Người làm việc xấu ác, có thể lừa gạt được pháp luật tại dương gian, nhưng âm ty địa phủ lại không thể buông tha cho. Đó cũng là quy luật nhân quả thiện ác hữu báo hiện hữu muôn đời này.
Trước đây tại huyện Hợp Phì tỉnh An Huy từng có một vị đại thân sỹ tiền tài như nước. (Đại thân sỹ là cách gọi người giàu, có thế lực hoặc quan đã về hưu thời xưa). Ông mở tiệm cầm đồ, tiệm đồ cổ và quầy đổi tiền. Ông vừa giàu có, lại giỏi giao tiếp nên phất lên như diều gặp gió. Tiền giấy mà ông xuất ra chỉ từ một xâu tới 5 xâu tiền, chứ không có tiền giấy mệnh giá lớn. Năm nay ông cho in mới giấy bạc mệnh giá 10.000 đồng.
Sau khi in xong, người quản lý mời vị thân sỹ này tới xưởng in thẩm duyệt. Vị quản lý lấy ra một cục tiền gồm 5 cọc tiền mệnh giá lớn, đưa cho thân sỹ xem. Thân sỹ rút ra một tờ trong cả cục tiền, mang ra trước cửa soi dưới ánh mặt trời mà nhìn rất kỹ, xem xong ông rất hài lòng, bèn đặt tờ tiền giấy lên trên bàn ngay cạnh cửa. Không ngờ lúc đó có một cơn gió thổi đến, tờ tiền bay đi, bay ra ngoài cửa rồi bay vào trong không trung.
Ông bèn gọi đệ tử leo cầu thang theo lên nóc nhà mà tìm, nhưng lên tới nóc nhà cũng chẳng thấy tăm tích đâu cả. Bốn bức tường xung quanh nhà xưởng này đều được xây rất cao, tờ tiền giấy đó quyết không thể bị gió thổi bay ra ngoài được. Vị thân sỹ thấy vẫn chưa tìm được tờ tiền về bèn thấy chuyện này thật kỳ lạ. Ông nói với viên quản lý rằng: “Ông hãy ghi lại mã số của tờ tiền này, sau này nếu phát hiện ai cầm tờ tiền ấy tới đổi thì mời họ tới nhà ta. Ta sẽ đích thân đổi cho người đó. Vị quản lý bèn ghi lại mã số của tờ tiền và báo lại với nhân viên của mình”.
Sự việc đã trôi qua hơn 2 năm thì đột nhiên có một người thợ làm đá cầm tờ tiền tới đổi, vừa kiểm tra đã thấy đúng là tờ tiền trước đây đã bị gió thổi bay. Viên quản lý bèn lập tức đưa người này tới nhà thân sỹ, vị thân sỹ mời cậu vào trong phòng khách, sau đó hỏi cậu rằng: “Tờ tiền này của cậu từ đâu mà có?”.
Người thợ làm đá nói: “Là tiền công tôi đi mài đá”.
Thân sỹ nói rằng: “Cậu mài cho người ta một cái mâm thì cùng lắm cũng chỉ 100, 200 đồng. Sao người ta lại đưa cho cậu tờ tiền giấy bạc bằng cả 10 xâu tiền thế này?”
Người thợ làm đá bèn hỏi: “Sao lại ông cứ hỏi này hỏi nọ vậy?”
Thân sỹ mỉm cười nói rằng: “Bởi vì tờ tiền này vốn gắn với một câu chuyện kỳ lạ, cho nên tôi mới phải tìm hiểu ngọn ngành. Cậu đã mài đá mà được trả công thì xin hỏi rốt cuộc là cậu mài cho ai mà họ lại cho cậu nhiều tiền thế này?”
Anh thợ mài đá đáp: “Tôi mài cho âm tào địa phủ, là Diêm vương đã cho tôi đấy”.
Thân sỹ lại càng thấy kỳ lạ hơn, bèn hỏi: “Sao cậu lại có thể mài đá cho âm gian được nhỉ?”
Anh thợ làm đá trả lời rằng:
“Hơn 10 ngày trước, tôi mài đá chuẩn bị về nhà thì trời cũng đã nhá nhem tối. Khi tôi đang đi ra ngoài vùng cửa Tây thì thấy đói bụng, tôi bèn tìm một quầy bán ăn vặt. Đúng lúc đó có 2 vị sai nha đi tới, nói với tôi: “Đi thôi, hãy đi mài đá với chúng tôi”.
Tôi nói: “Trời đã tối rồi, ngày mai hẵng đi”. Hai vị sai nha nói: “Đây là việc công, không nên bỏ lỡ”.
Nói rồi họ kéo tôi đi, nhưng đường xá lại rất lạ, tôi chưa từng đi qua những con đường này bao giờ. Mọi ngõ ngách xung quanh huyện Hợp Phì này tôi đều rõ như lòng bàn tay, ấy thế mà con đường hai người ấy dẫn tôi đi, tôi đều chưa từng đi qua. Trong tâm tôi thấy rất kỳ lạ, ngờ vực.
Cũng không biết đi bao xa thì mới đến một thành phố, buôn bán rất nhộn nhịp, người chật như nêm. Hai vị sai nha dẫn tôi tới cửa một quan phủ lớn rồi nói rằng: “Ngươi đợi ở đây”.
Đợi một lúc sau thì mới thấy 2 vị sai nha quay lại, họ dẫn tôi vào một sảnh lớn. Trong sảnh có một vị quan đang ngồi, trông rất uy nghiêm. Ông hỏi tôi: “Ngươi là thợ mài đá có phải không?” Tôi trả lời là đúng. Vị quan đó nói hãy dẫn hắn tới phòng mài và nói với tôi: “Hãy mài cho tử tế, hạn trong 3 ngày nếu ngươi làm tốt thì ta sẽ cho thêm nhiều tiền. Nếu làm không tốt ta sẽ phạt cái tâm ngươi”.
Hai vị sai nha dẫn tôi tới phòng mài. Tôi vừa nhìn thì giật nảy cả mình. Từ khi tôi mài đá tới giờ cũng chưa từng thấy mâm đá mài nào to như thế này. Mâm đá mài này không chỉ to mà còn có 2 con mắt mài, một mắt còn to hơn cả cái lưng người.
Hai vị sai nha giúp tôi nhấc mâm đá mài lên. Tôi vừa lại gần thì một mùi tanh nồng bốc lên. Tôi hỏi vị sai nha: “Mâm đá mài này to thế này dùng để làm gì?”. Hai vị sai nha rất nghiêm khắc nói rằng: “Hãy nói ít thôi, làm việc đi”.
Tôi lập tức bắt tay vào công việc, tôi mài mãi hai ngày. Cùng ăn cùng ở với hai vị sai nha, dần dần chúng tôi cũng trở nên thân thiết hơn. Tôi lại hỏi hai vị sai nha, thứ cần mài này là thứ gì? Hai vị sai nha nói rằng: “Ta nói cho người biết, nhưng ngươi không được nói cho người thứ hai biết đâu đó”. Tôi đồng ý.
Hai vị sai nha nói: “Nói cho ngươi biết nhé. Đây là mâm đá dùng để nghiền xác con người đó! Đây là âm tào địa phủ. Sau khi ngươi mài xong thì sẽ cho nghiền nát 3 người này trước: Người thứ nhất là kẻ đồ tể giết bò ngoài cửa phía Đông. Người thứ hai là một vị quan (quan lớn, tạm thời không dám tiết lộ danh tính)”.
Nói tới đây, anh thợ mài đá không nói nữa.
Thân sỹ gặng hỏi mà rằng: “Thế còn một người nữa là ai?”. Thân sỹ trông rất căng thẳng, quả thực đã khiến người thợ mài đá lâm vào thế bất đắc dĩ. Cậu bèn nói với vị thân sỹ rằng: “Hình như tôi nghe thấy nhắc tới tên ông”.
Thân sỹ nói: “Có ta à, sao ta lại phải bị nghiền xác nhỉ?”. Anh thợ đá nói: “Nghe nói vào ngày 15 tháng 8 năm nào đó sẽ có chút việc gì đó”. Anh thợ đá dứt lời thì chỉ thấy trên đầu thân sỹ đổ mồ hôi hột, như những hạt đậu vàng rơi xuống.
Anh thợ đá nói: “Tôi mài xong thì hai vị sai nha dẫn tôi tới gặp quan lớn, cho tôi một tờ tiền giấy đáng giá 10 xâu tiền, rồi vị đại quan dặn dò hai vị sai nha đưa tôi về nhà. Hai vị sai nha nhấc bổng người tôi lên mà khiêng đi. Tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng. Tới cổng nhà tôi, thấy cửa nhà không mở, nhưng hai vị sai nha lại nhét tôi qua khe cửa. Tôi mở mắt ra lại thấy hóa ra mình đang nằm trong linh cữu. Vợ tôi ngồi bên cạnh nước mắt lăn dài. Vừa thấy tôi mở mắt cô ấy bèn nói: “Anh khỏe lại rồi à!”. Tôi thấy lạnh quá, bèn gọi vợ mang cho tôi một bát nước sôi. Tôi từ từ ngồi dậy, và hỏi cô ấy: “Sao ta lại nằm ở đây?”
Người vợ nói với tôi: “Hôm đó anh đi mài đá cho người ta, trời thì đã tối mà vẫn chưa thấy anh về. Em không yên tâm, cả đêm trằn trọc không ngủ được, mới tờ mờ sáng em đã đi khắp nơi tìm anh. Nghe người ta nói bên ngoài cửa Tây có một người thợ làm đá mới chết, em chạy tới xem, thì đúng là anh đang nằm trên mảnh đất cửa Tây. Em bèn gọi người khiêng anh về, dùng tay sờ vào lên ngực, thì vẫn thấy âm ấm nên em không nỡ chôn cất, cứ để mãi tới tận bây giờ”.
Tôi nghe xong mới hiểu, bèn nhớ lại tờ tiền giấy đáng giá 10 xâu tiền mà quan dưới âm cho tôi. Tôi sờ tay vào trong túi thì quả nhiên đã tìm thấy, nhìn một cái là biết ngay là tiền ở tiệm nhà ông, nên hôm nay tôi tới đổi tiền.
Thân sỹ nghe xong bèn nói: “Được rồi, chuyện này cậu nhất định không được nói lại với người khác! Sau này cậu cũng không cần phải mài đá nữa. Ngoài 10 xâu tiền ta cho cậu ra, ta còn cho thêm cậu 200 lạng bạc. Hãy cầm lấy làm chút kinh doanh nho nhỏ. Sau này nếu có thiếu hụt, hay quay vòng vốn không ổn, thì cứ trực tiếp tới tìm ta”.
Anh thợ làm đá cảm ơn không ngớt, cầm lấy tiền và bạc rồi rời đi.
Vì sao vị thân sỹ này lại sợ hãi như vậy? Nguyên là trước kia ông kinh doanh đồ cổ tại Thượng Hải, trong số đồng nghiệp có người đã kết bái huynh đệ với ông, hai người đối xử với nhau rất tốt. Sau này vì chuyện kinh doanh không thuận lợi mà ai đi đường nấy, vị thân sỹ trở về quê cũ. Vài năm qua đi, vào ngày 14/8 trong một năm nào đó người anh em kết nghĩa mua hàng, đi ngang qua Hợp Phì nên muốn tới nhà ông thăm hỏi. Lúc hai người hàn huyên, người em kể rằng lần này ra ngoài đã mua được rất nhiều bảo vật, và muốn mang ra khoe huynh đệ kết nghĩa.
Vị thân sỹ ca ngợi không ngớt lời: “Lần này thì lão đệ phát tài lớn rồi”. Hôm sau là ngày 15 tháng 8, thân sỹ chuẩn bị rượu ngon, hai huynh đệ cùng uống rượu ngắm trăng trong vườn hoa sau nhà. Thân sỹ nhiệt tình mời rượu và chuốc cho người em kết nghĩa say đến bất tỉnh nhân sự. Lúc này thân sỹ bèn trói người em kết nghĩa lại, đẩy ông vào trong cái giếng chỗ hoa viên, rồi đắp bùn đá lên trên, lấp đầy cái giếng.
Thân sỹ có được bảo vật của người em kết nghĩa thì phát tài lớn. Từ đó ông mở tiệm đồ cổ tại huyện Hợp Phì, rồi mở thêm tiệm cầm đồ, và tiệm đổi tiền. Ông giỏi giao tiếp lại khéo luồn lách vào trong đám quan phủ nha môn, nên đã trở thành một đại thân sỹ tiếng tăm hiển hách. Người bị mất tích cũng coi như xong chuyện, không ai hỏi đến, cũng chẳng ai tìm. Pháp luật tại dương gian đã bị ông qua mặt, nhưng âm ty địa phủ lại không buông tha cho ông.
Tới nay ông bị người thợ mài đá vạch trần thì giật mình hoảng hốt, vô cùng kinh sợ, ngày đêm lo lắng bất an, ăn không ngon, ngủ không yên. Tới nay đã bị âm phủ dùng đá mài nghiền nát để trừng phạt thì biết làm thế nào đây? Ông lúng túng không biết phải làm sao, đành phải đau lòng hạ quyết tâm sẽ triệt để hối cải. Thế là ông xây thêm một tĩnh phòng trong vườn hoa sau nhà, rồi lập bài vị cho người em kết nghĩa, ngày đêm hương khói cho em, bày tỏ sự hối hận thống thiết và cầu nguyện rằng: “Ta nguyện mang tất cả tài sản đi làm việc thiện, những việc làm được đều tính là công đức của đệ”.
Sau đó, vị đại thân sỹ này mở một xưởng cháo, bố thí áo bông, tiếp tế cho những người nghèo khó, phục hưng đạo viện, trợ giúp chùa chiền. Chưa đầy nửa năm toàn bộ gia sản trong cửa hàng đồ cổ đã biến thành nơi bố thí.
Lúc này ông nghe nói tại cửa Đông có ông chủ lò giết mổ trâu, bị trâu dẫm vào chân. Chân ông ấy bắt đầu sưng phồng lên, rồi từ vết thương chảy ra một thứ nước vàng vàng, máu mủ cũng theo đó túa ra. Ông ấy đã chạy chữa khắp nơi nhưng cũng vô ích, hai chân ông bị thối rữa không còn lấy một chỗ thịt nguyên vẹn. Ông chủ lò mổ ngày đêm đau đớn rên rỉ. Vị thân sỹ lại càng thêm lo sợ, ông lại càng chăm chỉ hành thiện hơn.
Ông thầm nghĩ: “Mệnh mình sắp mất thì tiền tài còn có ích chi? Dù sao thì cũng bị luật trời nơi âm gian nghiền nát, chẳng biết khi phải chết đi sống lại hàng nghìn, hàng vạn kiếp ta sẽ phải chịu tra tấn đau đớn, khổ sở tới mức nào, phải chịu hết thảy những cực hình đó thì làm sao đây? E rằng ta lại biến thành trâu, thành ngựa, còn chẳng có được thân người! Chi bằng nhân lúc này còn chưa chết, luật âm chưa tới, vẫn còn thân người, lại được tự do, ta sẽ mang tất cả tài sản của mình ra làm việc thiện!”
Thế là ông tiếp tục phóng sinh và bắt đầu ăn chay. Một thời gian sau, vị thân sỹ nghe nói người chủ giết mổ ở cửa Đông đã chết.
Cho người dò la ông được biết vị đại quan thứ hai mà người thợ mài đá ngày đó nhắc tới, trong một lần đi cắt tóc, bị con dao cạo không cẩn thận cạo nhầm vào chỗ da bị viêm. Nước vàng, máu mủ từ vết thương chảy ra, ông ấy chữa chạy thuốc thang cũng vô ích. Thân sỹ nghe được lại càng thêm sợ hãi. Nửa năm sau trôi qua, vị quan này bị nổi ung nhọt từ đầu tới chân, thớ thịt khắp người bị thối rữa không còn ra hình người. Khi chết đầu ông gục trên mặt bàn, cổ tự rời ra như bị chém đầu.
Người đầu tiên giết trâu đã chết. Vị quan lớn thứ hai cũng chết, tiếp theo là người thứ 3, chẳng phải là đã tới lượt mình rồi sao! Lúc này, vị thân sỹ lại càng chăm chỉ hành thiện hơn, càng thành tâm hối cải hơn! Cứ như vậy hai năm lại trôi qua, tài sản của ông cũng đã dùng hết 2 phần 3.
Một buổi tối nọ, người thợ làm đá đột nhiên tới thăm, vị thân sỹ vội vàng mời cậu vào nhà, hỏi han xem có chuyện gì?
Anh thợ làm đá nói:
“Tôi tới báo cho ông một tin mừng! Ông đừng sợ, âm gian sẽ không nghiền nát ông nữa đâu. Tối qua hai vị sai nha báo mộng là sẽ tới nhà tôi. Họ còn nói với tôi rằng hai người bọn họ vì tiết lộ thiên cơ mà bị quan dưới âm phủ trách mắng và bị đánh cho một trận nhừ đòn.
Sau này vì vị thân sỹ biết hối cải, hành thiện, đã vô tình giúp họ lập công, khiến hai người họ đã thăng quan tiến chức. Tối qua hai vị đó đã nhận chức rồi, nên đặc biệt tới báo mộng cho tôi biết, bảo tôi nói với ông rằng, vì ông hối cải hành thiện, nên không nghiền nát ông nữa, và dặn ông tiếp tục hành thiện, tích đức. Hai người nói xong bèn rời đi”.
Lúc này vị thân sỹ mới yên tâm. Ông vẫn tiếp tục hành thiện, sống thọ tới hơn 70 tuổi và được an nghỉ lúc tuổi già.
Xưa nay trong dân gian vẫn có câu nói rằng, ‘ông Trời có đức hiếu sinh’, ‘Trời không tuyệt đường người’. Quả vậy, con người dù cho đã từng làm việc xấu ác, nhưng nếu biết kịp thời hối cải sửa sai, hành thiện tích đức thì Trời Phật vẫn từ bi cho cơ hội, chính là vẫn còn có tương lai.
Trích: Ngọc Lịch Bảo Sao
Dịch giả: Hiểu Mai
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. con xin thành tâm cám ơn Đường Về Cõi Tịnh đã trao cho con rất nhiều chỉ dẫn quý giá trên đường đời và đường đạo, mong cho tất cả chúng sinh đều nhìn thấu buông xả, làm lành lánh ác, tín nguyện đầy đủ và nhất tâm niệm Phật để cùng hội họp tại thế giới Cực Lạc
Sự Tôn kính để cúng dường gieo duyên giúp ta tăng trưởng thiện tâm
Cúng dường là nuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường. Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng. Phật đã quá khứ, chỉ còn lại hình tượng. Pháp bắt nguồn từ chữ Phạn đến chữ Hán còn nằm sẵn trong kho tàng nhà chùa. Tăng là những tu sĩ tu theo Phật học chánh pháp. Chính những vị này có bổn phận gìn giữ hình tượng Phật, phiên dịch giảng giải chánh pháp. Tam Bảo đều quí kính, song hệ trọng nhất là Tăng. Nếu không có Tăng ai gìn giữ chùa chiền, ai giảng dạy chánh pháp? Thế nên, cúng dường Tam Bảo là nói chung, mà hệ trọng là Tăng. Tăng chúng còn là Tam Bảo còn, Tăng chúng mất thì Tam Bảo cũng vắng bóng. Vì thế mọi sự cúng dường đều đặt nặng vào Tăng, với mục đích Tam Bảo tồn tại ở nhân gian.
(Hòa thượng Thích Thanh Từ)
Câu chuyện về nhân quả khiến nhiều người giật mình tỉnh ngộ
Một người đàn bà nướng bánh mì cho gia đình mình và làm dư ra một cái để cho người nghèo đói.
Bà để ổ bánh mì dư trên thành cửa sổ bên ngoài cho người nghèo nào đó đi qua dễ lấγ. Hàng ngàγ, có một người gù lưɴg đến lấγ ổ bánh mì.
Thaγ vì nói lời cáм ơn, ông ta vừa đi vừa lẩm bẩm những lời sau đâγ:
“Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”
Điều nàγ cứ diễn ra, ngàγ nàγ qua ngàγ khác.
Mỗi ngàγ, người gù lưɴg đến lấγ bánh và lại lẩm bẩm câu :
“Việc xấu người làm thì ở lại với người, việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”
Người đàn bà rất bực bội.
Bà thầm nghĩ, “Không một lời cáм ơn, ngàγ nào người gù nàγ cũng đến lấγ bánh ta làm rồi lải nhải giai điệu khó chịu ấγ! Hắn ta muốn áм chỉ điều gì?”
Một ngàγ kia, không chịu được nữa, bà quγết định cho người gù đi khuất мắᴛ.
Bà tự nhủ, “Ta sẽ làm cho hắn мấᴛ dạng.”
Và bà đã làm gì? Bà cho ᴛʜυṓc ᴆộc vào ổ bánh mì dư bà làm cho người gù!
Khi bà sắp sửa bỏ ổ bánh có ᴛʜυṓc ᴆộc lên thành cửa sổ, đôi taγ bà bỗng run lên.
Bà hốt hoảng, “Ta làm gì thế nàγ?”
Ngaγ lập ᴛức, bà ném ổ bánh có ᴛʜυṓc ᴆộc vào lửa và vội làm một cái bánh mì ngon lành khác rồi đem để lên thành cửa sổ.
Như mọi khi, người gù lưɴg đến, ông ta lấγ bánh và lại lẩm bẩm:
“Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người.”
Ông ta cầm ổ bánh đi cácʜ vui vẻ mà không biết rằng trong ʟòng người đàn bà đang có một trận chiếɴ giậɴ dữ.
Mỗi ngàγ, khi người đàn bà đặt ổ bánh mì cho người nghèo lên thành cửa sổ, bà đều cầu nguγện cho đứa con trai đi xa tìm được việc làm.
Đã nhiều tháng qua, bà không nhậɴ được tin ᴛức gì của con.
Bà cầu nguγện cho con trở về nhà bình an.
Buổi chiều hôm đó, có tiếng gõ cửa.
Khi mở cửa ra, bà ngạc nhiên thấγ con trai mình đứng trước cửa.
Anh ta gầγ xọp đi. Quần áo anh rách rưới đến thảm Һạι. Anh ta đói lả và мệᴛ.
Khi trông thấγ mẹ, anh ta nói:
“Mẹ ơi, con về được đến nhà quả là một phép lạ. Khi con còn cácʜ nhà mình cả dặm đườɴg, con đã ngã gục vì đói, không đi nổi nữa và tưởng mình sẽ cҺết dọc đườɴg. Nhưng bỗng có một người gù lưɴg đi ngaɴg, con xin ông ta cho con một chút gì để ăn, và ông ta đã quá ᴛử tế cho con nguγên một ổ bánh mì ngon. Khi đưa bánh cho con, ông ta nói: “Đâγ là cái mà tôi có mỗi ngàγ, nhưng hôm naγ tôi cho anh vì anh cần nó hơn tôi!”
Khi người mẹ nghe những lời đó, мặᴛ bà biếɴ sắc.
Bà phải dựa vào thành cửa để khỏi ngã.
Bà nhớ lại ổ bánh mì có Thυốc ᴆộc mà bà đã làm sáng hôm naγ.
Nếu bà không ném nó vào lửa thì con trai γêu quý của bà đã ăn phải và đã cҺết !
Ngaγ lập ᴛức bà nhớ lại câu nói có ý nghĩa đặc biệt của người gù lưɴg:
“Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người.”
Sống ᴛử tế ta sẽ nhậɴ được sự bình γên !
Sưu tầm
Đoạn video ngắn này sau khi xem khiến mắt tôi cay cay mọi người ạ. Những điều thường ngày mình thấy giản dị nhưng đối với người khác là một niềm hạnh phúc lớn lao. Do vậy chúng ta hãy cố gắng tiếc phước của mình và bố thí nhiều thêm để làm hành trang về Cực Lạc sau này. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
MD cũng thường theo dõi hoạt động của nhóm thiện nguyện này, các bạn đến tận Châu Phi- vùng đất xa xôi và khô cằn. Có video các bạn đào giếng bơm tay cho dân nghèo, những giọt nước nơi đây quý hơn cả vàng, cảm động nhất là dân làng cùng nhau hát vang bài “Như Có Bác Hồ Trong Ngày Vui Đại Thắng” như một cách để cảm ơn các anh- những người không cùng chủng tộc nhưng vẫn lặn lội đến và đem cho họ niềm tin vào cuộc sống.
Thời gian trôi qua, chỉ có tình người là ở lại. Mong rằng mỗi người chúng ta đều biết cho đi, nếu không là vật chất thì xin cho đi lòng nhân hậu của sự đối đãi, nhỏ nhất là một lời từ ái.
Nam Mô A Di Đà Phật