Vương cư sĩ ở Thành Phố Giang Du tỉnh Tứ Xuyên kể về quá trình học Phật và vãng sanh của anh rể vô cùng tường tận, được ghi nhận lại như chi tiết bên dưới. Để tiện cho người đọc nên đã thống nhất dùng vai trò của một người thứ ba kể lại, về cách xưng hô cũng có thay đổi chút ít.
Chị gái của Vương cư sĩ có chồng là một công chức ở Thành Phố Đức Dương, trình độ học vấn ở bậc đại học, có sở thích đọc sách và đi du lịch, châm ngôn của ông ấy là “đọc vạn quyển sách, đi vạn dặm đường”. Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, Đức Dương Vạn Pháp Tự khánh thành không bao lâu, vào chủ nhật hai vợ chồng họ đã đến lễ chùa, được kết duyên mấy quyển sách nhỏ về Phật Giáo, trong đó có một quyển là “ Giác Hải Từ Hàng”. Anh rể của Vương cư sĩ vừa đọc liền có hứng thú, sau đó thường xuyên lui tới tự viện tìm đọc sách. Đọc sách Phật Giáo được vài năm, đối với Phật Pháp đã có được chút hiểu biết, nhưng vẫn còn bán tin bán nghi. Mãi đến sau này đọc sách của Giáo Sư Trần Binh “Sinh và Tử, Phật Giáo Luân Hồi thuyết” quyển sách này có 24 vạn chữ (240.000 chữ), lại tham gia mấy lần Phật Thất, mới có lòng tín ngưỡng tuyệt đối với Phật Giáo. Hai vợ chồng sau khi về hưu, việc học Phật cũng từ đó mà chuyên tâm hơn, mỗi ngày đều kiên trì niệm Phật, lạy Phật, sáng tối đều công phu, không gián đoạn. Trên đường đi mua thức ăn thì chị gái Vương cư sĩ vẫn niệm Phật trong tâm. Cả 2 vợ chồng lúc đi dạo cũng không nói chuyện phiếm, trong lòng mỗi người đều tự niệm Phật. Để không ảnh hưởng đến việc tu hành, hai người họ đều cố gắng giảm kết giao các mối quan hệ không cần thiết, không phan duyên, không đi thăm bà còn thân thích, không nói chuyện người khác, nếu có nói thì chỉ nói về Phật Pháp, khuyên người niệm Phật, đối với vật chất sinh hoạt hằng ngày yêu cầu cũng đơn giản đi, tự kiểm điểm mọi việc, tiết kiệm tích phước. Kiên trì ăn chay trường, đến tiệc chúc thọ hai người con gái họ đều đãi thực phẩm chay, những người khác trong nhà cũng vui vẻ, hòa hợp. Dưới sự ảnh hưởng của cha mẹ thì hai đứa con gái cũng bắt đầu học Phật, trong tâm trí họ rất vui vì hai đứa con cũng bắt đầu đọc sách về Phật Giáo. Hai vợ chồng lúc ngồi chung cũng ít nói về chuyện vụn vặt trong gia đình, không nhắc tới chuyện thị phị, ân ân oán oán trong quá khứ của người khác và bản thân mình, chỉ nói về việc tâm đắc khi tu học. Có một ngày, người vợ nói với chồng: “Tối hôm qua lúc tôi đang công phu niệm Phật đã nhìn thấy Phật A Di Đà, toàn thân kim sắc lấp lánh, Phật A Di Đà ôn hòa hỏi tôi:
– Con có muốn vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc không?
– Đương nhiên muốn ạ. Tôi đáp liền.
– Thế bây giờ đi liền được không? Đức Phật hỏi.
Lúc đó, tôi lại lưỡng lự, trong tâm nghĩ nhưng không dám nói ra: “Con gái của con chưa thành gia thì làm sao con yên tâm buông bỏ mà đi được?” Chính trong lúc tôi do dự thì Đức Phật mỉm cười rồi đột nhiên biến mất. Trong tâm tôi liền cảm thấy vô cùng hối hận, lúc đó tại sao lại không lập tức trả lời có thể đi ngay lập tức?”
Người chồng trầm tư suy nghĩ một lát rồi nói: “Phật, Bồ Tát đã kêu chúng ta nhìn thấu mọi việc, buông xả vạn duyên, câu này tưởng chừng rất đơn giản nhưng để làm được quả thật không dễ chút nào. Cuộc sống ở thế gian này, ngũ dục lục trần, vướng mắc các thứ tình cảm, hiểu không rõ, đoạn không đành, phải khiến cho tâm không vọng tưởng, lão thật niệm Phật, nếu không có được mục tiêu nghiêm khắc thì phải trường kỳ luyện tập, tác không không được tùy tiện thật sự rất là khó làm. Sự trải nghiệm của bà lần này, càng làm tăng trưởng tín tâm vãng sanh của tôi, chỉ cần tín nguyện kiên định, thành tâm niệm Phật, cùng với Phật Bồ tát tâm linh tương thông thì Tây Phương Tam Thánh nhất định sẽ tiếp dẫn chúng ta đến Thế Giới Cực Lạc. Lần vãng sanh không thành này của bà như hồi chuông cảnh tỉnh tôi, sâu trong thâm tâm không buông xả tất cả, không đoạn trừ được tình thân mẫu tử, với trách nhiệm này, vướng mắc này đến lúc lâm chung tứ đại phân giải, thân tâm đau khổ, thần thức vô minh, ngay cả câu Phật hiệu cũng không niệm được, chánh niệm gián đoạn thì lúc đó sẽ mất đi lương cơ để vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc, điều đó thật sự hối hận tột cùng. Chẳng phải trong sách Phật Giáo có một câu chuyện về người cháu lấy bà mình sao? Chuyện kể có một bà lão trong lúc lâm chung lại vướng mắc người cháu mới mấy tuổi, sau đó thì đời sau của bà liền sinh ra ở thôn bên cạnh, vẫn là thân nữ, sau khi trưởng thành liền được gả cho người cháu trai kiếp trước của bà. Người trong gia đình đó ân oán liên miên, không biết phải kéo dài đến bao nhiêu kiếp.”
Kề từ đó về sau, hai vợ chồng họ càng tinh tấn, căn dặn các con hạn chế việc đến thăm, gọi điện thoại, và nếu có gọi thì phải cố định vào thời gian lúc 11:00 đến 13:00 vào ngày 1 hằng tháng, trừ những trường hợp ngoại lệ.
Vào một buổi trưa của 3 tháng sau, lúc người vợ đi chợ về, gõ cửa nhưng không ai mở nên bà ta chỉ đặt giỏ thức ăn xuống, tự mình dùng chìa khóa mở cửa. Trong phòng khách, nhà ăn không có người, bên trong nhà bếp, nhà vệ sinh cũng không có. Cửa phòng nghỉ của người chồng chỉ khép hờ bà ta liền đẩy cửa vào xem, vừa nhìn liền thấy người chồng của mình đứng thẳng tại chỗ lưng hướng về cửa , mặt hướng về cửa sổ hướng Tây, tiếng niệm Phật “Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật…” được phát ra từ máy niệm Phật ở chiếc tủ trên đầu giường. Chẳng lẽ ông ấy nghe câu Phật hiệu đến nhập định luôn rồi sao, liền lớn tiếng kêu lần nữa nhưng ông ấy vẫn không nghe thấy. Bà ta liền bước vài bước qua đó, thấy chồng mình đứng thẳng trước cửa sổ hai tay chắp lại, hai mắt nhắm lại nhìn như đang ngủ say. “Này, chọn món ăn đi,” người chồng không đáp lại. Dựa vào bộ dạng đang đứng chắp tay và trên mặt không có phản ứng, bà ta có chút nghi ngờ, liền đẩy đẩy vai ông, vẫn không nhúc nhích, bà lại đẩy lần nữa vẫn bất động. Bà ta liền cuống cuồng đưa tay đến gần lỗ mũi của chồng sờ thử, cảm thấy không có chút hơi thở nào, sờ vào cổ tay thì mạch không có nhịp đập, vạch mí mắt thì nhãn cầu đều không phản ứng, một chút thần sắc cũng không có. Bà ta khẩn trương đến nổi tim muốn nhảy ra ngoài. “Không lẽ ông ấy…” Nhất thời khủng hoảng đến nỗi không biết nên làm thế nào.
Giai điệu câu phật hiệu vẫn đều đều “nam mô A Di Đà Phật, nam mô A Di Đà Phật…” đã khiến cho bà tỉnh thức, ánh mắt của bà liền rơi vào tờ giấy được đăt phía dưới máy niệm Phật ở cái tủ trên đầu giường, đôi tay run bẩy bẩy cầm lên xem, hiện ra trước mắt là những nét chữ ngay ngắn thân quen của chồng bà.
Bức thư có nội dung như sau: “Bà à, tôi đi trước đây. Tôi sẽ ở Thế Giới Cực Lạc đợi bà. Vào một tuần trước tôi chính mắt thấy Phật A Di Đà thì liền biết là bản thân sắp vãng sanh rồi, trong lòng vô cùng hứng khởi nhưng không dám nói với bà. Tôi và bà cũng là vợ chồng gần 50 năm rồi, cùng nhau đã trải qua phong ba, gian nan, va vấp, sức mẻ. Sự hạnh phúc vui vẻ đáng giá nhất là vào lúc gần nghỉ hưu có thể cùng nhau tiếp xúc được với Phật Pháp, toàn tâm toàn ý dành cho Pháp môn niệm Phật, cả đời này xem như sống không vô ích.
Sau khi tôi vãng sanh, đừng hoảng loạn, đừng động vào thân thể của tôi. Cứ mở máy niệm Phật liên tục và bà cũng nên niệm Phật theo. Cần làm gì thì làm nấy, lúc cần ăn cơm thì cứ ăn, đợi đến sáng mai hãy gọi điện thoại thông báo cho hai đứa con gái biết. Thân xác thì mang vào chùa hỏa táng, tro cốt thì rải ở rừng cây phía sau chùa, không cần mua hủ cốt, tất cả đều là hư không. Bà nên niệm Phật thật vững chắc, nhất tâm chuyên niệm. Nhớ thật kỹ nhé!”
Bà ấy nhìn ngày tháng bên dưới, bức thư đã được viết vào ngày hôm qua. Thảo nào, tối qua sau khi tắm xong, ông ấy rất trầm ổn và giấu luôn việc chắc chắn sẽ được vãng sanh. Xem xong những lời căn dặn của chồng, trong lòng bà cảm thấy thoải mái hơn, cũng bắt đầu niệm Phật nho nhỏ theo tiếng niệm của máy niệm Phật: “Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật…” Bên trong căn phòng trở nên khác hẳn với những âm thanh hài hòa, khoan thai và điềm tĩnh.
Vị cư sĩ này vãng sanh lúc tháng 07/2008.
Theo lời kể của em rể ở Đức Dương, Tứ Xuyên
1. Mong cho ba mẹ ai cũng có tuổi thọ giống như tuổi thọ của chư Phật chư Bồ Tát.
2. Mong cho ba mẹ ai cũng có sức khỏe giống như sức khỏe của chư Phật chư Bồ Tát.
3. Mong cho tất cả chúng sinh đều có hạnh phúc giống như hạnh phúc của chư Phật chư Bồ Tát.
4. Mong cho tất cả chúng sinh đều có nội tâm giống nội tâm của chư Phật chư Bồ Tát.
5. Mong cho tất cả chúng sinh đều có dung sắc giống như dung sắc của chư Phật chư Bồ Tát.
6. Mong cho tất cả chúng sinh đều có trí tuệ giống trí tuệ của chư Phật chư Bồ Tát.
7. Mong cho tất cả chúng sinh đều có thần lực giống thần lực của chư Phật chư Bồ Tát.
8. Mong cho tất cả chúng sinh đều có thành công giống như thành công của chư Phật chư Bồ Tát.
18 VỊ OAN GIA TRÁI CHỦ ĐI THEO SUỐT 200 NĂM ĐỂ TÌM CÁCH ĐÒI MẠNG !
Chùa Quán Âm ở huyện Lâm Hải, tỉnh Triết Giang, trước kia có vị hòa thượng pháp hiệu Hàm Huy, đã hơn 40 tuổi, là người nghiêm trì giới luật.
Một hôm, hòa thượng đang đi tản bộ trên đường, ngang qua một quán bán thịt chó, chủ quán mời mua thịt chó. Do nghiệp lực chiêu cảm, làm cho vị hòa thượng giới luật tinh nghiêm đó bỗng dưng bị chiêu cảm bởi mùi hương của thịt chó, đột nhiên nước miếng tuôn chảy, thèm thuồng, nghĩ tưởng đến cảm giác ngậm miếng thịt chó vào miệng thích thú vô cùng. Nhưng ngay lập tức thầy xua tan ý nghĩ thèm thuồng đó và vội vàng quay trở về chùa.
Sau khi thầy về chùa, bỗng toàn thân sốt nóng, trên thân dần dần mọc ra 18 cái nhọt độc, mỗi nhọt độc đều có hình giống như đầu người, gây đau đớn không thể chịu nổi. Nếu có người khác nhìn thấy nhọt độc thì đớn đau có phần giảm đi, nhưng nếu che lại không cho người khác thấy thì lập tức đau đớn thấu xương thấu tủy. Tuy đã mời thỉnh rất nhiều thầy thuốc danh tiếng, song tất cả đều bó tay, không chữa trị được.
Sau khi chịu sự hành hạ đau đớn như vậy một thời gian, hòa thượng Hàm Huy liền tự suy ngẫm, đây hẳn là do oan nghiệt ác báo từ đời trước. Thầy liền quì trước hình tượng đức Như Lai, kiền thành tụng kinh Kim Cang, phát nguyện sám hối tất cả những lỗi lầm đã gây ra trong quá khứ và hiện tại.
Một buổi trưa nọ, thầy đang thiu thiu ngủ bỗng như giựt mình tỉnh giấc, hoảng hốt thấy 18 cái nhọt độc cùng lúc nhô lên giống như những hình người bị chặt đầu, từ trong yết hầu lại vang ra tiếng hỏi:
– Ông có biết chúng tôi không?
Hòa thượng đáp:
– Tôi không biết.
– Ông không biết thật sao? Vậy tôi sẽ nhắc cho ông nhớ. Vào đời nhà Kim, ông làm chức thống lãnh binh lính, chúng tôi đều là thuộc hạ dưới quyền của ông. Ông ra lệnh cho chúng tôi canh giữ cửa ra vào chỗ đóng quân. Trong bọn chúng tôi có hai người lén xuống núi, gặp một phụ nữ đi một mình liền cưỡng hiếp. Cô ta về nói với chồng, chồng cô tức giận đến báo với ông. Song ông không chịu điều tra xem ai là người phạm tội, lại hạ lệnh xử chém hết thảy 18 người giữ cổng chúng tôi. Hai tên phạm tội cưỡng hiếp, cố nhiên đáng tội chết, nhưng chúng tôi không liên quan gì đến việc làm tội lỗi của họ, lại bị ông xử chém. Oán thù như thế, làm sao có thể không trả? Chúng tôi theo ông đã hơn 200 năm, nhưng ông biết tin theo Phật, những đời trước đều làm thiện tích đức, nay lại xuất gia nghiêm trì giới luật, nên lúc nào cũng có thiện thần hộ pháp theo bảo vệ, chúng tôi không dám xâm phạm. Mới đây nhìn thấy thịt chó ông khởi tâm muốn ăn, như vậy là đã phá giới, khiến thiện thần hộ pháp đều xa lánh, chúng tôi mới có cơ hội báo oán này. Nay ông lại tụng kinh cầu nguyện giải trừ oan trái, vậy chúng tôi cho ông thêm ba năm nữa, sau đó nhất định quay lại lấy mạng ông.
Từ đó, quả nhiên nhọt độc của hòa thượng Hàm Huy không phát tác nữa. Nhưng đúng ba năm sau, chúng phát tác trở lại kịch liệt hơn lần trước, thối rữa và làm cho đau nhức không sao chịu nổi. Những cái nhọt độc oan nghiệt ấy đã hành hạ ông mãi cho đến chết. Than ôi! Chỉ vì xem nhẹ mạng người, giết oan người vô tội nên phải chịu báo ứng. Chuyện nhân quả rõ ràng như vậy, há có thể không tin được sao?
(trích Báo ứng ký thật)
Nam Mô A Di Đà Phật!
Thầy Thiện Hạnh tự tại biết ngày giờ, ngồi ghế khai thị, tự niệm Phật ra đi rất an nhiên 86 tuổi. Ngài pháp hiệu: Thượng Thiện Hạ Hạnh. Vào 6 năm trước, lúc đó Nhuận Hóa so bây giờ còn quá nhỏ. Thầy vẫn từ bi, ân cần dạy bảo. Tuy thời gian gần Thầy không bao lâu, 3 năm từ năm 2014 đến 2016, nhưng Nhuận Hóa rất chân thành với Thầy, Ngài như một vị Sư Phụ. Mỗi lần đi về Đà Lạt là phải đến lễ tháp Thầy.
Lời Thầy dạy không cao xa, phải tin tưởng danh hiệu Phật mà niệm, không thối tâm đối với pháp môn này. Thầy cũng vậy, chuyên niệm Phật, không màng lợi danh, tự cày trồng lương thực, ẩn tu tại xứ Đại Ninh hơn 40 năm, không ai biết tới, đi như rồng bước đáng bậc long tượng, muốn đi là đi. Đây là biểu pháp. Bởi vậy, quý liên hữu đồng tu cùng Nhuận Hóa thực tập tu học Kinh Vô Lượng Thọ (Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh), chúng ta không nhất thiết phải gặp nhau, về thế giới Tây Phương Cực Lạc gặp nhau là được rồi.
(Thích Nhuận Hóa)
MUỐN CHÍNH MÌNH KHI VỀ GIÀ KHÔNG MẮC PHẢI CÁC CHỨNG BỆNH KHIẾN CHO THẦN TRÍ MÊ MANG, THÌ NGAY BÂY GIỜ NÊN SIÊNG TU ĐẠI CÚNG DƯỜNG
Trong xã hội ngày này chúng ta dễ dàng thấy được có rất nhiều người vào giờ phút lâm chung họ hoàn toàn mê mang chẳng còn biết gì kể cả là người nhà, sức trí nhớ lúc này hoàn toàn tiêu mất, đây là trạng thái cực kỳ nguy hiểm, biểu lộ người này nghiệp chướng rất nặng, cho dù gặp được thiện tri thức cũng chẳng thể cứu giúp được gì.
Hoặc như có một số người mạng sống còn chưa hết, cũng tức là phước báo còn chưa hưởng hết, người hiện nay gọi là chứng người già mất trí chính là trạng thái này. Lúc này phải coi phước báo của người ấy, nếu phước báo lớn thì có thể kéo dài thời gian đến 8 năm, 10 năm. Họ nằm đó tuy rằng vẫn còn thở nhưng thần trí mê mang chẳng tỉnh táo, mỗi ngày 24 giờ họ đều ở trong trạng thái hôn mê như vậy. Những người này thật sự rất đáng thương cầu sống không được, mà cầu chết cũng không xong. Sau khi chết đi nhất định sẽ bị nghiệp lực lôi kéo, chắc chắn sẽ chẳng thể sanh vào nẻo thiện, mà nhất định sẽ đọa vào cõi ác.
Chúng ta ai có khả năng bảo đảm chính mình tương lai sẽ không rơi vào tình trạng này hay không? Ai cũng chẳng dám bảo đảm. Ngày nay chúng ta nhìn thấy tình trạng này tự mình phải có tâm cảnh giác cao độ. Đức Phật dạy cho chúng ta một phương pháp, chúng ta nhất định phải ghi nhớ, đó là chuyên tu đại cúng dường. Cúng dường, hai chữ này tuy nói thì dễ như làm được viên mãn thì rất khó. Nếu chúng ta để ý sẽ thấy được đa phần những người bị chứng người già mất trí nhớ đều là những trưởng giả dòng dõi giàu sang, quyến thuộc người nhà của họ vì mãi bận bịu lo tranh giành tài sản, nên dù họ có sống chết gì cũng chẳng có ai màng hỏi thăm, vậy thì có mấy ai chịu làm việc đại cúng dường cho họ chứ? Người này cũng thật đáng thương, đến cuối cùng cũng phải sanh vào 3 đường ác. Nếu người nhà thật sự là người thông minh hiểu rõ đạo lý và muốn cứu họ, thì phải dùng hết thẩy tài sản của người ấy để tu đại cúng dường, giống như chúng ta thấy trong Kinh Địa Tạng cô Bà La Môn, cô Quan Mục vì muốn cứu mẹ nên bán hết đất đai tài sản của mình để làm đại cúng dường vậy, như vậy nhất định sẽ cứu được họ ra khỏi ác đạo mà sanh về cõi lành.
Nói thật ngày nay khắp thế gian này đi đâu để tìm được con cháu hiếu thuận như vậy chứ? Bạn nhất định là tìm chẳng được, cũng chẳng tìm được một người bạn đáng tin cậy nào có thể vì bạn mà ra sức tu đại cúng dường. Vậy phải làm sao? Không bằng tu đại cúng dường ngay bây giờ. Trong Kinh nói nếu khi bạn còn sanh tiền mà siêng làm những việc cúng dường, thì bạn sẽ có được trọn vẹn lợi ích, bạn sẽ tránh khỏi được việc về già phải chịu các chứng bệnh khổ như vậy. Vì thế bạn cần phải thật sự giác ngộ, con cái cũng tin không nổi, bạn bè cũng tin không nổi, bất cứ người thân thích nào đến sau cùng khi đối diện với đồng tiền thì lòng dạ cũng sẽ thay đổi, chẳng có ai đáng tin. Người chúng ta thật sự tin tưởng được chỉ có chính mình mà thôi.
Cho nên, thừa lúc mình còn khoẻ mạnh, còn minh mẫn, chúng ta phải hết lòng tu đại cúng dường, dốc hết tâm sức để đi làm. Vậy phải tu cúng dường như thế nào? Những việc làm như: cứu tế nạn lụt, xây cầu bồi lộ, cưu mang giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, thí tiền thí gạo thí thuốc men cho những người nghèo khó…đều thuộc về tu cúng dường. Chúng ta trăm ngàn lần đừng bao giờ xem thường những việc thiện nhỏ này mà không làm, người xưa có câu “Tích tiểu thành đại”, nếu mỗi ngày ta bền lòng hành thiện thì lâu ngày tiểu thiện sẽ tích thành đại thiện, đây chính là đại cúng dường. Hoặc như ta là người tu hành hiểu rõ giáo pháp nhà Phật, nay ta đem những giáo pháp nhà Phật này rao giảng lại cho người khác nghe, giúp cho họ phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, thì đây cũng chính là ta đang tu đại cúng dường vậy.
A Di Đà Phật!
Tài liệu tham khảo: Pháp ngữ của pháp sư Tịnh Không
Xin chào Ban quản trị, Chư vị Thiện tri thức và các Đạo Hữu đồng tu. Tôi có ước nguyện muốn reup những video giảng của Pháp sư Tịnh Không, từng chủ đề một. Song chưa rõ có nguồn Video về Thầy Tịnh Không ở đâu mà có nhiều bài giảng của Ngài, và không bị giới hạn bị đánh bản quyền. Chư vị Thiện nhân nếu biết xin chỉ bảo cho LêThăng này với. Xin cảm tạ rất nhiều. A Di Đà Phật.
ĐỪNG TƯỞNG RẰNG TA CÒN CÓ THỂ SỐNG ĐƯỢC NHIỀU NGÀY, NHIỀU NĂM, ĐÓ LÀ VỌNG TƯỞNG
Bây giờ Phật đến tiếp dẫn, chúng ta nên vui vẻ đi theo ngài. Còn những việc thế gian không liên quan đến mình. Không có việc gì cả, việc gì cũng không có. Dứt khoát nhanh nhẹn, như vậy Phật sẽ dẫn ta đi ngay. Tôi khuyên quý vị đồng học, hàng ngày đều quán như vậy và từng giờ đều quán như vậy. Trong kinh Đức Phật dạy: mạng người vô thường chỉ trong hơi thở. Thở ra không hít vào thì mạng này đã kết thúc. Đừng tưởng rằng còn nhiều ngày, còn nhiều năm, đó là vọng tưởng. Người thường quán tưởng như vậy là người có cảnh giác cao. Đó là trí huệ chân thật, lợi lạc chân thật. Có cảnh giác cao độ. Mổi niệm đều đầy đủ điều kiện vãng sanh. Thiện căn, phước đức, nhân duyên. Thật là đa thiện căn, đa phước đức. Phước đức là buông bỏ được, thiện căn là nhìn thấu suốt. Thật sự rõ ràng minh bạch và thật sự buông bỏ.
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
Niệm Phật Chân Thật Có Thể Ra Đi Ngày Giờ Nào Cũng Được
Hôm qua, hội trưởng Lý kể với tôi là hai ngày trước, có một lão cư sĩ hơn 60 tuổi, bị bệnh rất nặng, thường xuyên niệm Phật ở trong Niệm Phật đường chúng ta, bà nói với Cư sĩ Lý là bà muốn vãng sanh, xin Cư sĩ Lý thay bà lo hậu sự. Cư sĩ Lý nói: “Ngày 26 tôi phải đi Trung Quốc. Nếu bà muốn vãng sanh, nhất định phải trước ngày này, tôi mới có thể thay bà lo hậu sự được. Nếu như bà vãng sanh sau thời gian này thì tôi không thể giúp bà được”. Bà nói: “Được” và bà đã đi vào ngày hôm qua (hôm qua là ngày 20), lúc năm giờ chiều, bà đã nói với hội trưởng mấy ngày trước. Hôm qua lúc năm giờ chiều, một giây một phút cũng không sai, bà đã đi rồi. Cư sĩ Lý nhận lời lo hậu sự cho bà. Ông nói, ngày 25 thì việc hậu sự mới làm viên mãn, sau khi lo hậu sự xong, ngày 26 đi Trung Quốc.
Sự việc này không chỉ một lần, trước đây cũng đã gặp nhiều lần rồi, không những biết trước giờ đi, còn có thể đi trước, cũng có thể kéo dài thêm, ở trong Phật pháp gọi là “sanh tử tự tại”. Bà có thể đi trước, có thể đi sau, muốn đi ngày nào thì đi ngày đó, đây chính là sanh tử tự tại. Bạn phải biết, đây gọi là chúng sanh căn chín muồi. Bà thật sự thành tựu, bà đi đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc làm Phật rồi. Cho nên tôi thường nói, đạo tràng thù thắng, Niệm Phật đường thù thắng không phải là có người nhiều, mà người thật sự vãng sanh được bao nhiêu người, cái này gọi là thù thắng. Chúng ta thấy trong “Tây Phương Xác Chỉ”, nhóm cộng tu của Bồ Tát Giác Minh Diệu Hạnh chỉ có 12 người, 12 người đều vãng sanh. Bạn nói, sự việc này thù thắng cỡ nào! Sự thù thắng phải nhìn từ chỗ này.Người nhiều là náo nhiệt, không phải thù thắng.
Niệm Phật tại sao có thể vãng sanh? Những đạo lý, phương pháp, cảnh giới này, chúng ta hiện nay đã tương đối hiểu rõ rồi.Tu học như lý như pháp, đúng như điều mà Đại đức xưa nói là “vạn người tu vạn người đi”.Đây đều là chân tướng sự thật. Phàm là người tu hành không thể đi được là do bạn có lưu luyến đối với thế gian này, cũng gọi là không buông được. Đây mới là chướng ngại thật sự.Chúng ta mỗi ngày đọc tụng Đại Thừa, nhất định phải biết rõ thế gian này là hư huyễn, không phải chân thật. “Phàm cái gì có tướng đều là hư vọng”, “Tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bèo bọt”, bất kể sự việc gì đều không được tưởng là thật, chỉ có niệm Phật vãng sanh mới là chân thật. Hạ quyết tâm, người này chính là vô lượng thọ, chính là vô lượng quang.
Vị lão Cư sĩ hôm qua vãng sanh này, trước khi bà chưa vãng sanh, khi ở Niệm Phật đường niệm Phật, nhiễu Phật chính là vô lượng quang thọ. Vãng sanh là đang sống mà vãng sanh, không phải vãng sanh khi chết, Phật pháp gọi là Phật pháp thành tựu ngay lúc sống. Đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, cái túi da thối này không cần nữa, vứt đi rồi, đổi một thân thể giống như Phật A Di Đà vậy, trong Kinh nói với chúng ta là “tử ma chân kim sắc thân”, tướng hảo quang minh hoàn toàn tương đồng với Phật. Thế giới Tây Phương là thế giới bình đẳng, đây mới là thật, ngoài cái này ra, toàn là giả. Cái giả để ở trong tâm làm gì? Chúng ta phải biết đạo lý này, phải hiểu rõ những chân tướng sự thật này.
Trích: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
HT. Tịnh Không Giảng