Bà Ngô Thị Dòn sinh năm 1947, nguyên quán Phú Tân – An Giang. Thân phụ là cụ ông Ngô Văn Tiếu; thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Hai. Bà là chị Hai trong gia đình có bốn anh em.
Khi lên 18 tuổi bà kết hôn với ông Huỳnh Thanh Tuấn, quê ở Thốt Nốt – Cần Thơ. Vài năm sau hai vợ chồng ra riêng, về định cư tại chợ Vĩnh Trinh, mở tiệm buôn bán tạp hoá, thuộc ấp Vĩnh Lân, xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Cần Thơ. Bà sinh được ba trai, bốn gái. Ngoài buôn bán ra gia đình còn có làm thêm nghề ruộng. Tính tình bà vui vẻ, cởi mở, rộng lòng thương giúp mọi người; ăn mặc thì rất thanh đạm, bình dân.
Năm 1988, chồng của bà bị đột quỵ, vừa chuyển đến Bệnh Viện Đa Khoa Thốt Nốt thì ông qua đời, cô gái Út lúc ấy vừa mới lên năm. Đôi vai gầy phải gánh thêm trách nhiệm làm cha!
Năm 1995, bà phát tâm trường trai, cũng vào thời gian này bà có đến chùa Bửu Duyên ở An Giang để quy y, được pháp danh là Diệu Âm Bảo Ngọc.
Năm 2007, bà ngã bệnh, chạy chữa nhiều nơi. Sau đó đến Bệnh Viện Đa Khoa Cần Thơ, bác sĩ ở đây chẩn đoán là “viêm gan siêu vi B”. Người nhà vẫn chưa an tâm nên đã đưa bà ra Bệnh Viện 115 ở Sài Gòn, thì phát hiện là gan có khối u, bác sĩ cho thuốc về và hẹn tháng sau quay lại tái khám. Về nhà, các con của bà bèn tiến hành đặt bàn hương án lễ Phật sám hối, niệm Phật, trì chú Đại Bi và phóng sanh. Hơn một tháng, bà trở lại bệnh viện, các bác sĩ đều ngỡ ngàng khi so sánh những chỉ số cận lâm sàng với đợt đầu, mọi người đều hỏi:
– Bà uống thuốc gì?… Bà dùng thuốc gì mà mau lành bệnh như thế nhỉ?
Rồi ai ai cũng chúc mừng cho bà!
Năm 2011, nhân một chuyến đi thăm người chị chồng đang tu tại đạo tràng Quan Âm Tịnh Thất ở Đức Trọng. Do đó, bà ham thích khung cảnh trang nghiêm khi cộng tu cùng đại chúng, vì vậy các con của bà mua một căn nhà đối diện với Quan Âm Tịnh Thất, hầu tạo điều kiện cho mẹ mình được thuận tiện tu tập hành trì.
Từ đó, hằng năm bà thường lui tới chung tu với đại chúng, ngõ hầu tìm niềm hạnh phúc đích thực của cuộc đời, đó là cõi lòng thanh tịnh và an lạc, mà bấy lâu mình tự vất bỏ không chút tiếc thương! Vả lại thời gian rất quý báu, một khi đã qua chẳng bao giờ quay trở lại, nếu ta cứ chần chừ e cho luống uổng một kiếp người, bởi vì:
“Một ngày đã qua,
Mạng sống giảm dần.
Như cá cạn nước,
Nào có vui gì!
…
Người trí khá suy,
Thế trần tạm giả.
Dòng đời hối hả,
Tất bật sớm trưa.
Đi nắng về mưa.
Mưu toan cuộc sống.
Hết trông tới ngóng,
Chạy đuổi tìm cầu.
Hạnh phúc nơi đâu?
Sao toàn nước mắt!
Ô hô! Nắng chiều chợt tắt,
Thế là kết liễu một đời.
…
Sớm tỉnh người ơi!
Gieo mầm Tịnh nghiệp.
Hồng trần mãn kiếp,
Thơm ngát hương sen!
Khắp mười phương chư Phật thảy ngợi khen,
Trong phút chốc biển trầm luân khô cạn!”
Vài năm sau phát hiện bà bị bệnh tiểu đường, chữa trị nhiều nơi nhưng chẳng khả quan, ngược lại ngày một nặng dần!
Đến tháng 7 năm 2014, sức khoẻ của bà bắt đầu suy sụp, nhiều cơn sốt nối tiếp theo nhau, sự ăn ngủ lần hồi sa sút trầm trọng. Sang tháng 8, bệnh nặng quá, thân quyến đưa bà vào phòng cấp cứu của Bệnh Viện Đa Khoa Cần Thơ. Nằm ở đây cả tuần lễ, trong suốt thời gian này truyền dịch để chờ kết quả của các xét nghiệm, bà thường chìm vào hôn mê, ít khi tỉnh táo, đôi lúc tiểu tiện không còn tự chủ được nữa, trên người thì rất nhiều dây sợi, chằng chịt lòng thòng.
Chiều hôm nọ, bác sĩ gọi cô Hai đến và cho biết bà đã bị ba bốn chứng bệnh một lượt, mà bệnh nào nghe nói tới là đã tá hỏa: “ung thư gan giai đoạn cuối”, “ung thư dạ dày giai đoạn cuối”, “tiểu đường”, “thiểu năng động mạch vành”… và một số bệnh khác. Khi nghe xong, cô mới hỏi bác sĩ:
– Mẹ tôi còn đủ sức để chuyển ra Đà Lạt được không, thưa bác sĩ?
Bác sĩ trả lời:
– Chắc bà cụ không chịu nổi đâu!
Dù biết tình trạng sức khoẻ của mẹ mình nguy ngập như thế, nhưng các con bà đồng tâm nhất ý quyết định đưa mẹ mình vào “vãng sanh đường”!
Thế là các cô gấp rút lo làm thủ tục cho bà được xuất viện ngay trong đêm hôm đó, tranh thủ đưa vào phòng vãng sanh của Quan Âm Tịnh Thất. Cũng rất lạ, trong giờ phút đó bà tỉnh lại. Khi trình bày dự định như thế cho bà nghe, nghe xong bà khẽ gật đầu. Trước giờ lên xe liền rút hết tất cả các ống, kể cả ống tiếp hơi. Mạng sống của bà mong manh như sợi chỉ mành treo chuông. Thế mà, mọi chuyện vẫn êm xuôi trôi chảy, đâu vào đó! Sau mười mấy ngày đêm liên tục hộ niệm cho bà, bà dần dần khoẻ lại.
Khi đã trải qua cơn “thập tử nhất sanh” này, thầy trụ trì đã làm một cuộc phỏng vấn, cho ghi lại hình ảnh, ngõ hầu khích lệ và xây đắp tín tâm cho chư liên hữu xa gần, cần phải vững tâm tin tưởng tuyệt đối vào câu Hồng Danh Vạn Đức thì sẽ thu được lợi ích thật sự bất khả tư nghì!
Sau đó, mặc dù sức khoẻ của bà chưa hồi phục chi mấy, thế mà bà vẫn gắng gượng cộng tu với đại chúng thêm gần một tháng nữa. Vì nhớ nhà quá nên các con đành phải tuỳ thuận đưa bà trở về miền Tây.
Khi về nhà trải qua cũng thêm một tháng nữa thì thể trạng của bà suy sụp trầm trọng trở lại, hai tay và hai chân sưng nhẹ. Có lần, khi những cơn bệnh hoành hành dữ dội, chẳng thể kham nhẫn, bà thở than với các con về việc vãng sanh:
– Khó lắm con ơi! Vãng sanh không phải dễ đâu!
Các con của bà đồng xúm lại năn nỉ:
– Mẹ rán cố gắng lên! Mẹ nhất tâm niệm Phật thì sẽ được vãng sanh thôi! Biết bao nhiêu người nghiệp chướng còn nặng nề hơn mình rất nhiều… mà người ta cố gắng… người ta đã được vãng sanh. Mình nếu kiên định tín nguyện, thiết tha trì niệm thì… Đức Đại Từ Phụ A-di-đà sẽ không bỏ mình đâu, mẹ phải rán lên nghen!
Ao sen báu Tây Phương đua nở,
Chờ chúng sanh niệm Phật chí tâm!
Các con hết lòng trình bày và nhiều lần giải thích, sau rốt bà gật đầu. Những tháng ngày cuối đời, do bệnh tật hành hạ bà thấm thía về sự thật nỗi khổ của kiếp làm người. Tấm thân tứ đại do nghiệp báo trói cột này quả thật nó đã chứa nhóm biết bao nhiêu thứ dơ bẩn, bất tịnh, và vô lượng vô biên đau thương phiền luỵ. Chừng chết đến phải một mình ra đi, tất cả đều bỏ lại, chẳng mang theo được gì, chỉ mang tội với phước mà thôi! Mặt khác, nhờ nghe đĩa “Khuyên Người Niệm Phật” của cư sĩ Diệu Âm, và đoạn khai thị “Nhìn thấu là trí huệ chân thật” của Hòa thượng Tịnh Không, mà tâm luyến ái về con cháu của bà tan nhạt dần, mọi tình chấp đã tiêu mòn đáng kể. Lúc này tâm nguyện cầu sanh Tây Phương Cực Lạc nơi bà tương đối khẩn thiết và chân thật hơn. Bà thường căn dặn các con, chừng nào bà tắt hơi 24 tiếng đồng hồ sau mới điện thoại báo tin cho thân tộc hay, ngõ hầu tránh bớt những bất trắc xảy ra cho sự vãng sanh của mình!
Chương trình hộ niệm bắt đầu vào ngày mùng 5 – 10 – 2014, hơn một chục vị đồng tu từ Đức Trọng, Đà Lạt vào phối hợp với Ban Hộ Niệm của liên hữu Phước ở Tịnh Biên xuống.
Khi người thân hay lối xóm đến thăm, các con bà mời giữ lại ở phòng khách, có vào thì cùng niệm Phật với bà, không ai hỏi han, nói chuyện gì hết!
Thỉnh thoảng khi mọi người thay ca vào hộ niệm, bà vừa lấy tay chỉ đứa bé ngồi trên hoa sen của bức hình Tây Phương Tiếp Dẫn rất lớn bên vách, vừa nói:
– Kìa!… Bảo Ngọc ngồi trên hoa sen kìa!
Ai cũng đồng cười rộ lên, vì Bảo Ngọc chính là pháp danh của bà.
Những ngày gần mất, bà dặn dò các con và mấy cô dâu nên canh giữ mấy đứa cháu nội vì sợ nó làm cản trở trong giây phút bà ra đi, bà thường nói:
– Con ai nấy giữ, đừng cho con nít lại gần mẹ! Bây giờ mẹ buông xả hết rồi, mẹ quyết định về với Phật!
Đến ngày mùng 9 tháng 10, bà nhờ người gọi cô Út đến. Khi cô tới gần bên cạnh hỏi bà có chuyện gì, thì bà nói:
– Mẹ gặp…
– Mẹ gặp gì?
Bà mỉm cười nói:
– Thôi! Không nói đâu!
Từ đó trở đi gương mặt của bà luôn tràn đầy niềm vui lạ thường.
Qua hôm sau, vào lúc chiều tối bà gọi cô Hai đến, rồi nói:
– Mẹ gặp Phật A-di-đà!
Đến 9 giờ rưỡi tối ngày 11, hơi thở bà ngắn dần, mãi đến 5 giờ 30 phút sáng, bà nhẹ nhàng trút hơi thở sau cùng, khi ấy bà đang nằm ngửa mắt hướng về tượng Phật A-di-đà ở giữa phòng, rồi bà xoay người nghiêng bên phải nhìn tấm ảnh Tây Phương Tiếp Dẫn treo trên vách. Đặc biệt là bà nhích môi mỉm cười đồng thời nhép miệng niệm A-di-đà Phật rồi mới dứt hơi! Hôm ấy nhằm ngày 12 – 10 – 2014, bà hưởng thọ 67 tuổi.
Hộ niệm thêm hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau, toàn thân mềm mại như bông, gương mặt tươi vui, ai trông bà cũng giống như người đang nằm ngủ. Trên thân hoàn toàn sạch sẽ không có mùi hôi. Trước kia có nhiều bác sĩ cho các con của bà biết là bệnh của bà thường thì ra đi trong cơn hôn mê, và sau khi tắt hơi, máu sẽ tràn ra theo các đường miệng và hậu môn. Nhưng lúc này thì hoàn toàn không có những điều đó xảy ra!
* Khoảng 9 giờ, sư cô Hạnh Hòa bỗng thấy ánh sáng, chiếu sáng rực rỡ trên bàn Phật, nhưng chỉ một mình cô thấy, nên cô giữ im. Tối đến sư cô nằm chiêm bao cô thấy một ông già râu tóc bạc phơ đến nói với cô:
– Tôi cho cô thấy sự vãng sanh của hương linh Ngô Thị Dòn! Cô hãy xem cho kỹ nghen!
Đồng thời thấy hiện tượng ban sớm lập lại. Trong ánh quang minh xoáy tròn ấy xuất hiện hình ảnh của bà ngồi trên hoa sen.
* Đến tuần thất thứ năm, cô con gái Út của bà lên gác ngồi niệm Phật hơn một giờ sau bỗng nghe có mùi hương lạ, không giống với bất kì mùi hương nào, được chừng mười phút thì tan mất.
* Ngày 21-11- 2014, cô Năm sau khi đi dự khoá tu Tam Thời Hệ Niệm với chư liên hữu ở Tịnh Biên về đến nhà khoảng 3, 4 giờ sáng. Đang mệt mỏi, vừa ngả lưng chưa kịp ngủ, trong cơn nửa tỉnh nửa mê, bỗng nghe văng vẳng bên tai có âm thanh vang to, rõ ràng mồn một:
– Cô yên tâm đi! Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát nói là mẹ cô đã vãng sanh rồi!
(Thuật theo lời Huỳnh Thị Như Thúy, Huỳnh Thị Phụng Kiều, Huỳnh Thị Xuân Đào, các con của bà).
Trích CHUYỆN VÃNG SANH – Tập II – Phần 3 & 4
Nhóm liên hữu Miền Nam Đất Việt sưu tầm và biên soạn
Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu
Nam mô A Di Đà Phật!
Con nay đang rất đau khổ, xin các quý thầy hay bạn đọc đi ngang qua có thấy và có nhìn thấu mọi điều xin hãy cho con một sự lí giải và lời khuyên để con vượt qua. Không biết có ai như con ko ạ, con là nữ, nay còn rất trẻ, tu theo pháp môn Tịnh Độ đã tầm 1 năm thường mọi người khi còn là phàm phu tục tử nếu có thấy sắc phần lớn ít nhiều sẽ bị đắm chìm mê luyến đúng ko ạ, nhưng con ngược lại, con cứ bất ngờ nhìn thấy ai có nhan sắc (đặc biệt là nam ạ) thì tâm sinh đau khổ khôn xiết mà ko hiểu vì sao, nước mắt cứ chảy ra, cảm giác thống khổ lắm ạ. Mỗi lần như thế con rất khổ tâm, nhưng sống trên đời chẳng thiếu người đẹp, chỉ cần vô tình liếc thấy đã đau khổ lắm rồi ạ. Nếu có ai biết xin hãy cho con hỏi vì nhân gì duyên gì, và cho con được cúi xin chỉ dạy cách thoát khỏi ạ, vì cứ đau đớn thế này con sợ ko có động lực mà sống mỗi ngày. (Con nhớ lúc nhỏ mẹ con có dắt con đi đến một nơi người ta hay gọi là “gọi hồn” thì được các “cụ” phán sau này sẽ cắt tóc đi tu, ko biết thực hư ra sao??)
Con xin cảm tạ vô lượng ạ.
Nam mô A Di Đà Phật!
Chào Diệu Nghiệm,
Bạn còn trẻ mà đã biết phát tâm tu tập thật đáng trân quý.
MH xin hỏi bạn, khi gặp 1 nam nhân tướng mạo xấu xí thì tâm bạn có thống khổ không? Hay chỉ phát khởi trước “tướng hảo”?
Theo tri kiến phàm phu, MH nghĩ rằng đó chỉ là vọng tâm (tạp niệm) phát khởi, vọng tâm này đã huân tập từ vô lượng kiếp. Nay bạn đã phát tâm tu tập thì nên thấy rằng Nó là giả, không thật, đừng tin vào nó, đừng chạy theo nó, đừng để Lục căn nhiễm lục trần.
“Thập tam ma diệt bằng trí kiếm
Dứt xong rồi vô sự thảnh thơi”
(Thập tam ma = 13 loại ma = thất tình + lục dục)
Một vị chân sư nói dạy rằng:
“Phương-pháp niệm Phật là để trừ cái vọng- niệm của chúng-sanh, vì trong tâm của chúng-sanh niệm niệm mê-lầm chẳng dứt; vì cái vọng-niệm về việc thế-trần ấy mà không cho cõi lòng an-lạc, phiền não ngăn che, chơn tâm mờ ám. Nên nay, hễ thành tâm niệm Phật thì nếu được một niệm Phật ắt lìa được một niệm chúng-sanh, mà niệm niệm Phật thì lìa tất cả niệm chúng-sanh. Cho đến khi nhứt tâm bất loạn, chừng ấy vọng niệm chúng-sanh đã dứt thì lòng ham muốn và các tình-dục còn đâu mà nảy sanh ra được? Nên niệm Phật là niệm cái bản-lai thanh-tịnh của Phật cho lòng của mình nương theo đó mà được thanh-tịnh và chẳng còn trược nhiễm trần-ai. Cần tu thập thiện thì sự niệm mới có hiệu quả. Tu thập thiện, dứt được thập ác (cũng gọi là tịnh tam nghiệp).”
…
“Tu làm sao hàng phục được lòng tà quấy của mình mới chánh”.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tài liệu “Niệm Phật Thập Yếu” – HT Thích Thiền Tâm. Tiết 49-52, đề cập đến các cảnh giới ma chướng.
Link tải: https://www.niemphat.vn/downloads/tinh-tong/hoc-tinh/niem-phat-thap-yeu-ht-thien-tam.pdf
A Di Đà Phật
Gửi bạn Diệu Nghiêm,
Hiện tượng của bạn là mà chướng khởi, không phải từ bi tâm. Bạn phải hết sức thận trọng để chuyển hoá mà chướng này, bởi nếu để lâu bạn sẽ bị ma nhiễm sắc ái chi phối.
Khi tu học nếu tâm các bạn không có chánh niệm, thường khởi những ý niệm không thanh tịnh, tuỳ theo cảnh giới mình thường hướng về nhiều hay ít sẽ có sự chiêu cảm những chúng sanh vô hình về phía mình. Nếu để tình trạng đó kéo dài mà không nhận biết để chuyển hoá = bị tàu hoả nhập mã như nhiều người thường nói.
*Khắc chế: bạn phải thực hành cách đối người tiếp vật theo lối trung đạo:
1.không thân, không sơ;không đẹp, không xấu.
2.thấy cảnh như là có, cảnh qua rồi như là không.
Nghĩa là: đẹp – xấu, thân – sơ không dính mắc.
Để làm được điều này khởi đầu là khó vì tâm chưa có định nhưng bạn phải chuyên tâm thực hành.
3. Khi gặp cảnh như bạn nói, lập tức phải niệm Phật hoặc hồng danh Quán Thế Âm Bồ Tát liên tục và không được hướng tâm về đối tượng. Niệm thật nhanh, liên tục tới khi ý niệm luyến ái trên không còn nữa thì lại tiếp tục niệm bình thường.
Muốn thế hàng ngày bạn phải dành thời gian niệm Phật ngày hai thời sáng tối ít nhất mỗi lần 45 phút đến 1 giờ thì mới có tiến bộ.
4. Phải luôn có ý niệm những người người đàn ông già là cha chú bác ta. Trẻ hơn, bằng tuổi, ít tuổi hơn là anh trai, em trai ta. Hàng ngày khởi quán như thế niệm tà ái trên sẽ được khắc chế.
Bạn hãy thử Pháp TN chia sẽ ít tuần rồi trở lại ĐVCT, cho mọi người hay tin nhé.
Chúc luôn chánh niệm
TN
Hãy thực hành lời của Thầy Thiện Nhân
1. không thân, không sơ, không đẹp, không xấu.
2.thấy cảnh như là có, cảnh qua rồi như là không.
Nghĩa là: đẹp – xấu, thân – sơ không dính mắc.
Để làm được điều này khởi đầu là khó vì tâm chưa có định nhưng bạn phải chuyên tâm thực hành.
3. Khi gặp cảnh như bạn nói, lập tức phải niệm Phật liên tục và không được hướng tâm về đối tượng. Niệm thật nhanh, liên tục tới khi ý niệm luyến ái trên không còn nữa thì lại tiếp tục niệm bình thường.
Hàng ngày trong lúc đi đứng nằm ngồi bạn phải nhớ niệm Phật, là huân tập một thói quen thì sẽ có tiến bộ. Hễ có việc gì làm tâm sanh khởi phiền não hay sanh khởi yêu ghét là dùng câu Phật Hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật” hay “A Di Đà Phật” đè nó xuống. Vài tuần thuần thục sẽ quen, cho đến khi trong mơ dù cảnh giới nào hiện ra bạn tự động khởi tâm niệm Phật. Khi bạn niệm Phật, cảnh giới, người hay vật đó sẽ tan biến và tâm của mình sẽ có bình an. Nếu làm được vậy là đã thành công.
Niệm Phật có thể làm được ngay trong lúc đau yếu tột cùng, ngay trong lúc không thở được, bạn cũng dùng tâm để niệm. Các Pháp môn khác thì không thể làm được, duy chỉ có pháp niệm danh hiệu Phật và Bồ Tát. Một Pháp môn thâu gồm vạn pháp môn.
Hiện tượng bạn khởi tâm Bi trước mọi đối tưọng như thầy TN nói là chướng khởi, chẳng phải từ bi lời Đức Phật Nói: “là Từ Bi không chướng ngại, không phân biệt, vô ngại đại bi”. Cần phải kiềm chế thứ tâm bi này lại. Nghĩa là phải có trí tuệ trong Bi.
A Di Đà Phật
Mình nghe bạn nói “bệnh” của bạn cũng thấy lạ và sợ. Mình thì chưa gặp bao giờ, bản thân là đàn ông, thấy phụ nữ đẹp và “sexy” đi qua cũng bị xao động ít nhiều. Gần đây mình cố gắng tự sửa như sau (không biết kết quả như thế nào, vì mới làm được 1,2 hôm): mỗi khi nhìn thấy người nữ (bất kể xấu đẹp), niệm thứ nhất mình thấy người đó là phụ nữ đẹp, cố gắng niệm thứ 2 mình đều coi đó là…Quán Âm bồ tát, tương tự nhìn thấy tất cả người nam (bất kể già trẻ ntn) đều coi là…A Di Đà Phật (cách này mình học của thầy Tịnh Không, thầy bảo coi tất cả mọi người mọi vật là A Di Đà Phật cả). Và trên đường đi, coi tất cả mọi người đều như các vị phật đang đi lại, có phật hút thuốc lá đi xe đánh võng, có phật đưa con đi học…,cố gắng cảm nhận là không phân biệt mọi người (chỉ biết đó là có “người” đang di động, tránh không nhìn rõ và phân biệt trong tâm) chỉ trải rộng tình yêu thương, cảm ân trong tâm ra thôi. Tạm thời mình đang đối trị như vậy, chả biết có đúng pháp đúng hướng không. Mong bạn sẽ tìm được đường hướng thoát khỏi việc này. Nam mô A Di Đà Phật.
GIÚP NGƯỜI LÚC NGUY CẤP ĐƯỢC THI ĐẬU THĂNG QUAN
Ngạn Trai tiên sinh người huyện Nghi Hưng, lúc thi đậu tú tài gia cảnh rất nghèo nhưng tính tình rất ngay thẳng, không tùy tiện lấy đồ vật của người, lại hay giúp đỡ người ta. Khi gặp người có chuyện, nhất định cứu giúp dù có tổn hại danh tiết cũng không cần.
Ngạn Trai dạy học để kiếm sống. Một năm đêm trừ tịch, trên đường về nhà gặp một người đàn bà trung niên vừa đi vừa khóc. Ông thấy lạ bèn hỏi chuyện nhưng bà ta không trả lời. Ông cứ hỏi đi hỏi lại mãi. Bà ta tức giận bảo :
– Người đi đường, mỗi người có tâm sự riêng, ai rỗi hơi mà kể cho người khác nghe!
Ngạn Trai nhìn sắc mặt bà ta buồn thảm bèn an ủi :
– Tôi không phải tùy tiện mà hỏi, nhưng nếu bà có chuyện gì hãy nói tôi biết, biết đâu tôi có thể nghĩ cách giúp bà giải quyết.
– Chồng tôi là lý trưởng làm hụt công quỹ 30 lạng, bị bắt bỏ ngục; mỗi ngày đều bị đánh đập rất khổ sở. Lần trước đi thăm ông nói nếu quá kỳ hạn không nộp đủ tiền nhất định bị xử tử. Chồng tôi giục tôi bán đứa con gái lấy tiền bồi hoàn. Tôi theo lời, nhưng người trung gian lấy cớ cuối năm khó tìm người mua để ép giá chỉ bán được 10 lạng. Đã mất con gái mà chồng cũng không được thoát tội, tôi thật không nghĩ ra biện pháp gì, chỉ định bán thân để thêm chút tiền cứu chồng. Chồng thì tù tội, con gái thì bị bán làm tỳ thiếp, thân mình cũng chẳng giữ được, chỉ chớp mắt cả nhà đã bị tan rã!
– Ba chục lạng cũng không phải là nhiều, chẳng lẽ không có thân thích bạn bè nào để vay mượn sao?
Người đàn bà thở dài:
– Ông ơi! Nói thì dễ lắm! Bạn bè thân thiết thì nghèo nàn họ lo cho họ còn chưa xong làm sao lo cho mình. Những người có tiền nghe tin đều lánh xa, tưởng gặp mặt cũng khó, nói gì nhờ cứu giúp?
Nói rồi khóc lớn, định đi. Ngạn Trai ngăn lại :
– Chờ chút, tôi tuy không có tiền nhưng 30 lạng cũng có thể vay mượn được. Nhưng con gái bà đã bán rồi có tiền có thể chuộc lại được không?
– Tôi tuy bán cháu nhưng chưa làm khế ước, nếu có tiền có thể chuộc lại được.
Ngạn Trai lấy ra 12 lạng trao cho bà ta :
– Bà hãy lấy tiền này đi chuộc con gái về, ngày mai tôi nhất định đem đủ tiền giúp bà.
Người đàn bà không ngờ Ngạn Trai lại nhiệt tâm giúp đỡ như thế, cúi đầu khóc lạy và xin hỏi tên và địa chỉ, còn nói :
– Ngày mai chuộc cháu gái về, nhất định đưa đến nhà ông làm tỳ thiếp.
– Xin bà đừng nói vậy! Tôi chỉ thương hại mẹ con bà cốt nhục bị phân ly, chứ không muốn nhận con gái bà làm tỳ thiếp.
Do đó, không cho biết tên họ và địa chỉ, chỉ hẹn gặp lại ở một địa chỉ khác. Khi đi rồi còn quay đầu lại dặn :
– Ngày mai nhớ đến sớm, đừng chậm trễ!
– Dạ !
Ngạn Trai về đến nhà, bà vợ hỏi tiền đong gạo.
-Thật là phí công dạy học! Đường núi quanh co, vấp té mấy lần tưởng rơi xuống vực, may mà sống sót, làm sao giữ được túi tiền ?
Bà vợ biết ông thích giúp người, liền cười bảo :
– Nếu như ngã rơi mất tiền còn có thể tìm lại được, chỉ sợ ông lại đem đi giúp người thôi.
– Chính vậy đó, nhưng còn chưa đủ, biết làm sao ?
Bèn thuật cho vợ nghe. Bà vợ vốn là người hiền thục, nghe rồi không nửa lời trách oán, còn khen ngợi :
– Thật là một việc tốt! Nhưng năm cùng tháng tận đi đâu mà mượn được 20 lạng đây? Ông đã hứa với người ta thì phải lo cho trọn. Nhà mình hãy còn đủ dùng ông không phải lo cho nhà.
Tiên sinh rất cao hứng bèn đi mượn thân hữu được hơn 10 lạng, nhưng vẫn chưa đủ. Trong thành có một người cho vay, nhưng nếu không có đồ vật gì để cầm thì 1 xu cũng không cho dù là họ hàng hay bạn bè thân thiết. Trong nhà chẳng có vật gì quý để cầm; Ngạn Trai là người giữ chìa khóa nhà từ đường của tộc họ, chỉ còn cách lấy đồ đạc trong từ đường đem đi cầm. Ngày hôm sau đem tiền đến nơi ước hẹn, giao cho người đàn bà rồi trở về nhà. Người đàn bà bèn len lén đi theo thấy Ngạn Trai nói chuyện với một người trên đường, bèn gạn hỏi người đó để biết tên và địa chỉ. Vài ngày sau, bà ta dẫn chồng và con gái đến nhà lạy tạ ơn và thỉnh cầu cho con gái ở lại làm tỳ thiếp. Ngạn Trai thấy đứa bé gái chưa tới 10 tuổi nhưng dung mạo đẹp đẽ bèn nói :
– Hãy mang cháu về nhà, sau này kiếm nơi tốt mà gả chồng cho cháu. Đừng để tôi mang tội bất nghĩa!
Cả gia đình lạy tạ mà đi.
Đến ngày nguyên đán, mọi người trong họ đến từ đường để lễ tổ, thấy từ đường trống không. Mọi người đều hoảng sợ tưởng rằng bị trộm. Ngạn Trai nói :
– Tết đến vì không có tiền nên tạm mượn để cầm, khi nào có tiền sẽ xin chuộc lại.
Mọi người tức giận trách mắng, Ngạn Trai vẫn yên lặng, không giải thích cũng không mắc cỡ hay tức giận. Vị tộc trưởng biết ông là người trung hậu, lại hay giúp người, chắc phải có nguyên nhân bí ẩn gì đây, nên bảo mọi người tạm thời về nhà, 3 ngày sau sẽ lại thương nghị. Tộc trưởng đến nhà Ngạn Trai hỏi riêng bà vợ, biết chuyện rồi cao hứng, triệu tập người trong họ lại, nói rõ nguyên nhân và bảo:
– Đây là một chuyện rất tốt! Kỳ thi năm nay Ngạn Trai nhất định sẽ trúng tuyển. Nhưng đem cầm đồ từ đường là một tội không thể tha. Vậy cấm Ngạn Trai không được vào từ đường, đợi trúng tuyển rồi mới cho vào.
Mọi người đều bằng lòng. Khi ra bảng, Ngạn Trai quả nhiên đậu cử nhân hạng rất cao, được triều đình bổ làm Thông Chân học chính (hiệu trưởng một trường huyện).
Trích: Những chuyện nhân qủa
Dịch giả: Dương Đình Hỷ
Nhằm tạo điều kiện công ăn việc làm cho những ai đang gặp khó khăn, rảnh rang hoặc thất nghiệp trong mùa dịch này, công ty mình có in một số quyển tập chép chữ A Di Đà Phật gieo duyên, kết thiện duyên cùng đại chúng, với giá mỗi cuốn chép hoàn thiện (chép chữ phải đẹp ) là 20.000/quyển. Mọi người ai muốn kiếm thêm thu nhập trong thời gian khó khăn này thì liên hệ mình để đăng kí tập nhé, không giới hạn số lượng đăng kí, không giới hạn độ tuổi, người lớn, trẻ em, học sinh, sinh viên đều có thể đăng kí được hết nhé!
Chép xong, gửi lại mình và nhận tiền liền tay. Hoan nghênh tất cả mọi người tham gia!
A Di Đà Phật
FB: https://www.facebook.com/profile.php?id=100037415172899
A di đà phật
Con đã từng phạm lỗi ngoại tình,sau này mới biết tội này rất nặng. giờ con thành tâm sám hối, muốn giảm nhẹ nghiệp báo, vậy xin quý Thầy chỉ con cách sám hối, dù khó khăn như thế nào con cũng xin làm vì con thật tâm muốn hối cãi. Lòng buồn vì trứoc đây quá vô minh mà lầm đường lạc lối. nay con muốn chiộc lỗi lầm. mong quý Thầy giúp đỡ
Adidaphat
A Di Đà Phật
Chào bạn Sám Hối!
Đã là người khó có ai chưa từng phạm sai lầm, điều quan trọng là biết sai và sửa lỗi, nói như vậy không có nghĩa cứ làm sai rồi sửa, lại làm sai rồi sửa, mà khi đã biết mình sai thì tuyệt đối không để sai lầm nữa.
Thế nên từ nay bạn không được phạm vào lỗi ngoại tình, ngoài ra cần phải giữ tâm địa hiền lương, siêng làm việc lành, tránh làm điều ác, có chút thời gian nên đến các trang Phật pháp mà đọc và suy ngẫm. Mỗi ngày buổi sáng hoặc tối hãy quét dọn bàn Phật, thay nước, thắp hương, niệm ít nhất 10 danh hiệu Phật A Di Đà Phật (nguyện cho các ác nghiệp được tiêu trừ, nguyện cuối đời được sanh Tịnh Thổ đất Phật A Di Đà).
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Những người làm việc thiện quá nhiều cũng thường biết trước ngày chết. Mình nghe các thày giảng dấu hiệu của 1 người sinh thiên:
1. Gương mặt càng già càng đẹp lên, cho biết họ sẽ về nơi xinh đẹp phù hợp với gương mặt của họ. Cái này mình đi chùa cũng thấy nhiều cô già lắm gần 70-80 mà mặt trắng bóc nét nào ra nét đó, da sáng không bị nhăn nheo
2. Tinh thần minh mẫn, sáng suốt
3. Hoàn cảnh, môi trường sống ngày càng dễ chịu thoải mái, những người mình gặp ngày càng tốt hơn, nội tâm mình cũng tốt hơn, quan hệ giữa mình và người cũng thế – mình cảm thấy yêu thương con người hơn và nếu có những va chạm thì cũng giảm đi…
4. Trước khi chết được chư thiên báo trước ngày chết và chư thiên các tầng trời đến đón, nếu người nhiều phước thì càng nhiều tầng trời đến mời họ
Niệm Phật Có Thể Cứu Nguy
https://www.facebook.com/100022182962272/videos/766205147462244
Đúng thật chuyện của bạn không đơn giản chút nào. Phải là 1 người nhìn thấu được vấn đề hay nói thẳng người đó đã có phần khai ngộ, mình là phàm phu chẳng có khả năng thấy mà như không thấy, hay các phuơng pháp sám hối nghiệp chướng mà cũng không đỡ rồi phải thế này phải thế kia. Để mình giới thiệu bạn 1 người là chú quang tử người hay chuyển ngữ giảng kinh của hòa thượng tịnh không. Chú ý rất có duyên đc biết những người có khả năng và công phu tu học rất tốt bạn tìm fb quang tử hoặc 0933502036 xem có hướng giải quyết nào không nhé
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nhờ giáo pháp của Như Lai mà chúng con biết được con đường thoát khổ được vui.
Con nghe Quý Thày giảng: Những người làm việc thiện quá nhiều cũng thường biết trước ngày chết. Dấu hiệu của 1 người sinh thiên:
1. Gương mặt càng già càng đẹp lên, cho biết họ sẽ về nơi xinh đẹp phù hợp với gương mặt của họ. Cái này mình đi chùa cũng thấy nhiều cô già lắm gần 70-80 mà mặt trắng bóc nét nào ra nét đó, da sáng không bị nhăn nheo
2. Tinh thần minh mẫn, sáng suốt
3. Hoàn cảnh, môi trường sống ngày càng dễ chịu thoải mái, những người mình gặp ngày càng tốt hơn, nội tâm mình cũng tốt hơn, quan hệ giữa mình và người cũng thế – mình cảm thấy yêu thương con người hơn và nếu có những va chạm thì cũng giảm đi…
4. Trước khi chết được chư thiên báo trước ngày chết và chư thiên các tầng trời đến đón, nếu người nhiều phước thì càng nhiều tầng trời đến mời họ. Và khi họ chết hương thơm tỏa ngát, có ánh sáng chiếu ngập tràn, âm thanh tiếng nhạc ở cõi trời vọng đến. Bởi vậy ko chỉ có trong đạo Phật mà các đạo khác cũng có nhiều người đủ Phước sinh cõi Trời như trong đạo Thiên chúa có các sơ với các cha cũng có người khi chết còn mỉm cười, thân xác vẫn giữ đẹp đẽ có khi còn hơn lúc sống
https://vnexpress.net/nu-cuoi-phut-lam-chung-cua-nu-tu-bi-ung-thu-phoi-3427259-p2.html
Bồ Tát Ẩn Liên
Hòa thượng Thích Ẩn Liên (1903-1997) là người huyện Phong Chấn, tỉnh Nội Mông, tên là Trần Ngọc. 16 tuổi vào tiệm thuốc học nghề, 18 tuổi phát tâm bồ đề hẹn ước với các bạn đồng học đợi lúc cha mẹ trăm tuổi sẽ cùng đến Ngũ Đài Sơn xuất gia. Cha mẹ qua đời, lúc này Ngài đã 19 tuổi bèn cùng các bạn đi xuống phương Nam đến Ngũ Đài Sơn xuất gia với pháp sư Tăng Vân, pháp sư Tăng Vân đặt cho pháp danh là Ẩn Liên. Năm 1946 sư đến Nam Nhạc, Hồ Nam ở luôn tại Vĩnh Phong tham thiền và được ngộ đạo. Ngày 5 tháng 11 năm 1997 (âl) Ngài an nhiên thị tịch, di thể được an táng trong một quan tài rất đỗi bình thường, chưa từng dùng qua bất kỳ chất chống thối rửa nào, đưa vào tháp an trí. Trải qua thời gian 3 năm 5 tháng, mở quan tài ra phát hiện mặt mày vẫn như lúc sống, toàn thân nguyên vẹn, cơ thể vẫn giữ tính đàn hồi, tay chân mềm mại, đúng thật là nhục thân đại Bồ Tát.
Ngày tháng mà pháp sư Ẩn Liên tu hành tại Nam Nhạc là một bước ngoặt lớn trên con đường tu học, Ngài từ tham thiền ngộ đạo chuyển qua niệm Phật vãng sanh, cuối cùng tu thành chánh quả. Pháp sư Ẩn Liên dùng kinh nghiệm tu hành của mình để xiển dương một Phật lý như thế này: “Tham thiền khó đạt đến cứu cánh, chỉ có niệm Phật vãng sanh mới là cứu cánh”.
Thưa quý cô chú cùng các liên hữu!
Thời gian qua được mọi người trả lời các câu hỏi, con xin chân thành cảm ơn!
Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp xảy ra mà có lúc con không biết phải vận dụng như thế nào để không bị rơi vào tà kiến. Chuyện là thế này, ông anh chồng con là người khéo tay nhưng tuổi trẻ lại sa đọa trong rượu chè nên cuộc sống là những ngày trong bệnh viện dành cho người nghiện rượu, nhưng anh ấy lại tín ngưỡn Phật, niềm tin thì như thế nào con cũng không biết vì con không tiếp xúc được nhiều để nói chuyện về Phật pháp với ông ấy, ông đi chùa thì thỉnh chuỗi, thỉnh Phật đem về, ông ấy đi đi về về trong bệnh viện với nhà ba mẹ chồng con, con cũng sống chung với ba mẹ chồng. Tượng Phật nhỏ dùng treo trong xe ô tô, ông ấy thỉnh về mà để tùm lum nên con mới gọi điện hỏi ông ấy bán lại cho con đi để con cho người khác thỉnh vì chồng con cũng không thích thờ Phật. Vậy là con gửi tiền tượng Phật lại cho ông ấy vậy coi như tượng Phật là quyền sở hữu của con đúng không ạ? Con không nợ ông ấy con cũng đâu có lấy cắp đâu ạ.
Có chị kia muốn thỉnh và con kể cho chị nghe nguồn gốc của bức tượng là của anh chồng con vậy…vậy đó thì chị ấy không thỉnh nữa. Như vậy là sao ạ? Có phải là chị ấy kiêng kị vì anh chồng con nên không thỉnh nữa. Với lại con đem tượng này cho người ta thỉnh thì con có tội gì không ạ? Có phải là con đang trốn tránh nghiệp của mình không ạ?
Gửi Tây Phương
Chị không thích là vì ý chị không thích chứ có gì đâu
Chồng bạn không thích thì xem có ai thích thì tặng lại là được, đừng bán coi như gieo duyên
Không có nữa tìm chổ trên cao sạch sẽ mà cất
Tại bạn nghĩ nhiều quá thành ra phức tạp vấn đề
Nam Mô A Di Đà Phật