Chẳng tạp là Chỉ, Chỉ là cơ sở của Ðịnh vì tạp niệm dứt thì chánh niệm hiển hiện. Tạp niệm có ba loại: một là thiện niệm, hai là ác niệm, ba là vô ký niệm (không thiện, không ác). Trừ sạch ba thứ ấy thì mới là chẳng tạp. Tâm phải vắng lặng, có vắng lặng thì thiện niệm, ác niệm mới chẳng sanh. Tâm cần phải tỉnh thức, tỉnh thức thì vô ký niệm mới chẳng sanh. Ngoài Phật không có niệm nên thường vắng lặng; trong niệm có Phật nên thường tỉnh thức.
Chẳng trụ là Quán. Quán là cốt lõi của Huệ. Một câu trước đã qua, một câu sau chưa tới, một câu hiện tại cũng chẳng trụ, phân minh rành rành nhưng bất khả đắc; tuy bất khả đắc nhưng phân minh rành rành. Nếu khi niệm Phật chẳng hôn trầm, chẳng tán loạn thì Chỉ, Quán, Ðịnh, Huệ viên thành trong mỗi niệm.
Trì giới cấm của Phật để trị thân, trì danh hiệu Phật để trị tâm. Trì lâu ngày thì tâm thuần, trì lâu ngày thì tâm rỗng không; tánh của niệm và tánh của giới chẳng có hai vậy. Khư khư trì giới chẳng để sơ xảy, khắng khít niệm Phật thì lúc lâm chung sẽ đánh nát Quỷ Môn Quan, trốn khỏi tam giới. Nếu trì giới đến mức sâu dày thì đem [công đức ấy] hồi hướng Tây Phương, ắt sanh Trung Phẩm. Nếu chưa làm được như vậy thì hãy siêng niệm Phật như cứu đầu cháy.
Phải biết rằng người niệm Phật thì tâm kẻ ấy chính là tâm từ của Phật, hành bi hạnh của Phật, phát nguyện rộng lớn tế độ chúng sanh, vì khắp hết thảy các cấu nhiễm oán triền mà sám hối, hết thảy công đức dù nhỏ nhặt hay to lớn đều hồi hướng Tây Phương. Như vậy mới là chánh nhân của Niệm Phật vậy.
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Trích yếu sách Bốn Mươi Tám Pháp Niệm Phật của đại sư Diệu Không đời Thanh
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính bạch thầy, nay con có thắc mắc mong sư thầy giải đáp giúp.
Con đang tu theo pháp môn Tịnh Độ, muốn buông bỏ hết tất cả để về cõi Tây Phuơng Cực Lạc. Và trong những thứ bắt buộc phải buông bỏ đó có giới sắc, trong đó cấm ham mê sắc hay tô điểm sắc quyến rũ người khác. Con là nữ, còn khá trẻ nên vẫn ham làm đẹp, tô son điểm phấn, ăn diện quần áo. Con có phát tâm buông bỏ hết những thứ đó, cũng đã mang những thứ đồ đó mang đi cho hết nhưng nay con lại có ý muốn làm đẹp mạnh mẽ hơn bao giờ hết, con có cảm giác giống như tâm buông bỏ của con đang mai một dần. Con đang rất phân vân ko biết nên làm thế nào, có thể đây chỉ là chuyện nhỏ với người khác nhưng với con thì khiến con rất khổ tâm. Con kính mong được sự giải đáp của quý thầy.
Nam mô A Di Đà Phật!
Chào bạn Hoàng Lam,
Mình cũng đã từng trải qua thời gian giống như bạn. Sau khi ngộ đạo, mình đem bố thí hầu hết quần áo chỉ để lại những thứ cần thiết. Nhưng sau vài năm lại thích sắm đồ mới. Ngẫm lại thấy đó là lúc tâm mình giãi đãi ít chịu nghe giảng pháp và vì vậy các thứ ngũ dục lục trần bắt đầu có cơ hội trỗi dậy. Cho nên việc thường nghe giảng kinh hay thuyết pháp của các pháp sư Tịnh Độ (như hòa thượng Tịnh Không, sư cô Thích nữ Như Lan…) rất quan trọng trong vấn đề nuôi dưỡng tâm đạo bạn ạ. Hễ không chịu nghe giảng pháp thì tâm đạo mình mỗi ngày mỗi chết dần, chết mòn và tâm yêu thích ngũ dục (tiền, sắc, danh, thực, thùy) có cơ hội phát triển nhanh trở lại.
Chúc bạn sớm nhận ra và tinh tấn niệm Phật, nghe thuyết pháp thường xuyên nhé. A Di Đà Phật.
Thân ái,
Ái Xuân
Hoàng Lam thân mến,
Hữu Minh có “chiêu” này rất hữu ích có thể giúp bạn. Đó là bạn hãy nghĩ rằng nếu mình sống giản dị là tự tích phước cho bản thân mình. Phước báu từ việc sống tiết kiệm có thể làm hành trang giúp mình “trả nợ” ở cửa ải lâm chung. Điều này quan trọng vô cùng, ắt hẳn bạn đã biết vì bạn đang tu Tịnh Độ. Những người khi lâm chung thường bị bệnh khổ hành hạ đau đớn là vì họ thiếu phước báu, có thể lúc sanh tiền họ hưởng thụ thái quá, tiêu xài hết phước của chính mình, hoặc không biết cách tu phước tích đức. Còn những người tự tại ra đi thong dong vào những ngày cuối đời là những người có phước báu rất lớn. Nếu để ý kỹ cuộc sống thường nhật của họ lúc sanh tiền ta sẽ thấy họ sống một đời rất thiểu dục tri túc (tức ít muốn biết đủ). Thường ngày mình tiết kiệm một ít trong cuộc sống tức là mình đang tích phước cho chính bản thân mình. Chúng ta chờ đến ngày 30 của cuộc đời hãy đem phước báu ấy ra xài 1 lần, vào lúc lâm chung. Nhờ có phước báu lớn mình mới có thể tỉnh táo niệm Phật đến hơi thở cuối cùng, tức sẽ về Tây Phương tịnh cảnh một cách dễ dàng ít vướng nạn. Đúng không Hoàng Lan? 🙂
A Di Đà Phật.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/08/vun-boi-phuoc-duc/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/10/nguoi-tu-dao-khong-nen-huong-thu-phuoc-bao/
Niệm Phật Có Chuyển Hết Nghiệp Bệnh Kiếp Trước Hay Không?
Thầy Thích Trúc Thái Minh
https://www.youtube.com/watch?v=T-igNvObaZA
Nam Mô A Di Đà Phật! Mình có chút thắc mắc không hiểu, nếu một người bị vong nhập rồi vong khiến làm bậy nói bậy thì tội lỗi nhân quả thế nào ạ.
Mình bị hương linh nhập họ khiến mình nói bậy làm bậy mà mình niệm Phật kềm chế lại không làm rồi hồi hướng cho họ, việc này là cũng lỗi do mình vì trước đây khi mình niệm Phật mà tâm vẫn còn đi xem tạp nhạp nên mới bị thế này.
Xin cảm ơn nhiều a.
Đừng Vì Những Lời Chỉ Trích Dèm Pha Mà Thối Thất Tâm Thiện Lành
Một thiền sinh đang ngắm nhìn dòng suối hiền hòa, bỗng nhiên trông thấy một con bò cạp rớt xuống suối. Vị thiền sinh này đưa tay vớt nó và nhẹ nhàng để nó lên mặt đất. Con bò cạp theo phản ứng tự nhiên là cong đuôi chích bất cứ ai đụng đến nó. Mặc dù bị nó chích rất đau, nhưng ông không hề tức giận, vì đã làm được một việc mà ông thích làm là cứu sống được con bò cạp.
Sau đó, ông đứng lên đi, nhưng đi được vài bước, thì ông quay lại nhìn con bò cạp, thấy nó lại té xuống suối nữa. Ông vội vàng chạy lại vớt nó, rồi cẩn thận đặt nó lên mặt đất. Lần thứ hai cũng như lần đầu, ông cũng bị nó chích nữa.
Trông thấy cảnh tượng này, một sư huynh đứng bên cạnh bực mình, nói lớn: “Con bò cạp vô ơn bạc nghĩa như vậy, cắn hoài, cứu nó làm gì cho mệt. Kệ xác nó”.
Ông thản nhiên trả lời: “Chích là thói quen của con bọ cạp, giúp nó là thói quen của tôi”. Đó chính là thói quen của lòng từ bi.
Lời bàn: Cuộc sống có rất nhiều điều không như ý muốn khiến chúng ta trở nên sống khép mình, không tin tưởng vào cuộc đời này. Nhưng ngoài kia còn đó rất nhiều điều tốt đẹp, đừng vì một vài chuyện khiến chúng ta đau khổ mà bỏ đi bản chất thiện lương của mình. Xin đừng từ bỏ tin yêu, đừng đánh mất lòng tốt và sự hào hiệp của mình ngay cả khi những người xung quanh có làm cho mình đau.
Sưu tầm.
Người biết đủ là người hạnh phúc nhất trên thế gian
Ngày nọ, có một ngư dân nằm trên bãi biển câu cá, với chiếc cần cắm trên bãi cát và sợi dây câu bồng bềnh theo những đợt sóng xanh biếc lấp lánh. Ông tận hưởng cái ấm áp của cảnh chiều tà và niềm vui khi bắt được một con cá.
Cùng lúc đó, một thương nhân đi dọc theo bờ biển để giải tỏa những căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi. Thấy người câu cá đang ngồi đó, ông quyết định tìm hiểu lí do tại sao người này có thể ngồi câu cá thay vì làm việc chăm chỉ hơn để kiếm sống cho gia đình và bản thân.
“Ông sẽ không bắt được nhiều cá bằng cách này đâu”. Vị thương gia nói
Người câu cá ngước nhìn lên, mỉm cười và nói: “Vậy tôi nên làm gì và sẽ được những gì?”
“Ông có thể kiếm cái lưới lớn hơn và sẽ bắt được nhiều cá hơn đấy”. Vị thương gia trả lời.
Người ngư dân hỏi: “Sau đó tôi sẽ được những gì?”
– Ông sẽ kiếm được nhiều tiền, ông có thể mua một con thuyền và tất nhiên sau đó sẽ bắt được nhiều cá hơn nữa.
– Rồi tôi sẽ được thêm những gì?
Người thương gia có chút khó chịu với những câu hỏi ấy: “Ông sẽ kiếm được càng nhiều tiền hơn và ông có thể mua một chiếc thuyền lớn hơn, và thuê người làm việc cho ông”.
“Thế rồi sao nữa?”- Người ngư dân điềm nhiên hỏi.
Người thương gia tức giận: “Ông không hiểu à? Ông có thể có một đội tàu đánh cá đi khắp thế giới, ông chỉ cần thuê người làm việc cho mình”.
Ngư dân lại hỏi: “Vậy cuối cùng tôi sẽ được cái gì?”
Người thương gia bấy giờ đùng đùng nổi giận, quát lớn: “Ông vẫn không hiểu sao? Là ông sẽ trở nên thật sự giàu có và không phải làm việc nữa. Ông có thể dành hết phần đời còn lại của mình để ngồi đây ngắm hoàng hôn, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, vợ con. Ông sẽ không cần phải lo lắng gì về cuộc sống nữa”.
Người ngư dân mỉm cười đôn hậu: “Vậy anh nghĩ tôi đang làm gì ngay lúc này đây? Sao tôi phải đợi làm tất cả các việc như anh nói rồi mới có thể có được những điều sau cùng đó?”
Người ngư dân ngước nhìn hoàng hôn với chiếc cần câu và làn nước xanh biếc, mỉm cười, chẳng bận tâm về bất kỳ điều gì, ông thong thả bước về ngôi nhà của mình.
Tri túc, biết đủ, trân trọng những gì đang có và hiểu rằng ta không cần phải đợi đến khi có thêm mới được hạnh phúc.
Hạnh phúc đang hiện diện ngay đây và chính tại lúc này.
Ra đời hai tay trắng,
Lìa đời trắng hai tay,
Sao mãi nhặt cho đầy,
Túi đời như mây bay…
Sưu tầm
Trong tiếng Việt có 1 từ rất kỳ diệu!
https://www.facebook.com/NasDailyVietnamese/videos/742115866301999
Người xưa nói:
“Đừng đợi đến già mới niệm Phật
Thiếu chi mồ trẻ đã qua đời”.
Vì thế, Tử Tâm tôi chân thành khuyên những người thanh thiếu niên, trong lúc khí huyết còn mạnh, sức lực chưa suy, đó là thời gian tốt nhất để tu hành. Còn người già suy yếu, rất cần phải tu hành, vì tuổi tác đã nhiều, tháng ngày rất ít, tóc bạc da nhăn, mắt mờ tai điếc, đầu cúi lưng còng, bước đi không vững, gần đất xa trời, còn chần chờ gì nữa mà không thành tâm niệm Phật!
Trích: Thư cho người em Tịnh Độ
MC Diệu Linh qua đời ở tuổi 29 sau 2 năm chiến đấu với ung thư máu
Thông tin MC Diệu Linh qua đời vào sáng nay (13/6/2020) đang khiến người thân, bạn bè và khán giả bàng hoàng. Chia sẻ với chúng tôi, đồng nghiệp của MC Diệu Linh cho biết cô đã ra đi đột ngột lúc 4h38p tại bệnh viện Bạch Mai sau thời gian dài mạnh mẽ đương đầu với căn bệnh ung thư máu quái ác.
Nguyễn Diệu Linh là MC quen thuộc của nhiều chương trình như Bản tin Thể thao – VTVCab, Ngày này năm xưa – HN1, TV Shopping, Giờ kết nối – QPVN… Cô ghi điểm trong lòng khán giả với ngoại hình tươi tắn cùng lối dẫn dắt linh hoạt, thông minh.
Đã được 1 tgian rồi em mới thủ dâm. Em vẫn mới 17 tuổi em biết đây là phát triển sinh lí nhưng em làm xong em thấy có lỗi lắm nhất là em mới coi quả báo nhưng em không kiềm được. Em muốn thực hiện những việc giúp em đêt có công đức chứ sợ nghiệp nặng quá em không biết làm sao. Xin mấy anh chị giúp em
Bạn Hùng hãy đọc bài này nhé:
Thuở xưa, ở nước Câu-thiểm-di có người tên là Ma-nhân-Đề, sinh được một cô con gái đoan trang xinh đẹp, liền đưa đến chỗ đức Phật, tự nguyện cho con mình theo Phật nâng khăn sửa túi. Đức Phật liền hỏi: “Ông cho rằng con gái ông thật xinh đẹp lắm sao?” Ma-nhân-đề đáp: “Đúng vậy, con tôi thật rất đẹp, nhìn kỹ từ đầu xuống chân không có chỗ nào là không đẹp cả.”
Đức Phật dạy: “Thật sai lầm thay cái nhìn bằng mắt thịt. Nay ta nhìn con gái ông từ đầu xuống chân, chẳng thấy có chỗ nào đẹp cả. Ông nhìn thấy trên đầu là tóc, nhưng tóc ấy cùng loại với lông, cũng không khác gì lông nơi đuôi ngựa. Bên dưới tóc là hộp sọ, nhưng sọ ấy tức là xương, nếu so với xương trong đầu lợn đã giết mổ ra, thật cũng không khác. Trong sọ là não, hình dạng nhão nhoẹt chẳng khác chất bùn, nhưng lại có mùi hôi tanh khó ngửi, nếu như đổ tràn trên đất thì ai ai cũng ghê sợ không dám giẫm đạp lên. Cặp mắt đó lại giống như hố nước, thường chảy ra nước mắt. Trong mũi đầy nước mũi, trong miệng là đờm dãi… Bên trong thân là gan thận phèo phổi hết thảy đều tanh hôi. Trong ruột già, bàng quang thì chứa đầy phẩn dơ, nước tiểu. Chân tay chẳng qua là những đốt xương, gân tủy bọc trong lớp da, phải dựa vào hơi thở vào ra mà cử động, khác nào người máy bằng gỗ, cử động được là nhờ máy móc bên trong, nếu máy móc ngừng hoạt động ắt toàn thân đều tan rã, từng chi tiết bị tháo rời, chân tay vứt ra bừa bãi… Con người mà ta nhìn thấy bất quá cũng chỉ là như vậy, có chỗ nào là đẹp?”
Trích: An Sĩ Toàn Thư – Dục Hải Hồi Cuồng
Không ngờ ở VN mình có 1 nơi đẹp và thanh tịnh như thế này. Nhìn hình mà liên tưởng như thời Phật còn tại thế ở vườn Cấp Cô Độc quá.
https://www.facebook.com/txlocuyen/photos/a.1328513870653114/1328515920652909
https://www.facebook.com/txlocuyen/photos/a.1328513870653114/1328514720653029
https://www.facebook.com/txlocuyen/photos/a.1328513870653114/1328515890652912
https://www.facebook.com/txlocuyen/photos/a.1328513870653114/1328514853986349/