Phàm nơi có người cư trú hay không có người cư trú đều có quỷ ở đó, số lượng nhiều hơn cả dân số loài người. Người và quỷ ở cùng 1 nơi đây là sự thật, thế nhưng tuy sống cùng 1 nơi nhưng lại ở 2 chiều không gian khác nhau, cho nên có thể xếp chung 1 chổ. Nhà của người có thể xếp chồng lên nhà của quỷ mà chẳng ngăn ngại lẫn nhau, tường vách trong nhà của người chẳng ngăn ngại đối với quỷ, họ có thể đi xuyên qua, nhưng nhà của họ thì họ không thể đi xuyên qua. Cũng giống vậy, với tường nhà của quỷ chúng ta có thể đi xuyên qua mà không có chướng ngại.
Có rất nhiều quỷ cũng như là quỷ thần mỗi ngày đều đi xuyên qua nhà người ta. Trong thành phố, đô thị, xóm làng đều có quỷ và quỷ thần. Do ban ngày dương khí quá nặng nên họ sẽ tránh né, vì phàm là quỷ thì đều sợ ánh sáng mặt trời, cho nên khi họ xuất hiện đều là buổi tối, đại khái là lúc hoàng hôn khi mặt trời lặn thì quỷ và quỷ thần đều xuất hiện, nhưng số lượng rất ít. Vậy lúc nào thì nhiều nhất? Đại khái khoảng 11 giờ, 12 giờ khuya, ngoài đường có rất đông quỷ và quỷ thần, rất náo nhiệt. Con người chúng ta có tiệm buôn, có dường phố, thì quỷ cũng có tiệm buôn, có đường phố của họ.
Con người nói thật ra có nhiều khi thường thấy quỷ, nhưng lại chẳng hay biết. Nếu chúng ta bình tĩnh suy nghĩ tự mình chắc chắn đã gặp quỷ rồi, nhiều khi chúng ta ở trong nhà hoặc trong phòng đột nhiên cảm thấy không thoải mái rất ớn lạnh, lông tóc dựng đứng, đó là hiện tượng gì? Đó là gặp quỷ, bởi làn sóng của quỷ làm ảnh hưởng đến chúng ta. Hiện nay khoa học gia gọi làn sóng này là từ trường, khi từ trường của ta tiếp xúc với từ trường của họ, nếu từ trường của ta mạnh thì họ sẽ chẳng thể quấy nhiễu được, còn nếu từ trường của ta yếu thì sẽ bị quấy nhiễu, khi bị quấy nhiễu thì sẽ cảm thấy không thoải mái. Họ có thể quấy nhiễu chúng ta, chúng ta cũng có thể quấy nhiễu họ, đó là lúc từ trường của chúng ta quá mạnh, họ sẽ phải tránh xa chúng ta ra, chẳng dám đến gần. Tại sao vậy? Đến gần thì họ cũng cảm thấy chẳng thoải mái. Thế nên trong Kinh điển thường nói: “Một người tu hành đến lúc công phu thật sự đắc lực, trong phạm vi 40 dặm những ác quỷ, ác thần đều tránh né”. Tại sao? Vì từ trường của người đó quá mạnh, nên khi chúng quỷ đi vào liền cảm thấy không thoải mái. Sức mạnh của từ trường có thể khống chế trong phạm vi 40 dặm, cho nên họ phải lùi ra xa khỏi phạm vi 40 dặm này.
Nếu người tu hành còn gặp quỷ, thì nói cách khác công phu tu hành của bạn quá kém, quỷ cũng hiếp đáp bạn, cũng cười chê bạn. Vì sao? Vì công phu tu hành của bạn là giả chẳng phải thật, chỉ làm ra dáng bề ngoài tu đạo mà thôi, còn trong tâm thì vẫn tham, sân, si, mạn, thế nên quỷ cũng khinh thường bạn là sự việc như vậy.
Nếu so với việc người sợ quỷ, thì quỷ càng sợ người hơn. Không phải chúng ta vẫn hay nghe nói đó sao: “Người sợ quỷ 3 phần, quỷ sợ người đến 7 phần”. Thế nhưng lại có rất nhiều người lại sợ quỷ, thật là rất kỳ lạ, đáng lý quỷ sợ người mới đúng, tại sao người lại đi sợ quỷ chứ? Bạn phải biết rằng, nếu tâm địa ngay thẳng thì quỷ cũng tránh né bạn 3 phần, vì quỷ tôn kính người tốt. Tâm địa ngay thẳng, thanh tịnh, từ bi thì quỷ thần đều tôn kính bạn, họ làm sao dám hại bạn?
Trong loài quỷ thần cũng có rất nhiều loại khác nhau, quỷ thần mà ủng hộ bạn thì đó là loại quỷ tốt, chuyên làm việc giúp người, quỷ thần đến phá bạn thì đó là loại quỷ hại người. Nếu chúng ta hỏi quỷ thần làm lợi cho người nhiều hay là làm hại cho người nhiều? Vấn đề này chẳng ở tại họ mà ở bản thân chúng ta, nếu chúng ta giữ lòng tốt, luôn làm việc tốt vì lợi ích của xã hội, lợi ích đại chúng thì quỷ thần nhất định sẽ ủng hộ và hộ trì cho chúng ta. Nếu chúng ta khởi tâm tà ác, làm chuyện gì cũng gây hại kẻ khác, gây hại cho xã hội, chỉ lo lợi ích của mình thì quỷ thần sẽ làm hại chúng ta. Do đó, lợi hay hại chẳng phải ở đối phương mà ở tại chính mình vậy.
Lão pháp sư Tịnh Không
Làm thế nào để niệm Phật không bị thoái chuyển?
https://www.youtube.com/watch?v=M13drmpvX-Q
Mặc quần áo ngủ khi tu tập có đúng pháp không?
https://www.youtube.com/watch?v=DU7TxfxGrko
Do Nhân Duyên Gì Ngài A Nan Có Trí Nhớ Siêu Phàm?
Một thời đức Phật ở nước Xá Vệ, tại vườn Cấp Cô Độc, rặng cây của Thái Tử Kỳ Đà.
Vào thời bấy giờ tôi là một người thông mình nhất, có trí nhớ nhất, nên các vị Tỷ Khưu sanh lòng nghĩ như vầy:
– Không rõ ông A Nan đời quá khứ làm công đức gì? Mà nay được Tổng trì? Nghe Phật nói đến đâu là nhớ đến đó, không quên một câu!
Các vị nghĩ thế rồi lên bạch Phật rằng:
– Kính đức Thế Tôn! Ông A Nan đời trước có công đức gì? Kiếp này được vô lượng Tổng Trì như vậy? Cúi xin Ngài dạy bảo cho chúng con được rõ?
Phật: – Hay lắm! Các ông muốn biết phúc đức Tổng trì của ông A Nan, hãy để ý nghe cho kỹ!
Đây cũng là một đời thuộc kiếp quá khứ, có một vị Tỷ Khưu nuôi một bác Sa Di, ngày ngày bắt bác ấy, phải chăm tụng kinh và đúng thời khóa. Nếu bác tụng niệm thời khóa đầy đủ thì ông vui! Nếu trễ, hoặc tụng thiếu sót, không đủ thời khóa, thì ông buồn, và quở trách!
Như thế nên bác Sa Di, lúc nào cũng lo và buồn vì được ăn thì mất tụng; được tụng thì mất ăn. Hôm nào đi khất thực về sớm thì tụng niệm đủ khóa, hôm muộn thì mất khóa tụng kinh.
Không may ngày hôm đó người dân ít cúng dàng, nên phải đi mãi gần trưa mà chưa đủ hai thầy trò ăn, thành ra trễ khóa bị thầy mắng! Ngày hôm sau buồn quá, vừa đi vừa khóc!
Ông trưởng giả thấy thế hỏi rằng:
– Tại sao sư bác khóc thế?
– Thưa trưởng giả! Thầy tôi nghiêm khắc quá! Ngày ngày bắt tôi tụng kinh định hạn theo thời khóa; nếu hôm nào tụng đủ thời khóa thì Ngài hoan hỷ! Nếu thiếu trễ thì bẳn gắt. Vì đi khất thực không có nhất định, hôm nào người dân cúng dàng đông, thì về sớm, tụng niệm thời khóa đầy đủ; hôm nào người dân ít cúng dàng, phải đi mãi, về đến chùa bị trễ, thiếu khóa tụng kinh, vì thế nên tôi khóc?
Trưởng giả nói: Vậy từ ngày hôm nay trở đi, sư bác cứ đến nhà tôi, tôi xin cúng dàng đầy đủ để khỏi lo việc ăn uống, cứ việc chuyên tâm tụng kinh tu học!
Từ đó sư bác được cúng dàng đầy đủ của ông trưởng giả, hàng ngày chuyên tâm tụng kinh tu học, thời khóa lễ niệm hoàn toàn, cả hai thầy trò đều vui vẻ!
Phật nhắc lại rằng:
– Tỷ Khưu các ông nên biết! Ông thầy của bác Sa Di khi đó, là đức Phật Định Quang, còn bác Sa Di là tiền thân của ta, ông trưởng giả cúng dàng hằng ngày, nay là ông A Nan.
Do thời quá khứ ông làm hạnh tụng kinh, nên kiếp này được phúc báo Tổng trì không quên một câu kinh, hay một bài kệ, cho đến một chữ; do ta tuyên giảng chánh pháp. Bấy giờ các vị Tỷ Khưu nghe Phật nói xong, ai nấy đều vui vẻ! Khát ngưỡng công đức trì tụng, và cúng dàng cúi đầu tạ lễ mà lui.
Trích: Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh
Hôm rồi em nghe pháp rằng Phật Thích Ca tuy giảng pháp 49 năm cả mấy trăm hội, ấy vậy mà ngài nói rằng “ta chẳng nói lời nào cả”. Em thấy khó hiểu quá! Anh chị nào hiểu biết làm ơn giải thích hộ em. 🙂 A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Như Ý Phạm,
Các pháp đều là duyên khởi, do chúng sanh khởi nghi, thắc mắc… Nên Đức Phật tùy giải nghi, hóa độ. Độ này là giúp chúng sanh tự phá mê, khai ngộ, lìa khổ, được vui nên đúng nghĩa là chúng sanh tự độ chứ không phải Phật độ. Vì thế nên Phật nói mình không hề nói pháp và cũng không có pháp để nói là vậy.
Chúc bạn an lạc.
TN
Con thưa quý Cô Chú, con phóng sinh đơn lẻ nên một lần chỉ hơn chục kg cá. Xung quanh gần con các kênh nhỏ rất hôi thối nên không thể thả. Có con sông lớn nhưng con thấy nhiều người ngồi câu và chích điện, nhưng cong không thể tìm được sông khác phóng sinh. Con chỉ đi xa xa họ, rồi con Niệm Phật cho cá cùng nguyện về Tây Phương rồi thả. Vậy con làm vậy có tội không khi biết nơi đó sẽ có người câu và chích điện cá ạ. Xin Cô Chú cho con lời khuyên. Con cảm ơn ạ.
Và một việc nữa con xin kể tội mình để sám hối: Nhà con chỉ riêng Con tập ăn chay trường (đã được một thời gian), ngoài mặt con thể hiện ăn chay tốt nhưng bên trong lại còn thèm đồ mặn vô cùng nhưng không nói, dĩ nhiên chỉ là khi con thấy người nhà ăn tiệc tùng ngon lành còn mình lủi thủi với miếng đậu phụ cho qua bữa thì con thèm chứ con không hề ăn mặn nữa, thặm chí có vô tình bị ngửi trúng đồ mặn thơm (đúng ra người ăn chay thì phải thấy bất tịnh nhưng con lại thấy thơm) thì con nín thở bỏ đi để không bị ngửi nữa, làm ai cũng tưởng con ăn chay giỏi lắm. Không biết có phải tâm con lừa dối nên gây nghiệp không ạ, dẫn tới điều xui rủi lại xảy ra với con ngày một nặng hơn lúc trước làm con rất buồn và nản ạ. Con xin hỏi Cô Chú: Nếu ăn chay mà chỉ trên hình thức, trong tâm vẫn còn thèm thịt chúng sanh, lừa người như con thì tội còn nặng hơn người ăn mặn phải không ạ?
A Di Đà Phật
Chào bạn Sơn!
*Phóng sanh có công đức phóng sanh, sát sanh có quả báo của sát sanh. Các con sông hiện nay đa phần đều bị con người đánh bắt các loài thủy tộc, không thể vì họ đánh bắt mà chúng ta dừng laị việc phóng sanh, hơn nữa chắc gì mấy người đó sẽ bắt được hết số thủy tộc mà ta thả xuống, lại khi phóng sanh các con vật đươc quy y và nghe danh Phật hiệu nên sau khi bỏ báo thân súc sanh chúng sẽ được tái sanh vào cõi thiện lành và có cơ duyên gặp được Pháp Phật.
Còn nếu không yên tâm nữa thì bạn có thể chuyển tịnh tài đến các đạo tràng. Các đạo tràng tổ chức phóng sanh với quy mô lớn, nên thường tìm các con sông lớn, các xa khu dân cư- như vậy chưa hẳn là nơi an toàn, nhưng ít ra sự sống của các loài thủy tộc được kéo dài hơn.
*Vấn đề ăn chay cũng là việc khó trong khó cho người tu hành. Từ xưa đến nay ông bà ta ăn mặn, từ thuở bé ta đã ăn mặn rồi, khẩu vị đã quen như vậy, nói bỏ mặn thật không dễ đâu. Một số tổ chức nước ngoài, họ ăn thuần chay, không vì vấn đề tâm linh mà vì tình yêu động vật. Thế nên chúng ta muốn ăn chay bền bỉ nên mở rộng tâm từ bi, xem nỗi đau khổ của chúng sanh khi bị banh da xẻ thịt là của mình, mỗi miếng thịt gấp lên đều có tiếng rên la thảm thiết, chắc chắn khi đó không nỡ nào cho vào miệng. Tập dần thành quen sẽ không thèm thùa nữa.
Người tu hành tại gia, ăn chay được là điều quá tốt. Chỉ có điều nên học cách ăn chay từ từ để tránh thối tâm. Làm thế nào để duy trì ăn chay về lâu về dài, chứ giờ mà thấy dĩa cá chiên thơm phức xem đấy là khúc củi không động tâm thì chính MD cũng chưa làm được, chỉ có điều thơm thì thấy thơm thèm thì có thèm mà đưa lên miệng thì không dám ăn thôi 🙂
Vậy nên việc ăn chay quan trọng nhưng cũng đừng quá bó buột mà dấy sinh phiền não, không khéo lại bị thất bại. Chỉ tại bạn quá nghĩ đấy thôi, mọi người thấy mình ăn chay họ khen giỏi cũng đúng, khen vì “vượt qua được sự cám dỗ” đấy, chứ trong tâm mình thèm hay không thèm, ai bận tâm đâu. Giả như không vượt qua được sự thèm thì lại ăn mặn- người đời cũng đâu ai chê. Ăn chay là không ăn thịt chúng sanh, còn cái tâm chay- mặn thế nào từ từ điều chỉnh vậy.
Những điều xui rủi xảy ra nhiều hơn là do bản thân biết tu hành, niệm Phật, ăn chay, phóng sanh nên chuyển được nghiệp nặng thành nhẹ. Nghiệp mỗi chúng sanh không hình tướng nhưng đầy ắp đến tận hư không, nghiệp không trả hôm nay phải đến 3 đường ác để trả, thử hỏi chúng ta muốn đến đâu để trả.
Hy vọng những chia sẻ mộc mạc này sẽ giúp bạn tháo gỡ phần nào nỗi lăn tăn trong lòng. Nếu còn gì chưa thấu mong bạn tiếp tục phúc đáp nhé!
Nam Mô A Di Đà Phật
Con rất cảm ơn cô Mỹ Diệp, cô đã giúp con bớt được những bận tâm trong lòng. Con sẽ cố gắng ăn chay Niệm Phật, con nguyện hết đời này con được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà. Chúc Cô cũng vãng sanh và con gặp Cô ở Cực Lạc ạ.
TÍCH ĐỨC LỚN LAO NHỜ NGÀY ĐÊM NIỆM PHẬT
Những gì trong kinh Đức Phật nói đều là thật, không phải giả. Cho nên cần phải nhớ, câu Phật hiệu này là đức bổn, gốc vạn đức của thế xuất thế gian. Không phải ta muốn tích đức ư? Tích đức bằng cách nào? Niệm Phật chính là tích đức.
Tích đức lớn, tích đức lớn lao viên mãn, tích đức lớn của thế xuất thế gian, không thể không biết điều này, ngày đêm không được gián đoạn. Khi bắt đầu niệm sẽ gián đoạn, đó gọi là thất niệm, mất niệm này. Khi nào cảnh giác lập tức khôi phục, đừng sợ, đây là hiện tượng rất bình thường. Niệm khoảng một hai năm, dần dần thuần thục, khi thuần thục nó sẽ không gián đoạn. Khi không niệm Phật hiệu cũng không gián đoạn, trong tâm A Di Đà Phật cũng không gián đoạn. Nhất định phải nuôi dưỡng nó thành thói quen.
Hoàn thành nhất tâm hệ niệm, thiên tai này đối với ta mà nói là hoàn toàn được hóa giải. Thiên tai xuất hiện, ta không hề bị thiên tai này làm ảnh hưởng. Nếu như ta có cùng nghiệp lực với chúng sanh, điều đó không sao, ta sẽ đến thế giới Cực Lạc. Điều kiện đến thế giới Cực Lạc ta đều đầy đủ.
Chúng sanh chết trong thiên tai, mỗi người đến một nơi khác nhau. Đến thế giới Tây Phương Cực Lạc là điều thù thắng vô cùng, phải biết đây là chư vị Bồ Tát khắp hư không pháp giới luôn hy vọng mong cầu. Nhưng họ không có nhân duyên, nên không gặp được. Chúng ta gặp được, trong đời này có thể không thành tựu ư? Phải hạ quyết tâm nhất định phải thành tựu.
Nghĩa là tất cả những gì trước mắt như tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, buông bỏ triệt để, ta không cần đến nó nữa, những thứ này không mang theo được. Đến thế giới Tây Phương Cực Lạc chỉ mang theo một thứ, đó là Phật A Di Đà, thiện tâm thiện ý có thể mang theo. Không mang theo được cần phải buông bỏ, tâm ta sẽ ngày càng thanh tịnh hơn, ngày càng được pháp hỷ sung mãn.
Ân Sư Tịnh Không