“Lặn xuống đáy biển mà không biết sợ giao long, đó là cái dũng của người chài lưới; Vào rừng mà không biết sợ hổ, báo, đó là cái dũng của người thợ săn; Thấy gươm bén mà không biết sợ, xem tử như sanh, ấy là cái dũng của người chiến sĩ; Biết được chỗ ‘cùng – thông’ là Thời, Mệnh và bất cứ ở vào cảnh nguy hiểm nào cũng không biết sợ, đó là cái dũng của Thánh nhân.” Còn như nghe lời Phật, lời Tổ chỉ dạy mà cố gắng làm y theo, bỏ hẳn những thói hư tật xấu, những tập khí hung ác tà vạy, chừa bỏ dứt khoát chứ không hẹn lần hẹn lựa, hay dây dưa cù cưa…thì đây là cái dũng của người đệ tử Phật! Gương vãng sanh sau đây là bài học quý báu rất cần thiết để cho chúng ta tham khảo và noi theo!”
Ông Nguyễn Văn Nô sinh năm 1935, cư ngụ ấp Bình Thành, xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Song thân là cụ ông Nguyễn Phú Chuộc và cụ bà Phạm Thị Oanh. Ông là con thứ năm trong gia đình có bảy anh em. Năm 19 tuổi, ông kết hôn với bà Tăng Thị Bé, sinh được ba trai bốn gái. Gia đình chuyên sống bằng nghề làm ruộng. Tính tình của ông thẳng thắn, cương trực và chân thật. Rất nghiêm khắc và qui củ đối với gia đình cũng như đối với chính bản thân mình.
Ông vốn dĩ bẩm chất thông minh, lanh lợi, vừa đẹp trai lại vừa hào phóng. Trước kia ông nội là Chủ Cả trong vùng, đến thời cha ông thì làm Xã Trưởng, nên thuở thiếu niên ông có điều kiện tốt học hành đỗ đạt. Bạn bè của cha ông phần lớn đều là những người có địa vị quyền thế trong xã hội, lại rất thương mến ông, muốn cất nhắc nâng đỡ ông, nhưng ông không thích ra làm việc. Có lần ông đã nạp đơn xin dạy học, nhưng sau đó ông đổi ý nên ngừng lại.
Vợ ông cũng là con cháu Chủ Cả. Khi về làm dâu cho nhà họ Nguyễn thì “áo vận quần vo”, phải lo phục dịch đãi đằng khách khứa… rồi lo cho chồng, cho con. Một bữa cơm ăn hằng ngày xấp xỉ gần bằng một tiệc giỗ nho nhỏ. Trải qua nhiều năm tháng như thế, cám nỗi khổ của kiếp người, bà phát tâm trường trai, mỗi ngày bốn thời lễ niệm. Dù rằng vẫn đang vất vả chăm sóc đời sống gia đình, nhất là đứa con Út hãy còn chưa dứt sữa. Bà luôn âm thầm nguyện cầu Tam Bảo gia hộ cho chồng con sớm tỉnh giác tu hành quy y Phật Đạo!
Trải qua hơn một năm, lòng thành của bà ứng nghiệm. Hôm nọ ông đi xuống sông tắm. Tắm xong, ông nghe trong người không được khỏe. Tối lại khi ngủ, ông nằm mơ thấy mình chạy xe đi hốt thuốc Nam. Trên đường về gói thuốc rớt xuống đất, ông dừng xe lại lượm lên. Cứ liên tục nhiều lần như vậy. Lần sau cùng giấy báo dùng để gói thuốc bị rách, thế mà không lòi thuốc Nam ra ngoài, mà lại lòi cái xương sườn người ta, ông nhìn thấy liền ụa mửa trong giấc chiêm bao. Chợt giật mình thức dậy thì ông buồn nôn liên tục. Đến giờ ăn bà vợ dọn cơm có cá thịt thì ông không tài nào nuốt vào được, chỉ ăn cơm với muối cục chan nước nóng mà thôi. Xưa nay ông chưa từng ăn được một ngày chay lạt nào, dù chỉ một ngày, hễ sáng ăn chay thì chiều trở đũa dùng mặn ngay lập tức!
Dần dà ông bèn giác ngộ Phật pháp nên đã cùng vợ con chính thức làm lễ quy y Tam Bảo, thệ nguyện trường trai giới sát, chuyên chí tu hành. Sống đời thiểu dục tri túc, sự ăn mặc hết sức bình dị giản đơn. Từ đó bao nhiêu tập nhiễm của mấy mươi năm phong lưu hào phóng, tứ đổ tường đầy đủ không sót món nào, ông thảy đều nhất loạt san bằng sạch sẽ. Nào rượu chè, cờ bạc, thuốc lá… cho đến cái thứ quái ác nhất, độc hại kinh thiên động địa nhất, khó bỏ nhất là á phiện, thế mà ông một đao chặt đứt tất cả, đứt một cách ngọt lịm không chút xíu cù cưa, nhùng nhằng! Theo thường tình người ta hay có thái độ bỏ đi rồi lượm lại, ông thì không như vậy, quả thật là dũng khí phi phàm! Lúc ấy là năm 1974, ông đang 39 tuổi.
Khi ngồi lại, trầm lặng lắng lòng suy tư về cuộc đời, nghiệm xem giá trị đích thực của kiếp nhân sinh, ai lại chẳng buâng khuâng khi nghe lời khai thị của Cổ Đức:
“Luẩn quẩn đời người chỉ bấy nhiêu,
Loanh quanh sự sống có bao điều.
Danh lợi cảm tình ăn với ngủ,
Ai cũng đua chen mãi bíu dìu,
Lao nhọc cả đời lo tạo dựng,
Đâu ngờ bất chợt tử thần kêu.
Giật mình hối hận. Ô hô, muộn!
Kèn trống tiễn đưa đến lò thiêu.
Xem thấy chuyện người gẫm lại ta,
Sớm liệu nếu không chẳng kịp mà!
Trầm luân muôn kiếp. Ồ!… Đã đủ!
Đừng luyến lưu chi cõi Ta Bà!
Làm phước làm lành cho tan nghiệp,
Xem kinh nghe kệ bớt dại tà.
Biết khổ hãy mau mau niệm Phật,
Hầu vượt trần mê kiến Di Đà.”
Cũng từ dạo đó, ông xem kinh đọc sách, chuyên nghiên cứu và thực hành pháp môn Tịnh độ, gần gũi các thiện tri thức để trao đổi Phật pháp, ngày đêm bốn thời lễ niệm, những người thân thuộc và lối xóm đều có cùng nhận xét là: “Hai ông bà đang tranh đua tu kình với nhau.”
Một sự việc xảy ra cũng khá lạ lùng, là kể từ khi ông phát tâm tu hành thì ông không dám ngủ, thường giăng cái mùng ở ngoài hàng ba trước nhà để niệm Phật. Hễ vừa ngã mình xuống thì ông thấy có người kêu ông dậy niệm Phật, lễ Phật. Có đêm ông mở cửa, trải chiếu rồi nằm trên võng nhắm mắt lim dim, miệng thì cứ mời gọi:
– Kính mời quý ông vào nhà nghỉ!
Rồi láp dáp trò chuyện một mình, vợ con thì chẳng nhìn gặp ai cả. Sáng ra lúc được thân quyến nhắc lại, ông bèn cho biết là khi mình vừa thiêm thiếp mơ màng thì nghe tiếng vó ngựa lộc cộc và trông thấy rất nhiều binh lính của Đức Cố Quản, nên ông mới mời các vị ấy vào nhà. Cứ vài ba ngày lặp lại một lần như thế, kéo dài suốt cả năm hiện tượng trên mới thưa dần rồi mất hết. Dinh của Đức Cố cách nhà ông không xa lắm!
Mặc khác, nhờ nhân duyên khá thuận lợi là khi ấy các con cũng đã trưởng thành, ông cùng bà đã khéo hướng dẫn cho chúng trường trai niệm Phật tu hiền, rồi chúng tự nguyện gánh vác hết mọi việc gia đình. Vả lại, lúc bấy giờ sức khỏe của ông thuộc dạng: “Nắng không ưa, mưa không chịu, ghét gió, kỵ mù sương” cho nên quanh năm suốt tháng ông chỉ chuyên lo việc kinh kệ hành trì mà thôi!
Phần đối nhân xử thế ông rất hài hòa, tích cực giúp được ai điều gì thì tùy sức tận tâm giúp đỡ, riêng bản thân mình thì rất kiệm ước, thích giản đơn, không thích nhà cao cửa rộng, dù rằng ông có dư khả năng để xây cất khang trang. Thỉnh thoảng ông cũng thường cùng các bạn đồng tu đi cầu nguyện, hay đi niệm Phật ở chùa Huê Viên hoặc ở Dinh Cố.
Do chuỗi dài thời gian gắn liền với bệnh tật, nên ông thấm thía lời Phật dạy lẽ thật về sự khổ và lý vô thường. Các bệnh viện như: Bệnh Viện 115 ở Sài Gòn, các bệnh viện ở Long Xuyên, Châu Đốc, ông đều lần lượt tham quan ít nhất là một lần, thời gian trú chân có khi một tuần, cũng có lúc đôi ba tuần lễ. Vì vậy sanh tâm nhàm chán Ta Bà, ý nguyện cầu sanh về Tây Phương nơi lòng ông rất mãnh liệt và khẩn thiết.
Đến cuối tháng 5 năm 2013, vì nhồi máu cơ tim nên các con đưa ông vào Bệnh Viện Tim Mạch An Giang. Nằm ở phòng cấp cứu suốt một tháng thì chuyển ra ngoài. Bệnh hành hạ ông bằng những cơn ngặt mình khó kham nhẫn, nằm xuống thì nhờ các con đỡ dậy, ngồi dậy chưa bao lâu thì nhờ đỡ nằm xuống… Cứ như thế liên tục cả đêm. Sau đó tiến triển thêm cả đêm lẫn cả ngày. Còn ăn uống bất cứ thứ gì, thì đến muỗng thứ ba là bị nôn mửa ra hết. Cuối cùng, gia đình đã phải xin với bác sĩ cho ông được xuất viện về nhà để tiện bề cho ba cô con gái vây quanh chăm sóc. Tình trạng này kéo dài suốt ba tháng trường!
Đầu tháng 10 năm 2013, đêm nọ vào giữa khuya ông đang nằm trên chiếc võng, bỗng chợt nói:
– Đại ca à! Đại ca buông tha cho tôi đi. Tôi đâu có làm gì tội đâu mà đại ca hành hạ thân xác tôi, tội nghiệp cho mấy đứa con tôi, nó cực khổ quá vậy!
Cô Phượng bèn cất tiếng hỏi:
– Đại ca ở đâu, thưa ba?
Ông vừa chỉ, vừa đáp:
– Đó! Ổng bước vô đó!
Các con ông nhìn thì không thấy ai hết. Lát sau ông lại hỏi:
– Đại ca đó ra ngoài… mà… ổng đi chưa vậy con?
Cô Phượng bất giác không tự chủ được mình, bỗng dưng vọt miệng đáp:
– Chưa, thưa ba! Ổng còn đứng đây nè!
Ông lại hỏi:
– Ổng đứng đó làm gì vậy con?
“Phước chí tâm linh”, cô đáp:
– Ổng đứng đó, ổng nói rằng: Ông ráng nhiếp tâm niệm Phật đi, thì tôi tha cho ông!
Ông nói:
– Ổng nói như vậy hả con! Nói chuyện phải có giấy tờ. Thời kỳ này mà… bút sa gà chết! Con lên trình ngôi Tam Bảo đi!
Cô con gái thứ Hai thấy thế nghĩ thầm, nếu mà không đi thì ba sẽ biết em mình nói dối, nên cô liền kêu cô Phượng:
– Thôi em ở đây đi, để chị đi lên chị trình ngôi Tam Bảo cho!
Khi đến trước bàn Phật đốt nhang xong, cô bèn xá rồi quỳ xuống thành tâm khấn nguyện:
– Cầu xin Đức Phật từ bi hộ độ cho những oan gia trái chủ trong nhiều đời nhiều kiếp tha cho ba con, để ba con nhiếp tâm niệm Phật. Sau khi vãng sanh về Cực Lạc học đạo hoàn toàn rồi sẽ trở lại cứu vớt chư vị. Ba hứa là ba sẽ cứu độ quý vị trước. Hằng ngày chúng tôi là con, cũng nguyện đem công đức tu hành hồi hướng cho quý vị sớm được vãng sanh Tây Phương, sớm thoát kiếp luân trầm sanh tử. Nếu ba được vãng sanh thì chư vị cũng được vãng sanh; nếu ba chúng tôi sa địa ngục, chư vị cũng sa địa ngục!
Vái xong cô lạy bốn lạy. Rồi nguyện tiếp thêm hai lượt nữa. Khi cô trở xuống, thì thấy ông bắt đầu niệm Phật to tiếng, cứ hai mươi, ba mươi câu Phật hiệu thì xen vào một câu: “Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát”.
Lúc bấy giờ do thiếu máu não nên đôi khi niệm đến giữa chừng: Nam Mô Đại Từ… thì ông quên, liền hỏi: rồi gì… nữa con? Các con ông liền ứng thanh niệm tiếp theo: Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát. Niệm cho đến sáng ông khàn cả giọng. Trong cả đời tu, mấy mươi năm trôi qua ông chỉ niệm Phật thầm trong tâm, các con có khi thấy ông lần chuỗi, chứ chưa chứng kiến ông niệm Phật cao thanh bao giờ!
Sáng ra, cô Hai mới thỏ thẻ:
– Ba à! Lý do làm sao mà ba kêu người ta bằng đại ca? Bộ ba sợ chết hả?
Ông đáp:
– Đâu có! Ba đâu có sợ chết! Bởi vì người ta lớn tuổi, ba kính nể nên mới kêu như vậy! Ba nào có sợ chết đâu!
Kể từ đó ông ăn được, ngủ được nên đã khỏe lại, cơn ngặt mình dứt hẳn. Ông thường dặn đi dặn lại với các con rằng:
– Khi có khách tới nhà thăm ba, các con nên tiếp khách ở bên ngoài; còn như người ta vô hỏi thăm ba, khi hỏi vài ba câu rồi thì các con cấp tốc khéo mời người ta ra ngoài uống nước, đặng không có nói chuyện với ba nhiều… Sau khi ba lên đường hoàn toàn rồi mới cho thân nhân hay. Bởi vì người thân đến gần cũng trở ngại cho sự siêu thoát lắm! Để cho ba yên tịnh để ba niệm Phật. Khi ba mệt mấy chị em con xúm lại hộ niệm cho ba là được rồi… Con đừng nên mời đồng đạo, bởi vì đồng đạo hộ niệm tức nhiên manh động cả xóm đều hay, thì người ta tới thăm… Mà tới thăm trong lúc đó, người này hỏi, người kia hỏi lăng xăng, làm cho tâm ba tán loạn không có nhớ niệm Phật được, thành thử phải dự bị trước…”
Sáng ngày mùng 3 tháng 11 năm 2013 đến giờ cơm, các con dọn ra mời ông dùng, ông trả lời:
– Bữa nay ba ăn cơm không được!
Cô Hai bèn nói:
– Vậy để con nấu cháo cho ba nghen!
Khi đem cháo đến, húp vài ba muỗng nước cháo ông liền ụa ra hết. Lát sau ông bảo:
– Con gọi điện thoại kêu thằng Nam nó về đi!
Vì chú mới về ngày hôm qua nên cô Hai đáp:
– Ba à! Hai, ba ngày nó về một lần. Chớ ngày nào cũng về thì cũng khó cho nó, vì nó còn phải đi làm kiếm tiền nuôi vợ con của nó mà!
Ông nói:
– Không, con điện cho nó hay đi, để ba mất nó trách con à!
Lúc này ông thường mắc tiểu, mà đi hoài không được cô Hai liền hỏi:
– Ba thấy có bị tức bụng hông? Nếu có thì con đưa ba đi bệnh viện để bác sĩ ghim ống thông tiểu?
Ông trả lời:
– Không! Ba thấy trong mình của ba vẫn khỏe chỉ thấy mắc tiểu hoài vậy thôi!
Đến chiều, khoảng 3 giờ, thầy thuốc gần bên nhà đến đo huyết áp, nhưng huyết áp thì không còn đo được nữa, mạch thì lâu lâu mới nhịp một cái. Ông thầy thuốc nói:
– Dì Hai, dì nên chuẩn bị tinh thần đi!
Mặc dù sức khỏe của ông đã cạn kiệt, nhưng tinh thần ông vẫn tươi tỉnh bình thường, người ngoài nhìn sắc diện thì không biết ông là người đang bệnh rất nặng.
Tối hôm đó có hai vợ chồng người em thứ Bảy ghé thăm, tới tám giờ rưỡi thì ra về. Khi khách đã về, ba cô con gái và một người con trai vây quanh niệm Phật với ông, ông dặn:
– Tai của ba không có lãng, các con niệm Phật cho ba rất nhỏ, rất chậm ba mới theo kịp. Niệm lẹ thì tim ba đập mạnh; còn niệm lớn thì ba nghe… ba chịu không có nổi. Con niệm nho nhỏ ba nghe được hết trơn hà!
Lúc này mồ hôi của ông tự nhiên đổ dầm dề. Con ông lấy khăn lau, kế đó ông lấy tay chỉ cái lưng ông nói:
– Xương sống của ba nhức!
Cô Hai dùng lòng bàn tay định chà lưng cho ông, thì ông bảo:
– Con à! Con đẩy nhẹ nhẹ để Phật rước!
Nói xong ông thay đổi tư thế, nằm ngửa ra, vài phút sau thì nằm nghiêng qua bên phải, hai chân duỗi thẳng rồi chồng lên nhau theo thế kiết tường. Cô Hai nói:
– Ba ráng nhiếp tâm niệm Phật, nghen ba!
Ông gật đầu và bảo:
– Con lấy cho ba uống một miếng nước để không kịp!
Khi ông uống nước xong, cô Hai liền hỏi:
– Ba có niệm Phật không?
Ông đáp:
– Có! Ba có niệm Phật!
Cô liền đọc:
“Dầu Tiên phàm ma quỷ súc sanh,
Cứ nhất tâm tín, nguyện, phụng hành.
Được cứu cánh về nơi An Dưỡng,
Chỉ một kiếp Tây Phương hồi hướng.
Thoát mê đồ dứt cuộc luân hồi.”
Rồi cô nói:
– Ba à! Chỉ một kiếp thôi. Giờ phút này là giờ phút ăn thua đó nghen ba. Giờ phút cuối bây giờ ba phải buông bỏ hết tất cả, đừng có vướng víu cái gì hết. Tụi con cái gì cũng biết, cái gì cũng làm được hết, ba đừng có lo nữa. Ba ráng nhiếp tâm niệm Phật. Chỉ một kiếp này thôi hén ba. Thoát cái cuộc luân hồi này đi. Ba vãng sanh về phía bên kia có Đức Phật A-di-đà cứu vớt ba về cảnh giới đó, không còn sanh tử luân hồi nữa, không còn mang cái thân tứ đại đau khổ nữa!”
Nói tới đây cô liền cất tiếng niệm:
– Nam Mô A-di-đà Phật. Nam Mô A-di-đà Phật. Nam Mô A-di-đà Phật!
Niệm vừa dứt câu cô bèn hỏi:
– Ba có nghe con niệm Phật không?
Khi cô hỏi xong, nhìn kỹ lại thì ông đã giã biệt cõi hồng trần đầy đau thương và khổ lụy từ lúc nào rồi! Lúc ấy đúng 9 giờ tối, ngày mùng 3 tháng 11 năm 2013, ông hưởng thọ 78 tuổi.
Sự ra đi của ông quả thật quá ư thanh thản bình an, cũng quá ư nhẹ nhàng, nhanh như ánh sao băng, thể hiện sự buông xả mãnh liệt đối với cái thế trần vốn dĩ đầy hư ảo, phù du, đầy vô thường, và đầy tang thương khổ lụy!
Hộ niệm thêm, khi tàn một cây hương, thì xem thấy tay chân của ông mềm mại, sắc mặt tươi hồng, đặc biệt là đỉnh đầu rất nóng!
(Thuật theo lời cô Hai Chuyên, con gái của ông.)
Trích CHUYỆN VÃNG SANH – Tập II – Phần 3 & 4
Nhóm liên hữu Miền Nam Đất Việt sưu tầm và biên soạn
Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu
Ăn chay có nên ăn trứng không? Áo tràng có được mặc vào nhà vệ sinh không?
https://m.youtube.com/watch?v=9iSdtD4MtyU
Chúng ta chỉ bất tiện có ba tiếng thôi mà.
Ngày hôm đó, tôi may mắn đặt được vé về quê ngoại cùng với chồng, nhưng sau khi lên xe thì nhìn thấy có một quý cô đang ngồi ở vị trí của chúng tôi. Chồng tôi bảo tôi ngồi ở cạnh vị nữ sĩ đó nhưng lại không mời bà ấy nhường chỗ. Tôi phát hiện ra chân phải của bà ấy có chút trở ngại, lúc đó tôi mới hiểu tại sao chồng tôi lại làm như thế. Chồng tôi cứ đứng như thế suốt dọc đường từ Gia Nghĩa đến Bắc Kinh mà không hề có ý định lấy lại chỗ ngồi.
Sau khi xuống xe, tôi nói với giọng điệu của một bà vợ xót chồng: “Nhường chỗ là việc nên làm, thế nhưng từ Gia Nghĩa đến Bắc Kinh xa như thế sao không nói bà ấy đổi vị trí cho mình chứ”. Chồng tôi đáp: “Người ta bất tiện cả đời rồi, còn mình chỉ bất tiện có ba tiếng thôi mà”.
Nghe chồng nói vậy, tôi vô cùng xúc động. Có được một người chồng vừa tốt bụng vừa lương thiện như thế, tôi thấy rằng cả thế giới này đều trở nên ấm áp hơn nhiều. Tâm niệm thay đổi, thế giới hình như cũng vì thế mà thay đổi theo. Trong cuộc sống, mỗi một câu chuyện đều có khả năng xoay chuyển, cứ lấy chúng tôi làm ví dụ là rõ nhất.
Có thể chúng ta sẽ không thành công trong ba phút nhưng đôi lúc chỉ cần mất đi một phút, số mệnh con người sẽ hoàn toàn khác nhau.
Sưu tầm
CƯ SĨ HUỆ CHÁNH – TỊNH QUY (1952-2021)
Cư sĩ Huệ Chánh, hiệu Tịnh Quy, thế danh Trương Ngọc Long, sinh năm Nhâm Thìn (1952) tại Thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang, trong một gia đình Hoa kiều truyền thống. Thân phụ là Trương Kỳ Thanh, thân mẫu là Lai Song, pháp danh Diêu Thoát. Cư sĩ là con thứ 2 trong gia đình 12 anh chị em.
Thuở nhỏ, Cư sĩ học tại trường Nghĩa An (ngôi trường dạy song ngữ Việt-Hoa) tại thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Nhờ tư chất thông minh, nên Cư sĩ luôn đứng nhất lớp, thường xuyên nhận học bổng của trường.
Năm 1969, sau khi tốt nghiệp sơ trung 3 (bấy giờ là lớp 9), vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có điều kiện lên Sài Gòn học tiếp nên Cư sĩ dạy tiếng Hoa tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, vừa dạy học, vừa phụ giúp cha mẹ nuôi các em ăn học. Sau đó, Cư sĩ chuyển về công tác tại trường Bồi Anh, thị trấn Long Bình, huyện An Phú cho đến ngày giải phóng. Sau năm 1975, công việc dạy học gián đoạn nên Cư sĩ tạm chuyển sang nghề buôn bán.
Năm 1981, Cư sĩ lập gia đình, và sau đó chuyển đến sinh sống và làm việc tại Nam Vang (Phnom Pênh- Campuchia) khoảng 6-7 năm. Thời gian đầu đến Nam Vang, Cư sĩ quên tiếng Hoa khá nhiều do gián đoạn việc dạy học. Nhờ năng khiếu hội họa và thư pháp, nên trong thời gian này Cư sĩ kiếm sống bằng nghề vẽ tranh và viết thư pháp. Vì yêu nghề Giáo, Cư sĩ tự ôn luyện Hoa ngữ và dạy học trở lại. Từ làm chủ nhiệm khoa, lên đến hiệu trưởng trường Hoa ngữ, đều nhờ vào năng lực tự học của Cư sĩ.
Từ năm 1994, Cư sĩ về Việt Nam sinh sống, tiếp tục dạy tiếng Hoa và làm hiệu trưởng tại trường Hoa văn Lê Văn Tám, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Năm 2001, Cư sĩ về công tác, làm hiệu trưởng trường Bồi Anh, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Trong khoảng thời gian về sinh sống và làm việc tại quê hương Gò Công, ngoài thời gian dạy học, Cư sĩ còn gia tâm tìm hiểu, nghiên cứu Phật pháp và đến các chùa tham vấn Phật học với chư Tôn Đức tại địa phương.
Năm 2010, chứng kiến cụ thân sinh của vợ qua đời, Cư sĩ cảm nghiệm sâu sắc sanh tử vô thường nên phát tâm quy y tại chùa Long Huê ở gần nhà với pháp danh Huệ Chánh. Từ đây, Cư sĩ ăn chay trường, hành trì niệm Phật, tín tâm ngày càng kiên cố. Không lâu sau đó, thân mẫu của Cư sĩ qua đời, vãng sanh thù thắng, Cư sĩ càng chuyên tâm tìm hiểu, nghiên cứu pháp môn niệm Phật.
Năm 2015, Cư sĩ có duyên đọc được bài Tông chỉ tông Tịnh Độ trong sách Bản nguyện niệm Phật do Trung tâm dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang phiên dịch từ Tùng thư tông Tịnh Độ, thấy được yếu chỉ Tịnh Độ, Cư sĩ vui mừng, càng tin sâu vào pháp môn.
Với tinh thần cầu học, tìm về cội nguồn trứ tác tông Tịnh Độ, vào năm 2016 Cư sĩ qua Đài Loan đảnh lễ học pháp nghĩa Tịnh Độ nơi Pháp sư Huệ Tịnh – Lý sự trưởng Hiệp hội Tịnh Độ Tông Trung Hoa – một trong những vị phục hưng tông Tịnh Độ đương đại.
Được Pháp sư gợi ý phương pháp thâm nhập cốt tủy tông Tịnh Độ, Cư sĩ trở về cội nguồn pháp mạch, phát tâm phiên dịch giáo nghĩa Tịnh Độ. Cũng nhân chuyến tham học này, Cư sĩ được thọ pháp từ Pháp sư với pháp danh Tịnh Quy.
Sau khi về Việt Nam, Cư sĩ dốc lòng phiên dịch, biên đính các bản Việt dịch từ các trứ tác Hoa ngữ tông Tịnh Độ như: Pháp sư Huệ Tịnh giảng về niệm Phật, Lâm chung cần biết và khai thị trợ niệm, Pháp môn Tịnh Độ thuần chánh, Tịnh Độ tông lược yếu văn, Pháp ngữ của Pháp Nhiên Thượng nhân, Tuyển trạch bổn nguyện niệm Phật tập, Tâm thái và quan niệm cơ bản của người niệm Phật cần phải có, Giải đáp những điểm mấu chốt trong Tịnh Độ tam kinh, Tịnh tông pháp nghĩa (3 tập) v.v. Các trứ tác do Cư sĩ phiên dịch, biên đính, được chư Tôn đức Tăng Ni và đông đảo quý Liên hữu Phật tử đón đọc, phát khởi tín tâm đối với việc niệm Phật, nhờ đó, không ít quý Liên hữu Phật tử đã vãng sanh thù thắng.
Đầu năm 2020, vì sự cố giao thông, chân của cư sĩ bị thương, dù đi lại khó khăn, nhưng Cư sĩ vẫn miệt mài nghiên tầm giáo điển, phiên dịch các trứ tác Tịnh Độ, in tặng đến chư Tôn đức và quý Liên hữu Phật tử gần xa.
Vào những ngày cuối năm Canh Tý (2020), bệnh xưa trở nặng, sau một thời gian điều trị tại bệnh viện vẫn không thuyên giảm, Cư sĩ xin về nhà điều trị thuốc Nam.
Đến ngày Rằm tháng Giêng năm Tân Sửu (2021), sau 3 ngày uống thuốc Nam thấy không khả quan, biết duyên Ta-bà sắp hết, Cư sĩ chủ động ngưng thuốc, nói với gia đình: “Tôi không uống thuốc nữa, đợi đức Phật A-di-đà đến tiếp dẫn”.
Vào sáng ngày 17 tháng Giêng năm Tân Sửu, dự cảm được thời khắc về với Phật rất gần, Cư sĩ phó chúc những việc quan trọng cho gia đình, và nhờ liên lạc gặp Pháp sư Huệ Tịnh lần cuối. Sau khi được Pháp sư Huệ Tịnh động viên, Cư sĩ một lòng niệm Phật, chuẩn bị vãng sanh. Đến 6 giờ 30 tối cùng ngày, Cư sĩ nằm an lành trong tư thế kiết tường, an nhiên xả báo thân, để lại sự kính tiếc vô hạn cho mọi người, đồng thời phát khởi tín tâm vào pháp môn niệm Phật cho thân bằng quyến thuộc cũng như quý Liên hữu Phật tử.
Cả một đời gắn với sự nghiệp giáo dục, Cư sĩ đào tạo được nhiều thế hệ học trò ưu tú, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục tại nhiều địa phương, trong đó có quê hương Gò Công. Với bổn phận của người con, Cư sĩ hết lòng hiếu thuận cha mẹ, phụng dưỡng và hướng dẫn thân mẫu niệm Phật vãng sanh Cực Lạc. Với cương vị của người anh lớn, Cư sĩ là người anh gương mẫu, dìu dắt các em ăn học nên người. Với bạn bè, thân hữu, bà con lối xóm, Cư sĩ là người ân cần, hết lòng tương trợ. Với cương vị người chồng, Cư sĩ là người trọn vẹn nghĩa tình, lời ít mà ý sâu. Với cương vị người cha, Cư sĩ là nơi hướng về vững chãi cho các con, tùy thuận mà vẫn nhắc nhở giềng mối gia phong.
Với pháp môn Tịnh Độ, Cư sĩ là người có công phiên dịch, truyền bá các trứ tác tông Tịnh Độ, kết nối pháp duyên và thắp sáng tín tâm niệm Phật vãng sanh Cực Lạc cho nhiều hành giả niệm Phật.
Đại sư Thiện Đạo nói:
Tự tín giáo nhân tín, nan trung chuyển cánh nan;
Đại bi truyền phổ hoá, chân thành báo Phật ân.
(Tự tin dạy người tin, trong khó càng thêm khó;
Đại bi lan tỏa khắp, chân thật báo ân Phật).
Công hạnh tu tập của Cư sĩ gắn liền với quá trình tin nhận Di-đà cứu độ, chuyên xưng Di-đà Phật danh, khuyến tấn mọi người cùng tin Phật niệm Phật, lan tỏa tấm lòng đại từ đại bi của đức Phật A-di-đà đến mọi nơi, đây là điều không dễ, nhưng Cư sĩ đã làm được, đây mới thật sự là báo ân Phật đúng nghĩa.
Thật là:
Tịnh giáo dịch truyền công huân đại;
Quy Tây hoàn vọng đảo giá lai.
Nghĩa là:
Tịnh giáo dịch truyền công đức lớn;
Quy Tây trở lại độ quần sanh.
(Pháp sư Huệ Tịnh đề bút viếng)
Nam-mô A-di-đà Phật.
Ngày 19 tháng Giêng năm Tân Sửu (02-03-2020)
Môn nhân hiếu quyến cùng các đồng môn đồng kính soạn.
Kính thưa các vị tiền bối, chư vị bạn đọc. Con năm nay 21 tuổi, con đang mắc vào chứng ‘ Thủ dâm’, hàng ngày con đều làm chuyện xấu xa đó.
Con biết hậu quả của nó rất tai hại, chính bây giờ con đang nhận chịu quả báo. Gầy gò ốm yếu, sức khỏe kém nên hay từ bỏ công việc, tâm trí lúc nào cũng dối loạn suy nghĩ đến những việc xấu đó. Công danh đường học hành thì bị thụt lùi.
Con đã thử rất nhiều cách để bỏ tật xấu này, như niệm Quan Thế Âm Bồ Tát, quán Bất tịnh,… nhưng đều vô ích.
Thật sự con không biết có lối thoát nào cho mình, quyết tâm thế nào lúc nó hiện lên con vẫn không thoát được nó. Con nghĩ chả nhẽ đời mình sẽ tàn nụi theo cái này sao.
Con viết lên đây kính mong Chư vị tiền bối, đã trải qua giai đoạn này, chỉ dạy cho con cách thoát khỏi con Quỷ dâm dục này với. Dẫu có khó đến đâu con cũng tuân nghe, chỉ mong sao thắng được cái tâm dâm dục này.
Con xin cảm ơn ạ.
A Di Đà Phật.
Chào bạn. Bạn hãy tụng chú Lăng Nghiêm đi. Rất linh nghiệm.
Vâng Xin cảm ơn Minh Huyền. A Di Đà Phật
Gửi bạn Thuận!
Bạn có thể cho biết bạn đã hành trì các phương pháp đó được bao lâu rồi? 1 năm? Hay 3 năm? Với những tập khí(thói quen) xấu thì không thể nào trong 1 thời gian ngắn mà có thể hóa giải được. Bạn thấy người nghiện rượu, thuốc lá, ma túy…muốn cai nghiện thì thường là họ mất thời gian bao lâu?
Công phu chưa đắc lực thì nghiệp chướng chưa thể tiêu trừ, cũng như khi bạn chạy xe lên dốc mà xe hết xăng với tay lái bạn yếu thì sẽ như thế nào? Hoặc là tuột dốc hay là xảy ra tai nạn. Lúc đó có người đi đường tốt bụng thì họ giúp mình bằng mọi phương tiện mà họ có thể làm được hoặc có người vô tư chạy qua luôn. Tôi nhớ trong phẩm Phổ Môn có câu” Như lòng tà dục dấy loàn- Sớm khuya tụng niệm đặng an tinh thần” nói về công hạnh của Quán Âm Bồ Tát. Thật sự khi niệm danh hiệu Ngài thì tôi cảm nhận được tham dục giảm đi rất nhiều và tôi tin tuyệt đối, chỉ tại công phu của mình còn nông cạn mà thôi.
Hơn nữa bên ngoài thì bạn nên lao động, chơi các môn thể thao lành mạnh, tránh xa các trang web mạng xã hội mang tính dâm dục, nếu có thể bạn cũng nên lạy Phật sám hối thật nhiều( 108lạy) xin Phật cho con sám hối tội dâm dục, xin Phật gia hộ cho con bỏ được tật xấu này, cứ thành tâm mà sám hối. Ăn chay được thì càng tốt. Trong ngoài kết hợp như vậy mỗi ngày đều đặn, nếu bạn thật sự quyết tâm công phu mỗi ngày không bỏ sót ngày nào thì sẽ có hiệu quả thôi.
Chúc bạn sớm vượt qua!
Xin cảm ơn Đạo hữu, con sẽ cố gắng hành trì để bỏ tính xấu. Con chân thành cảm ơn vì lời khuyên sâu sắc này. A Di Đà Phật