Thời thiếu niên đã xảy ra số việc bên người, có tác dụng thúc giục mạnh mẽ ngài [hòa thượng Hải Hiền] kiên định, không thay đổi bước vào con đường xuất gia những ngày tháng sau này.
Tính tình thím Tám của hòa thượng không tốt, rất bá đạo, thường xuyên đánh mắng người và hàng xóm. Có một lần lúc bà ta đánh mắng Thím Năm, đã xé rách lột sạch sẽ quần áo của thím Năm. Về sau rất nhiều sự việc liên tiếp xảy ra trên người, đều ứng với câu tục ngữ: ác hữu ác báo. Thím Tám sinh được bốn đứa con trai, đều chết yểu; lưỡi thím Tám cứ bị răng của chính mình cắn thủng (chính là tục ngữ người ta nói “nhai cuống lưỡi”), cứ chảy máu tươi, cứ thế cho đến cả cái lưỡi đã bị chính mình nhai mất, cơm cũng không ăn được. Về sau, thím Tám khi ở cữ sanh con gái vào năm 32 tuổi, chết một cách đau đớn.
Tình cảnh bi thảm vào lúc bà ta chết, làm cho chị của Hòa thượng Hải Hiền sợ đến bị triệu chứng thần kinh. Bác Tám tự mình cũng vừa tức vừa bệnh vĩnh biệt nhân thế. Mẹ của hòa thượng Hải Hiền nhìn thấy thím Tám ngày đêm sáng tối thị phi, sau cùng hình dạng chết đi rất khó coi, thì nói cho hòa thượng Hải Hiền biết, nhất định phải ghi nhớ, tuyệt đối không thể học bà ta. Bà nói với hòa thượng Hải Hiền: “Đối người phải hòa thiện khoan hậu, tuyệt đối đừng làm ác tạo tội!” Lời của mẹ đã khắc sâu vào trong tâm trí của hòa thượng.
Ngoài ra, một việc cũng ảnh hưởng rất lớn đối với hòa thượng Hải Hiền lúc nhỏ. Một lần, ngài trồng được một trái bí đao lớn, bị em trai họ trộm mất. Hòa thượng ba ngày liên tiếp không ngừng nhắc mãi: “Ai trộm mất bí đao của tôi, thì cho người đó nổi mụn nhọt, bị bệnh.” Ai dè sau ba ngày, em trai họ của hòa thượng bị nổi mụn bệnh thật, nằm liệt giường, khổ nói không nên lời. Sau khi thím biết được, tìm đến ngài nói: “Con đừng niệm nữa, em trai con chỉ là hái một trái bí đao, thì con trù đến nó toàn thân mọc mụn nhọt, đau đến kêu cha kêu mẹ luôn.” Hòa thượng Hải Hiền kinh ngạc vô cùng, lòng nghĩ: Ý nghĩ của con người thật có sức mạnh đến như vậy sao? Thế là lập tức chữa lại niệm rằng: “Mau làm cho em ấy khỏe lại đi! Mau làm cho em ấy khỏe lại đi!” Bệnh của em trai họ thật sự được khỏe lại nhanh chóng.
Niệm cái gì thì sẽ hiện cái đó, nên không thể niệm ác được nữa. Bất kể có phải là trùng hợp hay không, từ đó về sau, ngài cũng không dám trù người nữa, không dám oán hận người nữa. Việc này làm cho ngài hiểu rằng sự bất khả tư nghì của niệm lực. Tuy rằng ngài không đọc qua sách Thánh hiền, không học qua kinh điển của Thánh hiền, thế nhưng, bản tánh ngài lương thiện, tâm địa thanh tịnh từ bi, thường xuyên có thể đạt được sự lợi ích trong cuộc sống hằng ngày.
Theo lời đồn, vào năm Hòa thượng Hải Hiền 18 tuổi, chân của hòa thượng mọc mụn độc, lỡ loét mảng to, rất nặng. Mẹ cầu thầy tìm thuốc khắp nơi cho ngài, đều không có cách cứu được ngài. Sau cùng ngài hiểu rằng, đây là bệnh nghiệp chướng, ngài hiểu được nhân quả báo ứng, than oán rằng: “Diệu dược nan y oan nghiệp bệnh.” Thế là vứt bỏ thuốc men, chuyển lại cầu Quán Âm Bồ Tát.
Dân gian Trung Quốc không ai không biết Quán Thế Âm Bồ Tát. Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn, có cầu có ứng. Vì thế ngài một lòng rất chân thành xưng niệm Thánh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát. Sau khi niệm hơn một tháng, mụn độc tự nhiên khỏi. Đây là cảm ứng! Cho nên ngài đối với Quán Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn tin sâu không nghi, lại càng tin chắc Bồ Tát thật sự từ bi, tuyệt đối không có vọng ngữ. Niệm Phật, niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thật có thể giải quyết vấn đề.
Danh hiệu công đức bất khả tư nghì, niệm lực bất khả tư nghì. Thế nhưng tại sao có người niệm thì không linh, ngài niệm thì linh vậy? Đó là vì ý niệm của ngài thuần, ngài chuyên tâm, không có vọng tưởng và tạp niệm nhiều. Nếu là một lòng chuyên niệm, niệm niệm đều sẽ linh nghiệm. Hòa thượng Hải Hiền bản tính thật thà, nghe lời, thật làm, có tâm chân thành, tâm thanh tịnh và tâm cung kính. Đầy đủ những điều kiện này, ngài niệm thì hữu hiệu. Là lòng tin và niệm của ngài đã trị khỏi bệnh cho chính mình.
Từ đó, Hòa thượng Hải Hiền biết rằng đường sanh tử hiểm, tử sanh là việc lớn. Thế là ngài sanh khởi tâm xuất ly. Năm ngài 19 tuổi, anh ba 22 tuổi vì bệnh mất sớm, điều này khiến cho hòa thượng Hải Hiền kiên định đến cùng quyết tâm xuất gia tu hành.
Người mất sau 49 ngày đi về đâu?
Thầy Thích Trúc Thái Minh
https://www.youtube.com/watch?v=1T_PXWErBjk
https://www.youtube.com/watch?v=3HHh_xBmqx8
Có 3 vị Tăng người Việt Nam sang Tu học ở Ấn Độ, trước khi về nước có đi tham quan một số địa danh lịch sử của Phật Thích Ca. Trong một hang động nơi Phật Thích Ca từng thiền định, cả 3 vị đều khắc tên mình lên vách đá. Sau khi về nước thì 1 vị cảm thấy rất ăn năn, sư nghĩ mình có là gì đâu mà khắc tên lên vách đá, mạo phạm chốn thiêng. Kể từ đó hàng ngày Sư lễ niệm, sám hối về tội đó. Sau nhiều năm, sư có dịp quay lại và ngay lập tức tìm đến hang đá đó thì điều kỳ lạ đã xuất hiện. Tên của 2 vị Tăng kia vẫn còn nhưng tên của Sư thì biến mất, không còn dấu tích.
Lời kể của một vị Ni Sư về Thầy dạy của mình.
Hoa sen ở Tây Phương Cực Lạc do đâu mà có?
Thế giới đó là thế giới Liên Hoa. Đến đâu cũng thấy hoa sen, hoa sen từ đâu đến? Mỗi người trong mười phương thế giới, phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, khi họ phát tâm này liền có một đóa sen.
Trong thế giới Cực Lạc, đến đâu cũng thấy ao Thất Bảo, trong ao Thất Bảo có hoa sen, có người phát tâm niệm Phật, thì hoa của họ càng lớn, càng to. Tương lai Vãng sanh, Phật A Di Đà dùng đóa hoa này của họ, trên hoa sen đó có tên của họ, cầm đóa hoa đó đi tiếp dẫn họ, ánh sáng màu sắc hoa lớn, hay nhỏ đều do công phu niệm Phật của mỗi người mà thành tựu. Chúng tôi thấy hoa sen người khác lớn, ánh sáng màu sắc đẹp hơn của mình, là do người ta niệm Phật thâm sâu hơn mình.
Hoa sen từ đâu mà có? Đến đâu cũng đều nhìn thấy hoa sen thì sẽ biết số người trong mười phương vãng sanh đến thế giới cực lạc là bao nhiêu? Là Liên Hoa Hoá Sanh.
Chủ Giảng: Hoà Thượng Thượng Tịnh Hạ Không.
Ngủ Nhiều Có Những Lỗi Gì?
https://www.youtube.com/watch?v=mNKnCmazLw0