Ta-bà khổ lắm, hãy nhanh niệm Phật để vãng sinh Tây Phương Cực Lạc. Có sinh tất có thân, có thân ắt có khổ. Lão Tử nói rằng: “Ta có mối lo lớn là vì ta có thân; nếu ta không có thân thì không có gì để lo lắng”. Phật dạy rằng: “Thân là gốc của các khổ”. Do đó, thân là sinh tử khổ quả, từ vô lượng kiếp đến nay, xả thân thọ thân, không biết đã trải qua bao nhiêu lần sinh tử; thay hình đổi dáng, luân hồi trong sáu đường, nổi lên chìm xuống không thoát ra được. Nay được thân người, nên tỉnh giác, nhất thiết chớ theo lối cũ mà cô phụ cái thân này. Cổ đức dạy rằng:
“Thân này nếu không đời nay độ,
Lại đợi đời nào mới độ thân?”
Muốn độ thân này thì phải mượn thân này mà tu hành. Trong sáu đường, các đường khác rất khó tu.
- Thiên đạo: Cõi trời nhiều lạc thú thù thắng, vì đắm vào dục cảnh năm trần sắc, thanh, hương, vị, xúc nên bị mê hoặc, không nghĩ đến tu hành.
- A-tu-la đạo: A-tu-la sân tâm hừng hực, chỉ thích đấu tranh, không chịu tu hành.
- Địa ngục: Địa ngục thì phải thọ nghiệp chịu khổ báo, thần thức hôn mê, không thể tu hành.
- Ngạ quỷ: Ngạ quỷ mỗi lúc đói là bị lửa đốt, gào khóc đòi ăn, không tu hành được.
- Súc sinh: Súc sinh ngu si chỉ biết ăn ngủ, không biết tu hành. Bùi Tướng Quốc nói: “Tu hành, đạt đạo duy chỉ con người!”. Chúng ta đã được thân người, nếu không tu hành thì chưa khỏi cô phụ Tứ ân, ngày nào mới ra khỏi sinh tử?
Sinh tử có hai loại:
1. Phân đoạn sinh tử: Lấy ngoại thân mà nói là chỉ thân hình có dài ngắn, lớn nhỏ, chia ra từng đoạn mà chịu sinh tử.
2. Biến dị sinh tử: Nói theo nội tâm tức chỉ tâm niệm có sinh, trụ, dị, diệt biến đổi không ngừng, cũng thuộc sinh tử. Trong ba cõi, chúng sinh Lục đạo đủ đầy hai loại sinh tử này. Tam thừa Thánh nhân không có Phân đoạn sinh tử, nhưng bị Biến dị sinh tử. Người không chịu hai loại sinh tử duy chỉ có Phật. Nên biết, sinh tử do phiền não mà có. Phật thì chuyển phiền não thành Bồ-đề, chứng Vô Thượng Niết-bàn nên không còn bị sinh tử.
Chúng sinh trong ba cõi, muốn cầu liễu sinh thoát tử mà Thụ xuất (vượt thẳng) Tam giới thì khó, Hoành siêu (vượt ngang) Tam giới thì dễ.
Sao gọi là Thụ xuất Tam giới thì khó? Người đời nếu tu Cửu thứ đệ định, từ định thứ nhất vào định thứ hai, cứ vậy thứ lớp mà đi lên. Trước tu Sắc giới: Sơ thiền ly sinh hỷ lạc định, Nhị thiền định sinh hỷ lạc định, Tam thiền ly hỷ diệu lạc định, Tứ thiền xả niệm thanh tịnh định. Kế đó, tu Vô sắc giới: Không vô biên xứ định, Thức vô biên xứ định, Vô sở hữu xứ định, Phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Tám định ấy là thiền định hữu lậu thế gian. Nếu không đạt được Diệt thọ tưởng định thứ chín thì không thể thoát khỏi ba cõi. Định sau là Vô lậu thiền định. Chín định này thứ tự mà vào, không được nhảy vượt, nên gọi là Cửu thứ đệ định. Trải qua vô lượng kiếp, Cửu định thành tựu mới có thể Thụ xuất Tam giới, đắc quả vị A-la-hán. Nếu chỉ được tám định trước thôi thì vẫn chưa liễu sinh thoát tử. Như tiên nhân Uất Đầu Lam Phất, tu đến Phi tưởng phi phi tưởng định, khi hưởng hết phước báo cõi trời, lại đọa làm thân chồn bay, nên nói Thụ xuất Tam giới là khó vậy.
Sao gọi là Hoành siêu sinh tử thì dễ? Tức là pháp môn niệm Phật, vãng sinh Cực Lạc. Thế giới Cực Lạc và thế giới Ta-bà cùng ở trong một sát chủng, sát chủng này có 20 tầng. Ta-bà, Cực Lạc cùng ở tầng thứ 13. Kinh A-di-đà nói rằng: “Hướng về phía Tây, qua 10 vạn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc”. Nghĩa là siêu ngang. Chúng sinh ở cõi Ta-bà, niệm Phật vãng sinh Cực Lạc, tức là Hoành siêu Tam giới, nhanh chóng ra khỏi sinh tử, chứng đủ Tam bất thoái, thọ mạng vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp, hóa sinh hoa sen tức là thân rốt sau, không còn phải chịu sinh tử luân hồi; ngoại trừ thừa nguyện tái lai, nhập thế lợi sinh chớ không phải theo nghiệp thọ báo vậy. Và người niệm Phật vẫn là một niệm công thành, một đời xong việc, nên gọi Hoành siêu sinh tử thì dễ vậy.
Thụ xuất Tam giới như con kiến leo lên núi cao, Hoành siêu Tam giới như gió thổi cánh buồm xuôi theo dòng nước. Lại ví dụ như con sâu sinh ra trong mụt măng, khi măng lớn thành tre. Con sâu ở trong ống tre, muốn ra ngoài, nếu cắn ngược lên từng đốt tre mà ra, thì cắn lủng đốt này lại đến đốt kia, cứ mãi cắn như thế thì chưa đến đọt tre con sâu đã chết. Đây dụ cho chúng sinh cầu ra khỏi sinh tử bằng cách thẳng tu Cửu thứ đệ định vậy. Nếu con sâu muốn ra ngoài bằng cách cắn vào thành tre thì chỉ cần một lỗ con sâu đã có thể ra ngoài. Đây dụ cho chúng sinh chuyên tu pháp môn niệm Phật Hoành siêu sinh tử. Cái khó, cái dễ ấy khác nhau trời vực.
Trích Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật
Biên soạn: Viên Anh Pháp Sư
Việt dịch: Thích Nguyên Anh
MỖI TỐI TRƯỚC KHI NGỦ NÊN QUÁN TƯỞNG
Lúc lâm chung nếu không buông xuống thì Tây Phương Cực Lạc thế giới quý vị sẽ không có phần. Dù có nhiều người trợ niệm, nhưng quý vị không chịu đi, quý vị còn lưu luyến [con cái hoặc tài sản trên thế gian này], quý vị vẫn sẽ tiếp tục luân hồi trong lục đạo, sẽ bỏ lỡ cơ hội vãng sanh trong đời này. Chớ nên không biết chuyện này. Do vậy lâm chung phải buông xuống!
Chuyện lâm chung này thật sự là rất khó, lúc bình thường phải luyện tập. Luyện tập như thế nào? Mỗi tối lúc đi ngủ phải quán tưởng. Quán tưởng như thế nào? Đêm nay tôi ngủ trên giường này sẽ vãng sanh, tôi còn việc gì chưa buông xuống được? Cái gì cũng không mang theo được, ngay cả thân thể này cũng không mang theo được. Mỗi đêm đều phải quán tưởng như vậy, dần dần sẽ trở thành một thói quen, đến lúc lâm chung nhất định sẽ có hiệu quả.
Chẳng có gì có thể mang theo được hết. Tài sản chẳng mang theo được. Quyền thế, địa vị chẳng mang theo được. Danh vọng, tiếng tăm, lợi dưỡng chẳng mang theo được. Tình thân chẳng mang theo được. Trong tâm quý vị phải hiểu rõ. Những thứ quý vị lưu luyến hoàn toàn là vọng tưởng. Nếu quý vị có thể tưởng, nếu tưởng là thiệt, quý vị còn có thể mang theo, vậy thì cũng nên tưởng. Đằng này tưởng cũng vô dụng, hà tất phải tưởng! Thời thời khắc khắc phải nghĩ Phật sẽ đến tiếp dẫn, tôi sẽ đi theo Ngài, hết thảy mọi chuyện trên thế gian này tôi không màng tới, những chuyện đó chẳng liên can gì với mình. Một khi tới Tây Phương Cực Lạc thế giới, muốn gì được nấy, chẳng cần phải bận tâm gì hết. Vật gì tốt đẹp trên thế gian này quý vị cũng mang theo không được. Vật xấu nhất ở Cực Lạc thế giới cũng tốt hơn vật ở đây, không biết là tốt hơn bao nhiêu lần; do vậy Cực Lạc thế giới đích thật rất hấp dẫn, quyến rũ.
(Ân Sư Tịnh Không)
Nam Mô A Di Đà Phật
Người Niệm Phật Trên Thân Phóng Quang Ma Quỷ Không Dám Đến Gần
Trước khi tôi xuất gia, có cô Ban, người dân tộc Bố Y, 21 tuổi, thuê nhà tôi ở dưới lầu một. Hằng ngày, sau thời khóa công phu sớm, tối, tôi thường mở máy Niệm Phật. Cô nói:
– Chú Vương, con càng nghe càng thấy hay, nghe xong rất khoan khoái.
Tôi nói:
Chắc chắn thiện căn của con rất sau dày, con chịu nghe thì mỗi ngày chú mở cho con nghe.
Thỉnh thoảng cô ấy cũng lên lầu nghe. Tôi tặng cô quyển Niệm Phật cảm ứng lục tập I, trang bìa có hình Phật. Ngoài ăn cơm, làm việc ra thì cô ấy chỉ xem Niệm Phật cảm ứng lục và Niệm Phật.
Một hôm, cô ấy nói với tôi:
– Sao quyển sách Phật của chú lợi hại thế?
Tôi hỏi:
– Sao con lại nói thế?
Cô ấy nói, em trai của cô năm nay 20 tuổi, có người bạn gái bị nữ quỷ dựa vào người. Sau khi cô Ban đem quyển sách Niệm Phật cảm ứng lục về, thì bạn gái của thằng em trai không dám vào phòng nữa, vì nữ quỷ nhìn thấy quyển sách phóng quang, không thể vào phòng được, cũng không cho cô ta vào, nó liền yêu cầu cô Ban gói quyển sách lại. Cô Ban dùng giấy đỏ gói lại, cô bạn gái mới dám vào.
Từ khi cô Ban Niệm Phật, nữ quỷ nói trên người cô Ban cũng có ánh sáng, nhưng còn yếu ớt, và nói ánh sáng trên người tôi rất mạnh, nữ quỷ thấy tôi liền chạy dài, rất sợ hãi.
Nam mô A Di Đà Phật.
(Ngày 6 tháng 7 năm 2004, Chùa Khai Nguyện, tỉnh Hồ Nam, Thích Tông Tín thuật, Thích Tịnh Tông ghi)
Lời bình:
Nơi có hình Phật là có Phật,
Niệm Phật trên người có Phật quang,
Bình sanh gia hộ, quỷ xa lìa,
Lâm chung Phật rước vãng Tây Phương.
(Sách Một trăm truyện Niệm Phật cảm ứng, trang 209 – 210)
Thưa chư vị tiền bối!
Con xin được chư vị chỉ dạy chuyện là con thỉnh được tượng A DI ĐÀ PHẬT bên Đài Loan cao 41cm, trên tay Ngài cầm tòa sen nhưng mà người tạo tượng lại không làm cho tòa sen dính với tay Phật nên dễ bị rớt ra khi có lực tác động từ bên ngoài, chẳng hạn như hôm trước mẹ chồng con mở cửa nhà phía sau ra mà gió thổi cửa phía sau đóng mạnh quá làm cho tòa sen bị rớt, hay khi con của con đụng phải cái ghế vào cái bàn học cạnh bàn thờ Phật thì tòa sen cũng bị rớt…làm con thấy bất an. Chị mà thỉnh tượng Phật dùm con bảo dùng keo dán lại cho tòa sen cố định thì không sao đâu nhưng mà con không dám vì nếu có sơ suất gì con sợ nhân quả tội phước với tượng Phật nên không dám. Vậy theo chư vị tiền tối thì phải làm sao mới đúng ạ?
A Di Đà Phật
Gửi bạn Lê Kim Thúy,
Bạn không cần quá lo âu như vậy. Đó là sai sót của người tạo tượng. Bạn chỉ cần mua loại keo dán tương ưng với chất liệu của tượng rồi khéo léo ghép chặt chi tiết thường bị rơi là OK. Trước khi dán bạn thưa trước Tam Bảo về lý do bạn phải tôn phục nhằm giúp bức tượng thêm trang nghiêm là đúng Pháp.
*một điểm quan trọng bạn cần quán xét: chúng ta tu là để thoát khỏi những ưu tư, sợ hãi và ràng buộc của Thế gian, nhưng càng tu nỗi ưu tư, sợ hãi, ràng buộc càng thêm lớn thì đó là sai Pháp.
Bạn cần khắc phục tâm này vì đó là phiền não tâm.
Chúc an lạc.
TN
Con cảm ơn tiền bối Thiện Nhân đã chỉ dạy. Con thấy tất cả các tượng của chị ấy thỉnh về gồm có tượng Quán Âm có tượng cũng để bình cam lồ với cành dương liễu rời bên ngoài, tượng Bổn Sư thì chiếc bát cũng rời chứ không dán dính vào luôn. Cho nên con mới thắc mắc vậy ạ.
Còn chuyện này nữa ạ! Hai năm trước con có đăng kí ủng hộ kênh truyền thông Phật Giáo của Hàn quốc,(kênh này truyền bá giáo lý của Phật thông qua thỉnh các vị Thầy giảng Pháp, ủng hộ giúp người khó khăn…v.v) mỗi tháng là 10ngàn won. Con dự định là sẽ ủng hộ 3 năm bởi con còn ủng hộ các tổ chức phi lợi nhuận khác về y tế và nước sạch ở Châu Phi và các nước trên thế giới, tuy số tiền không nhiều nhưng nhờ nhiều người và quy đổi ra nước khác như châu Phi thì có giá trị rất nhiều. Hơn 5 tháng trước con có thay đổi thông tin cá nhân về tên và số tài khoản nên gọi cho trung tâm kênh Truyền hình Phật giáo cho họ biết về sự thay đổi, họ có hỏi con là hãy đăng kí ủng hộ ” không thời hạn nhé” vì lúc đó trên ghi chú chỉ ghi là thời hạn 1 năm sẽ tự động khóa. Lúc đó con nghĩ đơn giản không thời hạn nhưng khi nào mình muốn ngừng thì ngừng chắc cũng không sao. Nhưng mà có lúc lại nghĩ có phải là không giới hạn không? Là mãi mãi không? Nếu như con lỡ hứa vậy mà giữa chừng cắt ngang thì gặp phải quả báo không tốt đúng không vì không giữ lời hứa nhất là với việc liên quan đến Tam Bảo?
A Di Đà Phật
Gửi bạn Lê Kim Thúy,
*về những bức tượng làm vậy là họ không có sự cẩn trọng trong việc tạc tượng. Bây giờ nhu cầu người thờ Phật ngày càng nhiều nên nhiều cơ sở tạo tượng làm theo mô hình nhanh, rẻ vì thế họ quên mất đằng sau việc tạo tượng Phật là cả công đức vô lượng. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng cho những bức tượng đó, vì hễ ai có duyên và có tâm đều sẽ biết cách tôn tạo cho bức tượng của mình đẹp và trang nghiêm hơn.
*về việc bạn quyên góp tiền hàng tháng cho kênh truyền hình Phật giáo là điều rất tốt, tuy nhiên khi học Pháp bạn nên nắm vững một điều: vạn Pháp đều do duyên sanh, vì có sanh nên có diệt. Thời hạn dài ngắn đều do duyên và tuỳ duyên. Nếu khả năng bạn không thể hoặc thấy việc đó chưa hẳn lợi lạc hơn cả là thì bạn có quyền ngừng việc làm đó lại. Lúc đó chỉ cần thưa trước Tam Bảo về ý nguyện của bạn và dự định tới có lợi lạc cho tha nhân là OK.
Ý nghĩa vô thời hạn là bạn đăng ký ủng họ cho tới hết đời mới thôi. Tuy Nhiên trong hợp đồng bao giờ cũng có những điều khoản phụ dính dành cho người ủng hộ muốn thay đổi hay không đủ khả năng. Bạn nên xem xét lại thật kỹ những điều khoản này mà xử lý để hai bên đều lợi lạc.
*khi bố thí bạn nên thận trọng kẻo phước chưa thấy mà phiên não đã sanh. Mọi chuyện nên lấy Pháp tuỳ duyên, tuỳ khả năng của mình chứ đừng khởi nghĩ càng ủng hộ nhiều thì phước càng lớn. Phước lớn cũng không chuyển được nghiệp. Muốn chuyển nghiệp phải phước Huệ song tu. Nhiều người cứ mải mê tạo phước mà quên tu Huệ, khi vô Thường tới, nghiệp bủa vậy lập tức theo dòng nghiệp lao vào tam ác đạo.
TN thấy bạn tu cũng lâu nhưng vẫn chỉ chạy theo hình tướng bên ngoài nên khi gặp cảnh liền rối tâm. Không biết cách hoá giải như vậy rất lãng phí thời gian tu học.
*bạn nên dũng cảm xả bỏ hết những Pháp không lợi lạc cho dù đó là Pháp của Phật. Phật Pháp là phải đúng căn cơ, đúng bệnh mà chọn. Được vậy sự tu sẽ có lợi lạc tức thì, ngược lại bạn cứ lòng vòng bên ngoài cửa chùa mà không thể vào được bên trong. “ngoài chùa” ý nói còn bị Pháp thế gian lôi cuốn;”bên trong” ý nói đúng đường, đúng Pháp và khai tuệ.
Ráng tư duy, quán chiếu thật kỹ trước khi hành động bạn sẽ không phải mất công để khắc phục hậu quả nữa.
Chúc bạn tinh tấn và an lạc trong một năm kế tiếp.
TN
Dạ! Con thầy Thầy nói đúng ạ. Con không tự ái khi thầy nói đúng khuyết điểm của con, quả thật con rất hờ hợt, không suy nghĩ sáng suốt trước khi quyết định làm gì. Thường hay chạy theo cảnh duyên bên ngoài cho đến nỗi bị cảnh chuyển, lo tu phước mà chưa chuyển hóa được phiền não lại lên đây làm phiền các Thầy. Con nhận thấy bản thân con có nhiều tật xấu mà chưa sữa được thế nhưng những gì con làm đều muốn mang lại lợi ích cho chúng sanh, con từ bi nhưng thiếu trí tuệ. Con đã từng trải qua cuộc sống nghèo khổ vất vả thiếu thốn trong vô minh, nên mới muốn chia sẽ cho chúng sanh những gì mình có được về vật chất và Pháp Phật. Thế nhưng do chưa đủ trí tuệ nên con cứ trong cái vòng lẩn quẩn phiền não mà chưa lối ra.
Nếu như ai có đọc được những lời của con thì hãy nhìn con mà rút kinh nghiệm trên đường tu.
Thưa Thầy! Với lại không phải con tiếc tiền mà muốn hủy việc ủng hộ kênh Truyền thông đó, lúc đầu con nghĩ họ truyền đúng chánh pháp thì đương nhiên là tốt, hoặc ngược lại một ngày nào đó phát hiện nội dung họ truyền tải là không đúng chánh pháp thì nhân quả con cũng có phần gánh chịu, mà con cắt ngang thì con nghĩ lời hứa của mình đâu mất đi, nếu kiếp sau gặp lại vẫn phải thực hiện lời hứa này đúng không?
A Di Đà Phật
Gửi bạn Lê Kim Thúy,
*Tu chính là sửa. Sửa hết thảy những niệm sai quấy, bất thiện, biển chúng thành niệm thiện lành. Khi tu học bạn phải có chánh kiến và chánh tư duy. Đây là hai yếu tố quan trọng hàng đầu giúp bạn đi đúng đường. Nếu bạn không quan tâm đến hai yếu quyết này bạn rất dễ lạc vào hoặc thế gian Pháp, hoặc tà Pháp mà cứ mình rất tinh tấn tu đạo Phật.
*Giữa mê và ngộ, thiện và ác, chánh và tà… Chỉ một niệm Quán chiếu. Không phải tất cả việc làm phước thiện đều sẽ mang lại phước thiện nếu như chúng ta làm với tâm cưỡng cầu, thiếu tư duy. Rất có thể bạn nghĩ: mình có một quá khứ nghèo khổ nên học đạo rồi muốn phát tâm san sẻ đến những người cùng khổ khác. Về lý bạn không sai nhưng trong đạo để một hành động được viên tròn thì cả lý và sự đều phải song song. Rất nhiều người xem truyền hình, lướt mạng… Nghe, thấy những cảnh đời bất hạnh, thậm chí cả rất nhiều ngôi chùa nghèo khổ, thiếu thốn, họ không cần tìm hiểu và suy nghĩ liền phóng tay quyên tiền của giúp đỡ.
Việc đó đúng hay sai? Sai! Vì thông tin chưa được kiểm chứng. Một ví dụ để bạn thấy: một ngôi chùa, đạo tràng bạn quyên góp không vụ lợi nếu nơi đó thực sự tu hành theo chánh Pháp; ngược lại bạn sẽ tiếp tay để nơi đó tiếp tục lũng loạn Phật Pháp và như thế việc quyên góp của bạn chỉ thêm tội chứ không có phước. Điều này cũng tương tự bạn thấy một người cờ bạc, rượu chè bê tha, suốt ngày lô đề, chích choác… Mà bạn khởi thương bố thí tiền cho họ = bạn gián tiếp hại chết họ chứ không phải giúp, nói gì việc có phước.
*Theo thiện ý của TN: bạn nên tập trung vào việc tu học của mình, ráng tăng trưởng tín tâm, tịnh hoá tâm tu học để tăng thêm nội lực. Việc bố thí đừng quá phan duyên, mà nên tuỳ duyên, lượng sức mà làm. Bạn đừng mê mải bố thí chúng sanh bên ngoài mà quên mất một chúng sanh là chính bạn cũng rất cần được bổ thí. Hiểu rõ Bát chánh đạo, hiểu rõ Lục độ Hạnh Phật dạy rồi chánh tâm hành các hạnh đó = bạn đang tự độ và độ tha.
*Bạn đừng nghĩ: tôi tu Pháp niệm Phật, ngoài Phật hiệu ra tôi chẳng phải hành gì thêm. Nếu Phật hiệu bạn có thể hành tới nhất tâm, ắt chẳng cần trợ hạnh nào khác, nhưng thực tế cho bạn thấy Pháp bạn đang hành có trở ngại lớn vì vậy hễ bạn đụng nơi nào, lập tức có phiền não.
Nhất tâm niệm = Trí tuệ khai. Muốn khai tuệ bạn phải có nền tảng Phật học cơ bản. Mọi sự đốt cháy giai đoạn đều dẫn đến thất bại. Thất bại của người tu đạo là càng tu càng thấy khổ. Bạn hãy dũng cảm thay đổi những ý niệm không chân chánh, hàng ngày tu học, đúc kết sửa mới chính mình. Được vậy mọi hành vi của bạn tác động ra bên ngoài đều mang lại lợi ích cho chúng sanh. Lý do? Vì nó xuất phát từ lòng từ bi và trí tuệ.
Nhân dip đầu năm, TN chúc bạn cùng các liên hữu có chung sự vướng kẹt luôn tỉnh giác, tinh tấn và nhẫn nhục trên đường tu đạo. Được vậy quả là lợi mình lợi cả tha nhân.
Nam Mô A Di Đà Phật
TN
Chào Kim Thúy,
Mỗi chúng ta đều trải qua vô lượng kiếp luân hồi, và đã thốt ra không biết bao nhiêu lời hứa ngu muội. Nếu như ai ai cũng phải hoàn thành hết chúng, thì làm sao mà giải thoát đặng ? Vậy thắc mắc xung quanh lời hứa Tài thí, bạn hãy dũng cảm gạt sang hết 1 bên. Tóm lại, như tiền bối Thiện Nhân đã giải thích, Tài thí thì tùy duyên, tùy khả năng của bạn. Khéo dụng thì có kết quả, nếu không thì lợi bất cập hại.
Một vị ân sư đã chỉ dạy rằng “Tu làm sao hàng phục được lòng tà quấy của mình mới chánh.” Thế thì, bạn cần phải tĩnh tâm truy tìm cái “tà quấy” nơi chính bạn và hàng phục nó.
Dạ! Con xin cúi đầu đãnh lễ cảm tạ hai vị đã chỉ thẳng và rõ vấn đề mà con đang vướng bận. Quả thật con chưa có nền tảng cơ bản của việc học Phật. Làm như các vị có tha tâm thông hay sao ấy, thấy biết nội tâm của con. Con sống bên này một mình không được gần thầy gần bạn đạo, mọi vấn đề gì cũng chỉ biết nhắn tin hỏi mà thôi. Vị nào trả lời thì mang ơn mà thấy câu trả lời chưa thõa đáng thì con lại hỏi, con biết làm vậy là phiền mọi người cũng dễ khiến mọi người sanh tâm không hoan hỉ, nhưng con không ngại nếu như lời hỏi ngu ngơ của con mà có làm cho ai không vui thì con xin sám hối. Phật pháp không rời thế gian pháp, con sẽ dũng cảm chứ không chạy trốn nữa.
Trích Niệm Phật Thập Yếu – HT.Thiền Tâm:
“Có những Phật tử tuy ăn chay, bố thí, tụng kinh, niệm Phật, nhưng chỉ chú ý về hình thức, không quan tâm đến việc dứt trừ phiền não vọng duyên. Nên biết, nếu phiền vọng tăng một phần, tất đạo tâm phải thối một phần, dù có tụng kinh niệm Phật cũng không được thanh tịnh. Cho nên trong Kinh Pháp Bảo Đàn, đức Lục Tổ đã bảo:
Người mê tu phước chẳng tu đạo
Bảo rằng tu phước ấy là đạo
Bố thí cúng dường phước không lường
Nơi lòng ba ác vẫn còn tạo.
Chữ Đạo của đức Lục Tổ nói, chỉ cho chân tâm thanh tịnh. Tất cả đường lối tu hành đều là phương tiện trở về chân tâm ấy. Chứng được chân tâm mới hoàn phục tánh bản giác, thoát nỗi khổ luân hồi, mà điểm căn bản để tu chứng, là phải dứt trừ phiền não vọng niệm. “