Trong khi hoạn nạn mà phát tâm niệm Phật ắt sẽ có linh ứng lạ lùng. Tuy khắp nơi giặc giã, cả làng tật dịch mà cầu Phật gia hộ cho thì một người niệm, một người an, trăm người niệm, trăm người an. Không phải là Phật có lòng riêng tư, lúc nào ngài cũng ở trong ánh sáng bình đẳng, vô tâm ứng hiện. Vì cớ sao? Vì động niệm ra tiếng thì cảm được quang minh của Phật chiếu trên đỉnh đầu mình, tự nhiên niệm niệm đầy đủ, niệm niệm bền chắc, niệm niệm dài lâu, được quang minh của Phật gia bị, thiện thần ủng hộ, tự có thể lìa nạn. Chớ nên thay đổi niệm.
Lúc lâm chung nếu có thể niệm lớn thì niệm lớn tiếng, chỉ có thể niệm nhỏ tiếng thì niệm nhỏ tiếng. Hoặc nếu như niệm lớn, niệm nhỏ cũng đều chẳng nổi thì hãy đem bốn chữ [Phật hiệu] thầm nhớ trong lòng, chớ để quên mất. Người hầu hạ chung quanh nên luôn luôn dùng bốn chữ ấy để nhắc nhở, cảnh tỉnh. Phải biết là trăm kiếp, ngàn đời ta bị lạc lối toàn là do lúc ấy chẳng giữ được một niệm phân minh. Vì sao vậy? Luân hồi sáu nẻo đều là do một niệm làm chủ. Nếu một niệm chuyên chú nơi Phật thì dù thân xác tan hoại, thần thức vẫn chẳng tán loạn, liền nương theo một niệm mà vãng sanh Tịnh Ðộ vậy!
Than ôi! Chỉ cốt phải nhớ bốn chữ A Di Ðà Phật đừng quên!
- Nhận định:
Miệng niệm tai nghe, tâm niệm tâm nghe, thần thức niệm thần thức nghe chính là bí quyết niệm Phật gồm mười hai chữ của Ðại Sư.
Xin hãy thực hành tai nghe từ miệng niệm sao cho rành rẽ phân minh, chẳng tán loạn, chẳng hôn trầm thì đó là cảnh giới bất loạn. Tạm đạt được mức chí tâm niệm và nghe thì là đã thâu nhiếp sáu căn. Còn nếu đạt đến mức thần thức niệm thần thức nghe thì chẳng phải là Tịch đến cùng tột, Chiếu đến cùng tột hay sao?
Chỉ niệm bốn chữ vì dễ thành một phiến; nhưng ở chỗ bẩn thỉu và lúc đại tiểu tiện thì chỉ nên niệm thầm hoặc tâm niệm. Niệm ra tiếng là chẳng cung kính. Lúc đàn bà sanh nở nên niệm rõ ra tiếng vì niệm thầm thì do tâm lực ít nên cảm ứng cũng nhỏ, hoặc đến nỗi do nín hơi nên mắc bịnh vậy!
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Trích yếu sách Bốn Mươi Tám Pháp Niệm Phật của đại sư Diệu Không đời Thanh
Nam Mô A Di Đà Phật! Quá hay rồi con xin khắc ghi lời dạy của Phật Hiền Thánh Tăng, hơi thở cuối cùng là Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật,
Sau khi con xem xong video này, tín căn tăng trưởng mà niệm Phật chuyên cần hơn. Địa ngục thực sự có và pháp môn niệm Phật thật là cứu cánh duy nhất cho chúng sinh thời hiện tại. Kính gửi các liên hữu đường link video bên dưới, chúng ta cùng sách tấn nhau tu tập để đồng sinh về thế giới Cực Lạc khi hết báo thân này.
A Di Đà Phật
Link video:
https://www.youtube.com/watch?v=BEemQVrg18U
Đây là phần đối thoại sơ lược giữa Lý Thế Dân (Vua Đường Thái Tông) và Thầy Trịnh (Tể Tướng Ngụy Trưng):
Cái đại nạn này lớn tới mức độ nào? Rất thảm, rất thảm mà.
Hiện nay người trong thế giới này phải làm sao? Làm sao giúp đỡ họ? Thảm tới mức toàn thân kích động, cái thế giới này sao lại thảm thế, rất thảm, rất thảm mà, rất thảm, rất thảm.
Vậy Lý Thế Dân à! Bây giờ chúng tôi phải làm sao để chúng sanh quay đầu nhanh chóng? Hoằng Pháp, Hoằng Pháp.
Vấn đề bây giờ là tâm người gấp gáp không có cách nào thì làm sao? Tăng tốc độ!
Bằng phương pháp nào? Phải làm phương pháp nào để Hoằng Pháp, cái chính dễ nhất mà hiệu quả là gì? Niệm Phật.
Người không tin Phật thì sao?
Chúng sinh ngu si, Niệm Phật là tốt nhất. Tôi nói mọi người nghe, cái thế giới này chỉ có thể là niệm Phật, tu cái gì khác nữa đều không kịp nữa rồi, không kịp nữa, các người không kịp nữa, mau mau niệm Phật, thực sự không kịp nữa rồi, nhanh được phải nhanh lên, niệm Phật. Tôi cầu xin mọi người hãy niệm Phật đi, mỗi người đều phải niệm Phật, mỗi người phải niệm, niệm Phật, chỉ có cách niệm Phật.
Chúng sanh hiện nay chỉ cầu danh văn lợi dưỡng, tranh tài sản tài phú, họ không biết, đều là giả, ông xem Lý Thế Dân tôi một đời Minh Quân, đã biến thành như thế này, mọi người xem, hôm nay tôi muốn mọi người xem thấy, tôi còn phải niệm Phật, các ông vẫn chưa niệm, một đời Minh Quân như tôi đều đã Niệm Phật rồi, các người sao còn chưa lo niệm.
Người ngày nay rất khó độ, khó độ, quá khó độ rồi, cái thế giới này đều loạn rồi. Tôi vừa xem thì cái gì đây? Đây là cái thế giới điên loạn gì vậy? Không cần lưu luyến, điên đảo, đúng là điên đảo, không được lưu luyến. Bởi vậy tôi không còn lưu luyến, nên tôi rất muốn nhanh chóng đến Thế Giới Cực Lạc, rời khỏi cái thế gian này đi, đều phải đi, đưa Hoàng Hậu (tức Cư Sĩ Tăng Mẫn hiện tại) đi theo, đừng lưu luyến, yên tâm, cô ấy thừa sức thành Phật, vì quá yêu ông chồng, đời này phải thành Phật, cô ấy có thể, ông phải bỏ tình chấp của cô ấy, điên đảo, mê hoặc, ngốc, ngốc, quá là ngốc.
Ông tin Phật sao đọa địa ngục? Sao đọa địa ngục vậy? Tôi đã tạo nghiệp địa ngục, giết người quá nhiều, cả người Trung Quốc lẫn ngoại quốc.
Đường Huyền Trang biết chứ, ông ấy lúc đó là Quốc Sư? Đúng, Đường Huyền Trang, ông ấy là Quốc Sư của ta.
Đường Huyền Trang hiện ông ấy đang ở đâu? Ông ấy hiện đang ở Thế Giới Cực Lạc!
Đến Thế Giới Cực Lạc thành Phật chưa? Đã thành rồi.
Sao ông không tìm ông ta nhờ ông ta độ cho ông? Tại sao lại tìm tôi (Thầy Trịnh)? Nhân duyên của tôi và ông mới gọi là lớn. Nói xem chúng ta là nhân duyên gì? Ông là thừa tướng của ta, tể tướng, ông là tể tướng của ta, thời đó có vị gọi là Ngụy Trưng, ông chính là Ngụy Trưng, ông chính là Ngụy Trưng, ông là Ngụy Trưng mà ông không biết sao? Thừa tướng của ta, ta là hoàng đế của ông, ông là Ngụy Trưng, ông khuyên ta không nên giết nhiều người nhưng ta lại chấp mê bất ngộ, tể tướng tốt của ta, tại sao ta lại giết nhiều người thế nầy? Minh Quân thì đã là sao, giết người chính là tội.
Lúc bấy giờ Đường Huyền Trang là Quốc Sư của ông nay đã thành Phật, sao ông không đến thế giới Cực Lạc? Thế giới Cực Lạc, tôi không đến được, đi không được.
Lão Pháp Sư Tịnh Không giảng kinh ở đây 24/24, ông hiểu không? Hiểu chứ…
Hiện nay đều là danh lợi làm tôi đau đầu, thương xót, đó đều là giả cả, không phải tranh những thứ đó làm gì, lãng phí thời gian, giả nhiều, cũng không trách được, thế giới này cái gì cũng giả, giả hết mà, ông nói phải giả không, ông nghĩ thực có tốt? Thế thì Phật Bồ Tát không sốt ruột như vậy. Phật Bồ Tát gấp hơn ông, Phật Bồ Tát sốt ruột. Tôi cũng vậy, làm tùy duyên, cũng là làm việc tốt, ông làm thì tốt rồi, vị Pháp Sư Tịnh Không, Tịnh Không Pháp Sư cũng là Ân Sư của tôi (Thầy Trịnh), ông biết mà?
Tôi biết, tôi (Vua Đường Thái Tông) rất thích Pháp Sư Tịnh Không, tôi thấy ông ấy làm tốt. Hòa Thượng Tịnh Không (và những ai khuyên chúng ta niệm Phật) là tốt, không có người thứ hai, không được tin người thứ hai, chắc chắn là không rồi, đừng nên tiếp xúc duyên bên ngoài, chỉ tin Pháp Sư Tịnh Không, Tịnh Không Pháp Sư tốt, thực sự tốt, Người vô cùng tốt. Chúng sanh thế gian ác nghiệp đều đến cùng tận rồi, sát đạo dâm vọng tới đều cùng tận, cùng tận rồi, đều tạo nghiệp, vì cái thế gian này tạo nghiệp quá nặng. Toàn bộ cộng nghiệp quá nặng, đều tạo nghiệp địa ngục, trời đất ơi. Tôi vừa xem qua thì tất cả đều là nghiệp địa ngục, nói xem có ai không tạo, vậy mới nói nếu không cố gắng niệm Phật, không đến Thế Giới Cực Lạc được thì sẽ đọa địa ngục, thập bát giới lục đạo không tính, chỉ có hai con đường, nói cũng không tin, họ còn nghĩ có thể được về cõi người, cũng có thể lên được cõi trời, tự tưởng rằng mình có thể lên trời được, làm gì tốt được như vậy, đều là nghiệp địa ngục, đều là địa ngục, trong lòng tôi rất rõ.
Vậy phải làm sao? Thức tỉnh một người cũng là làm? Không tỉnh đâu! Pháp Sư Tịnh Không cũng nói rồi, người hiện nay có 2 con đường là địa ngục hoặc Thế Giới Cực Lạc, ai tin đâu, nghĩ lời nói đó là giả. Pháp Sư là chân tâm, chỉ có lời Pháp Sư mới là chân tâm, các ông còn muốn tin ai? Có một số ngu muội đi tin cái này cái nọ, cả thế giới nghe tôi, tin một mình Pháp Sư Tịnh Không thôi, Pháp sư Tịnh Không giảng là sự thật, còn lại giả hết, tin cái khác xem như xong, lãng phí thời gian…
Bài pháp rất hay. Cảm ơn bạn đã chia sẻ video. Chỉ thắc mắc làm thế nào mà vị vua đang chịu hành hình ở địa ngục vô gián sao có thể về lại dương gian nhỉ? Giống như người tù chung thân thì sao có thể về thăm nhà ở thế gian mình?
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Chi,
Vua Lý Thế Dân được thoát khỏi Địa Ngục là nhờ lúc sinh tiền Ngài biên soạn bộ Quần Thư Trị Yếu và sau này được HT Tịnh Không cho in ra. Trong đoạn video HT Tịnh Không cũng kể có lần vua Lý Thế Dân nhập xác đến cảm ơn HT vì nhờ Ngài cho in bộ sách này mà vua được thoát khỏi địa ngục.
Nhân đây xin chia sẻ với quý vị một điển tích kể về vị vua nổi tiếng này:
“Giao ước tử vong” giữa Đường Thái Tông và 390 tử tù, không một ai thất hứa
Trong chiều dài của lịch sử, Đường Thái Tông là vị hoàng đế văn võ song toàn, khoan dung độ lượng, phẩm chất đạo đức cao thượng, là một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất Trung Hoa.
Trong cuốn “Tư trị thông giám” có câu chuyện kể về khế ước giao kèo của hoàng đế Đường Thái Tông với 390 tử tù khiến hậu thế không khỏi nghiêng mình kính phục.
Tháng Chạp năm Trinh Quán thứ 7, tuyết bay lả tả khắp trời, hoàng đế Đường Thái Tông đi thị sát nhà lao của triều đình lần cuối. Đây là nơi giam giữ 390 tử tù khét tiếng. Họ là những phạm nhân tội ác tày trời, dù đã qua nhiều lần minh xét cũng không thể giảm nhẹ thêm được, họ chỉ có thể lặng lẽ chờ đợi cho đến ngày án tử thi hành.
Hoàng đế Thái Tông cho rằng, chim sắp chết ắt tiếng hót bi ai, người sắp lìa đời ắt tiếng lòng lương thiện. Vậy nên, nỗi lòng của một tử tù sắp lìa giã cõi đời cũng cần được lắng nghe, đồng cảm.
Hoàng đế Thái Tông bước đến từng phòng giam, đối diện với 390 phạm nhân đang chờ lãnh án tử mà dõng dạc lên tiếng: “Trẫm muốn hỏi các ngươi hai điều, hãy trả lời thành thực!”.
Trên gương mặt u buồn và vô vọng ấy, những đôi mắt lấp lánh đang ngước lên nhìn vị hoàng đế.
– Thứ nhất, đối với tội trạng mà Triều đình phán xét, các ngươi có ý kiến gì khác không?
– Thưa Thánh thượng, chúng tôi không hề oan, chúng tôi xin nhận tội!
– Được! Thứ hai, trẫm cho phép các ngươi được nói lên tâm nguyện cuối cùng trước khi chết.
Một phạm nhân quỳ xuống, vội vàng khấu đầu ba cái rồi ngẩng lên nghẹn ngào nói:
– Thưa Thánh thượng, tội nhân chỉ muốn về nhà thăm cha mẹ già để nói lời vĩnh biệt cuối cùng.
– Điều này… – Đường Thái Tông tỏ ra trầm tư suy ngẫm rồi đưa mắt nhìn các tù nhân khác – Còn các ngươi?
– Muôn tâu Hoàng thượng, chúng tôi cũng thế, chúng tôi cũng thế! – Các tù nhân cùng đồng thanh nói.
– Đã vậy thì trẫm và các ngươi hãy lập một “giao ước tử vong”, các người có bằng lòng không?
– Bằng lòng, bằng lòng, thưa Hoàng thượng!
– Được! Vậy trẫm cho phép các ngươi về nhà thăm cha mẹ vợ con, các ngươi sẽ không phải chịu bất cứ sự giám sát nào.
Các phạm nhân bàng hoàng nhìn nhau, dường như không dám tin vào tai mình.
Hoàng đế Thái Tông đưa mắt nhìn các tử tù một cách uy nghiêm và nói: “Nhưng các ngươi cần phải hứa sẽ quay về đầy đủ. Trước buổi trưa ngày mồng 4 tháng 9 sang năm, trẫm yêu cầu tất cả không thiếu một ai, tự giác trở lại đại lao đúng thời hạn để chịu tội và nhận bản án tử hình”.
Các tù nhân nghe xong đều long lanh nước mắt, rồi tất cả đồng thanh hô to: “Đội ơn Thánh thượng anh minh!”.
Lúc ấy, quan Thượng thư bộ hộ kiêm Đại Lý Tự Khanh là Đái Trụ bèn đến bên nhắc nhở Đường Thái Tông:
“Hoàng thượng, họ đều là phạm nhân giết người cướp của, tội ác tày trời không thể tin tưởng được, đến lúc đó không quay lại biết phải làm sao? Xin hoàng thường suy nghĩ lại”.
Hoàng đế Thái Tông vẫn kiên quyết đáp: “Dùng lòng thành để đổi lấy lòng trung, ta tin họ sẽ không bội ước sự tín nhiệm này của ta”.
***
Thời gian thấm thoắt qua đi, kỳ hẹn ngày 4 tháng 9 cuối cùng cũng đến. Tại đô thành Trường An, dân chúng từ khắp nơi lũ lượt đổ về đây như nước thuỷ triều dâng. Trong chốc lát, khu quảng trường phía trước nhà tù đã chật ních người, những đầu người lô nhô xao động, ai cũng kiễng chân lên ngó nghiêng và chờ đợi.
Đám tù nhân thập ác bất xá, liệu còn sót lại chút lương tri nào mà giữ lời hứa với hoàng thượng hay không? Hơn nữa đây lại là bản án tử hình, thật khó tin họ sẽ đến để lãnh nhận cái chết.
Nhưng kết quả thật bất ngờ, các phạm nhân lần lượt từng người từng người trở về. 1, 2, 3… 300… 380.. 388… Cuối cùng 389 người đã có mặt, chỉ còn thiếu đúng một người. Quan cai ngục vội vàng điểm danh, phát hiện tử tù vắng mặt này quê quán tại Kinh Kỳ Phù Phong, tên là Từ Phúc Lâm.
Tin loan truyền đi, không chỉ dân chúng xôn xao bàn tán, mà ngay đến những tù nhân khác cũng bất bình trong tâm: Hừ, tên Từ Phúc Lâm thật là đáng trách, sao lại lật lọng, sao lại thất tín như thế? Nếu còn cơ hội ra khỏi đây, chúng ta phải giết hắn cho hả giận!
Mọi người đưa mắt nhìn Đường Thái Tông, không hiểu vị hoàng đế trẻ tuổi này sẽ hành xử ra sao với lời hứa của mình. Đường Thái Tông nắm chặt hai tay nói: “Đợi thêm chút nữa”. Thời gian trôi qua từng khắc, nét mặt của mọi người ai nấy đều trầm tư.
Một canh giờ qua đi, phạm nhân vẫn chưa thấy quay về. Mọi người lại bắt đầu nghị luận, có lẽ Phúc Lâm này không giữ lời hứa rồi, phụ lòng tin tưởng của hoàng đế rồi…
Nửa giờ nữa lại trôi qua, vẫn không có tin tức của Từ Phúc Lâm. Mọi người lo lắng, lửa trong lòng cháy lên như thiêu như đốt, còn các tù nhân thì gầm gào như sấm dậy.
Bỗng dưng có người hét lên: “Kia rồi! Kia rồi!”.
Mọi ánh mắt dồn cả về phía tiếng bánh xe đang vọng lại. Đúng là có một chiếc xe bò từ phía xa đang đến gần, đến gần.
Rất nhanh chóng, từ trong xe bước ra một người đàn ông ốm yếu, gầy guộc, da dẻ vàng vọt. Đúng rồi, đây chính là Từ Phúc Lâm!
Thì ra trên đường trở lại Trường An, Từ Phúc Lâm mắc trọng bệnh không thể đi được, sau đành phải thuê một chiếc xe để đến, kết quả bị chậm trễ so với mọi người.
“Bây giờ làm thế nào, thưa Hoàng thượng?” – Đái Trụ hỏi.
Đám tù nhân bất giác cúi đầu, họ biết giờ tử đã điểm.
“Làm thế nào ư?”, Đường Thái Tông đưa mắt nhìn các tù nhân một lượt, rồi đột nhiên tuyên bố:
“Trẫm đại xá tất cả tù nhân, cho các khanh tự do về nhà!”.
Ngay sau lời tuyên bố của hoàng đế Thái Tông, đất trời như hoan ca, cả thành Trường An hân hoan trong niềm vui mới. Không chỉ 390 tử tù, mà tất cả dân chúng đều cảm động trước lòng nhân từ của hoàng đế Đường Thái Tông. Một bậc minh quân sáng suốt sẽ không lấy hình phạt để răn đe người phạm tội, mà lấy đức độ, khoan dung, và độ lượng để cảm hoá lòng người, khiến ngay cả những kẻ tội đồ khét tiếng nhất cũng phải rơi lệ mà nguyện ý thay đổi chính mình. Đây quả là một kỳ tích trong lịch sử phong kiến Trung Hoa.
***
Trường An một ngày gió mây đột biến, Tây vực phản loạn. Vào năm thứ 14 Trinh Quán, hoàng đế Đường Thái Tông bổ nhiệm Hầu Quân Tập làm thống soái viễn chinh quân Tây vực, thống lĩnh 15 vạn kỵ binh chinh chiến. Biết tin, 390 tù nhân năm xưa đã khảng khái hiên ngang, tự nguyện xin ra trận chiến đấu.
Dưới sự dẫn dắt của Hầu Quân Tập, họ xông pha lửa đạn, anh dũng giết giặc, cuối cùng toàn bộ đổ máu ngoài chiến trường, hy sinh oanh liệt vì giang sơn xã tắc.
Tây vực được thu phục, từ đó Đại Đường vững bước tiến vào một thời kỳ thịnh trị, ghi lại những trang vàng son trong lịch sử Trung Hoa.
(Theo NTDTV)
Cảm ơn bạn Niệm Phật đã trích 2 điển tích hay để giải thích câu hỏi. Đúng là gieo nhân nào được quả nấy nhỉ. Phóng thích tù nhân lúc sống thì khi ở địa ngục cũng được tha. Bạn có thể hoan hỉ cho xin video pháp thoại hòa thượng Tịnh Không kể về vua Đường Thái Tông không?
A Di Đà Phật.
SỐNG CHẾT KHÔNG ĐÁNG SỢ, ĐÁNG SỢ LÀ TRONG LÚC TAI NẠN CÓ NHỚ NỔI CÂU “A DI ĐÀ PHẬT” ĐỂ MÀ NIỆM HAY KHÔNG?
Cho nên sống chết không đáng sợ, cho dù chúng ta không may gặp phải tai nạn, tâm nhất định phải định, tuyệt đối không được hoảng loạn, vào lúc này là bước ngoặc quan trọng nhất, câu “A Di Đà Phật” không được quên. Có thể ở trong khoảng một sát-na này, bạn không quên Phật hiệu, bạn không hề sợ hãi, bạn nhất định được sanh Tịnh Độ. Đây là sự lựa chọn hàng đầu, sự lựa chọn thù thắng nhất, chúng ta phải biết. Ở trong tâm nếu có sự chuẩn bị này, trong mười pháp giới, chúng ta chọn pháp giới Phật. Cho nên thế pháp tuyệt đối không được có mảy may tham luyến.
Chúng tôi ở trong các buổi giảng thường xuyên kính khuyên mọi người, phải làm người tốt thì mới có thể làm Phật, làm người ác là không tương ưng rồi. Người ác là tương ưng với ba đường ác. Người tốt bắt đầu làm từ đâu vậy? Phải buông xả tự tư tự lợi, phải buông xả ái dục, phải buông xả thị dục (thị là thị hiếu), phải buông xả ý niệm khống chế đối với tất cả người, sự vật. Ý niệm còn không có thì bạn chắc chắn sẽ không có hành vi rồi. Ý niệm là mê hoặc, hành vi là tạo nghiệp. Nhất định phải buông xả hành vi chiếm hữu đối với tất cả người, sự vật thì chúng ta vãng sanh Tịnh Độ thuận buồm xuôi gió, một mảy may chướng ngại cũng không có.
Trích Thái thượng cảm ứng thiên tập 56
Lão hòa thượng TỊNH KHÔNG
A DI ĐÀ PHẬT
https://ph.tinhtong.vn/Home/TinhDoDaiKinhGiaiDienNghia
Nam mô A Di Đà Phật!
Nay con có thắc mắc mong các quý thầy giải đáp giúp ạ. Con theo pháp môn Tịnh Độ, vậy nếu đến khi con tu tập công đức đủ để vãng sanh và có ước nguyện tha thiết muốn vãng sanh ngay lập tức thì có được toại nguyện không ạ? Hay muốn vãng sanh cần chờ đến khi hết thọ mạng đã định, vì con thực sự chán ngán cuộc sống ở trên cõi đời này lắm rồi, ngày nào con cũng chỉ ao ước được đi ngay lập tức.
A Di Đà Phật. Chào liên hữu Diệu Hương,
Theo như các gương vãng sanh ở Tịnh Độ Thánh Hiền Lục thì người niệm Phật vãng sanh 3 năm rất nhiều. Lão pháp sư Tịnh Không cũng đã khẳng định rằng: nếu chịu buông bỏ muôn duyên quyết lòng niệm Phật thì chắc chắn 3 năm sẽ thành tựu. Đọc các gương vãng sanh tại Đường Về Cõi Tịnh đây cũng có nhiều trường hợp như thế. Liên hữu chịu khó đọc nhé. Chúc liên hữu sớm thành tựu đạo quả. A Di Đà Phật.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2017/10/nguoi-niem-phat-neu-that-tha-nghe-loi-that-niem-chac-chan-3-nam-duoc-vang-sanh/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2020/06/cu-ba-mu-chu-that-tha-niem-phat-sau-3-nam-tu-tai-quy-tay/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/01/cu-ba-niem-phat-1-nam-ruoi-ngoi-tu-tai-vang-sanh-video/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2017/02/nam-phat-tu-28-tuoi-niem-phat-3-nam-vang-sanh-luu-xa-loi-dep/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2019/05/mot-cu-si-tre-be-quan-niem-phat-3-nam-tu-tai-vang-sanh/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/03/be-quan-niem-phat-sau-3-nam-chac-chan-vang-sanh/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/10/be-gai-10-tuoi-niem-phat-3-nam-biet-truoc-ngay-gio-tu-tai-vang-sanh-video/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/08/chiu-buong-xuong-lao-that-niem-phat-sau-3-nam-chac-chan-vang-sanh/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/07/cu-ba-mien-cuong-niem-phat-3-nam-luc-can-lien-rong-rang-thoat-khoi-dau-thai-vang-sanh-tinh-do/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/09/chang-ngoc-that-tha-niem-phat-duoc-vang-sanh-video/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/02/ban-kho-de-vang-sanh/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/02/ba-bach-bat-quan-vang-sanh/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/12/niem-phat-1-thang-duoc-phat-a-di-da-bao-truoc-ngay-vang-sanh/
GIÁ TRỊ CỦA MỘT CÂU NÓI DỊU DÀNG
Nhiều năm về trước, có một cậu bé mồ côi tên Jim, 12 tuổi, gầy gò. Jim sống lang thang, là đầu mối của mọi trò cười và trêu chọc của mọi người sống trong thị trấn. Không ai đối xử tử tế với Jim. Những nghi ngờ của mọi vụ ăn cắp hay rắc rối đều có tên Jim đầu tiên. Cậu chỉ nhận được những lời nói cay độc, nghi ngờ. Kết quả là Jim luôn lẩn tránh những người xung quanh. Cậu càng lẩn tránh, người ta càng nghi ngờ cậu.
Tài sản duy nhất của Jim là chú chó Tige, cũng luôn khép nép và lẩn tránh mọi người như chủ nó. Jim không đối xử thô lỗ với Tige, nhưng cậu cũng luôn dùng thứ ngôn ngữ cay độc mà mọi người dùng với cậu để nói với Tige. Phần vì cậu đã quen với những ngôn ngữ đó, phần vì để trút đi mọi nỗi uất ức.
Một hôm, Jim thấy cô gái đang đi phía trước làm rơi một gói nhỏ. Cô cúi xuống nhặt thì một gói khác lại rơi khỏi tay. Jim chạy đến, nhặt hai cái gói lên đưa trả cô gái.
– Cảm ơn cậu bé, cậu thật tốt – Cô gái cười và xoa đầu Jim.
Jim hoàn toàn sốc. Đó là những lời nói tử tế đầu tiên cậu nghe thấy trong suốt 12 năm. Jim nhìn theo cô gái cho đến khi cô đi khuất.
Jim huýt sáo gọi Tige, con chó ve vẩy đuôi chạy tới bên. Cả chủ và chó đi vào rừng…
Jim ngồi xuống cạnh bờ suối và trong đầu cứ vang lên: “Cảm ơn cậu bé, cậu thật tốt”. Jim cười một mình, rồi cậu gọi: “Đến đây Tige”. Tige chạy lại ngay, Jim xoa đầu nó và nói: “Cảm ơn mày! Mày thật là tốt”.
Tige rất phấn kích và ngạc nhiên. Tai nó vểnh lên, mắt hướng về phía Jim chăm chú, đuôi vẫy lia lịa. “Đến con chó cũng thích nghe lời nói dịu dàng”. – Jim nghĩ và lôi trong túi ra một mảnh gương vỡ. Cậu bé thấy một khuôn mặt lấm lem. Jim rửa mặt thật cẩn thận. Sau đó, Jim lại nhìn vào gương. Cậu bé ngạc nhiên.
Lần đầu tiên, cậu nhìn lên cao thay vì chỉ cúi mặt như mọi khi. Một cảm giác, cũng là lần đầu tiên cậu cảm thấy: Cảm giác tự trọng.
Từ khoảnh khắc đó, cuộc đời Jim hoàn toàn thay đổi bởi quyết tâm để xứng đáng với những lời nói dịu dàng.
Ngưng một lát, nhà tỷ phú tiếp tục nói: “Thưa các bạn, tôi chính là cậu bé đó. Thị trấn nhỏ mà tôi vừa kể đến chính là thành phố này 40 năm về trước. Cái cây ở đằng kia mà quý vị có thể thấy, chính là nơi một người phụ nữ đã gieo hạt giống đầu tiên của lòng nhân hậu xuống cuộc đời tôi. Mong sao ai cũng có thể làm được như thế”.
Nguồn: Sưu tầm
A Di Đà Phật. Gửi đến tất cả đồng tu hữu duyên.
https://www.facebook.com/100051540174314/posts/115992743462064/?app=fbl
Địa chỉ tịnh thất của sư cô ở đâu vậy bạn nhỉ? A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Hạnh Nhân hữu duyên có số điện thoại của Sư Cô. Quý đồng tu nữ nào đủ duyên đến chùa tu tập xin liên lạc với Sư Cô qua số 091.743.5095 (Sư cô Đức- Lâm Đồng).
🙏
Niệm Phật Một Tháng Rưỡi Biết Trước Ngày Vãng Sanh
.
https://m.youtube.com/watch?v=zLuzAAj2kfs