Lúc sống có ba điều quan trọng nhất:
Một là thuyết pháp ít, niệm Phật nhiều. Muốn làm việc gì thì nhanh chóng làm xong, việc gì cần giao phó thì gấp gáp giao phó. Ðừng lưu luyến phú quý cõi nhân gian, đừng hâm mộ sự khoái lạc trên trời. Ðặt nặng việc làm lành, khuyến hóa người khác khởi tín tâm, tùy phận tùy sức mà làm, chủ yếu là niệm Phật cầu sanh Tây Phương, thấy Phật, nghe Pháp.
Hai là lập chí quyết định, chẳng để người khác dùng miệng lưỡi lung lạc, chẳng để người khác xê dịch gót chân. Những việc tiếp đãi, thù tạc thói đời nên giảm bớt, chẳng cần phải phô diễn dằng dai. Tuổi già quang âm có hạn, chớ để luống qua nữa. Trong tâm có điều gì nghi ngờ hãy nên thưa hỏi minh bạch, chẳng nên hàm hồ tự mình lầm lạc.
Ba là luôn luôn tự hỏi chính mình: A Di Ðà Phật có ở trong tâm chăng? Tượng Phật có ở trước mắt chăng? Ði, đứng, nằm, ngồi có đều niệm Phật chăng? Dù nhàn hay bận đều chẳng quên hay không?
Phàm hết thảy những việc lành đã làm, các công đức như niệm kinh, niệm Phật, trì chú, lễ bái, tịnh tọa v.v… đều phát nguyện hồi hướng: hiện tại gia thuộc bình an, tương lai trang nghiêm Tịnh Ðộ; lại cầu lúc lâm chung biết trước thời khắc, tâm chẳng điên đảo, được Phật tiếp dẫn.
- Nhận định:
Cả một đời Ðại sư hành theo kinh Hoa Nghiêm, ngài dạy ba việc trọng yếu lúc sanh tiền thật là tinh yếu, xác đáng. Xin hãy lập chí quyết định, đừng để người khác lung lạc, nói ít, niệm nhiều, rảnh bận chẳng quên, luôn luôn phản tỉnh, việc gì cũng hồi hướng quyết sẽ được Phật tiếp dẫn.
Trích Niệm Phật Pháp Yếu
Trích yếu Di Trứ của đại sư Trí Quang Văn Giác thời Dân Quốc
Quỷ đói hành thiện tích đức
Có vị Lưu tiên sinh ở trong một ngôi chùa cũ dạy trẻ nhỏ đọc sách. Trong một đêm tối, trăng sáng mờ, ông nghe thấy tiếng xoạt xoạt ngoài cửa sổ.
Từ chỗ hở nhìn ra ngoài chỗ tường vỡ thấp thoáng như có hai bóng người. Lưu tiên sinh vội vàng hô:
“Có trộm!”.
Chợt nghe bên kia tường có người nói nhẹ:
“Chúng tôi không phải trộm cắp, là có việc đặc biệt tới cầu ông”. Lưu tiên sinh kinh hoàng hỏi: “Cầu tôi làm cái gì?”.
Ngoài tường có thanh âm đáp lại:
“Nguyên vì chúng tôi kiếp trước tạo ác nghiệp, chết rồi giáng vào lòai quỷ đói ( ngạ quỷ), đến giờ cũng gần trăm năm rồi. Mỗi khi chúng tôi nghe mùi thức ăn từ nhà bếp của chùa bay ra thì cơn đói nổi lên như thiêu đốt. Chúng tôi lẳng lặng quan sát thấy ông là một người có tâm từ bi do vậy cầu ông ban cho một ít cơm nguội canh lạnh, giải thoát nỗi đói khát có được chăng?”.
Lưu tiên sinh nói:
“Trong nhà Phật thường làm nghi thức sám hối, công đức này đủ để cứu đói cho ngạ quỷ. Các vị vì sao không hướng đến hòa thượng trong chùa xin siêu độ?”.
Ngạ quỷ đáp lại:
“Quỷ mà có thể gặp được lễ siêu độ, ấy cũng là kiếp trước đã có gieo nhân Thiện. Như hai chúng tôi, kiếp trước bận bận rộn rộn luồn lách con đường quan lộ. Nhìn ai quyền lực lớn, chúng tôi liền liên kết, ỷ nhờ người ta. Nếu là người thế lực đã lụn bại, chúng tôi liền trở mặt không nhận người, xem như người lạ. Chúng tôi chưa từng làm vài việc tốt đáng kể nào giúp đỡ người khác, cũng không có gieo nhân Thiện nên bây giờ làm quỷ đói. Làm sao có thể gặp được thiện duyên mà được siêu độ chứ?
May mắn thay chúng tôi lúc đó tuy được tiền tài bất nghĩa nhưng chưa từng tham lam với bằng hữu, với người đói khổ hay cô quả, và cũng có từng quyên tặng chút ít. Do vậy bây giờ được chút ân xá, được phép ăn chút cơm lạnh. Nếu không có chút việc thiện đó, thì sẽ bị bắt vào đại địa ngục, rồi thức ăn được đưa đến miệng là cháy thành than, dù cho có lực đại thần thông của Phật, Bồ Tát cũng chẳng thể làm gì được với nghiệp lực này vậy”.
Lưu tiên sinh nghe xong trong lòng thương xót rồi đáp ứng thỉnh cầu của họ. Ngạ quỷ cảm tạ không ngừng rồi rơi nước mắt than vãn mà đi.
Từ đó Lưu tiên sinh mỗi ngày đem cơm lạnh canh nguội vẩy ra ngoài tường. Những ngạ quỷ đó cũng giống như cảm ứng được mà đến dùng, nhưng mà người trần mắt thịt nhìn không thấy hình tích gì, cũng không nghe không biết.
Rồi qua hơn một năm, một đêm đột nhiên nghe thấy ngoài tường có tiếng kêu:
“Lưu tiên sinh! Cảm tạ ngài đã khoản đãi chúng tôi suốt thời gian dài, hôm nay chúng tôi tới cáo biệt đây!”.
Lưu tiên sinh kinh hoàng hỏi:
“Các vị muốn đi đâu?”.
Qủy đáp:
“Hai chúng tôi không có cách nào cầu được siêu thoát, chỉ có thể tự làm chút việc tốt mà có thể mong cầu siêu độ. Thời gian qua, bọn tôi sống trong mảng rừng này, muông thú có rất nhiều, hễ có người muốn đến bắn chúng, chúng tôi liền hiện hình làm chúng sợ khiến chúng chạy mất. Có người muốn đặt lưới mò bắt cá trong hồ, hai chúng tôi liền đuổi chúng đi. Chính vì niệm thiện tâm này làm cảm động thần linh, đã xá miễn tội ngiệp cho hai chúng tôi. Hôm nay đã được thoát ly ngả quỷ và chuyển thế thác sinh rồi!”
Về sau, Lưu tiên sinh thường đem câu chuyện này kể cho mọi người nghe và nói:
“Họ phải làm kiếp quỷ đói trầm luân, nhưng vẫn có thể dùng tâm sức nhỏ bé của mình mà cứu động vật; còn con người chúng ta đối với rất nhiều việc tốt vì sao cuối cùng thoái thác, nói bản thân không đủ sức để làm vậy?”
Trích từ Duyệt vi thảo đường bút ký
Niêm Phật liên tục chắc chắn vãng sanh
Bất kể họ là thiện hay ác, thời gian niệm Phật dài hay ngắn, tất cả điều này đều không kể, chỉ cần họ nhất tâm niệm Phật, mãi đến lâm chung cũng không thay đổi, đây chính là ‘niệm niệm liên tục, hết mạng sống làm kì hạn’. Người giống như thế có thể chuyên nhất niệm Phật không thay đổi, không thoái lui, mười người niệm Phật thì mười người được vãng sanh, trăm người niệm Phật thì trăm người vãng sanh, nghìn vạn người niệm Phật thì nghìn vạn người vãng sanh, có câu nói ‘vạn người tu vạn người vãng sanh’. Điều này không liên quan với căn cơ của họ là cao hay thấp, cũng không liên quan đến bản chất tính tình của họ là tốt hay xấu, đương nhiên càng không liên quan đến việc họ có trí tuệ cao hay thấp, học vấn sâu hay cạn, phẩm hạnh tốt hay xấu.
Đương nhiên, là một người niệm Phật thật sự, tâm tánh của họ tự nhiên sẽ thay đổi, bởi vì họ ưa thích thanh tịnh, lương thiện, cao thượng, chứ không dừng mãi trong tính cách thấp kém, xấu ác.
Pháp Sư Huệ Tịnh
Nếu Có Tâm Sợ Chết Sẽ Không Được Vãng Sanh
Đời người ở thế gian đều không tránh khỏi cái khổ của bệnh dịch và chết. Khi những thứ khổ đó xuất hiện, duy chỉ có buông xả vạn duyên, nhất tâm niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Nếu thấy bị quá mệt, gần tắt thở, thì chỉ niệm bốn chữ A Di Đà Phật, nhất tâm cầu Phật từ bi tiếp dẫn quí vị vãng sanh Tây Phương.
Ngoài ý nghĩ này ra, trong tâm không được khởi lên một ý nghĩ nào khác, cũng không được có ý nghĩ cầu mong cho mau hết bệnh, hoặc cầu xin Trời, chư Thần phò hộ. Phàm có những ý nghĩ như vậy sẽ bị cách xa với tâm của Phật A Di Đà. Do đó mà không được Phật lực từ bi gia hộ.
Quí vị phải biết rằng trời, đất, cha, mẹ… không thể giúp cho quí vị ra khỏi sanh tử luân hồi. Duy chỉ có Phật A Di Đà mới có thể giúp cho quí vị thoát ly sanh tử mà thôi. Nếu quí vị chịu buông xả mọi thứ, nhất tâm niệm Phật, nếu trường hợp thọ mạng chưa dứt thì sẽ mau chóng lành bệnh, một khi thọ mạng đã hết liền được vãng sanh Tây Phương.
Tuyệt đối không nên cầu cho hết bệnh, chỉ nên cầu được mau chóng vãng sanh. Vì cầu cho hết bệnh trong lúc thọ mạng đã hết thì sẽ làm mất cơ hội vãng sanh. Ngược lại, chỉ lo cầu vãng sanh, nếu thọ mạng còn thì bệnh sẽ tự nó nhanh chóng bình phục.
Những lợi ích khi được vãng sanh Tây Phương thật không thể nói hết được. So với việc quí vị sanh lên cõi trời, làm thiên đế, thiên vương thì vãng sanh cao gấp vô số, vô lượng, triệu triệu triệu lần. Quí vị chớ đừng mang tâm nghi ngờ, vọng tưởng sợ chết. Nếu có tâm sợ chết, sẽ không được vãng sanh.
Chúng ta sống ở thế gian như những con dòi ở trong bãi phân, như bị giam trong ngục tù, khổ không thể kể xiết. Vãng sanh Tây Phương giống như được thoát khỏi phân nhơ và ngục tù để trở về quê nhà thanh tịnh, sống an vui, tiêu diêu tự tại. Như vậy có gì mà phải sợ chết? Sợ chết thì sẽ vĩnh viễn bị khổ ở trong luân hồi sanh tử, vĩnh viễn sẽ không có ngày thoát khổ!
Giả như quí vị có thể niệm Phật ra tiếng thì niệm nhỏ tiếng, không niệm ra tiếng được thì niệm thầm trong tâm, tai nghe người khác niệm trong lòng niệm theo. Mắt nhìn hình tượng Phật A Di Đà, trong tâm nghĩ đến Phật A Di Đà. Khi vừa thấy có một ý nghĩ nào khác khởi lên liền phải tự trách: Ta muốn nương nhờ Phật lực vãng sanh sao lại suy nghĩ lung tung, tự làm hỏng đại sự của mình?
Nếu quí vị chịu y theo lời của tôi mà niệm Phật, chắc chắn vãng sanh Tây Phương, liễu sanh thoát tử, siêu phàm nhập Thánh, đời đời kiếp kiếp vĩnh viễn được hưởng khoái lạc, chẳng khi nào được nghe hoặc thấy một chút chuyện buồn khổ nào cả, hà huống là phải bị bệnh tật khổ đau.
Mỗi khi tâm ta khởi phiền não, phải biết rằng đó chính là do ác nghiệp của nhiều đời đang sai khiến chúng ta, đang phá hoại con đường vãng sanh Tây Phương của ta, chúng muốn ta vĩnh viễn phải lãnh chịu cái khổ của sanh tử luân hồi. Nay chúng ta đã biết ác nghiệp muốn hại ta, thì nhất thiết không để nó chuyển chúng ta đi theo nó.
Cho nên, ngoài việc niệm Phật ra, không niệm việc gì khác. Được như vậy mới tương ứng với tâm của Phật, nương nhờ Phật tiếp dẫn trực chỉ đến Tây Phương. Hãy ghi nhớ những lời tôi nói, quí vị sẽ nhanh chóng đạt nhiều lợi ích lớn không thể tả được.
Pháp ngữ của Sư Thị Huê Quyền trong lúc lâm bệnh
Diễn Đạo Pháp Sư Tự Tại Ngồi Cười Vãng Sanh
https://www.youtube.com/watch?v=sVmGzNTZfVU
Biểu diễn, sau cùng của họ đều không bệnh mà đi, tự tại mà đi, giống như là đùa giỡn vậy. Nói Ta đi đây , thì thật ra đi. Việc này khiến người kinh ngạc, người khác đi làm gì có loại cách đi này. Bạn đến bệnh viện mà xem, ra đi rất khổ sở, bộ dạng rất khó coi, làm gì có cười mỉm như vậy mà ra đi, vui vẻ như vậy mà ra đi.
::LỜI KHAI THỊ VÀ CUỘC ĐỜI CỦA PHÁP SƯ DIỄN ĐẠO::
(Pháp sư Diễn Đạo ở chùa Linh Quang- Bắc Kinh ngồi mỉm cười tự tại vãng sanh)
Pháp sư Diễn Đạo là Hòa thượng thủ tọa tại chùa Linh Quang – Bắc Kinh thế duyên đã hết, công đức viên mãn, ngày 28/11/2020 Ngài mỉm cười mà tọa hóa, thọ 68 tuổi. Pháp sư là người Hà Nam, sanh tiền lấy việc niệm Phật làm định khóa, từng lấy thân mà bảo vệ Xá-lợi Phật khỏi nạn thiêu hủy, được tôn xưng là “Thiết La-hán”. Pháp sư sanh tử tự tại, là tấm gương tu hành của người xuất gia.
Pháp sư Diễn Đạo, pháp danh là Diễn Đạo, tự Tịnh Học. Ngài sanh ngày 23/8/1952 tại trấn Dương Sách, huyện Bí Dương, tỉnh Hà Nam. Ngày 11/4/1974 Ngài lễ Pháp sư Diệu Vân thế độ xuất gia tại chùa Phúc Huệ. Ngày 1/1/1981 Ngài thọ giới cụ túc tại chùa Quảng Tế, Bắc Kinh. Năm 1980 Ngài theo Đại Hòa thượng Hải Viên đến chùa Linh Quang, từ đó trở đi Ngài hộ trì Xá-lợi răng Phật đã mấy mươi năm. Pháp sư Diễn Đạo và Sư tôn của Ngài là Hải Viên Đại Hòa thượng đều là người Hà Nam, xuất thân từ núi Đồng Bách, tỉnh Hà Nam, thuộc hệ truyền thừa của Thiền Tông, hệ Bạch Vân, tông Lâm Tế, núi Đồng Bách.
Tại chùa Linh Quang- Bắc Kinh, Pháp sư Diễn Đạo chủ trì pháp hội, tiếp đãi khách nước ngoài (tín chúng ngoài nước). Mỗi ngày Ngài còn tiếp đãi bao lượt khách đến viếng thăm không ngớt. Trên trán của Pháp sư Diễn Đạo có một khối thịt nhô, đó chính là ấn tích từ việc mỗi ngày lạy Phật của Ngài lưu lại. Trong việc tu hành của Pháp sư Diễn Đạo, Ngài sáng tối đều niệm Phật kinh hành quanh tháp Xá-lợi răng Phật, đây cũng là một trong những định khóa của Ngài.
::LÝ NIỆM TU HÀNH CỦA PHÁP SƯ DIỄN ĐẠO.
Phật pháp không có tông phái, đức Phật chính là Thầy, hành theo tấm gương của Phật, học giáo nghĩa của Phật. Học làm người như thế nào chính là cầu đạo giải thoát. Học Phật pháp Đại thừa thì phải “tâm bao thái hư, lượng châu sa giới”. Người hoằng pháp phát huy năng lực của chính mình đều hoàn toàn dựa vào chánh tri chánh kiến. Không được cầu pháp ngoài tâm, ngoài tâm cầu pháp là ngoại đạo. Luân hồi trong vô lượng kiếp là do một niệm sai lầm, sớm tối hãy nên nghĩ tưởng đến A Di Đà Phật. Lao nhọc vất vả chớ oán than, đó là phước huệ song tu vậy. Khi chưa thành Phật đạo, trước hãy kết nhân duyên.
::PHÁP SƯ DIỄN ĐẠO TRẢ LỜI CÁC CƯ SĨ THIỆN TÍN.
Có người hỏi: Người nóng tính, bị áp lực lớn thì phải làm sao?
Pháp sư Diễn Đạo đáp: Nóng nảy thì thì hỏng việc, còn tổn thương thân thể. Phải sửa, nhưng cũng đừng gấp gáp sửa, nôn nóng mong sửa thì dễ sanh đại bệnh. Việc đến thì làm, việc đi chớ lưu luyến, đừng chấp nê làm khó chính mình. Một ngày 24 giờ, thiên hạ không có việc gì khó khăn không xong cả.
Một cư sĩ lớn tuổi hỏi nên tụng Kinh Vô Lượng Thọ thế nào?
Pháp sư Diễn Đạo đáp: Tụng kinh nhiều không bằng tụng kinh ít, tụng Kinh Vô Lượng Thọ dài dễ khởi vọng tưởng. Kinh A Di Đà ngắn, ít vọng tưởng. Người lớn tuổi niệm Phật chỉ cần có thể niệm một câu A Di Đà Phật đến cùng thì thượng phẩm thượng sanh. Tụng kinh ít thì thượng phẩm trung sanh. Tụng kinh nhiều thì thượng phẩm hạ sanh. Do đây mà biết công đức của câu Phật hiệu chẳng thể nghĩ bàn.
Có người thỉnh giáo làm cách nào tìm được công việc tốt?
Pháp sư Diễn Đạo đáp: Trước hết hãy tụng kinh điển Đại Thừa, đạt đến mức tâm tịnh như nước thì sẽ có người gọi điện đến giới thiệu việc làm, công việc còn vô cùng phù hợp.
Có người bị bạo lực gia đình thỉnh giáo với Pháp sư, Pháp sư Diễn Đạo chỉ điểm sự mê lầm rằng: Cầu đức Quán Âm còn hơn đi cầu người khác.
::DIỄN ĐẠO PHÁP SƯ KHAI THỊ.
Người tu hành niệm Phật đến một trình độ nhất định thì cứ niệm câu A Di Đà Phật. Tụng kinh không bằng trì chú, trì chú không bằng niệm Phật. Phật hiệu là Phật tâm, niệm Phật hiệu chính là nắm lấy chính trái tim của Phật.
Niệm Phật trước tiên phải hiểu rõ Phật lý (lý luận phương pháp) thì mới có hiệu quả. Hãy dùng phương pháp niệm Phật mà trị bệnh, bí quyết chính là: chết chặt tấm lòng nơi câu Phật hiệu.
Niệm Phật Ma Quỷ Liền Bỏ Chạy Lánh Xa
Nam mô quán âm bồ tát đại từ đại bi
Con xin quán âm bồ tát đại từ đại bi xóa hết lỗi lầm và hóa giải mọi oan gia trái chủ của con từ thân thể đến suy nghĩ của con trong đời này
A Di Đà Phật
Bạn Nguyễn Đăng Kiêm,
Bạn tu cũng lâu rồi mà sao vẫn mơ mơ màng màng như vậy? Phật còn không làm được chuyện đó, Bồ Tát nào có thể làm được? Nhân mình tạo ra thì quả mình tự gánh. Muốn không gánh quả thì đừng tạo nhân nữa. Quả bạn không muốn gánh nhưng nhân lại luôn muốn gây tạo như vậy có phải trái nhân quả không?
TN