Trương Liên Đệ, người làng Liên Châu, Tuyên thành, tỉnh Anh Huy, cao lớn khỏe mạnh, tánh tình mạnh bạo gan dạ, xưa nay bà không hề tin nhân quả, suốt đời làm nghề giết heo, số heo bị bà giết nhiều không kể xiết.
Về sau bị nghiệp báo hiện tiền, bà mắc bệnh dữ, cả người sưng lên trị hoài không hết. Vì muốn cầu cho lành bệnh, nên bà quy y cửa Phật. Sau tiết thanh minh năm 2004 bà thấy ba con quỷ cầm xích sắt đến bắt bà, bị sáu chữ Nam mô A Di Đà Phật trên thẻ bài mà bà đang đeo phóng quang cản lại. Sau đó bà dần dần tin Phật niệm Phật. Trong làng có cư sĩ Tịnh Y thường khuyên bà niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh Độ, bà cũng hứa qua nhưng chưa thâm nhập nên bà niệm Phật rất ít.
Tháng sáu năm nay bị bệnh nặng bà thường thấy nhiều vong thân hữu hoặc đến cười khuyên hoặc đến trách mắng tình thế nguy cấp, cư sĩ tịnh Y khéo hay hộ trì khuyên bà niệm Phật, nên các vong không đến gần được, bà mới có thể từng bước bình an vượt qua.
Ngày 26 tháng 6 chúng tôi đến niệm Phật cho bà buổi trưa. Trong khoảng thời gian chúng tôi nghỉ để thay phiên, bà Đệ thấy ngoài sân nhà có cả đám quỷ đen thùi lùi áo đen mặt đen, lớn có nhỏ có, nhiều không kể xiết, họ cầm đủ loại khí cụ: cây móc chỉa ba thằng thép, dao bảng to, cái khóa to bằng cái thau rửa mặt, trong đó có một con quỷ lấy sợi xích xiềng bà lại, thần thức bà hoảng sợ, co giò bỏ chạy vội lớn tiếng niệm A Di Đà Phật. Mọi người đồng thanh hỗ trợ, đám quỷ kia không thể tiếp cận, chỉ chạy vòng vòng ngoài sân không thể vào nhà, khoảng nửa giờ dồng hồ thì tan biến hết.
Khoảng 5 giờ sáng ngày 5 tháng 7 bà Đệ bệnh qua đời, sắc mặt xanh đen miệng bà há to, chị bà cố hết sức khép miệng bà lại nhưng dù thế nào cũng không thể khép được. Tám giờ rưỡi chúng tôi đến khai thị trợ niệm chưa đầy hai giờ đồng hồ, chúng tôi dỡ khăn ra xem thì thấy miệng bà đã khép lại, sắc mặt trở nên dễ nhìn.
Do khí trời nóng bức, lại không có phương pháp phòng hộ lại thêm xác bà Đệ sưng phù, bụng to như cái trống, người nhà bà e để lâu cái xác sẽ bị xì nước thúi, chúng tôi niệm Phật cho đến 1 giờ rưỡi chiều mới ra về. Những người thuê về để thay áo, khiêng xác đều sợ xác xì nước thúi lây bệnh, nên đều bỏ đi hết, người nhà phải xử lý.
Xác bà Đệ vốn cứng đơ, con gái út bà nói:
– Mẹ ơi, mẹ đã đến nơi tốt đẹp rồi, xin hãy thả lỏng người ra, chúng con mới dễ mặt áo cho mẹ.
Vừa nói xong khoảng một hai phút sau, xác bà tức thì mềm ra. Hôm đó trời nóng 37, 38 độ lại thêm bà con đến viếng, ở trước quan tài đốt giấy, trong nhà lại nấu nướng liên tục để đãi khách, vô cùng nóng bức khó chịu. Như thế trải qua một ngày một đêm, đến ngày thứ nhì không có mùi khác thường mà xác vẫn mềm mại. Con gái bà nói :
– Xương cốt mềm như xương trẻ sơ sinh. Cô lại nói. Nét mặt mẹ tôi lúc sanh tiền rất khó khăn, không bao giờ cười, vậy mà giờ đây lại cười híp mắt, từ hòa đoan trang, sắc mặt hồng hào, đẹp hơn lúc còn sống. Trước khi đậy nắp quan tài cha tôi còn cố tình kêu mọi người đến xem.
Khoảng nửa tháng sau, buổi tối cùng ngày hồn về thăm nhà, khoảng 11 giờ khuya, đứa cháu nội của bà Đệ thấy bầu trời sáng rực lạ thường, nhìn theo hướng ánh sáng, nó thấy bà nội và các Bồ Tát thân sắc vàng ngồi trang nghiêm, trước ngực có chữ Phật. Bà nội đứng cùng với một đàn heo, thân toàn màu trắng. Chắc chắn là do niệm Phật, nương nhờ Phật lực mà nghiệp được tiêu, oan được giải, đàn heo bị giết cũng được siêu sanh Tịnh Độ, cho nên cùng đến báo tin.
Bà Trương Liên Đệ vãng sanh Tịnh Độ, làm chấn động cả làng Liên Châu, nhiều ngày qua mọi người bàn tán xôn xao, bởi vì lúc sanh tiền bà gây thù chuốc oán với không ít người. Có người đoán bà không được chết tốt, thế nhưng bà lại cười híp mắt ra đi, rất nhiều người thắc mắc: Nếu Phật A Di Đà có thật thì người như bà Đệ thế này mà cũng được nhận ư?
Để cảm tạ ân đức cứu độ của Phật A Di Đà, hai người con gái của bà Đệ đến chùa chúng tôi cúng dường trai tăng đáp tạ, đồng thời thay bà quyên cúng một đôi bông tai vàng, một chiếc nhẫn vàng vào việc xây dựng chùa Hoằng Nguyện. Người con gái lớn nói: ‘‘Mẹ của con lúc sanh tiền có thể nói là người ác, nghiệp sát rất nặng, thích lừa gạt người khác. Niệm Phật rất ít, nói bà ta muốn vãng sanh thì không đúng, ý muốn sanh tồn của bà quá mãnh liệt, mãi đến phút cuối, vừa khỏe một tí là hỏi việc nhà lung tung, dường như muốn sống đến một trăm năm, chúng con khuyên không được.”
“Trước khi chết chưa đầy một tháng, bà còn vác cái bụng to đùng đến rẫy của người ta bê về vài chục cân bí đao. Đâu phải nhà chúng con không có bí đao, nhưng mà đó là thói quen thích lấy đồ người khác của bà. Trước khi chết hai ngày còn đòi chúng con giết gà cho bà ăn. Người như mẹ của con nếu nói không thể vãng sanh về Tây phương, thì con cũng chẳng lấy làm lạ tí nào, chẳng cho rằng Phật pháp không linh nghiệm, mà trái lại còn cho đó là lẽ đương nhiên. Giờ đây mẹ của con ra đi tốt như thế, quả thật là tấm lòng từ bi vô cùng vô tận của Đức Phật A Di Đà. Chúng con cũng cảm tạ sư phụ đã đến nhà khai thị niệm Phật cho bà, bằng không thì mẹ của con chỉ có một con đường xuống địa ngục. Chúng con sau này cũng phải niệm Phật đồng thời khuyên cha bỏ nghề giết heo, chúng con cũng có khả năng nuôi ông mà!’’.
- Lời bàn:
Không tin nhân quả, thích sát sanh,
Mắng người dối trộm, tánh chẳng lành,
Những tưởng bị đày xuống địa ngục,
Nào ngờ được Phật rước vãng sanh.
Ma quỷ đến bắt uổng công sức,
Đàn heo đã chết thảy siêu sanh,
Phật lực từ bi khôn xiết kể,
Pháp môn niệm Phật siêu phàm tình.
Việc trợ niệm giúp cho người hấp hối chú ý vào nội tâm để nhận ra bản tính thanh tịnh vốn có của mình. Khi nhìn thấy được bản tính cũng có nghĩa là nhìn thấy được Phật tánh, do đó sẽ được quay về với cảnh giới của chư Phật.
Trích: Một trăm truyện niệm Phật cảm ứng, NXB Tôn giáo, 2017.
Pháp sư Huệ Tịnh
CÀNG NIỆM PHẬT THẤY VỌNG TƯỞNG, TẠP NIỆM TRỖI DẬY CÀNG NHIỀU LÀ HIỆN TƯỢNG BÌNH THƯỜNG
Nếu cảm thấy càng muốn chuyên nhất niệm Phật, ngược lại vọng tưởng, tạp niệm trỗi dậy càng nhiều, đây thật sự là hiện tượng bình thường, bởi vì chúng ta là phàm phu, chính là đối tượng đầy rẫy phiền não, có vọng tưởng, tạp niệm.
Vọng tưởng tạp niệm này chính là bản thể của tâm phàm phu. Bản thể này khởi tâm động niệm trong cuộc sống thường nhật của chúng ta, sự khởi tâm động niệm của chúng ta chỉ là bản thân không quán sát, lúc niệm Phật, đặc biệt là ngồi ngay tĩnh tâm niệm Phật mới thấy được bản mặt xưa nay của hạng phàm phu chúng ta, chính là phiền não vọng tưởng, tạp niệm tán loạn.
Chúng ta niệm Phật nếu có vọng niệm, cái không đáng nghĩ cũng nghĩ, ý niệm không nên khởi cũng cứ khởi, lúc này không nên quan tâm, không nên phiền muộn, sự cứu độ của Phật
A Di Đà chính là dành cho chúng sanh như thế này.
Pháp Sư Huệ Tịnh
Những chuyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc
Sư cô Thích Nữ Như Lan kể
https://www.youtube.com/watch?v=bAdRbWIUqcE
Người Làm Nhiều Lầm Lỗi Không Nên Nhớ Nghĩ Ăn Năn Hoài Về Lỗi Của Mình
Có những vị đồng tu đến nói với tôi rằng:
_ Trong quá khứ tôi đã làm rất nhiều điều sai quấy, nay rất khó chịu, thường ăn năn, và tôi coi việc bức rức này chính là sám hối”.
Tôi nghe thế liền bảo với họ:
_ Chẳng phải vậy! Đó thì là tội chồng thêm tội mà thôi. Vì sao? Vì mỗi lần nghĩ đến những tội lỗi của mình thì ấn tượng trong A Lại Da thức sâu thêm 1 nấc, lại tăng thêm 1 lần, cho nên tôi nói quý vị mỗi lần nghĩ đến là phạm thêm 1 lần, tội chồng thêm tội là như vậy. Đây chẳng phải là sám hối chân thật, nên nghiệp chướng của quý vị không cách nào tiêu trừ được. Quý vị học Phật kiểu đó là học điên đảo mất rồi”.
Chúng ta phải biết rằng, Phật pháp khẳng định chẳng áo não, cũng chẳng có bức rức vì quá khứ. Những chuyện trong quá khứ dù là tội lỗi hay việc tốt thì cũng đã qua rồi, kể như xong, đừng nên nghĩ đến nó nữa.
Pháp môn sám hối là như thế này: Ta làm việc sai quấy, nay nhận ra cái lỗi của mình rồi thì ta hướng về mọi người thưa rõ những việc sai quấy này, rồi quyết tâm từ nay về sau chẳng còn làm chuyện sai quấy đó nữa. Đây mới thật sự là chân thật sám hối, sau đó thì liền buông bỏ chẳng nghĩ ngợi đến nữa.
Thay vì cứ mãi ăn năn bức rức về những tội lỗi đã qua, sao quý vị không nghĩ đến A Di Đà Phật? Quý vị cứ luôn nghĩ đến những tội lỗi đó thì là hỏng bét, chúng có tiêu trừ được đâu, lại còn làm trở ngại cho chính mình trên con đường tu hành, tương lai có lẽ nào chẳng bị đoạ vào địa ngục ư? Nay nếu quý vị chân thật nghĩ đến A Di Đà Phật, chân thật niệm A Di Đà Phật, thì tương lai nhất định sẽ được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới làm Phật, làm Tổ.
Người chân thật sám hối thì mới có thể gột rửa sạch sẽ những ô uế bên trong tâm địa của chính mình. Như vậy thì mới thành pháp khí, mới có thể nhận lãnh cam lồ pháp vị. Thế nào là nhận lãnh cam lồ pháp vị? Khi tâm địa thật sự thanh tịnh rồi thì vừa nghe pháp, vừa tiếp xúc với Phật pháp liền khai ngộ, đạt được pháp hỷ sung mãn.
Quý vị mặc dù đã tiếp xúc với Phật pháp đã lâu mà chẳng thể khai ngộ, đó là do tâm của quý vị chẳng thanh tịnh nên chẳng cách nào có thể khai ngộ được. Do vậy, quý vị ngàn vạn lần đừng nên bức rức những chuyện xưa cũ đã qua, cũng đừng nghĩ đến những tội nghiệp trước kia. Vì quý vị càng nghĩ đến thì tâm quý vị chắc chắn càng chẳng thể nào thanh tịnh. Chúng ta niệm Phật là nhằm mong chính mình ít nhất có thể đạt đến công phu thành phiến, rồi từ từ đi đến Nhấn Tâm Bất Loạn. Nay quý vị suốt ngày suy nghĩ loạn xạ thì công phu làm sao có thể kết thành phiến cho được chứ?
Pháp sư Tịnh Không
Câu Chuyện Đứng Vãng Sanh Của Một Pháp Sư Thời Cận Đại
https://www.youtube.com/watch?v=8EQLQ5xRXUo
Thuở nhỏ tui nhớ nhà có thùng nhựa bị lủng thường rỉ nước, hay dép nhựa bị đứt quai, thậm chí nồi bị thủng đáy tui thường đem đến nhà một ông chuyên “chữa” mấy thứ này và làm cho chúng lành lặn trở lại. Giống như ông thợ vá nồi trong clip này.
https://www.youtube.com/watch?v=bHevecSjIYs
Giờ đây nghề này dường như không còn mấy ai làm nữa. Sau này khi học Phật và đọc nhiều gương vãng sanh, tui có ấn tượng đặc biệt về câu chuyện của người đệ tử có một không hai của lão Pháp sư Đế Nhàn. Hôm nay tình cờ xem được hình ảnh người thợ vá nồi tui lại nhớ câu chuyện vãng sanh thù thắng ấy được lão hòa thượng Tịnh Không kể lại dưới đây. Kính chia sẻ cùng quý đồng tu ai chưa đọc sẽ có tín tâm, ai đọc rồi lại càng thêm vững lòng niệm Phật để một ngày chúng ta cũng sẽ biết trước ngày giờ vãng sanh, từ giã người thân để về Tây Phương trước khi ra đi một cách nhẹ nhàng tốt đẹp như ông thợ vá nồi năm xưa.
“Tôi thường hay nghĩ đến vị đồ đệ của lão hoà thượng Đế Nhàn, người thợ vá nồi, ông nắm được, rất lợi hại, niệm Phật ba năm thì liền thành Phật, đứng mà vãng sanh, biết trước giờ chết đứng mà vãng sanh, không hề bị bệnh. Sau khi đi rồi còn đứng hết ba ngày, đợi sư phụ của ông là lão hoà thượng Đế Nhàn đến lo hậu sự cho ông. Lão Hoà Thượng Đế Nhàn thường hay tán thán ông đã làm ra tấm gương tốt cho mọi người. Con người này không biết chữ không có đi học, cả đời làm nghề vá nồi vá chén. Nghề nghiệp này hiện tại không có, loại nghề nghiệp này lúc tôi còn nhỏ thời kỳ kháng chiến vẫn còn, ngay trong khoảng thời kỳ kháng chiến, ở làng quê nông thôn, nồi bị bể, chén bể, tách bị bể đều không nỡ bỏ đi, gặp được người vá nồi vá chén, ông có thể đem nó vá lại, sau khi vá rồi có thể dùng tiếp. Đời sống này rất là gian khổ. Lúc nhỏ ông và pháp sư Đế Nhàn là bạn cùng chơi thời thơ ấu, cũng là sanh ra lớn lên ở một thôn trang. Gia cảnh của lão pháp sư Đế Nhàn tương đối tốt hơn một chút, cho nên về sau ông đến trường, ông được đi học. Người bạn này của ông gia cảnh khó khăn, làm việc đồng án, từ nhỏ không có đi học, khi lớn lên học lấy một nghề như vậy để duy trì cuộc sống, khổ nói không ra lời. Về sau pháp sư Đế Nhàn xuất gia, ông đi tìm ngài. Sau tìm được ngài rồi, ông nói với pháp sư Đế Nhàn là ông muốn xuất gia. Pháp sư Đế Nhàn nói ông không nên nói đùa, đã hơn 40 tuổi rồi còn xuất gia gì nữa, cứ ở qua vài ngày, tôi đưa sẽ ông trở về. Ông năn nỉ không xuất gia không được. Pháp sư Đế Nhàn khó xử, vì sao vậy? Ông xuất gia, việc thứ nhất là ông phải học năm thời khoá công phu, ông ở trong chùa, một chữ cũng không biết, tuổi tác lớn như vậy năm thời khoá công phu làm sao mà học cho thuộc? Năm thời khoá công phu không thuộc thì ông không thể ở trong chùa miếu được. Học giảng kinh cũng không được, thời gian học tập đã qua rồi, ông nhất định phải nương tựa. Sau cùng pháp sư Đế Nhàn nghĩ ra một cách, ngài nói tôi có một điều kiện, ông có thể đáp ứng hay không? Ông đồng ý thì tôi nhận ông xuất gia, nếu ông không đồng ý thì ông nên đi về. Ông ấy nói ngài nói đi, tôi đều đồng ý, ngài dạy tôi làm như thế nào thì tôi làm như thế đó. Người thành thật, ông là một loại người thành thật. Hoà thượng Đế Nhàn nói tốt, ông tuân thủ điều kiện của tôi, tôi cạo đầu cho ông, ông không nên ở trong chùa, ở trong chùa người ta sẽ xem thường ông, ông chính mình sẽ cảm thấy khó chịu. Vào lúc đó họ ở nơi Ninh Ba Triết Giang, dưới quê còn có rất nhiều chùa nhỏ không có người ở, chùa rách không có người ở. Hòa thượng nói, tôi tìm một cái cho ông ở, ông nên ở trong cái chùa nhỏ đó, tôi sẽ tìm một hai tín đồ ở gần đó, ông chỉ niệm một câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, chỉ một câu này, niệm mệt rồi thì ông nghỉ ngơi, nghỉ ngơi xong rồi thì ông tiếp tục niệm. Ngài chỉ dạy một phương pháp như vậy. Ngài nói tương lai ông sẽ có được điều rất tốt. Con người này thành thật, cũng không cần hỏi được cái tốt gì, ngài dạy tôi niệm một câu Nam mô A Di Đà Phật thì tôi niệm, cũng rất tốt. Niệm mệt rồi thì nghỉ ngơi, nghỉ ngơi xong rồi thì tiếp tục niệm, chỉ dạy một pháp môn như vậy. Ông thật nghe lời, ba năm không ra khỏi cửa, ở trong chùa nhỏ đó ba năm không ra khỏi cửa, chỉ niệm một câu “Nam mô A Di Đà Phật”, chân thật ông niệm được thành công.
Lão Đế Nhàn tìm được một bà cụ ở dưới quê cũng là một người học Phật, giặt quần áo cho ông, nấu cho ông hai bữa cơm, sáng sớm thì là ông tự lo, buổi trưa buổi tối thì bà cụ lo cơm nước cho ông. Một hôm nọ ông nói với bà cụ, ông nói ngày mai buổi trưa bà không cần phải đến nấu cơm cho tôi, tôi đi vào thành một chút để thăm mấy người bạn. Đến ngày hôm sau ông thật có đi vào thành, đi thăm một số bạn bè thân thích, buổi tối quay trở về. Sau khi trở về lại nói với bà cụ, ngày mai không cần phải nấu cơm cho tôi. Trong lòng bà cụ nghĩ, sư phụ ba năm không ra khỏi cửa, thành thật niệm Phật, hôm nay đi vào thành một vòng, có thể ngày mai lại có người mời ông ăn cơm nên cũng không để ý. Thế nhưng đến ngày mai bà cụ không an tâm, đi qua xem thử, xem thử sư phụ có phải lại đi khỏi? Kết quả khi vào chùa xem sư phụ, thấy sư phụ đứng ở trước tượng Phật, gọi ông cũng không trả lời, tỉ mỉ mà quan sát thì chết rồi. Bà giựt thót cả người, từ trước đến giờ chưa nghe nói người chết đứng mà chết, cho nên vội vàng đi thông báo, vì còn có vài vị hộ pháp. Mọi người vừa đến xem, vừa xem thì thấy sư phụ này thật cừ khôi, bạn xem, đứng mà ra đi không hề bị bệnh, khẩn cấp phái người đi thông báo pháp sư Đế Nhàn. Vào lúc đó không có phương tiện giao thông, phải đi bộ, từ nơi ông ở đi vào thành đến chùa Quán Tông, vừa đi vừa về hết ba ngày. Họ đem việc người thợ vá nồi đứng mà vãng sanh nói với pháp sư Đế Nhàn, pháp sư Đế Nhàn lập tức đi đến, đi đến mất ba ngày, xem thấy ông ấy thật đang đứng nơi đó, tay nắm được rất chặt, có tro dính trên tay. Khi mở tay ông ấy ra, trên tay còn có tám đồng tiền đại dương, trên tay ông còn nắm lấy một nắm tiền, nên nghĩ ra đại khái lúc trước làm nghề vá nồi ông cũng kiếm được chút ít tiền, bởi vì chùa rách không có nơi để cất giữ nên cất nó trong đống tro. Số tiền này đem ra để làm gì? Pháp sư Đế Nhàn nghĩ nhất định là giúp lo hậu sự cho ông, lo việc mai táng cho ông. Bạn xem, ông chính mình rất rõ ràng tường tận, không làm phiền sư phụ. Pháp sư Đế Nhàn rất là tán thán. Con người này là gì? Đây gọi là thật tinh tấn, một câu, một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu, một chữ cũng không biết, không có bất cứ một năng lực nào, thế nhưng ba năm thật đến thế giới Tây Phương Cực Lạc để làm Phật, không có người nào có thể so sánh được. Đây là việc chân thật không hề giả dối!”
Trích: Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán tập 25
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Địa điểm: Cao Hùng Đài Loan
Thời gian: ngày 09 – 05 – 2009
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ
Biên tập: Phật tử Diệu Hiền