Pháp môn niệm Phật nhiếp hết các căn thượng, trung, hạ. Hết thảy chúng sinh hữu tình, nếu thật tâm thì tất cả đều được độ thoát, chỉ cần nhất tâm xưng niệm lục tự Di Ðà, không cần phải học rộng nghe nhiều. Ðại sư Thiện Ðạo nói: “Nếu muốn học hiểu từ phàm phu địa cho đến Phật địa thì không có pháp môn nào không đáng học; còn nếu muốn học hành thì nên chọn một pháp khế lý khế cơ, nay lược đưa ra mười loại người nên tu pháp môn niệm Phật, xin hãy suy xét kỹ càng, nhanh chóng phát tâm.
1/ Người xuất gia nên tu niệm Phật: Ðã cạo tóc làm tăng, phát tâm tu đạo, lìa bỏ làng xóm, cắt ái từ thân, được sống trong đạo tràng thanh tịnh, không còn lo nghĩ, không còn trói buộc, nên phát tâm niệm Phật cầu xuất tam giới. Lúc niệm Phật phải khẩn thiết với sinh tử, phải biết sinh tử luân hồi, theo nghiệp thọ báo không có ngày ra khỏi, hãy tinh tấn niệm Phật thì vạn niệm tự nhiên buông hết, sáu căn đều được thu nhiếp vậy! Nay đưa ra một ví dụ:
Xưa có đức vua thấy ngoại đạo cầu đạo rất khổ hạnh, còn đệ tử Phật thì an nhàn. Một ngày, vua hỏi một vị Tăng niệm Phật rằng: “Trẫm thấy những người Bà la môn cần khổ cầu đạo, còn các Tỳ kheo chỉ niệm danh hiệu Phật, hai cách tu hành khác nhau quá xa”. Tăng đáp: “Tu đạo không phải là khổ hay sướng nơi sắc thân này mà là cốt ở chỗ tâm có tha thiết với sinh tử hay không. Ðệ tử Phật chúng tôi tuy thanh nhàn niệm Phật nhưng lòng luôn khẩn thiết cầu ra khỏi sinh tử. Sáu căn cả ngày tuy đối cảnh trần nhưng không hề nắm bắt. Mắt không thấy sắc, tai không nghe thanh, cho đến ý thức cũng không duyên với pháp trần”. Vua không tin, Tỳ kheo biết ý nên tâu rằng: “Bệ hạ có thể đưa ra một việc để thử nghiệm, xin bệ hạ ngày mai chia cung nữ thành hai tốp, một tốp múa một tốp hát ở hai bên đường; ngài bắt một tử tội đầu đội chén dầu đầy, bảo rằng: “Tội ngươi đáng chết, nhưng ta sẽ ân xá cho ngươi bằng cách ngươi đội chén dầu đầy đi khắp cung thành, lúc trở về chỗ cũ không được hao hớt giọt nào, nếu đổ ra ngoài ngươi lập tức bị xử chém”. Tội nhân nghe thế, để hết tâm ý vào hai chữ sống chết trên đầu, không dám hào ly sơ suất. Ði khắp một vòng, dầu vẫn y nguyên, thế là nhà vua đại xá. Tăng bảo vua hỏi tội nhân: “Ở phía Ðông ngươi có thấy gì đẹp chăng?”. “Không”, phạm nhân đáp. Vua hỏi tiếp: “Còn phía Tây, ngươi có nghe gì hay chăng?” “Cũng không.” Vua quát lớn: “Nói dối! Các cung nữ múa hát như thế mà ngươi không thấy không nghe gì cả à?” “Tâu đại vương, thần nào dám khi dối, thần lo chú tâm vào chén dầu sinh tử trên đầu, còn tâm trạng đâu nữa mà nghe với thấy.” Vua chợt hiểu ra lời Tỳ kheo nói – nhất tâm niệm Phật, cầu thoát sinh tử, sáu căn đều nhiếp, không thấy không nghe, lời này thật không hư dối vậy! Và người niệm Phật, tâm thiết tha với sinh tử, chính là chân niệm Phật.
2/ Nữ giới nên tu niệm Phật. Là thân gái, không thể chấp giữ công việc triều chính, chẳng như nam tử bôn tẩu tứ phương, vất vả nhọc nhằn, vì thế hãy nên phát tâm niệm Phật cầu vãng sinh Cực lạc. Lại nữa thân nữ bất tịnh, lúc sinh đẻ đau đớn không cùng, nhiều người nhàm chán nữ thân, muốn được làm thân nam tử. Và ở thế giới năm trược này mà muốn chuyển thân nam thì thật chẳng phải là chuyện dễ dàng, phải trải qua mấy kiếp tu hành. Nếu chịu chuyên tâm niệm Phật thì lúc mạng chung, nghiệp tại Ta bà, thần thăng Tịnh độ, hóa sinh hoa sen, tức khắc được tướng đại trượng phu, chỉ trong một đời mà chuyển được thân nam tử. Vả lại, ở cõi Tây phương thọ mạng vô lượng, được Quan Âm, Thế Chí cặp tay đi cùng. Nữ giới đã có pháp môn vi diệu này, có thể thỏa mãn nguyện vọng, mong mọi người hãy nhanh niệm Phật.
3/ Người trí nên tu niệm Phật. Sinh ra làm người được thông minh là khó, và không bị thông minh quá hóa ngu lại càng khó. Thấy phần nhiều những người thông minh là những người có kiến chấp, họ chỉ muốn tìm những pháp môn cao siêu, huyền diệu, coi thường niệm Phật, cho niệm Phật là bình thường, là pháp môn dành cho kẻ hạ cơ, họ bỏ hết tâm lực để tìm cầu trí tuệ thế gian. Nào biết “lúc sống chỉ ham lo tìm kiếm, chết đi chẳng mang được thứ gì”. Nếu dùng cái thông minh ấy vào Phật pháp, xem nhiều kinh sách Tịnh độ, nghiên cứu nhiều về tông chỉ niệm Phật, hiểu rõ pháp môn trì danh hiệu Phật, vì chư Phật hộ niệm, vì Thánh hiền nối gót. Lấy một niệm mà trừ muôn niệm, niệm một hiệu mà chứng tịnh tâm, chuyên chú nhất tâm thì sự niệm mà đạt lý niệm, tự thân thấy được tự tánh Di Ðà, đắc sinh duy tâm Tịnh độ, như thế há không sung sướng sao!
4/ Người ngu nên tu niệm Phật. Là người, không luận là trí hay ngu đều đồng một tánh Phật. Người ngu si là do đời trước không tin Phật pháp, không lo tu hành, hoặc vì nghiệp chướng sâu dày nên mới cảm báo này. Người trí thì đa đoan, công việc nhiều, trách nhiệm nặng, niệm Phật e khó nhất tâm; còn người ngu thì việc ít, thân nhàn, hãy nên cố gắng niệm Phật. Lại nữa, người ngu thật thà, ngay thẳng, ít hiểu biết nên dễ sinh tâm tín kính. Vả lại, pháp môn niệm Phật không phải tham cứu, không phải quán tưởng nên không sợ ngu dốt, chỉ cần trực tâm tức là đạo tràng, một câu Phật hiệu cứ thế niệm miết không ngừng nghỉ thì chắc chắn thành công. Xưa có thơ rằng: “Tu hành như đi thuyền ngược nước, lơi lỏng một giây nước cuốn lùi; nếu không từ đây cần nỗ lực, biết bao giờ đến được đầu nguồn”. Mấy lời này có thể hỗ trợ cho niệm Phật vậy.
5/ Người giàu có nên tu niệm Phật. Ðời nay được giàu sang là nhờ phước báo tu hành đời trước, nên biết phước lạc ở cõi Ta bà thật không trường cửu. Người xưa dạy: “Vinh hoa như giấc mộng canh ba, phú quý nào khác sương tháng chín”. Ðời này không lo ăn mặc, thọ dụng đầy đủ, hãy nên nhân cơ hội phát tâm niệm Phật cầu sinh Tịnh độ lên ngôi bất thoái, hưởng niềm vui vô vi. Vùng biên địa của Tây phương còn sướng hơn cõi trời, hà huống phước lạc cõi đời, có gì đáng đắm! Hãy nhanh phản tỉnh, nhất tâm niệm Phật, hầu bỏ báo thân xấu kém Ta bà, chóng đắc Tịnh độ hóa sinh.
6/ Người nghèo khó nên tu niệm Phật. Ðời này bần cùng là do đời trước không tu bố thí cúng dường, cống cao ngã mạn nên mới cảm báo này. Ðã không ruộng vườn sản nghiệp, lại không có chỗ trú thân, y phục không đủ che hình, vật thực không nuôi đủ bụng, vừa ra khỏi nhau thai đã chịu biết bao khổ nhọc, hãy nên tinh tấn niệm Phật để cầu vãng sinh Cực lạc. Nước Cực lạc lầu các trang nghiêm, trang sức bằng bảy thứ châu báu lưu ly, xa cừ, san hô… không cần phải kinh doanh mua bán, nghĩ đến là y thực tự nhiên có đủ, vĩnh viễn lìa khỏi kiếp nghèo cùng. Có pháp môn huyền diệu thế này, xin chớ bỏ qua.
7/ Người già nên tu niệm Phật. Tuổi về già, thời gian còn là bao, như cá thiếu nước, nào có vui gì? Như tử tội đi ra pháp trường, mỗi bước là mỗi gần đến cái chết! Hãy nhanh chóng chí thành phát tâm niệm Phật cầu vãng sinh Cực lạc. Hòa thượng Thiện Ðạo có kệ rằng: “Dần dần da nhăn tóc bạc, xem kìa bộ dạng già nua; giả như vàng ngọc đầy nhà, không ai tránh khỏi già bệnh. Dù anh một đời sung sướng, cuối cùng cái chết kề bên; chỉ có con đường tu tắt, niệm danh hiệu Phật Di Ðà”. Hỡi những người già cả, xin chân thành nhắc lại ba lần. Hãy buông xuống hết bao trần lụy, không thì sẽ có một ngày, buông không xuống rồi cũng phải buông. Nên biết: “Kề cái chết hãy nhanh tranh thủ, nào ai chịu nghỉ trước mạng chung.”
8/ Tuổi trẻ nên tu niệm Phật. Ở tuổi thanh xuân, sức khỏe dồi dào, không bị nỗi lo âu già bệnh, hãy nhanh phát tâm niệm Phật. Chớ bảo rằng bây giờ hãy còn quá sớm, chờ nước đến chân nhảy kịp nào, há chẳng nghe: “Mới xuân đây dương liễu xanh rờn, mà nay đã cúc vàng nở rộ”. Nên biết: “Thân người khó được nhưng dễ mất, cơ hội dễ qua khó đuổi tìm”. Chớ lần lửa qua ngày để thời gian trôi qua vô ích. “Ðừng toan già mới tin theo Phật, bao nấm mồ hoang rặt thiếu niên”.
9/ Có con trai nên tu niệm Phật. Tục ngữ có câu: “Ðể dành lúa gạo phòng đói kém, sinh trai để dưỡng lúc tuổi già”. Nay đã có con trai, cũng đã khôn lớn nên người, gia nghiệp có chỗ cậy nhờ, tông đồ có người ủy thác, hãy nên buông xuống muôn duyên nhất tâm niệm Phật cầu vãng sinh Cực lạc; nhất thiết chớ ngàn kế trăm mưu vì con vì cháu. Nên biết: “Con cháu tự có sẵn phúc đức của nó, đừng vì chúng nó lo xa nhọc nhằn”. Nếu con cháu có phước thì không cần của hồi môn, tự nó hai bàn tay trắng cũng làm nên gia nghiệp. Giả sử nếu con cháu ngỗ nghịch, hoang đàng trác táng thì cho dù bạn có làm ra của bao nhiêu cũng không đủ nó hoang phí, ngược lại khiến nó tạo nghiệp, mình trở lại hại nó, thật là không phải kế hay. Hãy nhìn lại thế gian, rất nhiều gia đình giàu có đã rơi vào trường hợp này.
10/ Không có con trai nên tu niệm Phật. Người đời sinh con trai nhiều thì phải nhọc nhằn nhiều, trách nhiệm nặng, phải nuôi dưỡng, giáo dục, và tất nhiên là không thể không cố gắng kiếm thật nhiều tiền để con được thừa kế. Còn không có con trai thì lại khỏe, nhàn hạ, đừng tự than là bạc mệnh, vợ chồng hãy cùng nhau tu trì, xưng niệm A Di Ðà Phật, cầu sinh nước Cực lạc, nhanh chóng thành tựu Bồ đề, há không sung sướng sao! Hết thảy mọi người, không ai là không thể niệm Phật, do đó pháp môn niệm Phật thông hết mọi căn cơ vậy.
Trích Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật
Biên soạn: Viên Anh Pháp Sư
Việt dịch: Thích Nguyên Anh
Triệu phú bỏ vợ con lên núi đi tu
Trung QuốcBỏ lại tiền của và danh vọng, ly hôn vợ và bị bố mẹ đẻ từ mặt, Lưu lên núi đi tu, sống theo lý tưởng của mình.
Lưu Cảnh Sùng (44 tuổi) vốn là tổng giám đốc một công ty may mặc lớn tại thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông. Vốn có đầu óc thông minh, quan hệ tốt với chủ doanh nghiệp, ngay năm đầu tiên thành lập công ty, Lưu đã thu về 5 triệu tệ (17 tỷ đồng) và tăng lên không ngừng ở những năm tiếp theo. Sau đó, người đàn ông này sử dụng tiền kiếm được đầu tư bất động sản và kiếm được hàng trăm triệu tệ.
Ở tuổi 40, với danh tiếng và tài sản sở hữu, Lưu được coi là tấm gương tự lực thành công của tỉnh Quảng Đông và là thần tượng của nhiều người. Tuy nhiên bản thân ông cảm thấy trống rỗng, bởi mất đi cảm giác thân thuộc. Vợ Lưu nghĩ rằng chồng nên làm việc chăm chỉ hơn nữa để kiếm tiền, có điều kiện sống tốt hơn, sống trong ngôi nhà lớn hơn và lái một chiếc xe tốt nhất. Nhưng Lưu lại không nghĩ vậy. Ông muốn có một cuộc sống ổn định và yên tĩnh sau nửa đời người bận rộn. Mâu thuẫn vợ chồng vì thế ngày càng gia tăng. “Đây không phải là câu hỏi ai đúng ai sai, mà chúng tôi theo đuổi những ý tưởng và suy nghĩ khác nhau”, Lưu chia sẻ.
Lưu Cảnh Sùng lên núi tự tu tập vào năm 2012. Ảnh: qq.
Năm 2012, Lưu từ Quảng Đông đến núi Chung Nam của tỉnh Thiểm Tây để quay một bộ phim tài liệu về Đạo giáo. Không giống thành phố đông đúc và ngột ngạt, vùng núi này có cảnh đẹp và những loài chim quý. “Ở đây không có nhà cao tầng, không có các buổi tiệc tùng, hội họp triền miên và bia rượu tiếp khách. Điều đặc biệt là cũng không có những trận cãi vã vợ chồng”, Lưu nhớ lại cảm nhận ban đầu khi được sống vài ngày trên núi Chung Nam.
Đây cũng là lần đầu tiên trong cuộc đời, người đàn ông này cảm nhận được sự bình yên của cuộc sống và hiểu thực sự cuộc đời mình muốn gì. Nhưng ông vẫn còn có gia đình, công việc, vì vậy Lưu quay trở lại thành phố, tiếp tục nhịp sống quen thuộc. Tuy nhiên, sau một thời gian quen với cuộc sống yên tĩnh và nhàn nhã trên núi, Lưu bắt đầu cảm nhận được áp lực và nỗi đau mà thành phố mang lại cho mình. Ông manh nha ý định đi tu.
Ngay sau đó, người đàn ông này sắp xếp công việc và trở lại núi Chung Nam. Lần này, ông tự tay dựng một ngôi nhà tranh trên núi và đặt tên là “Nhà tranh Chung Nam”. Ngôi nhà không lớn, chỉ kê đủ một chiếc giường, một cái bàn và một cái ghế. Mỗi sáng, Lưu dậy lúc bình minh, cầm chút đồ ăn rồi ra ngoài kiếm củi. Ông nấu cơm ngay trên núi, nước được lấy từ suối, ngày chỉ ăn một bữa sau đó ngắm cảnh và không bao giờ xem đồng hồ. Tuy cuộc sống đơn giản nhưng ông cảm thấy hạnh phúc.
Sáu tháng ở trên núi, vợ Lưu dẫn con trai lên tìm chồng. Những giọt nước mắt của vợ và lời khẩn khoan của con trai, Lưu quay trở lại thành phố nhưng ý tưởng đi tu ngày càng trở nên mãnh liệt. Lần này, ông không còn hài lòng với việc tự tu tập nữa mà muốn trở thành nhà sư thực sự. Tuy nhiên, gia đình trở thành bước cản lớn nhất.
Lưu Cảnh Sùng ở thời điểm hiện tại. Ảnh: qq.
Khi nghe Lưu nói về nguyện vọng tu tập, bố mẹ vợ con đều nghĩ ông đang nói đùa. Sau đó mọi người đều phản ứng gay gắt, nhưng Lưu bỏ ngoài tai. Dù bị chỉ trích là người không biết lo toan cho gia đình, trốn tránh trách nhiệm nhưng cuối cùng người đàn ông này vẫn ký được vào đơn ly hôn với vợ. Bạn bè hỏi như thế có quá đáng không, Lưu trả lời “Tôi đã buông tay!”. Từ thời điểm đó, bố mẹ đẻ cũng tuyên bố từ mặt. Tháng 3 năm 2015, người đàn ông này chính thức xuống tóc và trở thành nhà sư.
Từ đó đến nay, người thân chưa một lần đến thăm ông. Hàng ngày Lưu ngủ dậy từ lúc mặt trời mọc và lên giường khi mặt trời lặn. Mỗi khi thức dậy, ông luyện tập sức khỏe, pha trà, đọc sách sau đó tụng kinh. Khi thời tiết đẹp, ông thường đi đến những nơi khác trên núi ngồi thiền và chỉ đi ngủ khi đã mệt mỏi.
“Giờ tôi có thể ngắm những bông hoa nở và tàn trước cửa chùa một cách nhàn nhã. Mong muốn của mỗi người khác nhau. Nhiều người nói tôi bội bạc và tàn nhẫn nhưng tôi chỉ chọn những gì mình muốn”, gần đây Lưu chia sẻ quan điểm sống của mình.
Hải Hiền (Theo sohu)
LÀM TỪ THIỆN THEO CÁCH CỦA NGƯỜI ÍT TIỀN
https://www.facebook.com/thoisuvtv/videos/978158889268248
ĐÂY LÀ MỘT CÂU CHUYỆN CÓ THẬT CẢM ỨNG TỪ VIỆC CHÉP KINH ĐỊA TẠNG CHUYỂN VỀ CHÙA ĐỊA TẠNG PHI LAI TỰ. CON XIN HOAN HỶ CHIA SẺ CHO QUÍ VỊ ĐỂ CHÚNG TA PHÁT KHỞI TÍN TÂM VÀ VỮNG LÒNG TIN HIỂU ĐƯỢC CÔNG VIỆC CHÉP KINH CỦA MÌNH GIÚP ĐƯỢC RẤT NHIỀU NGƯỜI ☘…
Anh trai tôi ra đi vào năm ngoái, ngày 30-7-2018. Tử thần đến đưa anh đi rất mau lẹ, vì anh tôi vốn bị bệnh tim. Ngày hôm đó, lúc lâm chung, tôi chạy vào phòng bệnh nhìn anh lần cuối, lấy hết sức bình tĩnh giữ cho mình đừng khóc, tôi nói nhỏ vào tai anh:
– Anh cứ yên tâm mà đi, đừng lo bận gia đình, vì con cái đã lớn hết rồi. Hãy niệm Phật theo em…
Và thế là, trên đường đưa anh về nhà lo hậu sự, tôi và chị dâu lấy điện thoại mở nhạc niệm Phật lên, rồi hai chị em tha thiết niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”. Với ước nguyện cầu cho anh được vãng sinh về với Phật.
Đám tang anh, tôi thực hiện đúng theo những cách thức tốt nhất mà tôi đã được học từ Phật Pháp. Đồ cúng đều là thức ăn chay, tuyệt đối không sát sinh. Không những thế cả nhà còn phóng sinh, làm nhiều việc thiện để hồi hướng phước đức cho anh.
Riêng tôi, tôi phát nguyện sẽ chép kinh Địa Tạng, không chỉ hồi hướng cho anh, mà còn hồi hướng cho ba tôi.
Ba mất từ khi tôi còn nhỏ, thỉnh thoảng trong giấc mơ tôi thấy ba hiện về, nhưng với một vẻ mặt rất buồn. Nhân dịp này, tôi muốn làm chút gì đó báo hiếu cho ba, giúp ba tôi được siêu thoát an lành, được về với Phật.
Cứ thế mỗi ngày tôi chép kinh Địa Tạng, chép xong thì gửi về chùa Địa Tạng Phi Lai ở ngoài Hà Nam, ngoài ra còn cúng dường một bức tượng Địa Tạng Bồ Tát lên Tịnh Thất Pháp Hải (núi Sam, An Giang), và niệm danh hiệu Địa Tạng Bồ Tát và Phật A Di Đà, hồi hướng công đức cầu cho cha và anh tôi được vãng sanh Cực Lạc.
Tôi cũng cầu xin Địa Tạng Bồ Tát cho tôi biết, cha và anh tôi đã sinh về cảnh giới nào ? Những công đức đó liệu có đủ để giúp cha và anh vãng sinh Cực Lạc không ? Và Ngài đã cho tôi một câu trả lời…
Được hơn tuần, tôi nằm mơ thấy anh tôi, một giấc mơ rõ nét, sống động như thật. Trong mơ, tôi thấy một quang cảnh âm u, không có ánh mặt trời, chắc hẳn đây là chốn Âm Ty. Ở đây, mọi người đi chậm chạp, có vẻ rất lờ đờ, không ai nói chuyện cả, ai nấy lo làm việc của mình. Tôi cất bước đi một đoạn, thì thấy anh tôi từ xa.
Tôi ngạc nhiên thấy anh đang phát gạo cho mọi người. Lạ thật, anh lấy gạo đâu ra để phát ? Phải chăng nhờ công đức tôi hồi hướng cho anh, mà ở đây anh được dư giả như vậy chăng ? Đến đây thì tôi tỉnh giấc.
Không lâu sau, lần thứ hai tôi mơ thấy anh. Lần này tôi thấy cả mẹ tôi xuất hiện. Anh vịn vai mẹ, hai mẹ con khóc lóc rất nhiều. Rồi anh kể, dưới này quả có địa ngục, hình phạt cực kỳ khủng khiếp. Rất may, anh không phải vào đó. Cuối cùng anh an ủi mẹ, nói mẹ hãy yên tâm, vì có ngài Địa Tạng Bồ Tát đã đến cứu độ cho anh.
Tỉnh lại, tôi tiếp tục duy trì chép kinh, tổng cộng mấy quyển kinh Địa Tạng và một quyển kinh Vô Lượng Thọ. Được vài tuần tôi lại gặp anh trong giấc mơ thứ ba. Lần này cả ba và anh tôi cùng xuất hiện, gương mặt sáng láng, phúc hậu, họ ngồi ngay ngắn trên giường. Sau khi hàn huyên một lúc, tôi hỏi:
– Ba và anh có hay niệm Phật không?
Cả hai đều trả lời rằng Có, tôi hỏi tiếp:
– Vậy ba và anh có được vãng sanh về Cực Lạc chưa ?
Cả hai rất vui vẻ cho tôi hay, họ đều đã được vãng sanh Cực Lạc. Họ còn kể cho tôi những sự vui sướng trên đó. Chưa bao giờ tôi thấy họ hạnh phúc như vậy cả.
Tỉnh giấc, niềm vui sướng lâng lâng trong lòng. Tôi liền kể lại cho mọi người trong gia đình, ai nấy đều hết sức hoan hỉ, niềm tin kính Tam Bảo càng tha thiết, kiên định hơn bao giờ hết.
NAM MÔ ĐẠI NGUYỆN ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT MA HA TÁT !
Quang Tử, viết lại từ lời kể của Tuyết Anh (Đc: 129/16 Bình Thới, Q11, TP.HCM)
Địa chỉ nhận vở chép kinh: Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự, thôn Ninh Trung, xã Liên Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Sư Bác Như Thuỷ : Số điện thoại:
0337 800 895 – 0226 3762 668
( Hoặc bác Vương Minh Tây : 0911 054 154 )
Xin thường niệm A Di Đà Phật
Nguồn : Minh Trung
Hay quá cảm ơn liên hữu Trương Đặng rất nhiều! Nam Mô A Di Đà Phật.
CƯ SĨ NGOẠI ĐẠO DỤNG TÂM BẤT TỊNH THỈNH PHẬT THỌ TRAI, ĐƯỢC PHẬT ĐỘ
Bấy giờ, trong thành Vương Xá có cư sĩ Thi-lợi-cừu-đa, rất giàu, là đệ tử của ngoại đạo. Ông ta thường phân vân chẳng biết sa-môn Cù- đàm có phải là bậc Nhất Thiết Trí hay không? Một hôm, đi đến chỗ Phật, ông thưa rằng:
– Thỉnh sa-môn ngày mai đến nhà tôi thọ trai!
Phật muốn độ ông ta nên im lặng nhận lời. Bấy giờ cư sĩ trở về nhà, làm một hầm lửa lớn ở trước cửa, rồi lấy cát phủ lên lớp mặt để ngụy trang và để không bốc khói; ông vào trong nhà sắp đặt chỗ ngồi, nhưng lại không lót vải trải nệm, còn lấy thuốc độc trộn chung với cơm, tự cho rằng: “Nếu Cù-đàm là bậc Nhất Thiết Trí thì phải biết việc này, còn không sẽ sa vào hầm lửa, hoặc bị chết vì trúng độc”.
Đến sáng hôm sau, ông sai người đến tinh xá thỉnh Phật. Phật bảo A-nan thông báo cho tất cả tì-kheo không được đi trước. Bấy giờ chúng tì- kheo tuần tự theo sau Phật đến nhà cư sĩ, khi đến trước cửa, Đức Phật biến hầm lửa thành hồ sen, chứa đầy nước sạch, vừa ngọt ngào vừa trong mát, Ngài cùng chúng tăng bước nhẹ trên lá sen đi vào nhà. Chỗ ngồi không trải vải, Phật hóa thành có vải.
Đức Phật nói với cư sĩ rằng: “Ông nên trừ bỏ nghi ngờ trong tâm, Ta chính là bậc Nhất Thiết Trí!”
Cư sĩ thấy thần lực của Đức Phật qua hai lần biến hóa, liền phát lòng tin tôn kính Đức Phật, chắp tay bạch rằng: Kính lạy Đức Thế Tôn! Cơm này có thuốc độc, Ngài không ăn được!
Đức Phật bảo: Cứ cúng dường thức ăn này, chúng tăng dùng không sao đâu!
Phật lại bảo A-nan nói cho các tì -kheo biết, khi Ngài chưa xướng đẳng cúng (pháp thụ thực của chúng tăng. Sau khi thức ăn được dâng cúng đồng đều từ bậc thượng tọa đến vị hạ tọa, vị duy-na xướng “đẳng cúng” rồi đại chúng mới được thọ thực, đó là biểu thị bố thí bình đẳng của thí chủ. Ngoài ra, đẳng cúng còn là mật ngữ để giải độc) thì không được ăn, vì đây là lời chú nguyện của Phật. Chất độc trong thế giới này chính là dâm dục, sân hận và ngu si, Đức Phật có pháp chân thật để trừ tất cả độc.
Nhờ thật ngữ của Phật mà độc đều tiêu trừ, thức ăn trở nên thanh tịnh. Chúng tăng thụ trai xong, cư sĩ ngồi trước Phật, nghe Ngài giảng pháp, liền ngay đó chứng đắc Pháp nhãn tịnh (pháp nhãn có năng lực quán sát chân lí các pháp mà không bị chướng ngại và nghi hoặc). Đức Phật trở về tinh xá, nhóm họp chúng tăng dạy rằng:
Từ nay trở về sau, không được đi trước Phật, hòa-thượng, thượng tọa, giáo thọ và khi chưa xướng đẳng cúng thì không được ăn”.
Theo: Luật Thập Tụng.
DƯỜNG NHƯ BÌNH THƯỜNG, NHƯNG LẠI PHI THƯỜNG!
Chúng ta ở dương gian niệm Phật, cảm thấy dường như rất bình thường, chẳng có gì lạ lùng, chẳng thấy trên thân chúng ta đang phát ra ánh sáng, cũng chẳng thấy Phật A-di-đà hiện ở trên hư không. Giả như chúng ta dùng công phu tu hành trong cả một đời, tích lũy công đức của các việc thiện, cũng làm sao sánh bằng công đức của một câu danh hiệu này được! Bởi vì câu danh hiệu này là Vạn đức, là công đức đã thành tựu viên mãn được dung nạp vào trong câu danh hiệu này.
Chúng ta hồi hướng câu danh hiệu này cho tổ tiên chúng ta, giả như lúc sanh tiền, tổ tiên chẳng có duyên với Phật, chẳng quy y Tam bảo, cũng chẳng ăn chay, học Phật tu hành, cũng chẳng niệm Phật cầu vãng sanh; nhưng khi chúng ta niệm Phật hồi hướng cho họ, Phật A-di-đà cũng sẽ phóng ánh sáng gia trì cho họ, đợi khi cơ duyên chín muồi thì họ sẽ vãng sanh thế giới Cực Lạc.
Pháp Sư Huệ Tịnh – 慧淨法師- Dharma Master Huijing
XIN THƯỜNG NHỚ PHẬT NIỆM PHẬT 🙏
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
BÍ QUYẾT NIỆM PHẬT LÀ GÌ?
Là dùng 1 câu A Di Đà Phật để chế phục phiền não. Khi 6 căn của ta tiếp xúc với cảnh giới của 6 trần bên ngoài, trong tâm đương nhiên sẽ khởi tâm động niệm, thuận với ý của mình thì bèn dấy lòng hoan hỷ, khởi tâm tham ái, khi trái với ý mình thì bèn sanh sân khuể. Chúng ta phải biết rằng không chỉ có sân khuể là phiền não, mà tham ái cũng là phiền não. Nói chung, tâm thanh tịnh mà chỉ cần có 1 ý niệm sanh khởi thì bèn gọi là phiền não.
Phiền não cũng là 1 loại nghiệp chướng, nó chướng ngại quý vị, chướng ngại Nhất Tâm Bất Loạn, chướng ngại quý vị Minh Tâm Kiến Tánh. Đức Phật dạy chúng ta 1 phương pháp để đối trị, đó là đổi những ý niệm ấy thành A Di Đà Phật. Ý niệm vừa dấy lên chẳng cần biết nó là thiện niệm hay là ác niệm, nhất loạt chẳng đoái hoài đến, chỉ cần ý niệm nó dấy lên thì ngay lập tức chuyển đổi nó thành A Di Đà Phật. Phải đổi cho nhanh, càng nhanh càng hay, chớ để cho ý niệm ấy tiếp tục tăng trưởng, đó gọi là bí quyết niệm Phật.
Quý vị có thể niệm Phật như thế, dụng công như thế trong suốt 1 tháng, sẽ tự nhận thấy tâm quý vị khác hẳn so với trước đây, tâm càng lúc càng thanh tịnh, phiền não bớt dần đi. Dụng công 3 tháng sẽ cảm thấy mình đang đi vào khuôn khổ rất trọn vẹn, công phu thật sự đắc lực. Có công phu này thì từ 2 năm đến 3 năm dẫu chưa đắc Nhất Tâm Bật Loạn, thì cũng nhất định đạt được công phu thành phiến tức là Bất Niệm Tự Niệm. Công phu thành phiến tuy rằng chưa thật sự là Nhất Tâm, nhưng nó cũng tương tự như Nhất Tâm Bất Loạn. Vậy làm sao để phân biệt được công phu thành phiến và Nhất Tâm Bất Loạn?
* Công phu thành phiến là đem phiền não chế phục đi, tuy rằng gốc rể phiền não vẫn còn nhưng nó chẳng thể khởi lên tác dụng được, tựa như là lấy đá đè cỏ vậy.
* Nhất Tâm Bất Loạn là đem phiền não dẹp sạch sẽ.
Chúng ta chỉ cần đạt đến công phu thành phiến thì đã nắm chắc vãng sanh Cực Lạc trong tay rồi. Đối với 3 phẩm Thượng của công phu thành phiến thì sanh tử tự tại, thích về Tây Phương Cực Lạc lúc nào thì bèn đi lúc ấy, muốn ở lại thế gian này thêm vài năm nữa cũng chẳng hề gì, đây là quý vị đã đắc được đại tự tại. Sanh tử tự tại chẳng phải là công phu quá cao, loại công phu này chúng ta ai nấy đều có thể thực hành được, chỉ là không biết quý vị có muốn hay không mà thôi.
Còn đối với Trung phẩm vãng sanh biết trước ngày giờ mất, đại khái là biết trước từ 1 tháng đến 3 tháng. Hạ phẩm thì đại khái khi lâm chung thấy Phật mới biết. Dù là Thượng Phẩm-Trung Phẩm-Hạ Phẩm thì cũng là chắc chắn được vãng sanh. Vì thế, niệm Phật nhất định phải niệm làm sao có thể chế phục được phiền não của chính mình, nếu như vẫn chưa thể chế phục được phiền não thì dẫu 1 ngày niệm 10,000 câu Phật hiệu cũng vô dụng.
A Di Đà Phật
Pháp sư Tịnh Không giảng
Xin hỏi các bạn,
Có ai biết trên web nào có nhận in ấn kinh điển/sách Phật
hay chỗ nào nhận tiền để tạo tượng Phật không?
Hoặc là ở VN, có bạn nào quen hay tin tưởng tiệm nào tạo tượng Phật
có thể cho mình xin email/Fb hay sđt liên lạc được không vậy?
Xin cảm ơn.
A Di Đà Phật
Kính chào đạo hữu!
MD có biết chú Hoàng Hữu Danh- trưởng đạo tràng làm phật sự. Đạo hữu hãy liên lạc với chú qua facebook
https://www.facebook.com/h.huudanh
Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật !
Xin cảm ơn bạn Mỹ Diệp nhé!
A Di Đà Phật
Chào đạo hữu Lăng Nghiêm ạ.
NM có biết thêm chỗ này, thêm một lựa chọn cho Người nhé.
https://www.facebook.com/songtu.phuochue.12
Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát
Nam Mô A Di Đà Phật
Lăng Nghiêm xin cảm ơn bạn nhé.
A Di Đà Phật !