Huyện Gia Hưng [thuộc tỉnh Chiết Giang] có một bà lão sống nhờ vào đứa con trai làm nghề bắt cua. Mỗi ngày anh ta đều bắt cua, dùng dây cỏ buộc lại rồi mang đi bán, lấy tiền ấy mua gạo, củi… các thứ về nuôi dưỡng mẹ.
Một hôm, bà lão có bệnh, bỗng lấy những sợi dây cỏ dài nuốt dần vào bụng. Nuốt hết vào rồi lại nắm lấy từng sợi, từng sợi lôi trở ra. Lôi ra hết lại nuốt trở vào, rồi lại lôi trở ra, cứ vậy mà làm mãi, khiến cho máu từ trong ruột cứ trào ra ngoài miệng. Bà lão lại nói: “Tôi nhận sự nuôi dưỡng bằng đồng tiền tạo ra bởi nghiệp ác của con trai, nên nay phải chịu quả báo như thế này. Nếu không như thế này, ngược lại e rằng còn phải chịu thống khổ nhiều hơn.”
Người đến xem rất đông, trải qua suốt nhiều ngày như vậy rồi bà lão mới chết.
- Lời bàn:
Thuở xưa, khi đức Thế Tôn đang ở thành Vương Xá, nhìn thấy một con cá lớn có nhiều đầu, mỗi đầu đều khác biệt nhau, bị mắc vào trong lưới. Đức Thế Tôn thấy vậy liền nhập Tam-muội, khởi tâm từ rồi cất tiếng gọi cá. Cá lập tức lên tiếng đáp. Đức Thế Tôn hỏi nó: “Mẹ của ngươi hiện giờ ở đâu?” Cá đáp: “Mẹ của con hiện đọa làm con trùng trong hố xí.” Đức Phật liền dạy các tỳ-kheo rằng: “Con cá lớn ấy vào thời đức Phật Ca-diếp vốn là một vị tỳ-kheo tinh thông Tam tạng kinh điển. Do tạo nghiệp ác khẩu nên phải chịu quả báo dị dạng, một thân có nhiều đầu. Người mẹ của tỳ-kheo ấy nhận sự nuôi dưỡng của ông ta, do nghiệp duyên ấy nên nay phải làm con trùng trong hố xí.”
Quán xét việc ấy ắt phải thấy rằng, việc dùng đồng tiền tạo ra bởi nghiệp xấu ác để nuôi dưỡng cha mẹ đã không phải việc người con hiếu nên làm, huống chi lại quen theo thói tục mà giết hại vật mạng dâng lên cha mẹ?
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Bỏ Sự Giết Hại
Nguyên tác Hán văn: Vạn Thiện Tiên Tư
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
NGÔN NGỮ CÓ THỂ GIẾT NGƯỜI. BẠN CÓ TIN KHÔNG?
Chậu cây bị mắng trong 30 ngày cuối cùng đã chết: Thí nghiệm kỳ lạ khiến phụ huynh giật mình
Mặc dù ngôn ngữ nhìn không thấy, sờ không được, nhưng bản thân nó là có năng lượng rất lớn. Có một thí nghiệm kỳ lạ đã chứng minh cho điều đó, khiến các bậc làm cha mẹ phải giật mình!
Ngôn ngữ có thể giết người, bạn có tin không?
Ít nhất, nó có thể giết chết một chậu hoa. Hơn nữa còn để cả thế giới chứng kiến, và thấy được ngôn ngữ có năng lượng khủng khiếp như thế nào…
Thí nghiệm kỳ lạ
Gần đây, IKEA – hãng nội thất danh tiếng của Thụy Điển đã tiến hành một thí nghiệm tại một trường học ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Thí nghiệm này ban đầu không gây nhiều chú ý, nhưng kết quả của nó đã gây chấn động thế giới.
Sau khi xem thí nghiệm này, tôi cảm thấy đặc biệt kinh ngạc, vì nó phản ánh một phương pháp gây hại tiềm năng trong xã hội hiện đại.
Chúng ta hãy cùng xem qua thí nghiệm kỳ lạ này: “Lời nói của con người rốt cuộc có năng lượng lớn như thế nào?”
Tại khuôn viên một trường học ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, IKEA đã mang tới hai chậu cây xanh.
Mặc dù ngôn ngữ nhìn không thấy, sờ không được, nhưng bản thân nó là có năng lượng rất lớn. Có một thí nghiệm kỳ lạ đã chứng minh cho điều đó, khiến các bậc làm cha mẹ phải giật mình!
Điều đáng nói là, cả hai chậu cây đều được đặt trong lồng kính, được chăm sóc nghiêm ngặt giống nhau với cùng lượng nước, phân bón và ánh sáng mặt trời.
Họ kêu gọi học sinh, sinh viên của ngôi trường này tới dọa nạt, mắng chửi, chê bai một chậu cây…
… trong khi dành những lời khen ngợi, thể hiện tình yêu thương với chậu cây còn lại.
Mọi người được khuyến khích nói chuyện với hai chậu cây trong vòng 30 ngày.
Khi bạn phóng to, bạn có thể thấy: cái chậu bên trái có dòng chữ “Cây này bị bắt nạt”.
Bên phải là “Cây này được ca ngợi”.
Họ kêu gọi học sinh, sinh viên của ngôi trường này tới dọa nạt, mắng chửi, chê bai một chậu cây, trong khi dành những lời khen ngợi, thể hiện tình yêu thương với chậu cây còn lại.
Làm thế nào để bắt nạt một cái cây?
Thí nghiệm này cũng không quá bạo lực. Cái gọi là “bắt nạt” là tiến hành “tấn công ngôn ngữ” vào cái cây đó.
Họ đã tìm rất nhiều học sinh, trước tiên ghi lại lời nói của các em và sau đó phát đi phát lại lời nói này bên “tai” của cái cây.
Những lời mắng chửi này, chính là “bạo lực bằng lời nói” vốn rất quen thuộc với chúng ta. Ví dụ như:
“Bạn là đồ bỏ đi, đồ vô dụng!”
“Bạn không xanh tươi chút nào!”
“Bạn trông giống như sắp héo đến nơi rồi”
“Bạn không được ai yêu thích, chẳng có công dụng gì!”
Họ đã tìm rất nhiều học sinh, trước tiên ghi lại lời nói của các em và sau đó phát đi phát lại lời nói này bên “tai” của cái cây.
Hai cây giống hệt nhau, nhưng nghe hai ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau mỗi ngày. Cái cây được yêu thương, ca ngợi thì được nghe những lời như này:
“Tôi thích bộ dáng của bạn lắm!”
“Tôi rất vui khi nhìn thấy bạn”
“Bạn thật sự rất đẹp!”
“Thế giới này thay đổi vì bạn”
“Bạn thật tuyệt!”
Một mặt là sự xúc phạm của bạo lực bằng lời nói, mặt khác là khen ngợi và khích lệ. Cứ như vậy, thí nghiệm này kéo dài trong 30 ngày.
Và kết quả sau 30 ngày, sự sống của hai chậu cây là khác biệt rõ rệt. Có thể nói là bất ngờ, nhưng cũng là hợp tình hợp lý:
Chậu cây bên trái bị dọa nạt trở nên héo úa, còn chậu cây bên phải được yêu thương phát triển xanh tươi.
Sau 30 ngày, chậu cây bên trái bị dọa nạt trở nên héo úa, còn chậu cây bên phải được yêu thương phát triển xanh tươi.
Điều này đủ để thấy rằng: sức mạnh của ngôn ngữ khủng khiếp như thế nào!
Ngay cả những đứa trẻ cũng nhận ra sự thật rằng: Nếu thực vật có thể bị ảnh hưởng, thì con người chắc chắn cũng sẽ tương tự! Và, thậm chí tác động còn có thể lớn hơn!
https://www.youtube.com/watch?v=Yx6UgfQreYY
Bạo lực ngôn ngữ – kẻ sát thủ vô hình
Theo thống kê: mỗi năm có khoảng 246 triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị bạo lực ngôn ngữ và bắt nạt. Nhưng bạo lực ngôn ngữ và bắt nạt không chỉ trong khuôn viên trường, nó có thể xảy ra mọi nơi ở xung quanh chúng ta.
Đôi khi, để đánh bại một người, chỉ cần nói một câu. Và nếu ngôn ngữ có thể đả thương, thì lời được nói từ miệng của người thân yêu nhất, sẽ có sức bị tàn phá lớn nhất.
“Đồ vô dụng”, “đồ vô tích sự”, “đồ ngốc”… Dưới sự tấn công bạo lực của những ngôn từ này, nhiều trẻ em đã chọn cách tự làm hại mình và tìm đến cái chết.
Theo một cuộc khảo sát, hơn 60% phạm tội vị thành niên đã bị bạo lực ngôn ngữ từ cha mẹ của họ.
Đôi khi, để đánh bại một người, chỉ cần nói một câu. Và nếu ngôn ngữ có thể đả thương, thì lời được nói từ miệng của người thân yêu nhất, sẽ có sức bị tàn phá lớn nhất. (Ảnh: Shutterstock)
Một bộ phim ngắn về giáo dục có tiêu đề “Bạo lực ngôn ngữ có hại như thế nào” đã khiến mọi người phải kinh hãi.
Sáu phạm nhân trẻ trong trại giam đã kể câu chuyện của họ:
Bố mẹ tôi ly hôn khi tôi 12 tuổi, mẹ tôi mắng tôi mỗi ngày và thường chửi tôi ‘đi chết đi’. Bố mẹ nói rằng tôi vô dụng và là đồ bỏ đi.
Cho đến bây giờ, họ chưa bao giờ khen tôi, lời mắng tôi nhiều nhất là ‘óc lợn, óc lợn, óc lợn’.
Cuối cùng, họ đã biến những ngôn ngữ này thành vũ khí của một tên tội phạm: búa, dao gọt hoa quả…
Lạm dụng tinh thần ở trẻ em là một nguyên nhân quan trọng cho những tội ác vị thành niên này.
Những đứa trẻ liên tục bị sỉ nhục, bị từ chối, châm biếm, mỉa mai và khinh miệt, tất cả đều có một lỗ hổng lớn trong trái tim, chứa đầy những linh hồn đổ nát, buộc chúng phải trút bỏ sự tổn thương và tủi nhục một cách cực đoan.
Những đứa trẻ liên tục bị sỉ nhục, bị từ chối, châm biếm, mỉa mai và khinh miệt, tất cả đều có một lỗ hổng lớn trong trái tim, chứa đầy những linh hồn đổ nát. (Ảnh: Shutterstock)
Kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Martin Teicher thuộc Đại học Y khoa Harvard cho thấy, bạo lực ngôn ngữ ảnh hưởng đến các vùng não của con người, bao gồm khu thể chai (Corpus callosum), khu Hồi hải mã (Hippocampus – một bộ phận của não trước, nằm bên trong thùy thái dương) và thùy trước trán.
Ba khu vực này chịu trách nhiệm về nhận thức, quản lý cảm xúc, suy nghĩ và ra quyết định. Do vậy, với những trẻ chịu bạo lực ngôn ngữ trong một thời gian dài, bộ não của chúng sẽ bị ảnh hưởng. Để thích nghi với môi trường thực tế, não sẽ phát triển thành cấu trúc “chế độ sinh tồn” (Surviving Mode), từ đó hình thành tính cách hèn nhát, kém cỏi. Những trẻ như vậy học hành chậm chạp, vận động tư duy kém trong cuộc sống, khiến cha mẹ càng ngày càng không hài lòng, càng chửi mắng nhiều, đó là cái vòng luẩn quẩn.
Tác động của những cảm xúc và ký ức tiêu cực đó là vô cùng lớn, khó mà tưởng tượng được. Nhưng có không ít cha mẹ, vì họ không thể kiểm soát được cảm xúc của mình, thường khiển trách và lăng mạ con cái, lại bao biện rằng ‘đó là vì tôi yêu chúng’.
Có một câu mà các bậc phụ huynh hay nói, đó là: “Đánh là thương, chửi là yêu”. Tuy nhiên, bạn nghĩ sao khi miệng nói rằng “yêu”, nhưng mặt mày thì dữ tợn đáng sợ?
Việc liên tục mạt sát bằng những ngôn ngữ tiêu cực sẽ khiến não trẻ bị tổn thương, từ đó dần dần hình thành tính cách hèn nhát, kém cỏi. (Ảnh: Shutterstock)
Cha mẹ – hãy học cách nói lời yêu thương!
Người xưa từng nói: “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời độc lạnh người sáu tháng ròng”.
Ngôn ngữ có một sự rung động mạnh mẽ. Đặc biệt là khi chúng ta nói lời tức giận hay oán giận, sẽ sinh ra các rung động tiêu cực, và hậu quả đem lại thật khó lường.
Tôn Tử cũng từng nói: “Tặng người lời nói, quý như châu báu, hại người bằng lời, hơn cả kiếm đao”.
Lời nói giống như những viên đạn nhỏ bé, vô hình bắn vào cõi sống. Mặc dù mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy từ ngữ, nhưng chúng đã trở thành một năng lượng lấp đầy căn phòng, ngôi nhà, môi trường và… lấp cả trái tim của chúng ta.
Nó cho thấy rằng ngôn ngữ đang sống, và có khả năng phá hủy.
Nhiều bậc cha mẹ sẽ truyền cảm xúc tiêu cực của họ cho con cái và khiến con trở thành nô lệ và nạn nhân của cảm xúc.
Nhiều cặp vợ chồng cũng biến cảm xúc tiêu cực thành lời nói để tấn công lẫn nhau, và theo thời gian, cả mối quan hệ gia đình rơi vào tình trạng hỗn độn.
Thay vì nói những lời độc đoán, tiêu cực ảnh hưởng đến tâm trí và cảm xúc của cả hai bên, thì hãy học cách bao dung và nói những lời yêu thương với người thân trong gia đình. (Ảnh: Shutterstock)
Vì vậy, tất cả những gì chúng ta cần làm bây giờ là thay đổi suy nghĩ và cuộc sống bằng cách thay đổi ngôn ngữ.
Thay vì nói những lời tiêu cực, độc đoán, thu hút năng lượng xấu, tại sao chúng ta không nói những lời yêu thương tốt đẹp để hấp dẫn năng lượng tích cực?
Nhà thơ người Anh Milton có một câu nói nổi tiếng trong cuốn Thiên sử “Thiên đường đã mất” (Paradise Lost) rằng:
“Trái tim ở đúng vị trí của nó, chỉ trong một niệm, thiên đường trở thành địa ngục, địa ngục biến thành thiên đường”.
Đừng đánh giá thấp một suy nghĩ nhỏ, bất kỳ “khởi tâm động niệm” nào của bạn cũng có thể thay đổi cả thế giới.
Vì vậy, để những đứa trẻ của mình ngày càng trở nên lương thiện và xuất sắc, cha mẹ hãy học cách nói lời yêu thương. Cha mẹ muốn khích lệ, đồng cảm và đồng hành cùng con, hãy kiên nhẫn và bắt đầu từ ngôn ngữ!
Hòa An (Theo ntdvn.com)
Chó mẹ kiên nhẫn chờ người tốt bụng cứu cún con bị lọt xuống rãnh sâu.
https://www.youtube.com/watch?v=zrMGzStJT2c
Phương pháp sửa đổi vận mệnh
https://www.facebook.com/quangtubaotrung/posts/128907632061544
IN HÌNH PHẬT, DANH HIỆU PHẬT LÊN ÁO, LÊN XE CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Singapore là quốc gia nhiệt đới, chúng tôi nhìn thấy ở nước nhiệt đới rất nhiều người trên phố, mặc 1 cái áo thun là được rồi, ở trên cái áo thun in hình Đức Phật, đừng có ngại in hình Đức Phật rồi, hình Đức Phật này mang đi giặt, những cái bị bẩn, e sợ phải tạo nghiệp tội, tạo nghiệp tội cũng đừng có ngại, độ chúng sanh mới cần thiết, độ chúng sanh phải ưu tiên, để cho chúng sanh trồng thiện căn trong A lại da thức mới là quan trọng,
Đức Phật nhìn thấy điều này rất hoan hỷ, bạn muốn hỏi Đức Phật con làm thế này thì có làm sao không? Nhất định Đức Phật trả lời là con làm rất đúng, con không có làm sai, là thiện tâm, giúp đỡ tất cả chúng sanh gieo trồng hạt giống Phật
Có thể in hình Phật, có thể in hình bồ tát, có thể in danh hiệu Phật Bồ Tát, bây giờ chúng ta có thể nhìn thấy, thỉnh thoảng ở trên đường nhìn thấy 1 số phương tiện giao thông, ở phía sau các phương tiện này có dán Nam Mô A Di Đà Phật, tốt à, họ là cầu sự bình an, thật sự là có bình an, điều này không phải giả, xe của họ đi đến bất kỳ chỗ nào, người ta nhìn thấy thì đã trồng được thiện căn rồi.
Trong qua khứ khi tôi còn ở Đài Loan, có nhìn thấy 1 chiếc xe taxi, 4 bên đều có dán Phật hiệu, đều dán đầy xe, tốt rất là tốt, tôi cũng rất là tán thán họ, người khác chỉ dán có 1 tấm, dán đằng trước dán đằng sau, ông ấy thì dán 4 phía.
Độ Sanh là cần Thiết, nên đem cái danh hiệu Phật này giới thiệu cho chúng sanh, nên đem A Di Đà Phật giới thiệu cho tất cả chúng sanh, không quản là họ có hiểu cái ý nghĩa này hay không, ở trong a lại da thức, có lưu vào là được rồi…
…Giống như người mở tiệm buôn, trong tiệm thờ 1 tôn tượng Phật A Di Đà, hoặc giả viết 1 câu Nam Mô A Di Đà Phật, dán ở bên cạnh bảng hiệu của bạn, người ta vừa đến cửa tiệm của bạn, trước tiên là nhìn A Di Đà Phật, trước tiên là niệm 1 câu A Di Đà Phật, tốt rồi, bạn 1 mặt buôn bán, 1 mặt là độ chúng sanh, phương pháp thực tế là rất nhiều rất nhiều, buôn bán phát tài rồi, thường xuyên đăng quảng cáo ở trên các tờ báo các tạp chí, tại sao bạn không ở trên các mục quảng cáo, đăng thêm 1 hình Phật hoặc đăng thêm 1 danh hiệu của Phật Bồ Tát? …
…Người học phật phải thường xuyên chất chứa cái tâm này, phải thường xuyên giúp đỡ tất cả chúng sanh, làm thế nào để đem phật pháp giới thiệu cho họ, trong số người đó có 1 số người sau khi nhìn thấy, họ hiếu kỳ, họ đến hỏi bạn xin bạn chỉ dạy, vậy tốt rồi, quyển sách nhỏ kết pháp duyên của bạn, hộp đĩa có thể tặng cho họ để kết duyên, họ có niềm vui, cho nên những phẩm vật nhỏ dùng để kết duyên luôn mang theo bên mình, bất luận là đi đến đâu cũng không được quên, tùy lúc mà kết duyên với họ, họ muốn biết nhiều hơn 1 chút, giới thiệu họ đi nghe kinh, những việc này chúng ta có thể nghĩ ra, chúng ta sẽ nghĩ ra, người có suy nghĩ giống như ta rất nhiều rất nhiều, có những người nghĩ ra họ sẽ làm được, có những người nghĩ ra nhưng không có năng lực để làm, tâm thì có dư nhưng không đủ lực, nhưng mà công đức đều được viên mãn.
Trích từ bài giảng Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác (Tập 255)
Hòa Thượng Tịnh Không
Xin cho phép được hỏi khi thọ trì kinh Địa Tạng, trong một thời không thể đọc hết thì có thể chia thành hai hoặc ba thời công phu, như vậy vào thời công phu thứ hai ta cứ việc mở kinh ra đọc tiếp hay phải đọc phần mở đầu như Nguyện hương, tán Phật…
Vào thời khóa cuối trong ngày xong mới đọc tiếp phần hồi hướng hay là sau mỗi thời đọc xong là hồi hướng luôn?
Với lại ngồi được khoảng 30 phút là chân bị tê thì có cách gì khắc phục được không?
Cúi xin được chỉ dạy!
A Di Đà Phật
Gửi bạn Lê Kim Thúy,
*bạn có thể chia làm 3 thời khóa để tụng kinh Địa Tạng. Mỗi thời tụng một quyển nhỏ. Nếu tụng trong ngày,có thời gian bạn nên tụng đủ theo nghi thức thì tốt hơn và sau mỗi thời đều nên niệm Phật sau đó mới hồi hướng.
*ngồi tụng kinh 30phút mà mỏi chân hoặc do bạn ngồi không đúng tư thế, hoặc do bạn vọng niệm quá nhiều. Nhưng thông thường khi ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật bạn phải trải qua sự khảo nghiệm về sự dẻo dai và sức chịu đựng của thân thể, nghĩa là bạn phải vượt qua những cơn đau thì mới tiến xa hơn được.
Muốn khắc chế bạn phải giữ tâm chảnh niệm khi tu học, và phải dũng cảm vượt qua cơn đau. Nếu không vượt qua được bạn khó tịnh hóa được thân tâm.
*trường hợp nếu quá đau, bạn có thể thực hành 1 trong 2 pháp quán sau:
– Quán hồng danh A Di Đà Phật ngay tại nơi đau, niệm niệm không ngừng. Lưu ý: chỉ chú tâm hồng danh nơi đau chứ không chú tâm vào cái đau đang khởi lên.
– Quán nơi đau đang bốc cháy, ngọn lửa từ từ lan toả ra toàn thân và thiêu cháy hết toàn thân=xả bỏ thân xác hư giả.
Bước đầu thực hành sẽ hơi khó, nhưng bạn kiên định, ắt sẽ thành tựu.
Chúc dũng mãnh và tinh tấn.
TN
Kính chào bạn Lê Kim Thúy,
Khi đọc tiếp phần kinh dang dở, bạn hãy bắt đầu phần nghi thức vào kinh như cũ, nhưng đến phần chánh kinh thì đọc tiếp phần bạn đã tạm dừng. Hồi hướng thì hồi hướng mỗi ngày cũng không sao cả.
Cơ địa mỗi người mỗi khác nên nếu có mỏi bạn có thể thay đổi thế ngồi. Hoặc bạn có thể dùng ghế nhỏ cũng không sao. Uyển chuyển trong lúc tu tập thì mới có thể dài lâu chứ không nên ép buộc thân thể mà sanh phiền não.
A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Xin cảm ơn hai vị tiền bối Thiện Nhân và Trương Thiện đã chỉ dạy.
Còn có một thắc mắc không biết có phải quy định của chùa Hoằng Pháp là các vị sư thầy đều gọi Phật tử là cô và sư thầy xưng là con. Bản thân mình rất ngại bị tổn phước khi nói chuyện với sư thầy ấy, bảo thầy đừng xưng con với mình vì mình sợ bị tổn phước vì dù cho có bằng tuổi hay nhỏ tuổi hơn thì đó cũng là đại diện cho Tăng bảo, mình rất kính trọng, mà thầy cứ xưng hô như vậy chắc mìmh hết dám nói chuyện với thầy. Thầy nói ở chùa Hoằng Pháp đều xưng hô như vậy, thật tình không biết làm sao? Chư vị nào biết rành về việc này xin một lần nữa được chỉ dạy!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Lê Kim Thúy,
Cách xưng hô như vậy là bình thường và rất đúng pháp bởi nó thể hiện sự lễ kính với chúng sanh.
Phật dạy tất cả chúng sanh là vị lai Phật, khi bạn đối diện với các vị phật tương lai mà không sanh tâm lễ kính = bạn đối với chư Phật cũng không lễ kính vậy.
Khi đối cảnh huống như vậy bạn chỉ cần giữ tâm lễ kính theo đúng nghi giới của người tại gia, giả sử: Vị Tăng xưng con với bạn = họ coi bạn như một vị Phật, ngay đó bạn phải hiểu Vị Tăng đang làm biểu pháp giúp bạn hạ thấp cái bản ngã giả tạm của mình xuống, và bạn cũng phải sanh tâm cung kính như vị Tăng đã làm vậy = đôi bên đều có phước. Nhưng nếu bạn khởi tâm bất kính nghĩ mình được trọng dụng hơn cả Tăng = bạn đang tiêu phước của chính mình.
Nhất giả lễ kính chư Phật = lễ kính và gìn giữ phật tánh của mình và chúng sanh chính là như vậy.
TN
A Di Đà Phật
Kính chào bạn Lê Kim Thúy
Trước đây thì mình không biết nhưng trong khoảng vài tháng gần đây mình có hay thấy K Thúy trên trang này, hẳn có một sự học hỏi không ngừng. Nghe qua, chắc là K Thúy đã từng đến chùa Hoằng Pháp (ở Hóc Môn) phải không ạ, vì mình đang ở nước ngoài, quê thì không xa Hóc Môn lắm, cũng có một người em gái lấy chồng về đó. Không biết Thúy quê ở đâu?chắc cũng không xa Chùa lắm hả? hy vọng mình có duyên làm bạn hữu và nhắc nhở cho nhau tiến bộ, cùng mong ước được về với Đức Di Đà 🙂
Nam Mô A Di Đà Phật
Thì ra là vậy! Không khéo suýt nữa mình đã bị rơi vào tà kiến rồi.
Còn ý “một ngày một đêm” mình nên tính như thế nào ạ?
Có phải 1 ngày= 24 tiếng + 1 đêm 12 tiếng = 36 tiếng.
1 ngày 1 đêm có phải là 36 tiếng không ạ?
Thân chào Ngọc Mai, mình sinh năm 1990. Thật ra mình lấy chồng qua Hàn đã hơn 9 năm nay, mình chưa từng đi chùa Hoằng Pháp thế nhưng ở bên Hàn do hữu duyên quen biết với Thầy Thích Tâm Hỉ là đệ tử của thượng tọa Thích Chân Tín, trụ trì chùa Hoằng Pháp. Thầy Tâm Hỉ đang sống và tu học bên này.
Chào bạn Lê Kim Thúy,
Một ngày một đêm tổng cộng có 24 tiếng, bạn cứ lấy 1 giờ sáng làm mốc rồi tuần tự đếm lên sẽ biết.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con nghĩ ý 1 ngày 1 đêm trong kinh Địa Tạng là 1 ngày rưỡi. Khi xưa học toán thì 1ngày có 24 tiếng, 1 đêm thì từ 12 giờ trưa đến 12 tối là 12 tiếng nữa. Ví dụ như con đặt chén nước trước tượng Bồ tát vào lúc 9 giờ đêm hôm nay thì sau 1 ngày 1 đêm sẽ là 9 giờ sáng mốt. Con tính như thế không biết có đúng không.
Con cũng còn thắc mắc là trong kinh Vô Lượng Thọ thì khi Pháp Tạng tỳ kheo phát nguyện khi ngài thành Phật thì chư Phật mười phương sẽ khen ngợi danh hiệu Ngài. Thế nhưng sao trong kinh Địa Tạng Bồ Tát nói về công đức khi niệm danh hiệu của các vị Phật thì không có nhắc đến danh hiệu A DI ĐÀ?
A Di Đà Phật
Chào Lê Kim Thúy!
1 ngày = 24 giờ, điều đó thì ai cũng biết rồi, và một ngày được tính từ 00 giờ đến 00 giờ, nếu viết rõ thì 1 ngày = 1 ban ngày + 1 ban đêm, nhưng vì thói quen chúng ta hay nói-viết gọn thành 1 ngày 1 đêm hoặc 1 ngày đêm. Do vậy trong Kinh Địa Tạng có đoạn “cách một ngày đêm bưng lấy uống” thì theo ý của HN là 1 ngày mà thôi, nếu đặt chén nước trước bàn Phật vào 9 giờ tối hôm trước đến 9 giờ tối hôm sau sẽ là một ngày (còn gọi gọi là một ngày một đêm/một ngày đêm).
“Trong kinh Vô Lượng Thọ thì khi Pháp Tạng tỳ kheo phát nguyện khi ngài thành Phật thì chư Phật mười phương sẽ khen ngợi danh hiệu Ngài. Thế nhưng sao trong kinh Địa Tạng Bồ Tát nói về công đức khi niệm danh hiệu của các vị Phật thì không có nhắc đến danh hiệu A DI ĐÀ?”
Chẳng phải Đức Bổn Sư đã thuyết riêng một bộ Kinh để tán thán Đức A Di Đà rồi sao, không phải thuyết một lần mà ít nhất là ba- bốn lần?!
A Di Đà Phật
Nam mô A di đà Phật.
Cha mẹ con dùng tiền xấu ác nuôi con, con tự thấy sau này có lẽ sẽ có quả báo như trên nên thấy vô cùng bối rối và sợ hãi. Mong các vị thiện tri thức giúp con hoá giải nỗi phiền não này.
Con xin thành kính cảm tạ.
Nam mô A di đà Phật.
A Di Đà Phật
Chào bạn Thanh Tịnh!
Trong phim Niệm Phật Thành Phật có Trương Thọ khi thấy cha mẹ làm nghề sát sanh gà vịt, hết lòng khuyên bảo, khi cha mẹ mất, ông đã tạt tượng Phật Di Đà ngày đêm sám hối cầu mong cha mẹ siêu thoát, nhờ vậy mà song thân của ông đã thoát khỏi địa ngục vãng sanh về đất Phật.
Những câu chuyện trên là trường hợp rất cụ thể, nhưng chắc chắn không thể đánh đồng vào mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh được, bởi mỗi chúng sanh mỗi tâm lượng khác nhau, sẽ thọ nhận quả báo khác nhau. Phận làm con- chúng ta lớn lên trong sự dưỡng dục của cha mẹ, để có tiền nuôi con, một nữa trong số đó mưu sinh bằng nghề bất thiện- nếu vì điều này mà không nhận sự cấp dưỡng của cha mẹ trong khi bản thân chưa thể nuôi sống bản thân, làm cha mẹ lo lắng phiền lòng thì thật không được rồi. Ngược lại, nếu chúng ta hưởng thụ hả hê, thấy vui sướng hài lòng với cuộc sống dựa trên những đồng tiền xấu ác kia, chắc chắn cộng nghiệp chung sẽ rất lớn. Thế nên khi chưa có thể tự lập, vẫn sống dựa vào đồng tiền cha mẹ làm ra bằng nghề bất thiện, hãy đem tâm dè dặt chớ tiêu xài hoang phí, tiền tiết kiệm được hãy đem làm việc thiện hồi hướng cho cha mẹ sớm có thể đổi nghề.
Chúng ta là người niệm Phật để có thể vãng sanh thì tịnh nghiệp tam phước phải cố gắng hành cho đầy đủ, làm được rồi còn lo sợ gì nữa.
A Di Đà Phật
A di đà Phật.
Xin cám ơn thiện tri thức Hạnh Nhân rất nhiều, đã giúp gỡ bỏ nỗi lo phiền trong con.
Nam mô A di đà Phật.
A Di Đà Phật
Thân chào Lê Kim Thúy
Tuổi đời cũng còn trẻ mà có tâm muốn tìm hiểu và học Phật nhiều, đáng khen cho Kim Thúy. Mình sinh năm 1986, cũng lấy chồng qua Mỹ hơn 6 năm rồi. Chúng ta có điểm chung đều là những người lấy chồng xa xứ và có tâm muốn học đạo. Kim Thúy có duyên và may mắn khi quen được một sư Thầy nơi mình sinh sống ở xứ xa, sẽ là một tấm gương gần tiêu biểu cho Thúy có động lực để tu tập nhiều hơn. Mình vì nghịch duyên nên khi sống với chồng- một cơ hội muốn tới Chùa cũng không được, cũng đành phải cố gắng vậy.
Chúc Thúy sẽ mau tiến bộ trên con đường tu học nhé!
Nam Mô A Di Đà Phật
Chị Ngọc Mai ơi!
Em cũng không có phúc đó ạ. Hơn 9 năm qua một mình em bên này không có người thân bạn bè. Bất đồng ngôn ngữ, những mâu thuẫn phát sinh. Em cũng không tới lui được chùa của người Việt lần nào cả, chẳng qua quen biết Thầy ấy qua facebook thôi ạ.
Gia đình em cũng như bên chồng phải nói là ác nghiệp nhiều hơn thiện nghiệp nên cuộc sống vô cùng khổ về vật chất lẫn tinh thần. Mấy năm qua, nhờ Phật với Bồ Tát gia trì nên cuộc sống đã khá hơn và ba ruột em đã biết niệm Phật. Em rất là mừng, mẹ chồng em giờ đã 76 tuổi và cũng bắt đầu tin và niệm Phật, chồng em bây giờ không la rày khi thấy em thờ Phật và hành trì.
Nhưng chồng em hơn 30 năm về trước khi đi bộ đội, ông ấy bị tai nạn bất tỉnh và chết lâm sàng gần tháng trời. Đầu ông ấy bị va chạm nhưng không ra máu, và rơi vào chết lâm sàng. Thời gian sau ông ấy tỉnh lại và có triệu chứng bị tâm thần phân liệt, ông ấy bảo có người nghe lén cài máy theo dõi ông ấy,mặc dù được bác sĩ chuyên khoa thần kinh điều trị nhưng có lúc giảm lúc không. Ông ấy mất ngủ không ngủ được dù bác sĩ cho thuốc ngủ. Mấy năm qua có bao nhiêu tiền dư dả em gửi về Việt Nam nhờ ba mẹ làm từ thiện…em cũng tu học trường chay hơn 4 năm để hóa giải bệnh tình cho ông ấy thế nhưng…lúc hết lúc không. Cũng may hai đưá con em bình thường, nhiều lúc em muồn ngã quỵ thế nhưng phải cố lên để mà trả nghiệp.
Ông ngoại em mất khoảng 50 năm nay khi đang ngoài biển khơi nỗi bão. Bà ngoại chồng em thì uống thuốc tự vẫn. Nay em nương nhờ oai thần và bổn nguyện của Địa Tạng Bồ Tát để siêu độ cho ông ngoại và bà ngoại chồng.
Em chỉ tìm hiểu qua mạng theo Kinh mà hành trì thế nhưng có lẽ do tâm em chưa thanh tịnh nên chưa có cảm ứng.
A Di Đà Phật
Chào Kim Thúy
Nghe câu chuyện của Thúy, chị cũng xin được chia sẻ với những khó khăn, thử thách mà em đã và đang phải trải qua. Đúng là khó để được làm người và để làm người cũng thật khó. Khi nói ra thì hầu hết con người chúng ta không có nỗi khổ về thân thì cũng có nỗi khổ về tâm, buồn hơn nữa khi thân tâm đều khổ. May là có duyên biết được Phật pháp mà ta biết được thế nào là tội, là nghiệp để phần nào cải thiện, tránh né và bớt buồn tủi, trách than. Chỉ buồn là bản thân chưa đủ dũng mãnh tinh tấn nên vẫn còn những chướng ngại xung quanh làm phiền não (như chị)
Khi sang nước ngoài đoàn tụ với chồng thì chị cũng sống một mình, không một người thân, nhưng gia đình chồng thì ở VN hết nên cũng tránh những va chạm không mong muốn. Cũng có những khi chị buồn và tuyệt vọng khi gây gỗ với chồng, có lần chị nhìn thấy trên phim đoạn một người phụ nữ buồn chồng, tình cờ gặp được một vị Sư cô để bày tỏ nỗi niềm và được Sư Cô ấy động viên, an ủi- lúc đó chị cũng thèm được cảm giác ấy vô cùng (được gặp gỡ, giải bày với một vị Sư). Rồi một lần khác khi có duyên tìm được trang DVCT này, lòng chị vô cùng phấn khởi và mang ơn khi lên đây có thể đọc biết nhiều bài Pháp, cũng như được sự chỉ dẫn, giải đáp… khi mình không hiểu. Nhưng có trễ so với em, từ đó đến nay chỉ vừa 2 năm và chị cũng cố gắng an chay luôn từ đó (trừ những ngày cũng ăn rau, bún trong thịt- vào những ngày đặc biệt của gia đình) thế nhưng với những cảm hóa cho gia đình thì chị chưa làm được như em: “Mấy năm qua có bao nhiêu tiền dư dả em gửi về Việt Nam nhờ ba mẹ làm từ thiện…em cũng tu học trường chay hơn 4 năm để hóa giải bệnh tình cho ông ấy” (chồng em)- thật đáng khen ngợi cho tấm lòng vì chồng của em.
Cũng như: Ba ruột, Mẹ chồng của em đã biết niệm Phật =>Em có thể cho chị biết nhờ vào những nhân duyên, hoàn cảnh như thế nào không?
Chị đỡ hơn em là không bị trở ngại với gia đình chồng, nhưng ngược lại mọi sự hành trì chị đều phải lén chồng, mong muốn có bàn thờ Phật cũng không dám nói vì chồng chị theo đạo khác. Nhưng những gì em đang phải chịu- chị thật sự đồng cảm => em cố lên nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật
Chị ơi!
Hơn 10 năm trước, em cũng chẳng biết gì về Phật pháp cả, có khi còn không tin. Thế nhưng một ngày nọ tình cờ em nghe đĩa giảng 10 công đức phóng sanh của thầy Thích Giác Nhàn, em mới hiểu phần nào, lúc còn đi học em chỉ ăn chay kì với mục đích cầu nguyện để giúp mình học tốt chứ chưa nhận thức được nhân quả. Đến khi đọc được Kinh Vu Lan em mới hiểu phần nào, mình ăn thịt chúng sanh thì chẳng khác nào ăn thịt cha mẹ người thân nhiều đời nhiều kiếp của mình. Nên từ đó em cứ ăn chay được ngày nào hay ngày đó và cố tránh sát sanh. Thế nhưng lúc đó em cũng chưa biết áp dụng một cách uyển chuyển việc ăn chay tu hành trong đời sống, còn chấp trước nhiều. Em thấy ba mẹ mỗi ngày vì tiền mà cãi nhau xung đột nhau, em rất là đau khổ thấy không giúp ích được gì cho ba mẹ, cuộc sống khó khăn thiếu thốn chồng chất. Em nghĩ thế gian này đầy tranh đấu thị phi hơn thua em rất mệt mỏi muốn có được nơi yên bình. Thế nhưng nghiệp của mình đã tạo thì dù cho có đi đâu cũng không tránh được, nhân quả luôn theo như bóng theo hình. Em có ý định xuất gia nhưng ba em không đồng ý, vậy nên em muốn đi đường tắt, lúc đó em nghĩ chưa thấu cho rằng nghiệp sát muốn hóa giải thì chỉ có phóng sanh( lúc đó em chưa biết Tịnh Độ). Em muốn có tiền để phóng sanh, để giúp đỡ ba mẹ, em được người hàng xóm giới thiệu đi chào hàng cho người Hàn quốc, em cũng đồng ý. Nói ra thật là xấu hổ nhưng em không còn sự lựa chọn nào khác. Trong thời gian trứơc khi gặp chồng em bây giờ em thành tâm khấn nguyện Quán Thế Âm Bồ Tát gia hộ cho con gặp được người có hiếu với cha mẹ, biết quan tâm cha mẹ chứ đừng bất hiếu. Xin gia hộ cho con gặp được người dư dả về kinh tế để có thể giúp con giúp ìch cho ba mẹ và lợi ích chúng sanh, giúp đỡ xã hội. Tuổi tác diện mạo không quan trọng con chỉ cần người biết tu đạo.
Và em gặp chồng em bây giờ, ông ấy lớn hơn em 22 tuổi, gương mặt không đẹp nhưng cũng không xấu và ông ấy là công nhân viên chức được vào biên chế nhà nước, ông ấy cũng nhận được trợ cấp của nhà nước vì bị chấn thương do khi đi bộ đội như em đã nói trên. Tổng cộng 1 tháng cũng khoảng 4000 đô tính cả tiền lương ông ấy làm trong trường học. Em sống cùng ba mẹ chồng, ống gửi tiền cho giúp đỡ ba mẹ em. Sau này sanh 2 đứa con rồi nên mỗi tháng chỉ cho có 400 để em tiêu vặt chứ không cho ba mẹ em nữa. Em cũng không dám xin thêm vì ông ấy cũng đã giúp nhiều rồi.
Chị biết không, em biết được pháp môn Tịnh Độ thù thắng biết được câu Phật hiệu không thể nghĩ bàn, đời này nhất định phải vãng sanh còn không sợ mình bị đọa lạc vào Tam ác đạo. Đời trước mình đã tạo quá nhiều ác nghiệp nên đời này mới bị quả báo như vậy. Phải làm sao để ba mẹ biết niệm Phật đây cho dù không được vãng sanh thì ba mẹ cũng kết được duyên lành với Phật hiệu. Vậy là em mướn ba em niệm Phật, mỗi tháng 100 đô. Ngày nào cũng niệm 10 xâu 108 hạt. Ba đồng ý niệm em cũng mừng, vậy là mỗi tháng em đều gửi cho ba như lời em và ba đã hứa( có lúc kẹt không có tiền thì dồn lại 2 đến 3 tháng gửi 1 lần, ngoài gửi cho ba em cũng gửi riêng cho mẹ để làm từ thiện nhưng không cho ba biết vì ba em tiếc tiề). Ba niệm được hơn 1 năm và thường cùng với thầy của em là vị cư sĩ tại gia đi hái thuốc nam làm từ thiện giúp đỡ mọi người cũng tương đối, nhưng trong quá trình đó ba em vẫn tạo nghiệp, mỗi lần say rượu là tạo ác khẩu. cứ như vậy thì một ngày nọ ông trúng được 2 tờ vé số độc đắc. Vậy là ông không nhận tiền của em cho nữa nhưng cũng may là cho tới giờ ông vẫn thức sớm niệm Phật, có tiền ba em cũng trích ra làm từ thiện, giúp đỡ mọi người. Cho ông bà, cô bác con cháu… Phần còn lại ba đem gửi ngân hàng, bây giờ kêu ba làm từ thiện nữa thì không chịu làm, nên em có bao nhiêu thì làm hết bấy nhiêu chứ không dám làm phiền ba vì sợ ba mang tội. Làm từ thiện mà miễn cưỡng không phát tâm không lại hiệu quả mà còn bị tác dụng ngược lại nữa, nên thôi em cũng không dám nói nữa. Chỉ khuyên ba nhớ niệm Phật, và cho đến giờ ba vẫn niệm Phật. Ba em không biết chữ, nhưng khi ba nghe qua 48 lời nguyện của đức Phật A DI ĐÀ ba hiểu và ba tin, nhưng ba lại không cầu sanh về đó😥. Em chỉ còn biết hàng ngày đem những gì mình tu học được hồi hướng cho ba mẹ cầu sang Tịnh Độ, ba chưa ăn chay được, có lúc ba thèm ăn cá, ông mua cá lốc sống về rộng để làm ăn nhưng qua ngày sau ba kêu mang đi thả, mấy ngày trước chợt thèm rắn, mua mấy con rắn về để đó, lát sau ba kêu mang thả đi không muốn ăn. Có lẽ do nhờ Phật lực gia trì nên ba vượt qua được, em rất cảm ơn Phật Bồ Tát đã gia trì. Trước khi ba trúng số, có lần em đã nguyện với Bồ Tát rằng con chỉ mong có được ngày hai bữa cơm, có được sức khỏe để tu học ; bao nhiêu tiền bạc có được con sẽ làm lợi ích chúng sanh hết. Có lẽ Bồ Tát đã giúp em lo cho ba mẹ em về vật chất để em yên tâm tu học nơi xứ người.
Còn về mẹ chồng em, vì chồng em bị như vậy nên năm nào bà cũng mua lộc nhung nấu thuốc bắc cho chồng em uống, nhiều lắm chị ạ. Em nghĩ chứng bệnh tâm thần phân liệt của chồng em cũng do một phần nguyên nhân này. Cộng thêm ăn thịt sát sanh nhiều quá, gây oán thù với chúng sanh trong vô lượng kiếp nữa, ruồi muỗi côn trùng rắn..gà, chó, bò…cá..không tha mà cứ sát hại ăn mạng. Có khuyên nhưng họ không tin, em ăn chay nhưng vẫn nấu đồ ăn cho mọi người, tiệc mặn em vẫn đi em chỉ ăn rau trái…cái gì không có dính thịt cá, còn ở nhà thì phải kiêng cữ, em đã cữ được ngũ vị tân hơn 3 tháng rồi. Rất khó ạ, vì Hàn quốc các món ăn để hành tỏi rất nhiều, nên thôi chỉ ăn rau với tàu hủ trái cây. Con trai em trường chay trong bụng mẹ bé rất lanh và sáng dạ. Thế nhưng khi được 29 tháng em đã gửi bé đi nhà trẻ, thì bé phải ăn theo ở đó. Lúc đầu mẹ chồng không vui vì em trường chay nhưng khi thấy sanh bé này ra được như thế nên bà cũng không nói gì nữa. Lúc trước chồng em không thích em niệm Phật đâu, có khi niệm Phật mà phải trốn thế nhưng em nghĩ mình niệm Phật chứ đâu có làm gì sai đâu, em niệm Phật lúc ông ấy không có nhà, hồi hướng cho ông ấy và cho đến giờ ông cũng không la rầy em nữa. Em mua trái cây về cúng Phật ổng cũng không nói gì, em không có hình Phật nên em lên mạng tải về được tấm hình Tây Phương Tam Thánh ra tiệm chụp hình rửa ra nhưng không rửa to được mà chỉ bằng gang tay à. Vậy là em lặp bàn thờ ở phòng sách, mỗi ngày vào đó niệm Phật lạy Phật. Mẹ chồng em không la rầy gì, mấy năm qua bà thấy em thực hiện như thế, em luôn làm tròn bổn phận của mình với mẹ chồng, hằng ngày hồi hướng cho bà, mẹ chồng em cũng không biết chữ, em mở mấy niệm Phật bằng tiếng Hàn trong phòng sách, đương nhiên là ai cũng có thể nghe, bao nhiêu công đức phước báo tu học, hồi hướng cho bà cùng với Phật lực gia trì, cách đây 2 tháng bà đã bắt đầu niệm Phật. Bà nói lúc còn trẻ cũng có người khuyên bà niệm Phật nhưng bà không tin, phải cho bà niệm Phật sớm thì tốt biết mấy, thấy bà nói trong sự đầy tiếc nối. Em cảm ơn Phật Bồ Tát đã gia trì cho gia đình có sự chuyển biến được như vậy. Để được như vậy đã trải qua không ít khó khăn thử thách, khóc nhiều hơn là cười, biết hi sinh bản thân mình để đem lại lợi ích cho mọi người, em đang cố gắng từng ngày, có lúc cũng bị ác nghiệp dẫn dắt, sân si cũng nỗi lên rồi lại hối hận, tự kiểm điểm lại mình là con Phật mà sao lại như vậy thì không xứng đáng, cố gắng và cố gắng từng ngày. Nhà em có 3 chị em gái nay đã trường chay hết rồi, em cũng mừng cho 2 chị.
Không phải em khoe khoang những gì mình đã làm được mà tại chị hỏi em mới nói thôi ạ. Bản thân em chưa hoàn thiện thì không thể nào khuyên người ta được, em khuyên ba mẹ ăn chay niệm Phật mà em không làm thì sẽ không ai làm, do vậy em cố gắng làm mọi người xung quanh nhìn vào họ cảm động và làm theo.
Mướn người niệm Phật, cứ ngỡ rằng chỉ có người xưa mới dám làm vậy. Không ngờ thời nay có người làm được. Xin cúi đầu hâm mộ, tán thán liên hữu. A Di Đà Phật.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/01/niem-phat-muon/
A Di Đà Phật
Thật hoan hỉ cho thời gian và công sức mà Thúy đã viết một phúc đáp với bao câu chuyện thật dài cho chị. Và chị cũng vô cùng ngưỡng mộ em, một người đã từng có chí muốn đi tu thì quả thật sự kiên trì, dũng mãnh cũng hơn hẳn những người thường như chị. Chị cần phải học hỏi thêm nhiều.
Mẹ của chị theo đạo Cao Đài, ăn chay tháng 10 ngày cũng hơn 20 năm nay, trong nhà chỉ mình Mẹ ăn, mỗi lần thấy Mẹ ăn kham khổ thì chị cứ trông cho qua nhanh để Mẹ được ăn mặn như mọi người. Một lần coi phim “Cô Ba cháo gà” xong chị thấy sợ quá, cộng thêm thịt heo lúc đó đang sợ ăn cám hóa chất, thế là thay vì bỏ ăn gà thì chị bỏ heo trong khoảng 2,3 năm gì đó, sau bị chồng nói quá nên chị ăn lại. Sau thời gian chị chuyển sang ăn chay tháng 10 ngày, khi mà chưa thấu đáo, chưa có động lực rõ ràng- những ngày ăn liên tiếp, chị cũng rất ngán, khi mang bầu lần 2- chị lại dừng (vì nghĩ muốn tẩm bổ cho đứa nhỏ- chị chưa hiểu biết được như em). Sinh con thời gian- chị tình cờ xem được đoạn của một vị Thầy “giữa nêm đồ ăn mặn rồi ăn mặn luôn và nêm đồ mặn rồi ăn chay thì cái nào tốt?” Lúc đó chị cảm thấy câu nói vô cùng sâu sắc. Thế là chị bắt đầu mở phim về đức Phật để coi, riết chị bị chồng la rầy, cấm đoán. Chị ăn chay, chồng chị tức giận phản đối kịch liệt, chị cảm thấy quá bế tắt thế là chỉ biết khóc. Sau đó vài ngày chồng chị thấy tội nghiệp mà đồng ý cho chị ăn với một vài điều kiện: Trong 3 tháng mà sức khỏe đi xuống hoặc bị xuống ký thì phải dừng lại ngay lập tức… chị đồng ý (thế nhưng trong bụng chị nghĩ dù việc ăn chay có làm chị mắc bệnh và chết sớm thì chị cũng cam lòng), may sao chị đã hết được bệnh nhức đầu khi trước đó từng bị rất nặng và chị cũng ít khi bị bệnh vặt hơn, nhờ vậy mới được ăn chay đến giờ này 🙂
Chồng chị theo đạo Thiên Chúa giáo, là một người mộ đạo, trước đây vẫn tới Nhà thờ đi lễ hàng tuần, trước khi lấy chồng chị cũng trải qua lớp học về giáo lý và lấy bằng Chứng chỉ hôn nhân, may mà chị chưa thành người Công giáo. Chồng chị sợ chị mê theo đạo Phật riết rồi sẽ có những bất đồng về đời sống hôn nhân, con cái… nói chị mê đạo Phật vậy sao còn lấy chồng làm gì, tiếc thay là khi lấy chồng rồi chị mới biết đạo.
Đêm đó trước khi ngủ chị đã nhủ thầm trong lòng “nếu như con đang đi đúng đường (học Phật) thì cho con được thấy đức Phật” quả nhiên đêm đó chị đã mơ thấy Đức A Di Đà, Quán Âm Bồ tát và một vị nữa, chắc do thần kinh yếu, chị vốn gần như mơ mỗi đêm, nhưng dẫu sao giấc mơ đó đã khiến chị xúc động đến tận vài ngày.
Rồi chị bắt đầu niệm và lạy Phật, trong khoảng 2,3 tuần là chị chỉ tập trung hồi hướng cho Ba chị, mong ông sớm giác ngộ để niệm Phật, chị cầu có ai đó chỉ cho Ba để Ba biết. Sau đó khoảng 1,2 tuần thì chị nghe Mẹ chị kể là Ba chị nằm mơ thấy bị nhiều người đuổi rượt, trong lúc đó có một người đàn ông tới kêu Ba hãy niệm Phật đi, còn đoạn sau chị không nhớ… Khi nghe Mẹ kể như vậy, chị mừng lắm, chị bắt đầu thúc giục Mẹ nhắc Ba niệm Phật nhiều hơn, nhất là trước khi ngủ để không bị ác mộng nữa (khi ngủ Ba chị hay bị đè hoặc bị đuổi rượt lắm => kêu la tùm lum). Ba niệm được chừng 1 tháng thì không niệm nữa (tất nhiên khi niệm Phật thì Ba ngủ ngon, không niệm thì lại ác mộng). Ba Mẹ chị đông con, chắc do nghiệp và đời trước không biết bố thí nên cái nghèo cứ đeo đẳng mãi vào Ba Mẹ lẫn anh-chị-em chị đến tận bây giờ, có lúc Mẹ chị muốn gục ngã.
Chị cũng nhiều lần nghĩ đến chuyện mướn Ba niệm Phật y chang như em vậy đó nhưng trong lòng cứ e ngại Ba sẽ nổi giận: tại sao giờ Ba đã già, không được con cái phụng dưỡng mà phải được mướn mới có tiền, hơn nữa bình thường Ba hay cáu gắt với Mẹ, giờ nói Ba niệm Phật thì như phải chùn bước => Ba sẽ biếng làm. Nên dù cứ hay trăn trở mà chị vẫn chưa một lần dám thử, nay nghe em kể, chị thật ngưỡng mộ và mừng cho Ba em đã sớm tiếp nhận.
Chị cũng rất tán thán sự biết đủ và làm từ thiện nhiều như em. Gia đình chị, vì những khó khăn đang chịu nên trước mắt chỉ biết lo cho cuộc sống hiện tại của mình, không làm phước bố thí được như em đâu.
Về phần chị thì chưa tới đâu, nhìn người thân đang ngó lơ với Phật chị cũng sợ lắm, nhất là Ba chị khi tuổi đã già.
Tu là phải tu tâm dưỡng tánh nhưng bản thân chị vẫn còn nhiều sân si, cũng như những lúc giận hờn với chồng là đã đốt tiêu tan bao nhiêu công đức, em đã dựa vào điều gì để vượt qua được hả em? cũng như em có thể sống hòa thuận, tròn bổn phận với chồng, gia đình chồng, khi mà cuộc sống chung, nhiều người vẫn hay xảy ra những mâu thuẫn đáng tiếc. Em thật sự bản lĩnh và đáng được noi theo.
Nam Mô A Di Đà Phật
Dạ! Xin cảm ơn liên hữu Quyết Chí Vãng Sanh đã tán thán, thế nhưng thật là hổ thẹn ạ! Chỉ tại không còn cách nào khác.
Chị Ngọc Mai ơi! Ba em cũng tự ái cao lắm, nhiều lúc ba giận và nói là không niệm Phật nữa và không cần tiền em cho, ba nói là ba có tay chân có công việc tự có thể kiếm tiền được…nhiều lắm. Những lúc như thế em gọi điện về năn nỉ xin ba” Nếu thật sự ba thương con ba lo lắng cho con thì xin ba hãy niệm Phật cho con đi, vì con không có thời gian rãnh, ba niệm Phật để Phật thay ba chăm lo cho con nơi xứ người. Con van xin ba, con không cần gì hết chỉ cần mỗi ngày ba có thể niệm Phật là con yên tâm. Nếu thật sự ba thương con bơ vơ nơi xứ người thì ba hãy gửi con cho Phật đi ba! Ba vì thương con mà niệm Phật chứ không phải vì tiền mà niệm Phật, con biết mà” Thật sự em không biết phải nói với ba nữa, mỗi lần điện về là nhắc nhở ba như vậy. Niệm lâu ngày, có hôm nữa đêm 12 giờ khuya hay 3 hoặc 4 giờ sáng là không ngủ được giống như có người gọi ba thức dậy để ba niệm Phật, cũng tập được thói quen rồi. Cũng có hôm không niệm được.
Chị ơi tất cả chỉ là phương tiện chứ không phải cứu cánh, chính bản thân người đó giác ngộ mới có thể phát tâm Bồ đề. Em không trách ba em mà tội nghiệp cho ba, vì những lúc ba tạo nghiệp thì tương lai sẽ đọa Tam Ác Đạo chịu khổ, nghĩ tới đó em càng phải ráng lên, trước hết em cố hoàn thiện bản thân mình trước rồi mới độ người thân.
Nếu ai mà đoạn được tham sân si thì đã là bậc giác ngộ rồi, em cũng còn tham còn sân si cho nên phải ráng tu học để giảm bớt nó để chuyển hóa những điều này không phải một vài tháng mà làm được, có người vài năm hoặc cả đời cũng không chuyển hóa được. Về chuyện vợ chồng cãi nhau thì em cũng có thế nhưng chồng em lớn tuổi hơn em ông ấy đáng tuổi ba mẹ em nên nếu em cãi lộn với ông ấy chẳng khác nào cãi nhau với ba mẹ mình vậy là mang tội bất kính với người lớn cho nên thôi không cãi nữa. Hơn nữa ông ấy là ân nhân của gia đình em mà sao em lại có thể cãi nhau với ân nhân của mình được và điều đáng nói có lúc ông ấy là bệnh nhân tâm thần mà, ai lại đi cãi lộn với bệnh nhân tâm thần. Nghĩ vậy nên thôi, những lúc ông ấy lơn cơn thịnh nộ em quán từ bi vì ông ấy nỗi sân chưỡi mắng em thì ông ấy sẽ bị đọa ông ấy đáng thương hơn là đáng trách. Chị biết không, bất đồng ngôn ngữ và khác biệt về văn hóa thì xung đột với mẹ chồng và chồng là điều không tránh khỏi, thế nhưng sau này mình biết suy nghĩ thấu đáo một chút và kiềm chế lại. Mình đã lớn rồi chứ đâu còn nhỏ nữa mà hờn dỗi, đời vô thường sống nay nhưng biết ngày mai mình có còn hay không chị ạ.
Em không biết gì nhiều nếu có thể xin chư vị tiền bối trên đây giải chỉ dạy tiếp.
Cố lên chị ạ! Tu là sửa những cái sai lầm trong quá khứ và phát triển cái thiện đang nảy mầm. Chị cũng đừng buồn đừng day dứt nữa, hãy cố giữ tâm thanh tịnh, trong nhà Phật có cầu sẽ có ứng. Em tin là chị sẽ làm được
A Di Đà Phật
Gửi Kim Thúy
Thời gian này chồng chị còn trong thời gian ở nhà vì dịch bịnh nên chị không có nhiều thời gian để coi hay viết nhiều trên điện thoại được ak.
Cảm ơn em nhiều vì khi đọc phúc đáp của em xong, khiến chị thấy mình thật nhỏ bé và cảm thấy nể phục trước một người em nhỏ tuổi hơn nhưng suy nghĩ được thấu đáo và làm được những điều mà chị còn chưa nghĩ được nữa, chị sẽ nhờ đó mà cố gắng hơn trong những việc mà chị đang thất bại.
Chồng chị cũng lớn tuổi hơn chị nhiều, mà tính chị thì hay tự ái, thế là mỗi lần giận nhau đã kéo theo nhiều hệ lụy (buồn bực, khó ngủ…) mà đến nay chị vẫn chưa khắc phục được, đúng là cái bản ngã nó quá nhiều mà.
Em lo cho Ba em nhiều, vậy chắc là Mẹ em cũng hiểu đạo và hạnh trì được Phật pháp, 2 chị của em cũng đã trường chay- thật tốt biết bao. Người thân của chị, gia đình chị- nhiều khi cũng vì hoàn cảnh, vì túng thiếu mà nghiệp càng trở nên nặng, không nghe, không tin Phật, không ăn chay được, nghĩ mà đau lòng. Nhân đây em có thể kể về nhân duyên trường chay của 2 người chị của em được không?
Nam Mô A Di Đà Phật
Chị Mai ơi!
Chị Hai em sinh năm 1982, từ nhỏ chị đã bị chứng bệnh phong ngứa tổ đĩa. Hễ ăn trúng cái gì là bị ngứa, điều trị ở da liễu chỉ thuyên giảm chứ không dứt hoàn toàn. Năm 18 tuổi chị được gả cho người ở làng dưới, cách nhà em cũng không xa. Thế nhưng ba mẹ chồng chị Hai khinh khi ra mặt, không thương yêu gì, nhà bên chồng anh em lại đông, phải quán xuyến việc nhà cơm nước, có lúc bị bắt phải đi ruộng nhưng vì chân của chị vốn dễ bị dị ứng với thuốc sâu trong nước ruộng nên bệnh tình tái phát, đã vậy bên chồng không lo thuốc men hỏi han, chị rất là đau khổ. Do khi mang thai mà không biết nên khi nấu cơm, chị bê nồi cơm rất là to đặt lên bếp và bị sẩy thai. Thế nhưng ba mẹ chồng không thương tiếc mà còn đỗ lỗi tại chị. Đến một ngày hai chân của chị bị trở nên nặng mà bên chồng không ngó tớ, chị đã về nhà ba mẹ em cho đến giờ, trong thời gian về nhà em chữa trị thì bên ba mẹ chồng cũng chẳng hề quan tâm hỏi han, không một lần lên nhà em nói chuyện. Vì khi kết hôn không có giấy đăng kí nên coi như là đã chia tay vậy. Lúc đó chị Hai cũng như em, chưa biềt gì về Phật Pháp và nhân quả, chị về nhà ba mẹ ruột ở thì đương nhiên là bị lời dị nghị của hàng xóm càng làm cho ba em không vui, chị cũng muốn hi sinh cho gia đình, chị cũng muốn đi lấy chồng nước ngoài như bao người để giúp đỡ ba mẹ, để lo cho em ăn học như bao người, vì chị nghĩ dù sao chị cũng lỡ một lần rồi, có gì cũng không tiếc. Thế nhưng người ta ghanh ghét nên không muốn giới thiệu cho chị Hai, chị cũng rất buồn. Chị bắt đầu ăn chay kì để cầu duyên tốt, và cứ ăn như vậy cho tời khi em lấy chồng được 2 năm thì chị đã ăn được chay trường, kết hợp dùng thuốc bắc nên bệnh của chị hầu như đã khỏi hẳn, chị lại tăng căng rất nhiều, giờ chị hiểu ra là không cầu duyên tốt nữa mà là giúp chị tu hành để chuyển nghiệp.
Còn chị Tư em thì có gia đình nhưng cuộc sống cũng không dư dả, chị vốn bản tính hiền lương nhưng không tin sát sanh là tội, thế nhưng mỗi lần về thăm ba mẹ là được mẹ với chị Hai khuyên bảo từ từ chị Tư cũng nghe phần nào, chị ăn chay kì 10 ngày, đến khi hơn 2 năm trước chị bị viêm âm đạo không biết có nặng không mà làm chị biết sợ và chị phát nguyện nếu ăn chay trường được sẽ ăn luôn, vậy là cho đến giờ chị khỏi bệnh và mỗi ngày đọc chú Đại Bi và lễ 108 lạy A DI ĐÀ PHẬT cầu sanh Tịnh Độ. Chị rất tin Tịnh Độ, phải nói là chị ấy có thiện căn.
Mẹ em thì chay kì mỗi tháng 10 ngày, mỗi khi ba em không niệm Phật thì mẹ năn nỉ ba, khuyên ba cố gắng niệm Phật. Mẹ em chịu nhiều khổ cực và thiệt thòi rất nhiều. Anh ba em thì đi theo tàu đánh cá khi mới hơn 15 tuổi, hơn 15 năm sống ngoài biển, không biết đã sát biết bao nhiêu loài thủy tộc, có lẽ do nghiệp sát quá nặng nên chị dâu em khi mang thai 3 lần đều bị chết lưu, được vị thầy của ba mẹ khuyên bảo, anh ấy sám hối, làm từ thiện, niệm Phật, phónh sanh..nên lần sau đã giữ được đứa bé, nhưng mà nó hay bị ốm vặt và kén ăn lắm. Thời gian sau, khi mang thai lần này, nghe lời em khuyên chị dâu trường chay và niệm ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT trong 7 ngày liên tục, niệm Phật. Đứa bé sanh ra là con trai, đẹp và lanh nhưng thời gian sau chị không ăn chay nữa nên nó cũng bị ảnh hưởng, nghiệp sát còn tồn động quá nhiều mà lại không lo trả nghiệp. Anh ba hay lớn tiếng cãi nhau với ba mẹ em làm cho ba mẹ buồn. Tại nhà em sát nghiệp quá nặng chị ạ.
A Di Đà Phật
Kim Thúy mến!
Đúng là trong nhà Phật có câu “có cầu có ứng”, cộng thêm sự thành tâm thì chị đã nghe bao nhiêu đã thành, tiếc là người thân của chị không đủ duyên/ chưa tới duyên nên chưa thể tin nghe, có những người chị còn chưa thể mở miệng mà nhắc tới vì sợ đôi khi họ sẽ bị tội.
Gia đình của em dẫu sao cũng hơn 80% đã thấu suốt và một tâm học đạo, thật đáng mừng và kính nể. Mẹ của chị cũng như Mẹ em vậy, sống khổ sở và chịu rất nhiều thiệt thòi. Gia đình chị chắc do nghiệp nặng từ nhiều đời trước nên kiếp này từ từ lớn đến người nhỏ đều không được hạnh phúc, mỗi gia đình không vì chuyện này thì có chuyện nọ, có một lần nghe chị mà tránh được lỗi lầm lớn, lần đó mọi người chắc cũng nghĩ trong lòng “may là đã hành theo đạo lý nhà Phật” nhưng sau này khi cái nghèo vây quanh thì lại nghĩ “không có tiền, không được gì cả” thật sự chị vừa lo cho chị vừa lo cho toàn thể người thân. Gần đây nhờ nói chuyện cùng em đã giúp cho chị biết thêm những câu chuyện, những tấm gương khiến cho chị phải cố gắng, chị đang nhủ trong lòng trong thời gian sắp tới sẽ ráng hành siêng năng hơn để giúp bản thân chị cũng như người thân sớm giác ngộ Phật pháp mà giảm bớt nghiệp của mình. Chị thành thật cảm ơn em nhiều nhe.
Nam Mô A Di Đà Phật
Chị ơi! Trong cuộc sống hằng ngày vẫn còn rất nhiều gian nan thử thách, chỉ mong sao em không bị thối tâm Bồ Đề, tất cả đều vô thường nên tâm cũng vô thường. Chúc chị và gia đình được an vui hạnh phúc.
A Di Đà Phật
Chị cũng chúc em vậy. Mình sẽ làm bạn đạo của nhau. Nếu có gì cần chia sẻ hoặc có được những bài học, kinh nghiệm… hay về đạo, mình cũng chia sẻ cho nhau nhe 🙂