Phật dạy chúng sinh xưng niệm danh hiệu Phật, tức là lấy chánh niệm niệm Phật dừng các vọng niệm tham đắm. Giả như vọng tâm phan duyên với sắc trần, bèn niệm Nam mô A Di Ðà Phật, tương tục không dừng nghỉ thì không bị sắc trần lôi kéo, chánh niệm nhiếp về niệm Phật vậy. Khi phan duyên với thanh, hương, vị, xúc, pháp, mỗi mỗi đều như thế thì tự nhiên sẽ không phá giới tạo ác. Vọng tâm như ngựa, lục trần như sáu con đường, danh hiệu Phật như dây cương; người niệm Phật như người chế ngự con ngựa, lúc con ngựa muốn chạy về các nẻo đường, cương cầm trong tay, tức phục được nó vậy. Ðã không phan duyên thì vọng niệm tự nó sẽ không có, không đi đến phạm giới, tức là lấy niệm Phật nhiếp tâm làm giới vậy.
Niệm Phật niệm đến niệm niệm cùng Phật tương ưng thì các vọng niệm đương nhiên không khởi, ý nghiệp được thanh tịnh thì các giới tự nhiên đầy đủ. Nghiệp thân nghiệp miệng cũng từ ý nghiệp mà khởi. Thân sát, đạo, dâm là do ý nghiệp sai sử, ý không khởi thì thân ắt không phạm; miệng nói dối, nói hoa mỹ, nói ác khẩu, nói hai lưỡi cũng là ý nghiệp chủ động, ý không muốn nói dối, nói lưỡi đôi chiều, nói lời hung ác thì miệng tất không phạm. Cho nên niệm Phật gọi là pháp môn tịnh nghiệp, một câu niệm Phật tịnh được tam nghiệp, đây há không phải niệm Phật đầy đủ giới học sao?
Niệm Phật có thể đầy đủ định học. Kinh A Di Ðà nói: “Nếu có thiện nam tín nữ, nghe nói kinh A Di Ðà bèn chấp trì danh hiệu, hoặc một ngày, hoặc hai ngày… cho đến bảy ngày nhất tâm bất loạn”. Bất loạn tức là định, đây chính là vạn thế trì danh niệm Phật, chính là diệu pháp từ kim khẩu Ðức Phật tuyên thuyết thì cũng chính là thật sự đầy đủ định học. Nhất tâm là chỉ chuyên một tâm ấy, thuần nhất không một tạp niệm, bất loạn là trạm nhiên tịch tĩnh, không loạn động, đã nhất tâm thì sẽ bất loạn, nếu được bất loạn mới là nhất tâm. Niệm Phật niệm đến nhất tâm bất loạn thì định lực nào bằng?
Sở dĩ Phật dạy niệm Phật chính là lấy cái tâm luôn bị cảnh chuyển của chúng sinh. Từ sáng đến tối, từ sinh ra cho đến chết đi đều là đối cảnh sinh tâm, niệm phân biệt khởi lên không ngừng nghỉ. Ví như mắt thấy sắc, không luận là đẹp hay xấu đều bị sắc làm động tâm, tai nghe tiếng, không luận là khen hay chê, mũi ngửi mùi, bất luận là thơm hay thối… mỗi mỗi đều bị cảnh trần làm động. Cho nên Phật dạy nhất tâm niệm Phật, không khởi vọng niệm, không vì cảnh mà động tâm. Nếu chuyên tâm ở câu Phật hiệu, không phan duyên với ngoại cảnh, tịnh niệm tương tục thì sáu căn đều nhiếp, như như bất động, tức vào tam ma địa (chánh định) vậy.
Hoặc hỏi niệm Phật, làm thế nào để được bất động trước cảnh trần? Ðáp rằng: “Lúc niệm Phật, tâm an trú trong danh hiệu Phật, tâm không rời Phật, Phật không rời tâm. Tuy sáu căn đối cảnh mà không phan duyên thì không bị cảnh chuyển. Gọi là: “Muôn hoa chừ, dưới tàn cây ẩn kín, bao lớp lá che chừ, mưa nào có hề chi”. Thân ta ví như điện Phật, sáu căn như sáu cửa ra vào, tâm niệm Phật thì như người ngưỡng mộ nhìn Phật, nhất tâm chuyên chú, không nháy mắt thì cho dù sáu cửa có mở, bên ngoài đủ hình đủ vẻ vẫn không thấy, không nghe, không hay, không biết. Niệm Phật cũng lại như thế, niệm đến tâm không cảnh tịch (tâm cảnh đều quên) thì thấy mà không thấy, nghe mà không nghe, không khởi tâm phân biệt. Như cổ đức dạy: “Trâu sắt nào sợ sư tử rống, người gỗ ngắm chim đắm bao giờ; chỉ cần vô tâm với vạn vật, ngại gì muôn vật ở chung quanh”. Tự nhiên không bị cảnh chuyển vậy.
Lại nữa, nhất tâm niệm Phật tức là niệm Phật tam muội công thành. Tam muội là tiếng Ấn Ðộ, Trung Hoa dịch là chánh định. Niệm Phật niệm đến nhất tâm bất loạn tức được chánh định. Như Kinh Thành Cụ Quang Minh Ðịnh Tuệ, nói: “Yên lặng thảnh thơi cũng nhất tâm, chúng khổ đoanh vây cũng nhất tâm, cho đến được mất, khen chê cũng nhất tâm”. Niệm Phật được nhất tâm, đây há không phải chứng minh niệm Phật đầy đủ định học sao?
Niệm Phật lấy gì có thể đầy đủ tuệ học? Hết thảy chúng sinh xưa nay là Phật, đầy đủ trí tuệ Như Lai. Ngày xưa Ðức Thế Tôn sau 49 ngày thiền định dưới cội Bồ đề, nửa đêm canh ba, thấy sao mai mọc, hốt nhiên khai ngộ, thốt lên rằng: “Lạ thay! Tất cả chúng sinh đều đầy đủ đức tướng trí tuệ Như Lai, do vọng tưởng chấp trước nên không thể chứng đắc. Nếu lìa vọng thì vô sư trí, tự nhiên trí đều hiển hiện rõ ràng”. Ðức Thế Tôn thấy được lý này, muốn cho hết thảy chúng sinh đều chứng nhập trí tuệ Phật nên dạy người niệm Phật, tức là lìa vọng tưởng, đắc trí tuệ diệu pháp vậy.
Chúng sinh tuy đầy đủ trí tuệ đức tướng Như Lai, nhưng vì từ vô thỉ vô minh che lấp, trải qua số kiếp nhiều như cát bụi, vô lượng vọng tưởng phiền não che mất tự tâm, nên tuy vốn có Phật tuệ nhưng không hiển hiện. Ví như chiếc gương, ánh sáng phản chiếu vốn tự có đủ, do bị bụi bặm che mờ nên không thể hiện hình. Tâm chúng sinh như chiếc gương sáng; những vọng niệm phiền não thô tế thì như những hạt bụi. Bụi trên mặt gương, phải công phu lau chùi thì gương mới sáng được. Những vọng tưởng phiền não trong tâm phải dựa vào sức niệm Phật mới được tiêu trừ.
Pháp Phật dạy niệm Phật, tức là lấy việc lau chùi kính tâm để đoạn trừ vọng tưởng phiền não. Ði, đứng, nằm, ngồi không rời danh hiệu Phật. Niệm niệm tương tục không gián đoạn thì vọng tưởng tự tiêu, Phật tuệ tự phát, đây tức là công dụng niệm Phật có thể phát tuệ học vậy.
Niệm Phật tam muội còn được gọi là nhất hạnh tam muội. Kinh Văn Thù Bát Nhã nói: “Phật bảo Văn Thù Sư Lợi, người muốn vào nhất hạnh tam muội cần phải ở chỗ vắng vẻ, lìa bỏ vọng tưởng, không chấp các tướng, nhất tâm niệm Phật, quay mặt về hướng Tây, chỉ nhớ về một vị Phật, niệm niệm tương tục, tức trong một niệm thấy được chư Phật ba đời. Công đức niệm một Phật với công đức niệm vô lượng Phật không khác, pháp mà A Nan nghe vẫn còn ở trong đối đãi, nếu được nhất hạnh tam muội thì các pháp môn kinh đều biết rõ ràng; ngày đêm tuyên thuyết, trí tuệ biện tài, không hề đoạn tuyệt”. Ðây há chẳng phải chứng minh niệm Phật đầy đủ tuệ học sao?
Trích Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật
Biên soạn: Viên Anh Pháp Sư
Việt dịch: Thích Nguyên Anh
Angela Phương Trinh thuyết phục cả nhà ăn chay trường
Diễn viên Angela Phương Trinh khiến bố từ đầu bếp nhà hàng hải sản trở thành người chuyên nấu món chay.
Diễn viên thu hút các ống kính khi xuất hiện trong sự kiện thời trang tối 24/10 tại TP HCM, sau một năm vắng bóng. Từng là “nữ hoàng thảm đỏ” với những bộ cánh táo bạo, Phương Trinh hướng đến hình ảnh kín đáo, thanh lịch hơn. Cô diện váy đính hoa hồng 3D, đội cài tóc hoa sequins cùng tông. Cô nói sau ba năm ăn chay, học đạo, cô không còn muốn gây chú ý bằng vẻ ngoài gợi cảm hay phát ngôn gây tranh cãi.
Người đẹp phối váy đính hoa 3D ở ngực và hông với cài tóc do cô tự chuẩn bị. Ảnh: Khoa Nguyễn.
Phương Trinh cho biết hiện cô có cuộc sống viên mãn, bình yên. Người đẹp thuyết phục thành công cả nhà ăn chay trường cùng cô để giảm sát sinh. Bố diễn viên trước đây là đầu bếp chuyên các món hải sản. Hiện ông chuyển sang nghiên cứu, chế biến các món chay. Vì vậy, cô đầu tư mở ba nhà hàng chay nhỏ để ông có niềm vui lao động và cải thiện thu nhập.
“Bố nấu nướng cả ngày nhưng không biết mệt, còn hạnh phúc vì ngày nào khách cũng ăn hết đồ. Được làm công việc là sở trường, lại góp phần giúp mọi người thích ăn chay hơn, bố và cả gia đình đều thấy may mắn”, cô nói. Thời gian đầu, cô và em gái túc trực tại quán cả ngày để giúp bố quản lý, đón khách. Khi công việc kinh doanh ổn định, cô mới nghĩ đến việc trở lại nghệ thuật.
Vân An (ảnh: Khoa Nguyễn)
A Di Đà Phật.
Kính chào các liên hữu, TTB có bé út lớp 2 và đang muốn tìm ít phim hoạt hình về giáo pháp của Phật để hướng cháu xem.
Các liên hữu cho xin ý kiến về việc này với ạ. Liên hữu nào có seri, phim rất mong được giới thiệu.
A Di Đà Phật.
Gửi Liên Hữu,
LH có thể vào trang detuquy.com trong phần hoạt hình có nhiều video khá hay dành cho trẻ, hy vọng giúp ích cho bạn.
A Mi Đà Phật.
A Di Đà Phật
Cám ơn liên hữu Nguyện Thiện
A Di Đà Phật
Giết Vật Đãi Khách Mơ Bị Biến Thành Súc Sinh Bị Đầu Bếp Làm Thịt
Mỗi người nhập đạo đều có thời tiết, nhân duyên. Những sách thuộc loại khuyên răn [kiêng giết, phóng sanh] thường chép truyện ông Triệu X… là huyện lệnh xứ Bồ Thành, Phước Kiến, ăn chay trường thờ Phật. Bà vợ trọn chẳng có lòng tin, nhằm dịp sanh nhật năm mươi tuổi bèn mua rất nhiều con vật còn sống, tính giết để đãi khách. Ông Triệu bảo: “Bà muốn chúc thọ nhưng lại khiến cho những con vật này đều bị chết, có yên lòng được chăng?” Bà vợ đáp: “Ông toàn nói những câu vô ích! Nếu nghe theo lời Phật dạy, nam nữ cũng không được ngủ chung, những con vật này cũng không giết thì chưa đầy mấy chục năm, trọn khắp thế giới sẽ đều là súc sanh hết!” Ông Triệu không biết làm sao, đành để mặc bà ta.
Đến đêm, bà vợ mộng thấy đi xuống bếp, trông thấy người ta giết lợn, tự mình đã biến thành con lợn. Đầu bếp trói chặt bốn vó con lợn, đặt lên bàn mổ để giết, đầy tớ đứng bên cạnh xem, [bà ta] vội kêu họ cứu nhưng chẳng một ai nghe tiếng! Giết rồi mổ bụng, móc ruột ra, vẫn cảm thấy đau đớn. Giết xong con lợn lại giết những con vật khác thì chính mình lại biến thành những con vật khác, đau đớn không thể nào nói nổi! Tạm ngưng một khắc, lại thấy một đứa đầy tớ cầm một con cá chép vào. Nha đầu nói: “Đem con cá chép này giao cho đầu bếp nấu canh cá cho bà chủ, để khi bà chủ thức dậy sẽ dùng làm món điểm tâm!” Họ liền chặt đầu đuôi, lóc vảy, chặt thành từng miếng nhỏ. Mỗi một miếng đều cảm thấy đau đớn, thống khổ cùng cực, choàng tỉnh dậy, kinh hồn vỡ mật! [Ngay lúc đó], nha đầu bưng canh cá lên mời ăn điểm tâm, chẳng nỡ lòng ăn nữa, sai đem những con vật đã mua phóng sanh hết. Do đích thân nếm mùi vị [thống khổ vì bị giết chóc], bèn theo chồng ăn chay niệm Phật, cầu sanh Tây Phương. Vợ ông chắc cũng được oai thần Tam Bảo gia bị, cũng đích thân nếm mùi vị ấy rồi cõi lòng mới xoay chuyển.
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên