Khi đức Phật đang thuyết pháp tại tinh xá Kỳ Viên, có hai vị tỳ-kheo mới học Phật pháp chưa bao lâu, nên từ nước La-duyệt-kỳ phát tâm tìm đến để được gặp Phật, nghe Pháp.
Đường đi quá xa xôi, lại gặp lúc trời khô hạn, hai vị bị thiếu nước uống nên khát đến mức sắp chết. Bỗng gặp một hố sâu, bên dưới có một ít nước, nhưng trong nước lại có rất nhiều trùng nhỏ li ti, theo giới luật thì không thể uống nước ấy.
Một vị nói: “Chúng ta nên uống nước này, vì như thế sẽ cứu được thân, sau đó mới còn có thể đến gặp Phật, nghe Pháp.”
Vị kia liền nói: “Giới luật do Phật chế định nếu không giữ theo thì việc đến gặp Phật liệu có ích gì?” Liền chịu khát mà chết. Thần thức vị này lập tức sinh lên cõi trời Đao-lợi. Vị này tự biết được nhân duyên trước khi sinh về cõi trời, liền mang hương hoa đến tinh xá Kỳ Viên cúng dường đức Phật.
Vị tỳ-kheo kia uống nước có trùng nên khỏi chết khát, hôm sau đến được Kỳ Viên, khóc trình nỗi khổ của mình lên Phật, lại nhắc đến người bạn đồng hành đã chết khát.
Đức Phật dạy: “Ta đã biết trước rồi.” Liền đưa tay chỉ vị trời vừa đến cúng dường mà nói: “Đây chính là người bạn hôm trước cùng đi với ông, đã đến đây rồi. Ông đến đây chỉ nhìn thấy hình tướng bên ngoài của ta, nhưng không giữ gìn giới luật do ta chế định, nên tuy nói là đến gặp được ta mà ta thật không gặp ông. Những ai dù ở cách xa ta ngàn dặm, nhưng nếu thực hành theo Kinh điển, giữ gìn theo Giới luật, thì người ấy lúc nào cũng như ở trước mặt ta.”
- Lời bàn:
Trong mùa hè thu, nước mưa đọng thành vũng trên đất, sau một hai hôm thế nào cũng phát sinh các loài trùng trong nước. Mà những con trùng ấy, hầu hết đều phải chết khi cạn nước. Do đó, nên khai thông cống rãnh để quanh nhà không chỗ nào có nước đọng thành vũng. Không dùng nước đọng trong lòng cống rãnh để tưới cây, tưới hoa, vì nước khô cạn đi cũng giết chết nhiều trùng trong đó. Nước mưa mới hứng vào chum, vại… nên dùng than sạch cho vào bên trong để không sinh trùng. Không vứt xương cá, thịt, các thức ăn thừa có mùi hôi tanh… bừa bãi trên mặt đất, vì như vậy tức là nhử cho đàn kiến kéo đến, ắt sẽ bị người giẫm đạp mà chết. Hết thảy các loại nước có chất kiềm, nước muối, nước sôi, nước vôi sống… đều không được đổ bừa lên mặt đất làm chết côn trùng. Những điều như trên đều là để tránh sự vô tình giết hại các loài côn trùng.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Thưa chư vị tiền bối hoan hỉ cho con hỏi điều này
1. Người tu cầu vãng sanh thì nên thờ một hình(hoặc tượng) Phật A DI ĐÀ hay nên thờ Tây Phương Tam Thánh vì con nghe có người nói thờ 1 hình(tượng) A Di Đà là để dễ nhiếp tâm.
2. Trong quá trình công phu nương nhờ oai lực của chú Đại Bi khi hành trì thì không có tượng Quán Âm có được không vì con đọc được là khi tụng chú Đại Bi thì có tượng Quán Âm là điều cần thiết.
3. Lại có vị nói thờ 1 vị Phật là thờ tất cả vị Phật, thờ 1 vị Bồ Tát tức thờ tất cả Bồ Tát, điều này có đúng không? Nếu vậy thì chỉ thờ 1 Phật Di Đà là đủ rồi ạ?
Thưa chư vị phàm phu con có những nghi vấn đơn giản như vậy nhưng thật ra kiến thức trên mạng xã hội thì mênh mông, không biết đâu là chính xác cho nên mới mạng phép được đặt câu hỏi lên đây, cũng có thể câu hỏi của con trùng khớp với câu hỏi của các liên hữu khác được trả lời rồi cũng không chừng, thế nhưng chư vị nào có hiểu biết thì xin hoan hỉ phúc đáp dùm lại ạ. Xin cảm ơn nhiều
A Di Đà Phật
Gửi bạn Lê Kim Thúy,
TN xin chia sẻ cùng bạn về 3 điều bạn nêu ra:
1/ thờ một hình(hoặc tượng) Phật A DI ĐÀ hay nên thờ Tây Phương Tam Thánh vì con nghe có người nói thờ 1 hình(tượng) A Di Đà là để dễ nhiếp tâm.
Đáp: Chúng ta tu Pháp niệm Phật và nguyện sanh Tịnh độ, giáo chủ Tịnh Độ là Phật A Di Đà và hai vị Đại Bồ Tát hộ Pháp là Quán Thể Âm Bồ Tát và Đại Thể Chí Bồ Tát, vì thế nếu hàng ngày từ học bạn có thể nhiếp được hình ảnh Tam Thánh thì quá tốt, ngược lại thì chỉ cần nhiếp hình ảnh Phật A Di Đà là đủ. Tam Thánh 1 cũng là 3 mà 3 cũng là một, bởi hạnh nguyện của quý ngài là tiếp dẫn chúng sanh về Tịnh Độ. Nhưng nếu bạn thấy chỉ duy nhất một hình A Di Đà Phật là đủ và dễ quán tưởng hơn thì bạn chỉ nên thờ đúng như tâm nguyện mình mong muốn.
2. Trong quá trình công phu nương nhờ oai lực của chú Đại Bi khi hành trì thì không có tượng Quán Âm có được không vì con đọc được là khi tụng chú Đại Bi thì có tượng Quán Âm là điều cần thiết.
Đáp: trì Chú Đại Bi cũng giống như niệm Phật, quan trọng là tâm chú và tâm chúng ta đồng một thể thì ắt có lợi lạc, do vậy việc có hay không có hình Quán Thể Âm Bồ Tát không phải là tiên quyết, vì trong kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Quán Thể Âm có dặn rất kỹ là người trì tụng muốn phát huy được năng lực chú Đại Bi phải phát nguyện theo Ngài kế đó mới trì tụng thì mới có lợi lạc.
3. Lại có vị nói thờ 1 vị Phật là thờ tất cả vị Phật, thờ 1 vị Bồ Tát tức thờ tất cả Bồ Tát, điều
này có đúng không? Nếu vậy thì chỉ thờ 1 Phật Di Đà là đủ rồi ạ?
Đáp: Hiểu về tướng thì có Phật A, Phật B, C, D… Bồ Tát cũng thế. Nhưng hiểu về tánh thì chư Phật, chư Bồ Tát và chư chúng sanh là một thể. Do vậy có thể nói: bạn niệm một vị Phật với tâm cung kính và chánh niệm = bạn đang niệm cả hư không Pháp giới chư Phật. Đó chính là ý nghĩa của nhất niệm Tâm,tức một tâm thanh tịnh lập tức có thể siêu phàm nhập thánh. Bạn tu là cho riêng mình, vì thế hãy chọn Pháp cho riêng mình. Pháp nào lợi lạc cho bản thân thì nên giữ, không lợi lạc nhất quyết không theo, không giữ làm gì. Bạn phải khéo dụng Pháp kẻo càng tu càng kẹt trong Pháp thì sự tu học đã bị trở ngại. Phật dạy chánh Pháp còn phải xả huống là phi Pháp. Đại ý là: Pháp tu lợi lạc thì giữ để tu, ngộ rồi thì không thủ chấp nữa mà nên xả bỏ. Bởi chấp khởi vì có phân biệt và phiền não đồng khởi. Nhận ra điều này bạn sẽ thoát ra khỏi phiền não = biết chuyển Pháp, ngược lại là bị Pháp chuyển.
Chúc bạn tinh tấn và tỉnh giác.
TN
Dạ! Con rất hoan hỉ và biết ơn khi đọc được lời chỉ dạy của tiền bối Thiện Nhân!
Xin Chào
BẬC THÁNH NHÂN CẦU TÂM CHỨ KHÔNG CẦU PHẬT
Trong kinh Phật viết: Muốn được tịnh thổ thì phải tịnh tâm mình, tâm mình tịnh rồi đó mới là tịnh thổ. Bậc Thánh nhân cầu tâm chứ chẳng cầu Phật, còn kẻ ngu muội chỉ cầu Phật mà chẳng cầu tâm…
Truyện kể rằng, tại biên giới tỉnh Tây Khương tiếp giáp với Tây Tạng, có một bà lão sống trong túp lều tranh chật hẹp. Chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời, chỉ còn lại bà với mảnh vườn trồng những hạt ngũ cốc. Tháng năm vần vũ, tử biệt sinh ly, bà đã nếm trải quá nhiều đắng cay cho một kiếp người, vậy nên nguyện ước duy nhất của bà là sống sao cho tâm hồn thanh thản bình yên.
Mãi sau này, một người đồng hương tốt bụng dạy cho bà câu thần chú của Quán Thế Âm Bồ Tát, gọi là “Lục tự đại minh chân ngôn” gồm có sáu chữ vàng: “Úm Ma Ni Bát Mê Hồng” (Om Mani Padme Hum), và khuyên bà hãy trì niệm thường hằng để tiêu trừ tội nghiệp.
Nhưng bà vốn không biết chữ, lại rất khó ghi nhớ dù là điều nhỏ nhặt nhất, nên mặc dù trên đường về nhà bà đã nhẩm đi nhẩm lại, vậy mà vẫn đọc nhầm thành “Úm Ma Ni Bát Mê Hành”.
Từ đó, ngày nào bà cũng tụng niệm câu thần chú, cả khi ăn, khi làm việc nhà, khi xới đất trồng vườn, hay khi ngồi tĩnh lặng trong căn buồng hiu quạnh, không lúc nào bà dám buông lơi. Và để khích lệ cho việc trì chú, bà đặt ra hai cái chén, một chén rỗng, còn một chén thì chứa đầy hạt đậu. Mỗi khi đọc xong một lần, bà lại nhặt một hạt đậu trong chiếc chén đầy bỏ sang cái chén rỗng, và khi chén rỗng đã đầy thì lại làm ngược lại.
Cứ như thế, bà đã thành tâm tụng niệm câu thần chú suốt 30 năm không ngơi nghỉ. Lòng thành kính của bà làm cảm động cả những hạt đậu vô tri, khiến chúng không héo, không tàn, mà cứ tròn mẩy chắc nịch như thế. Giờ đây, hạt đậu không còn cần đến bàn tay của bà nhặt lấy, mà hễ câu thần chú vừa dứt thì một hạt đậu tự động nhảy sang chiếc chén bên cạnh. Bà lão thấy những hạt đậu tự nhảy qua nhảy lại, nên không bao giờ biết buồn chán, và lại càng chuyên chú tụng niệm thành kính hơn.
Một ngày kia, có vị cao tăng từ Tây Tạng đi vân du, khi ngang qua mái nhà tranh lụp xụp của bà, ông bỗng nhìn thấy ánh hào quang toả ra rực rỡ. Vị cao tăng đã đi khắp góc bể chân trời, nhưng chưa bao giờ ông thấy có ánh hào quang nào trong trẻo và thanh khiết đến vậy. Phải chăng bên trong túp lều kia là một bậc chân tu đắc Đạo? Nghĩ vậy, ông liền bước vào, nhưng chỉ thấy đó là một bà lão thôn quê mộc mạc, không có vẻ đạo sĩ cũng chẳng phải thánh tăng. Ông bèn hỏi:
– Chẳng hay nữ thí chủ tu luyện bao nhiêu năm rồi? Ở đây còn có ai khác nữa không?
– Thưa ngài, ở đây chỉ có mình tôi sống cô độc đã hơn 30 năm.
– Vậy bà ở một mình chắc buồn lắm nhỉ?
– Ồ không, tôi tuy ở một mình nhưng nhờ có câu kinh tụng niệm hàng ngày nên tôi không bao giờ thấy buồn khổ.
– Xin hỏi thí chủ, bà đang tụng niệm kinh sách nào vậy?
– Tôi không biết chữ nên không thể đọc sách, mà chỉ tụng niệm duy nhất câu thần chú này thôi, là “Úm Ma Ni Bát Mê Hành”. Vị cao tăng lấy làm tiếc thay cho bà lão vì tụng nhầm câu thần chú, bèn nói:
– Bà lão ơi, bà đã đọc sai rồi, đúng ra phải là “Úm Ma Ni Bát Mê Hồng” chứ không phải là Bát Mê Hành. Là “Hồng” chứ không phải “Hành”, bà nhớ nhé.
Đến lúc này bà lão mới biết là mình đã đọc sai câu thần chú, vậy là uổng công tụng niệm suốt 30 năm qua. Cho đến khi từ biệt vị cao tăng kia rồi, bà vẫn chưa hết đau buồn vì cái sự đãng trí của mình. Và bà lại quay trở lại với công việc trì chú của mình, tất nhiên thì lần này bà đã nhớ nằm lòng, chính xác đến từng từ từng chữ của câu thần chú kia rồi.
“Úm Ma Ni Bát Mê Hồng”… “Úm Ma Ni Bát Mê Hồng”… nhưng sao thế này, miệng bà thì tụng niệm mà cái đầu không sao tĩnh tại lại được, trong tâm ngổn ngang hỗn độn với biết bao ưu phiền. Những hạt đậu trong chén cũng lặng thinh, không còn nhảy lên như lúc trước. Bà lão tụng niệm mà nước mắt cứ không ngừng tuôn rơi, bà nghĩ, chỉ vì sự nhầm lẫn kia mà công quả của biết bao năm qua thảy đều trôi theo làn gió, thật đúng là dã tràng xe cát biển Đông mà!
Vị cao tăng đi được một đoạn đường, ông ngoái đầu nhìn lại túp lều tranh của bà lão lần cuối. Nhưng kìa, lạ chưa, hào quang lúc trước đâu mất rồi, sao chỉ thấy một túp lều liêu xiêu trong cát bụi? Lúc trước mây lành quấn quýt bao nhiêu, thì bây giờ chỉ còn lại vẻ âu sầu buồn bã bấy nhiêu! Ông giật mình hiểu ra tất cả, vội vã quay đầu lại.
– Nữ thí chủ ơi, là bần tăng đã nhầm, xin bà lượng thứ. Bà cứ tụng niệm như trước kia là được rồi nhé!
– Ồ vậy sao? Cảm ơn thánh tăng, thật may quá, tôi cứ tưởng công sức của 30 năm qua đều đổ sông đổ biển.
Nhà sư lại tiếp tục lên đường, còn bà lão thì trở lại với câu thần chú trước kia của mình. Lúc này tâm hồn bà rộn rã tươi vui, thậm chí còn vui vẻ hơn trước vạn lần, câu thần chú vừa ra khỏi miệng, thì hạt đậu lại nhảy sang chiếc chén bên cạnh. Từ trên đỉnh núi cao nhìn xuống, vị cao tăng thấy hào quang toả ra từ túp lều làm rực sáng cả một góc trời.
Câu chuyện trên được ghi chép trong một cuốn sách của tác giả Lâm Thanh Huyền. Nhớ lại lần đầu tiên đọc được, tôi luôn cảm thấy một dư vị nào đó, rất khó diễn tả thành lời.
Bà lão trong câu chuyện không phải bậc chuyên tu, nhưng tấm lòng thành kính lại có thể đạt đến độ tinh khiết, thuần tịnh, trong tâm nhẹ nhàng thản đãng như một bầu trời không gợn áng mây. “Thế nên, dẫu phát âm sai câu thần chú, thì cái tâm thuần tịnh của bà lại có thể cảm hoá cả đất trời, ứng nghiệm tới cả những hạt đậu vô tri. So sánh với khi trong tâm âu lo bất ổn, thì dẫu có đọc chuẩn xác đến đâu, thì niệm lực vẫn bị những tạp niệm trong tâm làm vấy đục. Thế mới biết, lòng thành là quan trọng, tâm thuần tịnh còn quý giá hơn cái đúng sai trên bề mặt vạn lần.”
Nhà văn Bạch Lạc Mai có một câu rất nổi tiếng rằng, “hồng trần và cõi Phật chỉ cách nhau một ngưỡng cửa mà thôi, trong cửa là lòng thiền mây nước, ngoài cửa là sóng đục cuộn trào”.
Chúng ta, ai ai cũng mong muốn đạt được sự thanh thản trong tâm hồn. Người bình thường cầu yên ổn, bậc chân tu cầu thanh tịnh, vô vi. Thế nên, kẻ không tu thì lên chùa bái Phật, còn người tu hành thì tụng niệm kinh thư. Nhưng thử hỏi, mấy ai tụng kinh niệm Phật có thể đạt đến độ “nhất tâm bất loạn”, trong tâm hoàn toàn là một lòng hướng Phật, không hề truy cầu đến tư lợi?
Người ngày nay miệng thì niệm danh Phật, nhưng trong lòng cái gì cũng nghĩ đến, nào là danh lợi, nào là thăng quan tiến chức, nào là phát lộc phát tài, nào là cầu sinh quý tử, nào là mong gặp tình duyên… Những gì phát ra từ cái miệng đang tụng niệm ấy, e rằng không phải hào quang, mà chỉ là một thứ khí đục đầy rẫy những danh – lợi – tình của kẻ tục tử phàm phu.
Kinh “Duy Ma Cật” chép rằng: “Dục đắc tịnh thổ, đương tịnh kỳ tâm, tuỳ kỳ tâm tịnh, tức Phật thổ tịnh”, còn “Lục Tổ Đàn Kinh” thì viết: “Thánh nhân cầu tâm bất cầu Phật, ngu nhân cầu Phật bất cầu tâm”, nghĩa là: Muốn được tịnh thổ thì phải tịnh tâm mình, tâm mình tịnh rồi đó mới là tịnh thổ. Bậc Thánh nhân cầu tâm chứ chẳng cầu Phật, còn kẻ ngu muội chỉ cầu Phật mà chẳng cầu tâm.
Chỉ khi tâm bình hoà tĩnh lặng, mới có thể quét sạch gió mây vần vũ, mới có thể thoát khỏi cái long đong chìm nổi của thế gian. Như đoá sen tinh khôi dẫu mọc lên từ bùn mà không hề nhiễm bẩn, bởi mọi bụi bặm thế gian đã được gạn lọc đi rồi, thế nên hoa kia mới có thể rực sáng dưới ánh mặt trời. Con người cũng vậy, hãy để cho lòng này là chiếc gương sáng không vướng bụi trần ai.
NGUỒN SƯU TẦM
Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta gặp các vấn đề như Đau khổ, Bệnh Hoạn, Mong ước có đứa con nối dõi tông đường…Trường hợp này, chúng ta nên cầu nguyện Đức Quán Âm Bồ Tát. Ngài thương xót chúng sanh như mẹ thương con, và ắt hẳn chúng ta đã nghe một vài câu chuyện về sự linh ứng của Bồ Tát.
Trong tác phẩm Lá thư Tịnh Độ, thầy Thích Thiền Tâm trích dẫn lời dạy của đại sư Ấn Quang “Người niệm Phật nên khuyên thân bằng quyến thuộc và tất cả đồng nhân
đều niệm Nam Mô A Di Đà Phật và Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát. (Mỗi ngày như niệm Phật 1.000 câu thì niệm Quán Âm 500 câu, niệm Phật 10.000 câu thì niệm Quán Âm 5.000 câu. Niệm nhiều ít so theo đây mà gia giảm).”
Dĩ nhiên, các giá trị ở đây chỉ mang tính tượng trưng, quan trọng là đức tin, lòng lành ở mỗi người.
BÁC ĐỒ TỂ VÃNG SANH
Cách đây vài chục năm, ở thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, có một người đồ tể chuyên sát sanh. Hầu như các con vật như gà vịt, heo, chó… Con gì ông cũng đều từng giết qua cả. Ông sát sanh như vậy cho tới cuối đời do ác nghiệp đã tạo khiến ông mắc chứng ung thư cổ họng. Cũng may, con cháu ông là người tin tưởng Phật Pháp, nên họ khuyên ông:
-Bệnh của Ba không thể cứu chữa. Cả đời này, Ba sát sanh quá nhiều, nếu chết đi sẽ đọa Địa Ngục rất khổ. Chi bằng Ba hãy chuyên nhất niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Khi lâm chung sẽ được Phật A Di Đà tiếp dẫn về Cực Lạc không chịu khổ ba cõi sáu đường nữa.
Ông nghe nói như vậy liền băn khoăn hỏi lại:
-Nhưng cả đời ba từng làm ác, e rằng Phật sẽ không rước.
Các con ông thấy vậy lên tiếng an ủi:
-Ba phải tin Phật, Ngài đã thành Phật tức Ngài sẽ không vọng ngữ. Phật đã phát nguyện nếu chúng sanh nào cho dù ngũ nghịch, thập ác niệm danh hiệu ngài cho đến mười niệm, nếu Ngài không rước Ngài sẽ không thành Phật.
Họ liền đưa cho ông một quyển kinh nhân quả và một số sách Tịnh Độ. Sau đó, ông liền cầm số sách nhận được đọc say sưa. Đọc xong, ông lại nghi ngờ liền hỏi lại:
-Cho dù Ba từng làm ác mà Phật cũng rước hả? Các con ông trả lời:
-Ba cứ yên tâm Ngài đã thành Phật chắc chắn không vọng ngữ. Mọi người liền thỉnh HT thượng Giác hạ Thông(Hòa Thượng lúc này Ngài đang là trụ trì tịnh xá Ngọc Đồng ở thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) để Ngài đến giải quyết những nghi ngờ cho ông cụ. Sau khi đựợc khai thị, kỳ lạ thay! Ông chuyên nhất niệm Phật đến kỳ lạ. Khi có người đến thăm hỏi về bệnh tình, ông chỉ gật đầu rồi tiếp tục niệm Phật không trò chuyện gì thêm. Hòa Thượng khen: “Tuy đời này tạo ác nghiệp, nhưng đời trước chắc hẳn là ông có tu nên mới có sự chuyên nhất như vậy”. Ông niệm Phật như vậy được sáu, bảy tháng gì đó, do ác nghiệp hành ông ba lần không ăn uống, nhưng nhờ sức niệm Phật ông không hề thấy đau đớn. Gần bảy tháng sau, một hôm, ông chợt hỏi:
-Ba niệm Phật đã lậu sao Phật vẫn chưa tới rước? Các con ông liền an ủi.
-Ba cố tinh tấn lên con tin Phật sắp rước ba rồi đó. Ông liền tiếp tục niệm Phật khoảng đâu được vài phút, bèn mừng rỡ thốt lên:
-Tới rồi!… Tới rồi…! Phật và Thánh Chúng đông lắm!… Đông lắm…!
Sau đó, ông mỉm cười dũi thẳng hai cánh tay mà vãng sanh. Câu chuyện này chính tôi được nghe kể từ chú Thiện Ngộ là thành viên ban hộ niệm TX Ngọc Tường TP. Mỹ Tho (thuộc chi nhánh Gò Công Tây). Nhân vật trong truyện là bà con được chú Thiện Ngộ gọi ông bằng dượng.
( Ngã Phất Cung kính ghi)
……HOAN NGHÊNH CHIA SẺ…
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
(Nguồn Facebook Ngã Phất Cung)
QUÝ TRANG CÓ ĐĂNG BÀI CỦA CON TỪ BI THÊM ĐẰNG SAU CHỬ: Cách đây mấy chục năm có người đồ tể tên là Huấn Năm” ạ.
Ông ấy tên là Huấn Năm con xin bổ sung tên họ để mọi người biết người thật việc thật.
A Di Đà Phật !
Xin chào các đồng tu,
Xin cho phép LN hỏi, các vị đồng tu nào đã đủ duyên tạo tượng Phật, các vị tạo ở chỗ nào vậy? Có thể cho LN xin địa chỉ hoặc số điện thoại hay email,fb của xưởng tiệm đó để liên lạc được không?
LN muốn tạo tượng Phật, Bồ Tát mà không biết nên bắt đầu ở đâu, không biết xưởng tiệm nào làm hết, nên vị nào đã từng tạc tượng Phật rồi, xin chỉ dùm LN.
Và có vị nào biết ở chùa nào cần, thiếu tượng Phật, Bồ tát không? Hoặc chùa cần tịnh tài để in ấn Kinh Điển, hoặc y phục cho Tăng Ni, vv . Nếu ai biết, có thể nhắn cho LN biết tên chùa. (Chùa ở tỉnh hay Tp cũng được)
Xin cảm ơn các đồng tu.
Nguyện Tam Bảo gia trì cho các vị tiêu trừ túc nghiệp, trí tuệ như hải, cuối đời vãng sinh Cực Lạc quốc.
A Di Đà Phật
TÂM BỐ THÍ RỘNG LỚN ĐƯỢC PHẬT BÁO TRƯỚC NGÀY VÃNG SANH
Bà Nguyễn Thị Ba là người tu theo Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, bà rất thích làm phước thiện ăn chay và niệm Phật. Các con bà hiện nay bán bún nem nướng tại chợ thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.
Lúc sinh thời bà rất hiền thiện, mỗi năm khi hội chợ diễn ra các đoàn gánh hát về thị trấn bà thường đãi ăn uống. Có người từng kể lại những năm đói kém, nhà chỉ còm mấy ký gạo. Có người đến xin bà và cả nhà sẵn sàng chịu ăn cháo để bố thí gạo cho người khác.
Sau này, do bà bị bệnh cột sống, phải nằm một chổ suốt ba năm. Một hôm, có người bán bà một tờ vé số hỏi:
– Bà Ba nhà có gì ăn không con đói bụng quá. Bà liền trả lời:
– Nhà bà không biết trang nhà có gì ăn không, con coi sau nhà có còn nước mắm nước tương gì lấy ăn đở đi con. Cô bé liền xin bà mua giúp tờ vé số và bà đã may mắn trúng giải đặt biệt ngày hôm đó. Bà đã dùng toàn bộ số tiền làm từ thiện để gieo ruộng phước không giữ một đồng, đến nổi căn nhà bà hư hoại bà vẫn không sửa lại.
Tâm bố thí rộng lớn đúng như lời cư sĩ Dương Kiệt viết trong sách Niệm Phật Cảnh của Hòa Thượng Thiện Đạo nói: ” Người bố thí dễ vãng sanh vì không có cái của ta.”
Do bệnh cột sống suốt 3 năm bà nằm trên giường không làm được gì ngoài chuyên nhất niệm Phật. Bà dặn con cháu: “Khi má sắp vãng sanh dẫu má có thèm mặn, các con cũng đừng cho má ăn.”
Ngày mùng 5 tháng 9 năm 2011 bà nói với cháu nội Phật báo trước cho bà còn chín ngày nữa bà vãng sanh. Bà kêu gọi mọi người trong gia đình chuẩn bị nhà cửa tắm rữa sạch sẽ để về bà với Phật.
Trước khi vãng sanh bà cho các đồng Đạo tứ ân hiếu nghĩa biết rằng bà đã thấy cảnh Tây Phương rất đẹp và trang nghiêm.
Bà bảo:” Phật đã tới sao ngài đứng ngoài cửa không rước con, lẽ nào nghiệp con còn nặng”.
Đêm 13 tháng 9 năm 2011 bà thỉnh đồng đạo tụng một thời kinh Hiếu Nghĩa. Chiều ngày 14 tháng 9 năm 2011 bà tự tại vãng sanh. Có rất nhiều thoại tướng đẹp như da vẽ mịn màng khuôn mặt tươi trẻ như lúc còn sống , sóng mũi cao và thẳng hơn lúc bình thường. Trong nhà, ngày hôm đó bỗng nhiên sực nức mùi thơm dù trong nhà chỉ có mấy bình bông chưng trước bàn Phật đã bị héo.
( Ngã Phất Cung tận mắc chứng kiến khi hộ niệm tiễn bà và cung kính ghi lại theo lời kể của con gái của bà)
——————–
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
————————-
CHIA SẺ PHÁP LÀ CÁCH CÚNG DƯỜNG TỐI THƯỢNG
(Nguồn Trang Facebook Những chuyện vãng sanh)
Nam Mô A Di Đà Phật! Xin cảm tạ liên hữu Đoàn Việt Sơn ạ.
Kính thưa chư vị tiền bối! Con lại làm phiền các Ngài ạ!
Chuyện là anh của chồng con mất, còn 2 ngày nữa là được 49 ngày. Mẹ chồng con có mang vong lên chùa gửi cầu siêu. Chuyện không có gì đáng nói nhưng vì đồ dùng của anh chồng con bao gồm sách với quần áo đều bị mẹ với chồng con mang bỏ đi hết, vì bên này không biết mang cho ai nên chỉ đem bỏ ngoài chỗ để rác cho người ta thu gom, ai cần thì mang đi chứ đồ của người chết mà mang cho ai thì sợ bị người ta nói. Mẹ chồng cũng khuyên chồng con nên đem bán rồi lấy tiền muốn làm gì thì làm nhưng chồng con không nghe. Trong lúc soạn sách để vào thùng mang đi bỏ thì con có phụ và thấy có 2 quyển tiểu thuyết về Phật giáo của một vị sư người Hàn viết bìa ngoài có in hình Phật, và 2 cuốn sách về coi tuổi tử vi nhưng bên ngoài bìa sách có in hình các cảnh giới của chư thiên, có cả tranh của Đức Phật và tỳ kheo nữa. Con có hỏi vị sư cô ở chùa mà mẹ chồng con gửi vong anh chồng thì sư cô bảo đốt đi không sao cả. Nhưng con vẫn thấy bất an vì sợ tội, một là vì sách này của người đã mất nếu để vậy thì sợ mắc nợ người mất còn đốt thì sợ tội. Không biết phải làm sao mới đúng pháp. Cúi xin được chỉ dạy.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Lê Kim Thúy,
Bạn cẩn thận như vậy là tốt. Có hai cách để xử lý:
1/ bạn có thể mang những quyển sách đó lên chùa và nhờ vị Sư Cô kia xử lý giúp.
2/ bạn có thể tự mình xử lý bằng cách: bạn thưa trước Tam Bảo về nhân duyên nói trên và vì sự kính trọng những tranh ảnh của chư Phật và chư thiên chúng, thứ đến là vì không muốn cho người anh chồng buồn và bị tổn phước: nay con xin đối trước Tam Bảo, nguyện mong chư Phật, chư Bồ Tát, Chư thiên chúng đồng chứng minh con không có tâm hủy hoại sách báo, tranh ảnh có liên quan tới Phật giáo, nhưng vì nhân duyên anh chồng mất, người nhà vì không hiểu đạo nên vô ý để những ấn phẩm có tranh hình ảnh Phật và Thiên chúng ngoài đường nhằm tặng người hữu duyên, nay con xin vì hương linh anh chồng trì 21 biển TIÊU TAI KIẾT TƯỜNG THẦN CHÚ nguyện xin chư Phật, chư Bồ Tát, Chư thiên chúng đồng chứng minh gia hộ cho phép con được mang những ấn phẩm này cho vào thùng giấy cũ để tái sản xuất.
Nguyện đem công đức này hồi hướng tận hư không giới chúng sanh cùng cha mẹ, Sư trưởng, hương linh anh chồng (tên, PD nếu có) đồng biết kính trọng Phật Pháp và Tam Bảo, tu đạo vô Thượng bồ đề, tiêu tai mọi ách nạn để đồng sanh về Tịnh Độ.
Nam Mô chứng minh Sư Bồ Tát
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Quán Thể Âm Bồ Tát
Đồng chứng minh, gia hộ. (lạy 3 lạy)
Thưa xong những lời trên bạn giữ tâm thật thanh tịnh, trì đủ 21 biển TIÊU TAI Kiết Tường thần chú. Trong khi trì Chú nếu bạn có thể quán tưởng đến người anh chồng đã mất thì tốt, ngược lại chỉ cần tịnh tâm trì Chú là đủ. Xong xuôi bạn gói những ấn phẩm trên vào giấy sạch, cho vào thùng đựng giấy riêng của gia đình để sở rác họ mang đi.
Làm như vậy là đúng Pháp vì đó chỉ là ấn phẩm liên quan phật giáo chứ không phải kinh giáo của Phật.
Hy vọng bạn có thể hoá giải những âu lo trong tâm để tịnh tâm tu học.
Chúc thường tinh tấn.
TN
Con cảm ơn tiền bối Thiện Nhân đã chỉ dạy! Con đã hỏi sư cô trên chùa Hàn thì Cô bảo là nên đốt đi nếu không dùng đến bởi đồ vật của người quá cố thì đốt đi là giải pháp tốt nhất nếu không ai dùng đến. Con lại phát hiện ra thêm 1 quyển kinh được sư cô biên soạn cách đây 20 về trước,( tương tự như kinh Nhật tụng bên Việt Nam, có chú Đại Bi, 12 lời nguyện Quán Âm, sám hối…vv), mẹ chồng con cũng không nhớ rõ là của mẹ hay của anh chồng con thỉnh về nữa vì đã quá lâu, mẹ chồng bảo”tao vốn không biết chữ thì tao thỉnh làm gì?”có lẽ nó( anh chông con) thỉnh vì nó thích ” chùa. Vậy là con lại hỏi sư cô thì cô bảo quyển đó là 20 năm trước chính sư cô là người biên soạn, giờ nội dung cũng đã thay đổi khi tái bản rồi nên bảo con đốt đi không sao đâu! Sư cô cho phép. Nhưng mà sao lại như vậy, sư cô bảo ngày xưa Phật cũng được hỏa táng mà, bảo con đừng có suy nghĩ phức tạp quá. Nhưng mà con không đốt được, hôm nay chỉ đốt mấy quyển mà con hỏi phần trên cũng thấy canh cánh trong lòng. Giờ lại thêm kêu con đốt luôn quyển kinh như vậy thật sự không dám. Phải chăng kinh sách của mình biên soạn thì có quyền thiêu hủy khi nội dung thay đổi? Thật sự vì những chuyện này mà con thấy khó xử, con rút ra được bài học cho bản thân mình là có muốn cho ai những gì mình có thì nên cho khi mình còn sống chứ để chết rồi mà đem cho thì ít ai chịu nhận đồ của người chết.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Lê Kim Thúy,
Có mấy điều bạn nên thận trọng:
*Tăng thì có Thánh có phàm. Vì thế sự hiểu biết, giải biện cũng khác biệt. Khi học Pháp chúng ta nên Y Pháp của Phật chứ không nên y theo người thuyết Pháp. Nghĩa là nếu lời Pháp được nói ra đúng với giáo pháp Phật dạy = bạn nên ý theo = có lợi lạc; ngược lại không nên y theo vì không có lợi lạc.
*việc Phật nhập niết bàn và làm lễ trà tỳ (hoả táng) nó hoàn toàn khác biệt với việc chúng ta tự ý đốt kinh chú của Phật. Kinh chú của Phật chỉ được phép đốt khi nó thực sự quá hư hỏng không thể xử dụng được nữa, nhưng trước khi đốt cũng phải làm đúng Pháp và sau khi đốt cũng vậy. Nếu làm không đúng Pháp chúng ta sẽ phải chịu nghiệp hủy hoại kinh chú của Phật.
*vị Sư Cô nọ có thể diễn giải không trọn ý, bởi thực tế kinh chú trong quyển Kinh mà vị Sư Cô Biên soạn là kinh chú của Phật và Bồ Tát, Sư Cô chỉ là người soạn nghi thức giúp phật tử nương đó từ học chứ không phải kinh chú đó là của Sư Cô nghĩ hay tạo ra. Do vậy sự cho phép này được hiểu là Sư Cô không chấp trước công sức biên soạn Nghi Thức trong quyển Kinh bạn có, nhưng trong quyển Kinh lại có kinh, chú Phật, do vậy nếu bạn không khéo tư duy bạn sẽ phải chịu nghiệp nạn hủy hoại kinh chú vô cớ.
Bạn nên cân nhắc khéo léo nhé.
Chúc an lạc.
TN
Dạ thưa tiền bối Thiện Nhân! Con cũng phân vân lo lắng như những gì tiền bối chỉ dạy. Sư cô bảo là bây giờ sách đó nội dung đã thay đổi, không dùng đến khi tụng kinh vì đã có sách mới. Như vậy, nếu con cứ mang sách đó lên chùa gửi trả lại mà lỡ như trên chùa họ đem đốt đi thì có phải là con cũng gián tiếp cộng nghiệp không?
A Di Đà Phật
Gửi bạn Lê Kim Thúy,
Bạn thưa trước Tam Bảo về việc muốn gửi lại quyển Kinh đó rồi mang lên chùa. Việc chùa xử lý ra sao không phải là chuyện của bạn nữa.
Chúc an lạc.
TN
HỎI: Người thành tâm niệm Phật nhiều năm, lâm chung hôn mê, không có người trợ niệm, có thể được vãng sanh không?
ĐÁP: Có thể vãng sanh!
Tại sao vậy? Bởi vì Phật A Di Đà đã phát nguyện: “Chúng sanh mười phương, các bạn niệm danh hiệu Tôi nếu không thể vãng sanh thì Tôi không thành Phật”. Bởi vậy, Phật bảo chứng điểm này!
Phật A Di Đà lại nói; “Người chuyên tu niệm Phật, ánh sáng của Tôi nhiếp thủ không bỏ”, cho dù chúng ta hôn mê lúc lâm chung, nhưng ánh sáng của Phật cũng không lìa bỏ chúng ta.
Nếu là ánh sáng của đèn điện thì có lúc sẽ tắt, bởi vì nói sẽ bị mất điện. Vô lượng Quang của Phật A Di Đà có bị mất điện không? Không mất! Phật A Di Đà cũng gọi là “Bất Đoạn Quang”, nhiếp thủ không bỏ chúng ta, hiện tại chúng ta được Phật A Di Đà nhiếp thủ trong ánh sáng của Ngài, được tám mươi bốn nghìn ánh sáng của Phật A Di Đà vòng vòng vây quanh, bao vây sít sao.
Thời khắc lâm chung cho dù chúng ta có hôn mê, không niệm Phật được nhưng cũng chẳng sao cả, nhất định sẽ được Phật A Di Đà tiếp dẫn về thế giới Tây Phương Cực Lạc. Tuy thân hôn mê, nhưng thần thức của chúng ta vẫn tỉnh táo, Phật A Di Đà đến tiếp dẫn, chúng ta nhận thấy rất rõ ràng. Điều này mọi người đọc Kinh Quán Vô Lượng Thọ sẽ biết, rất rõ ràng, vui mừng đi theo Phật vãng sanh về Cực Lạc. Người đứng bên nhìn thấy, cho rằng họ chết trong hôn mê, nhưng thật ra họ sống rất tốt, đến Tây Phương thành Phật.
Vì thế, không nên lo lắng, “chúng sanh mười mười phương” vốn dĩ bao hàm luôn chúng sinh như thế. Lúc Tỳ Kheo Pháp Tạng phát nguyện, quan sát tường tận, thấu tỏ, nghĩ đến chúng sinh mười phương chúng ta có loại người như thế, bình thường tín nguyện niệm Phật, lâm chung hôn mê bất tỉnh, thậm chí không thể mạng chung ở tại nhà, chúng ta cứ yên tâm, Phật A Di Đà sẽ tiếp dẫn vãng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật
(Trích: Sổ tay trợ niệm, Pháp sư Tịnh Tông, trang 97-98)
Thưa quý đạo hữu,
Chuyện là như vầy: hôm qua đi chợ tôi tình cờ nhìn thấy một tờ $20 US ai đó đánh rơi dưới đất. Nhìn quanh thì không thấy ai ngoại trừ 2 chàng nhân viên của chợ đứng ở phía xa. Như vậy theo quý đạo hữu thì tui nên làm gì cho đúng? A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Hai Lúa,
Trường hợp đó rất khó xác định là tiền của ai, bạn nên thưa trước Tam Bảo rồi cúng dường vô thùng Tam bảo, kế đó hồi hướng cho Pháp giới chúng sanh luôn được no đủ và hồi hướng cho chư vị chúng sanh vì vô ý để rơi tiền, nguyện cho họ luôn cẩn trọng để không lãng phí tài vô ích. Vậy là đúng Pháp đó bạn.
Chúc an lạc.
TN
Cảm ơn huynh Thiện Nhân đã cho câu trả lời đúng pháp. Chúc huynh nhiều sức khỏe. A Di Đà Phật.
Vị sư Việt Nam thấy con rắn bò ngang đường bị xe cán chết liền đến cầu siêu niệm Phật. Trong giây lát rắn liền xả bỏ báo thân.
https://www.youtube.com/watch?v=M_cN7Y-jqr4