Triệu Bảo Hương người làng Tôn Kiều, thị trấn Hùng Cơ, Tiềm Giang, tỉnh Hồ Bắc, 52 tuổi, bà chưa từng học Phật, niệm Phật.
Ngày 8 tháng Giêng năm 2001, bà đang rửa hành tây bên bờ ao, bỗng nhiên bị cao huyết áp chết đột ngột. Sau đó được mọi người phát hiện, mặt mày tím đen khiến người thấy đều sợ hãi.
Liên hữu Doãn Tòng Tư khai thị với thi thể người chết: “Bà cả đời này đã rất cực khổ, nếu như bị luân hồi càng khổ hơn nữa. Bây giờ, bà hãy cùng tôi niệm Nam mô A Di Đà Phật, niệm Phật thì Phật sẽ rước bà về thế giới Cực Lạc, được hoành siêu tam giới, không còn luân hồi nữa, bà vĩnh viễn thoát khổ được vui”. Nói xong ông liền niệm Phật lại mở máy niệm Phật để bên cạnh tai bà Triệu.
Đến ngày thứ ba, trước khi đem đi hỏa táng người ta cẩn thận dở khăn che ra xem, thấy Triệu Bảo Hương an nhàn như còn sống, sắc mặt đỏ nhuận, môi đỏ như thoa son. Những người sợ hãi khi nhìn thấy bà lúc trước, giờ không còn sợ nữa, sờ thân xác bà mềm mại có tính đàn hồi.
Trích: Một trăm truyện niệm Phật cảm ứng, NXB Tôn giáo, 2017.
Pháp sư Huệ Tịnh
1. Cầu mong cho con và tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, hết tội lỗi, hết đau khổ.
2. Cầu mong cho con và tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày đến gần hơn với Phật quả.
3. Cầu mong cho con và tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, thành tựu được từ bi trí tuệ viên mãn viên minh viên dung viên thông viên chân viên linh tối thắng.
4. Cầu mong cho con và tất cả chúng sinh, đời đời kiếp kiếp sau và hiện đời này, là người có tài cao có đức lớn, đóng góp được thật nhiều cho sự giàu mạnh văn minh tiến bộ của nhân loại mà không chấp công, không cầu phước báo, không khoe khoang, không kiêu mạn, không tự hào, không ganh tỵ với bất kỳ chúng sinh nào.
Xin thưa quý Thầy cùng quý cư sĩ và các liên hữu!
Trên các tờ báo có hình Phật người ta in vẽ sơ sài rồi bỏ đi, con cắt ra rồi đem đốt thì có tội không ạ? Có những tấm ảnh người ta chỉ chụp có phần đầu của tượng Phật không à.
Chuyện này nữa ạ! Nhà trường bảo chồng con dọn dẹp mang một số băng video bỏ đi, trong đó có cuốn vidéo về phóng sự Phật giáo và trên đó có in hình Phật. Con sợ chồng con mang bỏ vậy sẽ mang tội nên đã nhặt lại để trên kệ sách, thời buổi bây giờ công nghệ phát triển không còn sử dụng video nữa, như vậy nếu con đốt bỏ đoạn video kí sự Phật giáo( kí sự chứ không phải kinh Phật ạ) thì có bị mang tội không ạ? Con phải làm sao với những món đồ này ạ?
A Di Đà Phật
Gửi bạn Tây Phương,
*Theo lời của Ấn Quang Đại Sư dạy thì những tranh, ảnh, kinh sách Phật nếu bị hư, cũ, hỏng…chúng ta có thể xin hoá đi (đốt đi) nhưng tro đó phải nên cho vô túi nilon sạch rồi đem đến sông hồ sạch sẽ, thả cho chìm xuống dưới nước thì không có lỗi. Còn nếu đốt rồi đem tro đổ vô những nơi bất tịnh thì sẽ có lỗi. Tất cả đều là pháp hữu vi. Tranh, hình Phật mọi người vì để gieo duyên, vì muốn lôi kéo sự cuốn hút cho người mua nên đã in, vẽ lên những sản phẩm. Nếu bạn có duyên thì nên gom lại rồi làm theo cách nói trên, không đủ duyên, đừng tự làm khó mình bạn ạ. Quan trọng là bạn hãy phát tâm tu học chân chánh để kiếp này giải thoát, sanh về cõi Phật, đó mới là điều chư Phật hoan hỉ và tán thán nhất.
*Cuốn băng, nếu bạn không có chỗ tại gia đình, bạn nên đem đến chùa, thưa với vị trụ trì, rồi xin cho được để cuốn băng đó lại chùa. TN mọi chùa sẽ có cách để xử lý.
Chúc bạn tinh tấn và tỉnh giác.
TN
Dạ con xin cảm ơn Thầy Thiện Nhân đã chỉ dạy ạ.! Là vì con mua hàng trên mạng người ta dùng những tờ báo mà trên đó có hình Phật để gói đồ ạ, với nữa trong những bó nhang cũng có hình Bồ Tát, trong tài liệu của bé con của con học cũng có, mà những thứ này nếu để vào rác tái chế sử dụng thì thấy tội quá nên con mới gom lại rồi căt ra. Định dán vào những quyển kinh đã chép như kinh Địa Tạng để gưỉ về chùa Phi Lai thì có được không?
Với lại tượng Phật con đang thờ nhỏ quá, nếu khi để dĩa trái cây cúng là cũng che khuất không nhìn thấy Phật, con muốn thỉnh tranh hoặc tượng to hơn để thờ và tượng nhỏ cho người khác thỉnh thì có như Pháp không ạ?
A Di Đà Phật
Gửi bạn Tây Phương,
*việc bạn gom các hình Phật, Bồ Tát lại cũng là điều tốt, tuy nhiên đừng để việc làm của bạn trở nên phiền não. Việc nào cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực. Việc các ấn phẩm có in hình Phật Bồ Tát cũng vậy. Ở mặt tích cực nó là hình thức gieo chủng tử Phật và Bồ Tát vào tâm chúng sanh ;tiêu cực là trong hằng hà số chúng sanh không mấy người quan tâm, lễ kính với những hình ảnh đó. Nhưng bạn đừng lo lắng quá, bởi nhiều khi chỉ một lần nhìn thấy hình ảnh Phật hay Bồ Tát thì đã gieo hạt giống đó vào tâm chúng sanh rồi. Cũng giống như việc mọi người dán chữ A Di Đà Phật lên mọi phương tiện vậy. Phật và Bồ Tát không hề phiẻn trách việc đó mà các ngài còn hoan hỉ bởi đó là phương tiện khéo để cứu chúng sanh thời mạt Pháp này.
Bạn có thể đem những hình đó về chùa nếu thấy đó là nên làm.
*việc thỉnh tượng hay tôn ảnh cũng là Pháp tuỳ duyên. Nếu việc thờ cúng chưa đúng như Pháp bạn nên thay đổi. Tuy nhiên điều gì mình đã không thích thì không nên tặng cho người khác. Bức tượng nhỏ bạn đã thờ trong gia đình, nói về tâm linh giữa bạn và bức tượng đá có sự gắn kết. Nếu bạn thấy hoan hỉ khi nhìn thấy bức tượng đó thì nên giữ lại và an vị một nơi thích hợp trên bàn thờ, còn không thì nên rước vô chùa và xin cúng dường vô đó là tốt nhất.
Chúc bạn an lạc.
TN
A DI ĐÀ PHẬT
Con xin chân thành cảm ơn tiền bối Thiện Nhân đã chỉ dạy. Do khoảng 3 tháng trước con có thỉnh được 3 tượng Tây Phương Tam Thánh dạng nhỏ để trong xe hơi, con đã được Thầy trụ trì cho phép và gửi về chùa, hình Phật cũng vậy, dán vào những quyển kinh đã chép để gửi về chùa cũng được.
Con còn có việc này chưa rõ ạ là con có đọc được câu chuyện một chú sa di nói một vị tỳ kheo tụng kinh giống chó sủa nhưng vì vị tỳ kheo này đã chứng được A La Hán nên biết hết, chú sa di đó đã sám hối rồi mà vẫn bị đọa 500 kiếp làm chó về tội phỉ báng Tăng. Ở đây con không hiểu là tại sao chú sa di đó đã sám hối rồi mà vẫn bị đọa ạ?
Bản thân con có lần đi lên chùa tụng kinh, nghe sư cô tụng chú Đại Bi nhanh quá con không theo kịp, trong tâm khởi lên ý sư cô đọc nhanh như cái máy, con biết là do tiền kiềp chằc con cũng đã từng khởi ý niệm này nên giờ đủ duyên nó lại hiện hành, con đã đối trước Tam Bảo phát lồ sám hối như vậy con có thể nhận quả báo ra sao? Con của con 5 tuổi, khi lên chùa bé ngồi giỡn trước cửa chùa(sư cô bảo không sao vì là con nít không thể bắt nó ngồi im được), bảo nó làm ồn kệ nó mình đừng để ý là được. Vậy là con trai con cùng với chị nó chạy ra chạy vào giỡn ngoài hàng ba cửa chùa rồi bé vô tình chỏng cái mong của mình về chị bé nhưng đó lại là hướng chánh điện có bàn thờ Tam bảo, con hoảng sợ lo cho bé vì hành động vô ý mà gây ra lỗi lầm, con nói bé nên lạy Phật xin lỗi Phật đi vì con lỡ quay cái mong vào bàn thờ Phật thì bé nói con đâu có quay vào bàn thờ Phật, con quay vào mình chị mà! Biết rằng bé không cố tình nhưng con vẫn lo, con đã thay bé sám hối thế nhưng vẫn cắn rứt lương tâm vì mình đã không dạy tốt con mình.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Tây Phương,
*việc bạn khởi ý niệm cho rằng Sư Cô nọ tụng chú nhanh như cái máy là niệm bất kính. Tuy nhiên ý niệm đó chưa hoặc chưa kịp phát tác ra thành lời nói và hành động bên ngoài. Nếu dùng tướng để chiếu rọi thì ý niệm đó là phi Pháp, là tạo nghiệp, nhưng hết thảy các tướng đều là vọng, bởi tự tánh của bạn vốn chẳng động, nhưng vì một niệm phân biệt khi nghe Pháp khởi lên mà bạn thấy có nhanh có chậm,thấy có tạo nghiệp và không tạo nghiệp, thấy đúng Pháp và không đúng Pháp… Nếu bạn cứ để những niệm phân biệt đó tiếp tục khởi, e rằng cơ hội phát tán ra bên ngoài rồi khiến thân, khẩu tạo nghiệp thì lúc này quả là phạm pháp thực sự.
Phật dạy:
Tôi từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không
Thế mới thật là chơn sám hối.
Bạn đã tạo tội, bạn đã thấy mình sai, đã sám hối. Sám là gì? Là nguyện đoạn hết các lỗi cũ. Hối là gì? Là nguyện từ nay vĩnh viễn về sau không tải phạm. Nếu bạn làm được như vậy thì mới đúng là bạn thực sự sám hối.
*chuyện con trai bạn cũng nên chiếu xét ở góc độ tánh và tướng như trên. Vị Sư cô nói cũng không hoàn toàn sai. Vì Sư Cô nhìn vào tánh để nói. Nhưng nếu dùng tướng: có chạy nhảy, chơi đùa, quay lưng vào chánh điện… Thì quả là con trai và con gái bạn đều phạm lỗi cả. Nhưng lỗi này là vì không hiểu đạo, không biết đạo nên phạm phải, nó khác với việc đã biết, đã hiểu mà vẫn cố tình phạm. Nói về nhân – quả thì vô tình hay cố ý đều có quả, nhưng nặng nhẹ thì có sự khác biệt.
Xưa có một Ni Sư đã đắc quả A la hán. Nhân một lần đi hoá duyên, Ni Sư gặp một đám thiếu nữ đang nô đùa trên đường, thấy vậy Ni Sư thương tình bảo: ta có Pháp khiến cho quý vị bớt khổ, quý vị có muốn thử không? Đám thiếu nữ bèn hỏi:Pháp gì vậy? Ni Sư đáp: THỌ tam quy ngũ giới. Thấy vậy đám thiếu nữ bèn lắc đầu xua tay nói:chúng con chịu thôi, vì thọ rồi mà không giữ được chúng con đọa Địa ngục mất. Ni Sư nói: Có sao đâu. Đọa xong rồi tái sanh làm người lại tu tiếp.
Qua câu chuyện này bạn thấy điều gì? Trong con mắt của các Bồ tát thì việc phạm lỗi chỉ là chuyện nhỏ quan trọng là biết sửa lỗi để hoàn thiện mình hay không. Vì thế nên chư cổ Đức thường nói: không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm.
*Trẻ con giống như cây non vậy, phải có sự dạy bảo ngay khi còn nhỏ, còn nếu chờ chúng lớn mới dạy thì giống như cây đã phát tán thật khó mà uốn nắn như nguyện. Dạy Pháp cho con cũng như vậy.
Chúc bạn tỉnh giác và tinh tấn tu học.
TN
Dạ Thầy cho con hỏi, bà nội con mất đã qua 100 ngày ( hơn 4 tháng) con lãnh tiền tống táng của bà ở phường con làm công đức hồi hướng cho bà, vậy bà có nhận được công đức không ạ?
Dạ hôm con nằm mơ thấy bà ngồi trên hoa sen, con nhìn bà hoan hỷ lắm ạ, sắc mặt bà lạ lắn ạ, không phải là da thịt bình thường như người mình mà rắn chắc như bức tượng ạ, vậy là bà có được vãng sanh không ạ? hay do con suy nghĩ mà nằm mơ thấy bà ạ?
Xin Thầy hoan hỷ giải đáp thắc mắc giúp con ạ.
Nam mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Con xin cúi đầu đãnh lễ cảm tạ tiền bối Thiện Nhân đã chỉ dạy.
Con cũng còn vấn đề không biết phải làm sao mới đúng. Chuyện là anh chồng đã mất được hơn 1 tuần rồi, mẹ chồng con đem lên chùa gửi để cầu siêu 49 ngày, tất cả những đồ dùng của anh chồng con đều bị mẹ chồng và chồng con mang đi bỏ hết gồm có quần áo và sách vở, con khuyên nên đem đi bán dù ít cũng lấy được tiền đó làm việc thiện hồi hướng cho anh, nhưng chồng con không nghe bảo là đồ của người chết ai mà mua và cho cũng không ai lấy. Con chỉ biết thu xếp những quyển sách cho vào thùng giấy sạch sẽ rồi cùng với chồng đem để ngoài chỗ bãi rác có người thu nhặt giấy tái chế bán đi, con có nguyện là vì chồng con không nghe lời nên con không cãi được nguyện cầu anh chồng bỏ qua và xin chư Phật chứng minh nếu ai nhặt được số sách và quần áo này đem bán giúp được phần nào cho cuộc sống của họ thì hồi hướng cho anh được nương hưởng chút phước này. Trong số sách đó có 2 quyển sách tiểu thuyết của một vị sư viết về Phật giáo chứ không phải kinh Phật, trên sách lại có in hình Phật, con đem đi để trên kệ sách không cho chồng con thấy vì sợ chồng con lại mang bỏ thì mang tội bất kính. Con hỏi sư cô trên chùa mà mẹ chồng con gửi anh chồng cầu siêu thì sư cô bảo mang lên chùa sư cô sẽ đốt, con thấy vậy sợ không ổn nên chưa dám mang lên chùa mà hỏi một vị Thầy ở chùa khác thì Thầy bảo cứ mang về chùa Thầy cũng được. Con nên gửi 2 quyển sách này về đâu thì đúng pháp ạ? Riêng con cũng phát nguyện thọ trì 49 bộ kinh Địa Tạng cho anh và cũng có dùng tiền làm việc thiện hồi hướng cho anh. Con vì không biết nhiều thứ nên cứ sợ tội nên tâm không tịnh được