Ngày xưa Tưởng Giới Thạch đi chiêm bái núi Phổ Đà thấy những điều linh dị, cho nên chính tay ông ghi lại những điều đó. Chuyện tôi sắp ghi ra đây chính là lấy tư liệu từ những ghi chép của Tưởng Giới Thạch.
Mùa xuân năm 1927, bọn thổ phỉ cùng nhau hợp lại hoành hành tỉnh Hồ Nam. Lỗi Dương là vùng hứng chịu hậu quả nặng nề nhất, lúc đầu chúng lập thành chính phủ Tô Duy Ai, tiếp theo chúng tổ chức Nông Hội, Công Hội, đội Thiếu Niên Tiền Phong, thực hành Mộ Lực cách mạng, giết người phóng hỏa, phân ruộng cộng sản, mở các cuộc đấu tố. Bọn chúng làm những việc trời long đất lở, quỷ khóc ma sầu.
Ngày 20 tháng 4 năm đó, đang yên đang lành, bỗng kẻ cầm đầu Hiệp hội Nông Dân là Tằng Tướng Tác và rất nhiều thuộc hạ của hắn mua chuộc hơn một nghìn kẻ nông dân vô trí, loa chống ầm ĩ xồng xộc xông vào nhà mọi người giống như vào nhà hoang, còn tự tiện bắt heo, trâu người ta làm thịt ăn nhậu. Sau đó chúng khám xét nhà cửa, cướp bóc tài vật, đốt nhà phá cửa, tịch thu ruộng đất. Nếu ai chống trái thì bị giết hoặc tống giam ngay.
Lưu Thư Đường tiên sinh người đất Tương, thấy bọn chúng lộng hành như vậy, lấy làm căm phẫn, đùng đùng nổi giận, không tiếc lời mắng chửi chúng, tự chuốc họa vào thân. Vì mắng chửi chúng nên Lưu tiên sinh bị chúng bắt nhốt Vào nhà giam ở Kim Sơn Bồn, có bốn tên cầm bốn cây thương rất lớn canh giữ. Chúng quyết định ngày hôm sau sẽ đem ông ra pháp trường xét xử, ghép ông vào tội phản cách mạng để xử chém ông. Ông biết trước như vậy nhưng vẫn thản nhiên, ở trong ngục đi tới đi lui. Bỗng ông nhớ tới một người bạn họ Lâm thường tụng kinh niệm Phật, đã tặng cho ông một bức hoành phi đề : “Có cầu tất có ứng”. Ông liền quỳ xuống đất chắp tay hướng lên hư không phát nguyện rằng: “Lạy chư Phật, chư Bồ Tát. Nếu các ngài có linh, thì xin các ngài hãy cứu con thoát khỏi kiếp nạn này, con nguyện sau khi thoát nạn sẽ suốt đời ăn chay, niệm Phật. Bằng không xin các ngài nhắn con cháu của con gỡ tấm hoành phi đó xuống trả cho ông Lâm để tránh làm mê hoặc người đời.”
Nói xong ông nằm xuống giả vờ ngủ, bỗng ông thấy trên cửa sổ phòng giam có một đàn đom đóm bay vào, ánh sáng chiếu khắp nơi. Trước tiên chúng bay xung quanh đầu tiên sinh, sau đó bay đến phía cửa sổ, rồi bay đi, lại bay tới, vài lần như vậy rất nhanh như muốn ám chỉ điều gì. Tiên sinh nhận ra được ý đó, liền lấy tay thăm dò thử. Và ông phát hiện ra cửa sổ trại giam có thể chui qua được. Ông gồng mình một cái, tất cả xiềng xích trên thân đều đứt rã, cứ như chúng làm bằng nhôm vậy, thoáng chốc ông đã thoát khỏi nhà tù. Nhưng mùa này là mùa đông, trời rất lạnh, lại đúng vào cuối tháng, nên trời tối đen như mực. Đang mờ mờ mịt mịt chưa biết đi về phương nào, thì có khoảng mười mấy con đom đóm xuất hiện. Chúng bay đằng trước như thể dẫn đường, Lưu tiên sinh mừng quýnh liền đi theo bầy đom đóm. Sau một hồi leo núi vượt đèo, lội sông băng suối, ông kinh ngạc thấy mình gặp đường cụt, nhưng cũng khi ấy ông phát hiện bên sườn núi có một ngôi nhà lá nhỏ. Ông vội đi về phía ngôi nhà ấy và gõ cửa.
– Ai đó? Tiếng một bà lão trong nhà hỏi ra.
– Xin lỗi cho cháu hỏi một chút.
– Anh là ai? Bà lão mở cửa hỏi.
– Dạ thưa, cháu là Lưu Thư Đường ở đất Tương.
– Ở đất Tương sao lại lạc đến đây?
– Dạ cháu bị bọn thổ phỉ bắt và may mắn trốn thoát.
– Được may mắn hay là nhờ năng lực của Bồ Tát?
Nghe hỏi như vậy Lưu Thư Đường toát mồ hôi hột. Bà lão cười ha hả và nói:
– Đùa với anh chút xíu vậy thôi, chắc anh đói và rét lắm, thôi vào nhà đi.
– Dạ! Dạ…
Tiên sinh vô cùng ngạc nhiên khi thấy trên bàn dọn sẵn một mâm cơm chay rất ngon, bên cạnh bàn cơm đã đốt sẵn một lò lửa. Sau khi ăn no nê, bà lão nói: “Đây là vùng đất hẻo lánh, với lại bọn thổ phỉ thường cư trú, nên chẳng phải là nơi lý tưởng để nương thân, phía sau căn nhà này có một con đường nhỏ, anh đi theo đó và qua ngọn đồi này, đến bờ đập quẹo qua phía tây gặp con sông, qua khỏi qua sông anh sẽ được bình an.”
Cơm nước xong, tiên sinh cảm tạ và cáo biệt ra đi, trước lúc rời đi, bà lão lại tặng cho ông mấy lời: “Anh có cần báo cho con cháu gỡ tấm hoành phi xuống trả cho ông Lâm không? Ha ha ha…” Nói xong bà lão biến mất, ngôi nhà cũng biến mất trước mặt ông, khiến ông kinh ngạc tột độ. Rồi ông đi theo con đường bà lão chỉ tới bờ sông, thì thấy một con thuyền đậu ở đó. Người lái thuyền hỏi lớn:
– Ông có đi Hành Dương không ?
– Có, có.
Vừa nói ông vừa bước lên thuyền. Thuyền rời bến rồi ông mới thành thật với người lái thuyền:
– Bây giờ trong người tôi không còn lấy một xu, vậy phải làm sao đây?
– Không hề gì! Đời người rồi sẽ còn gặp lại nhau.
Sáng sớm hôm sau, thuyền đến Hành Dương, sau khi cảm tạ người lái thuyền tốt bụng, ông tìm đến nhà người bạn thân để trú ẩn. Khi người bạn hỏi nguyên do lưu lạc đến đây, ông Định kể lại đầu đuôi sự việc, nhưng mới được vài câu đã líu lưỡi lại không tài nào kể được.
Hơn 20 ngày sau, quân đội Nhật tấn công như vũ bão, khiến bọn thổ phỉ phải rút quân, nhân đó Lưu tiên sinh trở về quê. Trên đường về, ông ghé qua nhà giam nơi mình suýt bị chết. Ông kinh ngạc thấy cửa sổ rất bé, ông liền chui qua thử, nhưng không có cách nào chui qua được. Ngay đó ông nhận ra chuyện đàn đom đóm, cái cửa sổ, bà lão và ngôi nhà nhỏ, người lái đò tốt bụng đều do Phật, Bồ Tát hóa hiện, chứ thật bình thường không thể có chuyện như thế xảy ra, nhất là việc bà lão cùng ngôi nhà biến mất ngay trước mặt ông.
Phật Pháp thật nhiệm màu, nhiều chuyện lạ lùng khoa học không thể nào lý giải được, chỉ có người có duyên mới gặp được điều đó mà thôi. Ông liền quỳ xuống hướng lên hư không quy y với chư Phật, chư Bồ Tát, phát nguyện làm đệ tử Phật. Sau này ông giữ đúng lời hứa, ăn chay niệm Phật cho tới ngày 19 tháng 2 năm 1934, thân không bệnh tật gì, chắp tay niệm Phật và vãng sinh, thọ 74 tuổi.
Trích “Nhân quả báo ứng những điều mắt thấy tai nghe”
Tịnh Tùng
Bản Ngã càng lớn, sĩ diện càng nhiều, càng dễ bị tổn thương.
Vì sao một cọng rơm hay một tờ giấy được thả từ lầu cao xuống đất mà nó không bị tổn thương? Bởi trọng lượng nó nhẹ!
Nhưng mà tại sao một cái tô, một quả táo được thả từ trên cao xuống bị vỡ, bị hư hại?
Là bởi trọng lượng của nó nặng quá, cộng với sức hút của trái đất nên tạo ra sự đổ vỡ.
Cũng vậy, người sống biết xem nhẹ mình một chút, khi mà bạn nghĩ bạn chỉ là một cọng rơm, dẫu cuộc đời có tấn công mình ra sao, lực tổn thuơng sẽ rất nhỏ thậm chí không có.
Nhưng vì bạn tự xem mình là cái tô, là quả táo vĩ đại, bạn sẽ là những gì dễ vỡ nhất. Trước sóng gió cuộc đời kì thực bạn rất mong manh! Trong kinh Đức Phật dạy thế này:
– Một hột cải không thể nào để trên đầu kim được vì hột cải nó tròn.
– Gió thì không thể bám vào tấm lưới.
– Và giọt nước thì không thể đứng vững được trên lá sen.
Ngày nào bạn còn coi nặng bản thân và lòng sĩ diện quá nhiều thì dễ bị tổn thuơng và đau khổ chất chứa chiếm hết chỗ hạnh phúc kiếp nhân sinh.
Xin nhớ, trân trọng bản thân và quan trọng bản thân là 2 điều hoàn toàn khác biệt.
Thích Tánh Tuệ
GIÚP CHÚNG SINH QUY Y TAM BẢO
Khi bạn đi trên đường mà nhìn thấy xe chở loài vật, thì hãy âm thầm Quy y Tam bảo cho chúng. Ngay cả lúc vào chợ hay siêu thị, nếu nhìn thấy loài vật bị bày bán (dù chưa chết hay đã chết), thì nên niệm như thế này:
Nguyện những chúng sinh mà mắt tôi đang nhìn thấy: Dù đã chết, chưa chết hay chờ chết… và những loài đang bị giết hại, xin hãy nghe theo tôi, khởi 1 niệm Quy Y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng..
(3 lần)
Tiếp đến hãy niệm “Nam Mô A Di Đà Phật!” vài lần, tụng thêm Chú vãng sinh:
Nam Mô A Di Đa Bà Dạ.
Đa Tha Dà Đa Dạ, Đa Địa Dạ Tha
A Di Rị Đô Bà Tỳ, A Di Rị Đa Tất Đam Bà Tỳ
A Di Rị Đa Tỳ Ca Lan Đế
A Di Rị Đa Tỳ Ca Lan Đa
Dà Di Nị Dà Dà Na
Chỉ Đa Ca Lệ Sa Bà Ha (từ 1 đến 3 biến, nhiều hơn càng tốt)
Như vậy sẽ có vô lượng chúng sinh quỳ tại hư không nghe thọ Tam quy, niệm Phật theo bạn. Sau khi chúng chết rồi được vãng sinh thiện đạo, do nhờ phát khởi một niệm lành này. Phải biết trong pháp giới: “Tất cả do tâm tạo”.
Phải hiểu công đức bái sám phi thường lớn, cần dùng lực công đức này, hồi hướng cho những chúng sinh đang thọ khổ, giúp chúng quy y Phật, Pháp, Tăng… khiến cho được lợi. Khi giúp chúng sinh thọ ích, tất nhiên bản thân cũng thọ ích, đồng thời phẩm vị cảnh giới cũng được tăng cao.
Trích: Nhân quả Phụ giải Lương Hoàng Sám (tập 2)
Biên giảng: Quả Khanh
Hạnh Đoan lược dịch
Trích từ Vy Phương Facebook
Chuyện Có Thật: Ni Cô Ở Sài Gòn Kể Chuyện Xuống Địa Ngục
https://m.youtube.com/watch?v=yA5KxUP5uws
Quý vị niệm Phật mà còn tham tài,tham sắc, tham danh, tham lợi trong thế gian, có thể vãng sanh nổi hay chăng? A Di Đà Phật đến tiếp dẫn ta, nhưng ta còn thích đi du lịch, thích xem phim,nghe nhạc,thích bấm điện thoại,thích đọc báo chí,đi uống cà phê,đi siêu thị,thích mua sắm,thích nhiều chuyện,thích thị phi ….v.v.v., không thể đi được, phải kiếm tiền đã, phải hưởng thụ đã! Vậy thì làm sao có thể ra đi thành công cho được? Còn có con cháu rất đông, ta còn chưa gặp mặt chúng, còn chưa dặn dò rõ ràng. A Di Đà Phật chẳng thể chờ đợi quý vị. Quý vị có tham, có sân khuể, người này trong quá khứ có lỗi với ta, ta còn chưa trả đũa hắn, vậy thì cũng chẳng đi được! Tham, sân, si, mạn, nghi đều là đại chướng ngại cho việc vãng sanh. Nếu quý vị muốn vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, những thứ ấy đều chớ nên có. Chúng là tập khí (thói quen tật xấu), là phiền não, là chướng ngại, là nghiệp chướng!
Mỗi người chúng ta đều biết: “Ta nghiệp chướng rất nặng”. Đúng vậy! Nghiệp chướng rất nặng, người nghiệp chướng nặng nề chẳng thể vãng sanh. Hy vọng một câu Phật hiệu (A Di Đà Phật) này sẽ tiêu sạch tất cả nghiệp chướng của quý vị. Ý niệm tham, sân, si, mạn, nghi vừa dấy lên, ngay lập tức chuyển nó thành A Di Đà Phật, khiến cho ý niệm ấy bị quên bẵng. Ắt cần phải niệm câu Phật hiệu A Di Đà Phật nhuyễn nhừ, trong mỗi niệm, Phật hiệu đều dấy lên hiện hành, trong mỗi niệm, tham, sân, si, mạn đều giảm bớt, công phu sẽ đắc lực, đó là cảnh giới tốt đẹp. Mỗi ngày niệm mười vạn tiếng Phật hiệu mà vẫn khởi tham, sân, si, mạn, vô dụng! Cổ nhân trào phúng: “Hét toạc cổ họng vẫn uổng công”. Chẳng thể vãng sanh, niệm Phật chỉ là tốt lành ngoài miệng, ý chẳng tốt lành!
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG