Người xưa khuyên rằng, hành thiện sẽ tích được phúc báo. Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý làm sẽ không những không tích được phúc báo mà còn khiến phúc báo bị hao tổn mất. Dưới đây là 6 hành vi khiến phúc báo của một người bị hao tổn nhanh nhất mà một vị hòa thượng khuyên bảo!
1. Thường xuyên sát sinh.
Sát sinh là hành vi đứng đầu trong những hành vi làm hao tổn phúc báo nhanh nhất. Trong cuộc sống hàng ngày, sát sinh là việc khó “đoạn tuyệt” được, nhưng nếu không nhất định phải sát sinh thì chúng ta hãy hạn chế sát sinh. Bởi vì sát sinh chính là cách làm hao tổn dần phúc báo của bản thân. Đến khi đã hưởng hết phúc báo từ đời trước thì chúng ta sẽ phải chịu nghiệp báo của sát sinh gây ra.
2. Tức giận, oán giận, cáu kỉnh.
Đại sư Ấn Quang khuyên bảo: Người phụ nữ không hay tức giận thì con cháu sống thọ hơn. Phụ nữ thường xuyên tức giận cáu kỉnh, sinh con sẽ khó nuôi.
Phát giận là điều cứu không được. Tức giận chính là “lửa thiêu rừng công đức.” Chỉ một cơn lửa giận có thể thiêu cháy hết cả phúc đức. Người xưa thường khuyên rằng: Oán giận một lần đối với một người bình thường sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 100 kiếp. Oán giận một lần đối với cha mẹ, người lớn tuổi, người đại đức, sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 1000 kiếp. Oán giận cha mẹ hậu quả rõ ràng nhất là “phúc mỏng mệnh nông”.
3. Xung đột với cha mẹ, người bề trên.
Chống đối, mâu thuẫn với cha mẹ là việc đứng đầu trong những việc làm “tổn phúc bại lộc.” Vô luận là cầu cái gì cũng đều không đạt được, ngàn vạn lần cầu cũng uổng công bởi vì tích phúc không có mà tổn phúc lại nhanh. Sự việc, nhân duyên, làm việc đều không thuận…Nếu như công việc không thuận lợi, cảm tình thống khổ lập tức hiếu thuận với cha mẹ, cha mẹ vui mừng thì hết thảy thiên nhân, quỷ thần đều sẽ đến bảo hộ. Người không chống đối, không có mâu thuẫn với cha mẹ thì công việc sẽ thuận lợi, có nhân duyên tốt đẹp. Nếu như từ nhỏ đã không có mâu thuẫn gì với cha mẹ thì cho dù xuất thân trong gia đình nghèo khó sau này lớn nên cũng có thể trờ thành người có sự nghiệp.
Người dùng tiền tài nuôi dưỡng cha mẹ, tương lai tất sẽ giàu có, khá giả. Hiếu thuận nhưng không dùng vật phẩm tiền tài nuôi dưỡng cha mẹ thì cho dù làm đại quan cũng sẽ thiếu hụt tài phú.
Nói xấu xuyên tạc bậc thánh hiền, đại đức, một câu làm tổn hại 100 thiện, làm hỏng hết huyết mạch phúc báo của gia đình.
4. Oán trời trách người, bàn lộng thị phi, ghen ghét người khác.
Những điều này làm tổn hại đức khí và hòa khí của trời đất, tài vận sẽ bị hủy diệt. Nếu như không có của cải của tổ tiên che chở thì nhất định sẽ bần cùng, làm việc không thuận. Oán trời trách người một lần sẽ làm tiêu tan ba thiện. Đại sư Ấn Quang nói: “Người gặp nghịch cảnh mà không oán trời trách người thì nhất định sẽ có hậu phúc và con cháu thịnh vượng.”
Ghen ghét châm chọc, nói xấu người khác cái gì thì tương lai cũng sẽ phải chịu như thế.
5. Khoe khoang, khoa trương bản thân.
Khoe khoang bản thân, ở đâu cũng đề cao mình, cũng tự mãn sẽ khiến quỷ thần ghen ghét mà phá bỏ. Cho nên, khoe khoang cái gì thì tương lai sẽ bị mất đi thứ đó.
6. Nói điều xấu, điều không đúng về người khác.
Nói những điều xấu về người khác là làm tổn thương đến hòa khí giữa trời và đất mà chiêu mời tai họa mà quỷ thần giáng xuống. Hơn nữa, dùng một chút những lời nói đồn đại không đúng sự thật để khoa trương bản thân khiến cho người bị nói sẽ tức giận khó chịu thì sao có thể sống bình an đây?
Trời đất đã sinh ra dược thảo khiến vạn vật thoải mái, cũng sinh ra độc thảo đầu độc vạn vật. Trời đất dưỡng dục người lương thiện, quân tử cũng dưỡng dục tiểu nhân. Mặt trăng mặt trời chưa bao giờ chỉ soi sáng cho người lương thiện mà không soi sáng cho người ác. Nước biển chưa bao giờ chỉ thu nạp dòng nước tinh khiết, cự tuyệt dòng nước ô nhiễm. Cho dù chúng ta có bao nhiêu sai lầm khuyết điểm thì trời đất, mặt trăng mặt trời cũng chưa bao giờ yêu cầu chúng ta điều gì. Cho nên, chúng ta cũng không thể yêu cầu người khác, xa lánh người thương tổn đến mình mà cho đó là tiểu nhân, ác nhân. Hãy mở rộng lòng mình mà bao dung hết thảy, chúng ta sẽ được nhiều hơn!
Người xưa có câu: “Thái sơn bất từ thổ nhưỡng, hà hải bất trạch tế lưu” là có ý khuyên rằng: Làm người phải tiếp nhận được hết thảy mọi người, kể cả người không cùng suy nghĩ, quan niệm và hành vi thì mới có thể thành tựu chính bản thân mình.
Theo Letu.life
Mai Trà biên dịch
Cô chú anh chị cho con hỏi một câu vô thưởng vô phạt ạ. Con thấy trên bàn thờ nhà con có cái lư đồng, hai bên lủng lẳng 2 chùm đào mỗi chùm có 3 quả to đùng nhìn rất ngon. 🙂 Vậy 2 chùm đào ở 2 bên cái lư đồng ấy có nghĩa gì ạ?
Nam mô A Di Đà Phật.
TB: Con tìm hình tương tự trên net thì thấy có hình này ạ.
Theo truyền thuyết xưa, đào được xem là một trong những loại trái cây quý hiếm của trời đất. Bởi nó là biểu tượng của tuổi xuân, khi mà chỉ có mùa xuân mới đơm hoa, kết trái. Chính vì thế khi sử dụng trái đào trong phong thủy sẽ giúp gia chủ được trường thọ và giữ gìn thật lâu tuổi xuân cho chính mình. Đồng thời cũng giúp toàn bộ những người thân trong gia đình có thể đẩy lùi mọi bệnh tật, tránh tai ương và khỏe mạnh hơn.
Trích từ trang https://kimtuthap.vn/y-nghia-qua-dao-dong-tien-hoa-mai-trong-dong-xu-bat-quai-cua-viet-nam/
HOÀ THƯỢNG TUYÊN HOÁ KỂ CHUYỆN NGƯỜI ĂN MÀY NIỆM PHẬT CẢI TẠO ĐƯỢC VẬN MẠNG CUỐI ĐỜI VÃNG SANH CỰC LẠC QUỐC.
Có một gã ăn mày là Kỷ Đại Phúc , cũng tới lui chòi rơm lễ bái Hòa Thượng. Gã thỉnh vấn Hòa Thượng: “Tại sao đời này con lại bần cùng như vậy?” Hòa Thượng giảng giải đạo lý nhân quả ba đời và nói với gã :”Trong Kinh Thư nói: Do nhân gì đời này được phú quý? Là bởi đời trước trai tăng bố thí người nghèo; Do nhân gì mà đời này chịu cảnh nghèo hèn? Là bởi đời trước keo kiệt, là bởi đời trước keo kiệt không muốn cứu tế người nghèo.”
Kỷ Đại Phúc nói: “Con thường tự nghĩ, con đã không làm chuyện gì thiếu lương tâm, mà giờ đây bị cảnh cùng khốc phải đến từng nhà ăn xin, vậy chắc do đời trước con đã keo kiệt, bủn xỉn, không biết bố thí. Ngài có biện pháp nào cứu vãn cho đời sau của con không? “ Hòa Thượng đáp: “Quân tử học cách tạo mạng, chỉ cần ông bắt đầu từ đây, nỗ lực làm việc thiện, quảng tích âm đức; tức ông có thể tự tạo cho mình một vận mạng mới, vậy thì phúc nào mà cầu không được? Ngày xưa có vị Chu Kỳ, cũng là ăn mày, nhưng từ lúc ông ta hiểu rõ đạo lý nhân quả báo ứng, rồi nỗ lực tích lũy công đức, tu tạo cầu Song Thiện, mà đời sau ông đầu thai vào nhà Đế Vương, thọ hưởng tôn vinh phú quý ở ngôi vị Thái Tử. Đây chẳng phải là đã tự cứu vãn vận mệnh của mình hay sao?” Kỷ Đại Phúc nghe xong rất đỗi vui mừng, phát nguyện từ đây sẽ tích thiện tu đức và thỉnh cầu quy y Tam Bảo.
Từ đó về sau, lúc đi ăn xin, miệng ông niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” không gián đoạn. Khi xin được tiền, gạo, ông đem tế bần giúp người và qua nhiều năm tháng ông đều làm thiện như vậy không tiếc sức lực. Vào mùa đông năm Dân Quốc thứ 29 (1940) ông biết trước ngày vãng sanh mà an tường qua đời trong tiếng niệm Phật.
(Trích “Cuộc đời và Đạo Nghiệp của Hòa Thượng Tuyên Hóa)
KHI ĐỐN,CHẶT CÂY XANH CẦN HẾT SỨC LƯU Ý.
***Đào Nguyên xin chia sẻ một chút về chuyện chặt cây xanh tưởng chừng đơn giản, tuy nhiên bạn cũng chớ tùy tiện cẩu thả mà làm. Người thế gian không hiểu pháp chẳng nói làm gì, nhưng nếu bạn là người học Phật pháp ,Đạo pháp thì cần phải biết điều này: Không phải là tất cả, nhưng phần lớn cây cối, đặc biệt là những cây lâu năm, đều là nơi trú ngụ của Quỷ Thần, Thọ Thần và quyến thuộc. Muốn chặt những cây ấy, bạn cần niệm Phật hoặc dùng pháp Huyền Môn rồi tác bạch, thông báo trước ngày giờ cho họ biết để họ và quyến thuộc chuyển nhà. Nếu tùy tiện không thông báo trước dễ rước họa vào thân, có thể ảnh hưởng đến cả người thân trong gia đình .
***Chuyện này không phải đùa đâu, xin chớ có cẩu thả.Thầy tôi Cố Hòa Thượng Thích Viên Thành thường bảo: Các cây lớn ở đền chùa đều có quỷ thần cư ngụ. Ngay cả ở Chùa, quý Thầy muốn tỉa một cành nhỏ cũng cần phải tác bạch xin phép, cho họ có thời gian thu xếp nơi ở mới, nếu không thì rắc rối to. Bởi họ cũng như ta, cần phải có thời gian để thu xếp chuyện chỗ ở cho con cháu. Nếu đang yên đang lành ta phá nơi ở của họ, họ nổi tâm sân lên, lúc ấy khổ thật khó mà kham nhẫn được.
***Dân gian có câu: “Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt”. Những người đi rừng lấy gỗ hoặc săn bắt, khi ốm đau hoặc gặp xui xẻo chỉ biết do “rừng thiêng nước độc”. Họ chẳng biết cái thiêng ấy ở đâu ra, cái độc ở đâu ra, nên nói vậy. Chớ thực ra phần lớn đều do quỷ thần và các loài tinh mị gây nên vậy.
***Khi giảng kinh Địa Tạng, Ngài Tuyên Hóa dạy: “Ở những cây to đều có thần linh cư ngụ. Cỏ có thần cỏ (thảo thần), gỗ có thần gỗ (mộc thần), và cây có thần cây (thụ thần). Khi cây cối trở nên to lớn, già cỗi, thì được gọi là “quỷ thần thôn.” Tức là chỗ trú ẩn của quỷ thần. Vì quỷ thần thường chọn những cây đại thụ làm nơi nương náu. Nếu không có các loại đại thụ này thì quỷ thần sẽ rất khốn khổ; bởi chỉ có nương náu nơi những cây to, um tùm, thì quỷ thần mới cảm thấy an ổn và vui sướng. Vì thế, những cây cổ thụ to lớn được gọi là “quỷ thần thôn.” Hãy lưu ý ở chỗ này.
***Thời Tam Quốc, có một cây đại thụ lâu năm được mọi người gọi là “thần thụ”(cây thần). Tào Tháo bấy giờ chẳng những không tin, lại còn sai người đến đốn cây ấy đi. Sau đó, Tào Tháo bỗng dưng bị mắc chứng đau đầu dữ dội, suốt ngày đau đớn khổ sở; về sau phải mời Hoa Ðà đến chữa trị cho. Ấy là do ông ta đã đắc tội với quỷ thần – thần cây – mà ra vậy.
***Trong Tứ Phần Luật có nói rằng Tỳ Kheo không được phép đốn hoặc chặt những cây cối to lớn, um tùm, vì ở những cây đại thụ như thế đều có quỷ thần cư ngụ. Lại còn có loại tiểu ác quỷ nữa. Các tiểu ác quỷ thường nương náu trên cây cối và thị hiện thần thông, khiến cho người ta tin tưởng chúng.
***Ðiển hình là chuyện thọ Giới của cây Long Não (chương thọ) ở Chùa Nam Hoa (Trung Quốc ). Lúc chưa thọ Giới, vị thần cây thường hiển thị thần thông hễ ai có việc gì mà đến thắp nhang khẩn cầu thần cây thì đều được cảm ứng; Cảm ứng như thế nào..? Ví dụ như người bị đau ốm đến cầu xin, thì chỉ cần thắp nén nhang là liền được khỏi bệnh ngay hoặc có người bị mất đồ, bèn thắp hương cầu khẩn, thì liền tìm lại được những đồ đã mất—những chuyện “linh ứng” như vậy xảy ra rất nhiều.
**Những người đến cầu xin tưởng rằng đó thật là sự linh cảm, là Bồ Tát hiển linh, nên họ liền giết gà, mổ heo, mang thịt của đủ loại súc sanh đến cúng tế để tạ ơn, và thế là thần cây được hưởng “lộc ăn.” Song, thật ra, đó là một loại tiểu ác quỷ tác quái.
***Vừa rồi tôi có nói rằng nếu quý vị tin là có thần, thì thần tồn tại; mà không tin là có thần, thì thần cũng vẫn tồn tại! Có nhiều người cho rằng “tin thì có, không tin thì không có”; nhưng trong trường hợp này thì “tin cũng có, không tin cũng vẫn có” như thường!
***Thí dụ dưới đất có mỏ vàng, thì bất luận quý vị biết hay không biết, tin hay không tin, mỏ vàng vẫn nằm sờ sờ ở đó. Quý vị tin, tức là quý vị biết rằng có thần; còn quý vị không tin, có nghĩa là quý vị không biết rằng có những vị thần như thế, chứ không phải là không có thần! Ðó chẳng qua là vì quý vị hoàn toàn không có tri thức, không có trí huệ để nhận biết mà thôi. Vì vậy, chúng ta phải thận trọng, không nên hùa theo những kiến giải sai lầm, lệch lạc của người khác!”
Muốn chặt cây cần nhớ lời Phật dạy về Quỷ Thần?
**Theo Pháp Uyển Châu Lâm: “Luật Tăng Kỳ nói: “Thời Đức Phật tại thế, có Tỳ kheo Xiền-Đà, cần cây gỗ làm phòng ốc, có rừng cây Tát-la, liền đến khu rừng chặt cây, mang về sử dụng làm thành phòng ốc. Lúc bấy giờ trong rừng có quỷ thần nương dựa tại rừng này, nói với Xiền-đà rằng: Ngài đừng chặt cây ở đây, làm cho con cái bé nhỏ yếu đuối của tôi, phơi bày giữa mưa gió không có nơi nào nương nhờ!
Xiển-Đà đáp rằng: Quỷ chết lập tức rời xa, đừng ở lại trong này, ta không thích gặp ông. Nói rồi vẫn tiếp tục chặt cây như trước. Lúc ấy quỷ thần này liền khóc nỉ non khổ sở, dẫn các con nhỏ đi đến nơi Thế Tôn. Đức Phật biết rõ mà cố ý hỏi: Vì sao ông khóc vậy?
Thưa rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Tôn giả Xiển-Đà chặt cây rừng của con mang về dùng làm phòng ốc. Việc ấy khiến quyến thuộc của con gặp gió mưa thì phơi bày không nơi nương nhờ, phải nhờ cậy nơi nào?
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn, vì quỷ thần này, tùy thuận thuyết pháp cho nghe, buồn lo khổ sở lập tức trừ diệt. Cách chỗ Đức Phật không xa cũng có cây rừng, Đức Thế Tôn chỉ về nơi ấy để họ đến đó cư trú. Xong xuôi, đức Phật trách Ngài Xiển-Đà rồi khuyên răn các đệ tử rằng: Như Lai cư trú một đêm ở nơi này, hai bên có cây cối và mọi người, thì làm thành tháp miếu, vì vậy thần linh vui mừng đến nhờ cậy, làm sao lại thô lỗ mắng nhiếc họ?”
***Còn luật Tứ Phần nói: “ Đức Phật cũng không cho phép chặt cây thần linh cư trú, nếu chặt thì mắc tội Đột kiết la.”
***Còn trong kinh Chính Pháp Niệm nói: “Nếu có chúng sinh trì giới tách rời tà kiến, thấy người chặt phá cây lớn là nơi cư trú của quỷ thần – Dạ xoa, La sát thì người ấy che chở bảo vệ khiến không chặt phá, các quỷ thần này không làm não hại đến người, nhờ vào cây thọ hưởng vui vẻ, không có cây thì khổ sở phiền muộn. Người này mạng chung sinh đến cõi trời Hoan Hỷ, thọ nhận sung sướng vui vẻ; từ cõi trời mạng chung, nếu được làm thân người Nam hay Nữ đều xinh đẹp như hoa , Nam ra Nam Nữ ra Nữ , giàu có và yên ổn.”
Đệ tử Đào Nguyên pháp Danh Tịnh Quang chúc các ban đạo hữu tinh tấn.
Nguồn: Đào Nguyễn