Triều Minh, có quan Thiếu sư là Dương Vinh, tên tự là Miễn Nhân, quê ở huyện Kiến Ninh, tỉnh Phúc Kiến. Tổ tiên ông nhiều đời làm nghề đưa đò để sinh sống. Gặp một năm có lũ lớn, tràn ngập các vùng dân cư, người chết đuối cứ theo dòng sông mà trôi xuống. Những người có thuyền đều tranh nhau vớt lấy những tài sản quý giá trôi trên sông, chỉ riêng ông cố và ông nội của Thiếu sư, hai người đều hết sức lo việc cứu người, hoàn toàn không vớt lấy một chút tài vật nào. Người làng đều cười họ là ngu dại, hai người nói: “Chúng tôi đưa đò tự thấy cũng đã đủ sống, không muốn trộm lấy những tài sản không phải của mình.”
Đến khi cha của Thiếu sư sinh ra, gia đình dần dần khá giả lên. Bỗng có một đạo nhân đi ngang qua vùng, bảo người nhà rằng: “Tổ phụ các người có âm đức lớn, con cháu sẽ được giàu có vinh hiển, nên cải táng vào chỗ đất này…” Nói rồi chỉ cho một chỗ đất. Người nhà y theo chỉ dẫn của đạo nhân mà cải táng. Chỗ ấy sau này các thầy địa lý đều gọi là gò bạch thố.
Sau sinh ra Thiếu sư, còn nhỏ tuổi đã đỗ đạt làm quan, dần dần thăng tiến, tước vị lên đến hàng Tam công [*]. Ông cố và ông nội của Thiếu sư đều được triều đình truy tặng quan tước như vậy.
[*] Tam công: ba chức quan cao nhất trong triều đình. Cách gọi này bắt đầu từ đời Chu, bao gồm các chức quan: Thái sư, Thái phó và Thái bảo. Đến triều Bắc Ngụy thường gọi là Tam sư. Thời Đông Hán, các chức quan đầu triều được đổi thành Tư đồ, Tư mã và Tư không, nên gọi chung là Tam tư.
- Lời bàn:
Đến lúc trời sắp tối, người vớt củi kia bỗng tự nhiên điên loạn, tự nói ra rằng: “Nhà tao có bốn người đều đã chết, chỉ mình tao may ra được sống sót. Nhưng mày lại hại chết tao, tao quyết không tha cho mày.”
Trong đêm ấy, người này chết thảm. Theo đó có thể thấy, đem hết sức làm lợi cho người khác, tự mình cũng chẳng bao giờ bất lợi; dốc hết sức vào sự tham lam tài vật, cuối cùng cũng chẳng được tài vật. Quả thật đúng là: “Người thiện vui mừng vì được làm người thiện; kẻ ác thật uổng đời đã chọn làm kẻ ác.”
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
“Nếu đã xả thân tầm đạo đức,
Mở lòng bố thí ngộ thần ca.”
Hôm nay ngày 4-9 âm lịch có chuyến từ thiện khởi hành từ Lai Vung Đồng Tháp đến huyện Triệu Phong Quảng Trị để hỗ trợ bà con vùng lũ. Do hiện tại còn thiếu kinh phí, nếu quý anh chị cô bác nào có phát tâm ủng hộ, thì có thể xem chi tiết tại link facebook:
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=409927356665502&id=100029447238135
https://www.facebook.com/profile.php?id=100027123368890
Xin cảm ơn!
———————————————————
———————————————————
Nam mô a Di Đà Phật
Hôm nay ngày mùng 4.tháng 9 . năm 2020.
Thành Tài cùng chú 5 Tùng và a e tài xế xe từ thiện Phật giáo Hòa hảo xã vĩnh Thới Lai vung Đồng tháp.
Cùng nhau ra miền Trung
Để chia sẻ cùng bà con miền Trung.
Và thành tài cũng luôn đón nhận sự ủng hộ của mạnh thường quân nhà hảo tâm
Các lòng bồ tát giúp đỡ dạ.
Số tk.nguyễn thành tài
0601000551599
Ngân hàng Vietcombank chia nhánh thành phố Sa Đéc.
———————————————————
———————————————————
Đức Phật dạy 3 nguyên tắc: buông xuống vọng tưởng, phân biệt, chấp trước sẽ thành Phật. Xin cho hỏi dùng phép tu gì để xả vọng tưởng, phân biệt, chấp trước? Xin cảm ơn!
A Di Đà Phật
Gửi bạn Printemps,
Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước là chủng tử của Phàm phu chúng ta, vì thế chúng ta chỉ có thể khống chế và đè nén chúng lại chứ xả hết những chủng tử đó thì chẳng thể, ngoại trừ chúng ta sanh về Tịnh Độ, nương oai lực Phật A Di Đà, tu hành tới đắc quả vị Phật. Do vậy cách tối hiệu khắc chế 3 chủng tử trên với chúng ta là niệm Phật. Niệm được thành phiến thì 3 niệm trên khó phát khởi.
Chúc bạn tinh tấn.
TN
“BÀ NHÌN XEM, HAI BÊN ĐƯỜNG TOÀN LÀ HOA SEN”, ÔNG BẢO VỚI BÀ NHƯ VẬY
Hôm trước còn có một vị lão cư sĩ đến từ phương Bắc kể với tôi: Chồng của bà ta vãng sanh, bảy mươi tám tuổi, biết trước lúc mất, chẳng ngã bệnh, nói đi là đi. Bà ta chính mắt trông thấy, nay bèn sanh khởi tín tâm, kể với tôi là bà hãy còn có những thứ chẳng thể buông xuống được. Tôi bảo bà ta, hãy buông xuống, thế gian và xuất thế gian toàn là giả! Một người có thể vãng sanh hay không, điểm then chốt là người ấy có buông xuống hay không, nếu thật sự buông xuống, niệm Phật chắc chắn được vãng sanh. Bà ta kể hôm chồng bà vãng sanh, ông còn kéo tay bà, bảo bà: “Hãy nhìn xem! Hai bên đường toàn là hoa sen”. Ông bảo bà như vậy, nhưng bà chẳng thấy, chồng bà thì thấy. Khoảng một, hai giờ sau, ông ra đi. Những chuyện chúng tôi đích thân mắt thấy, tai nghe rất nhiều, chẳng phải là giả.
Trích Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh-Phẩm thứ mười một-Tịnh Hạnh Phẩm
Phần 45
Chủ giảng: Lão pháp sư Thích Tịnh Không
Nam Mô A Di Đà Phật
21. Không phóng dật, đường sống, Phóng dật là đường chết.
Không phóng dật, không chết, Phóng dật như chết rồi.
22. Biết rõ sai biệt ấy, Người trí không phóng dật,
Hoan hỷ, không phóng dật, An vui hạnh bậc Thánh.
23. Người hằng tu thiền định, Thường kiên trì tinh tấn.
Bậc trí hưởng Niết Bàn, Ách an tịnh vô thượng.
24. Nỗ lực, giữ chánh niệm, Tịnh hạnh, hành thận trọng
Tự điều, sống theo pháp, Ai sống không phóng dật,Tiếng lành ngày tăng trưởng.
25. Nỗ lực, không phóng dật, Tự điều, khéo chế ngự.
Bậc trí xây hòn đảo, Nước lụt khó ngập tràn.
26. Họ ngu si thiếu trí,Chuyên sống đời phóng dật.
Người trí, không phóng dật,Như giữ tài sản quý.
27. Chớ sống đời phóng dật, Chớ mê say dục lạc.
Không phóng dật, thiền định, Đạt được an lạc lớn.
28. Người trí dẹp phóng dật, Với hạnh không phóng dật,
Leo lầu cao trí tuệ, Không sầu, nhìn khổ sầu,
Bậc trí đứng núi cao, Nhìn kẻ ngu, đất bằng.
29. Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê.
Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn.
30. Đế Thích không phóng dật, Đạt ngôi vị Thiên chủ.
Không phóng dật, được khen; Phóng dật, thường bị trách.
31. Vui thích không phóng dật, Tỷ kheo sợ phóng dật,
Bước tới như lửa hừng, Thiêu kiết sử lớn nhỏ.
32. Vui thích không phóng dật, Tỷ kheo sợ phóng dật,
Không thể bị thối đọa, Nhất định gần Niết Bàn.
Kinh Pháp Cú
Phẩm Không Phóng Dật