Lão cư sĩ Lâm Thanh Giang, quê của ông ở một làng bên bờ biển ở Ngô Thê, hiện ở số 15 đường Đại Trí, thành phố Đài Trung. Ông tự kể lại khi mới vừa sinh ra đời, liền đã chịu một tai nạn lớn. Do vì nhà ông ở bên bờ biển, ông mới sanh hai mươi ngày bị trời mưa lâu, nước biển dâng lên, có mấy làng đã bị nước biển dâng lên cuốn đi, biến thành biển cả mênh mông, nhìn không thấy bờ mé! Cả nhà ông ta vội vã dùng chiếc bè tre đánh cá, chất hết người cả nhà và lương thực lên trên chiếc bè tre đó, mặc cho nước cuốn trôi, trong đó có một người sản phụ bồng một đứa trẻ chưa đầy tháng, đó là Lâm Thanh Giang. Ở trên chiếc bè tre đó trôi nổi 20 ngày
, thật là chín phần chết, một phần sống. Vượt qua lần tai nạn này có người nói: “Nạn lớn mà không chết, ắt có phúc về sau”. Cái hạnh phúc đó của Lâm lão cư sĩ là cái gì? Có lẽ chính là việc về già được sự lợi ích do học Phật nghe pháp.
Lâm lão cư sĩ tư chất thông minh tự nhiên, tuổi thiếu niên đi học rất có trí nhớ, phần lớn những sách đọc qua rồi thì không quên, cho nên những thứ ông đã học như: địa lý, y học, số mạng, bốc thuật (coi bói), tướng thuật và thơ văn, thảy thảy đều giỏi, có thể cùng với người nói chuyện trên trời dưới đất gì cũng được. Mặc dù nghề nghiệp của ông là buôn bán, nhưng nếu có thời gian rảnh, ông liền khám bệnh bốc thuốc cho người bất kể là trị những chứng bệnh khó khăn gì, phần nhiều là thuốc đến là hết bệnh, cho nên những bệnh nhơn được trị khỏi khắp nơi rất nhiều, hết thảy đều là kết duyên, không bao giờ nhận tiền của ai, cho nên ở trong làng những bà con bạn bè đều khen ông là: “đệ nhất thiện nhơn”. Do bởi nhân duyên làm lành mà vốn dĩ y theo ngày tháng năm sanh của ông tự coi số thì thọ mạng tối đa của ông là năm mươi bốn tuổi, so với lúc ông vãng sanh hồi năm ngoái là bảy mươi chín tuổi, tính ra thọ thêm được hai kỷ, nếu như không thọ thêm hai mươi bốn năm thì cũng đã sớm giống như những người thường, đi vào luân hồi lục đạo rồi!
Cơ duyên học Phật của Lâm lão cư sĩ là vào lúc nhà ông ở đường Dân Tộc, thành phố Đài Trung làm hàng xóm với cư sĩ Giang Ấn Thủy. Giang cư sĩ mới rủ ông đi nghe kinh, niệm Phật với lão ân sư Lý (Lý Bính Nam), rồi thọ đại giới Bồ Tát. Từ đó hai thời khóa sáng tối không gián đoạn, đều là cùng ông bạn già đồng ra vào cùng nhau tu trì. Ông chẳng những tự tinh tấn tu hành, đối với việc dạy dỗ con cái, ông cũng rất chăm chỉ, tạo thành một gia đình Phật tử thuần thành, nhất là đối với đứa cháu nội Diệu Đường càng chú trọng, đặc biệt mỗi sáng chủ nhựt vào tuần lễ Đức dục Nhi đồng của liên xã, ông đều bảo cháu nội Diệu Đường đến tham gia niệm Phật, nghe chuyện. Về sau lại khích lệ cháu nội gia nhập lớp bổ túc Quốc văn, sau khi học xong lớp bổ túc Quốc văn lại tham gia đại hội diễn giảng của thanh niên tân xuân ở Liên xã. Diệu Đường trước sau đã có bốn lần kinh nghiệm, đây đều là do sự hun đúc của ông nội, Diệu Đường chẳng những ăn nói lanh lợi mà còn do cội gốc gia đình có ăn học (có gien) được truyền thừa y bát của ông nội (những sở đắc của ông nội), chí nguyện sau này cũng muốn hành nghề chữa bệnh làm nghĩa giúp đời, cứu giúp những người bệnh.
Lão cư sĩ Lâm Thanh Giang năm rồi bảy mươi chín tuổi, sức khỏe bỗng suy yếu, tứ đại không điều hòa, nằm bệnh triền miên sáu tháng, nhưng lúc ông đau đớn vì bệnh, chỉ cần người trong nhà ở trước mặt ông, vì ông mà niệm Phật thì ông không có kêu đau gì cả, về sau các người trong nhà bèn chia ban ra niệm Phật suốt ngày đêm không ngớt và thỉnh ân sư Bính Công về khai thị cho ông, dạy cho ông buông bỏ vạn duyên, nhứt tâm niệm Phật. Đến ngày 22 tháng 12 ÂL lúc nửa khuya, Diệu Đường nhắm mắt niệm Phật bên ông nội, bỗng nhiên nhìn thấy một đám người muốn xông vào cửa lớn, nhưng hai bên cửa lớn: phía bên trái có Bồ Tát Già Lam Thánh chúng đứng, tay cầm đại quan đao, phía bên phải có Hộ pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát đứng, tay cầm hàng ma chữ. Hai vị Bồ Tát này dùng đại quan đao và hàng ma chữ chận đứng đám người đó lại rồi đuổi đi; nhưng không bao lâu lại có một đám người khác đến nữa, liên tiếp ba lần đều như thế, Diệu Đường nhìn thấy cảnh này rất rõ ràng, liền biết là oan nghiệp đời trước đến đòi nợ bị thần hộ pháp của Phật giáo chặn đứng đuổi đi… Sáng sớm lão cư sĩ nói với con dâu (mẹ của Diệu Đường) rằng: “Tối nay Ba sẽ vãng sanh Tây phương”.
Diệu Đường liền chạy đến Liên xã thỉnh các vị trợ niệm, có ban trưởng ban Vũ Đức là Hoàng Thái Vân và một số người đến trợ niệm cho ông, từ sáng sớm ngày đó bắt đầu niệm, niệm đến hơn 10 giờ tối. Sau khi các vị trong ban hộ niệm đi về, thì cả nhà do Diệu Đường hướng dẫn niệm Phật, không bao lâu, bỗng nhìn thấy một đạo hào quang từ cửa xẹt vào đối thẳng với tượng Phật A Di Đà, liên tiếp ba lần phóng ánh sáng như thế, lúc đó lão cư sĩ Thanh Giang trên mặt lộ vẻ khoan thai vui vẻ, miệng mỉm cười vãng sanh Tây phương, lúc đó đúng 11 giờ đêm. Vì phải sắp đặt bàn linh đang lúc Diệu Đường muốn đi ra ngoài cửa để đi mua đèn cầy, thì thấy hào quang rực rỡ trên hư không từ hướng Tây chiếu thẳng vào nhà, vì nhà của ông tọa vị hướng Đông, quay về hướng Tây. Lúc Diệu Đường về nhà thì người anh đang niệm Phật bên ông nội nói với Diệu Đường rằng: “Lúc em đi ra ngoài mua đèn cầy, anh đang niệm Phật ở đây thì bỗng có một làn hương thơm bay lại, không phải mùi của đàn hương, cũng không phải là mùi thơm của hoa, mà là mùi thơm rất lạ ở thế gian này ít có!”. Cả nhà đều chuyên tâm nhứt ý niệm Phật mãi đến trời sáng không dứt đoạn. Đã trợ niệm được tám giờ, lúc đó bà nội của Diệu Đường muốn đến bên người bạn đời đã từ giã cõi trần, khó tránh khỏi buồn thương liền nhè nhẹ vén cái mền đang đắp ra thì bỗng nhiên một mùi thơm lạ sực nức mũi! Con cháu, mọi người cả nhà, ai cũng đều khen ngợi Phật pháp vô biên không thể nghĩ bàn!
Do bốn tướng lành ở trên, suy ra thì biết lão cư sĩ Lâm Thanh Giang, chắc chắn vãng sanh Tây phương không còn nghi ngờ gì nữa. Con dâu của ông càng khen ngợi may nhờ Phật, Bồ Tát gia bị nên vãng sanh vào ban đêm, trợ niệm tròn đủ tám giờ, không có động đến thân thể ông, cũng không có ai khóc, được sự thuận lợi cho việc trợ niệm vãng sanh, nếu không thì lục thân quyến thuộc mấy chục người thân thiết nhưng họ chưa từng biết niệm Phật nghe pháp, vừa nghe người thân qua đời, chắc chắn chen chúc mà đến, làm sao có thể ngăn được họ không gào khóc om sòm. Đây cũng là phước báo thù thắng của Lâm lão cư sĩ lúc lâm chung vãng sanh Tây phương không có chướng ngại.
Trích Những Chuyện Niệm Phật Cảm Ứng Mắt Thấy Tai Nghe
Tác giả: Lâm Khán Trị
Dịch giả: Thích Hoằng Chí
Em phát hiện ra là nhai nuốt vỏ chanh, cam, quýt sẽ tạo ra nhiều kháng nguyên và kháng thể miễn dịch giúp phòng bệnh và chữa bệnh đậu mùa khỉ ạ.
Sau khi nhai nuốt vỏ cam/ chanh / quýt, 3 tiếng đồng hồ sau ta xét nghiệm máu sẽ thấy có nhiều kháng nguyên, kháng thể, bạch cầu đặc hữu ạ.
Mình có quen một người anh, anh ấy cũng biết các vị thuốc thảo dược chữa bệnh nhưng anh ấy chỉ hay dùng một vị thuốc: mỗi lần mua 10kg chanh (chanh cây), chỉ lấy phần vỏ chanh, đem sắc thuốc trong ấm như sắc thuốc bắc uống. Anh đó bảo ngừa ung thư, covid…. 😁
1. Em nghĩ nên bổ sung thêm nội dung “xét nghiệm nồng độ oxi máu” vào việc khám chữa bệnh. Vì việc các cơ quan nội tạng và các tế bào không đủ lượng oxi theo nhu cầu sẽ gây ra nhiều bệnh và trục trặc cho cơ thể ạ.
2. Em hiểu ra rằng các bệnh liên quan đến tâm thần kinh như mất ngủ, suy giảm trí nhớ, trầm cảm, tâm thần phân liệt,…có liên quan chặt chẽ đến việc các tế bào não và các trung khu thần kinh thiếu nguyên tố oxi. Tế bào não thiếu oxi càng trầm trọng thì bệnh càng nặng. Giả dụ giống như cần 2 tỷ nguyên tố oxi mà máu chỉ cung cấp được lên não 1 tỷ nguyên tố oxi ạ .Vì vậy nếu chúng ta bào chế được loại thuốc gì đó giúp não đủ hoặc dư lượng nguyên tố oxi thì các bệnh tâm thần kinh được điều trị ổn định và triệt để ạ.
3.Em tin rằng dù già hay bệnh cỡ nào, nếu cơ thể có đủ oxi theo nhu cầu thì sự sống vẫn còn, tính mạng vẫn còn, không chết.
4. Em hiểu rằng cơ thể thiếu oxi có thể do trong cơ thể có nhiều gốc tự do quá.
5. Em mong rằng y học sẽ nghiên cứu và bào chế thành công thuốc viên hoặc thuốc tiêm vừa giúp bổ sung nguyên tố oxi vừa đào thải các gốc tự do nhằm đảm bảo cho cơ thể luôn có đủ lượng oxi cần theo nhu cầu. Nếu được như vậy có lẽ ước mơ của con người về không già không bệnh không chết là khả thi, nằm trong tầm tay ạ.
6. Có một số người bệnh dùng máy thở oxi nhưng vẫn không khoẻ hơn có lẽ cơ thể họ đủ oxi dạng khí nhưng thiếu oxi dạng lỏng và oxi ở dạng rắn ( thức ăn) ạ.
Mong cho ai cũng bình an bình yên mãi mãi vĩnh viễn, khoẻ mạnh mãi mãi vĩnh viễn, hạnh phúc mãi mãi vĩnh viễn.
Mong cho ai cũng có tất cả những điều tốt đẹp mãi mãi vĩnh viễn.
Mong cho ai cũng có tất cả những đức tính tốt mãi mãi vĩnh viễn.
Truyền ơi,
Hàng ngày bạn có niệm Phật cầu vãng sanh không? 😉
Mình mơ ước được vãng sanh lắm bạn. Bởi vì được sống ở cõi Phật, chỉ toàn Phật, Bồ Tát, toàn những bậc thánh thiện rất là thích. Đôi khi mình thấy cuộc sống có người này người kia ghét mình, không ưa mình, ước muốn vãng sanh trong mình càng mãnh liệt.
Ngọc Truyền là pháp danh của mình.
Có đôi khi mình muốn xin chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ cho mình xây dựng ở nơi đây trở thành cõi Cực Lạc Tịnh Độ.
Rồi mình đối diện với những thương ghét, ác độc của thế gian. Mình nản lắm. Mình xin Phật cho con được trở về bên Phật. Vì tâm ác của chúng sinh con nhắm sức con giúp chúng sinh không được.
Mình không muốn theo đuổi tiền bạc thế gian. Mình chỉ muốn ráng tu để được sống ở một cõi chỉ toàn các bậc thánh thiện.
Lời Khai Thị của Đức Tuyên Hoá Thượng Nhân:
Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung.
Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Ðộ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
Có người có thể sẽ nghi vấn: “Phật A Di Đà” chỉ là một câu Phật hiệu mà bà già hay xưng tụng, có sức mạnh gì chứ? Có người hỏi một vị pháp sư: “Bốn chữ A Di Đà Phật thật có sức mạnh lớn như thế sao?” Pháp sư vừa nghe liền mắng người hỏi rằng: “Đồ vô lại!” Người kia ngơ ngác không hiểu vì sao bị mắng, liền lớn tiếng hỏi lại rằng: “Tại sao Ngài lại có thể mắng người ta chứ?” Pháp sư cười rằng: “Anh xem, mới có ba chữ “đồ vô lại” đã có sức mạnh lớn như thế, nó đủ để thay đổi tâm của anh, còn bốn chữ “A Di Đà Phật” làm sao lại không có sức mạnh được chứ?”
Tịnh Không pháp sư
Cho con xin địa chỉ liên lạc với Ban HN ở Bắc Giang đựoc không ạ? Con xin cảm ơn ạ
Bạn thử tìm ở gần thành phố Bắc Giang xem sao chứ hiện tại mình không tìm thấy BHN nào ở thành phố của bạn cả. A Di Đà Phật.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/02/gia-quyen-nen-lam-gi-khi-nguoi-benh-da-bi-bac-si-che/