ạ,xin chư vị hoan hỉ cho con được rõ,con xin xám hối nếu con hỏi có gì ko nên .Nam mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Bạn Hoa Sen,
1. vãnh sanh về Cực Lạc rồi có quay lại Ta Bà lần nào nữa không, có ai không quay lại Ta Bà nữa không?
Điều này phụ thuộc vào hạnh nguyện của mỗi người. Nếu người đó phát nguyện quay lại để độ sanh thì họ sẽ quay lại, nhưng nếu họ chỉ nguyện sanh về Tịnh Độ rồi ở lại đó tu học tới đắc quả vị Phật và không trở lại ta bà, thì chắc chắn họ sẽ không trở lại.
2/ nếu không quay lại thì những nghiệp mình đã tạo không lẽ mình không phải trả nữa mà mất được luôn sao? và nếu quay lại thì vẫn sẽ trả nghiệp trong quá khứ theo quy luật giống như người bình thường phải không ạ?
Cổ đức dạy:
Sở dĩ bá thiên kiếp
Sở tác nghiệp bất vong
Nhân duyên hội ngộ thời
Quả báo hoàn tự thọ
Nghĩa là:
Dù trải qua trăm vạn ức kiếp
Nghiệp gây tạo vẫn còn nguyên
Khi nhân duyên hội đủ
Người đó phải tự gánh.
Người sanh về Tịnh Độ sẽ được mang theo nghiệp cũ và về đó họ không có duyên để tạo nghiệp vì nơi đó không có 3 đường ác, vì thế nghiệp cũ không có cơ hội để phát tác, nhưng nếu như họ phát nguyện tái lai độ sanh, thì nhân duyên để nghiệp cũ chín mùi rất có thể họ sẽ phải nhìn nhận. Điều này Phật Thích Ca cũng đã làm biểu pháp khi Ngài còn tại thế, có những nghiệp quả tử vô lượng kiếp khi Ngài tu trong nhân đạo, Ngài cũng đã phải trả.
TĐ
Quý vị xin cho con được hỏi,người giải thoát có phải là sẽ về niết bàn hay về đâu,và sẽ tồn tại dưới thân kim thân Phật hay hình tướng gì,Đức Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn còn Phật A Di Đà ở thế giới Cực Lạc ,do đâu mà có sự khác biệt vậy ạ? Con thành kính cảm ơn chư vị!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn A Di Đà Phật,
Bạn có thể tham khảo lời Phật dạy trong Kinh Đại Niết Bàn để hiểu rõ về “giải thoát-niết bàn” nhé.
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật: Bạch Thế-Tôn! Bất sanh bất diệt là giải thoát ư?
Phật nói: Phải! Bất sanh bất diệt tức là giải thoát, giải thoát như vậy tức là Như Lai.
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật: Nếu bất sanh bất diệt là giải thoát, thời tánh hư-không cũng không sanh diệt lẽ ra là Như Lai. Như tánh Như Lai tức là giải thoát.
Phật nói: Nầy Ca-Diếp! Việc ấy không phải vậy. Như tiếng hót rất thanh diệu của chim Ca-Lăng-Tần-Già cùng chim Mạng-Mạng, chừng có đồng với tiếng hót của chim quạ, chim khách chăng?
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật: Bạch Thế-Tôn! Trăm ngàn muôn lần tiếng hót của chim quạ, chim khách sánh cũng không bằng tiếng hót của chim Ca-Lăng-Tần-Già cùng chim Mạng-Mạng.
Bạch Thế-Tôn! Tiếng của chim Ca-Lăng-Tần-Già rất thanh diệu, thân cũng khác, sao đức Thế-Tôn lại đem so sánh với chim quạ, chim khách. Khác nào đem hột đình lịch sánh với núi Tu-Di. Phật sánh cùng hư-không cũng lại như vậy. Tiếng của chim Ca-Lăng-Tần-Già có thể dụ cho tiếng nói của Phật. Không thể đem dụ với tiếng của chim quạ, chim khách.
Phật khen: Hay thay! Hay thay! Nay ông khéo hiểu được pháp rất sâu khó hiểu.
Có lúc vì một nhơn duyên mà Như-Lai dẫn như không để dụ cho giải thoát. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.
(…)
Nầy Thiện nam tử! Có Niết Bàn chẳng phải là Đại Niết Bàn. Chẳng thấy Phật tánh mà dứt phiền não thời gọi là Niết Bàn chẳng phải Đại Niết Bàn. Bởi chẳng thấy Phật tánh nên không có thường, ngã, chỉ có lạc và tịnh, do đây nên dầu dứt phiền não mà chẳng được gọi là Đại Niết Bàn. Nếu thấy Phật tánh dứt phiền não thời gọi là Đại Niết Bàn, vì thấy Phật tánh nên được gọi là thường, lạc, ngã, tịnh.
Nầy Thiện nam tử ! ― Niết nghĩa là chẳng, ― Bàn nghĩa là diệt, nghĩa chẳng diệt gọi là Niết Bàn. ― Bàn lại có nghĩa là che, chẳng bị che bèn gọi là Niết Bàn. Bàn lại có nghĩa là đi đến, chẳng đi chẳng đến gọi là Niết Bàn. ― Bàn lại có nghĩa là bất định, không bất định gọi là Niết Bàn. ― Bàn lại có nghĩa là mới cũ, không mới cũ gọi là Niết Bàn. ― Bàn lại có nghĩa là chướng ngại, không chướng ngại gọi là Niết Bàn. (Trích Kinh Đại Niết Bàn – HT Thích Trí Tịnh Dịch)
Dạ con xin đa tạ thầy Trung Đạo ạ!
Vậy Thầy cho con hỏi phát nguyện tái lai độ sinh là mình phát nguyện lúc nào,lúc mình còn ở Ta bà đây khi chưa được vãng sanh,hay là khi mình về Cực Lạc rồi mình mới phát tâm nguyện quay lại Ta bà vậy ạ?
Và có phải vì mình muốn giup chúng sinh nên mình nguyện tái lai lại đây để độ sinh phải ko ạ,hay còn vì điều gì ạ
Con xin đa tạ!
A Di Đà Phật
Bạn Hoa Sen,
1. Trong các hạnh nguyện của chư Phật và Bồ tát, hạnh nguyện cao cả nhất đều là độ sanh cùng giác ngộ và giải thoát. Vì thế, khi tu học trong cõi phàm, các Ngài đều luôn lấy hạnh nguyện đó làm trọng để tiến tu. Do vậy, nếu bạn nguyện về Tịnh Độ = hội tụ chư thượng thiện nhân = chư đại Bồ tát lấy nguyện độ sanh không cùng tận, TN nghĩ bạn nên cân nhắc về hạnh nguyện của mình ngay từ lúc này. Bởi 3 yếu chỉ tu tịnh độ Tín-Nguyện-Hạnh, trong đó Nguyện không chỉ sanh về Tịnh Độ rồi ở luôn trên đó, mà Nguyện trở lại thập phương giới để tiếp dẫn chúng sanh đồng sanh Tịnh Độ. Đó mới là đại nguyện cao cả nhất.
2. Khi về tịnh độ rồi liệu có thể phát nguyện quay lại ta bà độ sanh không? Câu hỏi này TĐ lấy 1 ví dụ nhỏ để bạn quán chiếu: Một người khi từ nông thôn mong muốn ra thành phố lập nghiệp và trong tâm chỉ có 1 niệm duy nhất, bằng mọi giá ra được thành phố lập nghiệp và sẽ không bao giờ trở lại nơi mình sanh ra nữa. Theo bạn người đó có trở lại nơi mình đã đoạn tuyệt không?
TĐ
Dạ thành kính cảm ơn thầy Thiện Nhân! Xin Thầy cùng chư vị cho con được hỏi:những người nhiếp tâm niệm Phật trong 3 năm được tự tại vãng sanh sớm khi chưa hết tuổi thọ,vậy có phải những người đó đã đạt niệm Phật tam muội ko ạ.
Con xin cảm ơn!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn A Di Đà Phật
Cụm từ “tam muội” tương đối trìu tượng, vì thế TN xin chia sẻ với bạn về việc tự tại vãng sanh: Khi niệm Phật đạt đến cảnh giới nhất chân tức thấy được tự tánh Phật = tâm hành giả và tâm Phật hoà một thể, hành giả đó có thể tự tại vãng sanh về cảnh giới mình mong muốn mà không trở ngại bởi tuổi thọ dài hay ngắn.
Chúc bạn tinh tấn niệm Phật
TN
Dạ con xin đa tạ thầy Trung Đạo đã cho con được hiểu ạ! Con xin cám ơn thầy! A Di Đà Phật.
Dạ thành kính cám ơn thầy Thiện Nhân đã chỉ dạy! Con mong mọi người tinh tấn niệm Phật nhiều nhiều để ko lỡ mất đi kiếp người quý giá này.
VIDEO GHI LẠI CẢNH THÙ THẮNG CỦA MỘT NỮ CƯ SĨ TẠI GIA VIỆT NAM VÃNG SANH
https://www.youtube.com/watch?v=qfxeUPywOxA
A Di Đà Phật
Kính thưa các vị tiền bối. Nếu các Cô Chú nào có biết về những Đạo tràng, Chùa, Thiền Viện… chuyên tu pháp môn Tịnh Độ, trợ niệm cho những ai (sống trong nơi này) khi lâm chung, thì chỉ giùm con nhé ạ.
Ở Tây Ninh lớn mạnh hơn là đạo Cao Đài. Con có thấy về “Danh sách hộ niệm toàn quốc” rồi, Tây Ninh cũng có một Ban hộ niệm nhưng vì con chưa từng được nghe qua về những trường hợp hộ niệm ở Tây Ninh, nếu vị nào có biết có một Ban hộ niệm vẫn đang hoạt động thì cho con biết thêm thông tin nhé ạ. Con rất cảm ơn công đức này.
Nam Mô A Di Đà Phật
Dạ cho con hỏi gia lực có nghĩa là gì ạ ? Con xin cảm ơn !
Bạn có thể nói rõ hơn về 2 từ “gia lực” nằm trong nguyên câu văn nào không? A Di Đà Phật.
Bạn Viên Tâm Trần có nói ” Hãy thường niệm Phật, niệm Bồ Tát Quán Âm để cầu Ngài gia lực cho mình chuyển qua trường chay được dễ dàng và thuận lợi ” mình không hiểu gia lực có nghĩa là gì, mong bạn giải đáp ?
A Di Đà Phật
Chào bạn Sương Sương!
Bạn có thường nghe hai từ phù hộ không, nghĩa của hai chữ phù hộ = gia hộ = gia bị, từ gia lực có lẽ cũng gần giống nghĩa của những từ này. Người đời thường cúng bái, cầu Phật, Bồ Tát, Quỷ thần phù hộ [ban ơn, ban phước]. Người học Phật thì cầu Phật phù hộ không phải để các Ngài ban ban phước lành, mà phải dùng tâm thanh tịnh tu trì sẽ cảm ứng được Phật, Bồ Tát. Nên nhớ rằng Phật, Bồ Tát chỉ là Thầy dẫn đường, mỗi chúng sanh phải tự đốt đuốt soi đường bước đi đến bờ giải thoát.
Nam Mô A Di Đà Phật
Con xin cảm ơn cô! Nam Mô A Di Đà Phật
Con xin lỗi cô Mỹ Diệp, cô cho con hỏi ban ơn, ban phước có nghĩa là gì ạ ? Con hơi chậm hiểu mong cô thông cảm