Pháp môn này đã trọng yếu như thế thì phải niệm cách nào? Có hai phương pháp niệm Phật: một là niệm Phật, hai là nhớ Phật (ức Phật).
Niệm là niệm ở đâu thì chú tâm tại đó, tức là khi niệm Phật thì tâm đặt nơi Phật, tâm chính là Phật. Chẳng hạn lúc chúng ta niệm Phật hai thời sáng tối thì niệm do tâm khởi, tiếng từ miệng thoát ra lại lọt vào tai, tâm nhớ lấy. Ba nghiệp thân, khẩu, ý cùng hợp lại niệm. Kinh dạy: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối”.
Lúc niệm cốt cho tinh chứ không cầu nhiều. Tổ Sư nói: “Chỉ cần niệm được 108 câu chẳng loạn. Nếu có một câu niệm sai lạc liền lần chuỗi niệm lại từ đầu”. Niệm được 108 câu Phật hiệu từng câu phân minh, nhớ rõ chẳng lầm lạc mới tốt. So với niệm cả ngàn câu, vạn câu mà tâm tán loạn thì lợi ích (của việc niệm Phật chẳng tán loạn) phải lớn hơn. Quý vị đồng tu đừng coi thường 108 câu đó. Nếu quả thật quý vị có thể niệm được 100, 200 câu chẳng loạn thì công phu đã chẳng uổng phí rồi. Chỉ e chẳng có mấy người niệm được đến cả ngàn câu mà chẳng loạn. Đây là lời chân thật!
Khi niệm Phật phải buông xuống vạn duyên, chẳng luận là niệm bốn chữ, sáu chữ, đều phải đặt chắc toàn tâm toàn ý vào câu Phật hiệu. Giả sử bốn bề cháy to, vẫn cứ niệm Phật như thế chẳng gián đoạn, chẳng loạn. Niệm Phật phải có sức mạnh như thế, tâm luôn thường hằng như thế thì mới thành tựu được.
Nhưng người tại gia khác với hàng xuất gia. Từ sáng đến tối đều phải làm lụng, bởi đối với người xuất gia thì củi, gạo, dầu, muối… đều chẳng quản đến; nhưng người tại gia có các nghề nghiệp: sĩ, nông, công thương, nghiệp để mưu cầu sự sống. Vì thế, người tụng niệm một ngày ba thời, năm thời không nhiều. Người một ngày có thể niệm Phật đến 3 tiếng đồng hồ chẳng hiếm lắm, nhưng hai mươi mốt giờ kia đều tán loạn, tạo nghiệp. Ðại đa số khóa sáng niệm nhiều, khóa tối niệm ít, hoặc khóa sáng niệm ít, khóa tối niệm nhiều. Công phu niệm Phật như vậy khác gì nửa chén nước, làm sao cứu hỏa được. Nhưng đức Phật có pháp phương tiện, đó là “ức Phật”.
Ức là nhớ rõ chẳng quên. Đi, đứng, nằm, ngồi, mặc áo, ăn cơm đều chẳng hề quên. Dẫu cho vào chỗ nhà xí dơ bẩn nhất, trong tâm vẫn phải có Phật, nhớ cho thật rõ ràng, rành rẽ. Quý vị nghĩ xem có việc gì mà khiến mình dính vào thì đều quên mất mọi thứ không? Đó là việc gì vậy? Chính là “ăn”. Chim vì tham ăn mà bị bắt nhốt vào lồng, cũi. Cá do ham mồi nên mắc câu. Có thể nói là hết thảy chúng sanh đang sống bị chết đi đều là vì cái ăn. Mỗi ngày chúng ta làm lụng vô cùng cực nhọc, chịu đựng mọi thứ nhục nhằn, oan uổng, khổ sở, gian nan cũng đều là vì cái ăn. Có lúc bụng mình chẳng đói nhưng đến bữa cứ ăn. Nếu niệm Phật cũng giống như vậy thì tự nhiên sẽ thành công.
Trích: Tuyết Hư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập
Lão Cư Sĩ Lý Bĩnh Nam
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa dịch
Có điều này tui mới biết nên chia sẻ cùng chư huynh đệ đồng tu. Đó là sự khác biệt to lớn giữa tâm phàm phu chúng ta và tâm của bồ tát. Phàm phu chúng ta thường ưa thích để dành và tích trữ, đó là tâm tham. Còn bồ tát thì thường bố thí cho đi không giữ lại thứ gì cho nình. Đó là tâm vô ngã sở vì bồ tát từ lâu đã nhận biết thân này là không thật thì làm gì có cái thuộc về của mình.
Bài học rút ra: Nên bố thí nhiều hơn và tích trữ cho bản thân ít hơn.
A Di Đà Phật.
Nếu mình còn phân biệt tâm phàm phu và tâm Bồ tát thì mình mãi là phàm phu. Có thực tế trong công đồng người Tu hay lạm dụng 2 chữ “Bồ tát”, lâu dần khi thành thói quen nghĩ mình là Bồ tát còn mọi người là phàm phu. Nếu có thể xem Văn Sao, tại sao ngài Ấn Quang luôn tự nhận mình là “phàm phu độn căn”, rất đáng để học hỏi.
A Di Đà Phật. Cảm ơn đạo hữu đã hồi đáp, nhưng tiếc rằng đạo hữu chưa hiểu được điều tui muốn nói ở đây. Nó nằm ở câu cuối trong bài học rút ra đấy. 🙂
Bố thí là pháp đầu tiên người học Phật phải hành, vì bố thí sẽ giúp diệt trừ tâm Tham. Nhưng bố thí cho dù tối thắng cũng không giúp để mình giải thoát. Bố thí cho dù đến như thế nào nhưng quả cũng chỉ là phước báu để sanh Thiên hoặc tái sanh là người phú quý. Không phải là bố thí nhiều hơn, nếu mình có thể cho đi tất cả tài sản, cho đi cả vợ con, cho đi cả từng phần cơ thể của mình, cho đi sinh mạng của mình …mới là bố thí của Bồ tát, trong các câu chuyện về Phật Thích Ca, ngài đã dạy về hạnh bố thí của Bồ tát là như vậy. Thật ra còn nghĩ mình bố thì thì không phải là bố thí, có nghĩ là mình vẫn còn chấp vào tài sản, càng không phải là “vô ngã”
A Di Đà Phật. Thật tiếc. Đạo hữu vẫn chưa thật sự hiểu được điều mà tui đã học được từ lời dạy của lão hòa thượng Tịnh Không. Thôi đành tự đi thực hành vậy.
Kính chào chư vị đồng tu. Mình có điều này suy tư hổm giờ. Trong kinh Phật nói rằng thời này đang vào thời kỳ kiếp giảm, tức là cứ 100 năm thì tuổi thọ con người chúng ta giảm đi một tuổi. Nhưng khoa học kỹ thuật hiện đại bây giờ ngày càng tiên tiến giúp cho con người ngày càng sống thọ hơn. Vì vậy mà tuổi về hưu con người bây giờ cũng tăng theo. Như vậy những lời trong kinh Phật và điều kiện sống hiện nay có trái nghịch với nhau không? Kính mong các bậc thiện hữu tri thức khai thông cho.
Chào đạo hữu Diệu Âm Phương Trinh,
Tính từ khi Đức Phật nhập Niết Bàn đến nay khoảng hơn 2500 năm, tính sơ sơ theo cách tính cứ 100 năm giảm 1 tuổi thì con người thời nay trung bình khoảng 75 tuổi. Và mình cũng có tra google là tuổi thọ trung bình trên thế giới hiện nay cũng chỉ khoảng 73 tuổi. Nên rõ ràng là vẫn đúng. Đúng là khi y học phát triển thì tuổi thọ con người cũng sẽ sống lâu hơn nhưng bạn để ý cho kĩ là số người thời nay bị đột quỵ, chết đột tử, tai nạn giao thông cũng ngày càng nhiều hơn. Khoa học càng phát triển thì càng xuất hiện nhiều căn bệnh quái ác hơn xuất hiện để đoạt đi mạng sống con người như các loại cúm Ebola, H5N1, HIV, Covid-19,… và tương lai do ác nghiệp của con người sẽ ngày càng nhiều loại bệnh nguy hiểm hơn. Rồi vì tham lam mà thực phẩm ngày càng bẩn, nguồn nước ngày càng ô nhiễm, không khí ô nhiễm dễ dẫn đến bệnh ung thư. Số lượng bệnh nhân bị ung thư và tử vong vì ung thư cũng tăng theo từng năm ấy đạo hữu. Thiên tai cũng ngày càng xuất hiện nhiều hơn, nên có nhiều nguyên nhân khác có thể khiến cho tuổi thọ của con người giảm lắm.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Phật đã nhập diệt cách đây khoảng 2500 năm nên thời bây giờ tuổi thọ trung bình chỉ là 75 thôi bạn à. Mình đọc báo xem cáo phó thì thấy đúng là như vậy.
Khoa học hiện đại giúp người già sống lâu hơn nhưng cũng góp phần làm cho nhiều người chết sớm hơn và nhiều hơn. Ví dụ như thời xưa không có tai nạn xe cộ, chiến tranh cũng không chết nhiều như bây giờ.
Thời xưa rượu bia và thuốc lá cũng không có nhiều như bây giờ và mức độ gây nghiện cũng không nhiều như bây giờ, mà những thứ này có phải làm tuổi thọ người ta ngắn lại hơn không?
Thời xưa hầu như chỉ có công chúa, hoàng hậu, tiểu thơ đài các mới có y phục đẹp cùng với mỹ phẩm cao cấp, còn dân thường thì làm gì có. Thời nay thẩm mỹ viện tân tiến, lại thêm mỹ phẩm, nước hoa, y phục đẹp… nên cô nào cũng như tiên giáng trần khiến bao chàng trai phải ngất ngây say đắm từ đó dẫn tới dâm loạn nhiều hơn. Mà việc này có làm cho tuổi thọ con người ta giảm bớt không?
Còn nhiều khía cạnh khác có thể mang ra so sánh và phân tích để suy gẫm. Tuy nhiên bạn có từng vào thử nhà thuơng hay viện dưỡng lão để xem y học hiện đại kéo dài tuổi thọ của người già chưa? Trên thì có bình ô xy, dưới thì có ống thông tiểu, rồi thêm ống truyền nước biển, ống truyền máu, lại có thêm ống dẫn sữa ensure vào bụng… Nói chung là chỉ nằm luôn trên giường đợi y tá với bác sĩ tới chăm sóc. Có nhiều vị nhờ vậy mà sống thêm 9,10 năm nữa, sống trong cảnh như vậy đó thì bạn thấy có vui không? Bạn có muốn được kéo dài tuổi thọ để sống tiếp giống vậy không? Đây là lựa chọn của bạn nhé, mình chỉ nêu lên để suy gẫm thôi. Nếu như không có y học hiện đại thì với trường hợp đó người ta đã xã báo thân đi mất rồi giống như thời xưa vậy.
Nói tóm lại y học hiện đại kéo dài tuổi thọ nhưng khoa học hiện đại cũng góp phần rút ngắn tuổi thọ ở nhiều mặt khác thì bù qua sớt lại tuổi thọ trung bình vẫn là khoảng 75 thôi à. Mà từ lâu cũng đã có câu:” nhân sinh thất thập cổ lai hy”, có nghĩa là người sống trên đời từ xưa tới nay nếu được 70 là rất hiếm.
Vài dòng chia sẻ, hy vọng giúp ích phần nào cho bạn nhé. A Di Đà Phật 🙏
Cảm ơn huynh Đạt Châu và Tỷ Diệu Hoa đã trả lời. Tuy nhiên mình vẫn thắc mắc vì sao tuổi hưu của mọi người vẫn cứ tăng lên đều đều. Ví dụ tuổi hưu tại VN trước kia là 55, giờ tăng lên thành 60. Còn ở Mỹ trước kia về hưu ở tuổi 65, giờ tăng lên 67 và trong tương lai có thể còn tăng lên nữa. Nếu tuổi thọ con người ngày càng ngắn đi, thì sao tuổi về hưu cứ tăng mãi thế ạ?
Còn chuyện tuổi hưu tăng lên là do cái phước chung của mình bị giảm đó bạn. Nếu bạn ở Mĩ thì có thể chọn lãnh hưu non ở tuổi 62, tiền sẽ thấp hơn một chút so với lảnh hưu chính ở tuổi 67. A Di Đà Phật 🙏
Tịnh Châu có nghe giảng nói rằng người thời nay có đến 80% chết khi thọ mạng vẫn còn mà phước báo đã tận. Tịnh Châu không hiểu rõ lắm, nhờ Liên hữu nào có hiểu biết về lĩnh vực này giảng giải thêm hoặc trích dẫn những mẩu chuyện liên quan ạ.
Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn Tịnh Châu thân mến,
Thọ mạng còn mà phước báo đã tận: thì chắc là giống như người ăn xin ở ngoài đường mà không xin được thức ăn, lại gặp mùa đông giá lạnh, không có áo ấm…hay là những người bị ảnh huởng bởi chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh… có phải không?
Phước báo còn mà thọ mạng đã tận: là giống như “người thực vật” trong viện dưỡng lão, có phải không? Tức là hầu như thân xác của họ được y tá bác sĩ chăm sóc rất kỹ nhưng thần trí họ mê mang, không biết gì cả, như người đã chết, tức là vẫn còn hơi thở, tim vẫn đập, có khi họ cũng mở mắt nhìn nhưng ngu ngơ như đứa trẻ sơ sinh, mình có hỏi thăm cũng không nghe họ trả lời, không biết có hiểu không nữa.
Hai trường hợp trên là mình lấy ví dụ điển hình để phân biệt giữa phước báo và thọ mạng thôi. Còn cụm từ “người thực vật” là do những người ở viện dưỡng lão tự đặt tên cho trường hợp như vậy. Thực tế thì họ còn sống hay đã chết cũng rất khó mà biết được.
Còn về câu nói:”…người thời nay có đến 80% chết khi thọ mạng vẫn còn mà phước báo đã tận…” thì mình cũng mới nghe lần đầu. Bạn nghe giảng ở đâu thì nên xem kỹ lại. Tuy nhiên mình có nghe hòa thượng Tịnh Không giảng như sau:
Kính chào các vị đồng tu,
Trong kinh Phật nói khi vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc thì ai cũng có thân hình thân sắc vàng ròng đẹp đẽ không khác Phật. Vậy mình tò mò hỏi nếu ai ai cũng có hình dáng giống như nhau hết thì làm sao mình có thể phân biệt được người nào là người nào nhỉ? Xin lỗi quý vị vì câu hỏi ngốc nghếch này. 🙂
Đúng là trong kinh Vô Lượng Thọ nguyện thứ 2 có ghỉ rằng: “Khi con thành Phật, các chúng sanh ở mười phương thế giới sanh về cõi con, thân tướng sắc vàng ròng, đủ ba mươi hai tướng tốt, đủ tướng đại trượng phu, đoan nghiêm chánh trực, tất cả đồng một dung nhan…”. Như vậy “đồng dung nhan” thì ai ai cũng giống nhau rồi. Có người cũng đã hỏi ngài Tịnh Không về điều này và được ngài trả lời đừng lo, khi sanh về cõi Cực Lạc thì nhờ có tha tâm thông nên họ có thể phân biệt được ai là ai. 🙂
A Di Đà Phật
Cảm ơn Liên hữu Hướng Đạo đã giảng giải kỹ.
Bài giảng này Tịnh Châu nghe đã lâu, từ một trong 3 người giảng là Hòa thượng Tịnh Không, Hòa thượng Tuyên Hóa hoặc Hòa thượng Diệu Giác trong chuyện Báo ứng hiện đời của cư sỹ Quả Khanh viết.
Về con số đến 80% lúc nghe TC cũng nghĩ chỉ là phương pháp giáo dục. Thời gian gần đây TC nhớ lại và ngẫm nghĩ nhiều thấy rất có lý. Tuy không phải người không tốt đến 80% nhưng vì không rõ đạo lý nên không biết giữ gìn phước báo cho mình.
TC cũng dạy các con về ăn, mặc, tiêu dùng như Liên hữu đã giảng giải, như thế không những giữ gìn mà còn có thể tăng trưởng phước báu cho mình.
Cảm ơn các liên hữu nhiều.
Nam mô A Di Đà Phật.