Thầy Kiến Châu (thân phụ tôi) cứ kể mãi câu chuyện này và hỏi tại sao tôi không đăng lên báo để mọi người cùng có được lợi ích? Lúc nghe thầy kể, tôi rất hoài nghi, dù thầy nói câu chuyện này có thật một trăm phần trăm. Nhưng sau này, khi đã dịch nhiều tác phẩm, thấm thía các câu chuyện trong đó, tôi nghĩ rằng, cũng nên viết ra đây (do chính người trong cuộc kể lại cho thầy nghe).
“Thời thiếu nữ bà Thu là hoa khôi trong xóm, nên có rất nhiều chàng trai đeo đuổi cầu hôn. Nhà nghèo, bà xin vào làm việc cho một hãng sữa ngoại và giữ chức thủ quỹ. Nhờ ngày ngày khéo xén bớt tiền hãng giấu làm của riêng, bà để dành được tới hai lon guigoz vàng.
Từ đó, cuộc đời bà phất lên, kinh tế khá giả. Sau một hồi kén cá chọn canh, bà sánh duyên cùng với một bạch mã hoàng tử và sinh được ba con trai, sống sung túc ở thành phố.
Bạn bè trang lứa nhìn vào phải phát ghen với hạnh phúc của bà – đã đẹp mà lại giàu, sinh con như ý, lấy chồng xứng đôi. Trời cao dường như quá ưu đãi bà. Thế nhưng hạnh phúc ấy cũng mong manh như sương. Chồng bà tự nhiên dần dần đổi tánh, không còn siêng năng làm ăn, tối ngày say xỉn. Đi nhậu xong về lại thẳng tay đánh đập bà. Bà phải bán nhà để cung cấp tiền cho chồng tiêu xài. Chưa hết, lại còn phải nuôi hai đứa con ghiền xì ke. Chẳng bao lâu, chúng đều bị Si-đa mà chết.
Tài sản khánh tận, giờ bà trở thành nghèo cùng, song chồng thì vẫn nhậu nhẹt như xưa. Ngày ngày bà phải đi lượm ve chai bán để nuôi chồng và đứa con trai. Gia đình suy sụp nhưng chồng bà vẫn không tỉnh ngộ. Mỗi lần nhậu xong ông thường đánh đập bà tàn nhẫn, nhất là khi nào bà nộp tiền không đủ cho ông tiêu xài thì đánh không nương tay. Sau đó, ông bỏ đi ở riêng chỗ khác, nhưng mỗi ngày đều ghé qua hạch tiền, không có thì tiếp tục hành hạ bà.
Ông tác tệ đến mức lăng nhục bà đủ kiểu, bắt bà lau dọn vệ sinh, rửa chân, quỳ lạy, hầu hạ ông… thì ông mới tha. Ông lại có tính hay ghen tuông nên đòn roi không ngừng trút xuống bà. Bà sống trong chuỗi ngày cực cùng đau khổ, chỉ muốn quyên sinh.
Sau đó, bà đi chùa, rồi khóc mà kể chuyện cho thầy nghe. Thầy Kiến Châu khuyên bà đừng chán nản và cũng không nên tự sát. Bởi nghiệp báo trả chưa xong mà trốn, thì đời sau lại phải trả gấp đôi, khổ càng nhiều hơn.
Thầy làm lễ quy y cho bà, khuyên bà về nhà lạy Phật sám hối tất cả những tội lỗi đã tạo từ trước đến nay và khẩn thiết phát nguyện dứt ác làm lành, dốc lòng sửa sai, cầu nghiệp ác được tiêu trừ. Thầy giải thích:
– Tiểu sám hối là 80 ngày, trung sám hối 100 ngày, đại sám hối 120 ngày. Nhất định bà phải sám hối thì mới có thể bớt khổ.
Nghe lời thầy Kiến Châu khuyên, bà về nhà lễ sám, khẩn thiết phát lộ lỗi trộm cắp ngày xưa, niệm thánh hiệu Đức Quán Thế Âm, thành tâm ăn năn, nguyện từ đây sống đời liêm khiết, thẳng ngay, cầu cho chồng hồi tâm sửa tánh, con cái ngoan, gia đình bình an…
Bà sám hối được 100 ngày thì có một đêm nằm mơ. Trong giấc mơ, bà cũng thấy mình là một thư ký trẻ, cũng sống gian dối, lọc lừa, tham lam bòn rút của chủ. Lạ thay, người chủ đó lại là chồng bà hiện giờ….Tỉnh dậy, lòng bà rất hoang mang, ngổn ngang trăm mối. Lúc này, bà không còn oán chồng nữa mà chỉ có nỗi ân hận day dứt khôn nguôi về những hành động xấu xa mình đã từng làm trong quá khứ. Bà chỉ biết khóc và sám hối, cầu điều lành cho chồng, cầu cho những người từng bị bà xâm phạm tài sản tha thứ.
Sau đó không lâu, chồng bà đột nhiên kiếm được việc làm. Điều bất ngờ là ông hoàn toàn thay đổi, tử tế với bà ngoài sức tưởng tượng, khiến bà ngỡ mình nằm mơ… Ông ân cần bảo bà từ nay về sau cứ ở nhà nấu cơm, niệm Phật lễ sám, để ông đi làm mướn nuôi. Trong cái xiết tay của ông, bà cảm nhận được lòng yêu thương, cảm nhận được sự tha thứ vô hình. Từ đó, bà không còn dám gian tham, ngược lại còn rộng tay bố thí, cúng dường… chân thành hồi hướng đến những người bà từng có lỗi với họ, mong chuộc lại tội xưa.
Hiện tại, bà không còn lao tâm khổ trí vì gia đình nữa. Đứa con trai út của bà giờ đã biết kính tin Phật pháp. Lúc nào bà cũng giảng về nhân quả cho nó nghe, bà không muốn con bước vào vết xe đổ như bà.
Còn đối với chồng, bà nghĩ ông hoàn toàn có quyền cư xử độc ác, nhưng ông lại thay đổi, biết tu tỉnh chí thú làm ăn, hiền lành tốt bụng đến không ngờ. Kỳ lạ là, thấy bà tụng kinh lạy Phật nhiều, ông không hề la lối bất bình, ngược lại còn rất vui.
Bà âm thầm tri ân Phật pháp nhiệm mầu, hối tiếc vì mình biết đạo muộn.
Nếu ngày xưa bà sinh trong gia đình biết Phật pháp, được nghe giảng và hiểu về luật nhân quả, nhất định bà sẽ không bòn rút biển lận của người. Do không hiểu đạo, nên bà đã tích góp của phi nghĩa và phải chiêu cảm lấy một cuộc sống đầy bão táp.
Dù bà sinh toàn con trai, song hai đứa đầu lại phá của, nghiện hút và chết vì Sida. Còn ông chồng thì không ngừng giáng đòn trừng phạt cho đến khi bà hồi tâm sám hối, mọi việc mới thay đổi theo chiều hướng tốt lành.
Sau đó, nhờ phúc duyên được nghe quý sư giảng về nhân quả, bà tỉnh ngộ và quyết tâm sám hối, làm lại từ đầu… Không ngờ kết quả thật kỳ diệu. Đối với Phật, bà chỉ có niềm tri ân vô bờ. Đêm đêm bà luôn cầu nguyện mọi người ai ai cũng đều biết đến Phật pháp để không gieo nhân lầm lạc, sẽ không phải khổ như bà trước đây.
Bà ước mong bài học về cuộc đời mình sẽ giúp cho nhiều người có thể tránh được lầm lỗi gieo tạo Nhân ác. Hãy tích đức tu thiện, gieo nhân nào ắt gặt quả nấy. Xin hãy ghi nhớ!”.
Trích: Hiện tượng nhân quả báo ứng
Dịch giả: Hạnh Đoan
CHA ĐẦU THAI LÀM HEO BÁO MỘNG CHO CON
(Chuyện có thật ở An Giang)
Đêm 21/10/2013, anh Võ Thành Đẫm ở An Giang nằm thấy cha mình là ông Võ Văn Minh, đã chết cách nay tám năm báo mộng: “Út ơi! Ba chết rồi, đầu thai làm heo ở xóm ngoài. Trước mũi của ba có hai lằn rạch xuống, đó chính là… râu của ba. Còn ở đùi sau có một cái đém đen. Khi nào tới chuồng, thì ba nhảy lên mừng con”.
Sáng ra, anh Đẫm đem giấc mộng kể cho vợ nghe, thì bị vợ kêu là mê tín, không tin. Sáu ngày sau, anh Đẫm lại được cha báo mộng y hệt lần trước. Rồi ông báo mộng cho anh thêm 2 lần nữa.
Đến đêm 22/11, ông lại về báo mộng cho bà xã anh Đẫm: “Vợ thằng Út ơi! Đi tìm ba đi. Ba khổ lắm, ba trông đợi lắm!.
Sáng 23/11, vợ anh Đẫm đi tới cái xóm có nhiều người nuôi heo. Khi vợ anh dò hỏi về chuồng heo như được mô tả trong giấc mơ, một người dân tại đây đã chỉ tới chuồng nuôi heo của chị Lê Mỹ Hạnh.
Trình bày xong với chủ nhà, vợ anh Đẫm liền đi ngay ra chuồng và bất ngờ thấy trong bầy có một con heo hình thù y như ông già tả trong giấc chiêm bao và chị mua lại với giá 2,5 triệu đồng.
Khi gặp vợ anh Đẫm con heo liền mừng, nó nhảy lên đưa hai chân trước. Rồi hai lỗ tai nó ngoắc ngoắc. Khi đưa con heo lên xe chở về nhà thì nó ngồi êm ru như người ta ngồi xe vậy! Về đến nhà, đem heo thả trước sân thì nó không dám vô nhà.
Anh Đẫm ngẫm nghĩ có lẽ là mình quên trình cửu huyền thất tổ, nên đốt nhang cúng. Cúng xong, anh ra sân nói: “Ba ơi, con trình cửu huyền rồi, ba vô đi. Lập tức con heo phóng lên cửa và chạy tuốt ra sau buồng”.
Anh Đẫm tâm sự: “Trong chiêm bao, ba tôi kêu khi bắt ổng về thì cầu nguyện ba ngày, rồi giết ổng đi, để ổng siêu thoát. Nhưng con heo là cha tôi nên tôi đâu nỡ giết”. Anh thương ba nên không cho heo ăn cám mà nấu cháo đậu hũ và cho ăn bánh. Tối đến anh giăng mùng cho heo ngủ.
Con heo sau khi về nhà con trai được 41 ngày không bệnh mà tự dưng chết, chấm dứt một kiếp làm heo.
Đây là một bằng chứng thật rõ ràng tại Việt Nam rằng lục đạo luân hồi chuyển tiếp không ngừng nghỉ nếu ta thật sự chưa giải thoát.
Đủ nhân duyên con mới gặp được người trong gia đình của câu chuyện trên, còn sống hãy trân trọng Phật pháp để rồi mất thân người bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp phải luân chuyển trong lục đạo luân hồi mà được thân người để tu tập.
https://www.youtube.com/watch?v=t68aXBxg3a4
Các cô chú cho con hỏi nếu người ăn chay trường thì có được dùng các sản phẩm từ sữa không ạ? Con thấy ăn phó mát hay các thực phẩm chức năng có thành phần từ sữa, nhưng không biết có được dùng cho người trường chay không? Con cảm ơn ạ.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Nguyễn Chí Tâm,
Trường chay có hai dạng: một là tịnh trai là chỉ dùng rau quả thực vật, còn tất cả những thứ liên quan tới động vật đều khong dùng. Hai là dùng những thứ có liên quan tới động vật: pho mát, bơ, sữa, mật ong…
Nếu bạn xác quyết tịnh trai thì nên chọn cách Một, còn không thì cách Hai. Đây là pháp phương tiện trong giai đoạn chuyển giao hóa tâm do vậy bạn phải khéo léo để áp dụng nhé. Quan trọng hon cả là chuyển hóa tâm phiền não.
Chúc bạn an lạc.
TN
Con cảm ơn chú Thiện Nhân rất nhiều đã trả lời cho con. Con sẽ cố gắng để sau này có thể tịnh trai. Chúc chú nhiều sức khỏe ạ.
A Di Đà Phật.
Khi xưa lúc Phật thị hiện tu khổ hạnh 6 năm trong rừng già bị kiệt sức, sau đó có một vị thí chủ cúng dường cho Phật một bát sữa. Đức Phật nương nhờ bát sữa kia mà phục hồi sức khỏe và Ngài đã nhận ra :” một tinh thần minh mẫn chỉ có trong một thân thể tráng kiện “. Bắt đầu từ lúc đó Ngài không tu khổ hạnh ép xác nữa vì nó không mang lại lợi ích, cũng không giúp ích gì cho sự giác ngộ. Do vậy nếu bạn hay ai đó bị bệnh, không ăn được, mà có ai đó mang sữa đến khuyên uống thì cứ nên tùy duyên mà thọ nhận.
Trong thời buổi công nghệ hiện đại, kỹ nghệ chăn nuôi bò sữa là như thế nào thì bạn tự tìm trên google sẽ biết nhé! Bò con không được uống sữa mẹ là rất tội nghiệp. Bò mẹ muốn dùng sữa của mình cho con uống nhưng không được, nơi bầu vú lúc nào cũng bị máy vắt sữa vắt cho cạn kiệt…
Đức Phật dạy:” Bất cứ lúc nào và ở nơi đâu, lời nói, suy nghĩ và hành động đều vì lợi ích chúng sanh chứ đừng làm tổn hại đến chúng sanh”. Do vậy khi xưa có người mang áo lông cừu đến cúng dường cho một vị Hòa Thượng. Ngài từ chối vì tuy áo ấm thật nhưng người ta đã hớt lông cừu khiến cho cừu bị lạnh mới có lông để làm áo. Nếu mình mua áo lông cừu về mặc thì công nghệ sản xuất áo lông cừu phát triển sẽ có thêm nhiều con cừu khác bị trụi lông trong mùa đông giá lạnh.
Nói tóm lại, trong trường hợp cần phục hồi sức khỏe thì có thể TẠM dùng trứng, sữa, mật ong, áo lông cừu… Còn bình thường đang khỏe mạnh, nếu có lòng TỪ BI thì không nên dùng những thứ ấy. A Di Đà Phật 🙏
Dạ cô Diệu Hoa dạy chí phải. Công nghệ vắt sữa bò hiện nay rất tiên tiến làm cho bò mẹ bị vắt sữa đến kiệt sức và bò con lại bị con người “ăn cắp” hết sữa. Tội nghiệp quá. Cảm ơn cô đã từ bi chỉ dạy ạ.
Mọi người cho tôi hỏi một chuyện tế nhị này. Tôi có thói quen niệm Phật theo kiểu nhép môi không ra tiếng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Bởi tôi nhớ đại sư Ấn Quang có dạy khi vào nhà xí cũng không quên niệm Phật, mà chỉ niệm không ra tiếng thôi. Tuy nhiên lúc quan hệ vợ chồng, theo thói quen tôi vẫn niệm Phật dù không phát ra âm thanh nhưng miệng vẫn nhép miệng niệm Phật theo thói quen thường ngày. Hoặc khi nhớ thì âm thầm niệm Phật trong lòng. Xin hỏi vậy có lỗi không thưa các chư vị thiện hữu tri thức.
Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Phạm Mạnh Đông,
*Câu hỏi của bạn rất khó trả lời liễu nghĩa. Phật là Giác. Niệm Phật là niệm giác. Giác đối nghịch với mê. Tâm còn ưa ham dục tức còn đang mê, do vậy lúc đang hành mê mà miệng niệm Phật thì đó là niệm suông=miệng niệm chứ tâm không niệm. Nói khác đi ông Phật mà bạn đang niệm lúc đó là ông Phật bất tịnh chứ không phải ông Phật giác ngộ.
*Chúng ta phải cẩn thận với pháp Niệm Phật, bởi Phật dạy: miệng niệm tâm phải hành. Nếu miệng niệm mà tâm không hành thì đó là giả niệm. Nói cụ thể hơn là dâm niệm còn tích đầy thì mới phát dục và muốn hành dục. Nếu ngay khi niệm dục phát khởi mà bạn niệm một đến hai, ba Phật hiệu mà dục niệm biến mất, tâm thanh tịnh trở lại = bạn thực sự biết niệm Phật, ngược lại bạn thận trọng vì chính mình tạo nghiệp và vô tình khiến cho vợ mình khởi niệm bất thiện về đạo Phật thì bạn đang tạo duyên ác đó.
*Chúng ta tu tại gia, còn vướng nhiều chuyện thế tục, vì thế bạn khéo léo tiết dục và quan hệ vợ chồng trong chánh niệm sẽ hơn tốt hơn là lồng xen chuyện tu học khi thân thể đang hành chuyện bất tịnh. Niệm Phật như vậy cũng chính là xen tạp niệm bất tịnh.
Bạn phải cẩn trọng để không lầm lẫn nhé.
Chúc bạn luôn tỉnh giác.
TN
Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam có câu trả lời cho trường hợp này như sau:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2020/03/luc-quan-he-vo-chong-neu-tam-khoi-cau-phat-hieu-thi-lam-the-nao/
Xin các vị thiện hữu tri thức cho hỏi khi mua thực phẩm được chế biến sẵn ở chợ hay siêu thị, họ có nêm gia vị bột hành hay tỏi vào. Người ăn thuần chay nên kiêng ngũ vị tân, vậy trong trường hợp này tôi có nên từ bỏ việc mua đồ ăn sẵn không vì đôi khi tiện lợi bớt thời gian nấu nướng rất nhiều. Xin cảm ơn.
A Di Đà Phật – Xin chào bạn Như Uyên,
Nếu như bạn không kiêng ngũ vị tân mà không muốn tốn thời gian nấu nướng thì tất nhiên là bạn mua thức ăn chế biến sẳn rồi. Ở ngoài chợ có bán thực phẩm chế biến sẳn đa số đều có ngũ vị tân là bởi vì họ cũng không biết người ăn chay có điều cấm kỵ này, họ chỉ làm theo cái công thức gia truyền, theo cái khẩu vị từ xưa tới nay, nếu bỏ ngũ vị tân ra thì họ sợ thực phẩm không ngon, kém phần hấp dẫn sẽ bị bán ế.
Người ăn chay trường đúng lý ra thì không nên ăn ngũ vị tân, người nào còn ăn ngũ vị tân có thể là do người ta còn chưa biết Vì Sao Người Ăn Chay Không Được Ăn Hành Tỏi (Ngũ Vị Tân)?. Nếu như bạn đã biết rồi vậy thì bạn có muốn từ bỏ ngũ vị tân không? Nếu muốn vậy thì bạn không nên mua thực phẩm chế biến sẳn nữa mà nên tự nấu là hơn. Nếu như bạn chỉ nấu cho một mình bạn ăn mà chỉ nấu một món duy nhất thì cũng không mất nhiều thời gian lắm đâu. Bởi vì người tu là tập sống đơn giản, ăn uống thanh đạm, không cầu kỳ. Ăn chỉ là để nuôi thân sống tạm qua ngày giống như mình cần đổ xăng cho xe chạy tạm vậy mà. Chứ nếu có tâm ham thích thức ăn ngon tức là mình đã rơi vào chữ THỰC trong năm món ngủ dục của thế gian là: tài, sắc, danh, THỰC, thùy. Đây là mình nói trong trường hợp nhà bạn tất cả đều ăn chay trường và kiêng ngũ vị tân mà bạn là người đi chợ nấu ăn.
Còn nếu như bạn là người đi chợ nấu ăn mà nhà bạn ai cũng ăn chay trường nhưng có người kiêng ngũ vị tân, có người thì không kiêng, vậy phải làm sao? Người không kiêng có thể là do họ chưa biết, nếu biết rồi họ có chịu kiêng không? Muốn biết vậy thì bạn thử làm một bài trắc nghiệm đơn giản là như thế này nhé. Bạn ra ngoài chợ mua thử một món đồ ăn chế biến sẳn ví dụ như là canh chua chẳn hạn về dọn lên cho cả nhà cùng ăn. Sau đó bạn không ăn mà bạn đi xuống bếp lại nấu nồi canh chua khác cũng giống như vậy. Chắc chắn có người sẽ hỏi:” Ủa! Sao có canh chua rồi, còn đi nấu canh chua chi nữa? ” Lúc đó bạn mới từ từ trả lời:” Canh chua ngoài chợ bán có bỏ hành tỏi… tôi kiêng ngũ vị tân nên không ăn được nên phải nấu nồi canh chua khác “. Thế thì người đó sẽ hỏi tiếp:” Thế ngũ vị tân là gì? Tại sao lại phải kiêng? ” Thế là bạn đã có cơ hội mang bài pháp về ngũ vị tân giảng cho họ nghe. Ví dụ như mình sẽ nói là: Ăn Ngũ Vị Tân (Hành, Tỏi) Chiêu Cảm Loài Ngạ Quỷ. Sau khi bạn nói xong thì chú ý xem phản ứng của cả nhà như thế nào? Nếu như người ta đồng ý phát tâm kiêng ngũ vị tân hết vậy là tốt rồi. Còn nếu như có người nào đó vẫn còn thích ăn ngũ vị tân thì mình cũng phải chìu ý họ thôi, đây gọi là “hằng thuận tâm chúng sanh”, tránh để cho họ vì chuyện ngũ vị tân mà khởi tâm sân hận hay phát sanh phiền não là điều không hay.
Nói tóm lại ngũ vị tân thì hãy nên kiêng, thực phẩm bán ở chợ nếu có ngũ vị tân thì không nên mua, chịu khó tốn thêm thời gian vô bếp rồi tự nấu nha bạn. Tại vì mình ăn ngũ vị tân quen rồi nên thấy ngon, không có ngũ vị tân thì thấy không ngon. Nhưng từ từ rồi sẽ quen thôi bạn à. Khi bạn kiêng ngũ vị tân được nhiều năm rồi thì khi gặp lại cái mùi đó cũng thấy khó chịu, không thể ăn được nữa. Vài dòng chia sẽ, hy vọng giúp ích phần nào cho bạn nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật
Thật cảm ơn cư sĩ Viên Trí đã giải thích cặn kẽ về việc cử ngũ vị tân. Thường ngày nấu ăn thì tôi không dùng hành tỏi, nhưng đôi khi mua thức ăn chế biến sẵn thì họ có thêm những thứ ấy vào nên hơi bất tiện. Tôi không giỏi nấu ăn nên nấu hoài một hai món cho gia đình thì họ cũng ngán nên đôi khi hay mua vài thứ thức ăn làm sẵn cho mọi người đổi món. Xem ra cũng khó nhỉ, nhưng tôi sẽ cố gắng. Hồi đáp của cư sĩ rất chí lý và hợp đạo, xin tri ân cư sĩ rất nhiều và kính chúc cư sĩ một năm mới nhiều sức khỏe để có thể tiếp tục giúp các đồng đạo khác. A Di Đà Phật.
Bạn Như Uyên thân mến
Nếu bạn nấu ăn không giỏi thì có thể vào google hay youtube để xem hướng dẫn nấu các món ăn chay. Mình cứ theo đó mà làm, chỉ không thêm ngũ vị tân là được. Nếu nấu cho riêng bản thân mình thì ngon dở không thành vấn đề, còn nấu cho người nhà thì phải hợp khẩu vị của họ mới được. Mỗi người có những sở thích khác nhau nên cũng phải tùy thuận tâm ý của họ.
“Vui trong ngũ dục, vui rồi khổ,
Khổ để tu hành, khổ hóa vui.”
Cố gắng lên bạn nhé! Cứ mỗi khi thấy xuân về là biết một năm đã trôi qua, mình già thêm 1 tuổi, thọ mạng càng lúc càng ngắn lại nên mình càng phải nổ lực tinh tấn tu hành.
Trên đường tu có đôi lúc gặp rất nhiều khó khăn thử thách, bạn cần phải đủ sáng suốt và kiên nhẫn để vượt qua. Do vậy bạn cần nên tham khảo thêm:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/06/cac-ba-noi-tro-lam-cach-nao-de-tu-bo-tat-dao-ngay-trong-doi-song-hang-ngay/
MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM
Điều 1 :
Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh tật, vì không bệnh tật thì tham dục dễ sanh ( dục vọng dể sanh ). Chính vì thế hãy lấy bệnh khổ làm thuốc thần.
Điều 2 :
Ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy
Chính vì thế hãy lấy hoạn nạn làm giải thoát.
Điều 3 :
Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo. Chính vì thế hãy lấy khúc mắc làm thú vị.
Điều 4 :
Xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường. Chính vì thế hãy lấy ma quân làm bạn pháp.
Điều 5 :
Việc làm đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì tất sanh tự kiêu ( lòng khinh thường kiêu ngạo ). Chính vì thế hãy lấy khó khăn làm thích thú.
Điều 6 :
Giao tiếp thì đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa. Chính vì thế hãy lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ.
Điều 7 :
Với người thì đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì dể sanh cống cao ngạo mạn. Chính vì thế hãy lấy người chống đối làm nơi giao du.
Điều 8 :
Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân mà có mưu tính ( mưu đồ ). Chính vì thế hãy coi thi ân như đôi dép bỏ.
Điều 9 :
Thấy lợi đừng nhúng tay vào, vì nhúng tay vào thì hắc ám tâm trí (si mê phải động). Chính vì thế hãy lấy sự xả lợi làm vinh hoa.
Điều 10 :
Oan ức không cần bày tỏ, vì bày tỏ là hèn nhát mà trả thù thì oán đối kéo dài ( nhân ngã chưa xả ). Chính vì thế hãy lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh.
(Trích từ luận Bảo Vương Tam Muội)
Chúc bạn luôn tinh tấn! A Di Đà Phật 🙏
Cảm ơn Diệu Hoa nhiều về lời khuyên tìm tài liệu nấu thức ăn chay. Tôi sẽ cố gắng mặc dù thời gian eo hẹp và bản tính lười nấu ăn (có sẵn từ lúc sinh ra :)). Chúc bạn năm mới thân tâm thường an lạc, vạn sự cát tường.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Nhờ Người đến soi sáng thế gian này mà chúng con biết được con đường thoát khổ. Con xin kính lạy người đời này và mãi mãi về sau. Con xin sám hối những tội nghiệp đã gây ra nhiều đời nhiều kiếp làm đau khổ cho những người quanh con. Con xin phát nguyện lạy Phật sám hối theo nghi thức của các bậc hiền Thánh tăng đã hướng dẫn cho chúng con:
https://www.youtube.com/watch?v=ZOYOijQXRUg
* * *
Kính lạy Đấng Vô Thượng
Người là cành Hoa Sen
Nơi biển đời nhân thế
Người là nguồn thương yêu
Bao dung khắp muôn loài
Là mặt trời ban mai
Đem ánh sáng cho đời
Dựng lại niềm tin sâu
Nơi tăm tối u sầu.
Người là một đại dương
Mà con như giọt nước
Người là ngọn cao sơn
Mà con như hạt bụi.
Xin theo trái tim Người
Để trải lòng thương yêu
Bao dung khắp muôn loài.
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật.