“Giữ được khẩu nghiệp, thành Phật một nửa”. Đó là lời răn nhắc tu hành cho nữ chúng tại gia cũng như xuất gia của sư bà Chiếu Pháp ở Phật Hóa Thiền Tự, là một trong 5 ngôi chùa cổ lớn nhất tại núi Cửu Hoa, huyện Thanh Dương, tỉnh Anh Huy, Trung Quốc.
Sư bà Chiếu Pháp sinh vào ngày 12, tháng 3, năm Đồng Trị thứ 11 đời nhà Thanh (1866). Tháng 2, năm 1994, vì tuổi cao sinh bệnh, sư bà đến nương náu ở Phật Hóa Thiền Tự, lễ pháp sư Tịch Vân làm thầy. Pháp sư Tịch Vân trị bệnh cho sư bà trong 4 tháng thì hoàn toàn bình phục. Từ khi xuất gia đến lúc viên tịch, sư bà chưa từng nói một lời thừa, miệng luôn niệm A Di Đà Phật; có người hỏi chuyện, nếu liên quan đến việc tu hành thì trực tiếp khai thị, chỉ dạy; nếu không liên quan đến việc tu hành thì im lặng không nói một câu. Sư bà sống vô cùng giản dị, tất cả mọi việc ăn, ở, đi lại đều tự mình lo liệu, chưa từng nhờ người khác giúp đỡ. Tấm lòng của sư bà rất từ bi, thiện nam tín nữ nào đến thăm, sư bà đều vỗ lên đỉnh đầu gia trì cho họ; với những người bị bệnh khổ dày vò, sư bà thường xoa bóp, vỗ về giúp họ bớt đau nhức; sư bà luôn hành Bồ-tát đạo cứu thế gian đầy đau khổ. Ngày 20-11-2002, sư bà viên tịch, hưởng thọ 136 tuổi. Năm năm sau, ngày 08-12-2007, pháp sư Tịch Vân kiểm tra thấy nhục thân của sư bà vẫn không bị thối rữa, bèn lấy vàng dát lên, lập điện để thờ phụng.
Sư bà từng dạy rằng: “Nữ chúng dù là tu hành tại gia hay xuất gia, nếu có thể giữ được khẩu nghiệp là đã thành Phật một nửa. Nên biết:
– Khẩu nghiệp là nghiệp lực khó chế phục nhất của nữ chúng.
– Khẩu nghiệp là trở lực lớn nhất ngăn cản nữ chúng chứng đạo.
– Khẩu nghiệp là đòn sát thương chí mạng nhất đối với công phu tu hành của nữ chúng.
– Khẩu nghiệp là nghiệp nhân chủ yếu khiến nữ chúng đọa vào các đường ác.
– Khẩu nghiệp là phản lực lớn nhất đối với việc vãng sanh Tây Phương của nữ chúng.
– Khẩu nghiệp làm cho đạo tràng không được thanh tịnh, thị phi liên miên.
– Khẩu nghiệp làm cho Tăng đoàn không được hòa hợp, đạo pháp suy vi.
– Khẩu nghiệp làm cho chúng sinh thối thất tâm đạo, chặt đứt căn lành của người khác.
Tội của khẩu nghiệp vô cùng nặng nề, nữ chúng tu hành nếu không dứt trừ 4 loại khẩu nghiệp: nói gian dối, nói lời ác, nói đôi chiều, nói thêu dệt, thì chịu vô lượng khổ nơi 3 đường ác trong nhiều đời nhiều kiếp, không biết ngày nào được thoát ra. Vì vậy nữ chúng đồng tu khi đối nhân xử thế phải nên cẩn thận giữ gìn lời ăn tiếng nói của mình mới có thể không bị đọa lạc trong luân hồi, chịu khổ nơi đường ác.
Nam mô A Di Đà Phật!”
Tịnh Nguyên tổng hợp từ:
http://www.xuefo.net/nr/article5/52341.html
http://fo.ifeng.com/news/detail_2011_11/21/10794481_0.shtml
Chào mọi người,
Nhờ đọc bài về cư sĩ Lưu Tố Thanh trên trang web này mình mới phát hiện ra một cách hành trì. Nếu bạn nào thấy niệm Phật mà vọng niệm dữ quá chưa thể chế phục được thì ngoài các cách các Tổ sư truyền lại thì mình thấy cách mới này khá hiệu quả dùng cho thời gian đầu cho quen để bớt vọng niệm đó là ĐÁNH MÁY, mở word hoặc bất cứ phần mềm gõ chữ nào lên trên điện thoại hay máy tính cũng được, cứ gõ A DI ĐÀ PHẬT hoặc NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, vì mình phải tập trung gõ cho đúng chữ nên bớt hoặc ít vọng niệm xen tạp, chỉ có tập trung đọc thầm rồi gõ thành ra trong đầu chỉ có câu niệm Phật.
Cư sĩ Lưu Tố Thanh viết 108 cuốn chỉ toàn A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn nào làm thử thấy được thì áp dụng nhé.
Nam mô A Di Đà Phật
Cách này mình chưa thử bao giờ nhưng cũng thấy hay. Có điều vừa niệm vừa gõ chữ như vậy có chậm lắm không bạn? 🙂
Mình nhầm, người viết 108 cuốn A DI ĐÀ PHẬT là cư sĩ Lưu Tố Vân, cư sĩ Lưu Tố Thanh là chị cư sĩ Lưu Tố Vân.
Vấn đề nhanh chậm thì mình theo quan điểm niệm Phật của Pháp sư Tịnh Không, niệm sao cho tậm thanh tịnh, không khởi niệm nào khác ngoài A DI ĐÀ PHẬT nên nếu niệm mà ít bị vọng niệm thì nhanh chậm không thành vấn đề. Mà cách gõ chữ đánh máy này mình thấy áp dụng thời gian đầu để ít vọng niệm bớt chứ về lâu về dài vẫn niệm bằng miệng là chính 😀
Nam mô A Di Đà Phật
CHÀO CẢ NHÀ. tôi cũng hay bị vọng tưởng và tập ý xen vào khi niệm Phật. có thể nói gợi ý của độc giả Việt trên đây là rất hay. chắc tôi cũng sẽ thử áp dụng cho mình. xin cảm ơn
CON LÀM NGHỀ KINH DOANH BUÔN BÁN, ĐÃ BUÔN BÁN THÌ KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI DỐI, KHÔNG NÓI DỐI THÌ CHẲNG THỂ CÓ LỜI. KHÔNG CÓ LỜI THÌ LÀM SAO CON NUÔI SỐNG GIA ĐÌNH CON ĐƯỢC! CON PHẢI LÀM SAO BÂY GIỜ?
Phật dạy chúng ta: “Thực hành ngũ thiện, từ bỏ ngũ ác”. Phẩm trước giảng rất nhiều, Thập ác ngũ ác nhất định phải dứt, quyết bỏ không làm. Khó nhất là khẩu nghiệp, vọng ngữ.
Tôi gặp rất nhiều đồng tu làm nghề kinh doanh. Đã buôn bán thì không thể không nói dối, không nói dối chẳng thể có lời. Điều này khó mà không phạm được, họ hỏi tôi phải làm sao? Thật ra con người không biết, kiếm tiền được hay không, nhiều hay ít là do số phận. Số không giàu thì làm thế nào cũng chẳng thể giàu. Hiểu rõ nguyên lý này rồi quí vị sẽ chẳng nói dối, chẳng lừa ai nữa, quí vị sẽ chỉ nói thật. Không dối trá, không nói 2 lưỡi, không nói ác khẩu, không nói lời thêu dệt, hoa mỹ, nhất định sẽ có ích cho quí vị. Tài sản trong đời quí vị sẽ tăng trưởng, không tổn thất, vì sao quí vị laị không làm?
Nếu nói dối, nói 2 lưỡi, dùng những thủ đoạn bất chính để kiếm tiền, thì tài sản trong số mạng của quí vị đã bị khấu trừ rồi. Rất nhiều người không hiểu điều này.
Gần đây tôi xem VCD của một người Nhật, tên là Đạo Thạnh Hòa Phu, hết sức cảm động. Ông ấy biết rõ nguyên lý trên nên suốt đời sống chân thành, không dối gạt một ai. Và còn thế nào nữa? Ông nhất định không dùng của bất nghĩa. Như chẳng bao giờ tham gia buôn bán đầu cơ, ông giải thích thế nào? Đó là của cải chẳng nhọc công mà có. Ông luôn quả quyết tôi yên tâm khi kiếm tiền một cách nhọc nhằn. Đo đó cả đời kinh doanh mà chẳng bao giờ lỗ, năm nào cũng lãi.
Rất nhiều doanh nghiệp vô cùng ngạc nhiên vì khi kinh doanh thì phải có lời có lỗ. Tại sao riêng ông ấy không bao giờ lỗ? Ông đã nói một câu rất thuyết phục: Làm theo lương tâm, không để đánh mất lương tri. Lương tâm là những gì? Ngũ giới thập thiện chính là lương tâm, quyết không lừa dối một ai. Công ty của ông sản xuất đúng giá đúng chất lượng, không tham lãi nhiều, để giá thấp hơn, tiện lợi cho khách hàng. Sản phẩm tốt mà ai cũng mua dễ dàng vì giá rẻ, hợp tình hợp lý. Cổ nhân thường nói: Buôn bán lời được ba phân là khá lắm rồi. Chẳng ham lãi nhiều thì cả đời yên ổn, có cuộc sống thật sự viên mãn, hạnh phúc.
Đặt lợi nhuận của nhân viên lên hàng đầu, cho nên nhân viên công ty ông đều gắn bó đến già, thậm chí con trai họ cũng tham gia vào công ty. Gặp lúc khó khăn, đơn đặt hàng đột ngột ít đi, bão táp ngành kinh tế ập đến, mà công ty không cắt giảm bớt người, dù là lao công vặt, cho nên công nhân được bảo đảm quyền lợi. Đơn đặt hàng ít thì công việc ít đi, họ xoay sang cách khác: Đi nghiên cứu, đi học. Nghiên cứu cải thiện sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, không để công nhân ngồi không. Ông cho họ nghiên cứu, học hỏi, nên việc kinh doanh của ông không bao giờ thất bại.
Nếu chúng ta theo lời Phật dạy thì lẽ gì không gặp điều tốt lành? Lẽ nào không hạnh phúc? Nếu quí vị không tin thì đành chịu, nếu quí vị tin thì hãy thực hiện. Trong số phận mỗi người có, là do ta tu từ kiếp quá khứ. Kiếp này tu nữa thì số phận càng tốt hơn, càng không ngừng tăng trưởng, phước báo về sau không dứt. Thế nên con người chẳng nên làm việc xấu, chẳng thể lừa gạt kẻ khác. Đấy là chân lý phải nắm rõ.
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
Quý liên hữu hoan hỉ cho hỏi đạo tràng của cư sĩ Lý Mộc Nguyên ở Singapore mà trước kia lão pháp sư Tịnh Không hay giảng kinh nay có còn không? Nếu còn thì cho mình xin địa chỉ nếu tiện ạ. A Di Đà Phật.
17-19 đường Kim Yam Road
Phật giáo Cư sĩ Lâm Singapore.
Xin tri ân liên hữu Nhật Thuần nhiều lắm. Liên hữu hoan hỉ cho biết thêm địa chỉ ấy ở thành phố nào, hay quận nào, thị trấn nào không? Nếu chỉ có tên đường e rằng người không phải dân bản xứ như mình sẽ vất vả lắm để tìm.
Bạn có biết gì thêm về nơi ấy không? Như họ có nhận nguời đến ở lâu tu tập không? Có nguời Việt mình có ai tu ở đó không? Hay có ai nói tiếng Việt để khi cần giúp đỡ mình hỏi không? Xin lỗi liên hữu mình hỏi hơi nhiều nhé. 🙂 À mà mình tò mò hỏi thêm không biết từ ngày cư sĩ Lý Mộc Nguyên vãng sanh, ai thay thế ngài ấy điều hành một đạo tràng lớn như thế ạ?
A Di Đà Phật
Bài pháp ngắn tưởng về cố lão hòa thượng Tịnh Không rất súc tích và cảm động. Kính chia sẻ cùng quý liên hữu.
A Di Đà Phật.
Vì sao nhiều người niệm Phật vẫn còn phiền não nhiều?
HT Tịnh Không
https://m.youtube.com/watch?v=X-11wScAfeg
Kỳ tích niệm Phật vãng sanh, 1000 năm khó gặp, hoa sen trắng mọc từ miệng ra.
https://www.youtube.com/watch?v=p8Cdyxvw3KU